You are on page 1of 3

NƯỚC ÓT :

từ thường dùng trong công nghiệp sản xuất natri clorua (NaCl; thường gọi: muối ăn) từ
nước biển, để gọi dung dịch còn lại sau khi tách NaCl ra khỏi nước biển đã được cô đặc
hoặc phơi nắng. Thành phần NO tùy thuộc phương pháp sản xuất muối, NO chứa hầu hết
các nguyên tố có trong nước biển và thường giàu hợp chất của magie (Mg). Sản xuất 1
tấn muối ăn thì thu được khoảng 0,3 - 0,5 m3 NO với khối lượng riêng 1,24 - 1,264
g/cm3 và tổng khối lượng các muối hoà tan 27 - 29%. NO là nguyên liệu quý để điều chế
các muối magie (MgSO4.4H2O; MgCl2.6H2O.MgO), kali clorua (KCl), brom, iot, vv.
Trong 1 m3 NO có khả năng thu lại được khoảng 100 kg NaCl; 36 kg Na2SO4; 35 kg
MgO và 13 kg KCl với một lượng nhỏ brom. Tách các muối trong NO bằng phương pháp
cô đặc rồi kết tinh phân đoạn, dựa vào sự khác nhau của nhiệt độ và độ tan của chúng.
Tách các chất quý như brom, iot bằng phương pháp hoá học là chủ yếu. Ở Việt Nam, NO
tập trung chủ yếu ở các đồng muối, đặc biệt các đồng muối chế tạo theo phương pháp
phơi nước như Cà Ná (Ninh Thuận, Bình Thuận); ở một số nơi, đã tách được một số chất
từ NO.

