You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

Ô NHIỄM NƯỚC VÀ
BIỆN PHÁP XỬ LÍ
GVHD: HÀ QUANG HẢI
NHÓM: 05MT1
DANH SÁCH NHÓM 05MT1

STT TÊN MSSV


1 LÊ VĂN ĐẠT 05170142
2 LỤC VĂN HỢP 0517043
3 VŨ PHI HẢI 0517036
4 LÊ VĂN HỒNG 0517042
5 VƯƠNG NGỌC LY 0517056
6 NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG 0517039
7 NINH THỊ DIỄM HẰNG 0517040
8 TRẦN THỊ MIỀU 0617111
9 TRẦN NHÂN LĨNH 0517057
10 NGUYỄN THỊ BẢO UYÊN 0517130
Nội dung:
Một trong những vấn đề môi trường quan trọng đối với loài người trên thế
giới là sự ô nhiễm và bệnh tật từ nguồn nước. Tập trung vào các vấn đề
chính sau:
-Định nghĩa ô nhiễm nước và các vấn đề liên quan như chất gây ô nhiễm
nước.
-Phân biệt sự khác nhau giữa nguồn ô nhiễm tập trung và không tập trung.
-Hiểu được các quá trình mà nước ngầm có thể bị ô nhiễm và biện pháp
khắc phục.
-Các tiêu chuẩn chất lượng nước.
-Hiểu được các vấn đề về nguyên tắc của xử lí nước thải
-Qúa trình phục hồi và xử lí nước thải.
1. Khái quát về ô nhiễm nước:
Ô nhiễm nước là sự suy thoái chất lượng nước được đo bởi các tiêu chuẩn
sinh học, hóa học và vật lí. Sự suy giảm này được đánh giá dựa theo việc sử
dụng nước, không đúng tiêu chuẩn, và sức khỏe cộng đồng hay tác động
sinh thái. Từ sức khỏe cộng đồng hay quan điểm sinh thái, chất ô nhiễm là
những chất vượt quá giới hạn cho phép mà gây hại đến các đời sống của sinh
vật. Như vậy, lượng dư của kim loại nặng, chất đồng vi phóng xạ, photpho,
nitơ, natri, và những nguyên tố cần thiết khác, cũng như vi rút, vi khuẩn gây
bệnh, tất cả đều là chất gây ô nhiễm. Một vài chất có thể là chất ô nhiễm
trong một giai đoạn riêng biệt mặc dù nó không gây hại ở những giai đoạn
khác. Ví dụ, dư Natri như là muối không gây nguy hiểm, nhưng đối với một
số người trong chế độ ăn kiêng lại hạn chế lấy vào vì mục đích y học.
Những vấn đề liên quan đến ô nhiễm nước rất nhiều. Đặc biệt là thời
gian lưu trữ và số lượng lưu trữ nước trong nhiều giai đoạn của chu kì nước.
Ví dụ, nước ở sông có thời gian lưu trữ trung bình khoảng 2 tuần. Vì thế,
khi bị ô nhiễm (không liên quan đến nhân tố trầm tích dưới đáy sông, là kết
quả của một quá trình dài), mà liên quan đến chu kì ngắn vì nước sẽ mau
chóng thoát khỏi môi trường sông. Mặt khác sự ô nhiễm tương tự sẽ đưa vào
hồ hoặc biển, nơi mà thời gian lưu trữ sẽ dài hơn và khó giải quyết vấn đề ô
nhiễm hơn. Nước mặt, không giống như nước sông, có thời gian lưu trữ dài
(hàng trăm năm tới hàng nghìn năm). Vì thế sự di chuyển của chất ô nhiễm
từ nước mặt là một quá trình rất chậm và sự phục hồi rất tốn kém và khó
khăn.
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
-Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt…
Nước mưa roi xuống mái nhà, mặt đất, đường phố đô thị, khu công nghiệp…
kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này gọi là ô nhiễm
diện.
-Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các khu dân cư, khu công
nghiệp, hoạt động giao thong vận tải, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông
nghiệp… vào môi trường nước.
Theo thời gian,các dạng gây ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức
thời do sự cố rủi ro.
Theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân biệt: ô nhiễm vô
cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lí
(ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lửng không tan), ô nhiễm phóng xạ.
Theo phạm vi thải vào môi trường nước, người ta phân biệt: ô nhiễm điểm
(ô nhiễm từ một miệng cống thải nhà máy…) và ô nhiễm diện (ví dụ ô
nhiễm từ một vụ tràn dầu trên một vùng biển).
Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông,ô nhiễm hồ, ô
nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm…

2. Các chất gây ô nhiễm nước:


Nhiều chất khác nhau có thể gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
2.1 Các tác nhân hóa lí:
Chất thải cần oxy:
Các sinh vật chết bị phân hủy, nó bị vi khuẩn tiêu thụ, vi khuẩn cần ôxy.
Nếu có nhiều vi khuẩn hoạt động, oxy trong nước sẽ bị giảm xuống còn rất
thấp nên cá và các sinh vật chết, sông suối không có oxy là sông suối chết,
trong đó có nhiều cá và sinh vật chúng ta cần. số lượng oxy dung cho vi
khuẩn hoạt động gọi là BOD- nhu cầu oxy hóa học, rất hay được dùng trong
việc đo lường và quản lí chất lượng nước. BOD được tính theo mg/l tiêu thụ
trong 5 ngày ở 20°C. BOD cao nói lên mức phân rã sinh vật trong nước cao.
Sinh vật chết trong suối và sông có từ nguồn tự nhiên (như xác chết từ rừng),
từ nông nghiệp và rác thải thành phố. Khoảng 33% BOD trong sông suối là
kết quả của hoạt động nông nghiệp. Ở vùng thành thị, những nơi có hệ thống
cống rãnh tiếp nối và nước chảy xiết có thể thêm vào một lượng BOD đáng
kể vào sông suối khi bị lũ lụt, nếu không có biện pháp xử lí có thể quá tải và
chảy tràn vào sông suối gây ô nhiễm.
Theo tổ chức chất lượng môi trường, bước đầu của ô nhiễm nước là sự hòa
tan oxy nhỏ hơn 5mg/l nước.
2.2 Tác nhân sinh học:
Sinh vật gây bệnh:
Các vi sinh vật gây bệnh là nhân tố gây ô nhiễm sinh học quan trọng . Bao
gồm các bệnh nguy hiểm lây qua nước uống như là dịch tả, thương hàn,
viêm gan và bệnh lỵ Bởi vì chúng rất khó kiểm soát các mầm bệnh một cách
trực tiếp, chúng ta sử dụng phương pháp điếm vi khuẩn trực khuẩn đường
ruột, đây là phương pháp đo sự ô nhiễm sinh học nước và tiêu chuẩn đo
lường ô nhiễm vi khuẩn rất phổ biến. Những vi khuẩn nguy hiểm và phổ
biến này hay có trong ruột người và chất thải của người.
Trước đây, dịch bệnh lây lan qua đường nước đã giết hàng ngàn người ở
thành phố của Mỹ. Dịch bệnh được trừ khử bằng cách cách li nguồn nước
thải và nước uống và khử trùng nước uống trước khi dùng. Thật không may,
đây không phải là biện pháp được áp dụng trên thế giới, và mỗi năm khoảng
vài tỉ người (chủ yếu là các nước nghèo) bị mắc các bệnh lây qua đường
nước uống. Ví dụ, những năm 90, dịch tả xảy ra ở miền nam châu Phi. Dịch
bệnh bùng phát đe dòa cả những nước phát triển.
Dịch bệnh bùng phát rộng lớn nhất được biết đến là ở Mỹ năm 1993. Năm
đó, có khoảng 400 ngàn trường hợp xảy ra ở Milwaukee, Wisconsin. Dịch
bệnh này gây ra triệu chứng giống cảm cúm, do vi sinh vật kí sinh gây ra, có
thể gây hại cho con người, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giống như
AIDS hoặc ung thư. Các sinh vật kí sinh có thể chống lại sự khử trùng, và
người dân ở Milwaukee được khuyên là nên đun sôi nước trong suốt lúc dịch
bệnh xảy ra. Sự bùng phát này là tiếng cảnh báo về chất lượng nước vì nhiều
người sử dụng nước mặt sẽ dễ bị tấn công như ở Milwaukee.

Sự đe dọa bùng phát dịch bệnh đánh dấu một thảm họa kế tiếp sau động đất,
lũ lụt, và bão, bởi vì những sự kiện này có thể gây thiệt hại đến cống rãnh
hoặc làm chúng quá tải, là kết quả của sự làm ô nhiễm nguồn nước.

VIỆT NAM

Hiện nay tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc... ở Việt Nam được
xem là cao nhất thế giới. Những khảo sát gần đây cho thấy gần 100% trẻ em
từ 4 - 14 tuổi ở nông thôn nhiễm giun đũa, từ 50 - 80% nhiễm giun móc. Các
bệnh viêm da dị ứng, sán lá gan, lá lợn vẫn đang hoành hành… "Vấn nạn" ô
nhiễm nguồn nước và môi trường càng trở nên cấp bách hơn, khi các loại
bệnh xảy ra, đặc biệt là ỉa chảy, lỵ ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong 6
tháng đầu năm 2003, dịch bệnh viêm não cấp của trẻ nhỏ dưới 15 tuổi lây
truyền qua đường tiêu hoá đã gây ra 323 ca mắc bệnh trong đó có 33 ca tử
vong.
Các bệnh lây lan qua đường nước:

Hiện ở Việt Nam chưa phát hiện loại bệnh nào có liên quan đến asen, nhưng
theo nhiều nghiên cứu của thế giới, người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày
sẽ có triệu chứng đầu tiên như có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu
các chi, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn
chân. Asen có thể gây ung thư gan, phổi, bàng quang và thận, gây bệnh tim
mạch, cao huyết áp...
Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do
ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà
Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước
và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài.
Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các
gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn
không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây
chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.

