You are on page 1of 49

Địa chất môi 2008

trường

CHAPTER 5: RIVERS AND


FLOODING

Các chủ đề nghiên cứu:

Lũ lụt là 1 quá trình tự nhiên và đã trở thành 1 thảm họa khi con
người sống hay làm việc ở vùng đồng bằng ngập lũ. Những chủ đề chính
được đề cập trong chương này là :

. Nâng cao những hiểu biết chung về các quá trình của sông

. Hiểu được thế nào là lũ tự nhiên và quy mô của nó. Phân biệt lũ
thượng nguồn và hạ nguồn.

. Hiểu được ảnh hưởng của sự đô thị hóa đối với lũ ở những lưu vực
nhỏ.

. Nhận thức về việc ngăn ngừa lũ, kiểm soát lũ và đo lường lũ và


cách nào là thích hợp về mặt môi trường.

. Biết về những tác động nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường do
ảnh hưởng của channelization và làm thế nào để giảm tác động đó xuống
thấp nhất.

Trong chương này chúng ta sẽ xem xét ngập lụt như 1 khía cạnh tự
nhiên về hoạt động của sông và kiểm tra sự thành công cũng như thất bại
trong việc kiểm soát lũ bằng các phương pháp truyền thống. Chúng ta sẽ
tìm ra những phương pháp mới hơn, khi chấp nhận rằng con người sẽ tiếp
tục sinh sống trên đồng bằng ngập lũ, cố gắng hòa nhập với các hoạt
động tự nhiên của sông sẽ đúng hơn là chống lại chúng.

I.River processes:

1
Địa chất môi 2008
trường

1.1 Floodplain:

2
Địa chất môi 2008
trường

Đồng bằng ngập lũ là một vùng đất bằng phẳng kề bên sông, và bị
ngập định kỳ do nước lũ tràn và trên thực tế thì nó được tạo ra bởi quá
trình lũ lụt.

1.2 Stream and rivers:

Sông và dòng chảy là một phần quan trọng của vòng tuần hoàn
nước. Nước bốc hơi từ mặt đất mà phần lớn là ở đại dương lên trên bầu
khí quyển, rồi lại trở về đại dương. Một phần rơi xuống đất tạo thành mưa
hay tuyết rồi thấm vào đất; tùy thuộc vào địa hình địa phương, nước chảy
tràn sẽ chảy theo những hướng khác nhau. Nước chảy tràn sẽ theo con
đường của nó tới các dòng chảy nơi mà chúng có thể nhập vào với nhau
tạo thành những dòng chảy lớn hơn hay sông. Sông và dòng chảy chỉ
khác nhau về kích thước (dòng chảy nhỏ hơn sông), và các nhà địa chất
thường sử dụng “dòng chảy” cho bất kỳ phần nào của nước chảy trong
con kênh. Vùng thoát nước (diện tích ,km 2) của một nhánh sông hay hệ
thống sông được goi là lưu vực sông.

3
Địa chất môi 2008
trường

Hình: lưu vực sông

4
Địa chất môi 2008
trường

Mô hình châu thổ:

Độ dốc của một dòng chảy, là khoảng cách theo phương thẳng đứng
trên mỗi đơn vị khỏang cách theo chiều ngang, có thể được biểu diễn là
m/km, độ, hay thường thấy hơn trong thủy học như m/m (đơn vị có thể
lược bỏ).

Ví dụ: con dốc có góc nghiêng 0.50 thì có độ dốc khoảng 0.009m/m
hoặc 9m/km (9m trong 1000m).

Trong các trường hợp nói chung, độ dốc lớn nhất ở những nơi cao và
giảm đi nhiều khi dòng chảy tiến tới mặt nằm ngang của nó (mức thấp
nhất về mặt lí thuyết mà sông có thể gây ra xói mòn ), mà thông thường
là mực nước biển; một con sông luôn có mặt nằm ngang tạm thời như 1
cái hồ. Từ kết quả độ dốc dòng chảy của con sông mà ta tính được, có thể
vẽ mặt nghiêng của dòng chảy (đây là đồ thị của góc nghiêng của con
sông so với khoảng cách nước xuôi dòng). Mặt nghiêng này hầu hết có
dạng lòng chảo, như phần đầu của ván trượt. Dòng chảy thường có độ dốc
và cạnh thung lũng lớn khi càng lên cao ở gần đầu nguồn của nó, nơi

5
Địa chất môi 2008
trường

dòng chảy bắt đầu. Kết quả này gần như là hiển nhiên, vì ở nơi có độ dốc
hay địa hình núi dòng chảy ở độ cao lớn sẽ bào mòn thung lũng sâu hơn.
Hậu quả 1 phần là làm tăng sự xói mòn bởi vì độ dốc của con kênh sẽ làm
cho năng lượng của dòng chảy cao hơn, làm cho sông vận chuyển nhiều
trầm tích và bào mòn con kênh của nó sâu hơn so với con kênh có độ dốc
thấp. Sức mạnh của dòng chảy là kết quả của khối lượng nước chảy qua 1
điểm, độ dốc nước bề mặt (độ dốc của nước bề mặt có thể tương đượng
với độ dốc của kênh), và đơn vị khối lượng của nước (là hằng số)

Hình: ảnh hưởng của độ dốc.

6
Địa chất môi 2008
trường

1.3 Sediments in river:

Tổng khối lượng trầm tích ở sông được gọi là tổng tải lượng, bao
gồm tải đáy, tải lơ lửng, tải hòa tan. Tải đáy được chuyển dọc theo đáy
của lòng kênh bằng cách trôi lơ lửng, lăn, hay xoay vòng. Tải đáy ở hầu
hết các sông (thường là cát và sỏi) là một thành phần tương đối nhỏ (ít
hơn 10%) của tổng tải lượng. Tải lơ lửng (thường là bùn và đất sét) được
vận chuyển phía trên đáy dòng chảy và chuyển động hỗn loạn theo dòng
chảy. Nó thường là phần lớn nhất (khoảng 90%) của tổng tải lượng, và
làm cho những con sông trông đục ngầu. Tải hòa tan mang theo các chất
hóa học các chất hòa tan từ sự phong hóa của đá trong lưu vực sông. Tải
hòa tan đã làm cho dòng chảy có vị mặn (nếu nó chứa một lượng lớn
Natri và Clor), và có thể làm nước dòng chảy trở nên cứng (nếu tải hòa
tan có Canxi và Magiê với nồng độ cao). Những cấu tử quan trọng nhất
thường thấy của tải phân hủy là bicarbonate (HCO3-) và ion sulfate (SO42-)

7
Địa chất môi 2008
trường

và ion của Canxi (Ca2+), Natri (Na+), Magie (Mg2+). Một ion là một nguyên
tử hoặc một nhóm các nguyên tử (phân tử) với năng lượng âm hay dương
là kết quả từ sự thêm vào hay mất đi của các electron. Đặc trưng là hơn 5
loại nguyên tử và phân tử chiếm khoảng 90% tải hòa tan của một con
sông. Tải lơ lửng và tải đáy khi lắng xuống ở những nơi không mong
muốn sẽ tạo ra một lớp trầm tích ô nhiễm (thảo luận ở chương 3).

1.4 River Velocity, erosion, and sediment deposit:

Sông là hệ thống vận chuyển cơ bản tạo ra sự xói mòn và lắng tụ


trầm tích của sông, và sông là tác nhân xói mòn chính chạm trổ nên cảnh
quan của chúng ta. Vận tốc của sông thay đổi theo mỗi nơi và tác động
đến sự xói mòn và lắng đọng trầm tích.

Vận tốc nước trung bình của một điểm bất kì dọc theo bờ sông
được định nghĩa là tỉ lệ với lưu lượng qua mặt cắt dòng chảy của kênh
(thể tích nước chảy qua điểm đó trong môt đơn vị thời gian). Tức là, để
tính được vận tốc trung bình của dòng chảy bạn phải chia tổng lưu lượng
cho diện tích mặt cắt dòng chảy. Phương trình

V=Q/A hay Q=V.A hay Q=V.W.D

Q: lưu lượng (m3/s thường viết gọn là cms)

8
Địa chất môi 2008
trường

V: vận tốc dòng chảy (m/s)

A: diện tích mặt cắt dòng chảy (m2)

W: chiều rộng dòng chảy (m)

D: chiều sâu dòng chảy (m).

Phương trình Q=W.D.V được gọi là phương trình liên tục. Chúng
ta giả sử rằng nếu không có sự thêm vào hay mất lưu lượng dọc theo
chiều dài của con sông hay lưu lượng là hằng số. Với điều kiện lưu lượng
là hằng số, nếu diện tích mặt cắt giảm xuống thì vận tốc phải tăng. Điều
này giải thích tại sao một con sông khi qua chỗ khu vực dốc và hẹp hay
khu vực của kênh thì có vận tốc dòng chảy cao hơn nơi rộng với diện tích
mặt cắt lớn. Một nhân tố cho phép vận tốc tăng trong khúc sông hẹp với
diện tích măt cắt nhỏ là độ dốc. Điều đó cũng chỉ ra rằng vận tốc trung
bình của nước ở sông tỉ lệ với độ sâu và độ dốc của nó. Ngày nay chúng ta
có thể thấy rằng tại sao dốc có liên quan đến sức nước (trước đây được
định nghĩa là tỷ lệ với lưu lượng và độ dốc). Nếu lưu lượng là hằng số thì
sức nước sẽ tỉ lệ với độ dốc ngay lúc đó. Lòng sông hẹp và dốc đứng sẽ có
sức nước mạnh hơn lòng sông rộng và dốc thấp.

Nói chung, dòng chảy nhanh hơn có khả năng xói mòn bờ sông
nhiều hơn là dòng chảy chậm. Hơn nữa, dòng chảy nhanh, sức nước có
khuynh hướng mạnh hơn, trầm tích có thể được mang đi nhiều hơn và
nặng hơn. Khi những hạt nhỏ được vận chuyển thì sức nước khá thấp, các
hạt lớn nhất và nặng nhất (sỏi mịn và cuội nhỏ) được tích tụ lại trong môi
trường sông ở những vị trí mà sức nước khá lớn. Cát và phù sa có khuynh
hướng lắng xuống khi dòng chảy chậm ở những độ dốc thấp , những đoạn
nước di chuyển chậm do sức nước yếu. Nơi các dòng chảy đi từ trên núi
xuống đồng bằng có thể tạo ra những trầm tích hình quạt được gọi là đất
bồi hình quạt. Những nơi sông chảy ra biển có thể bồi tụ trầm tích để trở
thành một vùng châu thổ, một vùng đất hình tam giác rộng lớn kéo dài
đến tận biển. Sự tích tụ trẩm tích chỉ xuất hiện ở những khu vực đặc biệt
của dòng sông (river channel) hoặc vùng đất bồi hình quạt và vùng châu
thổ phức tạp và rất phức tạp, liên quan đến sự thay đổi môi trường sông
nhưng chúng nằm ngoài phạm vi thảo luận của chúng ta.

Hạt lớn nhất (đường kính hạt là cm hay mm) một dòng sông có thể
vận chuyển được gọi là khả năng của dòng sông; trong khi tổng tải mà
sông mang đi trong một đơn vị thời gian (đơn vị là kg/s) là công suất của
nó.

9
Địa chất môi 2008
trường

1.5 Effect of land-use changes:

Những dòng chảy và sông là những hệ thống mở, và duy trì một
trạng thái cân bằng động lực hay trạng thái ổn định, giữa những thứ
mang đi -trầm tích vận chuyển bởi dòng chảy- và những thứ phải lưu lại
-trầm tích được phân phối tới dòng chảy từ các nhánh phụ và đồi dốc.
Những dòng chảy thường có dốc và hình dạng mặt cắt để cung cấp vận
tốc cần thiết cho dòng chảy di chuyển được lượng trầm tích lưu lại. Sự
tăng giảm lượng nước hay trầm tích mà dòng chảy nhận được sẽ làm thay
đổi độ dốc của kênh hay hình dạng mặt cắt, từ đó làm thay đổi vận tốc
nước. Sự thay đổi của vận tốc nước có thể làm tăng hay giảm lượng trầm
tích được mang đến trong hệ thống. Như vậy, việc thay đổi các hoạt động
sử dụng đất làm ảnh hưởng thể tích trầm tích hoặc nước trong dòng chảy,
có thể gây ra một trong các sự kiện nghiêm trọng.

