You are on page 1of 3

Lịch sử phát triển của máy tính:

1. Thế hệ thứ nhất: Máy tính dùng đèn điện tử chân không (1946-1955)
- ENIAC (Electronic Numerical Intergator And Computer)
+ Máy tính điện tử đầu tiên
+ Dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ
+ Do John Mauchly và John Presper Eckert, Đại học Pennsylvania thiết
kế.
+ Bắt đầu từ năm 1943, hoàn thành năm 1946
- Máy tính von Neumann
+ Đó là máy tính IAS:
•Princeton Institute for Advanced Studies
•Được bắt đầu từ 1947, hoàn thành1952
•Do John von Neumann thiết kế
•Được xây dựng theo ý tưởng “chương trình được lưu trữ” (stored-
program concept) của von Neumann/Turing (1945)
+ Đặc điểm chính của máy tính IAS
•Bao gồm các thành phần: đơn vị điều khiển, đơn vị số học và logic
(ALU), bộ nhớ chính và các thiết bị vào-ra.
•Bộ nhớ chính chứa chương trình và dữ liệu
•Bộ nhớ chính được đánh địa chỉ theo từng ngăn nhớ, không phụ thuộc
vào nội dung của nó.
•ALU thực hiện các phép toán với số nhị phân
•Đơn vị điều khiển nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã và thực hiện lệnh một
cách tuần tự.
•Đơn vị điều khiển điều khiển hoạt động của các thiết bị vào-ra
•Trở thành mô hình cơ bản của máy tính
- Các máy tính thương mại ra đời
+ 1947 - Eckert-Mauchly Computer Corporation
+ UNIVAC I (Universal Automatic Computer)
+ 1950s - UNIVAC II
•Nhanh hơn
•Bộ nhớ lớn hơn
- Hãng IBM (International Business Machine)
+ 1953 - IBM 701
•Máy tính lưu trữ chương trình đầu tiên của IBM
•Sử dụng cho tính toán khoa học
+ 1955 – IBM 702
•Các ứng dụng thương mại

2. Thế hệ thứ hai: Máy tính dùng transistor (1956-1965)


- Máy tính PDP-1 của DEC (Digital Equipment Corporation) máy tính
mini đầu tiên
- IBM 7000
- Hàng trăm nghìn phép cộng trong một giây.
- Các ngôn ngữ lập trình bậc cao ra đời.
3. Thế hệ thứ ba: Máy tính dùng vi mạch SSI, MSI và LSI (1966-1980)
- Vi mạch (Integrated Circuit - IC): nhiều transistor và các phần tử khác
được tích hợp trên một chip bán dẫn.
+ SSI (Small Scale Integration)
+ MSI (Medium Scale Integration)
+ LSI (Large Scale Integration)
- Siêu máy tính xuất hiện: CRAY-1, VAX
- Bộ vi xử lý (microprocessor) ra đời: Bộ vi xử lý đầu tiên, Intel 4004
(1971).

4. Thế hệ thứ tư: Máy tính dùng vi mạch VLSI (1981 - nay)
- Các sản phẩm chính của công nghệ VLSI:
+ Bộ vi xử lý (Microprocessor): CPU được chế tạo trên một chip.
+ Vi mạch điều khiển tổng hợp (Chipset): một hoặc một vài vi mạch
thực hiện được nhiều chức năng điều khiển và nối ghép.
+ Bộ nhớ bán dẫn (Semiconductor Memory): ROM, RAM
+ Các bộ vi điều khiển (Microcontroller): máy tính chuyên dụng được
chế tạo trên 1 chip.
- Xuất hiện máy vi tính IBM - PC với hệ điều hành DOS

5. Máy tính trong tương lai:


Việc chuyển từ thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ 5 còn chưa rõ ràng. Người
Nhật đã và đang đi tiên phong trong các chương trình nghiên cứu để
cho ra đời thế hệ thứ 5 của máy tính, thế hệ của những máy tính thông
minh, dựa trên các ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo như LISP và PROLOG,...
và những giao diện người - máy thông minh. Đến thời điểm này, các
nghiên cứu đã cho ra các sản phẩm bước đầu và gần đây nhất (2004)
là sự ra mắt sản phẩm người máy thông minh gần giống với con người
nhất: ASIMO (Advanced Step Innovative Mobility: Bước chân tiên tiến
của đổi mới và chuyển động). Với hàng trăm nghìn máy móc điện tử tối
tân đặt trong cơ thể, ASIMO có thể lên/xuống cầu thang một cách uyển
chuyển, nhận diện người, các cử chỉ hành động, giọng nói và đáp ứng
một số mệnh lệnh của con người. Thậm chí, nó có thể bắt chước cử
động, gọi tên người và cung cấp thông tin ngay sau khi bạn hỏi, rất gần
gũi và thân thiện. Hiện nay có nhiều công ty, viện nghiên cứu của Nhật
thuê Asimo tiếp khách và hướng dẫn khách tham quan như: Viện Bảo
tàng Khoa học năng lượng và Đổi mới quốc gia, hãng IBM Nhật Bản,
Công ty điện lực Tokyo. Hãng Honda bắt đầu nghiên cứu ASIMO từ năm
1986 dựa vào nguyên lý chuyển động bằng hai chân. Cho tới nay, hãng
đã chế tạo được 50 robot ASIMO.

Abacus: Bàn tính gẩy, là công cụ tính toán ra đời sớm nhất. Theo nhiều
tài liệu thì nó được ra đời ở Trung Quốc.
Năm 1642: Pascal đã chế tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên, thực
hiện được phép cộng và phép trừ bằng cách nhấp phím số.
Năm 1822, Babbage – GS ĐH Cambridge – Anh công bố công trình
"máy tính sai phân", sau đó ông phát triển thành máy tính đa năng,
tiền thân của máy tính số hiện đại ngày nay, máy có thể đọc được lệnh
từ bìa đục lỗ và thi hành chúng (Ada là người trợ lý giúp ông thực hiện
lệnh này)
Các máy tính đèn điện tử
Năm 1946: Eckert, Mauchli và các cộng sự - trường KT điện tử-ĐH
Pennylvania - Mỹ cho ra đời chiếc máy tính điện tử cỡ lớn đầu tiên
(ENIAC-Electronic Nummerical Intgrator and Calculator). Chiếc máy
tính có 18000 bóng ĐT, chiếm DT: 167 m2, tiêu thụ điện 140 KW/h.
Các máy tính hiện đại
Thứ 4 ngày 12 tháng 08, 1981, IBM cho công bố chiếc máy tính cá
nhân IBM PC đầu tiên, và công nghệ sản xuất máy tính cá nhân không
ngừng phát triển liên tục cho đến hiện nay. Các thế hệ IBM PC thường
gắn với thế hệ CPU của Intel.

You might also like