2.3 Tác nhân hóa học


a) Chất độc:
Nhiều chất đưa vào nước mặt và nước ngầm rất độc đối với sinh vật. Chúng
ta sẽ lưu ý tới 3 loại chất độc thông thường:
-Chất hóa học nguy hiểm: là chất hữu cơ tổng hợp và vô cơ hòa lẫn,
là chất độc đối với con người và sinh vật sống. Khi những chất được đưa vào
một cách ngẫu nhiên trong nước mặt và nước ngầm, gây ra ô nhiễm trầm
trộng

-Kim loại nặng: như chì, thủy ngân, kẽm và catmi (dung làm hợp kim)
là những chất ô nhiễm nguy hiểm thường lắng đọng cùng với trầm tích dưới
đáy sông. Nếu những kim loai này được đưa vào vùng ngập lụt, chúng có thể
hòa tan vào thực vật, bao gồm cây trồng và động vật. Nếu chúng được phân
hủy và khi nước rút lại để cho nông nghiệp và con người sử dụng, gây ra ô
nhiễm kim loại nặng.

Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?

Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không
tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và
thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại
với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong
các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực
khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của
các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện
tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc
xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu
cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ
theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan
truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi
trường liên quan khác. Ðể hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện
pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có
nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

-Nguyên tố phóng xạ : có thể là nhân tố gây ô nhiễm rất nguy hiểm. Điều
quan tâm đặc biệt là có thể ảnh hưởng tới con người, động vật , thực vật lâu
dài dù chỉ liều lượng thấp.

b) Chất dinh dưỡng:


Chất dinh dưỡng thải ra do hoạt động của con người có thể làm nước ô
nhiễm. Hai chất dinh dưỡng quan trọng có thể gây ô nhiễm là photpho và
nitơ, chúng được thải ra từ nhiều nguồn như là phân bón, chất tẩy, và sản
phẩm của quá trính xử lí chất thải. Mối liên quan giữa lưu huỳnh và nitơ
trong sông suối liên quan đến việc sử dụng đất. Đất rừng có mức thấp nhất
và đất nông nghiệp có mức cao nhất do hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Vùng ngoại ô có thể có nhiều photpho và nitơ trong nước, đặc biệt là nơi mà
hệ thống xử lí nước thải đổ ra sông, hồ và đại dương. Những công trình này
có thể hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm hữu cơ, nhưng lại xử lí không được
chất dinh dưỡng trong hệ thống.
Lượng photpho và nitơ cao là do quá trình cung cấp chất dinh dưỡng
quá nhiều khi trồng trọt, gây ra hiện tượng phú dưỡng. Môi trường nước có
N và P làm cho thực vật phù du phát triển mạnh, tăng sinh khối, đặc biệt là
tảo que (filamentous), tảo hoa xanh (green agal bloom), và nhiều loai tảo độc
khác. Phú dưỡng được đặt trưng bởi sự gia tăng thực vật, chủ yếu là tảo.
Nước sạch trong ao và hồ, tảo có thể sinh sôi nảy nở mà có thể phủ hết bề
mặt nước, ngăn chặn ánh sang mặt trời chiếu vào, nên cuối cùng bị chết.
Theo đó, khi tảo bị phân hủy, mức oxy trong nước giảm làm cá và động vật
dưới nước chết. Quá trình này xảy ra theo phương trình
(CH2O)116(NH3)16H3PO4 + 138O2 -> 106CO2 + 122H2O + 16HNO3 +
H3PO4
Từ phản ứng này, cứ một phân tử thực vật phù du đã sử dụng 276 nguyên tử
oxi để tiến hành phân hủy và giải phóng một lượng đáng kể axit và CO2 vào
nguồn nước làm giảm pH của nước, nước bị nhiễm bẩn và có mùi hôi thối,
cá chết hàng loạt.
Trong môi trường biển, chất dinh dưỡng trong nước gần bờ làm cho
tảo biển sinh sôi khi chúng khoét và chất đầy trên bờ biển. Tảo biển có thể
gây hại thậm chí giết chết san hô ở vùng nhiệt đới. Ví dụ, hòn đảo Maui của
Hawai có sự phú dưỡng do chất dinh dưỡng đưa vào môi trường bờ biển từ
máy nghiền rác thải và hoạt động nông nghiệp chảy tràn ra. Dân cư hòn đảo
có thể đang giết con ngỗng đẻ trứng vàng. Bãi biển một số nơi đang trở nên
hôi vì tảo bị thối rữa, có mùi khó chịu, làm nơi ở cho côn trùng, làm giảm số
lượng khách du lịch. Trong nước, tảo có thể bao phủ san hô và làm chết san
hô.

Tảo tấn công hồ Điền Trì


Tảo sinh sôi nảy nở do có nhiều hoá chất ô gây ô nhiễm trong hồ và nhiệt độ ấm lên.
c) Dầu:
Dầu chảy vào nước mặt, thường là đại dương, gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm
trọng. Sự phát tán dầu lớn nhất là do các tai nạn đắm tàu chở dầu trên biển.
Hoạt động quân sự cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do dầu. Vụ
tràn dầu lớn ở Pesian Gulf trong suốt chiến tranh năm 1991 thải ra một
lượng dầu khổng lồ vào môi trường nhỏ bé. Đây có lẽ là vụ tràn dầu lớn nhất
trên thế giới và chắn chắn đây là vụ tràn dầu có chủ ý lớn nhất.
Tràn dầu trên mặt đất cũng dẫn đến vấn đè nghiêm trọng nếu ống dẫn dầu bị
thủng, như trường hợp xảy ra năm 1994 ở miền bắc nước Nga. Sự kiện này
đã làm một lượng lớn dầu thô (khoảng 4 tỉ - 80 tỉ gallons), 1 gallon=4,56l (ở
Anh), 3,78l (ở Mĩ), đã làm ô nhiễm đất và nước trầm trọng. Điều này đã nói
lên điểm quan trọng: ống dẫn dầu 25-30 năm tuổi dễ bị ăn mòn hơn ống dẫn
dầu mới. Chu kì quan sát tuổi của hệ thống và sửa chữa hoặc thay thế ống
dẫn dầu cũ nên được xem xét trước hết trong việc giảm đến mức tối thiểu sự
rò rỉ này.
Vụ tràn dầu Exxon Valdez:
Rạng sáng ngày 24/03/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez chạy từ Bligh Reef,
40kma về hướng nam Vaidez, Alaska, trên lãnh thổ Prince William Sound
(phía nam nước Anh). Dầu thô cung cấp cho Valdez vận chuyển từ các
đường ống Alaskan đã tràn từ các lỗ thủng trên thùng của tàu với tỉ trọng
gần 20.000 thùng mỗi giờ. Tải lượng của tàu Exxon Valdez với 1,2 triệu
thùng, hơn 250.000 thùng (11 triệu gallon) tràn ra từ lổ thủng của con tàu
300m. Lượng dầu còn lại của Exxon Valdez được chuyển qua những tàu
khác

Dầu tràn ở nơi được xem là nơi có môi trường sơ khai và giàu sinh thái của
thế giới, và sự cố này được biết như là sự cố tràn dầu tệ nhất trong lich sử
nước Mĩ. Nó lan rộng ra khu vực rộng lớn.