Ví dụ: xem xét việc dùng rừng để canh tác nông nghiêp. Sự thay
đổi này sẽ làm tăng xói mòn đất và làm tăng tải lượng được cung cấp cho
dòng chảy. Đầu tiên, dòng chảy sẽ không thể vận chuyển toàn bộ tải
lượng và sẽ làm lắng đọng nhiều trầm tích hơn, tăng độ dốc của con
kênh, và từ từ làm tăng vận tốc nước và cho vận chuyển trầm tích đến
nhiều hơn. Độ dốc sẽ tiếp tục tăng do sự bồi tụ kênh cho đến khi vận tốc
tăng đủ để mang đi tải lượng mới. Từ đó trạng thái cân bằng động lực mới
được thiếp lập, tạo ra sự ổn định về tốc độ tăng lên của trầm tích, độ dốc
và hình dạng kênh. Trạng thái cân bằng sẽ ổn định trước khi có những
thay đổi mới trong việc sử dụng đất.

Giả sử, bây giờ quá trình đảo ngược xuất hiện, nghĩa là đất trồng
trọt được chuyển thành rừng. Lượng trầm tích giữ lại trong dòng chảy của
vùng đó sẽ giảm (đất rừng có tỉ lệ xói mòn thấp hơn đất nông nghiệp), ít
trầm tích lắng xuống kênh dòng chảy, và sự xói mòn của con kênh sẽ
làm độ dốc giảm xuống, từ từ làm giảm vận tốc nước. Ưu thế của sự xói
mòn so với sự tích tụ sẽ tiếp tục cho đến khi 1 trạng thái cân bằng giữa
lượng trầm tích đi và lượng giữ được lặp lại.

Các thay đổi vừa mô tả trên đã xảy ra ở một vùng của Piedmont,
Đông Nam nước Mĩ. Trong lịch sử giai đoạn đầu của đất nước thì vùng đất
này là rừng nhưng đã được dọn sạch để trồng trọt, làm cho sức xói món
và lắng tụ của dòng suối tăng nhanh. Bây giờ, vùng đất này đang trở lại
rừng, kết hợp với với 1 số phương pháp bảo tồn đất, giảm bớt lượng trầm
tích được giữ lại khi vận chuyển tới dòng chảy. Theo cách đó, dòng chảy
từng một thời lầy lội tắt nghẽn với do các trầm tích, bây giờ đang được

10
Địa chất môi 2008
trường

làm sạch và rửa trôi. Mặc dù như vậy, nhưng còn phụ thuộc vào các
phương pháp bảo tồn và việc sử dụng đất trong tương lai.

Bây giờ, cần xem xét đến tác động của việc xây đập trên một dòng
chảy. Sự thay đổi đáng kể sẽ diễn ra khi đặt hồ chứa ở đầu nguồn hay
cuối nguồn. Đầu nguồn, ảnh hưởng chính của hồ chứa là làm giảm tốc độ
dòng chảy xuôi dòng, gây ra sự tích tụ trầm tích. Cuối nguồn, nước tới
bên dưới đập sẽ có ít trầm tích, đa số trầm tích sẽ được thu gom lại trong
hồ chứa. Vì thế, dòng chảy phải có đủ công suất vận chuyển trầm tích
thêm vào, và nếu điều này xảy ra sự xói mòn sẽ chiếm ưu thế hơn là lắng
tụ ở hạ nguồn của đập. Sau đó, độ dốc sẽ giảm cho đến khi đạt được
trạng thái cân bằng (hình 5.6). Chúng ta sẽ trở lại với chủ đề đập ở
chương 10.

1.6 Channel patterns và floodplain formation:

Hình dạng của con kênh trong tầm nhìn dự kiến (từ máy bay) được
gọi là mô hình kênh. Có hai kiểu kênh chính là đan xen và uốn khúc, cả
hai đều có thể thấy được trên cùng một con sông.

Mô hình kênh đan xen được được trưng bởi nhiều đoạn kênh nhỏ, đá
chắn và đảo; chúng được tách ra và rồi nhập lại tạo thành sông. Quá trình
hình thành mô hình con kênh đan xen cũng như sự tạo thành các con
kênh khác, là kết quả từ sự tương tác giữa dòng chảy và chuyển động của
trầm tích với những biến động địa chất và khí tượng. Nếu con sông có độ
dốc lớn và có một lượng trầm tích thô dồi dào thì rất có thể mô hình của
nó là đan xen. Những con kênh đan xen có khuynh hướng rộng và cạn
hơn so với những con sông uốn khúc. Độ dốc lớn và nhiều trầm tích thô
có lợi cho việc vận chuyển các vật liệu giữ lại ở đáy, mà quan trọng cho
sự phát triển của những cồn cát tạo thành những “đảo”; từ đó phân dòng
chảy ra và chia thành những phần nhỏ hơn. Những kênh đan xen có
khuynh hướng liên quan tới những dòng sông băng có độ dốc lớn với
nhiều sỏi, hoặc những con sông có độ dốc lớn đi qua những khu vực đang
được nâng lên nhanh do các quá trình kiến tạo. Sự nâng lên nhanh tạo ra
độ dốc lớn cho sông và năng lượng xói mòn, tạo ra trầm tích sỏi thô.

11
Địa chất môi 2008
trường

Hình: mô hình kênh uốn khúc

12
Địa chất môi 2008
trường

Mô hình kênh uốn khúc có rất nhều chỗ uốn khúc, di chuyển qua lại
ngang qua đồng bằng ngập lũ. Bên ngoài một chỗ uốn, khi dòng kênh có
triều lên và di chuyển nhanh hơn sẽ làm tăng sự xói mòn bờ sông. Phía
trong những khúc uốn, nước chảy chậm hơn và trầm tích đựơc lắng
xuống, tạo nên những cồn cát hình lưỡi liềm. Do các quá trình xói mòn và
tích tụ trầm tích tiếp tục diễn ra, những chỗ uốn khúc sẽ di chuyển dọc
con kênh. Quá trình này dễ thấy trong việc xây dựng và duy trì 1 số đồng
bằng ngập lũ. Sự tích tụ trầm tích ở ngoài bờ sông trong những cơn lũ sẽ
làm vùng đất bồi nâng lên, điều này rất quan trọng trong sự phát triển
của vùng đồng bằng ngập lũ. Nhiều trầm tích vận chuyển trên sông sẽ
được giữ lại định kỳ do sự tích tụ trong kênh và vùng đồng bằng sát bên
nó. Tập hợp những khu vực này gọi là môi trường khu vực ven sông, hay
vùng đất tự nhiên của con sông. Sự di chuyển chỗ uốn khúc của những
con sông kết hợp với sự tràn bờ tạo ra vùng đồng bằng mà định kỳ bị
ngập trong nước và trầm tích.

Những con kênh uốn khúc thường có 1 số khu vực nguy hiểm, nước
sâu và di chuyển chậm (hố) hay bãi bồi. Những con kênh thẳng (khá hiếm
mô hình kênh) có lẽ cũng có những khu vực đó. Vực nước là những khu
vực sâu được tạo ra bởi sự xói mòn ở lòng sông khi triều lên (chảy nhanh)
và đặc trưng khi triều xuống (chảy chậm); những chổ tương đối sâu, dòng
nước di chuyển chậm. Hố nước là nơi người ta thường bơi vào mùa hè. Bãi
bồi là những khu vực được tạo ra bởi các quá trình bồi tụ lúc triều lên và
được đặc trưng khi triều xuống ở những chổ khá nông, nước chảy nhanh.
Bởi vậy chúng ta có thể kết luận rằng hố xói mòn ở lòng sông lúc triều lên
và lấy đầy trầm tích lúc triều xuống. Trong khi bãi bồi thì ngược lại. Cũng
cần lưu ý rằng, lúc triều xuống thì vận tốc ở vực nước thấp hơn ở bãi cạn,
lúc triều lên vận tốc của nước qua vực nước lại cao hơn so với bãi cạn. Sự
thay đổi vận tốc này có thể xảy ra một phần bởi vì hình dạng cơ bản của
hố nước và cồn cát kế bên giống như một hình tam giác, trong khi của bãi
bồi lại giống hình chữ nhật hơn. Khi triều xuống, diện tích mặt cắt dòng
chảy của vực nước có thể vượt qua diện tích của bãi bồi kề bên, và vì vậy
phương trình liên tục Q=AV, có nghĩa là vận tốc của hố nước thấp hơn bãi
cạn (ở phạm vi theo dõi). Lúc triều lên, mặt cắt dòng chảy của hố nước
bây giờ nhỏ hơn của bãi bồi; vì thế phương trình liên tục có nghĩa vận tốc
dòng chảy trong hố nước bây giờ vượt qua vận tốc ở bãi bồi. Đây là điều
kiện để dòng chảy vượt qua ngưỡng (hình 5.10). Đây là mô hình vận tốc
và mối quan hệ giữa bào mòn lòng sông với lắp đầy, và điều đó duy trì
những vực nước và bãi cạn. Một dãy hố nước và bãi bồi được lặp lại
khoảng chừng 5 hoặc 7 lần chiều rộng kênh.

13
Địa chất môi 2008
trường

Để phát triển tốt hố nước và bãi bồi phải có 1 lượng sỏi đáng kể ở
lòng sông và dốc tương đối thấp (nhỏ hơn 0.015; góc nghiêng thường
không có đơn vị). Những dòng chảy mà đáy có vật liệu mịn hoặc độ dốc
lớn, thường không có hay ít hố nước và bãi bồi. Lý do của việc đó đến nay
chúng ta vẫn chưa hiểu rõ. Chúng ta biết rằng hố nước và bãi bồi có ý
nghĩa rất quan trọng về mặt môi trường. Đây là kết quả phần nào bởi vì
sự xen kẽ giữa nơi sâu, nước di chuyển chậm với nơi cạn, nước di chuyển
nhanh ở vực nước và bãi cạn, tạo ra những môi trường vật lý khác nhau
và làm tăng đa dang sinh học.

II. Flooding:
2.1 Magnitude and frequency of flood:

Lũ lụt có liên hệ mật thiết với số lượng và cường độ mưa cùng với
lượng nước chảy tràn. Những trận lũ thảm khốc được tường thuật trên TV
và báo chí thường được tạo thành bởi những cơn bão lớn có cường độ
mãnh liệt và không có tính thường xuyên. Những cơn lũ nhỏ hay những
dòng chảy có lẽ được tạo thành từ những cơn bão có cường độ nhỏ thì
xảy ra thường xuyên hơn. Tất cả những biến cố dòng chảy, được đo lường
hay ước lượng từ trạm thủy văn, có thể được sắp xếp theo độ lớn của lưu
lượng dòng chảy, đơn vị tính thông thường là m3/s. Các thông số đã đo
đạc có thể được biểu diễn trên đồ thị đường dưới dạng tần suất lưu lượng
chảy bằng cách bắt nguồn từ khoảng thời gian tái diễn R với mỗi thông
số của dòng chảy từ công thức:

Hình:Biểu đồ lưu lượng


với thời gian tái diễn

14
Địa chất môi 2008
trường

R=N+1÷M

R : khoảng thời gian tái diễn tính bằng năm

N : số năm theo dữ liệu

M : xếp hạng của dòng chảy trong danh sách

Lưu lượng cao nhất trong 9 năm từ dữ liệu thu được của 1 dòng
sông được thể hiện trong hình 5.13 (khoảng 280 m 3/s) có thứ tự M bằng
1. Như vậy khoảng thời gian tái diễn của cơn lũ này là:

R = N + 1 ÷ M = 9 + 1 ÷ 1 = 10

Điều đó có nghĩa là cơn lũ đó lưu lượng tương đương hoặc hơn 280
3
m /s có thể sẽ diễn ra cứ 10 năm 1 lần; chúng ta gọi đó là lũ 10 năm.
Xác suất của cơn lũ này xảy ra trong bất cứ năm nào là 1 ÷ 10 hay 0,1
(10%), xác suất của cơn lũ 100 năm xảy ra trong bất cứ năm nào là 1 ÷
100 = 0,01 hay 1%. Những nghiên cứu trên nhiều con sông nhỏ sông và
lớn cho thấy những con kênh được tạo thành và duy trì bởi lưu lượng tối
đa (với vận tốc cao nhất) tần số 1,5 –2 năm (khoảng 30 m3/s ở bảng
5.13). Vì vậy chúng ta có thể hy vọng rằng một dòng chảy có thể làm nổi
lên 2 bên bờ của nó và che đi phần đất bồi với nước và trầm tích mỗi năm
1 lần hay hơn.

