You are on page 1of 77

1

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN KHẢ


DỤNG CỦA NHTW

1.1. Vốn khả dụng

1.1.1. Khái niệm vốn khả dụng

Vốn khả dụng (Liquidity) của các ngân hàng là nguồn vốn sẵn sàng
để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng như cấp tín dụng, thanh
toán và trả nợ đối với các tổ chức phi ngân hàng, Ngân hàng Trung ương và
các ngân hàng khác. Nó là bộ phận dự trữ của một ngân hàng và được chia
thành dự trữ bắt buộc và dự trữ vựơt mức, thể hiện trong khoản mục “tiền
gửi của các tổ chức tín dụng” tại Ngân hàng Trung ương:

Bảng 1.1. Bảng tổng kết tài sản của NHTW

Tài sản có Tài sản nợ

- Tài sản có ngoại tệ ròng - Tiền mặt lưu thông ngoài


- Cho vay Chính phủ ròng ngân hàng
- Cho vay đối với ngân hàng - Dự trữ của các ngân hàng:
- Các khoản khác ròng + Dự trữ bắt buộc
+ Dự trữ vượt mức

1.1.2. Cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng

1.1.2.1. Nhu cầu vốn khả dụng (Demand for liquidity)

Bộ phận vốn khả dụng được hình thành từ bản thân hoạt động của các
ngân hàng trong giao dịch trực tiếp với các chủ thể trong nền kinh tế - còn
gọi là các yếu tố tự định (automonous factor), và do sự can thiệp của Ngân
hàng Trung ương.

a. Yếu tố tự định (Autonomous Factors): Các ngân hàng thường duy trì một
bộ phận dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng phát sinh trong quá
trình hoạt động, bao gồm:

+ Đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.


2

+ Đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng.

Tuy nhiên, với toàn bộ hệ thống ngân hàng, việc nhận tiền gửi của
các ngân hàng này và giải tỏa tiền gửi của các ngân hàng khác sẽ bù trừ cho
nhau một cách hoàn hảo (nếu không có các quan hệ với các tổ chức tín dụng
nước ngoài). Do đó, hoạt động nhận gửi và giải tỏa tiền gửi giữa các ngân
hàng không gây ảnh hưởng đến nhu cầu vốn khả dụng của toàn hệ thống
mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến vốn khả dụng của ngân hàng này hay ngân
hàng khác.

+ Thực hiện các giao dịch ngoại tệ hoặc các nghĩa vụ nợ với NHTW.

b. Do can thiệp từ Ngân hàng Trung ương (The Central Bank interventions)

Nhu cầu vốn khả dụng nhằm thỏa mãn yêu cầu của Ngân hàng Trung
ương về dự trữ bắt buộc. Trong cơ chế tỷ giá có điều tiết, Ngân hàng Trung
ương thường xuyên thực hiện các hoạt động can thiệp trên thị trường ngoại
tệ nhằm đạt được mục tiêu tỷ giá. Vốn khả dụng được cải thiện khi NHTW
mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, vốn khả dụng ngân
hàng giảm khi các ngân hàng thương mại mua ngoại tệ của NHTW.

1.1.2.2. Nguồn cung ứng vốn khả dụng (Supply for liquidity)

Nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng hình thành từ hai bộ
phận chính: tiền gửi của công chúng và tiền bổ sung từ Ngân hàng Trung
ương qua các kênh: mua ngoại tệ, cho Ngân sách vay, cho các ngân hàng
vay và một số khoản khác. Quan hệ cung cầu vốn khả dụng thể hiện trong
bảng tổng kết tài sản rút gọn của NHTW (xem bảng 1.1).

Cuối một thời kỳ nào đó, sự thay đổi nào đó của tổng mức cung vốn
khả dụng được đo lường bằng tổng thay đổi các khoản mục bên tài sản Có
trừ đi thay đổi bộ phận tiền mặt bên tài sản Nợ sẽ cân bằng với sự thay đổi
của lượng vốn khả dụng thực tế ở khoản mục dự trữ của các ngân hàng:

∆ Tài sản Có ngoại tệ ròng + ∆ cho vay Chính phủ ròng + ∆ cho vay các
ngân hàng + ∆ các tài sản Có khác ròng – ∆ tiền mặt lưu thông = ∆ dự trữ
ngân hàng (A).

Dưới góc độ kinh tế học, ta có thể ví vốn khả dụng như một loại
"hàng hóa" mà các chủ thể tham gia mua bán gồm các NHTM và NHTW.
Nơi họ "gặp nhau" thực hiện mua bán đó là thị trường liên ngân hàng và giá
3

cả của loại hàng hoá này được biểu hiện thông qua lãi suất liên ngân hàng.
Do đó, trước tiên chúng ta phải "tìm tới" thị trường liên ngân hàng, theo dõi
biến động "giá cả" trên thị trường này, trên cơ sở đó NHTW đưa ra các
quyết định can thiệp vào vốn khả dụng của thị trường bằng các công cụ
CSTT một cách hiệu quả.

1.2. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng

1.2.1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là một bộ phận quan trọng của thị trường
tiền tệ, là thị trường giao dịch vốn (cho vay/ gửi tiền và vay/nhận tiền gửi
ngắn hạn) giữa các ngân hàng. Nói cách khác, đây là thị trường vốn ngắn
hạn “bán buôn” giữa các ngân hàng. Với tư cách là giá vốn, lãi suất trên thị
trường tiền tệ liên ngân hàng luôn là một biến số nhậy cảm và phản ánh đầy
đủ nhất sự biến động của thị trường. Vì vậy lãi suất hình thành trên thị
trường liên ngân hàng được coi là lãi suất tham chiếu và “đo lường” sự biến
động của thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung.

Thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung,
đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn các quyết định về chính sách
tiền tệ, vì những thay đổi của chính sách tiền tệ tác động trước hết tới thị
trường tiền tệ. Mức độ chiều sâu và tính thống nhất của thị trường tiền tệ là
cơ sở cho NHTW điều hành chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả, vì nó
đảm bảo cho việc phân phối vốn hợp lý và tạo ra mức lãi suất ngắn hạn
thống nhất.

1.2.2. Lãi suất thị trường liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là thị trường có quy mô và tính linh hoạt
cao, vì vậy sử dụng loại lãi suất bình quân liên ngân hàng như là lãi suất để
“đo lường” sự biến động sự biến động của thị trường là vấn đề quan trọng.
Lãi suất liên ngân hàng có tính khái quát cao, cập nhật, dễ xác định và hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm “đại
diện”. Như lãi suất liên ngân hàng Hàn Quốc (KORIBOR), Trung Quốc có
hai lãi suất liên ngân hàng bao gồm: CHIBOR, SHIBOR, lãi suất liên ngân
hàng Singapore (SIBOR), Nhật Bản có lãi suất liên ngân hàng Tokyo
(TIBOR) và lãi suất liên ngân hàng không có bảo đảm...

Lãi suất liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở tính bình
quân các lãi suất chào của một số ngân hàng giữ vai trò chủ chốt trên thị
4

trường. Lãi suất liên ngân hàng thường có ý nghĩa tham khảo nhiều hơn là
lãi suất để các ngân hàng trực tiếp giao dịch, nhưng nó phản ánh một cách
tổng quát nhất tình hình cung – cầu vốn khả dụng của các ngân hàng trên thị
trường. Các loại thời hạn được xác định lãi suất liên ngân hàng bao gồm: lãi
suất qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, trong
đó lãi suất qua đêm có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của thị
trường tiền tệ. Hiện nay hầu hết các quốc gia phát triển đều lựa chọn lãi suất
liên ngân hàng qua đêm là lãi suất chính sách và là mục tiêu hoạt động của
chính sách tiền tệ. Điều hành lãi suất này hiệu quả nhất phải nói đến là Cục
dự trữ liên bang Mỹ (FED), mỗi động thái điều chỉnh lãi suất chủ đạo (key
interest rate) không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà còn tác động tới
toàn bộ hệ thống lãi suất của các quốc gia khác trên thế giới.

Lãi suất liên ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động
ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng là cơ sở để các TCTD tham khảo và xác
định các loại lãi suất kinh doanh khác của TCTD như lãi suất huy động, lãi
suất cho vay các loại khách hàng trên thị trường tín dụng. Lãi suất liên ngân
hàng kèm theo lãi suất lề (Mergin) tạo nên cơ chế lãi suất thả nổi áp dụng
cho thị trường tín dụng hiện đang rất phổ biến trên thế giới. Mức độ lãi suất
lề nhỏ hay lớn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các khoản vay và đối tác
vay. Đối với Ngân hàng Trung ương, lãi suất liên ngân hàng là lãi suất quan
trọng để tham chiếu trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia: i) lãi suất
liên ngân hàng là tín hiệu quan trọng để NHTW đưa ra quyết định can thiệp
vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ điều hành
chính sách tiền tệ; ii) lãi suất liên ngân hàng là cơ sở để NHTW ấn định các
loại lãi suất khác của mình, như lãi suất thị trường mở, lãi suất cho vay cầm
cố, lãi suất chiết khấu.

1.3. Quản lý vốn khả dụng của NHTW

1.3.1. Khái niệm quản lý vốn khả dụng

Quản lý vốn khả dụng là việc Ngân hàng Trung ương điều tiết mức
cung vốn khả dụng sao cho phù hợp với sự biến động thường xuyên của
nhu cầu vốn khả dụng nhằm đạt được mục tiêu họat động của chính sách
tiền tệ về giá hoặc lượng. Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ dự đoán sự
biến động nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như những
nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung ứng, từ đó mà có các quyết định chính
xác để bơm hay hút bớt vốn khả dụng từ các ngân hàng. Đây là bước đầu
tiên của quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và là cơ sở cho các quyết định
liên quan đến số lượng, thời gian và mức độ thường xuyên của các hoạt
5

động can thiệp trên thị trường mở. Khả năng dự đoán chính xác sự biến
động cung và cầu khả dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của
chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp vụ thị trường mở nói riêng.

1.3.2. Phương pháp quản lý vốn khả dụng

1.3.2.1. Khái niệm, vai trò dự báo vốn khả dụng

Dự báo sự động vốn khả dụng là sự dự báo sự biến động nhu cầu vốn
khả dụng và các nguồn cung ứng vốn khả dụng, từ đó mà NHTW nhận biết
trước sự chênh lệch giữa sự chệnh lệch cung, cầu vốn khả dụng có khả năng
ảnh hưởng tới các mục tiêu hoạt động (operational target) và chủ động điều
chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu đó. Sự điều chỉnh hàng ngày các chênh
lệch giữa cung cầu vốn khả dụng được thực hiện thông qua hoạt động điều
tiết của Ngân hàng Trung ương trên thị trường tiền tệ và làm thay đổi khoản
mục “cho vay các ngân hàng ròng”.

Dự báo vốn khả dụng, đây là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ thị trường mở, làm cơ sở để NHTW chủ động đề ra những giải
pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp, góp phần điều tiết vốn kinh
doanh, điều tiết lãi suất thị trường theo mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia
trong từng thời kỳ.

1.3.2.2. Phương pháp dự báo sự biến động vốn khả dụng

a. Cơ sở dự báo:

Căn cứ vào sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối tiền tệ
của NHTW (xem bảng 1.1). Qua bảng cân đối tiền tệ ta thấy:

- Cung vốn khả dụng:

Tiền dự trữ của các NHTM = Tài sản Có - Tiền ngoài NHTW

Trong đó: cho vay các TCTD dưới hình thức tái cấp vốn, thông qua
nghiệp vụ thị trường mở là cung vốn khả dụng mang tính chính sách. Các
yếu tố còn lại là cung vốn khả dụng dự định.

Cung vốn Cung vốn khả dụng thông Cung vốn khả dụng theo
= =
khả dụng qua các yếu tố dự định chính sách
6

- Cầu vốn khả dụng:

Cầu về vốn Dự trữ vượt đảm bảo khả năng


= Dự trữ bắt buộc =
khả dụng thanh toán và nhu cầu khác

b. Phương pháp dự báo sự biến động vốn khả dụng: được thực hiện theo
trình tự sau:

• Bước một: Xác định các yếu tố cần dự báo bao gồm

i) Thứ nhất nguồn cung vốn khả dụng (vế trái của đẳng thức A):

Một là: dự báo các yếu tố tự định về cung vốn khả dụng:

- Cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ và sự can thiệp của
NHTW.

- Cho vay Chính phủ ròng:

Cho vay Chính


= Cho vay chính phủ - Tiền gửi Chính phủ
phủ

Đối với những nước mà Chính phủ chỉ gửi tiền tại các NHTM thì
thường biến động về khoản mục cho vay Chính phủ ròng không có tác động
đến vốn khả dụng của ngân hàng xét trên toàn hệ thống. Trường hợp Chính
phủ đồng thời gửi tiền ở cả NHTW và hệ thống NHTM thì vốn khả dụng
của hệ thống ngân hàng sẽ chịu tác động bởi các hoạt động NSNN. Sự
chuyển dịch giữa các tài khoản của Chính phủ sẽ gây khó khăn đối với việc
dự báo vốn khả dụng. Cho vay Chính phủ ròng tại NHTW chịu tác động bởi
hoạt động thu, chi của Chính phủ:

Cho vay Chính phủ ròng = Chi thường xuyên (1) + Chi trả nợ (2) -
Các khoản thu và tài trợ (3) - Các khoản vay mới từ hệ thống các NHTM
(4) - Các khoản phát hành và chứng khoán mới của Chính phủ (5) - Các
khoản vay nước ngoài mới (6)

Trong đó: các khoản vay của ngân sách từ thị trường (4+5+6) hoàn
toàn được quyết định bởi Chính phủ, do vậy có thể thu thập thông tin sẵn có
từ Bộ tài chính. Tiền gửi tại NHTW được dự báo trên cơ sở nguồn thu của
Chính phủ trừ (-) các khoản chi của Chính phủ.
7

Dự báo chi NSNN: Nguyên tắc chung dự báo các khoản chi NSNN
đó là căn cứ vào số liệu lịch sử, qua đó xác định mức độ, thời điểm chi tiêu,
và chú ý đến các hoạt động ngân sách để có thể áp dụng nguyên tắc chia
đều kế hoạch ngân sách hàng năm thành 12 tháng hoặc 52 tuần, trên cơ sở
đó tiếp tục chia đều cho các ngày trong tuần để có được dự báo hàng ngày.
Để dự báo chi NSNN có thể phân nhỏ theo cách phân loại khác nhau như:
chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản. Trong đó, chi thường xuyên gồm:
chi trả nợ gốc và lãi; chi trả lương và tiền công; chi trả nợ, chuyển giao và
các khoản chi thường xuyên khác. Chi xây dựng cơ bản gồm: chi mua sắm
tài sản cố định, chi về đất và tài sản vô hình, mua cổ phần và chuyển giao
vốn.

Dự báo thu và tài trợ NSNN: Nguyên tắc chung là cần chia nhỏ dự
toán năm thành các kỳ tháng, tuần thích hợp và kết hợp phân tích số liệu
lịch sử để tìm ra tính thời vụ. Để dự báo các khoản thu có thể chia thành:
thu từ thuế; thu từ các khoản phí, lệ phí; thu khác (về vốn: bán tài sản cố
định, tài sản vô hình, đất, cổ phần và các chuyển giao về vốn).

- Những thay đổi đối với lượng tiền mặt lưu thông.

- Các khoản khác ròng.

Hai là: dự báo các yếu tố cung mang tính chính sách gồm: cho vay các
TCTD dưới hình thức tái cấp vốn và thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

ii) Thứ hai: dự báo các yếu tố về cầu vốn khả dụng: cầu vốn khả dụng được
chia thành cầu về dự trữ bắt buộc và cầu về dự trữ vượt mức. Dự báo cầu dự
trữ bắt buộc chỉ khó khăn khi kỳ duy trì và kỳ xác định trùng nhau một phần
hoặc trùng nhau hoàn toàn. Trường hợp kỳ nối tiếp nhau thì NHTW hoàn
toàn có thể biết chắc về lượng cầu chính là do biến động về dự trữ vượt mức.
Những yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ vượt mức:

- Quy định về dự trữ bắt buộc (độ dài kỳ duy trì, chi phí phát sinh khi
thiếu dự trữ, quy định trả lãi dự trữ bắt buộc).

- Thực trạng hệ thống thanh toán (tốc độ xử lý, thời điểm thanh toán,
thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng...)

Kết luận: dự báo cầu về dự trữ vượt mức cần kết hợp giữa việc sử
dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình mang tính thể chế; có thể sử dụng
8

số liệu lịch sử để thiết lập mô hình theo chuỗi thời gian với các dự đoán,
đánh giá về thay đổi cầu vốn khả dụng.

• Bước hai: Lập dãy số liệu lịch sử về các yếu tố cung - cầu vốn khả dụng
trong một khoảng thời gian cần thiết.

• Bước ba: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu thức dự báo
trong kỳ dự báo.

Các yếu tố về cung vốn khả dụng, như: cho vay Chính phủ ròng, tài
sản Có ngoại tệ ròng, tiền ngoài lưu thông và các khoản Có khác ròng. Các
yếu tố về cầu vốn khả dụng, gồm: dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức.

• Bước bốn: Phân tích lỗi của kỳ dự báo trước.

Để đảm bảo chất lượng dự báo cần phân tích đánh giá sai số, cụ thể như
sau:

- Sai số (lỗi) do thời điểm thực hiện một số khoản mục khác so với dự
kiến. VD: Chính phủ hoãn chưa thực hiện một số khoản giải ngân..

- Sai số do sơ suất trong khâu nhập số liệu đầu vào, vì thế cần liên hệ
với người xử lý số liệu hoặc người cung cấp số liệu.

- Sai số do quá trình dự báo có thể không sử dụng tất cả các thông tin
thích hợp, hoặc sử dụng các yếu tố điều chỉnh theo mùa vụ có tính
đặc biệt

- Các sai số khác không giải thích được về mặt thống kê.

• Bước năm: Tiến hành dự báo sự biến động cung và cầu vốn khả dụng
cho dự báo. Tiến hành theo 2 phương pháp sau:

Phương pháp 1: Phân tích theo số liệu lịch sử và điều chỉnh theo
tính thời vụ (các khoản phát hành - thu hồi tiền mặt, các khoản thu, chi ngân
sách). Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất khi dự báo các chỉ
tiêu kinh tế. Cơ sở dự báo này được xác định trên giả định tốc độ tăng, giảm
của các nhân tố tác động đến vốn khả dụng năm nay bằng tốc độ tăng, giảm
của các nhân tố cùng kỳ năm trước, trong điều kiện nền kinh tế không có
biến động lớn. Tuy nhiên phương pháp này không tính toán được hết những
biến động thất thường (thiên tai, hạn hán, đến nhu cầu tiền...). Vì vậy, các
9

số liệu dự báo theo phương pháp này cần được điều chỉnh lại để phù hợp
với tình hình thực tế.

Phương pháp 2: Dựa trên cơ sở phân tích các số liệu theo kế hoạch
hoặc các khoản thu, chi đến hạn theo hợp đồng như các khoản cho vay, thu
nợ của NHTW với NHTM, thời điểm của các hợp đồng mua - bán có kỳ
hạn với NHTW. Đây là phương pháp dự báo thực hiện trên cơ sở phân tích
các số liệu theo kế hoạch hoặc các khoản thu, chi cam kết theo hợp đồng.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các nhân tố dự báo thực
hiện theo hợp đồng như: Các đề nghị vay tái cấp vốn của NHTM, các khoản
đến hạn hợp đồng mua bán có kỳ hạn của NHTW. Do căn cứ dự báo là
những khoản theo hợp đồng sẽ hoặc đã ký nên việc áp dụng phương pháp
này khá chính xác, nhất là đối với dự báo ngắn hạn và thông tin chính xác,
cập nhật thường xuyên.

Nếu cầu > cung, Ngân hàng Trung ương cần bơm thêm tiền thông
qua kênh tái cấp vốn hoặc thị trường mở và làm thay đổi khoản mục cho
vay các ngân hàng ròng. Ngược lại, nếu cầu < cung, một bộ phận tiền trung
ương cần được hút về qua hoạt động của Ngân hàng Trung ương trên thị
trường mở.

Tuy nhiên, tùy định hướng và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ, Ngân hàng Trung ương có thể duy trì một tình trạng khan
hiếm nhằm tăng lãi suất hoặc mở rộng tiền tệ để giảm lãi suất thông qua
thông qua việc quyết định liều lượng can thiệp thực tế so với nhu cầu can
thiệp cần thiết. Ở hầu hết các nước, việc dự báo vốn khả dụng được thực
hiện hàng ngày trên cơ sở số liệu lịch sử được thu thập với những thời hạn
khác nhau.

Khối lượng bơm, hút và thời hạn can thiệp vốn khả dụng dựa vào các
căn cứ sau: kết quả dự báo vốn khả dụng, mục tiêu của chính sách tiền tệ,
tình hình của phiên giao dịch thị trường mở kỳ trước và tham khảo lãi suất
của thị trường.

1.3.2.3. Phương pháp quản lý quản lý bằng các công cụ chính sách tiền tệ
Công cụ chính sách tiền tệ gồm công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp,
đây là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ
đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hiện nay trên thế giới, đa
phần các quốc gia đều hạn chế hoặc không sử dụng tới các công cụ trực tiếp
và có xu hướng điều hành chủ yếu thông qua các công cụ gián tiếp. Đây là
10

nhóm công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của chính sách
tiền tệ, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các
mục tiêu trung gian là khối tiền cung ứng và lãi suất.
Sơ đồ 1. Cơ chế tác động của các công cụ chính sách tiền tệ về
lượng và lãi suất

Công cụ chính sách


tiền tệ

Vốn khả dụng


của hệ thống
ngân hàng

Lãi suất liên Tiền cơ sở


ngân hàng MB

Tiền cung ứng Chính


sách
Dư nợ tín
Lãi suất thị trường dụng
tín dụng
của
Chính
phủ
Gía tài sản Lãi suất thực Tỷ giá

Tài sản thế


chấp

Tổng cầu AD

Chú thích: Cơ chế tác động về lượng:


Cơ chế tác động qua lãi suất:

Nguồn: Kenneth N. Kuttner at al (2002) : ‘‘The monetary transmission


mechanism : some answers and further questions”. FRBNY Economic
policy review
11

a. Nghiệp vụ thị trường mở (open market operations)

Đây là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất, hiệu quả nhất, ảnh
hưởng rộng rãi nhất và được xem là quan trọng nhất với hầu hết các Ngân
hàng Trung ương các nứơc; từ những nước phát triển cho tới những nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Mỹ La-tinh và các nước Đông Âu. Thường
xuyên đến nỗi nó được sử dụng ít nhất mỗi ngày một lần tại Hoa Kỳ.