2.4 Các tác nhân vật lí:

a)Trầm tích:
Trầm tích bao gồm đá và mảnh vỡ khoáng vật có đường kính từ hạt
cát nhỏ hơn 2mm đến đường kính hạt bùn, hạt sét và hạt keo. Thể tích nước
ô nhiễm của chúng ta rất lớn, trầm tích là tài nguyên thoát khỏi nơi đó. Nó
làm suy yếu tài nguyên đất, giảm chất lượng tài nguyên nước mà nó đi vào,
làm đất trồng cằn cỗi.
b) Ô nhiễm nhiệt:
Ô nhiễm nhiệt là sự nóng lên không tự nhiên của nước, chủ yếu bởi sự thải
ra nước nóng từ hoạt động công nghiệp và sản xuất năng lượng. Nước bị
nung nóng gây ra một số vấn đề. Thậm chí nước chỉ ấm hơn một chút cũng
chứa ít oxy hơn những vùng nước xung quanh đó. Nước ở trạng thái ấm hơn
gây ảnh hưởng nhiều hơn so với nước lạnh, làm giảm sự phát triển của các
sinh vật kém thích nghi bao gồm thực vật trong nước và cá. Mặt khác, nước
ấm có thể thu hút và tạo điều kiện sống tốt hơn cho các loài cá, đặc biệt là
trong mùa đông
3. Ô nhiễm nước mặt và biện pháp xử lí:
Sự ô nhiễm nước mặt xảy ra khi có quá nhiều dòng chất có hại trong nước,
nhiều hơn khả năng của hệ sinh thái cho phép, để sử dụng hoặc di chuyển
chất ô nhiễm, hoặc biến đổi nó thành dạng ít có hại hơn.
Nước ô nhiễm được phát tán từ nguồn tập trung (ô nhiễm điểm) hoặc được
khuếch tán từ các nguồn không tập trung (ô nhiễm diện).
Các nguồn gây ô nhiễm tập trung:
Các nguồn gây ô nhiễm rời rạc và hạn hẹp, như là các ống dẫn đổ ra sông
suối từ các khu công nghiệp hoặc đô thị. Thông thường, nguồn gây ô nhiễm
từ khu công nghiệp được kiểm soát trong khâu xử lí và được điều chỉnh
bằng giấy phép. Trong các thành phố lâu đời thuộc vùng đông bắc và hồ lớn
của Mĩ, phần lớn các nguồn gây ô nhiễm được đổ ra từ các hệ thống cống
kết hợp hệ thống dòng chảy của nước lũ và rác từ các khu đô thị. Trong lúc
mưa lớn, dòng nước chảy mạnh trong thành phố vượt quá sức chứa của hệ
thống cống làm cho nước dâng lên và tràn ra ngoài, làm phát tán chất ô
nhiễm lên tầng nước mặt.
Một nguyên tắc quan trọng của việc hạn chế chất ô nhiễm là nước từ các
nguồn khác nhau thì không nên hòa lẫn vào nhau. Chúng phải được tách
nhau ra theo các mục đích đã định trước. Ví dụ, dòng chất thải nông nghiệp
có chứa nhiều nitrat và thuốc trừ sâu nên được giữ xa dòng nước chảy phục
vụ cho nhu cầu sử dụng ở đô thị. Đây là vấn đề quan trọng nhất của hệ thống
phân phối nước trên diện tích rộng (ví dụ, ở California) cung cấp cho nhiều
người sử dụng khác nhau theo các yêu cầu chất lượng nước khác nhau.
Các nguồn gây ô nhiễm không tập trung:
Các nguồn gây ô nhiễm không tập trung khuếch tán và không liên tục.
Chúng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như việc sử dụng đất, khí hậu, thủy hệ,
địa hình, thực vật tự nhiên, và địa chất. Chất ô nhiễm từ nguồn không tập
trung hay dòng chảy ô nhiễm rất khó kiểm soát. Những nguồn gây ô nhiễm
không tập trung phổ biến ở thành phố là từ những con đường, các cánh đồng
có chứa các loại chất ô nhiễm, và từ các kim loại nặng, các chất hóa học, và
trầm tích. Khi chúng ta rửa xe trên đường lái xe vào nhà, chất tẩy rửa và dầu
trên bề mặt sẽ chảy xuống cống đổ ra kênh rạch, góp phần gây ô nhiễm dòng
chảy. dòng chảy bị ô nhiễm còn được tạo ra khi phun thuốc trừ sâu cho cây
trồng, sau đó dòng chảy chảy vào sông suối hoặc thâm nhập vào nước mặt
làm nhiễm bẩn nước ngầm. Tương tự, nước mưa và dòng chảy từ nhà máy
và bãi kho là những nguồn ô nhiễm không tập trung. Những nguồn ô nhiễm
không tập trung ở ngoại thành thì liên quan tới nông nghiệp, lâm nghiệp và
khai thác khoáng sản.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước mặt:
Một thủ thách lớn ở Mĩ là giảm ô nhiễm nước, và bằng cách ấy để tăng chất
lượng nguồn nước. Sự thật là con người cần phải có được điều cơ bản là
phải có nước sạch để uống, tắm rửa, và dùng trong nông nghệp và công
nghiệp. Có thời điểm mà chất lượng nước gần trung tâm thành phố còn tệ
hơn ngày nay, ví dụ, năm 1969, sông Cuyahoga chảy qua Cleveland,
Ohio,tình cờ bị hỏa hoạn tấn công. Sự việc đã tác động tới thành phố và
chính quyền, đã đáp lại bằng việc thong qua luật giảm phát thải chất ô nhiễm
vào sông. Ngày nay sông đã sạch hơn và được sử dụng cho nhiều mục đích.
Trong những năm gần đây, những câu chuyện thành công trong đó có
Cuyahoga rất đáng khuyến khích. Có lẽ trường hợp được biết đến nhiều nhất
là sông Detroi. Vào những năm 50 gần 60, sông Detroi gần như chết, chất
thải, nước cống, chất hóa học, bao bì, và rác thành phố đổ vào. Hàng tấn
photpho đổ vào mỗi ngày, và lớp dầu lên đến 0.5 cm. sinh vật dưới nước bị
đe dọa, hàng ngàn con vịt và cá chết. Ngày nay, sông Detroi không còn như
xưa nữa, đã được kiểm soát ô nhiễm công ngiệp và ô nhiễm thành phố. Chất
thải dầu mỡ đã giảm được 82%, photpho và nước cống đã giảm đáng kể. Cá
một lần nữa được tìm thấy ở Detroi, và bờ sông nước luôn sạch sẽ. Những
câu chuyện thành công khác như là sông Hudson ở Newyork, sông
Pemigewasset ở New Hampshire, sông French Broad ở bắc Carolina và sông
Savannah ở Mĩ. Những ví dụ này là bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc
giảm ô nhiễm nước.
Một hệ thống cách tân đã sử dụng vật liệu tự nhiên của trái đất để lọc nước
cho người tiêu dùng được áp dụng ở cộng đồng Michigan (tiểu bang Mĩ) ở
bờ hồ Michigan. Thành phố của Ludington có dân số chừng 10000 người, sử
dụng đất và cát dưới đáy bờ hồ để lọc và xử lí nước hồ cho việc sử dụng.
Một hệ thống lấy nước được chon vùi trong cát và đá, sâu 4-5m dưới đáy hồ,
nơi mà mực nước sâu tối thiểu là 5m. Nước được bơm ra ngoài sử dụng, và
trong một vài trường hợp là chỉ dùng thêm biện pháp xử lí bằng clo. Chúng
ta sẽ nói về khả năng lọc nước của đá và đất ở phần sau.
Sự acid hóa nước(từ mỏ):
Sự acid hóa nước từ các khu mỏ không chỉ nói đến sự acid hóa, mà nước có
tính acid chảy từ mỏ. Đặc biệt, sự acid hóa nước này có nồng độ H2S04 cao
quá mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước mặt từ các khu vực
khai mỏ. Các acid này được hình thành do quá trình phong hóa đơn giản: khi
sulfua kết hợp với than đá, hoặc kim loai (chì, kẽm, đồng), tiếp xúc với nước
giàu oxi gần bề mặt thì bị oxi hóa. Ví dụ, quặng pyrite FeS2 thường tác dụng
với than đá, sự oxi hóa quặng cùng với sự tham gia của nước hình thành
H2SO4. N, nguồn gốc của nước là nước mặt, thấm vào trong mỏ qua các
mạch nước ngầm phí trên di chuyển trong mỏ.
Tương tự, nước mặt và tầng nước nông , tiếp xúc với các chất khai khoáng
(chất thải mỏ) phản úng với sulfua làm cho nước giàu tính acid.
Khi nước với H2SO4 quá mức cho phép di chuyển ra khỏi khu vực khai mỏ,
nó có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Nếu nước có
tính acid cao chảy trong các sông, suối hay hồ tự nhiên có thể gây tổn thất
sinnh học, bởi vì những chất độc vào trong sinh vật hay động vật thủy hệ. Sự
acid hóa nước này đang là một vấn đề quan trọng của nhiều khu vực ở Mĩ,
bao gồm những phần của Wyoming, Illinois, Indiana, Kentucky, Tennessee,
Missouri, Kansas, Oklahoma, West Virginia, Maryland, Pennsylvania, Ohio
và Colorado. Đây là vấn đề nghiêm trọng vì hàng ngàn km sông suối đã bị ô
nhiễm.
Khu vực Tar Creek của Oklahoma từng được coi là nơi có chất thải nguy
hiểm, được đo bởi cục bảo vệ môi trường (EPA). Nhánh sông của khu vực
từng bị ô nhiễm bởi nước có nồng độ acid cao từ các khu mỏ bỏ hoang ở khu
mỏ Tri-State, quận Akansas, Oklahama và Missouri. Những trầm tích sulfua
xúc tác với cả chì và kẽm từ khi bắt đầu khai mỏ từ sau thế kỉ 19 và kết thúc
vào những năm 60 thế kỉ 19. Trong suốt quá trình hoạt động của khu mỏ, lớp
dưới bề mặt luôn được giữ khô bởi nước thấm phía dưới luôn được bơm ra
ngoài. Sau khi ra khỏi mỏ, tầng nước ngầm lại ngấm vào tự nhiên, với số
lượng nhiều tạo thành lũ chảy tràn vào gần các con sông , suối, gây ô nhiễm
chúng.
Tác động hóa học của HĐKS tới nguồn nước
Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước nói chung và nguồn
nước nông nghiệp nói riêng, những tác động hóa học đối với nguồn nước
cũng rất đáng kể.
Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ
sẽ thúc đẩy các quá trình hòa tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng
và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải
rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần
nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác
động hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn
nước xung quanh các khu mỏ.
Mức độ ô nhiễm hóa học các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
đặc điểm thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa
quặng, phương pháp và trình độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện
pháp quản lý và xử lý chất thải,....
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim,
các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và
nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu
vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tải
lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than .
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm
đục nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng
vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg,
CN-... ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh như asen, antimoan,
các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hòa tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hóa
học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn
nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước thường
bị nhiễm bẩn bởi bùn sét và một số kim loại nặng và hợp chất độc như CN-,
Hg, As, Pb v.v... mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không
được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển.
Các giải pháp khoa học và công nghệ giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi
trường nước
Từ việc đánh giá mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ra các sự cố môi
trường đối với môi trường nước trong các khu HĐKS nêu trên, có thể nhận
thấy rằng nguồn gây ô nhiễm nước ở các khu mỏ gồm: Nước mưa chảy tràn
qua khu mỏ, nước ngấm từ các bãi thải rắn nước tháo khô mỏ nước thải do
tuyển khoáng. Các mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm nói trên
theo các sơ đồ công nghệ như sau:
- Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ và nước ngầm từ bãi chứa
chất thải rắn: Xung quanh khu mỏ và bãi chứa chất thải rắn cần xây
dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây
nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng
bột vôi để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH và một số ion kim loại đạt
tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.
- Đối với nước tháo khô mỏ: Sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để láng
sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển
quặng, tưới ẩm,...), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp
hóa học và sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt
của khu mỏ.
- Đối với nước thải sau khi tuyển quặng: Nước từ các xưởng tuyển được
thu gom lại, sau đó được lắng lọc cơ học và hóa học trong trường hợp
cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển khoáng.
Bằng các biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình
HĐKS nêu trên, hầu hết các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường
nước trong khu mỏ đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm
môi trường nước trong khu mỏ và khu vực lân cận.

Những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới:

Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Huai dài
1978 km được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thải
công nghiệp, động vật và nông nghiệp, Mức độ mắc các bệnh cao bất thường
của cộng đồng dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính phủ phải xếp
nguồn nước của con sông ở mức độ ô nhiễm độc hại nhất. Tuy nhiên, chính
phủ Trung Quốc hiện đang cùng với Ngân hàng thế giới nỗ lực giải quyết
tình trạng này.