Quá trình tự nhiên của việc nước tràn qua bờ sông được gọi là nạn
lụt. Đa số cơn lũ của sông là hàm số của toàn bộ khối lượng và lượng mưa
phân bố trong lưu vực, tốc độ của lượng mưa thấm vào đá hay đất và địa
hình. Tuy nhiên, một số cơn lũ là kết quả từ sự tan chảy quá nhanh của
băng và tuyết vào mùa xuân, hay do một đập nước bị vỡ (trường hợp
hiếm). Cuối cùng, việc sử dụng đất có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự ngập
lụt trong lưu vực.

Lưu lượng kênh (m3/s hoặc cm3/s) tại một điểm mà nước chảy tràn
qua kênh gọi là lưu lượng lũ và được dùng để chỉ sự cường độ của lũ.
Cường độ của một trận lụt có lẽ có hoặc không có tương quan với mức độ
thiệt hại vật chất. Thuật ngữ “giai đoạn lũ” thường có nghĩa là sự dâng lên
của nước đến độ cao có thể gây ra thiệt hại. Định nghĩa này dựa vào
nhận thức của con người về sự kiện, vì thế độ cao của nước được xem là
giai đoạn lũ còn tùy thuộc vào hoạt động của con người ở vùng đồng bằng
ngập lũ.

15
Địa chất môi 2008
trường

Càng thu được nhiều dữ kiện về dòng chảy thì việc dự báo lũ càng
chính xác. Tuy nhiên, các công trình xây dựng được thiết kế cho lũ 10
năm, 25 năm, 50 năm, hay 100 năm, hoặc thực tế bất cứ dòng chảy nào
dưới khả năng cao nhất có thể xảy ra, là một việc tính toán đầy rủi ro bởi
vì việc dự đoán lũ đều dựa trên xác suất. Trong một thời gian dài, một
con lũ 25 năm xảy ra trung bình cứ 25 năm 1 lần, nhưng 2 con lũ 25 năm
có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào được cho như đối với 2 con lũ 100
năm. Vì thế, nếu chúng ta tiếp tục xây đập, đường, cầu, nhà và những
công trình khác trên vùng có thể xảy ra lũ, thì ta có thể tiếp tục chờ
những thiệt hại về tính mạng và tài sản.

2.2 Downstream and upstream floods:

Rất có ích khi phân biệt giữa lũ thượng nguồn và hạ nguồn. Lũ


thượng nguồn xuất hiện ở những phần phía trên lưu vực và thông thường
được hình thành bởi 1 cơn mưa lớn trong một thời gian ngắn trên một
diện tích tương đối nhỏ. Những cơn lũ này có thể không dẫn tới những vụ
lũ lụt nghiêm trọng ở những dòng sông lớn khi đổ ra hạ nguồn, mặc dù
chúng có thể khá nguy hiểm trong phạm vi địa phương.

Ví dụ: một cơn lũ đầu nguồn xảy ra ở Front Range, bang Colorado
vào mùa hè năm 1976, khi 1 trận lũ lớn dữ dội được hình thành bởi một
trận mưa giông phức tạp mang đến lượng mưa khoảng 25cm, quét qua
một vài hẻm núi phía tây Loveland. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, cơn
lũ ấy đã cướp đi sinh mạng của 139 người và gây thiệt hại trên 35 triệu
đô-la về đường cao tốc, phố sá, cầu cống, nhà cửa và các khu vực kinh
doanh nhỏ. Hầu hết thiệt hại về vật chất và nhân mạng xảy ra ở hẻm núi
Big Thompson, nơi có hàng trăm cư dân sinh sống, những người cắm trại
và du khách. Họ đã không biết một cảnh báo nào.

Những trận lũ năm 1993 trên sông Mississipi là một cơn lũ hạ nguồn
lớn. Đó thường xuyên là tin đầu trên TV và báo chí. Lũ hạ nguồn bao phủ
một khu vực rộng lớn và thường được hình thành bởi các cơn bão xảy ra
trong thời gian dài làm đất bị úng và làm tăng lượng nước chảy tràn trên
bề mặt. Lũ trên các lưu vực phụ có lẽ hạn hẹp hơn, nhưng sự đóng góp
của số lượng nước chảy tràn từ hàng ngàn nhánh sông nhỏ ấy có thể là
nguyên nhân cho một trận lũ rất lớn nơi hạ nguồn. Mỗi cơn lũ loại này
được đặc trưng bởi sự chuyển động nước xuôi dòng, đó là sự tăng cao đột
ngột và sụt giảm nhanh chóng.

Hình 5.15a :sự di chuyển lũ ở 257 km hạ nguồn của cơn lũ đỉnh


điểm trên hệ thống sông Chattooga – Savannuah. Nó minh họa sự tăng
dần từng nấc theo sự dâng lên, rút xuống của dòng nước cũng như từng

16
Địa chất môi 2008
trường

đợt lũ thu được ở hạ nguồn,và chỉ ra sự tăng lên khủng khiếp 1 cách đột
ngột trong dòng chảy từ thấp lên trên 1700 m3/s chỉ trong vòng 5 ngày.

Một vài cơn lũ thượng nguồn lớn mà nguyên nhân trực tiếp gây ra là
do sự kém chất lượng ở các công trình. Ví dụ, đa số trận lũ phá hoại trong
lịch sử của West Virginia xảy ra là do sự kém chất lượng của đập ở nhánh
giữa của Buffalo Creek

Case history: BUFFALO CREEK FLOOD

Vào buổi sáng ngày 26 tháng 2 năm 1972, một bức tường nước cao
khoảng 3 –6 m đã quét qua thung lũng Buffalo Creek ở tây Virginia với
tốc độ trung bình khoảng 2,1 m/s hay 8 km/h. Cơn lũ thượng nguồn này
đã mang theo đống đổ nát của con đê xây từ than bỏ đi ở Buffalo Creek.
Mặc dù chỉ kéo dài 3 giờ đồng hồ nhưng cơn lũ này đã cướp đi ít nhất 118
mạng người, phá hủy 500 căn nhà, làm cho hơn 4000 người dân rơi vào
cảnh không nhà và gây thiệt hại về vật chất hơn 50 triệu USD.

3 ngày trước khi thiên tai xảy ra, gần 10 cm mưa rơi ở khu vực này,
tạo ra 1 trận lũ 10 năm tương tự đối với Buffalo Creek. Thể tích nước tràn
ra do vỡ đê là khoảng 500.000 m 3 gây ra một cơn lũ lịch sử lớn hơn gấp
40 lần so với trận lũ tự nhiên xuất hiện mỗi 50 năm. Cơ quan điều tra địa
chất Mỹ đã kết luận rằng sự kém chất chất lượng của con đập là yếu tố
chính gây lưu lượng lũ cực đỉnh và lượng chảy tràn trực tiếp nước từ các
nguồn khác là không có ý nghĩa.

1 vài nguyên nhân về sự kém chất lượng của đập:

_ Đập vừa không được thiết kế tốt vừa không được xây dựng tốt để
chịu được khối lượng và độ sâu của khối nước mà nó ngăn lại. Thật vậy,
mỗi một cọc chống được cắm xuống là càng thêm vật liệu bị chặn lại.

_ Không có đập tràn hay bộ phận kiểm soát lượng nước khác đủ để
đáp ứng cho việc thoát nước .

_ Bùn thải từ quá trình hoạt động khai thác than là loại vật liệu xây
dựng không phù hợp với việc xây đập, và quá trình thấm nước qua các
vật liệu là nguyênnhân khiến nước bị rò rỉ ra ngoài, làm cho sự vững chắc
của đập nước giảm xuống nhanh chóng.

17
Địa chất môi 2008
trường

_ Sự vững chắc của đập giảm mạnh bởi nguyên do bề dày quá lớn
của nó và những con đập ấy đã trở nên thấm đẫm nước và như là 1 vật
trôi nổi.

_ Bản thân những con đập được xây dựng từ than phế thải bao gồm
cả than vụn và đá phiến sét, đất sét và cả rác thải trong quá trình khai
thác mỏ. Tất cả chúng đều bị rời ra rất nhanh và rất dễ đổ vỡ. Vì sự an
toàn, những con đập kinh tế không thể chỉ xây bằng 1 vật liệu duy nhất.

III. DEVELOPMENT & FLOODING

Các hoạt động sử dụng đất của con người ở môi trường đô thị đã
làm tăng cường độ và tần số lũ lụt ở lưu vực nhỏ trong khoảng vài km 2.
Tốc độ gia tăng là hàm số của phần trăm đất được che phủ bởi bóng râm
hay, vỉa hè, những nơi được tráng xi măng (liên quan đến những vỏ bọc
không thấm nước ) và phần trăm khu vực được trang bị cống thoát nước.
Những ống cống đóng vai trò khá quan trọng vì chúng cho phép dẫn nước
từ đô thị chảy từ những bề mặt không thấm nước tới các kênh mương một
cách nhanh chóng. Vì thế, vỏ bọc không thấm nước và hệ thống cống là
một số đo trong việc đánh giá mức độ đô thị hóa. Ảnh hưởng của việc đô
thị hóa còn lớn hơn 1 con lũ có tần số là 50 năm.

Lũ lụt là một hàm số giữa lượng mưa rơi –sự chảy tràn và sự đô thị
hóa, và sự đô thị hóa gây những thay đổi rất lớn trong mối quan hệ này
Một nghiên cứu, khi có những cơn bão lớn thì dòng chảy ở đô thị lớn hơn
gần 5 lần so với dòng chảy trước khi đô thị hóa.

18
Địa chất môi 2008
trường

Ước tính lưu lượng thoát ra của những khoảng thời gian tái diễn
khác nhau với các mức độ đô thị hóa khác nhau được biểu diễn ở hình
5.18. Ước lượng đã chỉ ra sự tăng lên khủng khiếp đột ngột của lượng
nước chảy tràn cùng với sự gia tăng về khu vực không thấm nước và ống
cống như đã nêu.

Sự đô thị hóa làm tăng lượng nước chảy tràn do lượng nuớc thấm
vào đất rất ít. Khoảng thời gian giữa những cơn mưa và lúc lũ đạt đỉnh
cao duờng như đã giảm đáng kể, đối với hai điều kiện trái ngược nhau là
đô thị và nông thôn (Khoảng thời gian ngắn giữa hai sự kiện được đặc
trưng bởi sự vọt lên và hạ xuống của nước lũ). Do chỉ có 1 lượng nước nhỏ
thấm vào đất, nên khi triều xuống hoặc lượng nước vào mùa khô hạn, thì
dòng chảy đô thị được duy trì bởi lượng nước mặt chảy vào kênh. Qua đó,
làm tập trung một số chất ô nhiễm có trong nước và làm giảm các giá trị
thẩm mỹ của dòng chảy nói chung.

19
Địa chất môi 2008
trường

Hình:

Mối quan hệ giữa việc sử dụng đất và lũ lụt ở những lưu vực nhỏ
khá là phức tạp. Một nghiên cứu kết luận rằng không phải tất cả mọi hình

20
Địa chất môi 2008
trường

thức đô thị hóa đều làm tăng lượng nước chảy tràn và lũ lụt. Khi những
hàng cây trồng như ngô và đậu nành được thay thế bởi sự phát triển rải
rác cư dân, số dự báo nước chảy tràn và đỉnh cao lũ ở cường độ thấp và
khoảng thời gian tái diễn từ 2 tới 4 năm tăng lên. Tuy nhiên, với con lũ
mà khoảng thời gian tái diễn trên 4 năm, lượng nước chảy tràn và đỉnh
cao lũ ở các vùng đất nông nghiệp có thể vượt qua vùng dân cư phát
triển. Khi những hàng cây trồng được thay thế bởi những khu vực trải
nhựa hay cỏ, lượng nước chảy tràn ở những khu vực được trải nhựa thì lớn
hơn, nhưng ở khu vực cỏ thì có lượng nước chảy tràn ít hơn so với đất
nông nghiệp. Vì thế, các tác động do thay đổi các hoạt động sử dụng đất
đối với lượng nước chảy tràn và lũ lụt phụ thuộc vào thiên nhiên, quy mô
của việc đô thị hóa và đặc biệt là tỷ lệ giữa khu vực trải nhựa với khu vực
trồng cỏ.