Theo nghĩa gốc thì cụm từ “nghiệp vụ thị trường mở” chỉ các hoạt
động giao dịch chứng khoán của NHTW với các đối tượng được lựa chọn.
Thông qua hành vi mua bán này, NHTW có thể tác động trực tiếp đến dự
trữ của hệ thống ngân hàng và gián tiếp đến lãi suất thị trường, vì thế mà có
thể ảnh hưởng đến các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế thông qua những
ảnh hưởng về mặt giá. Các chứng khoán là đối tượng giao dịch của NHTW
là chứng khoán Chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh
nghiệp hoặc các ngân hàng, ngắn hạn hoặc dài hạn. Đối tác trong giao dịch
nghiệp vụ thị trường mở (OMOs) có thể là các ngân hàng, các doanh nghiệp
hoặc các tổ chức phi tài chính khác.

Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường mở để bán, nó thu tiền
mặt hoặc séc về, cho nên: 1) Nó giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó
làm giảm khả năng cho vay của NHTG. 2) Khi NHTG mua chứng khoán
của NHTW, dù nó trả bằng séc hay tiền mặt, dự trữ của nó cũng giảm đi.
Khi dự trữ của NHTG giảm, một lần nữa nó làm giảm khả năng cấp phát tín
dụng của các ngân hàng, và như thế cung ứng tiền trong nền kinh tế càng bị
thắt chặt hơn nữa.

Bên cạnh đó, khi NHTW bán chứng khoán để thu tiền về, lượng
chứng khoán tiêu thụ ra thị trường đột ngột trở nên rất lớn. Chứng khoán dư
thừa, làm giá của nó hạ và do vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên. Lãi
suất chứng khoán tăng lên sẽ buộc các NHTG phải tăng lãi suất ngân hàng
lên theo để tránh tình trạng nhân dân và các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi ngân
hàng đem đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất lên làm khan hiếm thêm cung
ứng tiền. Và cung ứng tiền khan hiếm làm giảm tỳ giá và giá cả hàng hóa.

Như vậy: khi NHTW thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng
tiền, tăng lãi suất, giảm dự trữ, giảm tỷ giá và giảm phát giá cả.

Khi NHTW đem tiền mặt hoặc séc ra thị trường mở để mua chứng
khoán, ảnh hưởng hoàn toàn ngược lại. Lượng tiền mặt trong lưu thông tăng
lên, làm tăng dự trữ, tăng lượng tín dụng được cấp phát bởi hệ thống ngân
12

hàng trung gian. Lượng chứng khoán được NHTW mua làm khan hiếm
chứng khoán và đẩy giá nó lên. Gía chứng khoán lên làm giảm lãi suất của
nó và đến lượt, giảm lãi suất của cả hệ thống NHTG. Cung ứng tiền tăng
làm tỷ giá và giá cả leo thang.

Như vậy: NHTW thực hiện nghiệp vụ mua mở rộng cung ứng tiền,
giảm lãi suất, tăng dự trữ, tăng tỷ giá và chỉ số lạm phát gia tăng.

b. Dự trữ bắt buộc ( required reserve)

Dự trữ bắt buộc là phần vốn tiền gửi mà tổ chức tín dụng buộc phải
đưa vào dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này có thể phải gửi toàn bộ vào
tài khỏan tại NHTW hay được để một phần tại quĩ tiền mặt của ngân hàng
là tùy theo qui định của NHTW từng nước. Hệ thống này ra đời đầu tiên tại
Mỹ trong quy định của Luật ngân hàng quốc gia Mỹ (U.S. National Bank
Act) 1863, theo đó áp đặt một mức dự trữ bắt buộc hợp pháp đối với tiền
mặt do ngân hàng quốc gia phát hành và đối với tiền gửi. Từ năm những
năm 1930, người ta phát hiện ra rằng quản lý tiền dự trữ (reserve money)
bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement ratio) có thể
tác động tới các khối tiền (money aggregates) thông qua tác động của số
nhân tiền thì công cụ dự trữ bắt buộc mới thực sự trở thành công cụ quan
trọng trong việc điều tiết vốn khả dụng (liquidity adjustment). Đặc biệt, vào
năm 1933 khi Quốc Hội Mỹ cho phép Dự Trữ liên bang (The Federal
Reserve) có quyền thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong biên độ cho phép, thì
công cụ dự trữ bắt buộc mới chính thức trở thành một công cụ chính sách
tiền tệ của NHTW.

Dự trữ bắt buộc tác động đến vốn khả dụng và tác động đến lãi suất
thị trường tiền tệ và qua đó mà ảnh hửơng đến lượng tiền cung ứng:

Tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng: khi tỷ lệ dự trữ
bắt buộc tăng làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng. Để đáp
ứng nhu cầu này, các ngân hàng có thể phải thu hẹp các món tiền cho vay
hoặc phải bán chứng khoán đang nắm giữ. Những người vay nợ ngân hàng
hoặc mua chứng khoán của ngân hàng sẽ dùng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân
hàng để thanh toán cho ngân hàng. Kết qủa là lượng tiền gửi giảm và lượng
tiền cung ứng cũng giảm theo. Cơ chế tác động sẽ diễn ra theo chiều hướng
ngược lại khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ đó hình thành chức
năng điều tiết vốn khả dụng của dự trữ bắt buộc. Để tối đa hóa hiệu quả của
dự trữ bắt buộc trong chức năng điều tiết vốn khả dụng, các nhà chức trách
điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kỳ duy trì sao cho
13

hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng phải phụ
thuộc vào Ngân hàng Trung ương, từ đó đảm bảo cân bằng tài chính.

Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ: sự tăng lên của dự trữ bắt
buộc (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi) có tác động làm tăng
lượng tiền phải dự trữ bắt buộc. Hành vi thu hẹp các món cho vay hoặc bán
chứng khoán của các ngân hàng hoặc vay các ngân hàng trên thị trường liên
ngân hàng để đáp ứng sự thiếu hụt dư trữ bắt buộc sẽ hướng lãi suất thị
trường tiền tệ tăng lên. Ngược lại, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm lãi
suất trên thị trường giảm.

Có nhiều phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc. Căn cứ vào mức độ
chênh lệch về thời gian giữa kỳ xác định (calculated period) và kỳ duy trì
(maintenance period), có thể phân chia thành 3 loại dứơi đây:

i. Phương pháp nối tiếp: đây là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ


duy trì nối tiếp nhau. Với cách xác định này, phải dự trữ bắt buộc
chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ duy
trì họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc mà họ phải thực hiện
trong kỳ.

ii. Phương pháp trùng một phần: theo phương pháp này, kỳ xác định
và kỳ duy trì trùng nhau một phần. Đây là phương pháp được
phần lớn các nước sử dụng: Nhật Bản, Hàn Quôc, Sinapore…Với
cách quản lý này, đối tượng thuộc diện phải thực hiện dự trữ băt
buộc phải luôn quan tâm đến dự trữ bắt buộc, không sử dụng quá
mức dự trữ có được. Vì vậy, số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc
cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn. Hiệu quả của dự trữ
bắt buộc với tư cách là một công cụ của chính sách tiền tệ sẽ cao
hơn phương pháp nối tiếp.

iii. Phương pháp trùng nhau hoàn toàn: đây là phương pháp qui định
kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳ xác định. So với 2 phương pháp
trên, phương pháp trùng nhau hoàn toàn phát huy hiêu quả của
công cụ dự trữ bắt buộc cao nhất vì nó buộc đối tượng chịu sự
quản lý về dự trữ bắt buộc phải chủ động duy trì dự trữ ở một mức
nào đó mà không thể tùy tiện thích sử dụng dự trữ vì mục tiêu lợi
nhuận của mình.

c. Chính sách cho vay của NHTW


14

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) là ngân hàng đầu tiên phát triển
hệ thống khoản vay NHTW (the central bank loan system) bằng việc chiết
khấu thương phiếu. Lãi suất cho vay chiết khấu được NHTW quyết định
trong cả hai trường hợp: 1) Cho vay bình thường với ký quỹ khi các TCTC
kẹt thanh toán, và 2) Cho vay dưới hình thức cứu cánh cho vay cuối cùng
(lender of last resort).

Lãi suất cho vay chiết khấu có 2 tác dụng, một gián tiếp, một trực
tiếp. Tác dụng gián tiếp là nó làm tăng, giảm lãi suất cho vay của TCTC và
do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó làm
tăng hay giảm dự trữ của TCTC và do đó tác động đến lượng cho vay tiêu
dùng và đầu tư trong nền kinh tế.

Khi NHTW quyết định tăng lãi suất chiết khấu. Đó là một biến cố
quan trọng giống như thay đổi chính sách tiền tệ. Lãi suất chiết khấu tăng sẽ
làm cho TCTC không thể vay của NHTW nhiều và dễ dàng như trước. Do
vậy, tác động thứ nhất là nó trực tiếp làm tăng dự trữ, giảm cho vay và hậu
quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo. Tác động thứ hai là nó làm cho
TCTC ý thức rằng, trong trường hợp khẩn cấp cần vay nóng của NHTW,
TCTC phải trả lãi suất cao, do vậy, các TCTC sẽ từ từ nâng lãi suất lên theo
để khỏi phải thiệt hại nặng khi phải vay của NHTW. Lãi suất tăng lên tiếp
tục thắt chặt cung ứng tiền và tác động đến nền kinh tế.

Khi NHTW tuyên bố giảm lãi suất chiết khấu, nó khuyến khích các
TCTC cho vay nhiều hơn, dễ dàng hơn và điều này làm tăng nhanh hơn nữa
cung ứng tiền, tăng dự trữ. Dự trữ tăng kích thích các TCTC cho vay nhiều
hơn, dễ dàng hơn và điều này tăng nhanh hơn nữa cung ứng tiền. Bên cạnh
đó, khi TCTC có thể vay tiền của NHTW với lãi suất hạ, nó sẽ sẵn sàng hạ
lãi suất khi cho sản xuất và tiêu dùng vay. Toàn bộ lãi suất, do vậy, sẽ giảm
theo kích thích đầu tư và mở rộng sản lượng

d. Tiền pháp định

Ngoài việc có thể làm tăng giảm cơ số tiền thông qua nghiệp vụ thị
trường mở và cho vay chiết khấu, NHTW có thể trực tiếp làm tăng giảm cơ
số tiền, tức là làm tăng giảm dự trữ và cung ứng tiền, bằng các nghiệp vụ
trên thị trường ngoại tệ và nghiệp vụ cho vay với chính phủ.

Khi NHTW tung tiền mặt ra mua ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ, nó
làm tăng ngay tức khắc cơ số tiền tệ, nâng tỷ giá lên cao (nghĩa là phá giá
đồng nội địa). Cung ứng tiền lập tức bành trướng ngay sau đó.
15

Khi NHTW đem ngoại tệ bán ra, nó thắt chặt cơ số tiền tệ, giảm
nhanh cung ứng tiền, hạ tỷ giá xuống thấp hơn (nghĩa là tăng giá đồng tiền
nội địa)

Khi NHTW thực hiện các nghiệp vụ với chính phủ, nó cũng làm thay
đổi cơ số tiền tệ. Vào những lúc mà ngân sách chính phủ thâm hụt, nhu cầu
vay mượn của khu vực công phát sinh và NHTW phải cho chính phủ vay
tiền. Lượng tiền mặt nó cho vay làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền
trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu của chính phủ.

Đến lúc ngân sách thặng dư, NHTW đòi nợ và chính phủ trả nợ. Một
lượng lớn tiền mặt của Chính phủ được NHTW rút về, cơ số tiền tệ giảm và
cung ứng tiền trong lưu thông giảm theo. Nhưng hiện nay phần lớn các
quốc gia, khi ngân sách thâm hụt giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách
thông qua vay NHTW không thực hiện nữa do hậu quả của nó là gây ra lạm
phát tiền tệ cao trong thời gian dài.

Kết luận chương 1

1. Vốn khả dụng là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với các TCTD,
nó được hiểu là nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của
TCTD như các yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng, nhu cầu thanh toán các
khoản nợ của TCTD và nghĩa vụ phải trả khác. Thiếu hụt hay dư thừa vốn
khả dụng đều tác động trực tiếp tới tính thanh khoản của TCTD và do đó
ảnh hưởng tới toàn thị trường tài chính ở mức độ nhất định.

2. Quản lý vốn khả dụng là việc NHTW điều tiết mức cung ứng vốn
khả dụng sao cho phù hợp với sự biến động thường xuyên của nhu cầu vốn
khả dụng nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ về
giá và lượng. Đây là khâu đầu tiên của quá trình thực hiện chính sách tiền tệ
và là cơ sở cho các quyết định liên quan đến số lượng, thời gian và mức độ
thường xuyên của các hoạt động can thiệp trên thị trường mở. Khả năng dự
đoán chính xác sự biến động cung và cầu khả dụng có ý nghĩa quyết định
đến sự thành công của chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp vụ thị trường
mở nói riêng.

3. Thị trường liên ngân hàng là thị trường "bán buôn", là nơi "gặp
nhau" giữa cung cầu vốn khả dụng của các ngân hàng, vì thế nó là đóng vai
trò là môi trường của toàn bộ quá trình điều hành, quản lý vốn khả dụng của
NHTW. Thị trường liên ngân hàng càng phát triển, khả năng quản lý điều
tiết vốn khả dụng của NHTW càng hiệu quả.
16

4. Lãi suất liên ngân hàng, đặc biệt lãi suất liên ngân hàng qua đêm
đóng vai trò như "hàn thử biểu" phản ánh toàn bộ hiện trạng vốn khả dụng
của các ngân hàng. Qua sự biến động của nó, NHTW nắm bắt được tình
trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng, trên cơ sở đó quyết định bơm, hút
vốn khả dụng thông qua các cộng cụ chính sách tiền tệ

5. Nghiệp vụ thị trường mở ngày càng trở lên ưu việt và linh hoạt hơn
so với các công cụ chính sách tiền tệ khác trong việc bơm, hút vốn khả
dụng từ thị trường. NHTW chủ động trong việc ấn định khối lượng bơm hút
vốn khả dụng, tần suất thực hiện OMOs lớn nên khả năng sửa chữa sai sót
trong điều hành rất dễ dàng; Chính sách cho vay NHTW chỉ có thể hướng
các TCTD sử dụng hoặc không sử dụng các khoản vay từ NHTW thông qua
điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn mà không thể biết trước nhu cầu vay của
TCTD; Với công cụ dự trữ bắt buộc, chỉ một thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, mức dự trữ sẽ thay đổi đáng kể (ảnh hưởng tới cầu vốn khả dụng)
và dẫn tới sự thay đổi theo cấp số nhân của khối tiền cung ứng, nếu tỷ lệ dự
trữ bắt buộc thường xuyên thay đổi gây ra sự bất ổn trong hoạt động ngân
hàng và chi phí điều chỉnh thích ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới là rất tốn
kém; Với công cụ tiền cơ sở, NHTW thực hiện bơm hút vốn khả dụng
thông qua mua bán ngoại tệ với các TCTD, trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn
toàn, hoạt động mua bán chỉ tác động tới lượng vốn khả dụng, nhưng trong
chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát, hoạt động này trở lên phức tạp hơn do
việc cân nhắc hài hoà giữa mục tiêu điều hành tỷ giá và vốn khả dụng của
hệ thống. Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện thị trường mở linh hoạt, hiệu
quả đòi hỏi phải có thị trường tiền tệ phát triển và cớ chế điều hành lãi suất
theo hướng thị trường.
17

CHƯƠNG 2

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỘT SỐ NHTW TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Kinh nghiệm qủan lý vốn khả dụng của Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản (BOJ)

2.1.1. Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản

Thị trường liên ngân hàng (the call market) Nhật Bản bao gồm hai thị
trường: thị trường liên ngân hàng có bảo đảm (collateralized) và thị trường
liên ngân hàng không có bảo đảm (uncollateralized). Trong đó thị trường
liên ngân hàng không có bảo đảm đóng vai trò nòng cốt, vì ở thị trường này
các chủ thể tham gia có thể dễ dàng tìm được các nguồn vốn ngắn hạn tài
trợ cho những thiếu hụt tạm thời mà không cần phải có tài sản đảm bảo
(xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Khối lượng đi vay trên thị trường liên ngân hàng không có
bảo đảm Nhật Bản, tháng 1/2001 - tháng 1/2007.

Nguồn: Money Market Operation in fiscal 2006 by BOJ

Sau hơn 6 năm thực hiện chính sách nới lỏng về lượng (QEP), thị
trường liên ngân hàng Nhật Bản đã có những thay đổi về cấu trúc thành
18

phần tham gia. Từ tháng 3/2001 trở về trước, chủ thể cho vay trên thị
trường liên ngân hàng Nhật Bản chủ yếu là các ngân hàng địa phương
(regional banks), các ngân hàng ủy thác (trust banks), và các tơ-rớt đầu tư
(investment trusts) còn chủ thể đi vay trên thị trường lại là các ngân hàng
thành phố (city banks). Trong những năm gần đây, các ngân hàng nước
ngoài và các công ty chứng khoán xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường
liên ngân hàng trong vai trò chủ thể đi vay (xem biểu đồ 2.1) và các ngân
hàng thành phố cũng dần chuyển sang vai trò của chủ thể cho vay (xem biểu
đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2. Khối lượng cho vay trên thị trường liên ngân hàng không
có bảo đảm Nhật Bản, tháng 1/2001 - 1/2007.

Nguồn: Money Market Operation in fiscal 2006 by BOJ

Với sự mở rộng về thành viên giao dịch nhờ thực hiện QEP, tháng
1/2001 BOJ đưa hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGSs) vào giao
dịch trên thị trường liên ngân hàng khiến khối lượng và tốc độ giao dịch
tăng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng tạm thời của các
thành viên.

2.1.2. Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của BOJ

Bắt đầu từ tháng 10/1997, các ngân hàng Nhật Bản gặp rất nhiều khó
khăn trong việc huy động vốn trên thị trường tiền tệ trong nước, và họ có xu
hướng mở rộng sang thị trường nước ngoài. Đối mặt với tình hình đó các
19

ngân hàng Nhật Bản liên tục tăng dự trữ, chủ yếu để phòng ngừa rủi ro
thanh khoản. Tuy nhiên với mức dự trữ đạt được vẫn chưa thể đáp ứng
được nhu cầu dự phòng trong tình hình sự bất ổn của vốn khả dụng ngày
càng tăng. Nhằm cứu vãn tình hình, BOJ đã bơm một số lượng lớn dự trữ
dư thừa cho các ngân hàng và hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Tiếp đó, BOJ đưa
ra các chính sách lãi suất nhằm hỗ trợ nhu cầu vốn khả dụng cho các ngân
hàng như sau: (1) Ngày 9/9/1998, BOJ hướng lãi suất qua đêm xuống thấp
ở mức 0,25% - 0,5%; (2) Tháng 4/1999, BOJ chính thức áp dụng chính sách
lãi suất bằng không (ZIRP). Với chính sách này, năm 1999 hệ thống ngân
hàng Nhật Bản luôn luôn trong tình trạng dư thừa vốn khả dụng so với năm
1997, 1998 (xem biểu đồ 2.3) vì để duy trì lãi suất liên ngân hàng bằng
không, BOJ buộc phải đáp ứng tất cả các nhu cầu tín dụng ngắn hạn của các
ngân hàng.

Biểu đồ 2.3. Dự trữ của hệ thống ngân hàng Nhật Bản, 1997 - 1999.
Đơn vị: nghìn tỷ Yên

Tài khoản khác tại BOJ


Dự trữ dư thừa
Dự trữ bắt buộc

Nguồn: Monetary Policy under Zero Interest Rate- Viewpoints of Central


Bank Economists by Hiroshi Fujiki, Kunio Okina and Shigenori Shiratsuka,
page 41

Sang đầu năm 2001, Nhật Bản lại đối mặt với tình trạng suy thoái
kinh tế được xem là tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Để đưa nền kinh tế
thoát khỏi nguy cơ suy thoái, BOJ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất qua đêm bằng
không, đồng thời đưa ra mục tiêu số lượng (quantitative target) đối với số
dư tài khoản vãng lai là 5 nghìn tỷ Yên. Với QEP (BOJ đưa ra vào tháng
3/2001) BOJ cung cấp vào hệ thống khối lượng lớn vốn khả dụng, khiến
20

cho tốc độ tăng trưởng lượng tiền cơ sở tăng lên nhanh chóng, trung bình
trong giai đoạn 2001 - 2003, tốc độ này đạt trên 17%. Trong suốt giai đoạn
này, BOJ chọn số dư tài khoản vãng lai (CABs) là mục tiêu hoạt động.
Nhưng từ tháng 3/2006 cho tới nay, BOJ quyết định chuyển mục tiêu hoạt
động từ số dư tài khoản vãng lai sang lãi suất qua đêm không có bảo đảm.
Với cơ chế điều hành lãi suất này, BOJ ấn định và hướng lãi suất qua đêm
gần với một mức lãi suất mục tiêu. Từ đó BOJ điều chỉnh dự trữ của hệ
thống ngân hàng.

Biểu đồ 2.4. Dự trữ (vốn khả dụng-CABs) của hệ thống ngân hàng và
lãi suất qua đêm ở Nhật Bản, tháng 3/2006 - tháng 3/2007.

Nguồn: Money Market Operation ín fiscal 2006 by BOJ

Cụ thể theo biểu đồ 2.4 ta thấy, từ tháng 3 - tháng 7/2006 BOJ điều
hành lãi suất qua đêm liên ngân hàng bằng không đã tác động tới dự trữ của
hệ thống ngân hàng luôn ở mức cao, số dư CABs thời kỳ này luôn ở mức từ
12 - 30 nghìn tỷ Yên. Sau đó, BOJ quyết định nâng lãi suất liên ngân hàng
lên mức 0,25% vào ngày 14/7/2006 và lên mức 0,5% vào ngày 21/2/2007
thì vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng giảm xuống, trung bình giai đoạn
này số dư CABs ở mức 7 - 8 nghìn tỷ Yên.
21

Bên cạnh đó các lãi suất trên thị trường tiền tệ như: TIBOR, lãi Euro-
yên, lãi suất repo, lãi suất khoản vay cơ bản (the basic loan rate) trở thành
các công cụ hỗ trợ cho BOJ nắm bắt tình trạng vốn khả dụng của toàn hệ
thống.