Cơn bão Katrina đã gây thiệt hại lớn nhất về tiền của cũng như sinh mạng
trong lịch sử nước Mỹ và cũng đã gây ra hàng loạt những trận lụt ở New
Zealand, điều đó kéo theo sự ô nhiễm trên diện rộng do kim loại nặng có lẫn
trong đất và cặn dầu ở hai nước này. Những nỗ lực khắc phục ô nhiễm đang
được các nhà chức trách liên đoàn và quốc gia nghiên cứu cùng với kế hoạch
xây dựng lại các thành phố bị tàn phá.

Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải
ra 50-100 tấn xianu và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia
Mare (thuộc vùng Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản
ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch,
ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người.

Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh hoàng khi nhà
máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India. thải ra ngoài môi trường 40
tấn izoxianat và metila. Theo viện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này
đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân
và khiến 15.000 người tử vong. Thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu
vực này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Người ta nghi ngờ rằng
các mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc.
4. Ô nhiễm nước ngầm và biện pháp xử lí:
Khoảng một nửa dân số Mĩ phụ thuộc nước ngầm, vì đây chính là nguồn
nước uống của họ. Chúng ta quan tâm và nói đến lớp đất đá giữ nước của
nguyên tố hóa học, hợp chất,vi sinh vật mà không có trong tự nhiên. Mối
nguy hiểm hiện diện, khi các tác nhân gây ô nhiễm phụ thuộc vào các nhân
tố, bao gồm dung lượng của chất ô nhiễm đưa vào, nơi tập trung chất độc
của tác nhân ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng tới con người và sinh vật.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ nước ngầm sạch và an toàn để uống, nhưng sự
thật nó rất dễ bị ô nhiễm bởi các nguồn khác. Thêm vào đó, nhân tố gây ô
nhiễm thậm chí rất độc, có thể khó nhận biết. Một trường hợp được biết đến
nhiều là Love Canal, gần Niagara Fall, New York, nơi chon lấp chất thải
chất hóa học gây ra ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không may là Love Canal không phải là trườn hợp riêng biệt. Những chất
hóa học nguy hiểm được tìm thấy hay nghi ngờ có trong nước ngầm ở khắp
nơi trên thế giới, cả nước đã phát triển và đang phát triển. Những nước phát
triển công nghiệp sản xuất hàng ngàn chất hóa học, nhiều loại, đặc biệt là
thuốc trừ sâu, được xuất khẩu tới các nước đang phát triển, nơi mà họ bảo vệ
cây trồng, rồi cuối cùng lại được nhập khẩu trở về các nước công nghiệp, kết
thúc một vòng tuần hoàn. Ví dụ, Coast Rica nhập khẩu thuốc trừ sâu, bao
gồm DDT, aldrin, endrin, thuốc sát trùng, những chất này bị cấm và xử phạt
rất nặng ở Mĩ. Vì thế, những chất này làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
ở Coasta Rica, và một số nơi mà người ta vẫn còn sử dụng, và tập trung
phần còn dư lại trở về với chúng ta trong những nông phẩm mà chúng ta
nhập khẩu.

Nước ngầm ô nhiễm như thế nào?

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và
suy thoái nước ngầm bao gồm:

• Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe,
Mn và một số kim loại khác.
• Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng
NO-3, NO-2, NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi
vi sinh vật.

Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ
thấp mực nước ngầm, lún đất.

Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các
khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Ðể hạn chế tác động ô
nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều
tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và
chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và
chất lượng nước ngầm.
Hình minh họa: Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm

So sánh giữa ô nhiễm nước mặt và nước ngầm:


Sự khác nhau về tính chất, địa chất và môi trường sinh học đã làm cho ô
nhiễm nước ngầm khác ô nhiễm nước mặt. Trong ô nhiễm nước mặt, dòng
chảy nhanh làm loãng và xua tan chất ô nhiễm, và oxi sẵn có cùng với ánh
sáng mặt trời cũng góp phần giảm chất ô nhiễm nhanh chóng này. Điều này
khác với nước ngầm, điều kiện để hòa tan và pha loãng rất hạn chế, và điều
kiện để vi khuẩn làm giảm chất ô nhiễm có giới hạn trong đất vài m hoặc
thấp hơn nước mặt. Lòng sông mà nước ngầm di chuyển rất nhỏ và hay thay
đổi, vì thế tốc độ di chuyển khá chậm, ngoại trừ một vài trường hợp ở bên
trong đá vôi. Hơn nữa, sự thiếu oxi trong nước ngầm sẽ giết chết vi sinh vật
hiếu khí, những vi sinh vật này giúp làm giảm chất ô nhiễm, nhưng có thể
cung cấp nơi ở lí tưởng cho nhiều dạng kị khí sống trong môi trường thiếu
oxi.
Thời gian lưu trữ nước ngầm thường dài (hàng trăm đến hàng ngàn năm)
phản ánh độ sâu,sự tích lũy của lớp đất đá. Không phải tất cả nước ngầm đều
mất cả trăm năm để nối với những mạch nước ngầm khác, di chuyển nhanh
hơn những phần của vòng tuần hoàn nước, nhưng hầu hết chúng đều là
nguồn nước dưới tác động của sự bay hơi và bốc hơi nước vào khí quyển.
Sự trao đổi giữa ô nhiễm nước mặt và nước ngầm:
Đất, trầm tích và đá mà nước ngầm chảy qua đều có thể đóng vai trò như là
một thiết bị lọc tự nhiên. Nước có thể trao đổi thành phần với đất và đá.
Dưới điều kiện thuân lợi, hệ thống lọc làm sạch nước, giữ và phân giải vi
sinh vật gây bệnh và đặc biệt chứa hợp chất độc. Tuy nhiên nếu đất đá bề
mặt bị nhiễm bẩn hoặc có các nguyên tố độc hại như asen, quá trình biến đổi
tự nhiên có thể làm nước bị nhiễm độc.
Một ví dụ về vấn đề này là ở thung lũng San Joaquin, California, có selen-
chất độc kim loại nặng trong đất, được thải ra bởi việc tưới ruộng. Hệ thống
thoát nước giàu selen từ những cánh đồng đã đưa vào nước mặt đã làm cho
những loài chim sống dưới nước giảm. Phạm vi của vấn đề liên quan đến
việc tháo nước nông nghiệp và chỉ tập ttrung vào phần đó. Selen là chất độc
đối với con người. Giống như nhiều kim loại khác, nó là lưỡng đặc tính: nó
cần cho quá trình sống, nhưng độc nếu lượng quá cao.
Nước ngầm chảy qua đất và đá, hòa tan hỗn hợp khoáng và khí mà có thể
gây hại tới người sử dụng. Một vài ví dụ là sắt như sắt hydroxide, làm nước
có màu nâu, canxi làm nước cứng, sulfite gây ra mùi trứng thối.
Khả năng của hầu hết đất và đá là lọc chất rắn, bao gồm chất ô nhiễm rắn,
mà có thể nhận biết. Khả năng này với nhiều kích thước, hình dạng và sự
sắp xếp của các thành phần lọc, chứng minh trong việc sử dụng cát và các
vật liệu khác để lọc nước. Theo được biết, có lẽ không phổ biến, đó là đất sét
và các khoáng chất khác có khả năng giữ và trao đổi một số nguyên tố và
hợp chất khi chúng được tách ra trong khi hòa tan.
Sự xâm nhập của nước biển:
Sự ô nhiễm của lớp đất đá giữ nước thì không là kết quả duy nhất của việc
thải chất thải vào nước mặt hay nước ngầm. Bơm hoặc khai thác nước ngầm
quá mức đến nỗi mà nước thấp di trú đến lớp đất đá kế gần hoặc biển cũng
có thể gây ra ô nhiễm. Tầng nước ngầm có xu hướng đổ ra biển, trong khi
nước biển lại có xu hướng đi về lục địa. Vì không có lớp giữ, nước biển gần
bờ có thể xâm nhập vào nước ngầm. Vì nước ngọt có mật độ ít hơn nước
biển (1000 so với 1025mg/cm3). Cột nước ngọt cao 41cm để cân bằng với
40cm nước biển. Mối quan hệ thong thường là chiều cao mực nước ở dưới
mực nước biển gấp 40 lần chiều cao của mực nước ở trên mực nước biển.
Khi khoang giếng, tạo thành một phiễu áp lực, nơi tiếp giáp giữa nước ngọt
và nước biển dâng lên. Khi hút nước ngọt, nước biển xâm nhập để bù vào
khối nước đã mất đi.
XỬ LÍ Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM:
Vì lí do ô nhiễm nước ngầm khó nhận biết được, thời gian lưu trú dài, lớp
đất đá lọc nước bị ô nhiễm, việc tìm ra lớp đất đá khó khăn và tốn kém. Lí lẽ
thuyết phục nhất chỉ có thể là không có chất thải hoặc bất cứ tác nhân ô
nhiễm nào, nhưng điều đó là hoang tưởng. Chúng ta có thể học từ các quá
trình lọc nước trong tự nhiên, khi đất và đá không thể xử lí, hay tái chế nước
thải, chúng ta có thể phát triển các tiến trình để làm cho các nhân tố ô nhiễm
có thể xử lí, có thể lưu giữ và có thể tái chế.
Cải tạo lớp đất đá không phải là không thể, mặc dù nó có thể phức tạp và đắt
tiền. Những bước quan trọng để cải tạo ô nhiễm nước ngầm là:
- Mô tả đặc điểm địa chất: đây là đặc điểm quan trọng vì đặc tính của nó là
có thể chôn vùi, thấm nước, lỗ thoáng trong đất lớn, và có cấu trúc địa chất
như chỗ đứt gãy, khe, và đá nứt có thể là các nhân tố ảnh hưởng đến sự điều
khiển cải tạo dòng nước ngầm.
- Mô tả đặc điểm thủy quyển: các yếu tố như chiều sâu mực nước, cải tạo
dòng chảy và tốc độ dòng chảy có thể được xác định. Đặc điểm của thủy
quyển cũng liên quan đến mối quan hệ của nước mặt và nước ngầm ảnh
hưởng ở đến khu vực.
- Nhận biết các quá trình gây ô nhiễm và di dời chúng: các tác nhân gây ô
nhiễm phải được nhận biết một các kĩ lưỡng, đánh giá và tập hợp lại. Một
vài nhân tố ô nhiễm như xăng dầu, thường được tìm thấy trên mặt nước vì
nó nhẹ hơn nước. Tuy nhiên, một số thành phần của dầu hòa tan trong nước.
Mặt khác, các chất gây ô nhiễm như tricloetylen (TCE), là một dung môi
hòa tan khô, nặng hơn nước, sẽ chìm trong nước. Còn có muối, hòa tan trong
nước và sẽ di chuyển theo các dòng nước ngầm.
-Bắt đầu quá trình xử lí: lựa chọn phương pháp xử lí phụ thuộc các yếu tố
như: loại chất gây ô nhiễm, phương pháp vận chuyển, và đặc điểm môi
trường như chiều sâu mực nước và đặc điểm địa chất
5. Những tiêu chuẩn chất lượng nước:
Nguồn nước có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau của con
người, chúng ta phải xác định các tính chất vật lý, tính chất hóa học của
nước để đánh giá chất lượng nguồn nước. Các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng nguồn nước dựa vào các yếu tố sau:

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi
trường. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu
thụ.
2. Độ màu: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất
lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keo. Độ màu
không gây độc hại đến sức khỏe.
3. Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước
ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe
nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước.
4. Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước làm
cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thúi, mùi
hóa học đặc trưng như Clo, amoniac, vị chát, mặn, chua…
5. Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây
độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước.
6. Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên,
thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ
tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất
độc hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các
hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan.
2. Độ axít: Trong nước thiên nhiên độ axít là do sự có mặt của CO2, CO2
này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong
nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axít không gây độc
hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp
và nước thải.
3. Độ kiềm: do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32-làm cho nước có độ kiềm.
Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng nước cảm thấy khó chịu trong
người. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước,
kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn.
4. Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+.
Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có
độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với
các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi.
5. Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc
hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận.
6. Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc
nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức
khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị
chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy.
7. Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ,
huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức
khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt,
làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh,
đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các
ống dẫn nước.
8. Mangan (Mg2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt
nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt.
9. Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố:
nhiệt độ, áp suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh,
thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm
và kiểm tra hiệu quả xử lý.
10. Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các
hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải
tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng.
11. Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử
dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá
khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô
nhiễm càng nặng.
12. Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít
bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua
lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng.
13. Dihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các
chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng
độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu.
14. Các hợp chất của axít Silicic (Si): trong nước nếu có các hợp chất axit
silicic sẽ rất nguy hiểm do cặn silicát lắng động trên thành nồi, thành ống
làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống.
15. Phốt phát (PO42-): Có phốt phát vô cơ và phốt phát hũu cơ. Trong môi
trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh
dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất
bón cây, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo bọt trong bột giặt, chất làm
mềm nước, kích thích tăng trưởng nhiều loại vi sinh vật, phiêu sinh vật,
tảo… phốt phát gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trừơng.
16. Nitơ (N) và các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-, NO3-): Sự phân hủy
của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp tạo thành các sản phẩm amoniac, nitrít, nitrát. Sự hiện diện của các
hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn
nước.
17. Kim loại nặng: có mặt lợi và mặt hại:
- Mặt lợi: với hàm lượng hữu ích, giúp duy trì và điều hòa những hoạt động
của cơ thể.
- Mặt hại: với hàm lượng cao gây khó chịu hoặc dẫn đến ngộ độc.
18. Các thành phần độc hại khác: Là thành phần các chất mà chỉ tồn tại trong
nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính mạng con
người, thậm chí gây tử vong, đó là các chất: Asen (As), Berili (Be), Cadimi
(Cd), Xyanua (CN), Crôm (Cr), Thủy ngân (Hg), Niken (Ni), Chì (Pb),
Antimoan (Sb), Selen (Se), Vanadi (V). Một vài gam thủy ngân hoặc Cadimi
có thể gây chết người, với hàm lượng nhỏ hơn chúng tích lũy trong các bộ
phận của cơ thể cho tới lúc đủ hàm lượng gây ngộ độc. Chì tích lũy trong
xương, Cadimi tích lũy trong thận và gan, thủy ngân tích lũy trong các tế
bào não.
19. Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyết tán
rộng. Chất béo đưa vào nguồn nước từ các nguồn nước thải, các lò sát sinh,
công nghiệp sản xuất dầu ăn, lọc dầu, chế biến thực phẩm… Chất béo ngăn
sự hòa tan ôxy vào nước, giết các vi sinh vật cần thiết cho việc tự làm sạch
nguồn nước.
20. Thuốc diệt cỏ và trừ sâu: Thuốc diệt cỏ và trừ sâu ngoài việc gây ô
nhiễm vùng canh tác còn có khả năng lan rộng theo dòng chảy, gây ra các
tổn thương trên hệ thần kinh nếu tiếp xúc lâu ngày, chúng cũng có thể tích tụ
trong cơ thể gây ra những biến đổi gen hoặc các bệnh nguy hiểm.
21. Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước,
các vi khuẩn này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc
từ các chất bài tiết. Chỉ tiêu này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức
khỏe mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn nước.
22. Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và
động vật, chỉ tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất
thải.
23. E. Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều hay
ít (nhiễm phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, đôi khi thành dịch bệnh lan truyền.

6. Biện pháp xử lí nước thải:


Nước được sử dụng cho mục đích tiêu thụ và công nghiệp thường giảm sút
trong quá trình sử dụng bởi nhiều chất gây ô nhiễm gồm chất cần oxi, vi
khuẩn, chất dinh dưỡng, muối, chất rắn lơ lửng và nhiều chất hóa học khác.
Ở Mĩ, những tiêu chuẩn phải được kiểm soát trước khi thải ra môi trường.
Chi phí xử lí nước thải thường xấp xỉ 12 tỉ USD, và nó đòi hỏi gấp đôi ở
thập kỉ tiếp theo. Bởi vì có rất nhiều khoản tiền liên quan, xử lí nước thải là
một quá trình lớn. Ở vùng nông thôn, phương pháp xử lí cổ truyền là dùng
hố rác tự hoại (bể chứa trong đó nước rác chảy vào và đọng lại cho đến khi
tác động của vi khuẩn làm cho nó đủ lỏng để có thể rút ra). Ở cộng đồng lớn
hơn, nước thải thường được thu gom và tập trung lại từ hệ thống cống rãnh.
Ở nhiều nơi, tài nguyên nước rất được chú trọng, và khi kết quả được chấp
nhận thì được phát triển để cải tạo nước thải để họ coa thể sử dụng cho nhiểu
mục đích như tưới ruộng, công viên hay sân golf, đúng hơn là đổ ra gần
nguồn nước. Những kĩ thuật mới được sử dụng để xử lí nước thải không
phải là nước thải mà là một nguồn tài nguyên để sử dụng. Việc phát triển
những công nghệ mới này nêu lên rằng việc xử lí nước thải không nên bị che
giấu trong quần chúng. Hơn nữa, chúng ta nên tiến tới nước thải sẽ được cải
thiện bằng chi phí nhỏ khi sản xuất hoa và rượu từ nước trái cây.
Hố rác tự hoại:

Hành động phỏ biến ở Mĩ, tử thành thị đến nông thôn. Mặc dù phương pháp
không tuyệt đối an toàn nhưng vẫn được sử dụng để xử lí vì dễ thực hiện.
Việc xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh thường không theo kịp sự tăng tiến.
Do đó, hố rác tự hoại cá nhân là một phương pháp xử lí quan trọng. Có trên
22 triệu hệ thống đang hoạt động, và khoảng nửa triệu hệ thống mới được
đưa vào sử dụng mỗi năm. Do đó, hố phân hủy được khoảng 30% người dân
Mĩ sử dụng. Không phải tất cả địa phương, tuy nhiên thích hợp cho việc đặt
hệ thống hố tự hoại, nên sự định giá mỗi hệ thống là cần thiết và thường cần
phải có điều lệ trước khi được sử dụng.
Các phần cơ bản của hố tự hoại được thể hiện như trong hình. Ống nước thải
từ nhà hoặc cở sở kinh doanh nhỏ dẫn đến hố tự hoại dưới mặt đất trong
vườn. Chất rắn hữu cơ lắng dưới đáy của hố, nơi mà chúng được phân hủy
và hóa lỏng bởi hoạt động của vi khuẩn. Chất lỏng đã được lọc được đưa vào
nơi tháo nước, bao gồm các ống dẫn thẳng mà nước có thể thấm vào đất
xung quanh. Khi nước di chuyển vào trong đất, nó sẽ được xử lí và lọc nhiều
hơn bởi các quá trình lọc và oxi hóa tự nhiên.
Các nhân tố địa chất ảnh hưởng là: loại đất, chiều sâu mực nước, chiều sâu
nền đá và địa hình. Các biến số này thường được liệt kê với sự mô tả về đất
liên quan với sự xem xét đất đai ở vùng đó và các vùng khác. Sự nghiên cứu
đất được thành lập bởi Tổ Chức Bảo Tồn đất đai, có ý nghĩa quan trọng
trong việc giải thích khả năng sử dụng đất, như việc sử dụng cho hố tự hoại.
Tuy nhiên, sự tin đáng tin cậy của bản đồ đất còn hạn chế đối với vùng đất
rộng khoảng vài ngàn m², và loại đất có thể thay đổi vài m nên rất cần thiết
nếu có một định giá của các nhà khoa học và kĩ sư. Để tính kích thước của
đất hấp thụ, cần biết tốc độ dòng nước di chuyển trong đất, đây là cách tốt
nhất để xác định khả năng lọc nước.
Khả năng lọc rác thải của đất có thể gặp một vài lí do hạn chế. Nguyên nhân
phổ biến là khả năng rút nước của đất kém, làm cho nhánh sông dâng lên khi
thời tiết ẩm ướt. Việc tháo nước kém có thể được mong đợi ở nơi đất sét
hoặc đất rắn với tính dẫn nước thấp, và những vùng có mực nước cao, đá
gần bề mặt dẫn nước kém, hoặc hay bị ngập lụt.
Nếu hố tự hoại bị rò rỉ, chất thải chảy ra ngoài sẽ rất nguy hiểm cho sức
khỏe. Sự cố này rất hay gặp. Không may là, những gì xảy ra bên dưới mặt
đất không dễ thấy, nếu quá trình lọc nước trên diện rộng xảy ra, thì tài
nguyên nước ngầm có thể bị ô nhiễm. Một điều liên quan đặt biệt là hố rác
được cung cấp cho các cơ sở kinh doanh và công nghiệp nhỏ, những nhu cầu
này gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm nước ngầm hơn là hố ở nhà. Có những
nguy cơ từ những hoạt động này, các tác nhân gây ô nhiễm có thể là : Nitrat,
kim loại nặng, kẽm, đồng, chì, các chất hữu cơ tổng hợp, benzene, carbon
tetraclorua, vinyl clorua.