Đô thị hóa không chỉ là phát triển mà còn làm tăng nguy cơ lũ. Một
vài trận lũ quét đã xuất hiện bởi vì những cây cầu được xây dựng ngang
qua những dòng chảy nhỏ, mà nguyên nhân là do các mảnh rác tích tụ lại
thành đống ngăn cản dòng nước.(Xem case history: flash floods in estern
Ohio).

Case history:Tin ngắn lũ lụt tại Eastern

Vào thứ sáu ngày 15/6/1990, tuyết rơi dày trên 14 cm trong
khoảng 3 tiếng rưỡi ở vài vùng thuộc Eastern Ohio. Hai nhánh sông chảy
vào sông Ohio là Wegee và Pipe Creeks, gây ra lũ gần 1 thị trấn nhỏ của
Shadyside làm 21 người chết và khoảng 13 người mất tích được cho là đã
chết. Cơn lũ được mô tả lại giống như bức tường nước cao chừng 5m ồ ạt
chảy qua thung lũng. Tổng kết, gần 70 ngôi nhà bị phá huỷ và hơn 40
ngôi nhà bị hư hại. Xe móc và nhà cửa bị cuốn trôi xuống nhánh sông ,
nhấp nhô như những nút chai trên dòng nước lũ.

Cơn lũ đột ngột dường như có liên quan đến việc ngăn cản dòng
nước do các mảnh vở tích tụ tạo thành thứ như là con đập ngăn nước ở
thượng nguồn, nơi cây cầu bắc ngang qua con sông. Nước chảy từ trận
mưa làm trôi sạch rác trong những con kênh từ những cạnh đường dốc ,
và rác ( than cây và những vật dụng ) chúng bị mắc vào chân cầu. Khi
những cây cầu không thể chứa nổi lượng rác quá nặng, con đập sẽ bị vỡ,
và tạo ra cơn lũ như trút nước. Cảnh tưởng này được lặp lại trong nhiều
trận lũ trên thế giới. Tất cả diễn ra quá thường xuyên, các cột chống đỡ
của cây cầu không có đủ khoảng cách mỗi phần để cho 1 lượng lớn rác

21
Địa chất môi 2008
trường

thải trôi qua. Điều đó làm 1 đống rác phải chống chịu lại sức cuốn của
dòng theo cạnh cây cầu, kìm hãm dòng chảy và cuối cùng là gây ra lụt

IV. THE NATURE AND EXTENT OF FLOOD HAZARDS:


Lũ lụt là một trong những tai biến tự nhiên thường xảy ra nhất. Ở
nước Mỹ, số nạn nhân mất tích do lũ sông khoảng 100 người mỗi năm, với
thiệt hại về của cải khoảng 4 tỷ USD hàng năm. Thiệt hại về nhân mạng
thấp khi được so sánh với thiệt hại trong các xã hội tiền công nghiệp, đây
là nơi thiếu hệ thống kiểm tra và cảnh báo và hiệu quả việc cứu trợ thiên
tai. Mặc dù những xã hội tiền công nghiệp với dân số đông đúc ở vùng
đất bồi sẽ có nhiều người chết hơn khi có lũ, nhưng thiệt hại của cải ít hơn
so với xã hội công nghiệp.

Các nhân tố kiểm soát mức độ thiệt gây ra bởi lũ bao gồm:

- Việc sử dụng đất trên vùng đất bồi.

- Cường độ (độ sâu, vận tốc của nước và tần số của lũ).

- Tốc độ tăng lên và khoảng thời gia lũ.

- Mùa (ví dụ : trồng cây trên đất bồi)

- Lương phù sa ,trầm tích tích tụ lại.

- Hiệu quả của việc dự đóan, cảnh báo và hệ thống cấp cứu.

Việc xảy ra lũ, nguyên nhân khách quan chính là lũ, nguyên nhân
chủ quan là do sự chia rẽ hay trục trặc của hệ thống chính quyền. Những
thiệt hại chính bao gồm số người bị thương và thiệt mạng, và thiệt hại
gây ra bởi lũ cuốn, các mảnh vỡ, vật liệu trầm tích của nông trại, nhà cửa,
các tòa nhà, đường ray xe lửa, cầu, đường và hệ thống thông tin. Sạt lở
đất và tích tụ trầm tích ở khu vực nông thôn và thành thị gây ra tổn thất
về đất và thực vật (cây trồng). Những tác động phụ bao gồm ô nhiễm
trong phạm vi nhỏ của con sông, thiếu thức ăn và dịch bệnh, và nơi ở do
mất nhà cửa. Thêm vào đó, hỏa hạn có thể xảy ra do 1 số nguyên nhân
xung quanh hoặc vỡ đường ống dẫn ga.

22
Địa chất môi 2008
trường

Case History:Las vegas , Nevada

Las vegas, Nevada bắt đầu bị lũ lụt từ đầu những năm 1990 khi
con người bắt đầu phát triển vùng đất này. Thành phố này được bao
quanh bởi nhiều núi, điều này làm cho nước chảy tạo thành những vùng
phù sa hình quạt với những con kênh được bồi đắp. Nơi lớn nhất ở đây là
vùng đất bồi Las Vegas, nơi nước chảy từ phía Tây Bắc qua Las Vegas đến
hồ Mead trên sông Colorado. Những vùng đất bồi khác hoà nhập với Las
Vegas Wash ở trong thành phố; một trong số đó là Flamingo Wash, nó có
một lịch sử tai tiếng về ngập lũ. Những cơn lũ quét ở vùng Las Vegas
thông thường xuất hiện vào tháng 7 và 8 do hoạt động của những cơn
giông tố lớn, và thiệt hại từ cơn lũ rất nặng nề tại những nơi phát triển
trọng yếu.

Thật không may sự phát triển quá nhanh lại xảy ra đồng thời với
các hoạt động của các cơn giông bão từ năm 1975 đến giữa những năm
1980. Một trận lũ đã đổ xuống Flamingo Wash vào tháng 6 năm 1975 gây
ra sự lo lắng đặc biệt. Tại lâu đài của Caesar ( một sòng bạc bậc nhất ),
hàng trăm chiếc xe đậu ở bãi xe được bao phủ một phần Flamingo Wash
bị hư hại, nhiều trong số chúng bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Thiệt hại
về xe cộ và một phần bờ sông bị bào mòn dọc theo bờ đất bồi được ghi
nhận thiệt hại đến 5 triệu $. Mùa lũ tiếp theo, vùng đất bồi Flaminigo
Wash bị rối loạn cống ngầm ở ở phía dưới lâu đài Cesar. Nơi mà đất bồi
chảy tràn trên bề mặt và xuống đường phố! Lũ lụt lại xuất hiện một lần
nữa vào năm 1983 và 1984 vào tháng 7 và 8. Điều đặc biệt là có 8 cơn
bảo lớn từ tháng 7 đến tháng 9/1984 kết quả thiệt hại đến 10 triệu $ tại
vùng Clark, Nevada.

Las Vegas nằm ở lưu vực tại chân của vùng đất phù sa hình quạt.
Trong nhiều trường hợp, đất phù sa rất xốp (dể thấm nước) và nước mặt
bị ngấm vào một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tại vùng Las Vegas tầng
đất lại giàu Ca-C gắn chặt với trầm tích đất phù sa gắn và làm chậm sự
thấm nước trên bề mặt. Vì vậy kết quả là vùng Las Vegas càng dể bị ảnh
hưởng từ lũ lụt hơn là những vùng khác. Tuy nhiên, chỉ khi nào sự phát
triển đô thị ngang qua vùng đất bồi còn hoạt động, vấn đề đó mới có thể
xảy ra

Vùng Clark, Nevada triển khai một kế hoạch xác định những điểm lũ
ở ở las Vegas. Kế hoạch này được sáng lập để bảo vệ vùng này từ đỉnh
điểm lũ 100 năm gây ra do mưa giông kéo dài 3 giờ và bao gồm:

- Cấu trúc xây dựng các con kênh, các đường ống, và các đường
dẫn nước lũ ra xa các vùng phát triển.

23
Địa chất môi 2008
trường

- Xây dựng dữ liệu những cơn lũ đã xảy ra tại vịnh này trong một
thời gian dài.

Bởi vì vùng Las Vegas đã có rất nhiều sự phát triển trên đất bồi,
điều này không giống như việc bất kỳ kế hoạch nào trước đó, và sẽ không
làm giảm vấn đề lũ lụt một cách hoàn toàn. Điều này sẽ đòi hỏi tạo ra 1
con đường hoàn chỉnh cho dòng lũ đi vòng hoặc đủ an toàn để xuyên qua
khu vực phát triển hiện nay. Nhưng, nhiều lúc các biện pháp phòng ngừa
cũng không làm cho vùng Las Vegas tránh được lũ lụt do những cơn bão
lớn đôi khi xuất hiện. Việc thực hiện đầy đủ kế hoạch quản lý kiểm soát lũ
lụt, cùng với kế hoạch sử dụng đất thậm chí hạn chế sự phát triển trên
vùng đất bồi tự nhiên, chắc chắn sẽ giúp làm giảm toàn thể vấn đề về lũ
lụt. Tuy nhiên điều này thật mạo hiểm khi bao nhiêu hệ thống kiểm soát
lũ mới có thể giúp đỡ, mang lại sự phát triển nhanh chóng cho Las Vegas.

V. The response to flood hazards:


Trong lịch sử, để đối phó với lũ con người đã cố gắng ngăn ngừa
bằng các biện pháp như: kiểm soát lượng nước bằng đập, thay đổi dòng
chảy bằng các con đê, thậm chí thiết kế toàn bộ dòng chảy để dẫn nước
tới các vùng đất có hiệu quả hơn. Mỗi 1 dự án mới lại gieo vào mọi người
một niềm tin không đúng rằng lũ lụt sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, chúng
ta vẫn đang tiến hành xây những con đê hoặc những con kênh có đủ tiêu
chuẩn để có thể kiểm soát sức mạnh của mưa lũ tràn về, nhưng đôi khi
nước lũ vượt quá sức chứa của con kênh thì cơn lũ tràn ra trên diện rộng.

Có 2 cách thông thường để đối phó với nguy cơ lũ.

+ Ngăn ngừa là phương pháp mà chúng ta đã mô tả.

+ Thích nghi: bao gồm kiểm soát đồng bằng ngập lũ, điều được cho
rằng là rất quan trọng khi chúng ta nhận ra sự hạn chế của việc các công
trình, và sự bảo hiểm lũ lụt.

5.1 Prevention: physical barriers

24
Địa chất môi 2008
trường

Hình: đập chắn nước

Phương pháp để ngăn ngừa lũ lụt bao gồm việc xây dựng những con
đê rào chắn vật lý như đê ( những con đê được đắp lên cao bởi đất rắn
chắc dọc theo bờ sông) và những bức tường chống lũ (thường được xây
dựng bằng bê tông trái ngược với những con đê được làm từ đất), những
hồ chứa để trữ nước sau đó xả nước ra ngoài với tốc độ an toàn. Sau cơn
bão nước được giữ lại ở những chỗ trũng, các con kênh được cải thiện làm
tăng diện tích và nước được chảy ra nhanh hơn, và sự đổi hướng của con
kênh để di chuyển dòng nước lũ ra xung quanh vùng cần được bảo vệ.
Chúng ta sẽ thảo luận về những ý kiến tán thành hay phản đối về việc cải
thiện con kênh và thay đổi hướng sau phần này.

Thật là không may lợi ích tiềm năng của rào chắn vật lý thường bị
mất đi bởi do sự phát triển vùng đất bồi ngày càng tăng.

Ví dụ, mùa đông năm 1986 mang cơn bão khủng khiếp và ngập lụt
tràn về hướng tây, cụ thể là California Nevada và Utain. Tổng cộng, thiệt
hại hơn 270 triệu đô la và ít nhất 17 người chết .Trong suốt cơn bão và
lũ , 1 con đê bị vỡ ở sông Yuba thuộc California làm hơn 20 000 người dân
phải sơ tán. Một bài học quan trọng mà chúng ta học được từ trận lũ này
là rất nhiều con đê xây dựng cách đây nhiều năm dọc theo các sông ở
California và các bang khác ở trong điều kiện kém từ đó dẫn tới hư hỏng.

Một số công trình xây dựng được thiết kế chống lũ lại làm tăng
ngập lụt trong 1 thời gian dài( xem case history: tucson, ariona). Điều mà
chúng tôi học được từ tất cả việc này là các công trình kiểm soát lũ phải đi

25
Địa chất môi 2008
trường

đôi với các quy đinh của vùng đất bồi , để giảm mức độ nguy hại tới mức
tối thiểu.

