You are on page 1of 44

Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Mở đầu
Nước là một trong những nguồn tài nguyên cơ bản và quan trọng nhất của
chúng ta.

Đảm bảo rằng chúng ta duy trì thỏa đáng và an tòan nguồn cung cấp nước là
một trong những mục tiêu môi trường quan trọng nhất. Việc thiếu giải pháp cho
vấn đề ô nhiễm và tình trạng thiếu nước gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng
cho hàng tỉ người ở nhiều khu vực trên thế giới. Trong đề tài này chúng ta sẽ đề
cập đến những chủ đề thủy học, nguồn cung cấp và sử dụng nước, quản lý nước,
và nước và hệ sinh thái. Mục tiêu của đề tài này là để:

• Có sự đánh giá đúng cho nguồn nước trên trái đất.


• Hiểu được tại sao nước là chất lỏng đặc biệt nhất trong môi trường của
chúng ta.
• Hiểu biết về những ngăn dự trữ chính trong chu trình nước.
• Tìm hiểu các nhân tố chính điều hòa dòng chảy bề mặt và lượng trầm tích.
• Để hiểu những khái niệm cơ bản của địa chất học nước dưới đất, bao gồm
cả sự di chuyển của nước dưới đất và định luật Darcy.
• Để hiểu những loại hình sử dụng nước chính.
• Có thể bàn về 1 số cách bảo tồn nguồn nước.
• Tìm hiểu vài hậu quả môi trường của sự phát triển sử dụng tài nguyên
nước, bao gồm cả việc xây đập và kênh đào.
• Biết tiêu chuẩn nhận biết khu vực đầm lầy và hiểu tầm quan trọng về môi
trường của đầm lầy và sự mất đi đầm lầy.

2
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

I. WATER AS A UNIQUE LIQUID.

Nước là một chất lỏng không thể thay thế, không có nó, chúng ta không thể
tồn tại được. Mỗi phân tử nước chứa hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxi.
Mỗi liên kết hoá học mà giữ các phân tử lại với nhau là liên kết hoá trị, có nghĩa
rằng mỗi nguyên tử hydro chia sẻ đơn điện tử của nó với nguyên tử oxi và những
nguyên tử này chia sẻ những điện tử ngoài cùng của nó với nguyên tử hydro.

Sự thực nước là một chất phân cực liên quan đến nhiều đặc tính quan trọng của
nó cũng như cách thức nó phản ứng trong môi trường. Chẳng hạn, những phân tử
nước có khả năng thu hút lẫn nhau, vì vậy chúng sản sinh ra những lớp màng
mỏng hoặc những tầng phân tử nước giữa và xung quanh những hạt quan trọng
trong sự chuyển động của nước trong đới không bão hòa phía trên mực nước
ngầm. Quá trình này là trong số một sự dính kết. Những phân tử nước có thể bị hút
lại, đầu âm của phân tử nước (oxy)
hút những ion dương như natri,
canxi, magiê và kali. Bởi vì những
hạt sét có khuynh hướng tích nạp
các ion âm, chúng thu hút nhiều
ion dương hơn (hydro) và những
phân tử nước sẽ được hydrat hoá.
Cuối cùng sự phân cực của nước là
nguyên nhân sinh ra sức căng mặt
ngoài: những phân tử nước thu hút
lẫn nhau càng nhiều hơn so với
những phân tử của không khí. Sức
căng mặt ngoài vô cùng quan trọng
trong nhiều quá trình sinh hóa và
vật lý kéo theo những chuyển động
nước xuyên qua những khe hở.

3
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Nước thường được coi là dung môi cơ bản. Nó có khả năng hòa tan nhiều chất
và khiến nó trở thành một bộ phận cơ bản và quan trọng của cấu thành sự sống. Vì
nước tự nhiên có tính acid yếu, chúng hoà tan một lượng lớn hỗn hợp từ muối đơn
giản đến các chất khoáng và đá. Nước đặc biệt quan trọng trong sự phong hoá hoá
học của đá và các chất khoáng, cùng với những quá trình lý hóa và sinh hóa, bắt
đầu sự tạo thành đất.

Nước là chất duy nhất mà ở thể rắn nhẹ hơn ở thể lỏng, điều đó giải thích hiện
tượng băng tan. Nếu nước ở thể rắn nặng hơn thể lỏng thì nó sẽ chìm xuống. Mặc
dù cái này thì an toàn hơn cho những con tàu đi du lịch gần những núi băng trôi,
những thuộc tính của sinh quyển nhiều khi khác nhau: dòng sông, đại dương đóng
băng từ đáy lên trên.

Đặc tính quan trọng khác của nước là tính bộ ba của nó, nhiệt độ, áp suất và ba
pha của nó: rắn (nước đá), lỏng (nước), khí (hơi nước) có thể tồn tại cùng nhau.
Bộ ba của nước xuất hiện tự nhiên trên hay gần bề mặt trái đất.

Điều đó có mối liên hệ quan trọng trong việc chuyển nước từ các đại dương
vào khí quyển và sinh quyển theo vòng tuần hoàn nước. Thế giới sẽ trở thành một
nơi khác hoàn toàn nếu như nước không thể bốc hơi từ đại duơng vào khí quyển
ngay tại điều kiện gần bề mặt (chu trình nước dừng lại).

Nước trái đất cho phép làm dịu hiệu ứng về môi trường bởi vì nhiệt dung riêng
cao của nó. Nhiệt dung riêng là độ bách phân để tăng một gam chất lỏng lên một

4
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

độ. Nhiệt dung riêng của 1 calo/gam được so sánh với những dung môi có nhiệt
dung riêng khoảng 0.5 calo/gam. Nước có khả năng lớn nhất để hút và giữ nhiệt.

II. DÒNG CHẢY BỀ MẶT VÀ LƯU LƯỢNG PHÙ


SA.

Dòng chảy bề mặt có tác động quan trọng trong việc xói mòn và vận chuyển
các vật chất. Nước mang nguyên liệu trong trạng thái hoà tan hoặc ở trại thái lơ
lửng, và nước mặt có thể tác động cuốn các hạt đất và đá đi. Số lượng và kích
thước của các hạt lơ lửng bị mang đi bởi nước bề mặt phụ thuộc vào thể tích và độ
sâu của nước và vận tốc dòng chảy. Dòng chảy càng nhanh thì lượng hạt vật chất
được chuyển đi càng nhiều. Bởi vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy
cũng ảnh hưởng đến sự xói mòn trầm tích, sự chuyên chở và lắng đọng.

Dòng chảy của nước mặt bị chia cắt bởi những đường phân thuỷ. Một đường
phân thuỷ hoặc lưu vực sông là một vùng trong đó bất kỳ lượng nước nào rơi
xuống sẽ chảy xuống trong cùng một dòng hoặc dòng sông. (Định nghĩa này trong
trường hợp không có lượng nước nào bị tiêu thụ bởi sinh quyển, bay hơi, lưu giữ,
hoặc được chuyển ra khỏi đường phân thủy bởi các dòng chảy bên dưới.) Các lưu
vực sông lớn có thể được chia thành các phần nhỏ hơn. Chẳng hạn, lưu vực sông
Missisipi chảy qua khoảng 40% của Mỹ nhưng chứa nhiều các lưu vực sông nhỏ
như Ohio, Missouri, Red River và nhiều nơi khác. Lưu vực sông như ở Ohio còn
5
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

có thể chia nhỏ nữa. Chúng ta cũng có thể nghĩ lưu vực sông là một vùng đất lớn
bao gồm những dòng chảy trong nó cho đến một mạng lưới dày đặc các dòng thoát
nước. Như vậy, lưu vực sông thường là một vùng đất nơi mà mạng lưới các dòng
thoát nước từ các con sông hay dòng chảy các kênh trong lưu vực.

Những nhân tố ảnh hưởng dòng chảy:

Lượng dòng chảy bề mặt và lượng các chất trầm tích được mang đi bởi các
dòng chảy thay đổi một cách đáng kể từ lưu vực sông và từ dòng sông này sang
cái khác. Kết quả của sự biến đổi địa chất, lý học, sinh học, và những đặc trưng sử
dụng đất của các lưu vực và sự biến đổi đặc biệt của những nhân tố theo thời gian.
Thậm chí người quan sát tình cờ nhất có thể nhìn thấy sự khác biệt trong số lượng
cặn mang bởi cùng dòng sông trong nạn lụt

1. Những nhân tố địa chất

Những nhân tố thiết yếu tác động đến dòng chảy bề mặt và sự trầm tích bao
gồm loại đất và đá, khoáng vật, thời tiết và những đặc trưng cấu trúc đất và đá. Đất
có cấu trúc hạt mịn, nặng và đất sét và những loại đá được phơi ra với ít vết nứt
gãy vỡ nói chung có thể cho những dòng nước nhỏ bé di chuyển xuống dưới và
trở thành bộ phận của những dòng chảy dưới bề mặt. những dòng chảy từ lượng
giáng thuỷ trên vật chất có tốc độ tương đối nhanh. Ngược lai, đất cát và sỏi, đá có
vết nứt tương đối lớn, đá dễ tan lại hấp thu một lượng nước giáng thủy lớn và làm
giảm dòng chảy bề mặt.

Các nhân tố lý học, các nhân tố lý học tác động đến lưu lượng và vận chuyển
các chất trầm tích bao gồm hình dạng của lưu vực, địa hình và độ dốc, hướng của
dòng chảy cho đến việc tạo thành lũ.

Hình dạng của bồn lưu vực ảnh hưởng đáng kể bởi những điều kiện địa chất.
Chẳng hạn, mạng lưới sông có thể chia lưu lượng thành nhiều nhánh phụ sẽ nhanh
hơn những lưu vực có hệ thống các dòng chảy chính nhưng ngắn hơn, ngoằn
ngoèo hơn.

6
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Những con sông ở lưu vực sông nhanh chóng có lưu lượng nhanh chóng tăng
cao trong suốt hoặc sau lượng giáng thuỷ được gọi là “dòng chảy xiết (flashy)” và
có thể tạo ra lũ.

Nhân tố đường dốc và địa hình có quan hệ với nhau: đường dốc cao (sự khác
biệt độ cao giữa những điểm cao nhất và thấp nhất của hệ thống thoát nước ra sông
hoặc dòng sông hoặc bất cứ dạng địa hình nào) dòng chảy càng giống nhau khi độ
dốc, độ nghiêng và vùng đất dốc của dòng chảy càng giống. Đường dốc và địa
hình quan trọng bởi vì chúng ảnh hưởng không chỉ đến vận tốc của nước trong
dòng chảy mà còn đến tỉ lệ nước thấm qua đất hoặc đá và tỉ lệ của dòng chảy trên
mặt đất, cả những thứ ảnh hưởng đến tốc độ của dòng chảy bề mặt và dưới bề mặt
đi vào nhánh sông.

Sự định hướng của lưu vực sông ảnh hưởng đến tỉ lệ dòng chảy, đỉnh dòng
chảy, khoảng thời gian của bề mặt chảy ròng, số lượng và thất thoát do sự bay
hơi…Sau cùng là nhân tố định hướng của lưu vực ảnh hưởng đến lượng hơi nóng
từ mặt trời cũng như hướng gió chủ đạo.

2. Nhân tố khí hậu.

Nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến sự chảy ròng và sự vận chuyển trầm tích gồm
dạng lắng xuất hiện, cường độ lắng, khoảng thời gian lắng với việc đánh giá cao
tổng mức độ thay đổi khí hậu hàng năm và các loại bão (dù có lốc xoáy hay sấm
sét). Tóm lại, sự tháo của thể tích lớn nước và trầm tích thì được kết hợp với
cường độ cao của bão tác động lên sườn dốc, địa hình không vững chắc bên dưới
gây nên nguy cơ gây xói mòn cao.