Wastewater treatment plants (xử lý nước thải ):


Mục tiêu chính của quá trình xử lý này là giảm lượng huyền phù, vi
khuẩn và bổ sung lượng Oxy cần thiết cho nước. Kết hợp với kỹ thuật phát
triển để loại bỏ các chất dinh dưỡng và các quá trình phân huỷ vô cơ có thể
gây hại cho hiện tại.
Hiện nay quá trình xử lý nước thải thường có hai hoặc ba giai đoạn:
Tiền xử lý: lọc bỏ đi các loại cặn như cát, sỏi, các loại vật chất lớn
khác và nhiều những hạt vật chất đọng lại gọi là bùn. Bùn được loại
ra còn phần nước lọc theo ống dẫn đi vào xử lý giai đoạn hai. Giai
đoạn tiền xử lý loạ bỏ được 30 – 40% các chất gây ô nhiễm trong
nước thải.
Xử lý giai đoạn hai: cái tuyệt vời nhất của xử lý giai đoạn hai này
là hiểu được tác dụng của bùn hoạt tính. Nước thải từ giai đoạn tiền
xử lý đi vào bể thông khí, ở đây không khí được bơm vào tuần hoàn
(buộc phải có oxy) vi khuẩn sẽ phân huỷ các hợp chất hửu cơ còn lại
trong nước. qúa trình này mất vài giờ sau đó nước thải được bơm
vào bể lắng, bùn đọng được loại ra. Tạo môi trường nghèo oxy để vi
khuẩn kỵ khí phân huỷ các vật chất hửu cơ trong bùn. Phân huỷ kỵ
khí tạo ra khí methane làm nhiên liệu cho các xí nghiệp hoặc chạy
các loại máy móc khác. Theo quá trình xử lý giai đoạn hai này
khoảng 90% các chất gây ô nhiễm được loại bỏ khỏi nước thải. Mặc
dù quá trình xử lý không loại được hoàn toàn các chất như nitrogen,
phosphorus và các kim loại nặng hoặc các hoá chất như dung môi và
thuốc trừ sâu. Phần cuối của giai đoạn hai là quá trình tẩy uế nước
thải. Quá trình này thường dùng clo nhưng thỉnh thoảng ozone được
sử dụng. Nước thải qua xử lý thường đổ ra mặt nước, nhưng ở nhiều
nơi việc thải này được chuyển đổi rất tốt, ví dụ như ở Maui,
Hawaii…
Advanced treatment ( xử lý cao cấp): nên loại bỏ hết các chất dinh
dưỡng, các kim loại nặng, hay các loại hoá chất trong nước nếu cần
chất lượng nước cao hơn để sử dụng cho những mục đich riêng. Ví
dụ như tạo môi trường sống cho sinh vật, tưới sân golf, công viên
hay cây trồng. quá trình xử lý nước thải này gần như là tái chế nước.
phương pháp xử lý cao cấp sử dụng gồm các loại hoá chất, cát lọc,
than lọc. Theo quy trình xử lý caco cấp này loại bỏ được 95% chất
gây ô nhiễm nước.
Một rắc rối của quá trình xử lý nước thải là việc loại bỏ bùn. Lượng bùn
tạo ra trong quy trình xử lý là khá ít ước lượng vào khoảng 54 - 112 gram
cho mỗi người mỗi ngày, và theo tính toán thì chi phí xử lý bùn thải chiếm
25 - 50% vốn hoạt động của một nhà máy xử lý. Qúa trình lắng và thải bùn
có 4 phần chính sau:
Loại bỏ những chất hửu cơ thô.
Giảm kích thước bùn bằng cách đưa về dạng lỏng.
Diệt hoặc làm giảm các sinh vật có hại.
Giới thiệu sản phẩm tới người dùng hoặc bán để giảm chi phí hoạt
động.
Kết thúc của bùn thải là bằng cách đốt, chôn vào trong đất, dùng cải tạo
đất trồng hoặc thải nó xuống biển. Quan điểm của môi trường, tốt nhất là
dùng bùn cho cải tạo đât cho những vùng đất nghèo dinh dưỡng những khu
bảo tồn hay vùng mỏ.
Sự hồi phục nước thải
Quá trình tái chế nước thải gọi là chu trình hồi phục và bảo tồn nước thải.
Quá trình chính trong chu trình là trả lại nước thải đã xử lí bằng vào các vụ
mùa bằng bình tưới nước hoặc các hệ thống tưới tiêu ; phục hồi, hay làm
sạch tự nhiên các dòng nước thải đổ vào đất và khi đổ vào nước ngầm là
nước sạch; bảo tồn, bằng cách bơm nước ra khỏi mặt đất cho sử dụng, công
nghiệp, hoặc mục đích nông nghiệp. Dĩ nhiên là, không phải tất cả các khía
cạnh của chu trình đều thích hợp ngang nhau. Phục hồi nước thải ở nông
trường nuô gia súc không giống như phục hồi nước thải ở khu công nghiệp
hoặc khu dân cư. Nhưng nguồn gốc căn bản của phục hồi nước thải là vững
chắc và theo học thuyết.
Quá trình phục hồi và đưa trở lại là cốt yếu trong chu trình tái chế nước thải,
loại đá và đất, địa hình, khí hậu, thực vật đóng vai trò quan trọng. Yếu tố đặc
biệt quan trọng là khả năng đồng hóa chất thải của đất, khả năng thực vật sử
dụng chất dinh dưỡng, và kiến thức về chất thải được áp dụng.
Nước thải được tái chế trê quy mô rộng lớn ở Muskegon và Whitehall,
Michigan. Nước cống từ nhà và khu công nghiệp dược vận chuyển bằng các
đường ống để xử lí sơ cấp và thứ cấp. Nước thải sau đó được xử lí bằng clo
và vận chuyển bằng các mạng ống, tuông ra ngoài. Sau khi nước thải chảy ra
đất, nó được gom lại trên các ống dẫn nước và được đưa về sông Muskegon.
Bước cuối cùng này là xử lí cao cấp gián tiếp, để cho môi trường tự nhiên
lọc nước.
Dự án ở Michigan có thể tranh luận vì liên quan đến khả năng ô nhiễm của
nước mặt và nước ngầm, cũng như kết hợp mực nước ngầm cao. Tuy nhiên,
nó cung cấp một khả năng lựa chọn phương pháp xử lí cao cấp, và kinh
nghiệm đạt được từ những dự án có giá trị trong việc ước lượng những phần
khác trong việc tái chế nước thải.
XỬ LÍ NƯỚC THẢI NHƯ LÀ VIỆC KHÔI PHỤC TÀI NGUYÊN
Bắt đầu phần này chúng ta sẽ nói rằng chúng ta hi vọng con người sẽ xem
nước thải như là một tài nguyên và các nhà máy xử lí sẽ được xây dựng.
Những nơi hoàn thành đầu tiên sẽ là Arcata, California, đặt ở vịnh
Humboldt. Để xử lí thứ cấp và cao cấp nước thải, cộng đồng ở đây phải xây
dựng những cái ao có khả năng oxi hóa, được tạo thành một vùng đầm lầy
rộng lớn ở vịnh. Nước từ những cái hồ oxi hóa có thể được xử dụng để nuôi
cá hồi con ở Thái Bình Dương. Như vậy, kế hoạch xử lí nước thải được ứng
dụng trên vùng đầm lầy như một phần của tiến trình xử lí mà có thể sản xuất
tài nguyên- ví dụ như cá hồi thái bình dương- sau đó được thả vào đại
dương.
Mĩ đã phát triển khả năng to lớn việc xử lí nước thải. Sự phân lọa phương
pháp xử lí đã đem đến những hiệu quả chắc chắn và ghi nhận dấu hiệu tương
đối tốt. Mặt khác, đó là một dự án với những nổ lực gây tốn kém và những
thất bại hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt là khi hệ thống chịu những tác