Một ví dụ cuối cùng về sử dụng rào chắn vật lý để kiểm soát con
sông, xem xét kỹ lợi ích to lớn khi của các kỹ sư trong quân đội Mỹ giữ
mực nước sông Missisippi thấp bằng cách dịch chuyển dòng sông theo
hướng New Orleans đến một con đường ngắn hơn dọc theo sông
Atchafalaya, khoảng 180km về phía tây. Sông Atchafalaya qua sông Red
tạo ra 1 con đường ngắn hơn vào vịnh Mexico, và nếu theo quá trình tự
nhiên thì chỉ có sự di chuyển duy nhất mỗi sông Missisippi, còn Baton
Rouge và New Orlean bị bỏ qua và gần như con kênh khô hạn. Chi phí
kinh tế và xã hội cho việc di chuyển quá lớn. Cho nên các kỹ sư đã tiêu
tốn vài trăm triệu đô la cho việc câu dựng công trình kiểm soát lũ giống
như đập, để kiểm soát sông Mississppi. Bởi vì khả năng của đường đi mới
quá ngắn và dốc, nó chỉ là vấn đề về thời gian khi dịch chuyển sang nơi
khác, nhưng họ không chú ý đến các công trình đã xây dựng. Ý kiến này
được chia sẽ bởi nhiều nhà địa chất, nhưng lại không phản ánh hết ý kiến
của các kỹ sư quân đội. Gần đây con sông dịch chuyển trong suốt mùa lũ
năm 1973 đã xảy ra 1 thiệt hại nghiêm trọng tới 1 trong những các công
trình trọng yếu. Những trận lũ lớn hơn cũng tương tự, bỏi vì 2 con sông
rất gần nhau, việc bắt sông Missisippi tới Gulf bằng 1 con đường ngắn hơn
dường như rất khó khăn, ngay cả khi nếu công trình không hư hỏng. Đó
là, đập tràn và đào kênh có thể xảy ra ở vài địa điểm khác khác, gây ra
sự dịch chuyển.

5.2 Adjustment: floodplain regulation:

Từ 1 quan điểm về môi trường, phương pháp tốt nhất giảm đến mức
thấp nhất thiệt hại của lũ ở vùng đô thị là thích nghi với vùng đất bồi. Mục
đích của việc thích nghi với vùng đất bồi là làm sao để thu được nhiều lợi
ích nhất từ việc sử dụng đất bồi cùng với việc giảm tới mức tối thiểu mức
nguy hại từ lũ và chi phí trong việc chống lũ. Đó là sự thoả hiệp giữa việc
sử dụng vùng đất bồi bừa bãi, và điều đó đã gây ra kết quả là thiệt hại về
nhân mạng và tài sản cá nhân, hoàn toàn từ bỏ vùng đất bồi, điều đó bỏ
đi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị.

Điều này không nói lên rằng các rào chắn vật lý, những hồ chứa
nước, và các hoạt động của con kênh là không có giá trị. Ở 1 số vùng
phát triển trên đồng bằng ngập lũ, chúng thực sự cần thiết để bảo vệ sinh
mạng và tài sản. Tuy nhiên cần thấy rõ, đồng bằng ngập lũ phụ thuộc
vào hệ thống sông và bất kỳ sự xâm phạm nào làm giảm diện tích mặt
cắt của đồng bằng ngập lũ đều làm tăng lũ lụt. Giải pháp lý tưởng là sẽ

26
Địa chất môi 2008
trường

ngưng lại việc phát triển trên đồng bằng ngập lũ để buộc phải có cách
thức ngăn cản bằng các rào chăn vật lý mới. Hay nói cách khác, ý tưởng
đó là “thiết kế gắn liền thiên nhiên“. Thực tế, trong hầu hết các trường
hợp, phương pháp hiệu quả và thực tiễn nhất là 1 sự kết hợp giữa rào
chắn vậy lý với các đặc điểm vùng đồng bằng ngập lũ mà sẽ làm thay đổi
ít nhất các thông số vật lý của hệ thống sông.

Ví dụ: trong việc phân vùng đồng bằng ngập lũ hợp lý cùng với các
dự án làm chệch hướng dòng chảy hoặc hồ chứa ở thượng lưu, có thể
phải thay đổi hướng dòng chảy hay hồ chứa nước ở thượng lưu. Nhưng
kết quả có thể thấp hơn yêu cầu nếu không có tiêu chuẩn nào về đồng
bằng ngập lũ được sử dụng.

Case history:Tuson, Arizona:

Những cơn lũ tháng 9.1983 ở Arizona đã làm ít nhất 13 người chết


và gây ra thiệt hại hơn 416 triệu đôla về nhà cửa (hơn 1300 ngôi nhà bị
phá hủy hoặc hư hỏng), đường cao tốc, đường xá và cầu. Trong suốt cơn
lũ, sự xói mòn một lượng lớn dọc bờ sông đã xãy ra ở Rillito, một nhánh
của sông Santa Cruz ở Tucson( hình 5.23). Sự thiệt hại rõ ràng ám chỉ
rằng sự vô trách nhiệm trong việc dự báo cơn lũ, do không có sự chuẩn
bị cho việc xói mòn bờ sông nghiêm trọng. Trước khi chấp nhận kế hoạch
làm chậm sự xói toàn diện một con sông, Tucson đã có từng phần đê
bảo vệ, vì thế đã tạo ra nhiều dòng chảy mạnh và không ổn định hơn so
với trước kia- khi không có các công trình xây dựng. Mặc dù có các công
trình xây dựng để bảo vệ nhiều đọan ngắn của con kênh, nhưng ngay lập

27
Địa chất môi 2008
trường

tức chúng lại làm tăng sự xói mòn đất ở những đoạn không được bảo hộ ở
ngay hạ lưu. Tháng 1.1993, lại có một cơn lũ nghiêm trọng. Đỉnh lũ tương
tự như năm 1983 và sự xói mòn đất nghiêm trọng lại xảy ra một lần nữa.
Mặc dù đã cố gắng tăng thêm việc gia cố đất bờ sông (đất-ximăng, i.e,
phủ lên đất một lớp xi măng). Một lần nữa sự bảo vệ quá mức chỉ làm cho
vấn đề thêm trầm trọng. Những bài học về trận lũ 1983 dường như bị làm
ngơ và lịch sử lại lặp lại.

5.3 Flood-hazzard mapping:

Bước chuẩn bị đầu tiên để thích nghi với đồng bằng ngập lụt là làm
bản đồ nguy cơ lũ, nó cung cấp thông tin về đồng bằng ngập lũ cho việc
lên kế hoạch sử dụng đất. Bản đồ nguy cơ lũ có thể mô tả các cơn lũ
trong quá khứ hoặc các cơn lũ có tần suất đặc biệt, các cơn lũ 100 năm.
Chúng rất hữu dụng trong việc điều chỉnh sự phát triển chuyên dụng,
mua bán đất của cộng đồng sử dụng như công viên và những tiện nghi
giải trí, và tạo thành đường lối sử dụng đất trên các đồng bằng ngập lũ
trong tương lai.

Việc phát triển bản đồ nguy cơ lũ cho một 1 lưu vực có thể rất khó
khăn và tốn kém. Thông thường các bản đồ được chuẩn bị bằng cách
phân tích dữ liệu lưu lượng dòng chảy từ các trạm thủy văn một khoảng
thời gian vài năm . Tuy nhiên, dữ liệu lưu lượng không có giá trị trong
nhiều trường hợp, đặc biệt là các dòng chảy nhỏ, vì thế phải sử dụng
nhiều nguồn dữ liệu thay thế để đánh giá mức nguy cơ lũ. Các phương
pháp đánh giá nguy cơ lũ thượng nguồn có lẽ liên quan đến sự ước lượng
lưu lượng đỉnh lũ dự trên các đặc điểm của vùng châu thổ thoát nước. Một
nghiên cứu về dòng chảy ở trung tâm Texas mô tả chu kỳ những con
mãnh liệt lũ ở thượng nguồn mãnh liệt, đã đưa ra một mô hình chủ yếu
theo kinh nghiệm để ước lượng lưu lượng đỉnh lũ bằng cách đo 1 số lượng
lớn dòng chảy(số lượng dòng chảy đầu nguồn) của vùng lưu vực và mật
độ lưu chất( tổng chiều dài của tất cả các dòng chảy ở trong vùng chia
cho diện tích của vùng châu thổ). Hay nói cách khác, công việc của Texas
là tạo ra 1 bản thống kê hợp lý về mối quan hệ giữa lưu lượng đỉnh lũ và
2 tham số vật lý, cường độ dòng chảy và mật độ thoát nước, nó có thể sử
dụng để dự báo lũ ở vùng châu thổ nơi thông tin về thuỷ học là không có
giá trị hoặc không đủ cho việc đánh giá chi tiết.

Việc đánh giá nguy cơ lũ cho các khu vực ở hạ lưu có thể xem như
đã hoàn chỉnh bằng 1 phương pháp chung là trực tiếp quan sát và đo đạc
các thông số vật lý. Ví dụ, cơn lũ rộng lớn ở thung lũng sông Missisippi
trong suốt mùa hè năm 1993 được chỉ rõ trên các bức hình tạo thành từ

28
Địa chất môi 2008
trường

các dữ liệu thu nhận được từ vệ tinh. Cơn lũ cũng có thể được vẽ ra từ các
bức ảnh chụp trên không nhận được trong suốt cơn lũ, và chúng có thể
được ước lượng từ các đường nước cao, trầm tích lũ, những dấu vết cọ
rửa, và các mảnh vỡ bị giữ lại trên đồng bằng ngập lũ, đo trong các đồng
ruộng ngay sau khi nước vừa rút.

Việc làm bản đồ cẩn thận về đất và thực vật cũng có thể giúp cho
việc đánh giá nguy cơ lũ ở hạ lưu. Đất ở đồng bằng ngập lũ thường khác
so với đất vùng cao, và với điều kiện thích hợp đất có thể đất có liên
quan đến tần số lũ đã biết. Một bản đồ dựa trên 1 nghiên cứu của lưu vực
sông Colorado gần Austin, Texas, chỉ ra mối tương quan tuyến tính giữa
đất và lũ 100 năm. Thường có 1 loại thực vật có khoanh xù xì ở lưu vực
sông có thể tương quan với các vùng lũ làm cho việc đánh giá nguy cơ lũ
trở nên dễ dàng. 1 Vài loại cây có rễ nông đòi hỏi nguồn nước dồi dào và
lợi ích từ việc ngập nước thường xuyên. Những cây này thường được tìm
thấy gần bờ sông những dòng chảy lâu năm mà thường xuyên có lũ. Một
vài loại cây khác thì bị hạn chế hơn do sự thoát nước tốt của đất, mà điều
đó không phải là vấn đề làm cho lũ kéo dài dài và hay thường xuyên. Mặc
dù các khoanh của thực vật thì rất có ích trong việc đánh giá những vùng
dễ xảy ra lũ, nhưng nguyên nhân của những khoanf này thì phức tạp và
không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi lũ. Vì thế, sử dụng thực
vật hay với đất, nên kết hợp với các cách thức đánh giá nguy cơ lũ khác,
như dữ liệu từ vệ tinh, chụp ảnh trên không, ghi chép lịch sử và những
điểm đặc trưng của đồng bằng ngập lũ.

Lợi ích quan trọng nhất của việc đánh giá nguy cơ lũ đầu nguồn và
cuối nguồn từ việc quan sát trực tiếp hoặc từ các đặc điểm của vùng
đồng bằng thoát nước nước và lưu vực sông là tính thiết thực và giá
thành. Nghiên cứu sông về sông Colorado đã chỉ ra rằng những cách thức
này có thể dễ dàng phân biệt các vùng có nguy cơ lũ thường xuyên (tần
suất thời gian từ 1 đến 4 năm) tới những vùng trung gian (10 đến 30
năm) hoặc hiếm khi xảy ra ( hơn 100 năm). Chỉ có 1 điều bất lợi liên quan
đến độ chính xác. Việc đánh giá nguy cơ lũ dựa trên sự đầy đủ dữ liệu
thuỷ học nói chung ( lưu lượng dòng chảy) sẽ đưa ra nhiều tiên đoán
chính xác. Việc đánh giá khả năng lũ dựa trên các dự liệu đầy đủ về các
thông số thủy văn(lưu lượng dòng chảy) thông thường cung cấp 1 dự báo
chính xác hơn về các sự kiện lũ. Ở những khu vực đô thị hóa, độ chính
xác của việc làm bản đồ nguy cơ lũ hoàn toàn chỉ dựa vào dữ liệu về lưu
lượng sòng chảy là đáng ngờ. Một tấm bản đồ tốt hơn có thể được tạo
thành bằng cách giả sử hiện trạng đô thị trong tương lai với việc ước

29
Địa chất môi 2008
trường

lượng tỷ lệ phần trăm vùng không thấm nước. Một bản đồ lũ 100 năm
thuộc lý thuyết có thể được đưa ra sau đó.