2.1.3. BOJ quản lý vốn khả dụng bằng các công cụ chính sách tiền tệ

2.1.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở

Bắt đầu từ năm 2001 BOJ áp dụng hệ thống thanh toán tổng thời gian
thực trong giao dịch OMOs, theo đó BOJ xử lý mọi giao dịch theo thời gian
thực và trên cơ sở lệnh đối lệnh (order-by-order). Cũng như ở khu vực Châu
Âu và Hoa kỳ ở Nhật Bản, yếu tố tự định ảnh hưởng chủ yếu đến cung vốn
khả dụng là tiền ngoài lưu thông và tiền gửi Chính phủ. Tuy nhiên mức độ
biến động của hai yếu tố tự định này được xem là lớn hơn so với ở khu vực
Châu Âu và Hoa kỳ (xem bảng phụ lục 1). Điều này có thể giải thích như
sau:

Thứ nhất về tiền ngoài lưu thông, ở Nhật Bản số lượng tiền mặt trong
lưu thông có liên quan mật thiết với quy mô của nền kinh tế (the size of the
economy). Thí dụ, quy mô nền kinh tế Nhật Bản chỉ khoảng chừng một nửa
nền kinh tế Mỹ, trong khi đó lượng tiền mặt trong lưu thông lại hầu như
ngang bằng với Mỹ. Như vào cuối năm 1998, lượng tiền mặt trong lưu
thông ở Nhật Bản là 55,9 nghìn tỷ Yên và ở Mỹ là 51,8 nghìn tỷ Yên. Có sự
khác nhau này chủ yếu là do thói quen của người dân Nhật Bản ít sử dụng
séc hay thẻ tín dụng trong thanh toán, còn ở Mỹ người dân sử dụng thẻ tín
dụng và séc trong thanh toán hầu như rất phổ biến. Việc người dân Nhật
Bản sử dụng nhiều tiền mặt trong thanh toán đã khiến cho yếu tố tự sinh
này thường xuyên biến động lớn theo từng ngày và theo mùa vụ. Ở Nhật
Bản, BOJ phải tăng khối lượng phát hành tiền vào lưu thông phục vụ cho
nhu cầu chi tiêu của dân chúng vào những thời điểm đặc biệt trong năm
như: trước Lễ Giáng Sinh; hay là vào tháng 3 hằng năm trước khi một năm
tài khóa mới bắt đầu; và những tháng trước Tuần lễ Vàng (the Golden
Week) hay kỳ nghỉ kéo dài từ cuối tháng tư tới đầu tháng 5 hằng năm. Còn
những tháng còn lại trong năm lượng tiền này lại chảy ngược trở lại các tổ
chức tín dụng. Hơn nữa thông thường ở Nhật Bản lượng tiền trong lưu
thông tăng lên vào cuối mỗi tuần và cuối mỗi tháng còn lượng tiền trong
lưu thông lại giảm ở đầu mỗi tuần và đầu mỗi tháng.

Thứ hai về NSNN, ở Nhật Bản biến động của NSNN lớn hơn biến
động của lượng tiền mặt ngoài lưu thông. Sở dĩ NSNN thường xuyên biến
22

động đó là bởi vì: (1) tất cả các khoản thu hay chi NSNN của Chính phủ
Nhật Bản chỉ thực hiện duy nhất thông qua một tài khoản mở tại BOJ; (2)
các ngày chi ngân sách (như chi trả lương, trợ cấp…) và các ngày thu ngân
sách (như thuế) được ấn định theo từng cơ quan đại diện của Chính phủ; (3)
để đảm bảo cho mục đích kinh doanh đạt hiệu quả, việc thu chi NSNN
không diễn ra theo những lịch trình vào những ngày nhất định nào đó trong
năm, thí dụ: các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp thực hịên hai lần trong
một năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng, nhưng Chính phủ lại không ấn định cụ
thể vào ngày nào của tháng nào hằng năm.

Biểu đồ 2.5. Biến động cung vốn khả dụng hằng ngày ở Nhật Bản, 2005
- 2006.

Nguồn: Money Market Operations in fiscal 2006 by BOJ

Những biến động hàng ngày của yếu tố tiền trong lưu thông, cho vay
Chính phủ ròng là nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt hoặc thặng dư CABs trong
ngắn hạn. Do đó Ngân hàng Trung ương cần thiết phải dự báo khả năng
biến động của yếu tố tiền ngoài lưu thông và cho vay Chính phủ ròng nhằm
ấn định quy mô nguồn vốn cần bơm hoặc hút thông qua nghiệp vụ thị
trường mở (xem bảng phụ lục 2).

Dự báo vốn khả dụng: trước tiên BOJ đưa ra dự báo (projection)
trong trung hạn, trước đó khoảng 3 tháng. Sau đó nó sẽ được điều chỉnh lại
cho phù hợp với những biến động mới trước một tháng, một tuần và một
ngày. Ngay cả trong ngày, BOJ cũng liên tục thay đổi những dự đoán về
biến động của yếu tố tự sinh cho sát với điều kiện thị trường. Để đảm bảo
tính chính xác cao cho những dự báo của mình, hằng ngày tất cả các chi
nhánh và hội sở chính của BOJ đều phải thu thập tất cả các thông tin cần
thiết từ các tổ chức tài chính và các cơ quan đại diện của Chính phủ. Thêm
nữa, tất cả những trạng thái thặng dư hay thiếu hụt CABs trong quá khứ
cũng như các phân tích về xu hướng tiền tệ và kinh tế đều được đưa vào
23

tính tóan phân tích của BOJ trong việc đưa ra các dự báo trung hạn
(medium-term projections)

(a) Về dự báo những biến động của yếu tố tiền mặt ngoài lưu thông, các
dự báo trung hạn được đưa ra chủ yếu dựa trên sự phân tích các yếu
tố có tính chất mùa vụ trong quá khứ và xu hướng biến động gần đây.
Các dự báo ngắn hạn (short-term projections) được đưa ra dựa trên
cơ sở tổng hợp tất cả các dự báo về phát hành và rút tiền mặt ngoài
lưu thông của các tổ chức tài chính. Đương nhiên các dự báo này do
các từng tổ chức tài chính đưa ra và chúng được tổng hợp lại thông
qua mạng lưới chi nhánh của BOJ.

(b) Về dự báo những biến động của NSNN, các dự báo trung hạn được
đưa ra trên cơ sở các dữ liệu BOJ thu thập được về lịch trình thu chi
ngân sách của các cơ quan đại diện của Chính phủ cũng và các phân
tích xu hướng của nền kinh tế như các báo cáo tài chính của các hãng.
Các dự báo ngắn hạn dựa trên cơ sở sự tổng hợp các dự báo về tình
hình thu chi ngân sách của các cơ quan đại diện của Chính phủ và
các tổ chức tài chính

Để hỗ trợ các nguồn thông tin về các hoạt động của thị trường, hằng
ngày, hằng tháng BOJ thường xuyên cung cấp các số liệu kế hoạch, số liệu
thực tế về những biến động của lượng tiền mặt trong lưu thông, về tình hình
thu chi NSNN, về các trạng thái thâm hụt và thặng dư của CABs và các yếu
tố khác ảnh hưởng tới CABs.

Sau khi dự báo xong nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng,
BOJ xác định số lượng vốn khả dụng cần bơm hay hút thông qua các
phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở (xem bảng phụ lục 3).
Để tăng tính linh hoạt của OMOs trong việc điều tiết vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng, BOJ thực hiện OMOs với tần suất trung bình 2 lần một
ngày đối với hoạt động bơm vốn ngắn hạn và 4 lần trong tháng với hoạt
động bơm vốn dài hạn. Hoạt động mua chứng khoán Chính phủ Nhật Bản
(JGBs) kỳ hạn dài của BOJ chủ yếu nhằm đáp ứng sự tăng lên trong dài hạn
của cầu tiền có liên quan tới xu hướng tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế.
Dưới QEPs, BOJ buộc phải duy trì tình trạng dư thừa vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng từ đó gián tiếp điều chỉnh lãi suất qua đêm giao động
quanh mức 0% vì thế tần suất thực hiện hoạt động bơm vốn ngắn hạn diễn
ra thường xuyên và nhiều hơn tần suất hoạt động hút vốn ngắn hạn (xem
bảng phụ lục 4). Về phương thức giao dịch, từ tháng 3/2001, BOJ chủ yếu
thực hiện phương thức mua hẳn tín phiếu Kho bạc, trái phiếu tài chính
24

(TBs/FBs) và phương thức hoạt động cung vốn dựa trên tài sản chế chấp kết
hợp (Funds-supplying operations against pooled collateral). Doanh số hoạt
động của hai phương thức này đạt mức cao nhất trong tất cả các phương
thức giao dịch của OMOs ở Nhật Bản, lần lượt là 20,4 nghìn tỷ và 9,6 nghìn
tỷ tính cho tới cuối tháng 3/2007.

2.1.3.2. Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc chính thức được sử dụng ở Nhật Bản vào năm 1957,
nhưng tới tận tháng 9/1959 BOJ mới thiết lập tỷ lệ DTBB đầu tiên. BOJ
quản lý DTBB theo phương pháp trùng nhau một phần (xem sơ đồ 2.a).

Sơ đồ 2.a. Quản lý dự trữ bắt buộc ở Nhật Bản.


Ngày mùng 1 Ngày 30/31

Kỳ xác định
Kỳ duy trì

Ngày 16 Ngày 15
Nguồn: Monetary policy frameworks and central bank market operations
by Markets Committee of BIS, December 2007

Trong bảng cân đối của BOJ, hạng mục CABs bên tài sản Nợ chính
là số tiền của các tổ chức tài chính gửi tại NHTW nhằm đảm bảo yêu cầu
dự trữ bắt buộc và các thanh toán khác (xem bảng phụ lục 5). Do đó, CABs
chính là vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Với việc duy
trì CABs, các tổ chức tài chính ở Nhật Bản không được hưởng lãi, chi phí
cơ hội của việc duy trì CABs chính là lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị
trường có xu hướng tăng, các tổ chức tài chính có xu hướng giảm bớt số
lượng dự trữ dư thừa nhằm tránh chi phí cơ hội tăng cao. Tuy nhiên, từ
tháng 4/1997 tới nay , BOJ thực hiện ZIRP và QEP thì vấn đề duy trì CABs
không ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, do lãi suất
liên ngân hàng qua đêm (chi phí cơ hội) luôn được điều chỉnh giao động
quanh mức 0%/năm. Chính vì điều này, trong những năm gần đây, BOJ
không sử dụng công cụ DTBB trong việc quản lý vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng như những năm 1959 - 1989 mà chỉ đóng vai trò điều
chỉnh lãi suất qua đêm và hỗ trợ công cụ OMOs thông qua CABs.

2.1.3.3. Chính sách cho vay của BOJ


25

Từ tháng 2/1973 tới giữa năm 1995, BOJ sử dụng cửa sổ chiết khấu
(discount window) như một công cụ để quản lý vốn khả dụng của hệ thống
ngân hàng. Theo đó, số lượng và kỳ hạn tín dụng đều được qui định và thực
hiện theo cửa sổ chiết khấu, đồng thời BOJ cũng có thể thu hồi các khoản
vay theo ý định của nhà quản lý. Dưới hệ thống chiết khấu này BOJ đưa ra
hai loại lãi suất chiết khấu: (1) Lãi suất chiết khấu thương phiếu hoặc lãi
suất áp dụng với các khoản vay được đảm bảo bằng JGSs, các chứng khoán
được chỉ định đặc biệt (specially designated securities) hoặc là các hối
phiếu tương đương với các thương phiếu (bills corresponding to
commercial bills); (2) Lãi suất áp dụng cho các khoản vay được bảo đảm
bằng các tài sản thế chấp khác (xem bảng phụ lục 6 ). Cửa sổ chiết khấu trở
lên không hiệu quả bắt đầu từ giữa năm 1995 trở lại đây, khi BOJ quyết
định thiết lập lãi suất liên ngân hàng qua đêm (the overnight call rate) thấp
hơn lãi suất chiết khấu và vào tháng 2/1996 BOJ thông báo họ không sử
dụng tín dụng chiết khấu (discount credit) trong việc điều hành quản lý vốn
khả dụng.

Tháng 2/2001, BOJ thực hiện tái cấp vốn dưới hình thức cho vay
Lombard. Bắt đầu tháng 1/2001, khi BOJ áp dụng RTGSs trong thanh toán
của các ngân hàng thông qua tài khoản mở tại BOJ, thì hai loại lãi suất chiết
khấu trên được thay thế bằng một loại lãi suất mới, lãi suất này áp dụng cho
hình thức cho vay Lombard và được gọi là lãi suất chiết khấu chính thức
hay còn gọi là lãi suất khoản vay cơ bản - basic loan rate (xem bảng 2.a).

Bảng 2.a. Lãi suất khoản vay cơ bản ở Nhật Bản, 2001 - 2007.
Đơn vị: %/năm
Ngày áp dụng Lãi suất khoản vay cơ bản
01/04/2001 0,50
13/02/2001 0,35
01/03/2001 0,25
19/09/2001 0,10
14/07/2006 0,40
21/02/2007 0,75

Nguồn: Bank of Japan Statistics

Vào thời gian đầu khi mới thực hiện hình thức cho vay Lombard, chỉ
có trái phiếu Chính phủ và các khoản vay có ký kết hợp đồng mới được
xem là tài sản thế chấp nhưng từ tháng 12/2001, tài sản thế chấp được sử
dụng trong hình thức cho vay Lombard kết hợp với tài sản chế chấp chung
(pooled collateral) thường được sử dụng cho các hoạt động mua bán hối
26

phiếu, thấu chi, và các chứng khoán trong hoạt động ngân sách nhà nước
(xem bảng phụ lục 7).

Bên cạnh đó BOJ cũng cấp các khoản thấu chi trong ngày được đảm
bảo (collateralized intraday overdrafts) cho các tổ chức tín dụng có tài
khoản thanh toán mở tại BOJ. Theo hình thức vay thấu chi này, các tổ chức
tín dụng không bị giới hạn số lượng cho vay và không phải trả lãi.

Biểu đồ 2.6. Lãi suất thị trường tìên tệ và khối lượng vay Lombard ở
Nhật Bản, tháng 7/2006 - tháng 2/2007

Nguồn: Money Market Operations in fiscal 2006

Cho tới nay ở Nhật Bản công cụ tái cấp vốn hầu như không được sử
dụng trong quản lý vốn khả dụng. Bằng chứng là từ khi BOJ thực hiện
ZIRP (tháng 4/1999) và QEP (tháng 3/2001), vốn khả dụng trên thị trường
luôn luôn dư thừa, mặt khác ở Nhật Bản khi một tổ chức tín dụng nào đó sử
dụng hình thức cho vay Lormbard nhiều hơn 5 ngày trong tháng (tính theo
số ngày kinh doanh) thì sẽ phải chịu nộp một khoản tiền phạt cho BOJ nên
các TCTC rất ít khi tiếp cận với nguồn vốn vay ngắn hạn này từ NHTW
(xem biểu đồ 2.6).

2.1.3.4. Tiền pháp định

Là quốc gia có chế độ tỷ giả nổi hoàn toàn, BOJ không can thiệp
nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vào hay bán ra đồng
Yên trên thị trường ngoại hối. BOJ để cho tỷ giá xác định hoàn toàn bởi quy
luật cung cầu trên thị trường ngoại hối do đó vai trò của BOJ trên thị trường
ngoại hối là hoàn toàn trung lập.
27

Biểu đồ 2.7. Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản


Đơn vị: tỷ USD
1000

800

600

400

200

0
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: www.econstats.com/Japan- Foreign Reserves Avg value over


Year.htm

Hoạt động mua ngoại tệ vào của BOJ tăng dự trữ ngoại hối quốc gia
(xem biểu đồ 2.7) dẫn tới lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng tăng.
Dưới QEP và chế độ tỷ giá thả nổi, hoạt động trên thị trường ngoại hối của
BOJ chủ yếu tác động tới vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý của BOJ

1. Với chính sách nới lỏng về lượng (QEP) thực hiện vào tháng
3/2001 đã tạo điều kiện cho BOJ phát triển thị trừơng liên ngân hàng trong
việc mở rộng số lượng thành viên tham gia và thay đổi cấu trúc của các chủ
thể tham gia giao dịch. Với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, tạo
ra môi trường truyền tải tác động của BOJ tới tình hình vốn khả dụng của
hệ thống ngân hàng Nhật Bản theo đúng mục tiêu trong từng thời kỳ.
2. Công cụ lãi suất mà cụ thể là lãi suất liên ngân hàng qua đêm được
BOJ coi như là mục tiêu hoạt động, qua đó mỗi một thay đổi lãi suất liên
ngân hàng không những phản ánh đầy đủ tình trạng vốn khả dụng của toàn
hệ thống làm cơ sở để BOJ thực hiện các công cụ CSTT mà còn thấy được
tính hiệu quả điều hành các công cụ CSTT của BOJ trong việc bơm hút vốn
khả dụng trên thị trường.
3. Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, cơ chế điều hành lãi
suất thả nổi như ở Nhật Bản, BOJ ngày càng coi trọng việc sử dụng nghiệp
vụ thị trường mở như một công cụ chính trong việc quản lý vốn khả dụng
với tần suất thực hiện ngày càng tăng và phương thức, hàng hoá giao dịch
rất đa dạng. Mặc dù trong những năm gần đây vai trò của DTBB và nghiệp
vụ tái cấp vốn trong quản lý vốn khả dụng ở Nhật Bản trở nên khá mờ nhạt,
nhưng BOJ vẫn sử dụng chúng như những công cụ hỗ trợ, bổ sung cho
28

OMOs. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc tính toán tình trạng thặng
dư, thiếu hụt CABs từ đó là cơ sở để xác định khối lượng tiền cần bơm, hút
và phương thức giao dịch của OMOs. Trong nghiệp vụ tái cấp vốn, với hình
thức cho vay Lormbard và cho vay thấu chi cũng là kênh bơm vốn khả dụng
vào hệ thống với kỳ hạn qua đêm, góp phần hướng lãi suất liên ngân hàng
giao động quanh môc 0% đúng như mục đích của BOJ.
4. Một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện OMOs một cách
linh hoạt và chuẩn xác ở Nhật Bản đó là công tác dự báo vốn khả dụng.
BOJ đặt ra kế hoạch dự báo vốn khả dụng của toàn hệ thống trước đó ba
tháng, sau đó tiến hành điều chỉnh số liệu liên tục theo thời gian, bám sát
với thực trạng thị trường. Để có đựơc điều này thì tất cả các Phòng ban của
từng Vụ và tất cả các chi nhánh của BOJ trên toàn quốc được tổ chức thu
thập thông tin cần thiết rồi tổng hợp lại thông qua mạng thông tin của BOJ.
2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn khả dụng của Ngân hàng Trung ương
Hàn Quốc (BOK)
2.2.1. Thị trường liên ngân hàng Hàn Quốc
Thị trường tiền tệ Hàn Quốc bao gồm 6 thị trường bộ phận: thị
trường liên ngân hàng (the call market), thị trường trái phiếu ổn định tiền tệ
(MSB), thị trường chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (CD), thị trường các hợp
đồng mua bán lại (RP), thị trường thương phiếu (CP), và thị trường hối
phiếu bảo hiểm (CB). Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trên thị trường tiền
tệ Hàn Quốc vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường: thị trường liên ngân
hàng, thị trường MSB và thị trường CP (xem biểu đồ 2.8).

Biểu đồ 2.8. Khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc,
1996 - 6/2007.
Đơn vị: Tỷ Won
160000
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
1990 2000 2003 2005 Tháng
6/2007
ThÞtr- êng liªn ng©n hµng (trung b×nh ngµy) M SB CD RP CP CB
29

Chú thích: Trong biểu đồ trên duy chỉ có khối lượng giao dịch trên thị
trường liên ngân hàng được tính theo khối lượng giao dịch bình quân một
ngày trong 1 năm. Khối lượng giao dịch các thị trường còn lại tính theo
tổng khối lượng cả năm.
Nguồn: Financial System in Korea, December 2007
Với hệ thống thanh toán BOK-Wire, khối lượng và giá trị giao dịch
liên ngân tăng lên rất nhanh, trung bình một ngày tổng giá trị thanh toán
năm 2007 lên tới 149,1 nghìn tỷ Won, tăng 15,8% so với năm 2006. Trong
khi khối lượng giao dịch đạt 8671 giao dịch, tăng 10,1 % so với 2006.
Thành viên tham gia các giao dịch liên ngân hàng ngày càng tăng về cả số
lượng và thành phần bao gồm các ngân hàng thương mại trong nước, ngân
hàng đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính phi
ngân hàng chủ yếu là các công ty chứng khoán, tham gia nhằm tài trợ vốn
cho các thanh toán giao dịch cổ phiếu, trái phiếu.
2.2.2. Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của BOK
Trước khủng hoảng tiền tệ 1997, mục tiêu hoạt động của BOK nhằm
tác độnng tới dự trữ của các ngân hàng. Sau khủng hoảng, BOK theo đuổi
chính sách mục tiêu lạm phát (inflation-targeting) đồng thời chuyển mục
tiêu hoạt động sang lãi suất liên ngân hàng qua đêm (overnight call rate) và
là lãi suất chính sách (policy rate) định hướng lãi suất thị trường, gồm: lãi
suất CD kỳ hạn 3 tháng và lãi suất TPKB kỳ hạn 3 năm (xem biểu đồ 2.9).
Biểu đồ 2.9. Lãi suất qua đêm và lãi suất thị trường ở Hàn Quốc, 2003 -
tháng 3/2008.
Đơn vị: %/năm
7.00

6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00
20 7

20 1

20 3

20 7

20 1

20 3

20 7

20 1

20 3

20 7

20 1

20 3

20 7

20 1

3
/0

/1

/0

/0

/1

/0

/0

/1

/0

/0

/1

/0

/0

/1

/0
03

03

04

04

04

05

05

05

06

06

06

07

07

07

08
20

Lãi sut qua đêm Lãi sut CD (91 ngày) Lãi sut TPKB (3 năm)

Nguồn: http://ecos.bok.or.kr/interest rate statistic


30

Cũng giống như các nước phát triển, ở Hàn Quốc mức lãi suất qua
đêm mục tiêu do Hội đồng chính sách tiền tệ (MPC) đưa ra tại mỗi cuộc
họp hằng tháng. Trên cơ sở đó, quyết định khối lượng, hình thức can thiệp
vào dự trữ (vốn khả dụng) của hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ
chính sách tiền tệ.