động từ các yếu tố bên ngoài như giá đầu tư, nguyên liệu cho các cống thoát
nước chẳn hạng trong mùa lũ. Trong giai đoạn cuối của lần xử lí thứ cấp, clo
được thêm vào, rất có hiệu quả trong việc giết chết các mầm bệnh có hại
trong nước. Nhưng lại sản xuất những sản phẩm gây độc có chứa hợp chất
clo, một trong số đó là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Cuối cùng, xử lí
tiếp theo lượng bùn.
Chúng ta phải không ngừng đặt ra những câu hỏi đối với công nghệ của
chúng ta là: đó là cách tốt nhất, mang tính kinh tế cao, ứng dụng các phương
pháp môi trường đúng cách cho phương pháp xử lí nước thải có thể chưa có
câu trả lời. Tuy nhiên, những kinh nghiệm đã được đưa ra để kiểm tra giả
thuyết rằng hệ thống phục hồi được nguồn tài nguyên môi trường được ưa
thích hơn là có thể. Bằng quá trình phục hồi tài nguyên, chúng ta có thể sản
xuất khí metan (có thể được sử dụng làm nhiên liệu), hoặc sản xuất cây cảnh
và các sản phẩm có giá trị khác.
7. Luật và chính sách về nước thải:
Nước thì đương nhiê cần cho sự sống và tất cả các mặt của con người. Vì
thế tài nguyên nước được ban hành luật và thảo luận ở những điều luật môi
trường. Ở Mỹ, cơ cấu luật của nước xoay quanh việc sử dụng nước mặt và
nước ngầm. Thêm vào đó, chính phủ liên bang cố gắng điều chỉnh chất
lượng nước bằng việc bang hành pháp luật
Luật nước mặt
Ở Mỹ thường gặp một trong hai trường phái đúng về nước: đó là được áp
dụng học thuyết Riparian (ven sông) và học thuyết chiếm hữu.
Học thuyết Riparian được lưu hành luật ở khắp các bang từ 1850 và còn
được sử dụng ở một nửa miền đông của Mỹ. Luật Riparian bị hạn chế đối
với hầu hết những người sở hữu đất kế con suối hoặc nguồn nước đứng. Rất
quan trọng để ghi nhớ rằng điều lệ nước không phải là chủ đề do pháp luật
qui định – nó đơn giản là điều lệ sử dụng nước trong tập quán được ra lệnh
bởi luật. Vì thế, bên dưới thuyết Riparian, điều tốt sử dụng nước là dựa vào
quyền sở hữu thật sự. Nhưng bản than nước không thuộc quyền sở hữu của
riêng ai. Điều đúng của thuyết Riparian là dựa vào sở hữu mà kí kết giá trị
của đất và có thể thay đổi; đất hoặc chuyển nhượng cho người khác. Bên
dưới luật Riparian, chủ sở hữu đất phải hợp lí hóa việc sử dụng nước trên đất
của họ, cung cấp nước trở lại vào sông suối tự nhiên trước khi không còn sở
hữu. Chủ sở hữu cũng có qui định khi nhận dòng chảy sông suối không giảm
chất lượng và số lượng nhưng không được đặt lên để hủy bỏ quyền lợi của
người khác.
Học thuyết chiếm hữu trong luật nước gồm các bước sử dụng là yếu tố quan
trọng. Đó là người đầu tiên sử dụng nước từ mặt đất có điều lệ nước sơ cấp
và có thể vượt qua để tới người sử dụng kế tiếp. Hơn nữa, điều luật sử dụng
nước tách ra từ những điều lệ sở hữu khác. Luật chiếm hữu nước phổ biến ở
phía tây nước Mỹ và ở những nơi nghèo nước phải quản lí nước của họ cẩn
thậ. Ví dụ như bang Arizona, luật Riparian không được cho phép và công bố
chủ đề nước sở hữu. Thích hợp trong gia đình, thành phố và tưới tiêu.
So sánh giữa hai học thuyết gợi ý ra việc quản lí tài nguyên nước rất ảnh
hưởng khi nguyên tắc sở hữu được áp dụng. Bởi vì luật Riparian do tòa án
quyết định, về đề tài đó nó có khả năng biến đổi và diễn giải bằng nhiều
cách khác nhau. Vì thế, người sở hữu không bao giờ chắc chắn vị trí của họ.
Hệ thống luật Riparian khuyến khích không sự dụng nước và do đó là phản
tác dụng trong giai đoạn thiếu nước. Maët khaùc, caùc tieåu bang
vôùi heä thoáng sôû höõu coù khaû naêng thi haønh & thöïc
hieän quy ñònh döïa treân nguyeân lyù thuûy hoïc ñuùng
ñaén raèng coù nhieàu khaû naêng daãn ñeán hieäu quaû
quaûn lyù taøi nguyeân nöôùc.
Phieân toøa quyeát ñònh lieân quan tôùi vieäc söû duïng
nöôùc vaø moâi tröôøng haàu nhö coù dính líu vôùi nghóa
vuï cuûa chính quyeàn ñeå baûo veä taøi saûn chung cuûa
chuùng ta bao goàm caõ heä sinh thaùi . Ñieàu naøy ñöôïc
bieát nhö laø the Public Trust Doctrine .
Luật nước ngầm
ÔÛ Myõ , luaät quaûn lyù nöôùc ngaàm söû duïng trôû laïi
ngay khi quyeàn sôû höõu tuyeät ñoái veà nöôùc naèm
döôùi tay ngöôøi sôû höõu ñaát ñaëc bieät . Hoïc thuyeát
naøy ñöôïc bieát nhö laø caùc quy taéc tieáng Anh hay hoïc
thuyeát quyeàn sôû höõu tuyeät ñoái . Döïa vaøo hoïc
thuyeát naøy , ñòa chuû coù theå khai thaùc vaø laáy nhieàu
nöôùc nhö hoï muoán , maëc duø raèng nöôùc ñöôïc chia seõ
trong taàng nöôùc ngaàm chung vôùi nhöõng ñòa chuû keá
beân . Kieåu caûi tieán naøy coù hieäu quaû toát ôû nhöõng
vuøng aåm öôùt , löôïng möa nhieàu nhö Anh hay mieàn
Ñoâng Myõ , tuy nhieân , vaán ñeà coù theå phaùt sinh
suoát tình traïng haïn haùn .
ÔÛ phía taây Myõ , nguoàn nöôùc khan hieám hôn nhieàu ,
noù ñaõ sôùm trôû neân roõ raøng trong quyeàn sôû höõu
tuyeät ñoái ñöa ñeán nhöõng vaán ñeà vaø söï söûa ñoåi
luaät phaùp , laøm haïn cheá quyeàn laøm chuû ñoái vôùi
nöôùc ngaàm . Theo moät trong nhöõng söûa ñoåi ñöôïc
bieát nhö laø caùc quy ñònh cuûa Myõ hay hoïc thuyeát söû
duïng hôïp lyù , toång soá löôïng nöôùc ngaàm bò ruùt ñöôïc
caên cöù döïa treân söï hôïp lyù & muïc ñích mang laïi lôïi ích
töø nöôùc ñöôïc söû duïng vaøo ñaát treân taàng ngaäm
nöôùc . Vieäc xaây döïng nhöõng gì laø hôïp lyù coù theå
khoù khaên , tuy nhieân , haàu nhö caùc vaán ñeà phaùt
sinh töø thöïc teá raèng hoïc thuyeát ñöôïc aùp duïng thoâng
qua moät heä thoáng phaùp luaät ñieàu chænh ban haønh
giaáy pheùp khai thaùc . California ñaõ & ñang phaùt trieãn
ñieàu ñöôïc bieát ñeán nhö hoïc thuyeát quyeàn töông quan
– 1 söï thay ñoåi hôïp lyù cho quan nieäm quyeàn sôû höûu
tuyeät ñoái nöôùc ngaàm . Hoïc thuyeát naøy nhaän thaáy
moät quyeàn cuûa ñòa chuû laø söû duïng nöôùc döôùi ñaát
nhöng noù laïi giôùi haïn quyeàn naøy bôûi vieäc thöïc hieän
caùc quy ñònh cho nhöõng ñòa chuû khaùc – nhöõng ngöôøi
maø taøi saûn che phuû moät nguoàn taøi nguyeân nöôùc
ngaàm . Taát caû caùc ñòa chuû ñeàu bình ñaúng & coù
quyeàn töông quan