5.4 Flood- plain zoning:

Kênh thoát lũ của vùng là 1 phần của con kênh và vùng đất bồi của
dòng chảy được xác định cung cấp lối đi điều tiết lũ 100 năm mà không
có sự gia tăng độ cao của dòng lũ hơn 0,3m. Trên vùng đất này , những
công việc được phép bao gồm nông trại, đồng cỏ vườn ươm cây trồng
ngoài trời, khu bảo tồn động vật hoang dã, khu vực trang trại, khu vực ra
vào, khu vực đậu xe, sân bay trực thăng và các mục đích thông thường,
cung cấp cho họ hơn 8m từ chỗ dòng chảy, giải golf, sân tenis, đi bộ và
đường xe đi, đường cầu, các đường ở trên cao, những tiện nghi của hệ
thống tránh bão, những điều kiện tạm thời cho các hoạt động chắc chắn
theo lý thuyết như rạp xiếc, lễ hội,carnival , vui chơi ,bến thuyền đậu,
đoạn đường dốc và đập ngăn sóng, cầu tàu, đập ngăn nước, nếu chúng
được xây dựng phù hợp với chi tiết kỹ thuật được chấp nhận. Những mục
đích khác của kênh thoát lũ như là kho dữ trữ thông thoáng vật liệu vật
chất, cấu trúc thiết kế cho sự cư trú của con người hoặc dự trữ các mỏ
dầu hoặc chất lỏng dễ cháy dưới đất đòi hỏi những giấy phép đặc biệt.

Vùng ven rìa kênh thoát lũ bao gồm vùng đất có vị trí ở giữa kênh
thoát lũ và độ cao nhất chịu lũ trong các trận lũ kiểm soát 100 năm.
Những hoạt động được phép trong khu vực này bao gồm 1 số hoạt động
trong vùng kên thoát lũ, các cấu trúc thêm vào nơi ở, cung cấp cho chúng
sự vững chắc ngăn ngừa việc trôi đi , trám vật liệu để làm đất bơt dốc tới
nhỏ nhất 1% là bảo vệ khỏi xói mòn, và cấu trúc nền móng nếu vững
chắc để ngăn ngừa trôi đi, sự tích trữ trên mặt đất hoặc quá trình của 1
số vật liệu Phía trên groung storage hoặc quá trình của 1 số vật lệu dễ
cháy hoặc nổ hoặc có thể gây tổn thương cho con người, động vật hoặc
cây trồng trong thời gian lũ quét bị ngăn chặn ở ven kênh thoát lũ

Speacial feature:

1 nhà triết gia Geogre Santagana đã nói rằng những ai không thể
nhớ quá khứ thì sẽ bị đọc lại nó. Nhà học giả có lẽ đã cân nhắc câu hỏi xa
xưa này về việc có hay không vòng tròn lịch sử con người được lặp lại,
nhưng việc thiên nhiên lặp đi lặp lại của tai biến thiên nhiên như là lũ là
không thể nghi ngờ được. Cho nên sự hiểu biết tốt hơn về các hoạt động
của lịch sử của dòng sông là rất có ích trong việc đánh giá nguy cơ lũ hiện
tại và tương lai. Xem xét đến trận lũ ở sông ventura (Nam cali) vào tháng
2/1992. Trận lũ với khoảng thời gian tái diễn khoảng 22 năm, gây thiệt
hại rất lớn cho bentura beach RV( phương tiện giải trí) resort, được xây

30
Địa chất môi 2008
trường

dựng vài năm trước trên 1 nhánh sông (kênh) hoạt động của vùng đồng
bằng châu thổ sông ventura(hình 5.31). Rất sớm, các nghiên cứu đo đạc
sớm đã đồng ý rằng bãi đậu xe của PV sẽ không bị lũ tràn qua trong 1
khoảng thời gian 100 năm. Có gì sai?

Dường như,người ta không nhận ra rằng PV bãi đậu xe được xây


dựng trên 1 nhánh sông còn hoạt động trong lịch sử của vùng châu thổ
của sông ventura. Sự thật, những bản báo cáo sớm thậm chí không chú ý
tới vùng châu thổ.

Những mô hình kỹ thuật dự báo lũ tràn không đúng trong việc


đánh giá nhánh sông của vùng châu thổ dòng sông, nơi dòng kênh rộng
lớn lắp đầy và cọ rửa tốt bên cạnh sự di chuyển của con kênh bên giống
như vậy

Các tài liệu lịch sử như bản đồ trở về những năm 1855 và những
bức ảnh chụp trên không gần đây đã chỉ ra rằng còn kênh hình như
không được xem xét đánh giá.

Điều sai sót đó là trong việc đánh giá các hoạt động trong lịch sử
của dòng sông không được xem như là 1 phần của việc đánh giá mối nguy
hiểm do lũ gây ra. Nếu điều đó đã xảy ra thì người ta sẽ nhận ra rằng vị
trí của bãi đậu xe RV không thể chấp nhận cho việc phát triển. Tuy nhiên,
các giấp tờ cho phép xây dựng khu đậu xe đã được chấp nhận, thực tế, và
theo dòng lũ, khu đậu xe đã bị xây dựng lại

Trước năm 1992, dòng sông đã xảy ra lũ vào các năm 1969, 1978,
1982. Tiếp theo sự kiện lũ vào năm 92 dòng kênh lại 1 lần nữa mang lũ
trở lại vào mùa đông 1993. Trong trận lũ 1992, lượng lũ thoát ra đã tăng
từ 25m3/s lên đỉnh điểm là 1322m3/s chỉ trong vòng 4 giờ. Mức độ đó cao
chừng 2 lần so với lượng thải cao hàng ngày của sông Colorado qua grand
canyon trong mùa hè, khi nó được chỉ ra bởi những người lái bè. Đây là 1
lượng thải không thể tin được đối với 1 con sông nhỏ tương đối với 1 khu
vực thoát nước chỉ khoảng 585km2. Nếu trận lũ 1992 xảy ra vào ban đêm
thì rất nhiều cái chết sẽ được ghi nhận nhiều người hiu quạnh bất hạnh
mà đã được ghi nhận. Con sông sẽ có lũ trở lại. 1 hệ thống cảnh báo đang
được phát triển liên tục cho bãi đậu xe, nhưng nó dường như chỉ cho thấy
khả năng ảnh hưởng tiềm tàng của dòng sông mang đến khi có mưa to.
Hay nói cách khác, bãi đậu xe giống như là 1 “con vịt ngồi im”. Và điều đó
đã được làm rõ vào măm 95, khi 1 trận lũ thậm chí lớn hơn năm 92 một
lần nữa quét qua bãi đậu xe. Mặc dù hệ thống cảnh báo đã làm việc và
khu vực đó đã được sơ tán thành công, các cơ sở hạ tầng lại bị tàn phá
nặng nề.

31
Địa chất môi 2008
trường

5.5 The channelization controversy

Channelization của dòng chảy bao gồm sự nắn thẳng, làm sâu
hơn, nới rộng, làm dọn sạch hoặc vạch lại dòng chảy của con kênh hiện
nay. Cơ bản, nó là kỹ thuật xây dựng với những mục tiêu trong việc điều
khiển dòng lũ, thoát nước vùng ngập, điều khiển sự xói mòn và giúp việc
qua lại của tàu thuận lợi hơn. Với 4 mục tiêu , trong đó kiểm soát lũ và
nâng cao khả năng thoát lũ là 2 việc đầu tiên thường được đưa ra trong
kế hoạch channelization . Hàng ngàn km của dòng chảy ở Mỹ đã được
thay đổi, và hàng ngàn km của channelization đang được lên kế hoạch
hoặc xây dựng. Các cơ quan liên bang độc lập đã tiến hành tu bổ hàng
ngàn km kênh. Trong quá khứ, tuy nhiên, sự xem xét không đủ đã dẫn tới
những tác động về môi trường của channelization.

Hình: Tàu di chuyển qua kênh

Adverse effect of channelization:

Những tác động của channelization là tiêu cực đối với các số lượng
cá và động vật hoang dã ở vùng đầm lầy, và xa hơn nữa dòng chảy sẽ
gây tổn hại đến các giá trị thẩm mỹ( cảnh quan xung quanh). Những lý lẽ
về việc đó được nêu ra dưới đây:

32
Địa chất môi 2008
trường

. Việc thoát lũ ở vùng đầm lầy có ảnh hưởng bất lợi tới thực vật và
động vật thông qua việc loại trừ môi trường sống cần thiết cho sự tồn tại
của một số loài .

. Việc chặt cây dọc dòng chảy đã loại trừ bóng râm và nơi che của
cá, để lộ dòng chảy dưới mặt trời, kết quả là gây tổn hại tới cuộc sống của
thực vật và các tổ chức sống dưới nước không có máu nóng rộng lớn

Việc chặt phá cây gỗ lớn trên vùng đất màu mỡ gần sông làm mất
đi môi trường sống của nhiều loài động vật và chim, dễ làm xói mòn đất
và lắng bùn của dòng chảy .

. Sự làm thẳng và thay đổi lòng sông phá hủy các mô hình dòng
chảy đa dạng, thay đổi lưu lượng cao nhất và phá hủy khu vực cung cấp
thức ăn và sinh sản cho các loài sống ở dưới nước.

. Do dòng chảy quanh co uốn khúc bị nắn thắng nên làm thay đổi
vùng ngập, tạo ra các rãnh gây thoái hóa trầm trọng giá trị thẩm mỹ
của khu vực thiên nhiên.

33
Địa chất môi 2008
trường

Hình: so sánh dòng chảy nhân tạo và dòng


chảy tự nhiên

34
Địa chất môi 2008
trường

Nhiều lại sỏi khác nhau cung


cấp môi trường sống đa dạng cho
các tổ chức sống ở dòn chảy

• Dòng chảy do đào

Nhiệt độ nước cao, không đủ


độ tối để duy trì sự sống cho loài
cá, nhiệt độ dao động bất thường
• Dòng chảy tự nhiên và rất nhanh theo ngày và theo
mùa ;giảm nguyên liệu đầu vào.
Nhiệt độ nước thích hợp, có đủ
độ tối, tốt cho sự sống của loài Hầu như là chỗ nông: sỏi
cá; sự thay đổi về nhiệt độ rất không được sắp xếp; có ít sinh
nhỏ; dồi dào nguồn thức ăn đầu vật sống.
vào.
Sỏi không đa dạng; giảm sự
Nông sâu liên tiếp nhau: đáy đa dạng môi trường sống; ít các
hồ-bùn-cát-sỏi nhỏ.Ở chỗ nông- tổ chức sống
sỏi to,thô.

Môi trường hồ

Lưu lượng nước cao:

- Vận tốc dòng chảy khác - Vận tốc dòng chảy có thể
nhau: cao ở những chỗ sâu, cao hơn sức chịu đựng của
thấp ở nnhững chỗ nông. một số loài sinh vật dưới
Có nhiều khúc dừng như dải nước, ít hoặc không có chỗ
đất thấp dọc bờ sông và sau dừng.
những tảng đá lớn.

Lưu lượng nước thấp:

- Mực nước đủ sâu để cá và - Mực nước không đủ sâu để


các loài sống trong nước duy trì sự sống cho cá và
khác sinh sống trong suốt các loài sinh vật sống khác
mùa khô. trong suốt mùa khô. Có rất
ít chố nước sâu ( hầu như
tất cả đều nông).