Biểu đồ 2.10. Lãi suất qua đêm, dự trữ của hệ thống ngân hàng Hàn
Quốc, 2006 - 2007.
25000 6

20000 5

4
15000
Tỷ Won

%/năm
3
10000
2
5000 1

0 0
0 1
0 2
0 3
0 4
0 5
0 6
0 7
0 8
0 9
0 0
0 1
0 2
0 1
0 2
0 3
0 4
0 5
0 6
0 7
0 8
0 9
0 0
07 1
2
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/0
20 6/1
20 6/1
20 6/1
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/0
20 7/1
20 7/1
/1
0
20

Vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng Lãi suất qua đêm

Nguồn: http://ecos.bok.or.kr/money statistic


Tuy nhiên, với cơ chế điều hành lãi suất này của BOK đã vấp phải
hai hạn chế sau: thứ nhất, lãi suất liên ngân hàng phần lớn được cố định tại
mức mục tiêu (target level), không phản ánh đúng thực trạng cung cầu vốn
khả dụng trên thị trường tiền tệ luôn luôn biến động; thứ hai, để hướng lãi
suất qua đêm thực tế gần với lãi suất mục tiêu, BOK chủ yếu tập trung điều
tiết các nguồn vốn ngắn hạn (short-term funds) trên thị thị trường liên ngân
hàng qua đêm (overnight call market), đã hạn chế khối lượng giao dịch các
kỳ hạn khác trên thị trường tiền tệ. Theo đó, các loại lãi suất thị trường như:
lãi suất CD kỳ hạn 3 tháng (được xem là lãi suất chuẩn ngắn hạn), lãi suất
MSB kỳ hạn 1 năm và lãi suất TPKB kỳ hạn 3 năm (được xem là lãi suât
chuẩn trong trung và dài hạn) không phản ánh đầy đủ cung cầu vốn thị
trường.

Bắt đầu từ tháng 3/2008 nhằm cân đối hài hòa giữa ổn định lãi suất
liên ngân hàng qua đêm (call rate), chức năng của lãi suất qua đêm, và thực
hiện hiệu quả chính sách tiền tệ định hướng lãi suất (the interest rate-
oriented monetary policy), BOK đã tiến hành đổi mới sơ đồ hoạt động
31

chính sách tiền tệ Hàn Quốc. Đầu tiên trong số đó là đổi mới cơ chế lãi suất,
theo đó BOK đã thay đổi chính sách lãi suất từ mục tiêu lãi suất liên ngân
hàng qua đêm (the overnight call rate target) sang lãi suất cơ bản Ngân hàng
Trung ương Hàn Quốc (the Bank of Korea Base Rate) và lãi suất này sẽ là
lãi suất tham chiếu (reference rate) được sử dụng trong các giao dịch như
các hợp đồng mua bán lại giữa BOK và các tổ chức tài chính hoặc giữa các
tổ chức tài chính với nhau (xem bảng phụ lục 9). Bản chất của lãi suất cơ
bản ở Hàn Quốc chính là lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày.
Biểu đồ 2.11. Lãi suất cơ bản ở Hàn Quốc, 1999 – tháng 3/2008
6%

5%

4%

3%

2%

1%

0%
05/06/1999
02/10/2000
10/05/2000
8/2/20001
07/05/2002
08/09/2001
19/9/2001
05/07/2002
13/5/2003
07/10/2003
08/12/2004
11/11/2004
10/11/2005
12/08/2005
02/09/2006
06/08/2006
08/10/2006
07/12/2007
08/09/2007
03/07/2008
Nguồn: www.bok.or.kr/base rate
Bên cạnh lãi suất chuẩn ngắn hạn CD, lãi suất liên ngân hàng Hàn
Quốc (KORIBOR) do Cơ quan tin tức Yonhap và Liên hiệp các ngân hàng
Hàn Quốc đưa ra vào tháng 7/2004, với các kỳ hạn từ 1 tuần tới 1 năm, trở
thành lãi suất tham chiếu phản ánh chi tiết nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ
thống ngân hàng (xem bảng phụ lục 10).

2.2.3. BOK quản lý vốn khả dụng bằng các công cụ chính sách tiền tệ
2.2.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng tại Hàn Quốc từ tháng
11/1961 với việc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ của BOK (MSBs).
Hoạt động mua bán trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công cộng giữa BOK
và các ngân hàng được thực hiện từ tháng 2/1969. Đến năm 1977 thì các
định chế tài chính phi ngân hàng được tham gia nghiệp vụ này. Từ năm
1986, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đầy đủ (full-scale OMOs) bắt
đầu được áp dụng. Tuy nhiên, cho tới tháng 3/1993, phương pháp đấu thầu
cạnh tranh mới được áp dụng, các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công
32

cộng đựơc giao dịch dưới hình thức các hợp đồng mua lại. Từ tháng 2/1997,
những trái phiếu đấu thầu không thành công hoặc trái phiếu ổn định tiền tệ
không còn được bán trực tiếp cho các định chế tài chính. Từ đó, nghiệp vụ
thị trường mở đã được hoàn thiện và chuyển sang phương pháp đấu thầu
hoàn toàn cạnh tranh.

Bảng 2.b. Xu hướng điều chỉnh vốn khả dụng ở Hàn Quốc, 2002 –
tháng 2/2008
Đơn vị: Nghìn tỷ won
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
12/2003 12/2004 12/2005 12/2006 12/2007 2/2008
1.Cầu RB 37,1 37,4 40,3 44,9 50,4 52,6
2.Cung RB: 144,7 179,1 195,3 209,5 205,6 204,1
2.1.Chính -3,5 -1,9 1,0 1,9 -4,9 -7,2
phủ
2.2.Tư nhân -17,8 -32,6 -39,9 -48,2 -59,5 -58,8
2.3.Nước 173,7 213,9 214,9 227,0 240,2 247,0
ngoài
2.4.KV khác -7,7 -0,2 19,3 28,8 29,8 23,1
3. Điều 107,6 141,6 155,0 164,6 155,2 151,5
chỉnh
VKD:
3.1.MSBs 106,9 142,3 154,5 159,9 152,1 144,9
3.2.Bán RPs 0,7 -0,7 0,5 4,7 3,1 6,6
ròng

Chú thích: Điều chỉnh vốn khả dụng = Cung RB – Cầu RB


Nguồn: Monetary policy report 2007, 2006 by BOK
Dự báo vốn khả dụng: vào cuối mỗi kỳ dự trữ, BOK tính dự trữ của
các ngân hàng trong kỳ dự trữ tiếp theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ
(thuộc đối tượng tính dự trữ bắt buộc) với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Con số này
thể hiện cầu về dự trữ của các ngân hàng. BOK cũng dự báo cầu về dự trữ
của khu vực tư nhân – đây là một chỉ số quan trọng phản ánh cầu về dự trữ
của ngân hàng – dựa trên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc
thanh toán tiền lương, tiền thưởng của các công ty, lịch các ngày lễ và xu
hướng mang tính lịch sử của các luồng tiền mặt.
Khi cầu dự trữ của các ngân hàng đã được xác định, BOK dự báo
cung dự trữ của các ngân hàng, chú trọng tới các yếu tố tự định tạo ra cung
dự trữ. Trong quá trình dự báo cung dự trữ, BOK tính đến thời hạn phát
33

hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, các khoản cho vay tái chiết khấu
và thanh toán của BOK, sự can thiệp trên thị trường ngoại hối của BOK và
các luồng tiền vào/ra từ các ngân hàng. Trong kỳ duy trì dự trữ, BOK ước
lượng các yếu tố tự sinh dự trữ này và hàng ngày xem xét lại con số dự báo
trên những thông tin mới nhận được.
Về phương diện lịch sử, tại Hàn Quốc cho vay Chính phủ ròng
(NLG) thường biến động nhiều nhất, đặc biệt là trong dai đoạn từ tháng 10
đến tháng 2, phản ánh sự tập trung chi tiêu của Chính phủ vào cuối năm.
Mặc dù được xem xét lại hằng ngày, nhưng việc dự báo NLG được xem là
khó khăn nhất do khối lượng và thời gian dải ngân các khoản chi tiêu của
Chính phủ thay đổi thường xuyên. Sự thay đổi của tài sản có ngoại tệ ròng
cũng rất đáng kể, nhất là khi thị trừơng ngoại hối dễ biến động hơn và BOK
phải can thiệp nhiều vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, ngày giá trị của
phần lớn đã được chuyển từ “value today” sang “value tomorrow” hoặc
“value spot” như một phần của việc hiện đại hóa thị trường ngoại hối năm
1994, cho nên BOK có thể biết được quy mô can thiệp ít nhất là 1 ngày
trước khi thanh toán.
Trong việc thu thập các luồng thông tin tác động đến các yếu tố tự định,
BOK không có bất kỳ sự dàn xếp mang tính thể chế nào. Để có được các dữ
liệu liên quan, các cán bộ của Vụ thị trường tài chính thường xuyên gọi điện
cho các Vụ chức năng có liên quan của BOK cũng như các đơn vị bên ngoài,
như Bộ tài chính và kinh tế cho đến các cơ quan thu thuế ở địa phương.
Một nhiệm vụ chính của OMOs là điều tiết dự trữ của các ngân hàng để
giữ cho lãi suất trên thị trường qua đêm phù hợp với lãi suất mục tiêu Hôi
đồng chính sách tiền tệ đưa ra. Tại Hàn Quốc, cả các ngân hàng và các định
chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường qua đêm; dư thừa hay thiếu
hụt vốn khả dụng của các ngân hàng là một biến số quan trọng do dư thừa
thiếu hụt vốn khả dụng của các định chế tài chính phi ngân hàng được thể hiện
trên tài khoản của họ tại các ngân hàng. BOK có thể tác động tới thị trường
qua đêm một cách trực tiếp thông qua OMOs. Khi BOK bơm hay hút vốn khả
dụng, dự trữ trên tài khoản của các ngân hàng tại BOK thay đổi, đồng thời các
ngân hàng cố gắng xử lý tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng thông
qua thị trường qua đêm. Từ đó dẫn đến sự thay đổi của lãi suất qua đêm. Để
giữ cho lãi suất của thị trường qua đêm phù hợp với lãi suất mục tiêu, cung cầu
về dự trữ phải cân bằng, vì thế BOK cố gắng dự báo cung cầu vốn càng chính
xác càng tốt. Trên cơ sở so sánh cung cầu dự trữ, BOK tính toán mức độ dư
thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng trước khi quyết định quy mô của nghiệp vụ
thị trường mở. Bên cạnh đó, các chỉ số bổ sung khác cũng được BOK tính đến
khi quyết định các hoạt động tiền tệ hàng ngày, như: tỷ giá hối đoái, cung tiền
M2, M3, lãi suất dài hạn, tín dụng trong nước…
34

Biểu đồ 2.12. Khối lượng lưu hành MSBs, và lãi suất nắm giữ MSBs tại
Hàn Quốc, 2002 – Tháng 2/2007.
200 8%
7%
150 6%
5%
100 4%
3%
50 2%
1%
0 0%
2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tháng
2/2008
Khèi l- î ng l- u hµnh (ngh×n tû Won) L· i suÊt thanh to¸ n (%)

Nguồn: Monetary Policy Report 2007 by BOK


2.2.3.2. Dự trữ bắt buộc
Hệ thống dự trữ bắt buộc được áp dụng theo Luật Ngân hàng Hàn Quốc,
thông qua vào năm 1950. Cho tới giữa những năm 1960, chính sách dự trữ bắt
buộc chỉ đơn thuần là để hỗ trợ cho phương thức kiểm soát trực tiếp (direct
control measure) hơn là một công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Tuy nhiên,
với việc điều chỉnh lãi suất theo mức thực (realistic levels) vào tháng 9/1965,
thì công cụ dự trữ bắt buộc mới được sử dụng như một công cụ điều tiết vốn
khả dụng. Vào thời gian này ở Hàn Quốc, khi áp lực mở rộng tiền dự trữ
(reserve money) gia tăng do có nhiều nguồn vốn ngoại chảy vào và tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, BOK quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc tăng từ khoảng 10 -15% lên 18 – 35% trong suốt thời kỳ 1966 – 1967, và
sau đó giảm xuống 12 – 18% vào cuối năm 1971. Sau đó, vì việc điều tiết vốn
khả dụng được thực hiện phần lớn thông qua phát hành trái phiếu ổn định tiền
tệ (MSBs) với việc sử dụng tài khoản ổn định tiền tệ (the Monetary
Stabilization Account), nên tỷ lệ dự trữ băt buộc đã được điều chỉnh giảm
trong mức 15 – 25%. Vào những năm 1980, khi mà có nhiều quan điểm cho
rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận của
các ngân hàng Hàn Quốc, BOK quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
xuống còn 4,5% vào năm 1984. Tuy nhiên, sau đó vào cuối những năm 1980,
Hàn Quốc đối mặt với “ba thấp” (three low) đó là “giá dầu thô thấp, lãi suất
thấp, đồng đôla thấp”, nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng tiền tệ thông qua thị
trường ngoại hối, BOK đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10% vào năm 1988.
Từ tháng 5/1989, hệ thống dự trữ bắt buộc biên (marginal reserve
requirement system) được BOK đưa vào hoạt động, theo đó BOK áp đặt mức
dự trữ bắt buộc bằng 30% trong sự tăng thêm của tiền gửi. Nhưng tới tháng
2/1990, BOK đã bãi bỏ hệ thống dự trữ bắt buộc biên này, thay vào đó, BOK
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11,5% và duy trì trong một thời gian dài. Cũng
bắt đầu từ giai đoạn này ở Hàn Quốc, khi quá trình tự do hóa lãi suất diễn ra
35

mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, nghiệp vụ
thị trường mở trở thành công cụ chính sách tiền tệ chính và vai trò của công cụ
dự trữ bắt buộc trong việc điều tiết vốn khả dụng giảm dần.
Sơ đồ 2.b. Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc ở Hàn Quốc

Ngày mùng 1 Kỳ xác định Ngày 15 Ngày 30 hoặc 31

Ngày mùng 7 Ngày 22


Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
Nguồn: www.bok.or.kr/Publication/ Monetary Policy in Korea
Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình quân ở Hàn Quốc luôn duy trì ở
mức thấp hơn 3%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhỏ nhất hiện nay do Hội đồng
Chính sách tiền tệ quyết định, và không được vượt quá 50% áp dụng với
các loại tiền gửi, nhưng trong những thời kỳ mở rộng tiền tệ, Hội đồng
chính sách tiền tệ cũng quyết định áp dụng mức dự trữ bắt buộc biên trong
khoảng 50 – 100% theo mức tiền gửi tăng thêm.
Biểu đồ 2.13. Dự trữ bắt buộc, dự trữ dư thừa ở Hàn Quốc, tháng
12/2006 - tháng 3/2008.
Đơn vị: triệu Won

55000000 800000

54000000 700000

53000000 600000

52000000 500000

51000000 400000

50000000 300000

49000000 200000

48000000 100000

47000000 0
20 7/0 2
20 /0 1
20 7/0 2
20 7/0 1
20 /0 2
20 7/0 1
20 /0 2
20 7/0 1
20 7/0 2
20 /0 1
20 7/0 2
20 /0 1
20 7/0 2
20 7/0 1
20 /0 2
20 7/0 1
20 7/0 2
20 7/0 1
20 /1 2
20 7/1 1
20 7/1 2
20 /1 1
20 7/1 2
20 /1 1
20 8/0 2
20 8/0 1
20 8/0 2
20 /0 1
20 8/0 2
/0 1
2
0 2
07 1
0 1
0 2
07 2
0 3
07 3
0 4
0 4
07 5
0 5
07 6
0 6
0 7
07 7
0 8
0 8
0 9
07 9
0 0
0 0
07 1
0 1
07 2
0 2
0 1
0 1
08 2
0 2
08 3
3
20 6/1
0
20

D6 tr8 b:t bu;c (tr=c trái) D6 tr8 d? th@a (tr=c phBi)

Nguồn: http://ecos.bok.or.kr/reserve of comercial and specialized bank


36

2.2.3.3. Chính sách cho vay (Lending Policy)


Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh, chính sách cho vay của
BOK được sử dụng như là một phương thức tài trợ vốn chính sách (mean of
policy financing) nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, hơn là
một công cụ điều chỉnh vốn khả dụng (tool for liquidity adjustment). Điều
này có nghĩa là, khi nhu cầu vốn phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn
tăng cao, các ngân hàng thương mại Hàn Quốc đã cho vay với số lượng lớn.
Để có được các nguồn vốn cho vay lớn như thế, ngoài nguồn vốn huy động
từ công chúng, BOK đã hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại thông
qua hình thức tái cấp vốn chiếm tới 30 - 60% nguồn vốn cho vay, với mức
lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Cung vốn khả dụng tăng qúa mức, dẫn
tới lạm phát tăng cao. Để hút lượng vốn khả dụng dư thừa, BOK phát hành
MSBs. Nhưng nếu như số lượng phát hành MSBs quá lớn so với mức cần
thiết thì BOK phải chịu chi phí lãi suất tăng thêm. Để đảm bảo thanh toán
tiền lãi suất, BOK phát hành thêm MSBs (additonal MSBs), kết quả là số
lượng MSBs dư thừa (overhang of MSBs outsanding) tiếp tục mở rộng và
chi phí lãi tiếp tục tăng thêm, đó chính là vòng luẩn quẩn (vicious cycle)
trong điều hành chính sách tiền tệ của BOK thời kỳ này.
Bảng 2.c. Các khoản cho vay của BOK tính tới năm 1993
Đơn vị: tỷ Won
Khoản vay thế chấp bằng hối phiếu
Các
Tái Nông Công
Cuối Tài trợ Hối khoản
chiết nghiệp, nghiệp Tổng
năm thương phiếu vay
khấu thủy quốc
mại khác thường
sản phòng
1980 297,5 1.291,3 121,1 16,7 267,4 451 2445
1985 1320,8 2.039,2 173,6 6,3 67,9 5.463,2 9.071
1990 3.819,6 891,9 348,2 6,3 0,4 5.968,4 11.034,8
1993 5.178,1 1.054,9 507,8 5,8 1,1 9.170,2 15.917,8

Nguồn: Monetary Policy in Korea, page 46


Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, BOK tiến hành đổi mới chính sách
cho vay trong đó tập chung chủ yếu vào tài trợ vốn chính sách. Cho tới nay,
các khoản vay từ BOK bao gồm: khoản vay trần tổng tín dụng (Aggregate
Credit Ceiling Loan), khoản vay điều chỉnh vốn khả dụng (Liquidity
Adjustment Loans), khoản vay tạm thời (Temporary Loan), thấu chi trong
ngày (Intraday Overdraft), khoản vay đặc biệt (Special Loan).
37

Khoản vay trần tổng tín dụng (Aggregate Credit Ceiling Loans)
Được đưa ra vào năm 1994, hệ thống khoản vay trần tổng tín dụng là
sự kết hợp của các hình thức vay như: chiết khấu thương phiếu, tài trợ vốn
thương mại và các khoản vay đối với lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cơ bản
(xem bảng phụ lục 11). Theo đó BOK sẽ thiết lập một mức trần đối với các
khoản tín dụng tái cấp vốn (refinancing credit) cho toàn hệ thống ngân hàng
và hạn mức cấp vốn đối với từng ngân hàng. Kết qủa làm thay đổi chính
sách cho vay của BOK, chuyển đổi từ chức năng tài trợ vốn chính sách sang
chức năng duy nhất là điều chỉnh vốn khả dụng.
Bảng 2.d. Trần tổng tín dụng và lãi suất cho vay của BOK, 1994 - 2007.

Trần tín dụng (nghìn


Năm Lãi suất (%/năm)
tỷ Won)
Tháng 03/1994 8,80 5,00
Tháng 04/1994 9,30 5,00
Tháng 10/1994 9,50 5,00
Tháng 01/1995 9,10 5,00
Tháng 04/1995 9,20 5,00
Tháng 10/1996 6,40 5,00
Tháng 02/1997 3,60 5,00
Tháng 12/1997 4,60 5,00
Tháng 03/1998 5,60 5,00
Tháng 09/1998 7,60 3,00
Tháng 01/2001 9,60 3,00
Tháng 09/2001 11,6 2,50
Tháng 10/2002 9,60 2,50
Tháng 08/2004 9,60 2,25
Tháng 10/2004 9,60 2,00
Tháng 02/2006 9,60 2,25
Tháng 06/2006 9,60 2,50
Tháng 08/2006 9,60 2,75
Tháng 01/2007 8,00 2,75
Tháng 07/2007 6,50 3,00
Tháng 08/2007 6,50 3,25

Nguồn: Monetary Policy in Korea and annual report 2007 by BOK.