Magie oxit (MgO) là một oxit quan trọng, dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Hàng
năm nước ta phải nhập toàn bộ lượng magie oxit từ thị trường nước ngoài nhằm thoả mãn
yêu cầu này.
Trong khi đó nước ta có nhiều loại khoáng sản như dolomit, secpentin, talc... và nguồn tài
nguyên nước biển, nước ót đều là nguyên liệu điều chế MgO. Thanh Hoá, Bắc Thái, Vĩnh
Phú... là nơi có mỏ dolomit đã được đánh giá và khai thác với sản lượng dồi dào, chất
lượng tốt. Dọc theo bờ biển nước ta có 21 tỉnh làm nghề muối, sản lượng muối hàng năm
tới 1 triệu tấn. Nước ót là'nước thải của quá trình làm muối, cứ sản xuất 1 tấn muối thì thu
được 0,5m3 nước ót.
Bởi vậy, nếu ta phối hợp việc sử dụng quặng dolomit và nước ót để sản xuất MgO thì có
thể đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ MgO ở nước ta.
II. PHẦN TỔNG QUAN
MgO là chất bột xốp và trắng như tuyết có trọng lượng riêng 3,19 -3,71 (tuỳ theo nhiệt độ
điều chế) và nhiệt độ nóng chảy cao hơn 2500oC, hầu như không tan trong nước (8,4. 10-
4% ở 18oC).
MgO Có 2 dạng do chế độ nung bán thành phẩm Mg(OH)2 quyết định [1]:
+ MgO hoạt tính thu được khi độ nung Mg(OH)2 ờ nhiệt độ thấp (700oC):
MgO + H2O→Mg(OH)2
+ MgO thiêu kết, có được khi nung Mg(OH)2 ở nhiệt độ cao (1600oC):
MgO + H2O→ Mg(OH)2
MgO hoạt tính được dùng làm chất phụ gia trong công nghiệp chế biến cao su làm chất
hấp phụ trong chế biến dầu mỏ; MgO là nguyên liệu làm xi măng xoren, từ đó làm thành
các sản phẩm như tấm lợp mái nhà, vách ngăn nội thất, bàn ghế. . . thay cho gỗ.
MgO thiêu kết là nguyên liệu để làm gạch chịu lửa dùng để xây các lò luyện thép, lò sản
xuất xi măng, các vật liệu chịu lửa..
Trên thế giới, MgO được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, theo nhiều
phương pháp công nghệ khác nhau [1].
Một số nước có nguồn quặng magezit (MgCO3) giầu như Trung Quốc (5 tỷ tấn), Triều
Tiên (2 tỷ tấn), Mỹ (65 triệu tấn), Áo, Ấn Độ... đều sản xuất MgO từ magezit:
MgO + CO2→MgCO3
Một số nước khác như Nhật và Mỹ ( cho 65% nhu cầu ) thì khai thác MgO từ nước biển
vì trong nước biển hàm lượng Mg++ có tới 1,3 g/l.
Riêng Liên Xô (cũ) còn khai thác MgO từ các hồ nước mặn như Xivaxki. Phương pháp
sản xuất MgO từ quặng dolomit và nước biển (hoặc nước ót) cũng đã được triển khai trên
dây chuyền công nghệ ở nhà máy "Kaisel: - Refractore" (Mỹ) hoặc ở Liên Xô (cũ).
Ở nước ta, nguồn quặng magezit hầu như không có, nên chỉ có thể khai thác MgO từ các
loại quặng như: dolomit (CaCO3,MgCO3), secpentin (3MgO.2SiO2.2H2O), hoặc quặng
talc (3MgO.4SiO2) hay từ nước biển, nước ót [3,4].
Chúng tôi chọn phương pháp điều chế MgO từ nguồn quặng dolomit và nước ót đã
nghiên cứu, sản xuất thử mẻ lớn, qua đó xây dựng một dây chuyền công nghệ sản xuất ổn
định.
III. PHẦN THỰC NGHIỆM
1. Phân tích thành chần hoá học của nguyên liệu:
a- Quặng dolomit.
Dolomit Thanh Hoá là loại tốt, có thành phần hoá học như sau (%) :
MgO CaO Al2O3 Fe2O3 P2O5 SO3 Mn TiO2
19 32 0,13 0,2 0,045 0,025 0,122 vết
b- Thành phần hoá học của nước ót:
Hàm lượng các loại muối trong nước ót rất cao, tổng lượng muối khoảng 300 g/l, thành
phần chủ yếu là MgCl2:
Nước ót nồng độ 30o Bé có thành phần (g/l):
MgCl2 MgSO4 KCl NaCl
166,2 68,9 23,3 98,8
2- Xử lý nguyên liệu:
a- Xử lý quặng dolomit bằng cách nung phân huỷ hoàn toàn:
Chúng tôi chọn cách nung phân huỷ hoàn toàn quặng dolomit [1] ở nhiệt độ 910oC, khi
đó:
MgCO3,CaCO3 = MgO + CaO + CO2 - 74 Kcal
Phản ứng trên đây diễn ra qua 2 giai đoạn:
- Khi nhiệt độ nung tăng đến 730oC, dolomit phân huỷ tạo ra MgO và dung dịch rắn
cacbonat:
nMg Ca(CO3)2 = (n-1) MgO + MgCO3. nCaCO3 + (n-1) CO2
- Khi nhiệt độ tiếp tục tăng đến 910oC dung dịch rắn cacbonat bị phân huỷ .
MgCO3.nCaCO3 = MgO + nCaO + (n+1) CO2
Chúng tôi đã tiến hành nung dolomit ở nhiệt độ 910oC trong 3 giờ được hỗn hợp oxit có
thành phần (%): CaO: 53,84 , MgO: 30,76
Hỗn hợp oxit tạo thành đem tôi với nước theo tỷ lệ R/L =1/5 được sữa dolomi
[1] MgO +CaO + 2H2O = Mg(OH)2 + Ca(OH)2
Huyền phù sữa được pha loãng đến tỷ lệ R/L = 1/7 khuấy trộn, lắng tạp chất không tan,
lấy sữa mịn có tỷ trọng 10 - 14o Bé
b- Làm sạch nước ót
Trong nước ót có thành phần SO4-- (55,12 g/l) phải loại bỏ để tránh tạo thành CaSO4 lẫn
vào bán thành phẩm Mg(OH)2 gây nhiễm bẩn sản phẩm MgO, muốn vậy chúng tôi dùng
CaCl2 để kết tủa toàn bộ SO4--trong nước ót, khi đó xảy ra phản ứng:
↓ MgCl2 + CaSO4→MgSO4 + CaCl2
Tiến hành lọc tách, để loại bỏ kết tủa CaSO4 này ta được nước ót sạch.
3. Phản ứng kết tủa Mg(OH)2
Xét phản ứng kết tủa Mg(OH)2 tư sữa dolomi và nước ót:
Mg(OH)2 + Ca(OH)2 + MgCl2 = 2Mg(OH)2 + CaCl2
Do độ tan của Mg(OH)2 rất nhỏ (5,5.10-12 ở 25oC) Và độ tan của Ca(OH)2 lớn (1,6 g/l
ở 25oC) nên phản ứng trên diễn ra theo chiều tạo thành Mg(OH)2.
Muốn nhận được dạng kết tủa Mg(OH)2 xốp, dễ lọc rửa, ít bị nhiễm bẩn CaCl2, Phải
tuân thủ một số điều kiện sau [1,2]:
- Dung dịch sữa dolomi phải loãng, mới điều chế để tránh bị cácbônát hoá
- Khuấy trộn trong suất thời gian phản ứng.
- Nạp dần sữa vào dung dịch nước ót đã có sẵn phụ gia.
- Phản ứng ở nhiệt độ thường.
- Có sử dụng chất phụ gia trong quá trình tạo hợp thể Mg(OH)2.
Mg(OH)2 sau khi tạo thành được lắng 3-4 giờ dề dàng rửa sạch ion Cl-, nhưng nếu để
lắng quá lâu ví dụ sau 2 ngày mới lọc thì không thể rửa hết Cl- nữa và độ nhiễm bẩn can-
xi lên tới 10%. '
Thông thường Mg(OH)2 được rửa 5 lần với tỷ lệ R/L=1/10 là hết Cl-.
4. Sấy và nung Mg(OH)2
Mg(OH)2 được sấy khô ở nhiệt độ 100oC cho hết H2O hấp phụ [1] , sau đó đem nung ở
700oC Sẽ thu được MgO hoạt tính:
MgO + H2O→Mg(OH)2
Chất lượng sản phẩm MgO điều chế phòng thí nghiệm (%):
MgO CaO Al2O3 Fe2O3 SiO2
88,8 3,92 0,34 0,23 0,18
Trong sản xuất thử mẻ lớn ở Cầu Diễn (từ 0,5 tấn quặng dolomit) cũng được sản phẩm có
chất lượng (%): MgO: 86,7, CaO: 4,5
5. Dây chuyền công nghệ sản xuất:

IV- KẾT LUẬN:


Từ nguyên liệu cơ bản là quặng dolomit và nước ót, chúng tôi đã tìm được những điều
kiện kỹ thuật thích hợp cho công nghệ điều chế MgO hoạt tính. Đã tiến hành sản xuất thử
mẻ lớn từ 0,5 tấn quặng dolomit đạt kết quả gần bằng chất lượng trong phòng thí nghiệm.
Với nguồn nguyên liệu phong phú rẻ tiền, dễ kiếm là dolomit và nước ót, công nghệ chế
biến tương đối đơn giản, chúng ta có thể được một sản phẩm hoá chất vô cơ là MgO hoạt
tính, nếu nung ở nhiệt độ cao sẽ được MgO thiêu kết với chất lượng và giá thành mà thị
trường chấp nhận.
Do đó đầu tư một dây chuyền công nghệ sản xuất MgO ở nước ta là vấn đề cần thiết.

You might also like