35
Địa chất môi 2008
trường

Thông thường người ta tin rằng channelization làm tăng tai biến lũ
xuôi dòng từ chỗ kênh thay đổi. Mặc dù trong nhiều trường hợp là có thật,
nhưng lại không liên quan đến vấn đề đang xét. Trái lại, 1 nghiên cứu kết
luận rằng, channeliztion làm tăng lưu lượng chảy bình thường và cao
nhất là việc bình thường và trên thực tế trong 1 số trường hợp, đỉnh cao
nhất của lũ đã giảm xuống. Đó chỉ là kết quả 1 phần, bởi vì dòng kênh cải
tạo thường chỉ góp thêm chỉ 1 phần rất nhỏ vào tổng lượng nước chảy
tràn của lưu vực, lượng nước chảy tràn lớn nhất của dòng chảy nhân tạo
có thể không cùng thời điểm với lượng chảy tràn của một lưu vực rộng
lớn; do đó dòng chảy nhanh hơn từ con kênh cải tạo có thể đi ngang
trước khi con lũ tự nhiên chảy từ toàn bộ lưu vực, theo cách đó giảm lưu
lượng chảy. Nhiều dòng chảy đã bị thay đổi , có độ dốc rất nhỏ cho nên
mặc dù dòng chảy thẳng nhưng không thể làm tăng lưu lượng ở hạ lưu.
Tuy nhiên chúng ta nhấn mạnh về sự thay đổi của con kênh, đặc biệt là
sự làm thẳng. Nó có thể làm tăng trực tiếp lũ xuôi dòng từ dự án và vấn
đề có thể trở nên tồi tệ nếu có 1 số kế hoạch cùng lúc trong cùng lưu vực.

Ví dụ: dự án hoạt động của con kênh đã có ảnh hưởng bất lợi đến
môi trường mà ta đã biết. Trường hợp lịch sử của con sông black water ở
missouri đã mô hình lại các tác động bất lợi có thể trên dòng chảy mà đã
được cải tạo

Bebefits of channelization channel restoration:

Không phải tất cả channelization đều gây ra những tai biến nguy
hiểm cho môi trường. Trong nhiều trường hợp, dự án thoát nước là có lợi.

36
Địa chất môi 2008
trường

Lợi ích này chắc chắn thấy được, nhất là ở khu vực thuộc thành phố chịu
ảnh hưởng lũ, và vùng nông thôn nơi trước kia thường có vấn đề về thoát
nước. Thêm vào đó, các ví dụ khác về lợi ích của việc cải tạo kênh như là
giúp tàu qua lại hoặc giảm lũ.

Rất nhiều dòng chảy trong khu vực thành phố chắc chắn giống như
1 dòng kênh tự nhiên. Các quá trình xây dựng đường, phương tiện, cơ sở
hạ tầng với các trầm tích có thể ngăn cản các dòng chảy nhỏ. Phục hồi
kênh thường là dọn sạch rác thải thành phố trong các con kênh, cho phép
dòng chảy thông thoáng, hay bảo vệ bờ sông bằng cách không loại bỏ cây
cối đang có và trồng thêm cây. Những con kênh nên để tự nhiên, bằng
cách để dòng chảy uốn khúc và cung ứng nhiều tình trạnh lưu lượng nước
thấp khác nhau –nhanh và cạn(vực nước) xen kẽ với chậm và sâu(bãi
cạn). Nơi bờ sông bị sạp lỡ phải được kiểm soát tuyệt đối, phía ngoài ở
những chỗ uốn cong phải được bảo vệ với những tàng đá lớn bằng cách
đóng đá. Việc phục hồi các dòng sông của kissimme ở florida có thể là 1
dự án phục hồi đầy tham vọng nhất chưa bao giờ có tại Mỹ.
Channelization của dòng sông bắt đầu vào 1962, sau 9 năm xây dựng với
chi phí 24 triệu con sông uốn khúc đã được thay đổi thành 1 con mương
thẳng dài 83 km. Bây giờ, chi phí channelization đã vượt qua con số ban
đầu, một phần của dòng sông có thể uốn khúc trở lại như ban đầu. Sự
hồi phục đã được xem xét là rất nghiêm trọng bởi vì the channelization
thất bại trong việc đáp ứng 1 sự bảo vệ cần thiết đối với lũ, làm giảm giá
trị môi trường sống hoang dã, gây ra 1 số vấn đề về chất lượng nước mà
liên quan với hệ thống thoát nước của vùng và làm giảm các giá trị thẩm
mỹ. Ở Los Angeles, California, có 1 nhóm gọi là “những người bạn của
sông” đã đề xuất phụ hồi sông Los Angeles . Điều đó sẽ là rất khó nhưng
không đến nỗi là bất khả thi, và nhiệm vụ đó là bê tông hóa đa số các
dòng sông và khu vực 2 bên bờ .

The future of channelization:

Mặc dù đã có nhiều cuộc tranh luận và những băn khoăn lo lắng


xung quanh channelization, nhưng sự thay đổi kênh là 1 sự cần thiết lâu
dài như việc thay đổi việc sử dụng, hay đô thị hóa hoặc chuyển đổi của
khu vực đầm lầy sang nông trại v.v . Trước đó, chúng ta phải cố gằng
thiết kế những con kênh mà đã giảm các tác động bất lợi. Nếu các dự án
như kiểm soát lũ hoặc cải tiến hệ thống thoát lũ được thực hiện cẩn thận
như may đo từng chi tiết, thì hiệu quả của channelization mới có thể
hoàn hảo.

37
Địa chất môi 2008
trường

Nếu mục đích ban đầu là cải thiện hệ thống thoát nước trong khu
vực mà lũ tự nhiên không là mối nguy hiểm, thì không cần thiết chuyển
dòng chảy quanh co uốn khúc thành thẳng. Hơn nữa, bản thiết kế còn
phải tính tới việc làm sạch dòng chảy và duy trì dòng chảy uốn khúc.
Thêm vào đó, với dòng chảy có sỏi ở đáy và độ dốc nhỏ, có thể tạo ra 1
số khu vực sâu và nông bằng cách thay đổi hình dạng mặt cắt. Ở dòng
chảy tự nhiên thường thấy những hố nước không đối xứng và những bãi
bồi đối xứng. Ở 1 số nơi, dòng chảy sẽ có khuynh hướng giống tự nhiên
hơn trái ngược. Thêm vào đó, việc chặt cây dọc theo bờ kênh sẽ được
giảm xuống đến mức thấp nhất và tạo điều kiện cho những sự sống mới.
Kế họach này sẽ làm giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi do việc đào kênh,
tạo ra các giá trị về mặt sinh học và vẻ đẹp của thiên nhiên.

Việc thiết kế kênh đào để kiểm soát lũ rất phức tạp. Bởi vì các kênh
đào tự nhiên có thể chịu được những dòng chảy với sự lặp lại trong vòng
từ 1 đến 2 năm, trong khi các dự án kiểm soát lũ đòi hỏi có thể chịu được
lũ 25 năm hay thậm chí là lũ 100 năm. Một con kênh 100 năm không thể
chỉ duy trì bằng cơn lũ 2 năm. Kênh có khả năng bị lấp hoặc bị tắc nghẽn
do sự di chuyển của cồn cát. Một biện pháp giải quyết được đặt ra là đào
1 con kênh thí điểm, điều đó có nghĩa là thiết kế 1 con kênh để duy trì lũ
2 năm và 1 con kênh kiểm soát lũ lớn hơn cùng với nó. Việc thêm những
chỗ sâu và chỗ cạn vào con kênh thí điểm sẽ giúp tạo ra môi trường sinh
sống cho cá và điều kiện khi triều xuống tốt hơn. Con kênh lớn có thể
ngưng hoạt động hoặc hoạt động rất yếu và người quan sát không có kinh
nghiệm có thể không nhận ra điều này một cách dễ dàng. Dự án này sẽ
không được thực hiện trong những khu vực đô thị hóa, nơi tạo ra nhiều
trầm tích và có nhiều tài sản, không phải sẵn sàng để làm kênh thí điểm.
Tuy nhiên, nếu trầm tích được giảm xuống bởi việc quản lý tốt, và có lợi
ích lớn; khu vực đô thị sẽ được nâng cao về các giá trị thẩm mỹ và lợi ích
do dòng chảy mang đến .

5.6 Perception of flooding:

Từ theo cấp độ chính quyền (chính phủ, các cơ quan kiểm soát,vv),
sự nhận thức và hiểu biết đầy đủ về lũ để có thể lên kế hoạch mục tiêu;
tuy nhiên trên phương diện cá nhân, nhận thức này là không rõ ràng. Mọi
người có những hiểu biết rất khác nhau về lũ, về sự đề phòng lũ trong
tương lai hay bằng lòng chấp nhận những quy định.

Quy trình ở các cơ quan chức năng bao gồm lập bản đồ những khu
vực dễ xảy ra lũ lụt ( hàng ngàn bản đồ đã được chuẩn bị), những khu

38
Địa chất môi 2008
trường

vực có tiềm ẩn lũ quét ở hạ lưu từ những đập nước và những khu vực mà
sự đô thị hóa dường như sẽ gây ra những rắc rối trong tương lai . Thêm
vào đó, chính phủ đã khuyến khích các vùng và toàn bộ các địa phương
thông qua những kế hoạch quản lý vùng đồng bằng ngập lũ. Tuy nhiên,
khái niệm về quản lý vùng đồng bằng ngập lũ và việc lập kế hoạch để
tránh mối nguy hiểm của lũ bằng cách không phát triển trên những vùng
đồng bằng ngập lũ hay di chuyển sự phát triển hiện thời đến những địa
điểm ở ngoài vùng đất bồi , đòi hỏi 1 tầm nhìn xa hơn và 1 sự hiểu biết
được chấp nhận bởi toàn thể dân số.

Case history: Channelization trên sông Blackwater, Missouri

Channelization trên sông Blackwater, Missouri dẫn tới kết quả là sự


suy thoái môi trường, bao gồm sự mở rộng kênh đào, làm suy giảm sự
sản xuất của sinh vật sống và tăng lũ trong dòng chảy xuôi. Con kênh
uốn khúc tự nhiên được nạo vét và làm ngắn lại vào năm 1910, độ dốc
của nó gần như được tăng lên gấp đôi. Hiển nhiên, sự thay đổi này này đã
bắt đầu một qui trình của sự xói mòn kênh đào và con kênh đã không còn
khuynh hướng hồi phục lại các đọan uốn khúc. Sự tăng lên cực đại diện
tích mặt cắt ngang của con kênh vượt quá 1000%, và kết quả là nhiều
cây cầu đã sập và phải được thay thế. Cụ thể là một cây cầu trên sông
Blackwater đã bị sập vì sự xói mòn bờ sông vào năm 1930 và đã được
thay thế bằng một cây cầu khác rộng 27m. Cây cầu này đã phải thay thế
vào năm 1942 và một lần nữa vào năm 1947. Cây cầu năm 1947 rộng
70m nhưng cũng bị sập do sự xói mòn bờ sông.

Sức sản xuất của sinh vật ở sông Blackwater đã suy giảm vì con
kênh đã bị đào bới bởi sự ăn mòn của khóang đá phiến sét, sa thạch và
đá vôi 1 cách dễ dàng, làm cho bờ sông bằng phẳng. Điều đó sẽ làm cho
việc hỗ trở sinh vật đáy khó hơn sau khi nó đã bi rối loạn. Kết quả là,
những đọan kênh đào thì có ít cá hơn những đọan kênh tự nhiên.

Khi dự án làm kênh của con sông Blackwater hoàn thành, đoạn cuối
của con kênh có lớp đá vôi nên gây cản trở cho việc làm kênh, vì việc đào
bới gây thiệt hại về tài chính rất lớn nên nó đã không được làm. Bởi vì
phần kênh này lớn hơn, nên khi không có lũ nó có thể mang nhiều nước
hơn những con kênh tự nhiên. Kết quả là, khi có mưa lớn, thì nước chảy
tràn từ khu vực kênh ở đằng đầu sẽ thoát xuống khu vực kênh chưa được
làm ở cuối dòng; và bởi vì diện tích mặt cắt ít hơn nên ngập thường xuyên
hơn.

Con sông Blackwater là một ví dụ điền hình về việc tính toán các
điều kiện có thể và xói mòn bất ngờ mà do việc làm kênh gây ra. Những

39
Địa chất môi 2008
trường

nhánh kênh phía trên thì có lợi do diện tích đất bồi tăng, nhưng lợi ích này
cần phải cân đo với việc mất đi đất nông nghiệp do xói mòn , chi phí sửa
chữa cầu , thiệt hại về đa dạng sinh học của con sông và lũ hạ nguồn. Một
sự tính toán hợp lý có thể làm cho kênh thằng ít hơn, mà vẫn cung cấp 1
sự bảo vệ lũ mà không gây ra sự suy thoái môi trường nhanh chóng. Câu
hỏi được đặt ra là: làm thằng bao nhiêu là được trước khi thiệt hại về hệ
thống sông là không thể chấp nhận được.