Số tiền cấp theo khoản vay trần tổng tín dụng, BOK phân cho hai đối
tượng: thứ nhất đối với các tổ chức tài chính, thứ hai đối với các chi nhánh
của BOK. Thí dụ năm 2007, khoản vay trần tổng tín dụng là 6,5 nghìn tỷ
38

Won thì hạn mức cấp cho các tổ chức tài chính là 1,5 nghìn tỷ Won và hạn
mức đối với các chi nhánh của BOK là 4,9 nghìn tỷ Won (xem bảng phụ
lục 12).
Khoản vay điều chỉnh vốn khả dụng (Liquidity Adjustment Loans)

Được đưa ra vào tháng 6/2000. Mục đích của BOK áp dụng hình thức
cấp tín dụng này là: thứ nhất, có thể dễ dàng tác động tới biến động thị
trường tài chính thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo định hướng
chính sách tiền tệ (monetary policy direction). Thứ hai, có thể đáp ứng kịp
thời thiếu hụt vốn khả dụng tạm thời của ngân hàng thương mại mà OMOs
không thực hiện được. Vì vậy chính sách cho vay này góp phần giảm thiểu
sự bất ổn tài chính (financial instability) và các tổ chức tài chính tránh được
rủi ro thanh khoản (liquidity risk).
Hàng quí Hội đồng chính sách tiền tệ (MPC) sẽ thiết lập một mức
trần cho khoản vay điều chỉnh vốn khả dụng. Theo đó, BOK sẽ ấn định qui
mô, khối lượng cho vay đối với ngân hàng xin vay, trên cơ sở xem xét đánh
giá thực trạng vốn khả dụng, tình hình các nguồn vốn tài trợ và các hoạt
động quản lý của ngân hàng. Lãi suất áp dụng cho khoản vay này được
quyết định và thông báo cùng với lãi suất qua đêm mục tiêu sau cuộc họp
của MPC.
Bảng 2.e. Điều chỉnh lãi suất qua đêm mục tiêu và lãi suất khoản vay
điều chỉnh vốn khả dụng ở Hàn Quốc, 2004 - 2007.
Đơn vị: %/năm
Lãi suất qua đêm mục Lãi suất khoản vay điều
Ngày điều chỉnh
tiêu chỉnh vốn khả dụng
12/08/2004 3,75 3,25
11/11/2004 3,50 3,00
11/10/2005 3,25 3,25
08/12/2005 3,50 3,50
09/02/2006 3,75 3,75
08/06/2006 4,00 4,00
10/08/2006 4,25 4,25
12/07/2007 4,50 4,50
09/08/2007 4,75 4,75

Nguồn: Monetary Policy Report, March 2008 by BOK


Khoản vay đáp ứng thiếu hụt tạm thời nguồn vốn (Loans to Meet
Temporary Shortage of Fund)
39

Khoản vay đáp ứng thiếu hụt tạm thời nguồn vốn được đưa ra đầu
tiên vào tháng 3/1984 nhằm hỗ trợ các ngân hàng tránh khỏi tình trạng thiếu
hụt dự trữ hoặc nguồn vốn thanh toán (settlement funds). Nếu nửa cuối của
tháng (từ ngày 15 tới ngày 30 hoặc 31), ngân hàng thiếu hụt dự trữ, với
khoản vay này thì phần thiếu hụt đó sẽ được bù đăp tự động 100% trên số
dư dự trữ bắt buộc bình quân, nhưng nếu nửa đầu của tháng (từ ngày mùng
1 đến ngày 15), để bù đắp cho phần thiếu hụt bằng khoản vay này, ngân
hàng thương mại phải viết đơn yêu cầu tới BOK. Nhưng trong những
trường hợp đặc biệt, BOK cũng phê chuẩn cho việc cung ứng vốn vay thấp
hơn mức trần để hỗ trợ cho các ngân hàng bù đẵp thiếu hụt dự trữ bắt buộc.
Trong trường hợp ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán, BOK cũng
đáp ứng toàn bộ phần thiếu hụt đó. Kỳ hạn của khoản vay này từ BOK là 1
ngày kinh doanh. Để các ngân hàng sử dụng nguồn vốn vay này một cách
hiệu quả trong việc quản lý vốn khả dụng, BOK thiết lập một mức lãi suất
phạt bằng lãi suất qua đêm mục tiêu cộng với 2% điểm. Với khoản vay này,
nó góp phần bảo vệ tình hình tài chính và là một công cụ hỗ trợ tình trạng
thanh khoản của các ngân hàng yêu cầu. Tuy nhiên, từ tháng 2/1995 đến
nay, các ngân hàng thương mại không tiếp cận với hình thức vay này của
BOK.
Thấu chi trong ngày (Intraday Overdrafts)
Được đưa ra vào tháng 9/2000, nhằm tăng cường hỗ trợ tài chính cho
các ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán tạm thời
trong ngày kinh doanh. Theo đó các ngân hàng tự động nhận được nguồn
vốn cần thiết cho thanh toán từ BOK trước khi kết thúc ngày kinh doanh
(17: 30 thứ 2 đến thứ 6) theo cơ sở thời gian thời gian thực (real time basic).
Khoản vay nhận được tối đa bằng 2 lần số dư tiền gửi dự trữ trung bình tại
BOK và không phải trả lãi.
Tài sản đảm bảo hợp pháp (eligible collateral) cho khoản vay thấu chi
trong ngày bao gồm: MSBs, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu bảo lãnh của
Chính phủ (Goverment-guaranteed bond). Trong trường hợp, vào cuối ngày
kinh doanh, các ngân hàng thương mại không hoàn trả đầy đủ khoản ay
thấu chi thì BOK sẽ chuyển đổi khoản vay thấu chi sang khoản vay đáp ứng
thiếu hụt tạm thời nguồn vốn và áp dụng một mức lãi suất phạt (penalty
rate).
40

Bảng 2.f. Khối lượng khoản vay thấu chi trong ngày ở Hàn Quốc, 2000
- 2007.
Đơn vị: tỷ Won.
Chi nhánh
NHTM NH địa NH đặc
NH nước Tổng
trong nước phương biệt
ngoài
Tháng
67,6 2,0 32,6 7,7 110,0
12/2000
Tháng
142,6 0,6 21,1 56,9 220,9
12/2001
Tháng
184,4 0,6 10,2 76,5 274,0
12/2002
Tháng
101,1 0,1 9,5 142,4 252,9
12/2003
Tháng
150,2 3,2 28,4 128,7 310,5
12/2004
Tháng
244,2 2,3 39,4 127,6 413,5
12/2005
Tháng
404,8 1,2 190,2 73,0 669,2
12/2006
Tháng
232,9 1,5 119,2 152,7 506,3
12/2007

Nguồn: Annual Report 2005, 2006, 2007 and Monetary Policy in Korea by
BOK.
Khoản vay đặc biệt (special loan)
Khoản vay đặc biệt chỉ được áp dụng khi có phê chuẩn của MPC.
Với khoản vay này, BOK đóng vai trò là người cho vay cuối cùng (the
lender of last resort) để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính. Vào
cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra, nhằm cứu các ngân
hàng thương mại thoát khỏi tình trạng thiếu hụt thanh khoản, BOK đã bơm
vào hệ thống 10,8 nghìn tỷ Won dưới hình thức khoản vay đặc biệt. Các
khoản vay đặc biệt tiếp tục đựoc BOK sử dụng vào cuối năm 1998, khi các
giao dịch vốn diễn ra trên thị trường liên ngân hàng không minh bạch, BOK
đã đình chỉ giao dịch 13 ngân hàng thương mại lớn và các công ty chứng
khoán. Tiếp đó, vào năm 2000, nhằm cung cấp nguồn vốn thiếu hụt trong
thanh toán của các ngân hàng do sự cố Y2K, BOK cấp khoản vay đặc biệt
dưới hình thức hỗ trợ cho vay đặc biệt Y2K (Y2K Special Lending Facility).
Từ sau sự cố Y2K tới nay, BOK không cung cấp một khoản vay đặc biệt
nào cho hệ thống.
41

2.2.3.4. Tiền pháp định


Hàn Quốc theo chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Kinh tế Hàn Quốc
theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, để khuyến khích xuất khẩu, BOK thường
xuyên can thiệp lên thị trường ngoại hối nhằm giữ tỷ giá ổn định có lợi cho
xuất khẩu. Những nguồn đóng góp vào dự trữ ngoại hối Hàn Quốc chủ yếu
là thặng dư cán cân thương mại, thu nhập nước ngoài gửi về, nguồn kiều
hối và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Biểu đồ 2.14. Dự trữ ngoại hối ở Hàn Quốc, 2003 -2008
Đơn vị: tỷ USD
300

250

200

150

100

50

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tháng
2/2008

Nguồn: Monetary Policy Report by BOK: During 2003, March 2006,


March 2007, March 2008.
Mặt khác để hỗ trợ cho vốn khả dụng đồng Won, BOK thực hiện các
hoạt động mua bán ngoại tệ với các TCTC thông qua hệ thống BOK-wire.
Với nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, các TCTC có thêm kênh bổ sung thiếu hụt
vốn khả dụng tạm thời từ BOK. Tuy nhiên, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ của
BOK gặp khó khăn trong việc cân bằng mục tiêu giữa điều tiết tỷ giá và vốn
khả dụng. Đây cũng là một hạn chế chung của cộng cụ tiền cơ sở đối với
các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý của BOK

1. Hệ thống BOK-wire, góp phần thúc đẩy thị trường liên ngân hàng
Hàn Quốc phát triển, tăng nhanh cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Với
hệ thống này, BOK vừa thực hiện chức năng thanh toán vừa tạo môi trường
trao đổi cung cầu vốn khả dụng của các thành viên.
42

2. Với việc thay đổi lãi suất chính sách từ lãi suất qua đêm sang lãi
suất cơ bản, BOK hoàn thiện hơn cơ chế kiểm soát lãi suất TTTT. Đây là hệ
thống lãi suất tham chiếu giúp BOK nắm bắt được tình hình cung cầu vốn
khả dụng, từ đó là cơ sở để BOK thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ
tác động vào vốn khả dụng của hệ thống một cách hiệu quả.
3. Nghiệp vụ thị trường mở với qui mô đầy đủ được áp dụng tại Hàn
Quốc chính thức từ năm 1993, từ đó nó trở thành công cụ quan trọng của
BOK trong việc điều tiết vốn khả dụng. Trong dự báo cầu vốn khả dụng của
hệ thống, BOK tập trung dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư nhân – đây là
một chỉ số quan trọng phản ánh cầu về dự trữ của ngân hàng – dựa trên
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc thanh toán tiền lương,
tiền thưởng của các công ty, lịch các ngày lễ và xu hướng mang tính lịch sử
của các luồng tiền mặt. Về dự báo cung vốn khả dụng, BOK chủ yếu dựa
trên các số liệu lịch sử, tính mùa vụ tác động tới sự thay đổi của các yếu tố
tự sinh này.
4. Mặc dù hiện nay ở Hàn Quốc, công cụ DTBB đóng vai trò khá mờ
nhạt trong điều tiết vốn khả dụng. Nhưng với phương pháp quản lý trùng
nhau một phần, giúp BOK dễ dự báo cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân
hàng trước khi quyết định số lượng can thiệp thông qua nghiệp vụ thị
trường mở.
5. BOK cung cấp nhiều hình thức cho vay, đáp ứng mọi yêu cầu về
thiếu hụt vốn của hệ thống: khoản vay trần tổng tín dụng, khoản vay điều
chỉnh vốn khả dụng, khoản vay đáp ứng thiếu hụt tạm thời nguồn vốn, thấu
chi trong ngày và các khoản vay đặc biệt. Đặc biệt với khoản vay trần tổng
tín dụng, áp dụng vào năm 1994, là bước ngoặt lớn của BOK tron việc sử
dụng chính sách như một công cụ điều tiết vốn khả dụng.
6. Trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc, với việc hình thành thị trưòng
hoán đổi (the swap market), tạo ra kênh cung cấp vốn khả dụng cho các tổ
chức tài chính và phi tài chính tham gia bổ sung thiếu hụt tạm thời với BOK
thông qua nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ.
2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn khả dụng của Ngân hàng trung ương
Trung Quốc (PBC)
2.3.1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc
Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc ra đời vào năm 1980. Vào
thời gian đầu thành lập, do trên cả thị trường tiền tệ lẫn thị trường vốn
thiếu các loại hàng hóa nên hoạt động vay mượn giữa các ngân hàng
43

không phải là để quản lý dự trữ. Thay vào đó, hoạt động vay mượn
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trở thành phương thức làm cân
đối giữa thặng dư và thiếu hụt của nguồn vốn trung và dài hạn, điều đó
khiến hệ thống ngân hàng Trung Quốc đối mặt với rủi ro chênh lệch lãi
suất rất lớn.
Chúng ta biết rằng thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường
nòng cốt của thị trường tiền tệ, vì đây là nơi các ngân hàng có thể tìm
được các nguồn tài trợ vốn ngắn hạn để đáp ứng được nhu cầu thiếu
hụt vốn khả dụng tạm thời. Vì thế thông qua thị trường này NHTW có
thể nắm bắt được tình hình cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân
hàng, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý về các chinh sách kinh tế
trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế giai đoạn từ năm 1993 trở
về trước thì thị trường liên ngân hàng Trung Quốc hoạt động không
theo một trật tự nhất định. Hoạt động này chủ yếu thực hiện dựa trên
hình thức tín chấp và nó trở thành phương thức để các ngân hàng lẩn
tránh trần tín dụng (credit line), còn các công ty đầu tư (và các tổ chức
phi tài chính khác) lại sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn này để đầu tư
vào các loại chứng khoán dài hạn và thị trường bất động sản. Do đó,
thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc thời kỳ này đã không
thực hiện tốt chức năng cung cấp đầy đủ thông tin cho Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc về hiện trạng vốn khả dụng của hệ thống ngân
hàng, gây ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách tiền tệ. Đó cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao thời kỳ này.
Nhằm mục tiêu điều hành tốt hoạt động của các ngân hàng cũng
như quản lý tình hình vốn khả dụng trên thị trường liên ngân hàng,
ngay từ tháng 2/1996 Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tiến hành
cải cách toàn bộ thị trường. Theo đó, thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Trung Quốc có ba chức năng quan trọng sau:
Thứ nhất, chất lượng của các tổ chức tài chính trên thị trường
liên ngân hàng đã được xếp hạng.
Thứ hai, tất cả các thành viên giao dịch trên thị trường liên ngân
hàng phải thực hiện thông qua hệ thống giao dịch điện tử của Ngân
hàng trung ương. Chính điều này giúp cho Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình cung cầu vốn khả
dụng của hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, PBC giới hạn kỳ hạn đáo hạn và số lượng cho vay, đi
vay đối với tất cả các tổ chức tài chính. Theo đó thì đối với các ngân
hàng thương mại thời hạn đáo hạn lớn nhất của các khoản cho vay lẫn
44

nhau trên thị trường liên ngân hàng là không được vượt quá 4 tháng và
số lượng cho vay, đi vay pahỉ dựa trên khoản mục cân đối tiền gửi.
Còn đối với các Tổ chức tài chính phi ngân hàng thì kỳ hạn đáo hạn ít
hơn 7 ngày và số lượng cho vay, đi vay dựa trên khả năng của nguồn
vốn.

Biểu đồ 2.15. Khối lượng giao dịch qua đêm trên thị trường liên ngân
hàng Trung Quốc 2007.
Đơn vị: 100 triệu Nhân dân tệ
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
Mar-07

May-07
Jan-07

Feb-07

Apr-07

Jun-07

Jul-07

Aug-07

Sep-07

Oct-07

Nov-07

Dec-07
Nguồn: www.pbc.gov.cn/Statistic/2007/Trading volume of national
interbank market
2.3.2. Cơ chế điều hành lãi suất TTTT của PBC

Việc thay đổi hệ thống kiểm soát lãi suất ở Trung Quốc bắt đầu từ
năm 1996 và đã đạt được những thành tựu sau: thứ nhất, lãi suất thị
trường tài chính được dở bỏ. Thay vào đó, lãi suất trên thị trường tiền
tệ như: lãi suất tín phiếu NHTW (kỳ hạn 3 tháng), CHIBOR (kỳ hạn 7
ngày), và lãi suất repo trái phiếu (kỳ hạn 7 ngày) là những tín hiệu
quan trọng nhất phản ảnh tình trạng cung cầu vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng thương mại, đóng vai trò là lãi suất tham chiếu của thị
trường.

Tháng 6/1996, PBC cho phép các ngân hàng thương mại được tự do
ấn định lãi suất kinh doanh của mình, đồng thời dỡ bỏ trần lãi suất liên ngân
hàng, PBC quyết định để lãi suất liên ngân hàng biến động theo quan hệ
cung cầu vốn khả dụng.
45

Biểu đồ 2.16. Hệ thống lãi suất tham chiếu trên thị trường tiền tệ Trung
Quốc

Nguồn: Money market operation in China, monetary policy or FX policy


By Shigeto Nagai, Wang Hong – International Department of BOJ, pape 14

Thị trường repo trái phiếu ở Trung Quốc chính thức bắt đầu từ năm
1991, nhưng từ giai đoạn 1991 tới tháng 6/1997 hoạt động này diễn ra trên
Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Vào đầu năm 1997, nhằm ngăn
chặn nguồn vốn của các ngân hàng chảy quá nhiều vào thị trường chứng
khoán, PBC buộc các ngân hàng thương mại phải rút vốn từ các giao dịch
repo trái phiếu trên sở giao dịch chứng khoán về thực hiện trên thị trường
trái phiếu liên ngân hàng.

Cả hai hoạt động vay mượn và repo trái phiếu trên thị trường liên
ngân hàng đều nhằm mục đích tài trợ cho các khoản thiếu hụt nhu cầu vốn
khả dụng tạm thời, nhưng so với hoạt động vay mượn, hoạt động repo trái
phiếu tỏ ra linh hoạt, an toàn và có lãi suất ổn định hơn. Chính vì thế hiện
nay, hoạt động repo trái phiếu đã trở thành công cụ quan trọng trên thị
trường tiền tệ của tất cả các quốc gia. Không giống như các quốc gia phát
triển khác, mục đích thành lập thị trường repo trái phiếu liên ngân hàng của
PBC chỉ nhằm quản lý vốn khả dụng của các tổ chức tài chính và lãi suất
repo kỳ hạn 7 ngày trở thành một trong những lãi suất tham chiếu quan
trọng trên thị trường tiền tệ Trung Quốc (xem biểu đồ 2.16).
46

Bảng 2.g. Khối lượng giao dịch phân theo kỳ hạn trên thị trường repo
trái phiếu Kho Bạc liên ngân hàng Trung Quốc, 2005 – 2007
Đơn vị: 100 triệu Nhân dân tệ
2005 2006 2007
Overnight 72747,21 134254,83 229985,07
7 ngày 61598,90 98269,13 158416,28
2 tuần 14530,78 22354,82 38464,15
3 tuần 3770,70 3521,22 5913,20
1 tháng 2310,51 3196,83 4932,00
2 tháng 788,21 560,54 1513,31
3 tháng 535,29 457,99 906,68
4 tháng 55,29 8,79 143,18
6 tháng 211,08 42,32 138,02
9 tháng 87,22 115,38 21,02
1 năm 149,15 238,74 239,43
Tổng 156784,34 263020,63 112914,83

Nguồn: www.pbc.gov.cn/ statistic

Tại các quốc gia có thị trường tiền tệ phát triển như: Mỹ, Nhật
Bản, Anh…thì lãi suất liên ngân hàng được coi là lãi suất chuẩn để
định hướng lãi suất thị trường, điều tiết toàn bộ hoạt động của thị
trường tài chính. Đồng thời lãi suất liên ngân hàng phản ánh chính xác
quan hệ cung cầu vốn khả dụng trên thị trường. Cũng trong việc dần
tiến tới tự do hóa lãi suất, vào tháng 2/2007, PBC đưa ra SHIBOR áp
dụng trên thị trường liên ngân hàng.

SHIBOR được tính theo phương thức bình quân ra quyền các
loại lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường liên
ngân hàng, và về bản chất nó không khác gì với LIBOR. SHIBOR
được tính cho tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ, bao gồm 16
kỳ hạn từ qua đêm cho tới 1 năm, trong khi đó CHIBOR chỉ có 7 kỳ
hạn: qua đêm, 7 ngày , 14 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng.
Với cách thay đổi này của PBC đã tạo ra hàng loạt sản phẩm phái sinh
giao dịch trên thị trường liên ngân hàng: hợp đồng hoán đổi lãi suất,
hợp đồng lãi suất kỳ hạn, khoản vay liên ngân hàng, triết khấu liên
ngân hàng, các sản phẩm quản lý lợi nhuận tài chính…từ đó thúc đẩy
sự phát triển của thị trường liên ngân hàng và là cơ sở để PBC quản lý
vốn khả dụng của hệ thống một cách hiệu qủa.
47

Biểu đồ 2.17. Diễn biến các loại kỳ hạn của Shibor năm 2007
Đơn vị: %/năm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
18/01/2007
02/02/2007
17/02/2007
09/03/2007
26/03/2007
10/04/2007
25/04/2007
15/05/2007
30/05/2007
14/06/2007
29/06/2007
16/07/2007
31/07/2007
15/08/2007
30/08/2007
14/09/2007
29/09/2007
19/10/2007
05/11/2007
20/11/2007
05/12/2007
20/12/2007
O/N 1W 2W 1M 3M 6M 9M 1Y

Nguồn: www.shibor.org/Historycal

2.3.3. PBC quản lý vốn khả dụng bằng các công cụ chính sách tiền tệ

2.3.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở (open market operations)

PBC chính thức áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào


năm 1993. Tuy nhiên, hai điều kiện quan trọng để thực hiện nghiệp
vụ thị trường mở đó là thị trường liên ngân hàng Trung Quốc thời
gian đầu chưa phát triển và cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ
của PBC thiếu linh hoạt không phản ánh đúng thực trạng cung cầu
vốn khả dụng của toàn hệ thống, nên nghiệp vụ thị trường mở đã
không phát huy hết tính ưu việt vốn có của nó trong việc điều tiết vốn
khả dụng của NHTW giống như các quốc gia phát triển khác đã áp
dụng. Do các năm tiếp theo, có rất ít các ngân hàng thương mại tham
gia giao dịch, hàng hóa sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở thiếu,
khối lượng giao dịch nhỏ, nên vào năm 1997 PBC quyết định tạm
ngừng thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
48

Từ năm 1997, sau những cải cách của PBC thì thị trường liên
ngân hàng đã có những bước phát triển mới (như đã trình bầy ở mục
2.3.1) và cơ chế kiểm soát lãi suất của PBC dần mang tính thị trường,
vào ngày 26/5/1998, công cụ chính sách tiền tệ này lại được chính thức
được đưa vào áp dụng ở Trung Quốc. Dưới những nền tảng mới, hoạt
động này nhanh chóng được PBC thực hiện một cách hiệu quả, đặc
biệt từ năm 1998 khi PBC chuyển cách thức điều hành chính sách tiền
tệ từ trực tiếp sang gián tiếp thì cùng với công cụ dự trữ bắt buộc
(required resereve), nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành công cụ
chính sách tiền tệ quan trọng nhất trong việc điều tiết, quản lý vốn khả
dụng của hệ thống ngân hàng.

Dự báo vốn khả dụng: so với các quốc gia phát triển khác, vốn
khả dụng trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng chủ yếu
là các yếu tố tự định (exogenous factor), nhất là các tài sản ngoại tệ
của NHTW, tiền gửi ngân sách tại NHTW và tiền ngoài lưu thông
(xem biểu đồ 2.18). Các yếu tố này thường chiếm tỷ trọng lớn và
thường xuyên biến động nên PBC gặp rất nhiều khó khăn trong việc dự
báo chính xác vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Để thực hiện tốt
chức năng bơm, hút vốn khả dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở,
tháng 3/2004, PBC thành lập hệ thống phân tích và dự báo vốn khả
dụng (the liquidity forecast and analysis system).