3. Nhân tố sinh học.

Thực vật, động vật, và sinh vật trong đất tất cả đều ảnh hưởng đến lượng trầm
tích. Thực vật có khả năng làm ảnh hưởng đến các dòng chảy theo một vài cách :

• Thực vật có thể làm giảm đi sự chảy ròng bằng cách giữ nước và thoát ra
bởi sự bay hơi. Lượng nước bị giữ lại bởi thực vật cũng rơi vào khu đất 1
7
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

cách nhẹ nhàng hơn và thấm qua đất. Dựa trên những thí nghiệm rõ ràng
của lưu vực sông có trồng rừng được thể hiện để làm tăng lên dòng chảy
của nhánh sông mặc dù làm giảm sự thoát hơi nước (nước được sử dụng
bởi cây và sự thoát hơi ra bầu khí quyển).
• Việc làm giảm hay thất thoát mặc dù có làm khí hậu thay đổi, hay đất sử
dụng sẽ làm giảm sự chảy ròng và sản phẩm của trầm tích. Đây được cho
rằng là những điều kiện (giống như con kênh) trước sự cháy rừng vì không
có bão hay những sự kiện khác xuất hiện. Tiếp theo 1 trận bão mưa vừa
phải và qua sự chảy ròng, toàn thể con kênh bị sỏi lắp đầy theo các đường
dốc do việc đốt cháy đường dốc. Tiếp theo bão mưa và dòng chảy vừa phải
khác, cặn lắng trong con kênh được vận chuyển ra ngoài hệ thống và con
kênh như nó đã từng sau cháy rừng và trước cơn mưa đầu tiên. Chuyện gì
đã xảy ra ? Ngọn lửa đã loại bỏ thực vật trên địa hình, và làm mất đi những
vật liệu (cặn lắng) mà đã tích lũy trên dốc núi, nhưng giữ ở đó bởi thực vật
trước ngọn lửa, di chuyển dốc xuống theo hướng nhánh sông của con kênh.
Qui trình của sự vận chuyên khô của sự mất mát vật liệu này được gọi là
dry ravel. Khi cơn mưa đầu tiên rơi xuống trên vùng sườn dốc bị đốt cháy,
sụ chảy ròng cao và 1 lượng cặn phong phú di chuyển xuống dưới sườn đồi
đến nhánh sông của con kênh. Dòng nước không đủ để chuyển đi tất cả
những cặn lắng xuống,và rất nhìêu cặn sẽ đọng lại trên kênh. Quan trọng
hơn nữa là trận bão đầu tiên sẽ cuốn trôi rất nhiều cặn từ dốc đồi, rồi khi
trận mưa tiếp theo tấn công thì lại có ít cặn bị cuốn đi hơn từ dốc đồi đến
dòng chảy. Nước không ngừng chảy từ sườn đồi bị xói mòn sinh ra nhiều
dòng chảy, làm sạch tất cả những vật chất đọng lại trước đó trên bờ kênh.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của của chất bị cháy sẽ gây ra 1 sự tác động mạnh
lên những cặn từ những dốc bị mòn ra khỏi lưu vực sông. Đây là 1 sự phản
ứng lại thông thường tiếp theo chất cháy. Ít phổ biến hơn, những mảnh vụn
lớn cuốn theo có thể tạo ra nếu mật độ tập trung có đầy đủ thời gian để bắt
đầu trôi xuống cuốn theo nhiều những mảnh vụn thô.
• Thực vật trên mặt nước làm tăng sự đối lập đến dòng chảy,mà làm chậm lại
đường đi của nước lũ.

8
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

• Thực vật trên mặt nước làm chậm lại sự xói bờ dòng chảy bởi vì rễ của nó
kết lại và giữ những mảnh đất nhỏ tại 1 nơi.
• Ở những lưu vực sông có trồng rừng, những mảnh vỡ hữu cơ (than cây và
những mảnh gỗ vụn) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hình dạng dòng sông và
những qui trình. Lưu vực nước ở những ngọn núi dốc, nhiều vũng nước tự
nhiên quan trọng cho nơi sống của cá có thể được tạo ra bởi những mảnh
vụn hữu cơ lớn.

Động vật ảnh hưởng đến những nhánh sông bằng cách di dời thực vật hoặc đào
bới. Việc chăn thả những động vất có vú lớn có thể phá hủy môi trường nước mặt,
gây ra các vấn đề xói mòn đất dọc 2 bên bờ sông. Động vật đào bới thông qua
công tác phòng chống lụt các con đê có thể bắt đầu những vấn đề xói mòn mà cuối
cùng dẫn tới việc các con đê không hoạt động như mong muốn.

Lượng trầm tích được mang đi do sông như một phần của quá trình tự nhiên
trong phạm vi chu trình đá với những điều kiện địa chất, thời tiết, vật lý, sinh
dưỡng, và những điều kiện khác. Do đó, một vài con sông mang tính ổn định và
khác rõ rệt ở độ trong và tình trạng của nó. Ví dụ, trung bình sông Lo ở Trung
Quốc mang theo hơn gần 200 lần tải trọng lơ lửng so với sông Nile ở Ai Cập. Ở
Mỹ, sông Mississippi cũng không đục như sông Missouri và sông Colorado.

Mối quan hệ chung giữa kích cỡ của lưu vực sông và tải trọng trầm tích gợi ra
là, khi lưu vực được mở rộng, lưu lượng phù sa trên mỗi đơn vị diện tích bị giảm
đi. Kết quả của mối quan hệ này từ việc mở rộng của trữ lượng trầm tích và sự
lắng đọng với sự mở rộng lưu vực, thực tế là lưu vực nhỏ hơn thì dốc hơn, và sự
giảm sút rất có khả năng xảy ra của tổng lưu vực bao phủ bởi một một cơn mưa
mà làm mở rộng kích cỡ lưu vực.

III. NƯỚC NGẦM

Nguồn chủ yếu của nước ngầm là lượng mưa ngấm qua bề mặt để vào và chảy
qua phần trên của đới thấm nước. Đới thấm nước bao gồm tất cả các chất phía trên
mực nước ngầm. Nước được thâm nhập qua từ bề mặt chảy xuống qua đới thấm
9
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

nước, hiếm khi được bão hòa. Cách đây không lâu, đới thấm nước vẫn được gọi là
đới không bão hòa, nhưng bây giờ chúng ta đã biết rằng tồn tại 1 vài vùng bão hòa
ngay lúc nước chảy qua. Đới thấm nước có ý nghĩa quan trọng bởi vì chất ô nhiễm
ngấm qua bề mặt cần được lọc qua đới thấm nước trước khi chúng vào đới bão
hòa phía dưới mực nước ngầm. Theo cách đó, trong môi trường lớp dưới bề mặt
đới thấm nước là một vùng cảnh báo sớm về sự ô nhiễm tiềm tàng tài nguyên nước
ngầm .

Nước được lọc qua đới thấm nước có thể vào hệ thống nước ngầm, hay đới bão
hòa, nơi dòng bão hòa xuất hiện. Vùng bề mặt phía trên đới này được gọi là mực
nước ngầm. Đới mao dẫn ngay phía trên mực nước ngầm là một vành đai biến độ
dày nơi nước bị rút ra bởi hoạt động mao dẫn, do lực hấp dẫn giữa nước và bề mặt
của vật liệu trái đất và đến sức căng bề mặt (lực hút lẫn nhau của các phân tử
nước).

Thêm vào đó là sự kết tủa, những nguồn khác của nước ngầm bao gồm cả nước
thẩm thấu từ nước mặt, gồm cả hồ và sông, nước mưa được giữ lại hay làm đầy
ao, cho tưới tiêu nông nghiệp và hệ thống xử lý nước thải.

Sự di chuyển của nước vào đới thấm hút và qua lớp vật liệu trái đất là một
phần không thể thiếu của cả quá trình nước và quá trình đá. Ví dụ, nước có thể
phân hủy khoáng từ vật liệu, nước mặt có thể chuyển hóa trầm tích, nhiệt, khí và
vi sinh vật.

1. Tầng ngậm nước (aquifer).

10
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Một vùng của trái đất có khả năng cung cấp nước ngầm ở mức độ thích hợp từ
1 nguồn nước được gọi là tầng ngậm nước. Sỏi, cát, đất, sa thạch, cũng như đá
granite và đá biến chất với độ xốp cao là tầng ngậm nước tốt nếu nước ngầm tồn
tại. Một vùng khác sẽ giữ nước nhưng không truyền đủ nhanh để được bơm lên từ
1 mạch nước gọi là lớp ít thấm. Những lớp ít thấm thường tạo thành lớp phủ hữu
hạn với chỉ ít nước. Đất sét, đá phiến sét, đá magma hay biến chất với độ xốp hay
vết nứt nhỏ thường tạo thành những lớp ít thấm.

Một tầng ngậm nước được coi là tầng ngậm nước không giới hạn khi nó không
có lớp phủ hữu hạn giới hạn bề mặt phía trên của đới bão hòa tại mực nước ngầm.
Nếu lớp phủ hữu hạn hiện diện thì lớp ít thấm đó gọi là tầng ngậm nước hữu hạn
và nước phía dưới nó dưới áp suất, tạo thành trạng thái có áp. Những điều kiện này
tương tự trên ảnh hưởng của nó đến 1 tháp nước, mà có thể đem lại áp suất nước
cho các gia đình. Nước ở hệ thống có áp dâng lên điểm cao nhất của đới bổ sung
(nơi mưa thâm nhập qua bề mặt đến hệ thống nước ngầm) tạo thành 1 giếng phun.

Ở một nghĩa tổng quát hơn, sự bổ sung nước ngầm là bất cứ quá trình mà bổ
sung lượng nước tới tầng ngậm nước và có thể bị ngấm tự nhiên hay do con người
như rò rỉ. Sự tháo nước ngầm là bất cứ quá trình nào mà chuyển nước ngầm ra
khỏi một tầng ngậm nước. Có thể kể đến cả sự tháo nước tự nhiên từ suối hiện
diện nơi nước chảy trên 1 tầng ngậm nước phân cắt bề mặt trái đất. Sự tháo nước

11
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

ngầm cũng xuất hiện khi nước được bơm lên từ giếng. Cả tầng ngậm nước hữu
hạn và không giới hạn đểu có thể xuất hiện trong cùng 1 vùng.

Khi nước được bơm lên khỏi từ giếng, 1 phễu giảm áp được tạo thành tại mặt
nước ngầm hay gradient áp lực. Một phễu giảm áp lớn có thể làm biến đổi sự di
chuyển của nước ngầm trong một khu vực. Sự bơm phun trào của một tầng ngậm
nước là nguyên nhân làm mực nước giảm đi liên tục theo thời gian, làm cho cần
phải khoan những giếng sâu hơn. Những sự điều chỉnh này thường rất tốn kém, và
nó có thể hoạt động hoặc không, phụ thuộc vào những điều kiện thủy học. Ví dụ,
tiếp tục đào sâu thêm, nước từ những giếng này được bơm từ hệ thống những khe
nứt mở có xu hướng gần hay giảm về số lượng và kích thước với sự tăng cường độ
sâu. Hơn nữa, chất lượng của nước ngầm có thể bị giảm đi nếu nó được hút ra từ
nguồn nước sâu hơn, chứa nhiều hơn những khoáng hòa tan.

2. Sự di chuyển của nước ngầm

Cả tốc độ lẫn hướng dịch chuyển nước ngầm đều phụ thuộc vào độ dốc của
mực nước ngầm và đặc tính của những chất khoáng hiện diện. Độ dốc thủy lực
trong trường hợp đơn giản nhất cho một tầng ngậm nước không giới hạn xấp xỉ
với chỗ dốc của mặt nước ngầm. Khả năng những vật liệu riêng biệt cho phép
nước chảy qua được gọi là hệ số thấm nước của nó. Diễn tả mối quan hệ của độ
dốc thủy lực và hệ số thấm nước đến dòng chảy nước ngầm cho phép chúng ta làm
sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến nước ngầm.

Hệ số thấm nước của một vật chất trên trái đất là một hàm số của cả đặc tính
của vật chất (như là đường kính hạt, kích thước của lổ rỗng, mối liên hệ giữa các
lổ rỗng với nhau) và đặc tính của chất lỏng chảy qua nó (như độ nhớt và tỉ trọng).
Tỉ lệ của khoảng trống của đất hay đá được gọi là độ xốp của nó. Chú ý rằng một
vài vật chất có độ xốp cao nhưng hệ số thấm nước rất thấp, ví dụ như đất sét. Bởi
vì độ nhẵn và nhỏ của phân tử của nó, những vết mở rất nhỏ và giữ nước rất tốt.