Vieäc xaây döïng ( thaønh laäp ) caùc quyeàn töông quan


khoâng phaûi laø moät söï noã löïc deã daøng . Noù ñoøi
hoûi sö( xaùc ñònh roõ raøng tình traïng coù saün cuûa
nöôùc treân töøng naêm , cô baûn ñeå xaùc ñònh caùi gì laø
saûn löôïng an toaøn cuûa taàng ngaäm nöôùc. Neáu toång
löôïng nöôùc bôm bò khai thaùc ítû hôn löôïng nöôùc naïp
laïi trung bình haèng naêm cuûa taàng ngaäm nöôùc thì quá
mức có thể phân phối nước cho sử dụng. Trên bàn tay khác, nếu có một số
tiền lãi (cơ sở thu vượt chi), khi đó nước được phân phối tốt giữ cho tất cả
được sử dụng, với sự thu hồi tuyệt đối trung bình hàng nămbù lại cho tầng
nước ngầm.
Là một bang lớn nhất miền tây Hoa Kỳ cũng chấp nhận ưu tiên cho chủ
nghĩa phân phối, sớm hỗ trợ bảo vệ nguồn nước mặt. Giải thích sự ưu tiên,
đây là hình thức đầu tiên cơ sở của một chủ nghĩa đúng đắn và tiếp tục
được sử dụng, dự án sử dụng nước có lợi tránh sự lãng phí. Là đúng đắn khi
người lãnh đạo của mọi người biết phân phối nguồn nước tốt. Sử dụng hình
thức phân phối nước đúng thường là sự quản lý suyên suốt chính thức của
một chính quyền bằng một thủ tục cấp giấy phép quản lý.
Nói tóm lại, một sự khác biệt của những chủ nghĩa và cơ sở của lật cai trị.
Một kết quả luôn dẫn đến sự tiến bộ cái cấu thành là “sử dụng các có lợi”.
Tới mọi người, sử dụng sức mạnh để bảo đảm đủ nước cho một hệ thống
sông tạo cho một hệ sinh thái khoẻ và phong phú. Tới những người khác, sử
dụng nước công cộng có thể là có gới hạn trong các họat như nông nghiệp
hoặc công cộng. Trong trường hợp khác, mọi người sử dụng nước có lợi là
dùng nước làm giải trí. Những căn cứ trên có được là bở khi một vùng cơ sở
không còn cung cấp nước mặt tốt. khi mà bơm xuống sâu mực nước hạ thấp
vĩnh viễn, dòng chảy có thể ngưng và thực vật ven sông chết, thiệt hại cho
hệ sinh thái. Việc cung cấp nước mặt cho vùng hạ sử dụng cũng không còn.
Bởi vì tương quan phức tạp giữa hình thức và nội dung sử dụng luật quản lý
nước và đôi khi gặp khó khăn trong việc áp dụng ở từng vùng cụ thể.
Luật nước liên bang:
Cuộc khảo sát của chính quyền liên bang ( Mỹ) cho thấy rằng cần có sự
bảo vệ tài nguyên nước tránh sự ô nhiễm. Cuối cùng thì mục đích của luật
pháp là mọi người cần bảo vệ tốt nguồn nước cung cấp cho họ cũng như tài
nguyên môi trường. Theo một bản tóm tắt của luật ô nhiễm nước và chất
lượng nước mà liên bang đã chọn trong một vùng. Luật bảo vệ chất lượng
nước trong vùng quản lý nước nguy hiễm cũng được thảo luận trong chương
12. Luật liên bang bao gồm những ý nghĩa:
Luật rác thải năm 1899. Hình thức của hành động trái pháp luật là ném,
thải ra hoặc các hình thức thải rác từ các nguồn loại trừ dòng chảy từ các
đường và các cống rãnh vào những nước sông biển. Mục đích là cũng cố lại
luật ô nhiễm những dòng chảy trên liên bang Hoa Kỳ. Trong quá trình,
nhiệm vụ phân chia với sự sả thải các chất thải vào nguồn nước của các sông
sẽ làm quá sức đồng hoá và sẽ gây ô nhiễm các sông của chung ta.
Luật quản lý nước và ô nhiễm năm 1956. Mục đích của luật này là
kiểm soát chi tiết chất lượng nước và ngăn chặn, điều tiết, và giảm đi sự ô
nhiễm nước.
Luật kết hợp về cá và động vật hoang dã năm 1958. Mục đích chi tiết
của lật này là bảo vệ các con đập ngăn nước, thế giới thực vật, và kiểm soát
lũ lụt, công việc cần thiết với các ban nghành của nước Mỹ là kết hợp bảo vệ
cá và động vật hoang giã cho các khu bảo tồn thiên nhiên hoang giã.
Chính sách môi trường quốc gia năm 1969. Luật này đã vô cùng có ý
nghĩa trong việc quy định tác động tới báo cáo môi trường về các hoạt động
có tác động đáng kể đến môi trường của các bang. Chú ý tới tài nguyên
nước, nó bao gồm các đập nước, các hồ chứa, hệ thực vật và các cây cầu, các
công trình khác nằm giữa chúng.
Luật cải thiện chất lượng nước năm 1970. Luật này mở rộng thêm luật
đã có năm 1956, quản lý thêm sự ô nhiễm của dầu và các chất ô nhiễm nguy
hại. Nó cũng đã thiết lập nghiên cứu và loại trừ ô nhiễm acid từ nguồng
thoát nước và ô nhiễm trong các hồ lớn.
Luật quản lý ô nhiễm nước liên bang sử đổi năm 1970. Mục đích chủ
yếu của luật này đã làm nguồn nước sạch lên. Nó được hoàn thành với điều
kiện được tài trợ một tỉ dollars cho công nghệ xử lý bao gồm nhiều phương
pháp xử lý nước khác nhau. Luật này có kết quả to lớn cải thiện chất lượng
nước trong nước Mỹ, mặc dù ngày đó nhiều sáng kiến công nghệ trong vùng
đã bị bỏ qua.
Tổn quan hưởng ứng đền bù và nghĩa vụ về môi trường năm 1980.
Luật này thành lập cái gọi là nguồn nước sạch lên loại bỏ nguồn ô nhiễm
nguy hại.( xem chương 12).
Luật sửa đổi loại bỏ đi vật thể rắn nguy hiểm phục hồi và bảo tồn tài
nguyên năm 1984. Luật này quy định về nước ngầm, do đó giảm tiềm năng
gây ô nhiễm của dầu mõ tới nguồn nước ngầm.
Luật chất lượng nước năm 1987. Luật này là chính sách quản lý phi
chính trị của quốc gia về ô nhiễm nước. Nó đã rất quan trong mang tính phi
chính trị trong việc quản lý bản đồ nguồn nước ô nhiễm của các bang.
8. Tổng kết:
Ô nhiễm nước là sự suy giảm chất lượng nước được đo bởi các tiêu chuẩn
vật lí, hóa học và sinh học. Các tiêu chuẩn này dựa vào việc sử dụng nước,sự
vi phạm các qui tắc, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến hệ
sinh thái.
Các nhân tố ô nhiễm chủ yếu là chất thải cần oxy, được đo bởi nhu cầu oxy
hóa học (BOD), tác nhân gây bệnh, được đo bởi số lượng vi khuẩn ruột già,
chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú nhưỡng, làm tảo phát triển vượt bậc
giành lấy oxy và ánh sáng mặt trời, dầu, chất độc bao gồm các hợp chất hữu
cơ và vô cơ tổng hợp, kim loại nặng, nguyên tố phóng xạ, nhiệt và trầm tích.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm gồm nguồn điểm và nguồn diện.
Nguồn điểm bao gồm các ống các ống nước thải của khu công nghiệp và dân
cư thành phố, và kết hợp hệ thống cống rãnh mang cả chất thải và nước mưa
bão trong thành phố cổ. Nguồn diện hay dòng chảy ô nhiễm khó kiểm soát
hơn nguồn điểm. Nguồn diện bao gồm thành phố, nông nghiệp, lâm nghiệp,
và hầm mỏ mang rất nhiều chất ô nhiễm. Sự acid hóa nước bắt nguồn từ sự
tập trung nhiều acid sulfuric chảy từ các hầm mỏ và kim loại gây ô nhiễm
nước mặt và nước ngầm.
Từ những năm 60 đã có nổ lực lớn nhằm làm giảm tình trạng ô nhiễm nước
và cải thiện chất lượng nước. Mặc dù chương trình đó thành công, nước ở
một số khu vực vẫn ở dưới mức tiêu chuẩn.
Đối với nước mặt, tình trạng ô nhiễm diễn ra chậm do sự pha loãng và độ
phân tán của các chất gây ô nhiễm và sự phân rã của các chất gây ô nhiễm
với sự có mặt của ánh sáng mặt trời và oxy. Đối với nước ngầm, độ sâu,
dòng chảy chậm và thời gian tồn tại lâu của nước làm hạn chế cơ hội cho sự
hoạt động của các cơ chế tự nhiên này. Mặt khác, nhiều loại đất và đá đóng
vai trò như là những bộ lọc, trao đổi các nguyên tố và các hợp chất hóa học
với nước ngầm. Trong quá trình chuyển động qua một aquifer, nước ngầm
có thể cải thiện chất lượng, nhưng nó cũng có thể trở nên không phù hợp để
sử dụng cho con người do các chất gây nhiễm tự nhiên hay nhân tạo. Sự ô
nhiễm của một aquifer có thể là kết quả của việc xả chất thải trên hoặc bên
trong mặt đất. Nó cũng có thể do việc bơm quá nhiều nước ngầm tại những
khu vực bờ biển, gây ra sự xâm nhập của nước biển vào tầng nước sạch. Bởi
vì chúng ta không thể ngăn chặn tất cả những chất ô nhiễm thâm nhập vào
nước ngầm, và sự đảo ngược tình trạng ô nhiễm vadose zone và aquifer là
rất phức tạp và chi phí khá cao, chúng ta phải tìm cách hỗ trợ những qui
trình tự nhiên để hạn chế ô nhiếm nước ngầm.
Sự phát triển của tiêu chuẩn chất lượng nước ở Mỹ đã được tòa án liên bang
chỉ thị liên quan đến việc đặt tiêu chuẩn mức chất gây ô nhiễm cao nhất cho
những chất ô nhiễm được tìm thấy trong nước uống. Mục đích chính của các
tiêu chuẩn đó là nhằm chắc chắn rằng nước cung cấp cho chúng ta được xử
lí để bỏ đi những chất có hại và chất lượng nước được kiểm định và kiểm
soát thường xuyên. Việc kiểm soát kim loại độc hại và các chất hữu cơ trong
cá hàm ý rằng mức độ độc tố trong nước đã giảm đáng kể, đặc biệt là những
độc tố được xử lí lâu nhất.
Các hệ thống xử lí nước thải bao gồm hệ thống hố tự hoại và các nhà máy
xử lí nước thải. Hệ thống hố tự hoại được dùng trong gia đình và các cơ sở
sản xuất nhỏ. Cách này rất thong dụng ở Mỹ ngày nay. Sự thất bại của
những hệ thống này có thể gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước
ngầm. Các nhà máy xử lí nước thải thu thập và xử lí nước từ các hệ thống
cống ở thành phố. Quá trình xử lí sơ cấp và thứ cấp tại các nhà máy xử lí
được 90% chất ô nhiễm trong nước thải. Bao gồm các chất cần oxy, vi
khuẩn và các chất rắn lơ lửng. Xử lí cao cấp có thể được ứng dụng để bỏ đi
những kim loại nặng và chất dinh dưỡng để nước có thể được sử dụng cho
mục đích khác, bao gồm việc sử dụng cho đời sống hoang dã, hoặc việc tưới
tiêu, công viên và sân golf. Việc sử dụng nước tái chế phát triển tại Mỹ, đặc
biệt ở khu vực mà tình trạng thiếu nước hay diễn ra. Các nghiên cứu đang
trên quá trình tìm ra phương pháp cải thiện phương pháp xử lí nước thải, có
liên quan đến việc phục hồi nguồn nước. Cơ bản là phương pháp xử lí đó
liên quan đến việc sử dụng môi trường sinh học như là một phần của qui
trình xử lí.
Luật về nước cho nước mặt và nước ngầm rất phức tạp và khác nhau ở mỗi
bang. Trong vài trường hợp thì quyền sử dụng nước là dựa vào việc sống
gần kề nguồn nước hoặc trên vùng nước ngầm, trong khi đó có trường hợp
khác là nguồn nước được sở hữu và qui định bởi nhà nước. Chính phủ liên
bang có một lịch sử lâu đời trong việc đề ra luật nhằm nổ lực kiểm soát tình
trạng ô nhiễm nước. Kết quả là chúng ta có những tiêu chuẩn chất lượng
nước cao nhất trên thế giới và đang nổ lực kiểm soát và làm giảm tình trạng
ô nhiễm nước.

You might also like