Hiện nay, PBC đưa ra chương trình quản lý vốn khả dụng hàng
quý và hàng năm theo mục tiêu hàng năm của hoạt động chính sách
tiền tệ. Theo chương trình này, việc phân tích, dự báo và điều tiết vốn
khả dụng được thực hiện trên cơ sở hàng ngày (daily basic). Để có
được các số liệu cập nhật thường xuyên nhất, PBC đã thành lập một hệ
thống báo cáo vốn khả dụng hàng ngày ( a daily liquidity reporting
system ) bao gồm 52 thành viên giao dịch chủ yếu trên thị trường mở
( the open market). Những thông tin về biến động vốn khả dụng của
các thành viên, cầu vốn khả dụng (demand for liquidity) và thiếu hụt
vốn khả dụng (liquidity gap) sẽ được tổng hợp thông qua hệ thống điện
tử. Đồng thời, những thông tin về lượng tiền trong lưu thông, thu chi
ngân sách cũng được tổng hợp. Sau đó các thông tin này sẽ được sử
dụng để phân tích vốn khả dụng, thống kê thiếu hụt vốn khả dụng của
hệ thống ngân hàng thương mại và xác định mục tiêu hoạt động của
quản lý vôn khả dụng. Để đạt được mục tiêu thanh khoản hàng ngày
(daily liquidity target) thông qua điều chỉnh cung cầu vốn khả dụng
của hệ thống ngân hàng, mỗi tuần PBC thực hiện 4 lần nghiệp vụ thị
trường mở.
49

Biểu đồ 2.18. Biến động tài sản có ngoại tệ ròng, cho vay chính phủ
ròng và tiền ngoài lưu thông ở Trung Quốc 2007.
Đơn vị: 100 triệu Nhân dân tệ
140000

120000

100000

80000

60000

40000

20000

0
7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7
a n-0 eb-0 ar-0 pr-0 ay-0 un-0 Jul-0 ug-0 ep-0 ct-0 ov-0 ec-0
J F M A M J A S O N D
Tài sản có ngoại tệ ròng Cho vay Chính phủ ròng Tiền ngoài lưu thông

Nguồn: Depository Corporations Survey 2007 by PBC

Trước 27/2/2003, nghiệp vụ thị trường mở được PBC thực hiện 1


tuần một lần, vào thứ ba. Từ tháng 2/2003 tới tháng 4/2004, PBC thử
nghiệm tăng tuần suất thực hiện nghiệp này thêm vào ngày thứ 6. Và từ
11/5/2004, PBC quyết định tăng tuần suất thực hiện nghiệp vụ thị trường
mở lên 2 lần một tuần, vào thứ ba và thứ sáu. Việc tăng tuần suất thực hiện
nghiệp vụ thị trường mở, đã hỗ trợ rất nhiều cho PBC quản lý, điều tiết vốn
khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách linh hoạt, từ đó đạt được những
mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Suốt một thời gian dài, hàng hóa giao dịch của nghiệp vụ thị trường
mở Trung Quốc chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Kho bạc. Tuy
nhiên, do trái phiếu Chính phủ có rất ít kỳ hạn và khối lượng lưu hành tín
phiếu Kho bạc nhỏ nên việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở gặp nhiều
hạn chế trong việc bơm và hút tiền từ hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng
tới việc quản lý điều tiết vốn khả dụng của PBC. Tháng 4/2003, PBC bắt
đầu phát hành tín phiếu NHTW (central bank bills) và trở thành hàng hóa
chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng phát hành tín phiếu
NHTW tăng mạnh qua các năm (biểu đồ 2.19), chứng tỏ tính ưu việt của
loại hàng hóa này trong việc tăng, giảm lượng vốn khả dụng của hệ thống
ngân hàng.
50

Biểu đồ 2.19. Khối lượng phát hành tín phiếu NHTW qua nghiệp vụ thị
trường mở Trung Quốc, 2003-2007
Đơn vị: nghìn tỷ Nhân dân tệ
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: annual report 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 by PBOC


Hình thức giao dịch gồm mua bán lại và mua bán hẳn (outright).
Hình thức mua bán lại gồm: hợp đồng repo được sử dụng để rút tiền cơ sở
làm giảm lượng vốn khả dụng; và hợp đồng repo đảo ngược (reverse repos)
sử dụng để phát hành tiền cơ sở làm tăng lượng vốn khả dụng. Từ tháng
5/1998 tới giữa năm 2000, duy chỉ có hoạt động mua bán lại được PBC sử
dụng với mục đích duy nhất là phát hành tiền cơ sở (base money). Tuy
nhiên, từ giữa năm 2000, hoạt động này ở Trung Quốc lại tập chung chủ
yếu vào việc hút tiền cơ sở từ hệ thống ngân hàng, số lần thực hiện hình
thức giao dịch hợp đồng repo đảo ngược giảm, số lần thực hiện hình thức
giao dịch repo và phát hành tín phiếu NHTW tăng (xem bảng 2.h).
Bảng 2.h. Nghiệp vụ thị trường mở ở Trung Quốc, tháng 2/2000 –
12/2006
Đơn vị: lần
Tổng số thực Hợp đồng repo Hợp đồng Tín phiếu
Năm
hiện đảo ngược repo NHTW
2000 132 107 25 0
2001 50 26 24 0
2002 77 45 32 0
2003 73 6 18 49
2004 138 1 43 94
2005 189 3 62 124
2006 137 1 39 97
Tổng cộng 796 189 243 364
Nguồn: Instruments of monetary policy in china and their effectiveness:
1994 – 2006, by Mychael Geiger, page 10
51

2.3.3.2. Dự trữ bắt buộc


Năm 1984, PBC áp dụng mức dự trữ bắt buộc nhỏ nhất (minimum
reserve requirements) để kiểm soát vốn khả dụng của hệ thống tài chính và
quản lý dự trữ bắt buộc theo phương pháp nối tiếp. Cụ thể, PBC thiết lập
các mức dự trữ bắt buộc khác nhau áp dụng đối với từng lọai tiền gửi của
từng đối tượng gửi tiền và từng loại hình tổ chức tài chính. Vào năm 1985,
PBC xóa bỏ các mức dự trữ bắt buộc khác nhau này và đưa ra một tỷ lệ dự
trữ bắt buộc chung nhỏ nhất là 10% áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng.

Chỉ bắt đầu từ năm 1998 trở lại đây, công cụ dự trữ bắt buộc mới
được sử dụng hiệu quả trong việc điều tiết vốn khả dụng. Chế độ dự trữ bắt
buộc ở Trung Quốc có đặc điểm là khỏan mục dự trữ dư thừa và dự trữ nhỏ
nhất (minimum reserves) của NHTM gửi tại NHTW được hưởng lãi
(interest bearing). Trong suốt những năm 1990, lãi suất được tính cho phần
dự trữ này rất cao, nên các NHTM luôn duy trì duy trì một mức dự trữ cao
tại NHTW thay vì cho vay doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn và đảm bảo an
toàn tín dụng. Mục đích mà PBC áp dụng lãi suất cho phần dự trữ của
NHTM là thiết lập một mức lãi suất sàn trở thành công cụ hiệu quả để kiểm
soát lãi suất thị trường tiền tệ (xem biểu đồ 2.16). Vào tháng 4/2004, PBC
quyết định thiết lập cơ chế dự trữ bắt buộc mới, theo đó, áp dụng các tỷ lệ
dự trữ bắt buộc khác nhau đối với từng tổ chức tài chính.
Biểu đồ 2.20. Dự trữ bắt buộc và dự trữ dư thừa của các tổ chức tài
chính Trung Quốc, tháng 12/2001 – 12/2006.

Nguồn: Money market operations in china: monetary policy or FX policy,


by Shigeto Nagai, Hong Wang – International Department of BOJ, page 19
52

2.3.3.3. Chính sách cho vay

Trước năm 1998, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu giao
động trong khoảng 5 – 10%, thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng
thương mại và lãi suất cho vay của PBC (PBC lending rate). Từ năm 1998
trở lại đây, lãi suất tái chiết khấu được ấn định theo lãi suất cho vay của
ngân hàng Trung ương (central bank lending rates). Vào năm 2004, PBC sử
dụng lãi suất tái chiết khấu như một lãi suất chuẩn của các khoản vay từ
NHTW (the benchmark rate of central bank lending), từ đó xác định lãi suất
cho vay của NHTW trong biên độ cho phép của công cụ tái chiết khấu mà
không theo sự ấn định của Hội đồng nhà nước. Tuy nhiên, ở Trung Quốc
doanh thu hoạt động của nghiệp vụ tái cấp vốn còn quá nhỏ, ảnh hưởng rất
ít tới mức tăng trưởng lượng tiền cơ sở (monetary base) và vốn khả dụng
của hệ thống ngân hàng. Do đó, hiện nay chính sách tái chiết khấu không
được PBC sử dụng trong việc điều tiết, quản lý vốn khả dụng của các tổ
chức tài chính mà chủ yếu nhằm mục đích tác động tới thị trường thương
phiếu, là nơi tài trợ vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp.

Bảng 2.k. Thị trường Hối phiếu Trung Quốc, 2004 - 2007
Đơn vị: tỷ Nhân dân tệ
Khối lượng
Khôi lượng Khối lượng tái
Năm thương phiếu
chiết khấu chiết khấu
phát hành
2004 0,768 4,71 -
2005 1 6,75 2.500
2006 5,43 8,49 3.990
2007 5,87 10,11 13.822

Nguồn: Annual Report 2004, 2005, 2006, 2007 by PBC.

2.3.3.4.Tiền pháp định

Trong những năm gần đây, mức cung tiền và các khỏan vay ngân
hàng (bank loan) tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng hằng năm lên tới 15 – 20%,
vượt xa so với mục tiêu của Chính phủ đề ra. Trong sự tăng lên của khối
tiền M2, bên cạnh sự gia tăng ổn định các khoản vay ngân hàng, thì các
nguồn tài chính từ nước ngoài bao gồm thặng dư thương mại và đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), các khoản tiền gửi từ nước ngoài và các nguồn vốn
đầu cơ ngắn hạn (speculative short-term funds) đã trở thành nhân tố chính
tác động làm tăng M2.
53

Biểu đồ 2.21. Dự trữ ngoại hối ở Trung Quốc, 1999 – 2007


Đơn vị: 100 triệu USD

Nguồn: Foreign Exchange Reserve Statistic by PBC

Tiền pháp định là một trong những công cụ điều tiết vốn khả dụng
quan trọng của PBC. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, hướng tỷ giá có lợi
cho xuất khẩu, cán cân thương mại và cán cân vốn luôn thặng dư ở mức cao,
đây chính là nguồn ngoại tệ chảy vào Trung Quốc tăng liên tục qua các năm,
để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng bằng đồng Nhân dân tệ, PBC đã mua vào
số ngoại tệ này làm quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng mạnh
(xem biểu đồ 2.21)

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý của PBC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng, đây là cơ sở cung cấp thông tin
quan trong nhất về trạng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại vì thế
PBC đã tập trung vào phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng, như: mở
rộng các thành viên tham gia giao dịch, hình thức giao dịch và hàng hóa
tham gia giao dịch…Thực tệ đã chứng minh trong những năm gần đây, thị
trường liên ngân hàng Trung Quốc phát triển rất mạnh và nhờ đó PBC có
đước kênh thông tin truyền tải hữu hiệu về thực trạng và quản lý vốn khả
dụng của hệ thống ngân hàng.

2. Về cơ chế điều hành lãi suất, PBC hình thành một hệ thống lãi suất
có giá trị tham chiếu quan trọng trên thị trường tiền tệ Trung Quốc:
CHIBOR, lãi suất repo, lãi suất giấy tờ có gía của NHTW và đặc biệt là
SHIBOR, đây được coi là lãi suất chuẩn có tính chất định hướng các loại lãi
suất khác trên thị trường tiền tệ Trung Quốc. Cũng như các quốc gia phát
triển khác, PBC trong qúa trình từng bước tiến tới tự do hóa lãi suất của
minh đã hinh thành một loại lãi suất liên ngân hàng mới SHIBOR tồn tại
bên cạnh CHIBOR. Với chức năng của mình, SHIBOR đã phản ánh một
cách xác thực nhất tình trạng vốn khả dụng của cac ngân hàng thương mại.
54

Đây cũng là cách thức quản lý vốn khả dụnng thông qua việc điều hành hệ
thống lãi suất một cách linh hoat, khá hiệu quả của PBC.

3. Trên cơ sở phát triển tốt thị trường liên ngân hàng, thị trường repo
trái phiếu liên ngân hàng, cơ chế điều hành lãi suất càng ngày càng linh hoạt
đã tạo cho PBC đã sử dụng một cách hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường
mở, được xem là công cụ hữu hiệu nhất trong việc quản lý vốn khả dụng
của tất cả các quốc gia. Với hai hình thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
là: hợp đồng repo, hợp đồng repo đảo ngược và phát hành tín phiếu NHTW,
PBC điều tiết lượng vốn khả dụng một cách linh hoạt. Như ta thấy, từ giữa
năm 2000 trở về trứơc, khi tăng trửơng kinh tế trở thành mục tiêu chính,
PBC đã tăng cừơng phát hành tiền cơ sở, hỗ trợ vốn khả dụng cho hệ thống
ngân hàng thì số lượt thực hiện hình thức hợp đồng repo đảo ngược thường
xuyên được sử dụng. Ngược lại, từ giữa năm 2000 trở lại đây, do tình hình
kinh tế thế giới bất ổn, lạm phát có xu hướng leo thang, PBC đã thay đổi
mục tiêu chính sách tiền tệ sang chống lạm phát và tiến hành làm giảm vốn
khả dụng của hệ thống ngân hàng, do đó số lần thực hiện các hợp đồng repo
đảo ngược giảm đi, số lượt thực hiện hợp đồng repo tăng nhanh qua các
năm.

3. Quản lý dự trữ bắt buộc ở Trung Quốc theo phương pháp kỳ nối
tiếp, đây là phương pháp đơn giản nhất, cho phép PBC dự báo một cách
chính xác cầu về dự trữ trước đó một tháng. Để kiểm soát cầu dự trữ vượt
mức PBC áp dụng mức lãi suất cho khoản mục dự trữ dư thừa, từ đó có thể
nắm bắt được biến động của cầu dự trữ dư thừa.

4. Công tác dự báo vốn khả dụng được PBC xây dựng thành các
chương trình hệ thống dự báo hằng quí, hằng năm theo mục tiêu chính sách
tiền tệ. Để có được số liệu cập nhật theo từng ngày, PBC thực hiện chương
trình báo cáo hằng ngày về tình trạng vốn khả dụng của tất cả các thành
viên tham gia trên OMOs thông qua hệ thống tổng hợp điện tử.

Kết luận chương 2

1. Tính độc lập của NHTW phải được coi trọng, nhất là ở Nhật Bản
và Hàn Quốc, biểu hiện là trong các quyết định về chính sách tiền tệ họ đều
có một Hội đồng chính sách tiền tệ riêng, như : Nhật Bản có Hội đồng
chính sách, Hàn Quốc có Hội đồng chính sách tiền tệ (MPC)

2. Thị trường liên ngân hàng luôn phải được xem xét ưu tiên phát
triển hàng đầu, đặc biệt là PBC khi họ quyết tâm thay đổi toàn bộ cục diện
55

thị trường tiền tệ Trung Quốc vào năm 1996, sau đó mới hoàn thiện đầy đủ
vai trò, chức năng của NHTW mà vai trò quản lý, điều tiết vốn khả dụng chỉ
là một ví dụ. Vì khi thị trường liên ngân hàng phát triển kéo theo thị trường
tiền tệ cũng phát triển theo, từ đó tạo điều kiện cho NHTW thực hiện quản
lý, vốn khả dụng hay thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả nhất.

3. Phải xây dựng một hệ thống lãi suất tham chiếu để định hướng thị
trường, trong đó vai trò lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò chủ chốt hàng
đầu. Vì lãi suất thị trường liên ngân hàng là lãi suất phản ánh đầy đủ thông
tin về tình trạng cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên
xu hướng mới đây ở hầu hết các quốc gia khi có thị trường repo trái phiếu
phát triển thì lãi suất repo càng đóng vai trò quan trọng như một công cụ lãi
suất của NHTW trong việc quản lý thị trường, điều tiết vốn khả dụng. Qua
trường hợp của Hàn Quốc ta thấy rõ nhất, BOK sử dụng lãi suất repo (7
ngày) làm lãi suất cơ bản điều chỉnh toàn bộ hệ thống lãi suất của Hàn Quốc,
trong đó có cả lãi suất liên ngân hàng (qua đêm) Hàn Quốc vốn là lãi suất
chủ đạo và là mục tiêu hoạt động của BOK.

4. Thực hiện quản lý dự trữ theo phương pháp nối tiếp nhau, khiến
công tác dự báo các yếu tố về cầu vốn khả dụng tương đối dễ dàng vì
NHTW hoàn toàn biết chắc chắn về lượng cầu DTBB do đó việc dự báo cầu
vốn khả dụng của TCTD chính là dự báo về cầu dự trữ dư thừa

Quản lý dự trữ theo phương pháp trùng nhau một phần sẽ gặp khó
khăn trong việc dự báo cầu vôn khả dụng nhưng ngược lại, số dư tiền gửi để
tính DTBB cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn, và do đó hiệu quả
sẽ cao hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện cách quản lý giống BOJ, BOK..
đòi hỏi phải có thị trường liên ngân hàng có mức độ phát triển nhất định và
đặc biệt phải có một hệ thống thanh toán hiện đại: BOJ-net, BOK-wire.

Trong quản lý dự trữ bắt buộc theo phương pháp trùng nhau một
phần, bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kỳ
duy trì để hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng
phải phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương, từ đó đảm bảo cân bằng tài
chính, phụ thuộc vào từng đặc điểm ở từng nước.

5. Việc bơm hút vốn khả dụng chủ yếu thực hiện thông qua công cụ
nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên công cụ tiền pháp định cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc bơm hút vốn khả dụng đối với những nền kinh tế
theo đuổi chiến lược xuất khẩu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Thông qua công cụ này Ngân hàng Trung ương không chỉ góp phần thúc
56

đẩy thị trường ngoại hối phát triển, tạo điều kiện bình ổn tỷ giá mà còn góp
phần quản lý điều tiết vốn khả dụng linh hoạt, hiệu quả.

6. Khi thị trường tài chính phát triển, thì công cụ tái cấp vốn, dự trữ
bắt buộc đóng vai trò ít hơn trong việc quản lý vốn khả dụng. Nghiệp vụ tái
cấp vốn tập trung chủ yếu dưới hình thức cho vay lombard và thấu chi, còn
quản lý dự trữ bắt buộc theo phương pháp trùng nhau một phần như cách
quản lý của BOJ, BOK.
57

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHNN VIỆT NAM, THỰC


TRẠNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Xem xét và đánh giá thực trạng quản lý vốn khả dụng ở Việt Nam

3.1.1. Phương pháp quản lý vốn khả dụng ở Việt Nam

Theo Quyết định số 37/2000/QD-NHNN1 ngày 24/1/2000 của Thống


đốc NHNN về quy chế quản lý vốn khả dụng và Quyết định số
38/2000/QD-NHNN1 ngày 24/1/2000 của Thống đốc NHNN về kỳ dự báo
và định kỳ cung cấp thông tin cho công tác quản lý vốn khả dụng. NHNN
thực hiện công tác quản lý vốn khả dụng theo trình tự như sau:

- Thứ nhất: tổ chức thu thập, lưu giữ thông tin liên quan đến vốn khả
dụng của các TCTD trong từng thời kỳ.

- Thứ hai: phân tích và dự báo sự thay đổi vốn khả dụng của các
TCTD trong từng thời kỳ.

- Thứ ba: xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các TCTD để
đảm bảo thực hiện mục tiêu CSTT Quốc gia trong từng thời kỳ và
đưa ra các kiến nghị cho việc quyết định mua,bán GTCG ngắn hạn
của NHNN trên thị trường mở.

- Thứ tư: dự đoán các diễn biến tiền tệ trong thời gian tới và tìm
nguyên nhân để NHNN có các biện pháp điều hành CSTT cho phù
hợp với các mục tiêu của từng thời kỳ.

Đây là những văn bản pháp lý quan trọng để NHNN thực hiện việc
quản lý vốn khả dụng phục vụ cho việc điều hành CSTT. Thực ra NHNN
không phải chỉ tiến hành những công việc này từ khi có các văn bản pháp
quy mà trước đó NHNN đã thực hiện. Do việc quản lý vốn khả dụng đòi hỏi
phải gắn chặt vào nghiệp vụ thị trường mở nên trước tháng 7/2000, khi chưa
có thị trường mở, NHNN thực hiện quản lý vốn khả dụng ở mức độ thử
nghiệm và hiệu quả tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ là rất ít.

Từ năm 1992 – 1999, NHNN đã thực hiện việc cung ứng tiền cho nền
kinh tế hàng năm trên cơ sở vốn khả dụng của các NHTM. Khi các NHTM
58

thiếu vốn khả dụng, NHNN thực hiện tái cấp vốn và ngược lại khi các
NHTM dư thừa vốn khả dụng, NHNN thu tiền về bằng cách bán ra tín
phiếu NHNN. Đây là một cách quản lý dựa vào hiện tượng để đưa ra quyết
định, thiếu tính chủ động, không đón đầu. NHNN không nắm bắt được
những nhu cầu về vốn khả dụng nên việc điều tiết chỉ được tiến hành khi
hiện tượng thừa hoặc thiếu vốn khả dụng thực sự xảy ra. Nói một cách khác
là những giải pháp tiền tệ thường được thực hiện sau những diễn biến tiền tệ.
Những giải pháp này không có tác dụng ngăn ngừa mà chỉ để giải quyết hậu
quả.

Từ năm 2000 đến nay, NHNN thực hiện quản lý vốn khả dụng mang
tính chủ động hơn. Trên cơ sở những quy định về quản lý vốn khả dụng,
NHNN tổ chức thu thập, lưu giữ các thông tin liên quan đến vốn khả dụng
và tiến hành xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các TCTD để đảm
bảo thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ. Các thông tin
liên quan bao gồm:

- Cung – cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và sự can thiệp của NHNN.
Chênh lệch cung – cầu ngoại tệ tính theo VND chính là lượng làm
biến đổi vốn khả dụng qua con đường mua – bán ngoại tệ của NHNN.
Thông tin này xác định và thu thập tại Sở giao dịch.