Giới hạn độ thấm cũng được dùng làm thước đo cho khả năng truyền chất lỏng
của một vật chất trái đất, nhưng chỉ giới hạn trong đặc tính của vật chất đó (không

12
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

phải đặc tính của chất lỏng). Khi nói về nước ngầm chúng ta sẽ thấy cả hệ số thấm
nước và độ thấm đều mô tả những đặc tính thủy học của những vật liệu trái đất.

IV. CUNG CẤP NƯỚC

Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại
là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây
ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật,
chiếm từ 50%-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm
70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm tới 97%.

Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước
mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng
băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục điạ... chỉ có 0,5% nước
ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy
nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt
sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được
cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988).

1. Trữ lượng nước.

Trữ lượng nước phụ thuộc dòng vào, dòng ra và lượng nước lưu trữ trong một
hệ thống. Tổng lượng nước đi qua Mỹ mỗi ngày xấp xỉ 152000 triệu m 3 ở trạng
thái lỏng. Tổng lượng nước này xấp xỉ 10% lượng mưa, tuyết trên thế giới. Gần
2/3 thúc đẩy việc bay hơi nhanh chóng hay hấp thụ bởi sinh vật. Còn lại 1/3 tức là
khoảng 5510 triệu m3 chảy trên bề mặt hoặc thấm vào đất đi vào các mạch nước
ngầm, chảy ra biển hay di chuyển qua các đường biên giới. Chúng được dùng để
tiêu thụ hay bay hơi từ các hồ cấp nước tự nhiên. Nhờ các hiện tượng tự nhiên
thay đổi thúc đẩy các thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán. Chỉ một phần nước có
thể phát triển cho lượng sử dụng lớn. Như vậy chỉ khoảng 2656 triệu m3 mỗi ngày.
Sự phân vùng ở mức độ có quy mô là rất quan trọng tới viêc thúc đẩy chu kỳ xảy
ra hàng năm.

13
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Một số vấn đề tiềm tàng trong việc cung cấp nước được dự doán ở các khu vực
nơi mà lượng mưa hàng năm và lượng dòng chảy thấp như miền Tây Nam nước
Mỹ và khu vực Great Plains.

Thật không may, việc lưu giữ nước các dòng chảy lại không khả thi vì lượng
nước mất đi do bốc hơi ở các hồ nhân tạo lớn, sự hạn chế số lượng các vị trí thích
hợp để xây hồ, và còn các mục đích sử sụng nước khác như việc vận chuyển nước
trên sông và đời sống hoang dã. Kết quả là, sự thiếu hụt nước cung cấp xuất hiện ở
những khu vực có lượng mưa thấp và ít dòng chảy qua. Những cuộc tranh luận
quyết liệt là cần thiết để đảm bảo 1 sự cung cấp nước hợp lý.

2. Cung ứng nước ngầm:

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước uống cho gần một nửa dân số Hoa Kì.
May mắn thay, trữ lượng nước ngầm ở đây khá lớn,theo tính toán có khoảng 20%
tổng lượng nước được khai thác ở Mỹ. Trong 0.8 km 2 có khoảng 125.000-240.000
km3. Nhìn chung, 125.000km3 là gần bằng lượng nước của sông Mississippi trong
suốt 200 năm qua. Không may là, do hao phí của sự khai thác nước, lượng nước
có sẵn để sử dụng ít hơn nhiều so với tổng lượng nước ngầm.

Bảo vệ nguồn nước ngầm là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm bởi vì đa
số người dân sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt. Thời gian để hình thành
một tầng nước ngầm là từ hàng trăm đến hàng ngàn năm. Vì vậy khi nó bị ô nhiễm
thì rất khó mà phục hồi được. Có thể nói nước ngầm là nguồn tài nguyên không
thể phục hồi. Tầng ngậm nước có vai trò rất quan trọng bởi vì 30% dòng chảy ở
Hoa Kì được cung cấp bởi nước ngầm. Các dòng chảy này chảy lộ ra mặt đất hoặc
là do nước thấm qua đất dọc theo các dòng sông. Đó chính là các dòng chảy cơ
bản, cung cấp nước cho hầu hết các dòng chảy có lưu lượng nhỏ hoặc các dòng
suối vào mùa khô. Vì vậy để duy trì lưu lượng của dòng chảy thỉ phải giữ cho mực
nước ngầm cao.

14
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Ở nhiều khu vực, người ta đào giếng để lấy nước ngầm. Trong những trường
hợp như thế nước ngầm bị khai thác và được xem là tài nguyên không
phục hồi được. Hạ mực nước ngầm là một vấn đề hết sức nghiêm trọng ở
các khu vực như: Texas - Oklama High Plain, California, Azona, Nevada,
New Mexico, và nhiều khu vực cô lập ở Louistana, Mississippi, Arkansas,
Bắc Đại Tây Dương.

Ở Texas – Oklahoma - High Plain lượng nước ngầm bị mất gần bằng lưu lượng
của sông Colorado. Tầng nước ngầm ở Ogallala được hình thành từ tầng cát và sỏi
dưới một khu vực rộng khoảng 400.000 km2 kéo dài từ nam Dakota đến Texas.

Mặc dù trữ lượng nước ngầm rất lớn nhưng lượng nước khai thác gấp 20 lần
lượng bổ cập. Tình trạng hạ mực nước ngầm đã xảy ra trong những năm gần đây,
và những cánh đồng sẽ bị khô hạn nếu như nguồn nước bị cạn kiệt.

Hiện nay có trữ lượng nước ngầm bị giảm khoảng 5%, nhưng mực nước bị hạ
khoảng 30-60m ở một số khu vực của Kansas, Oklahoma, New Mexico và Texas.
Khi mực nước ngầm giảm thì mực nước giếng cũng giảm. như vậy phải tốn nhiều
năng lượng hơn khi bơm nước.

Ở một số khu vực, việc bơm nước ngầm sẽ làm thay đổi đất đai ở nơi đó. Ví dụ
những con sông ở Tucson, Arizona, trước đây có rất nhiều loài sinh vật sinh sống
như: cá hồi, hải ly, và các động vật khác. Hiện nay đới thực vật ven bờ đã bị chết
và con sông gần như khô cạn quanh năm. Và những quá trình này cũng làm gia
tăng lũ lụt ở Tucson. Mất đi đới thực vật ven bờ làm cho bờ sông dễ bị sạt lở, xói
mòn. Lũ lụt xảy ra làm hư hại rất nhiều công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng như:
đường xá, cầu cống…nhưng đới thực vật ven bờ cần có mực nước ngầm cao để
cung cấp nước cho sự phát triển. Thật không may, việc khai thác nước ngầm ở
Tucson đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đới thực vật này.

V. SỬ DỤNG NƯỚC

15
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Trước khi thảo luận về vấn đề sử dụng nước chúng ta phải phân biệt rõ giữa sử
dụng nội dòng và ngoại dòng. Sử dụng ngoại dòng là lấy nước ra khỏi nguồn.
Ví dụ như nước dùng trong việc tưới tiêu, chăn nuôi, nhiệt điện, các quá trình công
nghiệp, và trong cấp nước công cộng việc sử dụng nước trong sinh hoạt là một
hình thức của sử dụng ngoại dòng. Trong trường hợp đó nước không quay lại
dòng chảy ngay lập tức sau khi sử dụng. Đó là lượng nước bay hơi, lượng nước
được hấp thụ vào các sản phẩm hoặc các vụ mùa, và lượng nước tiêu thụ bởi động
vật và con người. Sử dụng nội dòng liên quan đến nước được sử dụng nhưng
không lấy ra khỏi nguồn. Ví dụ như việc dùng nước sông trong hàng hải, thủy
điện, nước dùng làm nơi ở cho cá, động vật hoang dã, trong giải trí.

Sử dụng nội dòng thường gây tranh cãi vì đối với mỗi mục đích sử dụng thì
cần những tiêu chuẩn khác nhau để tránh gây ảnh hưởng xấu. Ví dụ nhu cầu chất
lượng nước và dòng chảy của cá và các sinh vật hoang dã khác với tiêu chuẩn
nước để khai thác thủy điện. Hoạt động thủy điện yêu cầu về sự thay đổi của dòng
chảy. Tương tự như vậy, đối với mục đích vận chuyên, hàng hải thì những điều
kiện về dòng chảy có thể đối lập với các mục đích trên.

Làm cách nào để vận chuyển nước từ sông suối đến nơi khác mà không làm
ảnh hưởng đến dòng chảy là một mối quan tâm lớn hiện nay. Đó là vấn đề lớn ở
Tây Nam Đại Tây Dương, nơi có các loài cá như: cá hồi, cá thu đang bị suy giảm
về số lượng do con người gây ra như: phá rừng, xây đập, ngăn dòng chảy và sự di
cư cũng làm thay đổi dòng chảy.

1. Vận chuyển nước đến người tiêu dùng

Ở các quốc gia văn minh hiện đại, quãng đường vận chuyển nước rất dài từ nơi
có lượng nước dồi dào đến nơi khan hiếm nước. Ở California, các con sông ở miền
Bắc cung cấp nước cho các thành phố ở các bang phía Nam. Hai phần ba sông
suối phân bố ở phía Bắc San Francisco, nhưng phía Nam San Francisco nơi khan
hiếm nước lại sử dụng đến 2/3 lượng nước. Trong những năm gần đây,các công
trình kênh đào được xây dựng nhờ các dự án như California Water, California

16
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Valley đã vận chuyển được một lượng nước rất lớn từ phía Nam đến phía Bắc của
bang. Tuy nhiên, việc này đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở một số sông của
phía Nam California vì sự tác động làm thay đổi dòng chảy.

Một vấn đề đang được tranh luận giữa thành phố Los Angles và những người
dân ở Owens Valley nằm ở phía đông của Serie Neveda. Los Angleles đã phải trải
qua một thời kì khô hạn vào cuối thế kỉ 19, sau đó đã tìm được một nguồn nước ở
Owens Valley. Thành phố này đã bán nước cho Los Angles. Đến năm 1913, hệ
thống đường ống dẫn nước đã hoàn thành. Từ đó, nguồn nước ngầm này được
bơm và vận chuyển qua hệ thống ống dẫn nước. Kết quả là một lượng lớn nước
ngầm và nước mặt ở Owns Valley bị bán đi và nơi đây bị thiếu nước trầm trọng,
gần như sa mạc hóa. Vào đầu những năm 1900 đã có những kháng nghị rất mãnh
mẽ lên tòa án. Vấn đề này chỉ mới được giải quyết đó là Los Angles chỉ được mua
một lượng nước trong mức giới hạn và phải có dự án để giảm thiểu tác động đến
môi trường.

Một con đập lớn được xây dựng ở Croton trên thượng nguôn ở New York năm
1900, nhưng do dân số tăng nên lại xuất hiện mô hình như sau: sử dụng nước, ô
nhiễm, nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước, dẫn đến việc xây dựng một hệ thống đập
mới ở vùng xa hơn. Thị trấn của Brooklyn và Qeen nằm ở phía tây của đảo Long
đã có bị ô nhiễm nước ngầm vào khoảng đầu thế kỉ 19 và họ phải nhập nước từ
các vùng cao hơn. Các vùng phía Đông của đảo Long thì không phải nhập nước vì
họ có ban hành đạo luật về sử dụng và bảo vệ nguồn cung cấp nước ngầm.

Tuy nhiên, nguồn nước nơi đây cũng từng xảy ra hiện tượng ô nhiễm, nhiễm
mặn, và cạn kiệt nguồn nước.

Một điều quan trọng là New York và Los Angeles không phài là hai thành phố
duy nhất mà có nhiều thành phố khác cũng lâm tình trạnhg thiếu nước cung cấp
cho dân cư. Một điều có thể nghĩ đó là giá sử dụng nước sẽ có một cái giới hạn
trên. Và giá nước thường ở mức thấp vì được tài trợ bởi các chương trình của
chính phủ. Con người ở các khu vực có vấn đề về môi trường nên hành động để

17
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

bảo vệ môi trường, giảm thiểu các vấn đề về cung cấp nước. Nhưng nguồn nước
chưa đến mức bị cạn kiệt ngay lập tức. Tuy nhiên, các khu vực cần đang có chiến
lược phát triển khuyến khích bảo vệ môi trường. Các nhà sản xuất nên giới thiệu
các loại máy giặt, và các đồ dùng gia dụng dùng ít nước hơn.

2. Khuynh hướng trong việc sử dụng nước (trend in water use)

Khuynh hướng sử dụng nước ở Mỹ đã có những chính sách rất sáng suốt đó là
bao gồm cả sự quan tâm và sư cần thiết trong quản lý nguồn nước.

Xu hướng sử dụng nội dòng và ngoại dòng từ năm 1950 đến 1990 ở Mỹ :

• Việc sử dụng nội dòng nước bề mặt vượt xa nhiều so với việc sử dụng
ngoại dòng. Lý do là có 1 số lượng rất lớn nước được sử dụng để sinh ra
điện, phục vụ cho đi lại và giải trí trên sông suối và đảm bảo lượng cá và
nơi cư trú của các loài động vật hoang dã.
• Cả việc sử dụng nội dòng và ngoại dòng đều tăng đến khoảng 1975, thì bắt
đầu giảm. dân số Mĩ khoảng 151 triệu người vào năm 1950 và khoảng 216
triệu người năm 1975. Dân số vẫn không ngừng tăng lên kể từ năm 1975 và
đạt con số 252 triệu người năm 1990. Như vậy, trong suốt thời gian đó
nước mất đi sự cân bằng của nó, dân số vẫn không ngừng tăng. Điều này
yêu cầu sự quản lý và bảo tồn nước tốt hơn trong 15 năm đó.

Xu hướng trong việc phân loại sử dụng nước từ năm 1950 đến năm 1990 ở
Mỹ:

• Nhu cầu tưới tiêu và ngành công nghiệp nhiệt điện là có nhu cầu sử dụng
nước cao nhất.
• Nhu cầu về nước của cộng đồng con người (ở đô thị và khu vực nông thôn)
vẫn tăng đều đặn trong thời gian này, xu hướng này có thể giải thích từ việc
tăng dân số của quốc gia.

18
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

• Việc sử dụng nước trong ngành nông nghiệp tưới tiêu thì cân bằng trong
năm 1975 và bắt đầu giảm ở một mức độ không đáng kể từ đó. Có thể lý
giải từ hệ quả của việc bảo quản nước.
• Trừ khoảng thời gian từ 1975 đến 1980, nước sử dụng cho nhiệt điện bắt
đầu cân bằng (1950 đến 1970) sử dụng tăng đều đặn.
• Ngành công nghiệp từ năm 1980 sử dụng nước thấp hơn đáng kể, nhờ có kỹ
thuật mới, yêu cầu ít sử dụng nước hơn, tăng hiệu quả trồng trọt và tăng
việc tái sử dụng nước.

Có những dấu hiệu tích cực là việc cộng đồng đã nhận thức tốt hơn về tài
nguyên nước và nhu cầu bảo tồn nó. Kết quả là ở nhiều tiểu bang, nước được yêu
cầu giảm sử dụng. Dấu hiệu tích cực khác cho thấy việc cải tạo nước thải thì được
xúc tiến mạnh mẽ, gia tăng từ khoảng 200 triệu gallon 1 ngày năm 1955 lên đến
750 triệu gallon 1 ngày năm 1990. Đáng kể hơn, xu hướng trở nên nhanh hơn tái
chế, tái sử dụng nước thải gia tăng khoảng 30% từ năm 1980 đến 1990.

3. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam

a) Tình hình sử dụng nước trên thế giới

Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát
triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư dân
còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian
khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới
tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua
một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.

Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và
càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời,
từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn
còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở
nên nan giải.

19
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp,
nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân
trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho
công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu
nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.

Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung
Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng
cho sinh hoạt và giải trí. (Chiras, 1991).

Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của
nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối
với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa
chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng
cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120
lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước
để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn
nhựa tổng hợp. Theo đà phát triển của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có
thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900
km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần nước tiêu hao không
hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu
hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông
hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm ( Cao Liêm, Trần đức
Viên - 1990 ).

Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi
một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm
canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể
giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa
ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước

20
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối
quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình
canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần
đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng
lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự
bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp
đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu
cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm
58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.

Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh
sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát
triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí
ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt
tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm
2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức
là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990).

Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con
người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi
lội ... Nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.

b) Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam

* Nước mặt

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình
từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu
vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa
mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.

Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là
nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến

21
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều
trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông.

Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640
km3, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km 3. Nếu tính cả
lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông
Cửu long ( 550 km3 ) và sông Hồng ( 50 km3 ) thì tổng lượng nước mưa nhận được
hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm
khoảng 900 km3. Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá
dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3/ người/ năm.
Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa
cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3/người/năm nghĩa là chỉ khai thác
được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước
mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp(Cao Liêm-
Trần đức Viên, 1990)

* Nước ngầm

Nước tàng trử trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài
nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh
hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên nầy
một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm
gần đây. Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở
nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai
thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế
chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu
dân cư lớn mà thôi.

* Nước khoáng và nước nóng

Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng
và nước nóng, trong đó nhóm chứa Carbonic tập trung ở nam Trung bộ, đông Nam
bộ và nam Tây nguyên; nhóm chứa Sulfur Hydro ở Tây Bắc và miền núi Trung

22
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

bộ; nhóm chứa Silic ở trung và nam Trung bộ; nhóm chứa Sắt ở đồng bằng Bắc
bộ; nhóm chứa Brom, Iod và Bor có trong các trầm tích miền võng Hà Nội và ven
biển vùng Quảng Ninh; nhóm chứa Fluor ở nam Trung bộ....Phần lớn nước
khoáng cũng là nguồn nước nóng, gồm 63 điểm ấm với nhiệt độ từ 30o - 40o C;
70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ 41o - 60o C và 36 điểm rất nóng với nhiệt độ từ
60o - 100oc; hầu hết là mạch ngầm chỉ có 2 mạch lộ thiên thuộc loại ấm gặp ở
trung Trung bộ và ở đông Nam bộ. Từ những số liệu trên cho thấy rằng tài nguyên
nước khoáng và nước nóng của Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại và phong phú có
tác dụng chửa bệnh, đồng thời có tác dụng giải khát và nhiều công dụng khác.

Trong những năm gần đây nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp và sinh hoạt
không ngừng tăng lên theo đà phát triển của công nghiệp, sự gia tăng dân số, mức
sống của người dân không ngừng được nâng cao và sự phát triển của các đô thị.

Nước sử dụng cho nông nghiệp cũng tăng lên do việc mở rộng diện tích đất
canh tác và sự thâm canh tăng vụ. Theo sự ước tính của các nhà chuyên môn thì từ
nay đến năm 2000 để đưa diện tích tưới cho nông nghiệp lên 6,5 triệu ha thì tổng
lượng nước cần khoảng 60km3, cho chăn nuôi khoảng 10 -15 km3, nhu cầu về
nước cho 80 triệu dân khoảng 8 km3; tính chung nhu cầu về nước sẽ tăng lên
khoảng từ 90 -100 km3. Như vậy đến năm 2000 lượng nước cần cho sự phát triển
đạt xấp xỉ khoảng 30% lượng nước được cung cấp trên toàn lãnh thổ. Ðiều đặc
biệt là nhu cầu nầy phần lớn tập trung vào mùa khô trong khi mực nước trong các
sông ngòi xuống thấp nên có nơi nước sẽ không đủ dùng, điều nầy cho thấy nếu
không quản lý và phân phối tốt sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước gay gắt như hiện
nay.

VI. CÁC VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Hạn hán

Theo các nhà nghiên cứu thì khả năng cung cấp nước ngọt hiện nay là một vấn
đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Có ít nhất 80 nước ở vùng sa mạc và bán sa
mạc (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) thuộc hai lục điạ Á Châu và Phi Châu
23
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

thường xuyên bị hạn hán và mất mùa nên thường xuyên không cung cấp đủ lương
thực để nuôi sống dân của họ.

Trong những thập niên 1970 thảm họa hạn hán đe dọa trên khoảng 24,4 triệu
người và hàng năm đã giết chết hơn 23.000 người, hậu quả này vẫn còn kéo dài
đến 1980. Năm 1985 hơn 154 triệu người thuộc 21 quốc gia ở Phi Châu rơi vào
nạn đói do hạn hán, thêm vào đó sự gia tăng dân số quá mức và chiến tranh lan
rộng, mặt khác còn do việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên và phát triển
nông nghiệp kém hiệu quả. Ở các nước này, người dân nghèo phải mất nhiều thời
gian để đi tìm nước thường là ở những dòng sông và suối đã bị ô nhiễm và để có
được nước những người phụ nữ và trẻ em phải đi bộ từ 16 km - 25 km một ngày
và chỉ mang được một bình đầy nước trên đường trở về (Miller, 1988).

2. Ngập lụt

Ngược lại, ở những quốc gia khác có vũ lượng mưa tương đối lớn thì một
lượng lớn nước mưa nhận được chỉ trong một thời gian ngắn trong năm. Chẳng
hạn như ở Ấn Ðộ, 90% lượng nước mưa tập trung vào giữa tháng 6 đến tháng 9
thường gây nên ngập lụt.

Trong những thập niên 1970, thảm họa lụt lội đã đe dọa trên 15, 4 triệu người
và hằng năm giết chết trung bình 4.700 người, làm thiệt hại trung bình 15 tỉ USD,
hậu quả này vẫn còn kéo dài đến năm 1980. Nguyên nhân dẫn đến lụt lội là do con
người phá rừng, đốt rừng để lấy đất canh tác, khai thác quặng mỏ, mở rộng đô
thị... Mặc dù lụt lội được xem là một thiên tai gây chết người và làm thiệt hại hoa
màu, tài sản của người dân nhưng sau các trận lụt, do sự lắng đọng của phù sa làm
tăng thêm độ màu mỡ cho đất. Ðể ngăn ngừa và làm giảm sự tàn phá của lụt lội ở
những quốc gia nầy, nhiều biện pháp được thực hiện như xẻn kinh thoát nước, xây
đập và hồ chứa nước, trồng cây gây rừng trên các đồi trọc, giữ lại rừng ở đầu
nguồn.

3. Sự úng nước

24
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Ở những vùng có địa hình thấp hoặc nơi có mực nước ngầm quá cao làm cho
mặt đất luôn bị phủ kín bởi một lớp nước tù đọng lâu ngày tạo nên trạng thái úng
nước, đất bị úng nước nên luôn yếm khí.

Trên những vùng đất bị úng nước thường có những thực vật thủy sinh đặc
trưng như một số các loài rong tảo, năn, lác rất phát triển vì thế nên đất nơi đó dồi
dào mùn , đạm và các acid hữu cơ vì thế làm cho đất và nước bị chua, đất nghèo
lân nhưng lại giàu những chất độc như H2S, CH4, Fe 2+. Do những tính chất vật lý
và hóa học của nước và đất của vùng bị úng nước đó không tốt cho sự trồng trọt
cũng như sử dụng nước cho công nghiệp và sinh hoạt

4. Sự úng nước

Theo nhịp độ phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức
sống của con người thì nhu cầu về nước sử dụng ngày một tăng. Vấn đề về nước
ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là nước mặt ngày càng thoái hóa và mức
độ ô nhiễm nước ngày càng tăng. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO -1980) ước
tính rằng ở các quốc gia kém phát triển thì 70% dân chúng ở các vùng ven thành
phố và 25% dân cư ở các đô thị không có đủ nước sạch để sử dụng.