- Nhu cầu vay và khả năng huy động vốn của các NHTM tác động đến
khoản vay từ NHNN. Chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng huy động
vốn của các NHTM chính là lượng vốn khả dụng cần được bù đắp từ
NHNN thông qua con đường tái cấp vốn. Thông tin này xác định và
thu thập từ Vụ tín dụng.
- Những diễn biến thu chi của NSNN thể hiện trên tài khoản tiền gửi
của KBNN tại NHNN. Sự thay đổi số dư tiền gửi KBNN trong kỳ
cho phép NHNN dự kiến được những khả năng biến đổi cho kỳ tiếp
theo. Thông tin này lấy từ Sở giao dịch NHNN.
- Doanh số phát hành và thu hồi tiền mặt của NHNN. Chỉ tiêu này
được sử dụng để tính toán lượng vốn khả dụng cần đáp ứng bằng tiền
mặt từ NHNN. Thông tin này thu thập từ Vụ nghiệp vụ phát hành và
kho quỹ.
- Các thông tin khác có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn khả dụng trong kỳ.
Các thông tin này được sử dụng để dự báo sự thay đổi vốn khả dụng
trong kỳ. Chất lượng dự báo thường phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp kịp
thời, chính xác, đầy đủ thông tin có liên quan đến vốn khả dụng. Sau khi đã
59

dự báo được mức dự trữ cần thiết hợp lý, NHNN coi đây là cơ sở quan
trọng để NHNN chủ động đưa ra các biện pháp tác động vào vốn khả dụng
của các TCTD. Có thể nói đây là một hoạt động mang tính chủ động của
NHNN để điều hành cung ứng tiền. Tất nhiên việc dự báo không chính xác
có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều hành nhưng bằng kinh nghiệm và áp
dụng những kỹ thuật hiện đại trong dự báo, NHNN đã dần dần khắc phục
được những hạn chế để kết quả dự báo ngày càng có sức thuyết phục hơn.
Biểu đồ 3.1. Biến động các yếu tố tự định tác động tới cung vốn khả
dụng ở Việt Nam, 2000 - 2007.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
350
300
250
200
150
100
50
0
-50
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Jun-07
Tài sBn có ngoMi tN ròng Cho vay Chính phQ ròng
Các khoBn ròng khác TiSn ngoài l?u thông

Nguồn: Balance sheet of The State Bank of Vietnam in Vietnam Statistical


Appendix, IMF Country Report 2007, 2006, 2003.
Hoạt động quản lý vốn khả dụng phải gắn chặt với nghiệp vụ thị
trường mở. Khi vốn khả dụng được dự báo là dư thừa so với lượng cần duy
trì của các TCTD thì NHNN sẽ áp dụng nghiệp vụ bán trên thị trường mở
để hút lượng dư thừa về NHNN. Khi vốn khả dụng được dự báo là thiếu thì
NHNN phải sử dụng nghiệp vụ mua trên thị trường mở để bổ sung vốn khả
dụng một cách kịp thời cho các TCTD. Như vậy nếu thị trường mở chưa
phát triển thì sẽ khó có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu mua bán phát sinh
dẫn đến hiệu quả tác động thấp. Quản lý vốn khả dụng suy cho cùng là tìm
ra được số lượng tiền cần phát hành thêm hoặc rút bớt ra khỏi các ngân
hàng trong những thời kỳ ngắn hoặc rất ngắn. Nếu việc dự kiến cầu tiền
được dùng làm cơ sở định hướng cho việc phát hành tiền trong suốt cả năm
thì việc quản lý vốn khả dụng với bản chất cũng như dự kiến cầu tiền nhưng
là để có được số lượng điều tiết theo từng quý, tháng,tuần… NHNN căn cứ
vào số lượng cần điều tiết để đưa ra các công cụ CSTT để can thiệp vào vốn
khả dụng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
60

3.1.2. Công cụ chính sách tiền tệ và nghiệp vụ của NHNN


3.1.2.1. Chính sách cho vay
Công cụ này được NHNN sử dụng để cung ứng vốn khả dụng cho
các tổ chức tín dụng. Từ năm 1991, sau khi có 2 Pháp lệnh ngân hàng,
NHNN chính thức áp dụng công cụ này và đương nhiên NHNN trở thành
người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng. Các TCTD muốn
được tái cấp vốn phải thỏa mãn các điều kiện: phải tham gia trên thị trường
liên ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi, chấp hành các qui định của
NHNN...Các TCTD chỉ được tái cấp vốn sau khi đã vay vốn lẫn nhau trên
thị trường liên ngân hàng và NHNN thực hiện tái cấp vốn trong phạm vi
tổng mức tín dụng được phép cung ứng trong năm. Trên cơ sở các quy định
đó, NHNN ấn định lãi suất tái cấp vốn và các hình thức tái cấp vốn.
Bảng 3.a. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ở Việt Nam, 2003 -
2008
Đơn vị: %/năm
Ngày áp dụng Lãi suất chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn
01/08/2003 3,0 5,0
15/01/2005 3,5 5,5
01/04/2005 4,0 6,0
01/12/2005 4,5 6,5
01/02/2008 6,0 7,5
19/05/2008 11 13
11/06/2008 13 15

Nguồn: www.sbv.gov.vn/chính sách tiền tệ


Sau khi pháp lệnh NHNN có hiệu lực, NHNN thực hiện việc tái cấp
vốn cho các TCTD dưới các hình thức sau đây:
Theo quyết định số 02 – NHQĐ ngày 08/01/1991, các TCTD muốn
được vay tại NHNN phải có đủ điều kiện hoạt động theo pháp lệnh ngân
hàng và phải thực hiện đủ dự trữ bắt buộc, có tiền gửi chính tại NHNN.
NHNN cho vay dưới 2 hình thức:
• Cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán gồm tái chiết khấu và cho
vay sau thanh toán bù trừ. Tái chiết khấu được áp dụng đối với trái
phiếu kho bạc còn thời hạn thanh toán và các khế ước vay chưa đến
hạn thu nợ. Cho vay sau thanh toán bù trừ áp dụng cho các TCTD
thiếu khả năng thanh toán. Mức cho vay theo chỉ tiêu tối đa là 200 tỷ
VND.
61

• Cho vay bổ sung vốn tín dụng ngắn hạn áp dụng cho tất cả các TCTD
có đủ điều kiện vay và phải đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Thời
hạn cho vay áp dụng theo quý và mức cho vay tối đa bằng lượng tiền
được phép cung ứng qua kênh tín dụng.
Hai hình thức cho vay này được áp dụng đã góp phần bổ sung vốn
khả dụng cho các TCTD thời gian này. Các TCTD đã có nhiều cơ hội để bổ
sung vốn ngắn hạn nhưng vì lãi suất tái cấp vốn gần ngang bằng với lãi suất
kinh doanh ngân hàng nên khối lượng vay của các TCTD thời kỳ này không
lớn. Hơn nữa, việc cho vay theo quyết định trên mới chỉ tính đến việc bổ
sung vốn ngắn hạn cho các ngân hàng mà chưa tính đến hiệu quả kinh
doanh thực sự. Chính vì vậy đến tháng 11/1994, NHNN xóa bỏ quyết định
02, áp dụng cho vay theo quyết định mới.
Theo quyết định 285 – NHQĐ ngày 10/11/1994, NHNN áp dụng tái
cấp vốn cho các TCTD với các điều kiện sau đây:
• TCTD phải là thành viên của thị trường liên ngân hàng.
• TCTD kinh doanh có lãi.
• Chấp hành các qui định của NHNN về DTBB.
• TCTD phải có đơn xin vay.
• NHNN chỉ tái cấp vốn khi các TCTD đã vay vốn lẫn nhau trên thị
trường liên ngân hàng.

Khi có đủ các điều kiện trên, NHNN sẽ áp dụng tái cấp vốn dưới 2
hình thức: cho vay thế chấp chứng từ có giá và cho vay theo đối tượng chỉ
định của Chính phủ. Chứng từ thế chấp bao gồm 3 loại: tín phiếu NHNN,
tín phiếu kho bạc và khế ước cho vay ngắn hạn. Các đối tượng chỉ định
thường là các đối tượng cần thiết do Chính phủ giao như thư mua lương
thực, dự trữ vật tư, phục hồi sản xuất sau thiên tai...thời hạn tái cấp vốn tối
đa là 6 tháng. Với hình thức này, NHNN đã hỗ trợ tích cực cho NHTM đảm
bảo khả năng thanh tóan và bổ sung cho nền kinh tế. Thông qua tái cấp vốn,
NHNN đã thể hiện được vai trò của người cho vay cuối cùng, thúc đẩy cho
thị trường liên ngân hàng phát triển.

Việc cho vay theo Quyết định 285 của NHNN về cơ bản cũng xuất
phát từ nhu cầu bổ sung vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại,
ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết theo đối tượng chỉ định của
Chính phủ. Cho vay theo đối tượng chỉ định mặc dù không hoàn toàn mang
bản chất của tái cấp vốn nhưng nó góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ, đổi
mới cơ cấu kinh tế, khắc phục thiên tai, giảm bớt chi tiêu tài chính trong lúc
62

ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và tăng hiệu qủa sử dụng tiền phát
hành. Tuy nhiên, nếu mở rộng quá lớn hình thức cho vay này sẽ ảnh hưởng
tới mục tiêu CSTT. Do vậy hạn mức cho vay ở cả hai hình thức phải đảm
bảo không vượt quá hạn mức cho vay của CSTT đề ra.
Sau khi Luật NHNN ra đời, việc tái cấp vốn của NHNN có một số
thay đổi. Theo quyết định số 356 – NHQĐ ngày 06/9/1999, NHNN áp dụng
tái cấp vốn dưới ba hình thức:

• Cho vay thế chấp chứng từ tín dụng: Các TCTD được tái cấp vốn tại
NHNN với các chứng từ thế chấp là khế ước cho vay ngắn hạn hoặc
các chứng từ tín dụng khác.

• Tái chiết khấu các GTCG.

• Cho vay có đảm bảo bằng GTCG ngắn hạn

Các loại GTCG chủ yếu vẫn là tín phiếu NHNN, tín phiếu hoặc trái
phiếu kho bạc ngắn hạn. Mục đích của các loại cho vay nhằm cung ứng vốn
cho hệ thống ngân hàng và đảm bảo vốn trong thanh tóan. Thời hạn cho vay
theo thời hạn còn lại của GTCG nhưng tối đa không quá 3 tháng. Những
TCTD nằm trong tình trạng đặc biệt sẽ không được phép vay tại NHNN.
Bảng 3.b. Tín dụng của NHNN đối với các TCTD, 1996 - 2007
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm Khối lượng tín dụng của NHNN
1996 7,70
1997 6,80
1998 6,50
1999 10,3
2000 14,3
2001 17,8
2002 19,2
2003 13,6
2004 14,4
2005 11,0
2006 8,00
6 tháng đầu năm 2007 10,4

Nguồn: Balance sheet of The State Bank of Vietnam in Vietnam Statistical


Appendix, IMF Country Report 2007, 2006, 2003, 2002.
63

Như vậy với các hình thức tái cấp vốn của NHNN ngày càng được
qui định một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế
theo đúng mục tiêu CSTT:

Thứ nhất, NHNN bám sát vào nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD
và tổng mức tín dụng được phép cung ứng hàng năm để thực hiện cho vay.
Trong bối cảnh công cụ thị trường mở chưa phát huy được tác dụng thì
công cụ tái cấp vốn là công cụ rất cơ bản giúp cho NHNN điều hành thành
công chinh sách tiền tệ trong thời gian qua.

Thứ hai, khi vốn khả dụng của các TCTD xét trên toàn hệ thống có
xu hướng dư thừa, nhưng lại tập trung chủ yếu ở một số NHTM Nhà nước.
Trong khi hoạt động thị trường liên ngân hàng chưa thực sự thông suốt nên
một số NHTM Cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn có thiếu hụt
tạm thời về vốn khả dụng, thì NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn dưới hình
thức chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá nhằm hỗ trợ cho các NHTM Cổ phần,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo khả năng thanh toán.

Hạn chế lớn nhất của NHNN chỉ chủ động trong việc cung ứng vốn
ra, nhưng lại bị động trong việc thu hút vốn về NHNN. Nghĩa là NHNN
hoàn toàn không chủ động trong việc sử dụng công cụ này để điều tiết cung
ứng vốn khả dụng. Vấn đề này gợi ý với chúng ta cần phải xem xét lại vị trí
của công cụ này trong điều hành thời gian tới.
3.1.2.2. Dự trữ bắt buộc
Cũng giống như Trung Quốc, quản lý vốn khả dụng theo phương
pháp nối tiếp, và NHNN cũng thực hiện trả lãi cho phần dự trữ vượt mức.
Đồng thời, để khuyến khích các TCTD sử dụng vốn hiệu quả, tránh tăng lãi
suất dẫn đến dư thừa vốn khả dụng VND, NHNN đã thay đổi phương thức
trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND (Quyết định số 923/QĐ -
NHNN ngày 20/7/2004). Theo đó, đối với dự trữ bắt buộc bằng VND,
NHNN chỉ trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc (1,2 %/năm) mà không trả lãi
cho phần tiền gửi dự trữ bắt buộc vượt mức.
64

Biểu đồ 3.2. Tiền gửi bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ dư thừa của
các TCTD tại NHNN, 1998 - 2007.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Jun-
07

Nguồn: Balance Sheet of The State Bank of Vietnam in Vietnam Statistical


Appendix, IMF Country Report 2007, 2006, 2003

Hiện nay ở Việt Nam, với điều kiện thị trường tiền tệ phát triển ở
mức độ thấp, trình độ công nghệ chưa cao, nghiệp vụ OMOs chưa phát huy
hết hiệu quả trong điều tiết vốn khả dụng, thì công cụ dự trữ bắt buộc vẫn
đóng vai trò chủ chốt. NHNN có thể chủ động tác động tới cầu vốn khả
dụng của các ngân hàng thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy
nhiên việc điều tiết này gây xáo trộn lớn về vốn trên toàn diện hệ thống, nên
nó sẽ trở nên không hiệu quả nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cứ thường xuyên
thay đổi. Hạn chế lớn nhất hiện nay đối với công cụ DTBB đó là việc qui
định trả lãi cho tiền gửi dự trữ vượt mức không khuyến khích các NHTM sử
dụng tối đa nguồn vốn dẫn đến tình trạng dự trữ vượt mức nhiều (giống như
Trung Quốc hiện nay), từ đó hạn chế hoạt động cho vay qua đêm.

3.1.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở đi vào hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ
ngày 12/7/2000. Đến nay nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành một công cụ
gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở đã góp
phần đảm bảo an toàn thanh toán, điều tiết vốn khả dụng, ổn định lãi suất
nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Tần suất và khối lượng trúng thầu nghiệp
vụ thị trường mở tăng dần qua các năm kể từ ngày khai trương cho đến nay
(xem bảng 3.c).
65

Bảng 3.c. Khối lượng giao dịch trên thị trường mở, 2000 - 2006.
Đơn vị: tỷ đồng
Số Khối lượng trúng thầu theo các phương thức giao
phiên dịch
Năm thực Mua kỳ Mua Bán kỳ
hiện Bán hẳn Tổng cộng
hạn hẳn hạn
2000 17 873,5 480 550 1.903,5
2001 48 3.253,81 60 50 570 3.933,81
2002 85 7.245,53 1.900 9.145,53
2003 107 9.844,15 11.340 21.184,15
2004 123 60.985,91 950 61.935,91
2005 159 100.679,15 700 1.100 102.479,15
10
133 26.332,77 200 77.102 103.634,77
tháng/2006
Tổng cộng 672 209.214,82 540 950 93.512 304.216,82

Nguồn: www.sbv.gov.vn/chính sách tiền tệ/nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ

Kỳ hạn giao dịch điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu điều tiết linh
hoạt vốn khả dụng của các TCTD theo mục tiêu CSTT. Từ năm 2004, ngoài
kỳ hạn chủ yếu từ 15 - 30 ngày, trong một số phiên NHNN còn chào mua
với thời hạn ngắn 7 ngày để đáp ứng khả năng thanh toán. Các thủ tục trong
giao dịch nghiệp vụ thị trường mở đến nay được coi là thuận tiện và nhanh
chóng nhất trong số các nghiệp vụ hỗ trợ vốn của NHNN đối với các TCTD.
Thông qua hoạt động đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, các TCTD có thể
nhận vốn vay ngay trong ngày để đáp ứng kịp thời vốn thanh toán.

Tuy nhiên, thành viên tham gia trên thị trường này vẫn còn hạn chế
và giấy tờ có giá hợp pháp giao dịch chưa có nhiều, do đó nghiệp vụ thị
trường mở với qui mô đầy đủ (full-scale open market operations), giống
như ở Hàn Quốc bắt đầu thực hiện vào năm 1986, vẫn chưa thực hiện được
ở Việt Nam thời gian qua.

3.1.2.4. Nghiệp vụ hoán đổi swap

Việt Nam duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, nên việc cân đối
hài hoà giữa mục tiêu điều tiết tỷ giá và cung ứng vốn khả dụng VND bằng
cách mua ngoại tệ vào của NHNN là rất khó khăn. Tình trạng dư thừa vốn
ngoại tệ, khan hiếm vốn nội tệ vẫn thường xuyên xảy ra trong các NHTM.
Do đó, từ ngày 17/7/2001 NHNN đã đưa vào sử dụng nghiệp vụ mua bán
ngoại tệ hoán đổi - SWAP để can thiệp vào tình hình này, đáp ứng nhu cầu
66

vốn ngắn hạn VND cho các NHTM, đồng thời tác động tới tỷ giá trên thị
trường.

Bảng 3.d. Tỷ lệ hoán đổi ngoại tệ của NHNN với các ngân hàng

Kỳ hạn Gía trị Tính theo


7 ngày 0,30 % Tỷ giá bán giao ngay
15 ngày 0,50 % Tỷ giá bán giao ngay
30 ngày 0,50 % Tỷ giá bán giao ngay
60 ngày 1,00 % Tỷ giá bán giao ngay
90 ngày 1,50 % Tỷ giá bán giao ngay

Nguồn: www.sbv.gov.vn/chính sách tiền tệ

3.2. Giải pháp nâng cao khả năng quản lý vốn khả dụng của NHNN
trong thời gian tới.

Để công tác quản lý vốn khả dụng của NHNN thực sự hiệu quả hơn
nữa, yêu cầu đặt ra không phải chỉ tập trung vào nhóm giải pháp mang tính
tạm thời mà ta cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trong dài hạn. Trên
cơ sở những yêu cầu đó kết hợp với những nghiên cứu lý luận và thực tiễn
tại Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, trong phạm vi một đề tài
khoa học tôi xin nêu ra những giải pháp mang tính dài hạn, cụ thể như sau:

3.2.1. Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam tạo ra môi
trường thuận lợi để NHNN quản lý vốn khả dụng hiệu quả:

Thông qua các lý luận và thực tiễn nghiên cứu tại các quốc gia ở hai
chương đầu, ta đều thấy một điều rằng: thị trường liên ngân hàng là nòng
cốt của thị trường tiền tệ. Mọi động thái chính sách tiền tệ nói chung hay
hoạt động điều tiết vốn khả dụng của NHNN trước tiên ảnh hưởng tới thị
trường này. Do đó tác động của NHNN bằng các công cụ chính sách tiền tệ
vào vốn khả dụng của các ngân hàng có hiệu quả hay không, theo quan
điểm người viết hoàn toàn phụ thuộc vào "môi trường" liên ngân hàng Việt
Nam phát triển ở mức độ nào. Vì thế giải pháp đầu tiên là phải phát triển thị
trường liên ngân hàng, với nhóm giải pháp sau:

- Thứ nhất về thành viên giao dịch, hiện nay đối tượng tham gia thị
trường liên ngân hàng vẫn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, trong khi
đó một tổ chức tài chính phi ngân hàng vốn đang phát triển rất mạnh mẽ ở
Việt Nam là các Công ty chứng khoán thì chưa hề tham gia vào các giao
67

dịch trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt
Nam mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, song trong tương lai việc
xem xét đưa các công ty chứng khoán vào giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng giống như các quốc gia mà ta đã nghiên cứu là điều cần lưu ý tới.

Thêm nữa, trên thị trường liên ngân hàng các quốc gia khác thường
có các công ty môi giới, như ở thị trường liên ngân hàng Nhật Bản có Công
ty môi giới Tanshi là công ty môi giới tiền tệ lớn nhất, bên cạnh nó còn có
cả một Hiệp hội môi giới tiền tệ (Money Broker Association), góp phần kết
nối cung cầu vốn của các thành viên tham gia, thúc đẩy thị trường trở lên
"trôi chảy" hơn. Ở Việt Nam cũng vậy, việc thành lập các công ty môi giới
tiền tệ là điều rất quan trọng làm tăng khối lượng giao dịch trên thị trường
liên ngân hàng, vì thế khi các TCTD thiếu hụt vốn khả dụng, họ sẽ thông
qua các trung gian này tìm kiếm được nguồn vốn bổ sung kịp thời mà
không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn vay từ NHNN nữa.
Ban đầu khi thành lập để đảm bảo tính ổn định của thị trường các công ty
này sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước và Bộ tài chính chịu trách nhiệm điều
hành hoạt động của công ty, nhưng khi thị trường đi vào ổn định, việc phát
triển các công ty dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau là điều gợi mở
trong thời gian tới.

- Thứ hai về hệ thống thanh toán, các giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng đòi hỏi phải thực hiện nhanh và trên phạm vi rộng (toàn cầu) vì
vậy việc chào giá, thoả thuận và thực hiện giao dịch phải thông qua hệ
thống mạng có độ an toàn cao. Hiện nay, có khoảng 30 ngân hàng thương
mại đã thực hiện giao dịch vốn (gửi tiền/cho vay và nhận tiền gửi/đi vay)
liên ngân hàng thông qua hệ thống giao dịch của Hãng Reuters. Tuy nhiên
do thông tin (lãi suất, kỳ hạn...) trên thị trường liên ngân hàng là rất quan
trọng đối với NHNN trong quản lý vốn khả dụng cho nên ở các nước có thị
trường liên ngân hàng phát triển thì NHTW của họ thường xây dựng một
mạng riêng cho mình, điển hình như ta đã nghiên cứu ở chương 2 có BOJ-
net của Nhật Bản và BOK-wire của Hàn Quốc, cho phép các ngân hàng
thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn liên ngân hàng thông qua mạng này.