Ở Việt Nam, do nền công nghiệp mới phát triển, số đô thị và các khu công
nghiệp còn ít và các điểm tập trung dân cư chưa nhiều nên lượng nước dùng cho
công nghiệp và sinh hoạt còn quá ít so với trữ lượng trong tự nhiên. Tuy vậy, sự
nhiễm bẩn nguồn nước đã bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp; lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt
điện, hóa chất, thực phẩm ; cùng với lượng nước thải do sinh hoạt... đã trở thành
một vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm.

VII. QUẢN LÝ NƯỚC

Quản lý nguồn tài nguyên nước là một vấn đề phức tạp và trở nên rất khó khăn
trong tương lai khi mà nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Trong khi điều này
trở nên rất đặc biệt ở Tây Nam nước Mỹ và các vùng đất, khu vực khô cằn trên thế

25
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

giới, New York và Atlanta, trong số những thành phố của nước Mỹ, cũng đang đối
mặt với những vấn để cung cấp nước. Nhiều sự lựa chọn mở ra cho những ai
muốn giảm các vần đề về nước bằng những phương thức thay thế khác, những
cách thức quản lý cung cấp nước tốt hơn, hay kiểm soát sự gia tăng.

TƯƠNG LAI CỦA LĨNH VỰC QUẢN LÝ NƯỚC

Các thành phố cần nước đã bắt đầu xem nước như một mặt hàng có thể mua và
bán trên thị trường, như dầu hay khí đốt. Các thành phố sẵn sàng trả tiền và tránh
quy định về nước hiện tại, sau đó phân phối và định giá. Nếu giá cả nâng lên vừa
tầm, “nước mới” có thể sử dụng từ những nguồn gốc khác nhau. Ví dụ các khu
vực tưới tiêu (quản lý nước cho một khu vực nông nghiệp) có thể hợp đồng với
một thành phố để cung cấp nước cho khu vực nội thành. Họ có thể làm vậy mà
không làm giảm lượng nước cung cấp cho vụ mùa bằng cách thoả thuận làm giảm
lượng nước bị mất đi do bốc hơi hay mất nước khi tháo ra các kênh đào. Các khu
vực tưới tiêu không có đủ vốn cho các phương thức bảo tồn nước đắt tiền, nhưng
số tiền được trả bởi các thành phố có thể cấp vốn cho nhiều dự án. Điều đó rõ ràng
cho thấy nước càng trở nên đắt giá hơn trong tương lai. Nếu giá cả càng thích hợp,
thì càng có nhiều phương thức đổi mới. Nghiêm túc nhận ra rằng ý tưởng kéo các
núi băng còn nguyên ở các vùng băng giá tới các khu vực ven biển nơi nước sạch
rất cập thiết.

Luna Leopold (một chuyên gia trong ngành học tài nguyên sông nước) đã chỉ
ra một luận điểm mới trong ngành quản lý nước đó là cần phải dựa trên kiến thức
địa chất, địa lý, và các nhân tố thay đổi khí hậu cũng như nền tài kinh tế, xã hội và
chính trị. Ông cho cho rằng quản lý nước không thể thành công khi chưa nắm
được cái căn bản hay nắm bắt hời hợt quan điểm kinh tế và lập trường chính trị.
Tuy nhiên, đó là cách vấn đề sử dụng nước được tiếp cận. Thuật ngữ “sử dụng
nước” được tổ hợp bởi vì chúng ta ít khi thực sự quản lý nước.

Nước bề mặt và nước ngầm đều là đề tài tự nhiên theo thời gian. Trong những
năm mưa nhiều, nước bề mặt được làm đầy, và nguồn nước ngầm gần bề mặt cũng

26
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

được bổ sung. Và trong những năm này, hi vọng công tác phòng chống lụt, bão, hệ
thống cầu cống có thể chống chịu được với lượng nước dữ dội. Mỗi hệ thống được
thiết kế để chống chịu được với lưu lượng chảy nhất định (ví dụ, lượng chảy trong
20 năm), nếu vượt quá giới hạn có thể gây nguy hiểm hay lũ lụt.

Nhìn chung, Leopold kết luận rằng chúng ta cần phải chuẩn bị nhiều hơn cho
các trận lũ nặng nề hơn là việc thiết hụt nước. Còn trong những năm khô hạn,
chúng ta cần có những kế hoạch làm giảm những khó khăn, ví dụ, lượng nước
dưới bề mặt của những khu vực khác nhau ở phía Tây nước Mỹ lại ở quá sâu để
đầu tư, cấp vốn hay sử dụng nước gần bờ. Lượng nước này bị phân lập từ chu
trình nước và vì thế không phụ thuộc vào sự nạp lại của tự nhiên. Lượng nước lớn
được sử dụng khi nhu cầu sử dụng cao, ví dụ như khi thực vật cần nước nó có thể
vươn rễ đâm sâu xuống đất để tìm nguồn nước. Hơn nữa, thực vật có thể làm sạch
nước. Tái sử dụng nước đều đặn cho các nhu cầu cần thiết có thể tốn nhiều chi phí
và bị phản đối vì nhiều lý do, nhưng việc thiết kế chu trình xử lý nước hiện nay lúc
tình trạng khẩn cấp thì có thể được mở rộng và phát triền.

Nước ngầm được bổ sung tự nhiên vào những năm mưa nhiều, chúng ta có thể
phát triển cây cối và sử dụng nước bề mặt khi có thể và không ngại sử dụng nước
ngầm vào những năm khô hạn. Nói cách khác, nước ngầm có thể bơm ra khi bị bổ
sung làm đầy quá mức để sử dụng vào mùa khô nhưng có thể được bổ sung 1 cách
tự nhiên vào những năm mưa nhiều hay do con người tác động (do tưới tiêu, bơm
nước thừa lên bề mặt đất). Phương thức quản lý nước này có thể làm thừa và thiếu
hụt nước một cách tự nhiên và có thể được áp dụng.

QUẢN LÝ SÔNG: SÔNG COLORADO

27
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Không một tranh cãi nào về tài nguyên nước và quản lý nước là thực sự hoàn
tất mà không quan tâm đến lưu vực sông Colorado và cuộc tranh luận xung quanh
vấn đề sử dụng nước của con sông này. Người dân đã sử dụng nước sông
Colorado khoảng 800 năm nay. Người Mỹ bản địa xa xưa ở lưu vực sông đã có
một nền văm minh khai hoá cao với hệ thống phân phối nước tinh vi. Nhiều kênh
đào của họ được làm sạch và sử sụng lại bởi những người đi khai hoang năm
1860. Ghi nhận từ lịch sử, có những điều bất ngờ khi những điều về con sông này
chưa thực sự được khám phá cho đến 1869 khi John Wesley Powell, người sau
này thành giám đốc của cục khảo sát địa chất Mỹ, lái con thuyền gỗ qua hẻm núi
lớn (Grand Canyon).

Ngay cả khi nước của con sông này Colorado được phân ra các kênh đào và
ống dẫn nước cho hàng triệu người sống trong khu vực và cho các khu vực nông
nghiệp như thung lũng ở California,
1 khu vực khoảng 630.000 km2 dân
cư thưa thớt ở Yuma, Arizona với
khoảng 42.000 người, 1 thành phố
lớn bên dòng sông và 50.000 người
dân sống ở thành phố Las Vegas,
Phoenix và Tucson. Tuy nhiên, chỉ
khoảng 20% tổng dân cư ở vùng nông thôn, khu vực rông lớn nhưng mật độ dân
cư thấp và trong khu vự hàng ngàn km2 lại không có người dân sống định cư. Rod
Nash, viết về giá trị to lớn của sông, chỉ ra rằng ngã ba sông Gren và Colorado
khoảng 80km và bạn đang ở trung tâm của vườn quốc gia.

28
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Thượng nguồn sông Colorado và ở cao nguyên Wind River ở Wyoming, cách
2.300 km quãng đường sông chảy ra biển, qua 7 nơi: Wyoming, Colorado, Utah,
New Mexico, và California – Mexico. Ngay cả khi vùng trũng rút nước rất lớn,
vây quanh nhiều khu vực của Tây Nam nước Mỹ, lưu lượng hàng năm vào khoảng

29
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

3% của sông Missisippi và dưới 10% của Columbia. Vì vậy, khích thước sông
Colorado là lưu lượng tổng hợp và chưa trở thành 1 trong những dòng sông ôn
định nhất, nhiều tranh cãi về vấn đề nước nhất thế giới. Cuộc tranh cãi về sông
Colorado của các trung tâm lớn và phát triển khu vực nông nghiệp của California,
Colorado, New Mexico và Arizona. Sự cần nước ở các khu vực khô này là kết quả
của sự lạm dụng, phung phí và làm suy giảm chất lượng nước. Thoả thuận giữa
các tiểu bang đưa ra các cách giải quyết của toà án, hiệp ước quốc tế đối với
những người sử dụng nước lâu dài của sông. Những luật lệ kế thừa và những quyết
định của tòa án có thể thay đổi tùy thuộc kiểu hình và cách sử dụng nước tiếp tục
làm ảnh hưởng đến đời sống và kế sinh nhai của hàng triệu người Mexico và Mỹ.

Nước sông Colorado bị chiếm giữ theo những người sử dụng khác nhau, bao
gồm 7 bang và Mexico. Việc chiếm giữ này đã xuất hiện từ nhiều năm thông qua
thương lượng, hiệp ước quốc tế, thoả thuận liên bang và quyết định của toà án tối
cao, gọi chung là “luật của sông”. Hai trong số những những văn bản sớm quan
trọng trong luật này là hiệp ước sông Colorado nắm922, chia quyền giới hạn nước
trong giới hạn trên, dưới của lưu vực và thoả thuận với Mexico năm 1944, thoả
thuận lượng nước chia hàng năm trong khoảng 1,85 km 3 (1,5 triệu feet Anh chiều
dài, 1 foot Anh độ sâu cột nước trên, khoảng 325.829 gallons) của nước sông
Colorado cho Mexico. Gần đây là quyết định của tòan án tối cao Mỹ, 1963 bao
gồm Arizona và California. Những phàn nàn của Arizona từ 1922 và xung đột với
California liên quan đến vấn đề sử dụng nước. Quyết định của toà án là phía Nam
California phải nhường khoảng 0,74 km3 (600.000 feet Anh) của sông Colorado
khi dự án trung tâm Arizona hoàn tất. Cuối cùng, năm 1974 quyết định quản lý
vùng sông Colorado do bị nhiễm mặn được phê chuẩn bởi quốc hội Hoa Kỳ. Ủy
quyền cho việc quản lý, kiểm soát độ mặn của sông Colorado,bao gồm việc trồng
những cây có khả năng khử muối hoàn thành đến giữa những năm 1990.

Lưu vực sông Colorado vốn chưa ổn định, lưu lượng hàng năm khoảng 20 km3
lúc trước, bây giờ chỉ khoảng 16,6 km3. Lũ trên sông Colorado tràn về khi tuyết
tan, mùa đông dài và lượng nước lớn, mùa hè ngắn với những con bão nhiệt đới,
tổng lượng nước hàng năm vì vậy mà rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trên sông

30
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

có nhiều đập và hồ chứa nước nhân tạo. 19 con đập cao trên sông lưu giữ khoảng
186,3 km3 (70 triệu feet nước). 80% được lưu giữ ở 2 hồ chứa nước nhân tạo, trên
hẻm núi Hoover và Glen. Nếu việc quản lý hiệu quả, nó sẽ là nơi lưu giữ nước dự
trữ trong vài năm . Tuy nhiên, nếu hạn hán xảy ra, việc phân phối nước trở nên
khó khăn. Sông Colorado là một trong những con sông lớn của quốc gia. Việc
cung cấp nước cho người sử dụng sẽ càng trở nên khó khăn và nan giải.