Việc hình thành mạng này có vai trò tích cực đối với hoạt động của
thị trường vì thông qua việc cho phép các ngân hàng giao dịch qua mạng
này, NHNN có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường một
cách chủ động, biết được những biến động của các yếu tố ảnh hưởng tới
cung, cầu vốn khả dụng: tiền ngoài lưu thông, các dòng ngoại tệ, tiền gửi
Chính phủ... từ đó thực hiện việc quản lý vốn khả dụng hiệu quả hơn. Vì
68

vậy, NHNN cần nghiên cứu để sớm hình thành một mạng giao dịch tương
tự.
3.2.2. Lựa chọn lãi suất liên ngân hàng mục tiêu
Qua lý luận và nghiên cứu thực tiễn cơ chế điều hành lãi suất của các
quốc gia, ta thấy một điều rằng công cụ lãi suất liên ngân hàng mục tiêu trở
thành lãi suất chính sách và mục tiêu hoạt động. Ở Việt Nam hiện nay
NHNN chọn dự trữ của các ngân hàng là mục tiêu hoạt động, tuy nhiên
trong thời gian tới khi thị trường tài chính Việt Nam đã hội nhập sâu rộng
vào thị trường tài chính thế giới, với việc tham gia ngày càng nhiều của các
TCTC nước ngoài, thị trường liên ngân hàng vì thế cũng có những bước
phát triển mới, xu hướng pha trộn các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động phi ngân hàng đang làm cho khối lượng tiền cung ứng vựơt khỏi khả
năng kiểm soát của NHNN. Trong điều kiện này, việc kiểm soát khối tiền
dự trữ (vốn khả dụng) không cho phép dự đoán chính xác những biến động
của khối tiền cung ứng bằng các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là trong
OMOs, dự báo chính xác vốn khả dụng là điều kiện tiên quyết để NHNN
thực hiện thành công nghiệp vụ này. Mặt khác về bản chất nhu cầu vốn khả
dụng của các TCTD là ít nhạy cảm với lãi suất nên gây ít biến động lớn đối
với nhu cầu vốn khả dụng vì chỉ có bộ phận dự trữ vượt mức nhằm thỏa
mãn các nghĩa vụ tài chính thường xuyên là có phản ứng với sự thay đổi lãi
suất thị trường. Hơn nữa khi đó mọi biến động về tình hình tài chính thế
giới đều ảnh hưởng toàn diện tới hệ thống tài chính Việt Nam, để đo lường
sự biến động này, một trong những giải pháp cá nhân người viết đưa ra là
xem xét xây dựng một lãi suất liên ngân hàng mới với các kỳ hạn: qua đêm,
1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng,
8 tháng, 9 tháng và 12 tháng, tồn tại song song cùng với VNIBOR (hiện
chưa phản ánh một cách xác thực cung cầu vốn khả dụng giữa các ngân
hàng và kỳ hạn còn hạn chế), giống như cách thức làm của Ngân hàng Nhân
dân Trung Quốc (PBC) đã làm sau hơn 3 năm hội nhập vào thị trường tài
chính thế giới (xây dựng lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải - Shibor bên
cạnh Chibor, vào tháng 2/2007). Nếu như, việc xây dựng lãi suất liên ngân
hàng mới không cho phép thực hiện giống như Trung Quốc, thì nhất thiết
trong thời gian tới phải xây dựng lại cách thức tính toán của VNIBOR cho
sát với thị trường.

Về vấn đề xây dựng lãi suất liên ngân hàng mục tiêu tồn tại bên cạnh
VNIBOR, theo quan điểm của tôi, NHNN nên nghiên cứu kỹ kinh nghiệm
của Trung Quốc, bởi trong ba quốc gia ma tôi nghiên cứu thì Trung Quốc
và Việt Nam có mô hình kinh tế tương đồng nhau nhất. Bản thân tôi quan
sát thấy rằng có một sự tương đồng khá hợp lý giữa Việt Nam, Trung Quốc
69

về khía cạnh tài chính, đó là: nếu như ở Thượng Hải là trung tâm tài chính
của Trung Quốc, tại đây tháng 2/2007, họ đã đưa ra lãi suất liên ngân hàng
Thượng Hải (Shibor), là một trong những bước dần tiến tới tự do hóa lãi
suất của Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, Chính phủ định hướng Hồ Chí
Minh trở thành trung tâm tài chính. Vì thế theo tôi, cần có sự phối hợp giữa
NHNN và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, nghiên cứu và đưa ra lãi suất liên
ngân hàng Hồ Chí Minh (HOIBOR) - tên gọi có thể là khác, tuỳ vào quan
điểm của nhà quản lý.

Mục đích xây dựng một loại lãi suất mới này, theo quan điểm của
người viết đó là thay đổi mục tiêu hoạt động từ khối tiền dự trữ sang lãi suất
liên ngân hàng (trong đó kỳ hạn qua đêm quan trọng nhất), phản ánh nhu
cầu vốn khả dụng sát thực nhất của hệ thống tài chính, từ đó các quyết định
can thiệp, điều tiết vốn khả dụng vào thị trường của NHNN vì thế cũng
chính xác và hiệu qủa hơn. Và những biến động của lãi suất này sau những
can thiệp của NHNN cũng cho biết được hiệu quả hay sai lầm khi thực hiện
các công cụ chính sách tiền tệ tác động tới vốn khả dụng trên thị trường, từ
đó mà có những điều chỉnh kịp thời.

3.2.3. Các công cụ chính sách tiền tệ

Chính sách cho vay, NHNN tiếp tục đẩy mạnh hình thức cho vay
thấu chi trên hệ thống thanh toán liên ngân hàng vì với hình thức này các
TCTD có thể tiếp cận nguồn vốn vay nhanh nhất chỉ sau nghiệp vụ thị
trường mở. Bên cạnh đó, NHNN đa dạng hoá các giấy tờ có giá dùng để thế
chấp, chiết khấu. Tiếp đó trong thời gian tới, NHNN cần nghiên cứu và sớm
đưa hình thức cho vay Lombard vào ứng dụng (theo cách làm của BOJ),
nhằm tạo thêm nhiều kênh lựa chọn vay vốn cho các TCTD.

Dự trữ bắt buộc, hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi trọng
công cụ dự trữ bắt buộc trong việc hút vốn khả dụng bằng cách tăng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc mỗi khi cung tiền có dấu hiệu tăng cao và lạm phát tiền tệ xuất
hiện. Tuy nhiên, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động rất lớn làm tăng cầu vốn
khả dụng của toàn thị trường gây bất ổn trong hoạt động ngân hàng, trong
ngắn hạn có thể khiến một số ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng thiếu hụt dự
trữ. Trong khi đó, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, công cụ dự trữ bắt buộc lại
được sử dụng rất hạn chế và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít khi thay đổi. Thiết nghĩ,
điểm mấu chốt chính là ở phương pháp quản lý dự trữ. Với cách quản lý
trùng nhau một phần, đối tượng thuộc diện phải thực hiện dự trữ bắt buộc
phải luôn quan tâm đến dự trữ bắt buộc, không sử dụng quá mức dự trữ có
được. Cầu về dự trữ (cầu vốn khả dụng) vì thế mà cũng ít biến động hơn.
70

Do đó, để các ngân hàng phải tự quan tâm tới cầu dự trữ của mình, trong
thời gian tới NHNN cần nghiên cứu thay đổi phương pháp quản lý dự trữ
bắt buộc, từ nối tiếp sang trùng nhau một phần, nhằm hạn chế tác động tiêu
cực tới hệ thống ngân hàng khi sử dụng dự trữ bắt buộc trong quản lý vốn
khả dụng.

Về thời gian kỳ xác định và kỳ duy trì, trên cơ sở nghiên cứu lý luận
và thực tiễn tại Hàn Quốc và Singapore, tôi xin mạnh dạn đưa ra là 1 tháng
và kỳ trùng nhau là hai tuần, theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3. Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc ở Việt nam thời gian tới

Kỳ xác định

Ngày mùng 1 Ngày 30/31

Kỳ trùng nhau: 2 tuần

Ngày 15/16 Ngày 15/16 của


tháng tiếp theo

Kỳ duy trì

Sơ đồ về phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc mà tôi đưa ra dưới góc
độ một sinh viên thực hiện đề tài khoa học, chỉ mang tính chất gợi mở, tham
khảo, trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn của tôi tại hai quốc
gia trong khu vực, có thể nó không gần với thực tiễn của Việt Nam hiện nay,
nhưng tôi nhận thấy rằng, xu hướng hiện nay không chỉ tại Hàn Quốc và
Nhật Bản mà tại Singapore, Ấn Độ... người ta cũng áp dụng theo phương
pháp trùng nhau một phần, vì thế thiết nghĩ, để phù hợp với các nước trong
khu vực trong điều hành chính sách tiền tệ, nhất thiết trong thời gian tới
NHNN cần tiến hành nghiên cứu cụ thể về thay đổi phương pháp quản lý dự
trữ bắt buộc từ nối tiếp sang trùng nhau một phần.
71

Thêm nữa, trên thế giới không chỉ ở Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn
nhiều quốc gia khác như: Mỹ, Úc... họ không tính lãi cho phần dự trữ vựơt
mức nên các NHTM rất ít khi duy trì dự trữ vượt mức cao, vì thế nó không
gây ảnh hưởng tới hoạt động cho vay qua đêm. Còn ở Trung Quốc, tính lãi
cho phần dự trữ vượt mức vì trong cơ chế điều hành lãi suất, mục tiêu của
họ là thiết lập một mức lãi suất sàn trở thành công cụ hiệu quả để kiểm soát
lãi suất thị trường tiền tệ (như đã trình bầy ở phần 2.3.3.2), ở Việt Nam
chúng ta đã coi lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn, nên không thể sử dụng
lãi suất tính cho phần dự trữ bắt buộc làm lãi suất sàn được. Từ đó tôi nhận
thấy rằng, NHNN không nên tiếp tục tính lãi cho phần dự trữ bắt buộc, có
như thế nó mới không hạn chế các hoạt động cho vay qua đêm của các
NHTM.

Nghiệp vụ thị trường mở, đây là công cụ quan trọng nhất, linh hoạt
nhất trong việc điều tiết vốn khả dụng vì vậy cần mở rộng các giấy tờ có giá
được phép giao dịch trên thị trường mở và tạo điều kiện thu hút thêm nhiều
thành viên tham gia, tiếp tục nâng cấp hệ thống giao dịch, đặc biệt Sở giao
dịch NHNN cần nghiên cứu hệ thống thanh toán theo tổng thời gian thực
(RTGSs) trong giao dịch thị trường mở giống BOJ và BOK.

Thêm nữa, công tác dự báo vốn khả dụng gắn chặt với nghiệp vụ thị
trường mở, quyết định tới điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của công cụ này
nên NHNN cần:

- Hoàn thiện phương pháp dự báo theo hướng áp dụng mô hình kinh
tế lượng kết hợp với phán đoán.

- Xây dựng hiện đại hoá các chương trình dự báo giống mô hình dự
báo của Trung Quốc, theo các chương trình dự báo hằng quí, hằng năm.
NHNN cần xác định yếu tố tự định nào ảnh hưởng nhiều nhất tới biến động
cung vốn khả dụng, từ đó phân công, phối hợp công tác giữa các Vụ liên
quan, để có được thông tin kịp thời nhất về tình trạng vốn khả dụng. Thí dụ,
ở Nhật Bản, hai yếu tố tự định là tín dụng cho Chính phủ ròng và tiền ngoài
lưu thông ảnh hưởng nhiều nhất tới biến động cung vốn khả dụng trên thị
trường (như đã trình bày ở chương 2), vì thế công tác dự báo cung vốn khả
cũng chỉ tập chung chủ yếu vào phân tích sự biến động của hai yếu tố này,
với sự phân công phối hợp của ba vụ liên quan (xem bảng phụ lục 2), gồm:
Vụ phát hành tiền (Currency Issue Department), Vụ hoạt động
(Operationals Department) và Vụ thị trường tài chính (Financial Markets
Department).
72

Nghiệp vụ hoán đổi swap, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trên thị trường
tiền tệ họ đã hình thành một thị trường hoán đổi (swap market) hoạt động
chuyên nghiệp, các thành viên tham gia trên thị trường không chỉ có các
TCTD mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia rất động, trong đó
BOJ và BOK đóng vai trò vừa là thành viên tham gia thị trường vừa đóng
vai trò điều tiết thị trường. Thêm nữa, hình thức hoán đổi rất đa dạng, các
TCTD vừa có thể tham gia tìm kiếm nguồn vốn khả dụng bổ sung thiếu hụt
tạm thời, vừa có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời. Vì vậy, ở
Việt Nam, tuy nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ mới được hình thành, số lượng các
TCTD tham gia còn hạn chế, nhưng việc hình thành một thị trường tương tự
thì liên bộ bao gồm Bộ Tài chính và NHNN cần nghiên cứu trong thời gian
tới.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với NHNN

Vấn đề quan trọng đặt ra đối với NHNN là năng lực và kinh nghiệm
trong điều hành. Không phải ngẫu nhiên mà hội đồng lãnh đạo NHTW ở
các nước được qui định thời gian làm việc rất dài và cũng không phải ngẫu
nhiên mà lương công chức làm việc tại NHTW lại cao hơn lương công chức
tại các bộ, nghành khác. Điều đó chỉ có thể lý giải là do những đòi hỏi về
năng lực, kinh nghiệm cần phải có của các nhà chức trách tiền tệ. Một đội
ngũ cán bộ năng lực, kinh nghiệm sẽ cho phép NHTW thực hiện các phân
tích, đánh giá thị trường một cách chuẩn xác, đưa ra các dự báo phù hợp với
tình hình thực tế để từ đó quyết định cung ứng hoặc rút bớt tiền ra khỏi lưu
thông kịp thời và hiệu quả.

NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý tiền tệ và Ngân hàng
theo cơ chế thị trường đến nay mới được 10 năm. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ
năng lực chuyên môn vẫn chưa đảm bảo yêu cầu. Vì vậy NHNN cần phải
đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ, thực hiện đào tạo và đào tạo lại theo
chương trình chuẩn hóa phù hợp với xu thế hòa nhập hiện nay. Ngoài việc
phát triển đội ngũ cán bộ, NHNN cũng cần tập trung hoàn thiện các điều
kiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình điều hành cung ứng tiền. Đó là các kỹ
thuật thu thập và xử lý thông tin, kỹ thuật dự báo, kỹ thuật thống kê tiền tệ...
những kỹ thuật tiên tiến được áp dụng kết hợp với đội ngũ cán bộ có trình
độ và kinh nghiệm sẽ là nền tảng cho sự thành công trong quá trình cung
ứng và kiểm soát khối tiền của NHNN Việt Nam.

3.3.2. Đối với các bộ nghành có liên quan


73

NHNN là người thực hiện công tác dự báo, quản lý vốn khả dụng.
Trong quá trình thực hiện, một phần NHNN không thể đảm đương được
mọi công việc mà cần có sự phối hợp của nhiều bộ, nghành khác nhau. Các
bộ, các nghành có chức năng cung cấp thông tin liên quan để phục vụ cho
việc dự báo vốn khả dụng:

- Bộ Kế Hoạch Đầu tư: cung cấp thông tin về kế hoạch đầu tư trung
dài hạn hằng năm, chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông
tin này giúp cho NHNN có cơ sở để dự báo nhu cầu tín dụng, nhu cầu
tiền tệ của nền kinh tế.

- Bộ tài chính: cung cấp thông tin về thu chi NSNN, nguồn bù đắp
thiếu hụt ngân sách; kế hoạch cho vay trả nợ của Chính phủ; tình
hình cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Các thông tin
này là rất cần thiết để NHNN dự báo các diễn biến tiền tệ và nguồn
vốn khả dụng của các TCTD. Ngoài ra Bộ tài chính cần phải thực
hiện nghiêm túc các cam kết với NHNN về các khoản tạm ứng từ
NHNN, về việc xác định lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc bán lẻ
để không ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN.

- Bộ thương mại: cung cấp cho NHNN các thông tin về chính sách
thương mại, tình hình xuất nhâp khẩu.. để phân tích cán cân thanh
toán qua đó mà dự báo sự biến động tài sản có ngoại tệ.

- Ban vật giá Chính phủ: cung cấp các thông tin về sự biến động giá cả
thị trường để NHNN có cơ sở đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.

- Tổng cục thống kê: cung cấp các số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh
tế, xã hội của cả nước có liên quan đến việc hoạch định và thực thi
CSTT, kịp thời thông báo những chỉ tiêu kinh tế thực hiệ trong kỳ để
NHNN nắm được diễn biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần
thiết.

Kết luận chương 3:

Vấn đề nổi bật ở chương 3 là nêu lên thực trạng và các giải pháp
trong dài hạn nhằm nâng cao khả năng quản lý vốn khả dụng của NHNN
trong thời gian tới. Vì vây nội dung chủ yếu của chương này bao gồm:
74

1. Nêu nên công tác quản lý vốn khả dụng của NHNN từ trước và sau
khi nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng. Theo đó, trước tháng 7/2000,
khi chưa có thị trường mở, NHNN thực hiện quản lý vốn khả dụng ở mức
độ thử nghiệm và hiệu quả tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ là
rất ít. Khi các NHTM thiếu vốn khả dụng, NHNN thực hiện tái cấp vốn và
ngược lại khi các NHTM dư thừa vốn khả dụng, NHNN thu tiền về bằng
cách bán ra tín phiếu NHNN. Đây là một cách quản lý dựa vào hiện tượng
để đưa ra quyết định, thiếu tính chủ động, không đón đầu. NHNN không
nắm bắt được những nhu cầu về vốn khả dụng nên việc điều tiết chỉ được
tiến hành khi hiện tượng thừa hoặc thiếu vốn khả dụng thực sự xảy ra.

Từ năm 2000 đến nay, NHNN thực hiện quản lý vốn khả dụng mang
tính chủ động hơn. Trên cơ sở những quy định về quản lý vốn khả dụng,
NHNN tổ chức thu thập, lưu giữ các thông tin liên quan đến vốn khả dụng
và tiến hành xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các TCTD để đảm
bảo thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ.

2. Trong điều kiện thị trường liên ngân hàng chưa phát triển mạnh
mặc dù có những thời kỳ vốn khả dụng trong toàn hệ thống dư thừa nhưng
lại chỉ tập trung chủ yếu trong 4 NHTM Nhà nước, còn các NHTM cổ phần
vẫn thiếu hụt tạm thời, thì công cụ tái cấp vốn đã phát huy tác dụng trong
việc cung ứng vốn kịp thời cho khối NHTM này.

Công cụ dự trữ bắt buộc được xem là công cụ truyền thống của
NHNN trong việc hút bớt lượng vốn khả dụng về mỗi khi lượng tiền ngoài
lưu thông có xu hướng gia tăng và lạm phát tiền tệ xuất hiện.

Nghiệp vụ thị trường mở tuy mới ra đời được 8 năm nhưng nó đã thể
hiện tính ưu việt, nổi trội so với hai công cụ truyền thống của NHNN
(nghiệp vụ tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc) trong việc điều tiết vốn khả dụng.

Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ - swap ra đời năm 2001 đa góp phần giải
quyết tình trạng dư thừa vốn ngoại tệ, khan hiếm vốn nội tệ vẫn thường
xuyên xảy ra trong các NHTM, đồng thời tác động tới tỷ giá trên thị trường.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam và một
số nước trong khu vực, đưa ra đồng bộ các giải pháp, kiến nghị mang tính
dài hạn nhằm nâng cao khả năng quản lý vốn khả dụng, thực hiện tốt khâu
đầu tiên trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời
gian tới trên các khía cạnh: phát triển thị trường liên ngân hàng, thực hiện
75

cơ chế lãi suât liên ngân hàng qua đêm mục tiêu, cải cách các công cụ chính
sách tiền tệ giống với các quốc gia đã nghiên cứu ở chương 2 và các kiến
nghị đối với NHNN, các Bộ nghành có liên quan.
76

KẾT LUẬN

Thông qua những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong phạm vi ba
chương của đề tài nghiên cứu khoa học "Kinh nghiệm quản lý vốn khả dụng
bằng các công cụ chính sách tiền tệ của một số NHTW trong khu vực,
những gợi mở cho Việt Nam trong thời gian tới", tôi thấy có thể rút ra một
số kết luận sau:

Thứ nhất, vốn khả dụng là nguồn vốn quyết định tới sự tồn tại và phát
triển của các NHTM. Tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng đều
ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh khoản, uy tín của các ngân hàng.
Xét trên toàn hệ thống thì nó là khoản mục "tiền gửi của các TCTD" trên
bảng cân đối của NHTW vì thế quản lý vốn khả dụng của NHTW chính là
tác động làm thay đổi khoản mục "tiền gửi của các TCTD" theo mục tiêu
chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Đây là khâu đầu tiên nên nó quyết
định tới hiệu quả của cả quá trình điều hành chính sách tiền tệ của NHTW.

Thứ hai, thị trường liên ngân hàng đóng vai trò là "môi trường" cho
mọi hoạt động điều hành chính sách tiền tệ nói chung và quản lý vốn khả
dụng nói riêng. Vì vậy, một quốc gia có thị trường liên ngân hàng càng phát
triển, quản lý vốn khả dụng càng hiệu quả, tính thanh khoản của các NHTM
càng cao.

Thứ ba, lãi suất liên ngân hàng phản ánh toàn bộ, đầy đủ nhất tình
trạng vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống. Nó như một hàn thử biểu mà căn
cứ vào đó NHTW có thể ra quyết định bơm, hút vốn khả dụng một cách
linh hoạt bằng các công cụ chính sách tiền tệ. Với vai trò như vậy phần lớn
các quốc gia đều lựa chọn lãi suất liên ngân hàng qua đêm làm mục tiêu
hoạt động.

Thứ tư, thị trường liên ngân hàng càng phát triển, cơ chế điều hành
lãi suất càng tự do thì nghiệp vụ thị trường mở càng phát huy hết tính linh
hoạt trong điều tiết vốn khả dụng của thị trường. Các cộng cụ chính sách
còn lại như chính sách cho vay, dự trữ bắt buộc, tiền cơ sở càng ít được sử
dụng hoặc để hỗ trợ cho nghiệp vụ thị trường mở.

Thứ năm, những giải pháp và kiến nghị đưa ra chủ yếu mang tính
định hướng trong thời gian tới, chứ không thể thực hiện ngay một sớm một
chiều. Vì vậy tôi khẳng định, để phù hợp với xu thế chung của thế giới
trong quản lý vốn khả dụng những giải pháp, kiến nghị đưa ra là cần thiết.
Tuy nhiên, để những giải pháp này có thể đi vào được thực tiễn cuộc sống,
77

thì nhất thiết phải được thực hiện bởi một Chính phủ có quyết tâm cao,
trong đó có sự phối hợp mật thiết của tất cả Bộ nghành liên quan, mà quan
trọng hơn cả đó phải là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên
môn, am hiểu sâu rộng thực tế và nhất là phải có một trình độ ngoại ngữ
nhất định.

You might also like