Việc xây dựng các con đệp, hồ chứa nước và đổi hướng sông Colorado thành
công và là điểm nhấn cho việc cung cấp nước. Tuy nhiên, không phải luôn luôn
như vậy. Ví dụ, biển Salton ở thung lũng Imperial hiện tại được hinh thành từ năm
1905 – 1906 khi sông Colorado bị làm chệch hướng không có chủ đích về phía
Nam thung lũng Imperial. Cùng thời điểm sông Colorado chưa có đập và “việc
khảo sát” lưu lượng sông ở lãnh thổ Mexico thất bại vì trận lũ năm 1905 -1906.
Sau đó sông được khảo sát năm 1907. Biển Salton lúc được hình thành với mực
nước cao hơn bây giờ. Nước ở Salton được giữ lại khi nước chảy tràn và được
dùng cho việc tưới tiêu và lọc muối cho đất nông nghiệp. Khi lượng nước chảy
tràn dừng lại hay giảm bớt, biển Salton nhanh chóng bị rút nước và bốc hơi nhanh
chóng. Vì hồ này đã trở thành địa điểm giải trí (câu cá) nên tương lai của nó gây
nhiều tranh cãi. Nếu nước hồ trở nhiên nhiều muối hơn bây giờ, hệ sinh thái và
nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản sẽ găp nhiều trở ngại. Đây không phải là hồ
duy nhất ở đồng bằng Salton, những hồ khác ở thung lũng Emperial suốt thời gian
địa chất lâu dài đã trở nên khô hạn,

Ngay cả khi lượng nước cung cấp nguyên vẹn như trước đây, vấn đề trên lưu
vực sông Colorado về vấn đề quản lý chất lượng nước sẽ được đề cập. Cả khi kim
loại nặng và các chất phóng xạ đã được thu gom trong lưu vực và các hồ chứa thì
muối là nguyên nhân chính của rắc rối. Nồng độ muối khoảng 550 ppm cao hơn
tiêu chuẩn cho phép cho người tiêu dùng, hơn 750 ppm sẽ làm nông nghiệp đình
trệ. Lượng muối tự nhiên của sông Colorado ở thượng nguồn chỉ khoàng 50 ppm.
Khi sông chảy ra biển, những dòng nước muối chảy tràn vào sông, dưới điều kiện
tự nhiên thì nồng độ muối của Colorado đạt khoảng 250 – 380 ppm. Tuy nhiên,
việc chảy ngược dòng và sự bốc hơi nước sẽ làm tăng nồng độ muối của hạ lưu

31
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

sông Colorado vào khoảng 1.500 ppm, và tới thời điểm hiện tại là 2.700 ppm.
Chất lượng nước quá nghèo, khi nông dân Mexico cho nước chảy qua cánh đồng
của họ, lượng muối nhiều hơn cho phép gây nguy hại cho cây trồng và đất của họ.
Mỹ và Mexico đồng ý vào năm 1973 rằng Mỹ sẽ chia phần nước cho Mexico với
nồng độ muối không cao hơn 115 ppm ở đập Imperial, cách biên giới một khoảng
ngắn về phía thượng nguồn. Nồng độ muối ở đây khoảng 800 ppm. Để làm được
điều này, công trình trồng những loại cây khử muối lớn được thực hiện gần đường
biên giới giá trị vài trăm triệu đô và hơn 10 triệu mỗi năm để duy trì và hoạt động.
Đây là kinh phí vốn đầu tư nhằm nỗ lực kiểm soát nồng độ muối của sông. Chỉ có
thời gian mới có thể trả lời được hiệu quả của cố gắng này.

Vấn đề quản lý nước khu vực sông Colorado rất phức tạp, nhưng nó cho thấy
những vấn đề lớn như việc đối mặt với tình trạng khô hạn ở Tây Nam nước Mỹ
vào những năm tới.

1. Gia tăng sự cung ứng nước sử dụng

Mặc dù không thể làm gia tăng lượng nước ngọt trên trái đất nhưng con người
có thể điều phối lại nguồn nước ngọt để sử dụng. Có hai vấn đề được đặt ra trong
việc quản trị nguồn tài nguyên nước ngọt: một là gia tăng sự cung ứng nước tiêu
dùng, hai là giảm sự sử dụng và hao phí nguồn nước. Vấn đề về việc quản trị
nguồn tài nguyên nước rất khác nhau ở hai khối các quốc gia kém phát triển
(LDCs)và các quốc gia phát triển (MDCs): ở các quốc gia kém phát triển dù có đủ
hoặc không có đủ nước thì họ cũng không có tiền dư để xây dựng các đập, hồ để
dự trữ nước và hệ thống phân phối nước, vì vậy nên dân cư đều tập trung sinh
sống ở những nơi có đủ nguồn nước. Ngược lại ở các quốc gia phát triển, người
dân tập trung sống ở những nơi có khí hậu thuận lợi mặc dù những nơi này không
đủ nước đi nữa, nhưng họ vẫn có đủ nguồn nước để sử dụng nhờ hệ thống dẫn
nước phân phối đến tận nợ đó hoặc họ còn có thể tập trung sống ở những vùng
ngập lụt thì họ cũng có hệ thống giữ nước hoặc thoát nước khi cần thiết (Miller,
1988).

32
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

a) Đập, hồ chứa nước nhân tạo và kênh đào

Những tranh luận của chúng ta về việc cung cấp nước như phân phối cho
những vùng phát triển Nông nghiệp, nội thành đòi hỏi nguồn cung cấp nước gần.
Để hoàn thành hệ thống lưu giữ nước và phân phối nước bằng cách xây dựng các
kênh đào và các ống dẫn từ hồ chứa nước khi cần đến. Những dự án phát triển
nước mà không quan tâm đến vấn đề môi trường đã tạo sự phản đối với người dân
xung quanh, đồng thời phá huỷ và làm suy thoái hệ động thực vật hoang dã và đa
dạng sinh học.

ĐẬP VÀ CÁC HỒ CHỨA NƯỚC

Các con đập và các hồ nước thường được thiết kế với cấu trúc có những chức
năng riêng biệt. Đó là, những người đề xuất xây dựng đập và các hồ chứa nước chỉ
ra rằng các hồ chứa nước có thể được sử dụng để kiểm soát lũ và đảm bảo việc
cung cấp nước. Đây là điều quan trọng để dung hoà những cách sử dụng nước
khác nhau vốn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, nhu cầu nước trong nông nghiệp có thể
cao trong mùa hè, kết quả là rút nước trong hồ và tạo lớp bùn phạm vi rộng. Đây
vốn là địa điểm giải trí thú vị khi mực nước hồ thấp nhưng những lớp bùn làm mất
đi mỹ quan của nó, và những tác động của việc nhu cầu nước lớn có thể tác động
xấu đến tự nhiên hoang dã (đặc biệt là cá) bởi việc cản trở hay giới hạn thời gian
chu kỳ trứng nở. Cuối cùng, đập và các hồ chứa nước nhân tạo giúp duy trì hệ
thống sống dưới cấu trúc lưu giữ nước, bởi vì đập không thể hoàn toàn bảo vệ
chúng ta khỏi những trận lụt lớn.

Mâu thuẫn ở đây là càng ngày nhu cầu xây dựng đập và các hồ chứa nước càng
nhiều, nhưng phải đảm bảo cảnh quan xung quanh. Nếu loại hình sử dụng nước
trong nông nghiệp và nội thành không thay đổi thì việc cung cấp nước cho đô thị
vẫn được ưu tiên trên hết.

Nơi nào trên sông có công trình đập, hồ chứa nước nhân tạo thì hệ thống sông
sẽ thay đổi mãi mãi. Lưu lượng nước và chất trầm tích bị thay đổi, cũng như tính
chất lý sinh học của môi trường và đất bên dưới đập.

33
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

KÊNH ĐÀO

Nước từ hồ chứa nước phía trên cần có dòng để đưa xuống bên dưới bằng
những cách tự nhiên như suối, lạch hay các kênh đào và ống dẫn nước.

Kênh đào, dù có giới hạn hay dễ tháo nước, thường dễ thu hút nhiều mối nguy
hại cho con người và động vật. Nơi nó chảy qua khu vực nội thành , làm ngập lụt
khu vực và đe doạ. Khi nó có dạng dễ tháo nước, kênh đào làm mất nước xuống
bề mặt đất. Cho dù nó có thể được cho là một dạng bổ sung nước cho hệ thống
nước ngầm, nhất là những vùng có chất lượng nước ngầm nghèo nàn. Trong
trường hợp này, kênh đào dễ tháo nước làm rỉ nước xuống đất và làm mất nước.

Việc xây dựng các kênh đào, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thường tạo
nhiều các vấn đề môi trường. Ví dụ, khi con đập High Dam ở Aswan, Ai Cập được
hoàn thành năm 1964, kênh đào cần chuyển nước đến các khu nông nghiệp. Kênh
đào trở nên đáng sợ với căn bệnh sán máng . Căn bệnh đó luôn luôn là một vấn đề
ở Ai Cập, nhưng dòng nước lũ của sông Nile dâng lên chậm chạp hàng năm đã rửa
sạch. Lượng nước lớn tưới trong kênh bây giờ trở thành ngôi nhà cho các loài sinh
vật. Những căn bệnh làm suy nhược được phổ biến một vùng ở Ai Cập và hầu như
toàn bộ dân số của vùng đó đều chịu ảnh hưởng. Kênh đào của người Ai Cập cũng
là nơi ở của muỗi, một vài trong số đó mang đến bệnh sốt rét.

Ngày nay, hệ thống hồ chứa và kênh đào được qui hoạch trong 1 loạt các loại
môi trường khác nhau. Ở Mỹ, lợi ích môi trường bảo đảm rằng việc xem xét sự
kiện môi trường quan trọng nào sẽ diễn ra. Nó không luôn đúng cho nhiều quốc
gia đang phát triển, ở nơi đó, lợi ích môi trường không được ưu tiên nhiều như là
việc sản xuất lương thực. Các kênh đào rộng và dài có thể làm biến đổi vùng đất
và môi trường sinh vật bằng cách gây ra một hệ thống nước mới và khác biệt và
chắn ngang sự di trú của động vật hoang dã. Điều đó không có nghĩa là không thể
phát triển tài nguyên nước ở những nước này, nhưng nó nhấn mạnh rằng lợi ích
của sự cần thiết về môi trường trong mức độ hệ sinh thái khi qui hoạch và phát
triển nguồn tài nguyên nước. Tệ nhất, chúng ta có thể gửi thông tin cho các nước

34
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

đang phát triển về những thành công và thất bại trong khi qui hoạch các dự án về
nước, để mà chúng có thể mang lại lợi ích từ những kinh nghiệm của chúng ta.
Phát triển tài nguyên nước và lợi ích môi trường không nhất thiết phải tương thích
với nhau. Tuy nhiên, thỏa thuận sẽ đạt được nếu chất lượng môi trường được đảm
bảo.

b) Khai thác nước ngầm

Nguồn nước ngầm chiếm 95% là nước ngọt cung ứng trên thế giới. Sự khai
thác nguồn nước ngầm được tiến hành từ lâu ở các quốc gia phát triển. Ở Hoa Kỳ,
khoảng 50% nước uống cho dân cư (96% ở vùng ven và 20% ở đô thị), 40% lượng
nước dùng để tưới tiêu đều được lấy từ nước ngầm.

Việc gia tăng sử dụng nước ngầm hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm:

- Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm: do sự khai thác lấy đi nhanh hơn sự trực di
của nước làm cho nguồn nước ngầm trở nên cạn kiệt. Thí dụ sự cạn kiệt nguồn
nước ngầm đã xảy ra ở California, ở miền Bắc Trung Quốc, ở Mexico và ở Ấn
Ðộ ...là do khai thác để tưới tiêu.

- Sự lún sụp: Khi lớp nước ngầm ở cạn bị lấy đi nhanh tạo nên khoảng trống
trong các lớp ngậm nước là nguyên nhân gây nên sự lún sụp. Hiện tượng này đã
xảy ra vào năm 1981 ở California đã tàn phá nhà cửa, nhà máy, đường dẫn nước,
đường xe điện ...

- Sự nhiễm mặn: Sự khai thác nước ngầm ở các vùng ven bờ biển tạo nên
khoảng trống trong các lớp đá ngậm nước, làm cho nước biển tràn vào chiếm lấy
khoảng trống đó gây nên sự nhiễm mặn nguồn nước. Sự nhiễm mặn nguồn nước
đã xãy ra ở những vùng ven bờ biển của Israel, Syria.

- Sự ô nhiễm nguồn nước: Khi khai thác nước ngầm sử dụng cho tưới tiêu, cho
sản xuất công nghiệp và cho sinh hoạt, lượng nước thải có thể len lỏi theo các
đường ống dẫn làm ô nhiểm nguồn nước ngầm. Sự ô nhiễm nước ngầm đã xãy ra
ở nhiều nước phát triển và cả Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên nước ngầm bị ô nhiễm
35
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

bởi hoạt động nông nghiệp và kỹ nghệ, nước ngầm bị ô nhiễm muốn phục hồi lại
phải mất hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn năm.

c) Sự khử muối

Nước biển có độ mặn khoảng 3,5% (tương đương 40gram muối trong một m 3
nước, muốn sử dụng được chúng ta phải khử muối, và quá trình này rất tốn kém.
Tiêu chuẩn nước sau khi xử lý là độ mặn khoảng 0.05%. bằng phương pháp này
chính phủ Mỹ đã cung cấp được khoảng 20.000-30.000 m3 nước mỗi ngày, và
người tiêu dùng phải trả với giá gấp 10 lần so với bình thường. Bởi vì việc khử
muối cần nhiểu năng lượng, nên gía nước sẽ tăng theo năng lượng. phương pháp
này chỉ được sử dụng khi không sử dụng được nguồn nước nào khác.

Sự khử mặn là phương pháp lấy lượng muối hòa tan trong nước biển hay nước
lợ để tạo ra nước ngọt đó là sự khử mặn. Hai phương pháp thường dùng là sự
chưng cất và thẩm thấu ngược (reverse osmosis): sự chưng cất bao gồm việc đun
sôi nước muối, hơi nước bốc lên được dẫn theo ống dẫn đến nơi làm lạnh, hơi
nước ngưng đọng lại thành nước ngọt; sự thẩm thấu ngược là để cho nước muối đi
qua màng mỏng, màng nầy có lỗ rất nhỏ chỉ cho các phân tử nước đi qua còn muối
thì được giữ lại. Cả hai phương pháp trên đều có chi phí quá cao, không có giá trị
kinh tế. Ngoài hai phương pháp trên, người ta còn sử dụng phương pháp cho dòng
điện đi qua dung dịch nước mặn, dòng điện là kết tủa muối và phần nước còn
lại là nước ngọt.

Bởi vì sự gia tăng dân số, lượng nước không đáp ứng đủ làm xuất hiện những
thời kì khô hạn trong thời gian gần đây, một số bang ở Mỹ như: Santa Barbara,
California đã đưa ra phương án khử muối như thước đo cho sự cấp bách của tình
trạng khô hạn trong tương lai.

Các quốc gia ở vùng Trung Đông nói riêng vẫn phải dùng phương pháp khử
mặn. Nước mặt và nước ngầm khu vực Trung Đông, là nước lợ với độ mặn

36
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

khoảng 0.5 %(bằng 1/5 so với nước biển). Rõ ràng việc khử mặn ở đây sẽ ít tốn
kém hơn, và cũng có nhiều phương án cho các khu vực này.

d) Mưa nhân tạo

Ở một số nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đã thực nghiệm nhiều năm tạo mưa nhân
tạo ở những vùng thiếu nước tưới với những hóa chất để tạo mưa. Phương pháp
này là bắn vào trong những đám mây các chất như Iode bạc hoặc đốt lửa cho bốc
lên cao. Những hóa chất này hoặc các bụi than có tác dụng như là cái nhân làm kết
tụ dần những hạt nước nhỏ rồi lớn dần lên, đủ nặng và rơi xuống đất tạo nên
những cơn mưa nhân tạo. Năm 1977, mưa nhân tạo thành công ở 23 tiểu bang ở
Hoa kỳ và cung cấp 7% lượng mưa trong cả nước.

Việc tạo mưa nhân tạo không thành công ở những vùng khô vì ở những vùng
này không đủ mây. Hơn nữa, việc sử dụng Iode bạc để tạo mưa làm cho đất và
nước bị ô nhiễm Iode bạc, ngoài ra sự tích tụ Iode bạc trong tế bào của thực vật và
khuếch đại dần qua cơ thể của động vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn và cuối
cùng gây nhiễm độc cho con người đã gây nên nhiều tranh cãi ( Miller, 1988).

2. Bảo tồn nước:

Tầm quan trọng của việc bảo tồn nước

Nước rất cần thiết cho mọi cơ thể sống và cũng cần cho đa số các hoạt động
của con người. Nhu cầu về nước được con người sử dụng ngày càng tăng theo
nhịp độ phát triển của nền công nghiệp, công nghiệp và nâng cao mức sống của
con người. Trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển và dân số ngày càng
tăng, các hình thái và quy mô tác động của con người trong sản xuất tăng lên làm
ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên này:

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện nay càng đòi hỏi sự cung cấp
một lượng nước rất lớn cho các hoạt động của nhà máy.

37
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

- Sự phát triển nền nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ cần sử dụng nước
ngày càng nhiều hơn nên càng làm kiệt quệ nguồn tài nguyên nước ngọt nhất là tại
một số vùng khô hạn trên thế giới.

- Sự gia tăng dân số đồng thời với sự nâng cao đời sống xã hội cũng đòi hỏi lượng
nước sử dụng ngày càng nhiều cho nhu cầu sinh hoạt của con người.

- Tất cả các hoạt động đó một mặt làm tiêu hao nguồn nước trong tự nhiên, mặt
khác còn thải ra ngoài môi trường những chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước gây
nhiều ảnh hưởng tai hại trước mắt và lâu dài.

Ngày nay sự nhiễm bẩn nguồn nước càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trong tình hình này, vấn đề bảo đảm nhu cầu nước cho đời sống xã hội đã trở
thành mục tiêu phấn đấu trong phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên. Loại tài
nguyên này là có giới hạn, không phải là vô tận, không còn là thứ của trời cho,
mặc sức mà sử dụng nữa. Vì thế, việc bảo tồn nước trên thế giới là điều cấp thiết.

Có thể làm gì để sử dụng nước hiệu quả hơn và giảm bớt việc sử dụng nước?
Phát triển tưới tiêu nông nghiệp có thể giảm bớt sự lãng phí khoảng 20-30%. Việc
phát triển bảo tồn nước bao gồm ngăn cách và che phủ các con kênh để giảm bớt
sự rò rỉ và bay hơi; kiểm tra và lập danh mục nước thoát khỏi kênh rạch, hợp nhất
việc sử dụng nước bề mặt và nước ngầm; việc tưới tiêu ban đêm; cải tiến hệ thống
tưới tiêu (tưới dưới dạng mưa rào hay nhỏ giọt); chuẩn bị đất có độ ẩm cao.

Lượng nước sử dụng cho cây trồng trong trang trại chỉ khoảng bằng 6% tổng
lượng nước rút xuống. Tuy nhiên, bởi vỉ việc sử dụng nước này mang tính chất tập
trung nên đã đặt ra một vấn đề lớn trong khu vực. Việc tiêu hao nước này có thể
cơ bản được giảm một lượng nhỏ với dạng nhà tắm hiệu quả hơn và đặt vật cố
định phía dưới, tưới nước vào đêm và hệ thống tưới nhỏ giọt.

Việc con người nhận thức tầm quan trọng của lượng nước cung cấp như thế
nào quyết định lượng nước được sử dụng. Ví dụ, người dân sống ở Tucson,
Arizona, là khu vực sa mạc (với các loại cây sống thích nghi với nơi đây như

38
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

xương rồng). Lượng nước cung cấp cho Tucson được lấy từ nguồn nước ngầm,
đang được khai thác (mà việc sử dụng nước nhanh hơn nhiều việc bổ sung nước từ
thiên nhiên); nước được sử dụng vào khoảng 605 lít (160 gallon) mỗi người mỗi
ngày. Không xa là người dân sống ở Phoenix, Arizona, sử dụng khoảng 983 lít
(260 gallon) mỗi người mỗi ngày cho các bãi cỏ lớn, cây dâu tằm, và Phoenix bị
coi là một “ốc đảo” vì lượng nước sử dụng.

Tỉ lệ nước cũng khác nhau. Người dân ở Tucson phải trả cho lượng nước 75%
hơn so với người dân sống ở Phoenix, nơi mà lượng nước cung cấp bị rút xuống từ
Salt river nhanh hơn từ nước ngầm. Lượng nước ở Tucson gây ra nhiều tranh cãi,
và nhiều nhà doanh nghiệp nhận thấy nước là một công cụ đáng giá. Điều này có
nghĩa là, vì nước ở Tây Nam nước Mỹ và những khu vực khác có khả năng cung
cấp thấp trong tương lai, chúng ta có thể làm một cái gì đó cho vấn đề “sa mạc
hoá” ở Tucson, đặc biệt là những vùng như Los Angeles và San Diego.

Sự vận động của nước thành các dòng chảy tạo ra điện có thể bị làm giảm đấn
25 – 30% do sử dụng các tháp nước làm mát được thiết kế để dùng ít nước hoặc
không cần dùng nước. Sản xuất và công nghiệp có thể hạn chế lượng nước bị rút
bằng cách tăng các cách sử lý bằng thức vật và chu trình nước hay bằng cách phát
triển những công cụ mới và quy trình cần ít nước hơn. Bởi vì những cuộc tranh
luận về chủ đề nước thay đổi rất nhanh chóng, mong rằng sẽ có nhiều đổi mới để
làm giảm lượng nước mất đi do các nhu cầu sử dụng khác nhau, trong khi biết
rằng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.

Một số phương án nhằm bảo tồn nước

a) Giảm sự tiêu hao nước do thủy lợi

Do sự phân phối lượng mưa ở mỗi nơi khác nhau tùy theo điều kiện khí hậu và
địa hình, có những vùng thì nước rất dồi dào cũng có những vùng rất thiếu nước.
Nước được sử dụng canh tác nông nghiệp phần lớn được lấy ra từ nguồn nước mặt
đôi khi cũng phải lấy từ nước ngầm.

39
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Trong nông nghiệp, để có đủ nước cho canh tác người ta thường xây dựng hệ
thống thủy lợi để dẫn nước từ nơi có nhiều nước đến nơi thiếu nước. Nguồn nước
này được dẫn theo hệ thống kênh mương được đào theo quy hoạch của thủy lợi, sự
sử dụng hệ thống kênh mương dẫng nước làm thất thoát đi một lượng nước đáng
kể. Theo sự ước tính có khoảng 50% nguồn nước này bị mất đi do sự bốc hơi của
lớp nước trên mặt các kênh mương và do sự trực di xuống các lớp đất ở đáy các
kênh mương.

Ðể giảm bớt sự hao phí đó, một số nhà nông đã sử dụng hữu hiệu hệ thống
rưới nước. Theo hệ thống nầy thì nước được bơm vào phần trung tâm cuả hệ
thống và từ đây nước theo một hệ thống ống dẫn chằng chịt đến tưới cho cây
trồng ở vùng khô hạn, với hệ thống này, người ta đã làm giảm sự hao phí từ 30% -
50% so với khi sử dụng hệ thống thủy lợi. Hệ thống rưới nước kiểu này rất phổ
biến ở Israel từ những năm 60, các ống dẫn chằng chịt và chỉ giải phóng một thể
tích nước rất nhỏ đủ để hòa tan phân bón cho rể cây hấp thụ, tiết giảm đến mức tối
thiểu sự bốc hơi nước và trực di nước xuống các lớp đất bên dưới. Ở Hoa Kỳ, hệ
thống này cũng được sử dụng ở vùng California và Florida (Miller, 1988).

b) Giảm hao phí nước trong hoạt động công nghiệp

Theo sự ước tính thì chỉ riêng 5 ngành công nghiệp lớn như công nghiệp thực
phẩm, dầu hoả, giấy, luyện kim và hóa chất đã sử dụng hết 90% tổng lượng nước
được sử dụng cho toàn bộ các ngành công nghiệp. Lượng nước sau khi được sử
dụng được đưa trở lại vào sông hồ chứa đầy những chất gây ô nhiễm.

Ðể làm giảm bớt ô nhiễm nguồn nước và đồng thời làm giảm sự hao phí nước
trong hoạt động công nghiệp, các phương hướng cần được tiến hành như tiết giảm
tối đa nước sử dụng trong công nghiệp, kể cả việc chuyển nhiều xí nghiệp qua quy
trình công nghệ khô; đưa các trạm nhiệt điện và các xí nghiệp công nghiệp vào
chu trình cung cấp nước khép kín sao cho nước đã được sử dụng cho xí nghiệp này
sau khi được làm sạch rồi sử dụng cho xí nghiệp khác.

c) Giảm hoang phí nước gia dụng

40
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Sự hao phí nước gia dụng xảy ra là do sự rò rỉ của các đường ống dẫn, vòi
nước ở các nhà vệ sinh, nhà tắm trong mỗi gia đình và cũng còn do sự tiêu xài
hoang phí của con người. Theo sự ước tính sự hao phí này chiếm khoảng từ 20%-
35% nước được cung cấp cho sinh hoạt. Hiện nay, hiện tượng hao phí nguồn nước
đã giảm ở các thành phố do người ta sử dụng biện pháp cài đặt đồng hồ nước, do
đó mức độ sử dụng nước trong sinh hoạt đã giảm đi 1/3 vì mỗi người cố gắng tiết
kiệm nước để tiết kiệm tiền.

VIII. NƯỚC VÀ HỆ SINH THÁI

Các hệ sinh thái chính của thế giới tiến hóa cùng với các điều kiện vật lí mà nó
bao gồm khí hậu, chất dinh dưỡng, nguồn vào, các loại đất và thủy học. Thay đổi
các nhân tố đó ảnh hưởng đến hệ sịnh thái, đặc biệt, sự thay đổi do con người gây
ra ảnh hưởng rộng rãi. Khắp thế giới ngày nay, với 1 ít trường hợp ngoại lệ, con
người làm giảm giá trị sinh thái tự nhiên của với qui mô địa phương và toàn cầu.
Điều kiện thủy học, đặc biệt quá trình và chất lượng nước mặt là yếu tố hạn chế
cho tình trạng của nhiều hệ sinh thái. Điều đó đặc biệt đúng ở khu vực đầm lầy.

Việc mở rộng sử dụng nguồn tài nguyên nước có tác động lớn vào hệ sinh thái.
Các công trình đập nước lớn, ví dụ việc xây dựng đập nước High Dam ở Aswan,
Ai Cập đã lấy đi phù sa ở phía đông Địa Trung Hải từ sông Nile làm giảm đi 1/3
việc tạo ra các sinh vật phù du. Kết quả là cá mòi, cá vằn, tôm hùm, việc đánh bắt
tôm giảm sút ở Địa Trung Hải, vì các nguồn này phụ thuộc vào nguồn thức ăn là
các phiêu sinh vật phù du.

Lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ có lưu lượng trung bình chiếm 20% lượng
nước ngọt so với các con sông của thế giới. Lượng nước đổ ra biển lớn đến mức
các thủy thủ có thể lấy được nước ngọt cách đất liền 150km. Dòng sông có nhiều
nhánh, vài nhánh có kích cỡ vượt trội như sông Mississpi, nó là nguồn tài nguyên
to lớn có thể phát triển thủy năng, và Brazil hi vọng phát triển nó. Đập Tucurui
trên sông Tocantin ở lưu vực sông Amazon được mong chờ có thể cung cấp 8000

41
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

megawatts điện, năng lượng tương đương với 8 nhà máy hạt nhân. Tổng năng
lượng ở lưu vực sông có thể đạt 100 000 megawatts.

Kế hoạch hồ chứa Tucurui sẽ làm ngập nước 2000km2 rừng mưa nhiệt đới
chưa khai phá. Vấn đề này và dự án tương tự chắc chắn sẽ tác động đến lưu vực
sông Amazon, đến dòng chảy hạ lưu ảnh hưởng đến thực vật và động vật hoang
dã. Đặc biệt đúng nếu thuốc diệt cỏ là cần thiết để kiểm soát cỏ dại sống ở nước, ví
dụ như lan dạ hương nước, nó cung cấp môi trường thuận lợi cho các bệnh sốt rét,
bênh sán lá máng. Thuốc diệt cỏ sử dụng trong quá khứ có chất 2,4-D, nó có chứa
Chất độc màu da cam, một loại hóa chất liên quan đên bệnh ung thư và sinh ra
quái thai. Các đông vật có vú dưới nước ăn thực vật và chất độc thâm nhập vào.

Các hồ nước mới được tạo ở vùng nhiệt đới làm nảy sinh các vấn đề kèm theo
bao gồm sự phân hủy kị khí của các vật liệu hữu cơ trong nước sâu và sự lấp đầy
của cặn lắng trong hồ chứa nước. Phân hủy thực vực cung cấp acid, nó có thể gặm
mòn thiết bị, cặn lắng làm giảm bớt giá trị của hồ chứa trong vực dự trữ nước và
trong điện năng. Điều đáng lo ngại là việc khai thác gỗ ở đầu nguồn và thượng lưu
của Đập Tucurui vẫn tiếp diễn và đáng quan tâm là hồ chứa nước sẽ gia tăng xói
mòn đất và việc sản xuất chất lắng đáng quan tâm, làm giảm giá trị của hồ.

Rừng mưa nhiệt đới bao gồm hơn 50% loài trên Trái đất. Hầu như một số loài
chưa được nghiên cứu, một số có thể chứa các chất hóa học giúp chống lại bệnh
tật, có thể làm cây lương thực, hoặc có những giá trị thực tế khác. Thử nghiệm ở
qui mô lớn để thay đổi thủy học cơ bản ở 1 số vùng nên cẩn thận để tránh thiệt hại
hệ sinh thái một cách không cần thiết.

IX. TỔNG KẾT

Vòng tuần hoàn của nước bao gồm sự di chuyển, sự lưu trữ, sự chuyển đổi của
nước từ 1 phần của vòng tuần hoàn sang các dạng khác. Sự di chuyển của nước
trong đất – sự chảy tràn trên bề mặt và dưới bề mặt đất - là 1 phần của vòng tuần
hoàn có liên quan trực tiếp nhất đến con người. Nhìn chung, nước là một trong
những nguồn tài nguyên phong phú nhất có thể tái tạo được. Tuy nhiên, hơn 99%
42
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

lượng nước trên trái đất không thể sử dụng hoặc không phù hợp với nhu cầu sử
dụng của con người do độ mặn và vị trí của nó.

Thuộc tính độc nhất của nước làm cho nó trở nên không thể thiếu được cho đời
sống của con người. Nhiều thuộc tính trong số đó có được là do sự sắp xếp của các
phân tử. Nước là 1 dung môi phổ biến, nó là thành phần cơ bản của tất cả các cơ
thể sinh vật và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành phần của đất.
Nước ở dạng các màng mỏng bao quanh phân tử đất và những màng mỏng này
quan trọng trong dự di chuyển của nước trên mặt nước ngầm.

Dòng chảy của nước trên mặt đất được chia theo lưu vực hoặc đường phân
thủy. Dòng chảy và lượng trầm tích thay đổi rất nhiều ở những khu vực khác nhau.
Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của yếu tố địa chất, địa văn, khí hậu, và nhân tố
sinh học. Nước có 3 cách chảy chính: chảy trên bề mặt, chảy dưới bề mặt đất
nông, và nước chảy ngầm. Hiểu được ba kiểu vận hành này có ý nghĩa quan trọng
trong việc hiểu bằng cách nào đất sử dụng thay đổi lại có thể ảnh hưởng đến việc
chảy tràn và sản phẩm trầm tích.

Nước ngầm ở đới bão hòa phía dưới mực nước ngầm. Nguồn chính của nó
lượng mưa thấm qua đới bổ cấp đi xuống đới thấm hút. Một vùng của trái đất có
khả năng cung cấp nước ngầm ở mức độ thích hợp từ 1 nguồn nước. Sự hiện diện
của lớp hữu hạn phía trên tầng ngậm nước có thể đẩy nước từ tầng ngậm nước lên
bề mặt. Cả hướng và tốc độ của sự di chuyển nước ngầm phụ thuộc vào độ dốc
thủy lực (trong trường hợp đơn giản nhất xấp xỉ với chỗ dốc của mực nước ngầm).

Để đánh giá khả năng cung cấp nước của một vùng, trữ lượng nước được phát
triển để xác định tính biến thiên và khả năng sử dụng của nước. Khả năng cung
nước thì có giới hạn, ngay cả những vùng có lượng mưa cao và lượng chảy ròng
lớn. Trong nhiều vùng, nước ngầm được khai thác vượt quá lượng nước được bổ
sung ,và trong một vài vùng việc này làm thay đổi vĩnh viễn tính chất của đất. Sự
khử muối nước biển tiếp tục được sử dụng khi những nguồn nước khác không thể
sử dụng được.

43
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

Việc xây dựng đập trên sông giúp cho việc đảm bảo công suất phân phối nước,
cho phép tưới những vùng hạn hán trước đây, nhưng việc này đã mang lại các dấu
hiệu về sự thay đổi hệ sinh thái. Thêm vào đó, tưới theo hướng ngược dòng sông
đã làm tăng lên một cách đáng kể độ mặn của nước chảy xuôi dòng. Xây dựng đê,
hồ chứa nước, và hệ thống kênh đào đã gây nên vấn đề liên quan đến môi trường
và các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Vì vậy quản
lý nguồn tài nguyên nước cần một triết lý mới gồm các nhân tố địa chất, địa lý, khí
hậu và những cách tận dụng sáng tạo khác. Sự ẩm ướt thường khó định nghĩa bởi
vì 1 vài đầm lầy chỉ ẩm ướt trong khoảng thời gian rất ngắn của năm. Tuy nhiên,
sự có mặt của nước dù trong khoảng thời gian rất ngắn đều đặn, làm tăng đặc điểm
đất của đầm lầy và đặc biệt là làm thực vật phát triển.

 Wetlands ( Các kiểu đầm lầy)

Swamps (đầm lầy do cây cối hoặc cây bụi chiếm ưu thế)

Marshed (Loại đầm lầy thường xuyên hay liên tục bị ngập nước)

Bogs (dạng đầm lầy có tích luỹ một số lượng lớn than bùn)

Prairie potholes (loại đầm lầy ngập nước nhỏ như hồ)

Vernal pools (những nơi thấp nông thỉnh thoảng giữ nước)

Nét đặc trưng chung và quá trình hoạt động của đầm lầy được định nghĩa là
nó bị ngập bởi nước hoặc vùng đất bão hòa nước với độ sâu vài centimet ít nhất là
vài ngày trong năm. Thành phần chính thường xác định sự có mặt hoặc sự vắng
mặt của đầm lầy là tình trạng ẩm ướt, các loại thực vật, loại đất

Đầm lầy và các hệ sinh thái kèm theo có những đặc trưng môi trường quan
trọng :

• Những đầm lầy ven biển như đầm lầy ngập mặn cung cấp vùng đệm cho
vùng đất liền từ xói mòn ven biển cùng với bão và những cơn sóng lớn.

44
Nước, quá trình, cung cấp và sử dụng

• Nhiều đầm lầy là những nhà máy lọc tự nhiên của thiên nhiên. Các thực vật
trong đầm lầy có thể giữ lại cặn bã và những độc tố một cách hiệu quả.
• Những đầm lầy nước ngọt là miếng bọt biển lọc tự nhiên. Trong suốt mùa
lũ chúng giữ nước, góp phần giảm bớt dòng lũ hạ nguồn. Nước được giữ lại
thoát ra chậm sau cơn lũ.
• Các đầm lầy thường là những vùng đất lớn,nơi mà nhiều dưỡng chất và hóa
chất là chu trình tự nhiên cung cấp nơi ở cho một lượng lớn các động vật
hoang dã và thực vật khác nhau.
• Các đầm lầy nước ngọt thường là vùng đất của tải lượng nước ngầm cho
tầng thủy cấp. Một vài cái trong số chúng - chẳng hạn như đầm lầy (spring
– fed marsh) - các điểm đổ ra của nước ngầm.

45

You might also like