Hình: sông missouri

40
Địa chất môi 2008
trường

VI.Lũ lụt trên sông Mississippi năm 1973 và 1993 :

41
Địa chất môi 2008
trường

Hình: sông mississppi

Trận lũ mùa xuân trên sông Mississippi năm 1973 đã dẫn đến sự di
tản của 10000 người sinh sống và hàng km2 đất nông nghiệp bị ngập
khắp thung lũng sông sông Mississippi. Thật may mắn la chỉ có vài người
chết nhưng trận lũ đã làm thiệt hại khoảng chừng 1.2 tỉ USD. Trận lũ
năm 1973 đã xảy ra mặc dù đã có sự đầu tư rất lớn cho các con đập
kiểm soát lũ ở đầu nguồn. Các hồ chứa phía sau những con đập đã làm
ngập 1 số vùng đất nông nghiệp có giá trị nhất của Dakotas, và thay
vào đó là những cơn lũ xuôi ở hạ lưu gần St.Louis có cường độ khủng
khiếp được ghi nhận lại. Vào thời điểm đó, cơn lũ này đã gây ấn tượng
mạnh, không thể so sánh về cường độ hay mức độ tồi tệ mà nó gây ra
với cơn lũ 20 năm sau đó.

Mississippi River Flooding in 1993


Before the flood (August
During the flood (August 1993)
1991)

Countryside around the Mississippi, Illinois, and Missouri Rivers

42
Địa chất môi 2008
trường

The City of St. Loius

Mississippi, Missouri, and Illinois Rivers

Great Flood of the Mississippi River, 1993

43
Địa chất môi 2008
trường

Trận lũ trên sông Mississippi và các nhánh của nó trong mùa hè


năm 1993 sẽ được nhớ như là trận lũ của thế kỷ. Trận lũ này mang nhiều
nước hơn trận lũ năm 1973 và khoảng thời gian tái diễn đã vượt quá 100
năm. Những trận lũ kéo dài từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 đã làm thiệt
mạng 50 người và làm thiệt hại trên 10 tỉ USD. Trong tất cả các trận lũ,
có khoảng 55.000 km2 đồng bằng bị ngập lụt, bao gồm nhiều thị trấn và
khu vực đất nông nghiệp.

44
Địa chất môi 2008
trường

Những trận lũ năm 1993 là kết quả của hiện tượng thời tiết bất
thường đã bao phủ trên vùng trung tâm nước mỹ và phía bắc trung tâm
Great Plains, chính xác đây là nơi thoát nước về hệ thống sông
mississippi và hệ thống sông missouri thấp hơn. Rắc rối bắt đầu từ mùa
thu ẩm ướt và hiện tượng tuyết tan chảy nhiều vào mùa xuân đến mức
mặt đất phía trên lưu vực của sông Mississippi bị bão hòa. Sau đó vào
đầu tháng 6, một luồng áp lực lớn trở nên ổn định ở bờ biển phía Đông,
kéo theo sự ẩm ướt không ổn định trong không khí phía trên lưu vực
sông Mississippi. Điều kiện này đã giúp duy trì hệ thống bão ở trung tâm
nước mỹ do từ phía Đông di chuyển lên. Vào cùng thời điểm này, khối
không khí di chuyển qua ngọn núi Rockey và bắt đầu gây nên những cơn
mưa bão lớn 1 cách bất thường. mùa hè năm 1993 là ẩm ướt nhất được
ghi nhận của Illinois, lowa, và Minnesota. Thí dụ như Cedar Rapids và
lowa đã nhận lượng mưa là 90cm từ tháng 4 đến tháng 7, lượng mưa
trung bình 1 năm chỉ trong vòng 4 tháng. Lượng mưa quá lớn này đã làm
bõa hòa mặt đất dẫn đến hiện tượng nước chảy tràn trên mặt đất và tạo
nên đỉnh lũ cao bất thường trong cả mùa hè. Nước lũ nhiều và lâu rút,
tạo nên áp lực mãnh liệt lên hệ thống đê đã được xây dựng với mong
muốn kìm hãm lũ.

Trước khi việc xây dựng các con đê được tiến hành, vùng đồng
bằng ngập lũ sông Mississippi rất rộng lớn và có nhiều đầm lầy rộng lớn.
Từ khi con đê đầu tiên được xây dựng năm 1718, khỏang 60% vùng đầm
lầy ở Wisconsin, Illinois, lowa, Missouri và Minnesota đã bị mất- tất cả
đều bị đẩy trôi bởi trận lũ năm 1993. Đó ,à kết quả của việc xây dựng và
phát triển các con đê. Hiệu quả của các con đê là thu hẹp chiều rộng của
sông, dẫn đến làm tăng chiều sâu dòng chảy và tạo ra những chỗ
hẹp(thắt cổ chai)- là nơi làm tăng chiều cao của đợt lũ đầu nguồn. Ở một
vài nơi như St.Louis, Missouri, những con đê tạo ra những bức tường
ngăn lũ để bảo vệ thành phố tránh khỏi những trận lũ lớn.

Một bức ảnh vệ tinh chụp vào giữa tháng 7 năm 1993 cho thấy 1
con sông tương đối hẹp ở St.Louis, nơi bị ngăn lại bởi các bức tường ngăn
lũ và những dòng chảy rộng đầu nguồn gần Alton và Portage ở Sioux, nơi
đã bị nước lũ làm ngập. Thậm chí, đỉnh lũ đã lên đến khoảng 0.6m đỉnh
cao nhất của bức tường ngăn lũ. Thất bại của con đê ngăn lũ xuôi dòng là
đã làm giảm từng phần sức ép và khả năng bảo vệ St.Louis khỏi lũ lụt.
Những con đê trục trặc rất thường xuyên trong suốt mùa lũ. Trên thực
tế có khoảng 80% số đê do người dân xây dọc theo sông Mississippi và
các nhánh của nó đã bị hỏng. Mặt khác, hầu hết những con đê được xây
dựng bởi chính phủ liên bang đều còn lại sau trận lũ và chắc chắn rằng

45
Địa chất môi 2008
trường

nó đã bảo toàn được sự sống và tài sản. Vấn đề rắc rối là không có tiêu
chuẩn nhất định cho các con đê, vì thế ở một số vùng có những con đê
cao hơn hoặc thấp hơn so với những vùng khác. Những vấn đề đã xảy ra
như là lũ vượt đỉnh và chọc thủng đê , dẫn đến hiện tượng các trận lũ
lớn ồ ạt đổ vào thị trấn và các vùng đất nông nghiệp.

Bài học lớn mà chúng ta học được sau trận lũ năm 1993 là việc xây
dựng những con đê để bảo đảm an toàn. Rất khó khăn để xây dựng
những con đê chịu được các trận lũ có cường độ quá lớn trong khỏang
thời gian dài. Hơn nữa, việc mất đi các vùng đầm lầy nên có ít vùng
trũng để thấm nước lũ. Trận lũ lụt năm 1993 đã gây ra thiệt hại kéo dài
và tổn thất tài sản đến mức toàn bộ dân cư sống dọc theo bờ sông phải
suy nghĩ lại về sự nguy hiểm của lũ lụt. Một số người đang xem xét việc
di chuyển lên vùng đất cao hơn. Hiển nhiên đây là sự điều chỉnh đúng
đắn để thích nghi tốt nhất. Và hệ thống sông Mississippi lại bị ngập lũ
gần như toàn bộ phần bờ sông bao gồm Grafton và Illinois vào năm
1995! Và 1 câu hỏi đặt ra “Khi nào chúng ta sẽ học được bài học đó!”

Tổng kết:Summary
Các dòng chảy và các con sông tạo ra 1 hệ thống vận chuyển cơ
bản của chu trình đá và tác nhân chính gây xói mòn địa hình, tạo hình
cho cảnh quan. Khu vực dẫn nước của 1 hệt thống dòng chảy gọi là lưu
vực. Sự xói mòn và lắng đọng trầm tích đã được xác định 1 phần bởi tốc
độ dòng chảy và áp lực dòng chảy tại mỗi điểm, mà điểm đó được xác
định bởi độ dốc của dòng chảy, diện tích mặt cắt ngang, hình dạng và lưu
lượng. Nhìn chung một con sông thường duy trì trạng thái cân bằng động
lực giữa lượng trầm tích bị vận chuyển đi và trầm tích tích tụ. Việc thay
đổi cách thức sử dụng đất đã tác động đến lưu lượng nước và lượng trầm
tích đi vào dòng chảy. kết quả là làm thay đổi độ dốc của kênh và hình
dạnh mặt cắt và vận tốc của dòng nước.

Các trầm tích tích tụ ở các chỗ uốn khúc của dòng chảy và bởi lũ
tràn định kỳ vào 2 bên bờ sông. Cường độ và mức độ thường xuyên của
các trận lũ có mối liên quan ngược lại và là hàm số của cường độ và sự
phân phối của các trận mưa, mức độ thấm của nước vào đất, đá và địa
hình. Những trận lũ thượng nguồn trên những dòng sông chính được tạo

46
Địa chất môi 2008
trường

ra bởi trận mưa nhỏ trên một khu vực nhỏ. Những trận lũ hạ nguồn trên
những dòng sông chính được sinh ra bởi những cơn bão trong khoảng
thời gian dài trên khu vực rộng lớn đã bão hòa nước, làm tăng lượng
nước chảy tràn từ hàng ngàn các nhánh sông phụ. Quá trình đô thị hóa
đã làm gia tăng lũ lụt trong các lưu vực nhỏ bằng cách bao phủ mặt đất
bởi những bề mặt không thấm nước như các tòa nhà, những con đường,
làm tăng lượng nước chảy tràn.

Lũ trên sông là mối hiểm họa tự nhiên lâu dài phổ biến nhất. Việc
mất mát về nhân mạng khá thấp ở những nước phát triển với đủ các hệ
thống cảnh báo, báo động nhưng thiệt hại về tài sản vẫn nhiều hơn các
nước tiền công nghiệp; do những vùng đồng bằng ngập lũ thường rất
rộng lớn. Các yếu tố để kiểm soát thiệt hại do lũ lụt gây ra bao gồm việc
sử dụng đất trên vùng đồng bằng ngập lũ, cường độ và mức độ thường
xuyên của lũ, tốc độ tăng của lũ và khoảng thời gian xảy ra lũ lụt, mùa,
tổng lượng trầm tích bị lắng xuống và mức độ hiệu quả từ các dự báo,
cảnh báo và hệ thống thông báo khẩn cấp.

Về mặt môi trường, giải pháp tốt nhất để làm giảm thiểu thiệt hại
do lũ gây ra là các quy định về vùng đồng ngập lũ, nhưng đối với những
khu vực đô thị quan trọng thì cần thiết phải sử dụng các công trình xây
dựng kỹ thuật để duy trì sự phát triển. Những điều đó bao gồm các rào
chắn vậy lý như là những con đê hoặc bức tường ngăn lũ; các cấu trúc
này sẽ điều hòa lưu lượng nước thải ra như các hồ nhân tạo; và việc tu
bổ các kênh đào tự nhiên để có thể chứa thêm nhiều nước
(channelization). Giải pháp thực tế để làm giảm thiểu thiệt hại do lũ, có
liên quan đến sự kết hợp giữa các quy định về vùng đồng bằng ngập lũ
và các công nghệ kỹ thuật. Sự kết hợp này bị phê phán vì khuynh hướng
của cấu trúc kỹ thuật này là khuyến khích sự phát triển cao hơn của khu
vực đồng bằng ngập lũ bởi sự xét đoán sai từ trung tâm an ninh. Bước
đầu tiên trong sự điều chỉnh vùng đồng bằng nhập lũ là lập bản đồ nguy
cơ lũ, việc này có thể khó khăn và khá tốn kém. Sau đó, những người
lập kế hoạch có thể sử dụng những bản đồ đó để phân vùng khu vực
hay có lũ để có thể sử dụng sao cho phù hợp.

Việc làm kênh nên thẳng, sâu, rộng, thoáng, hoặc có đường rãnh
để dòng chảy tồn tại. Thông thường, những vấn đề phổ biến nhất được
đưa ra trong việc cải tiến các kênh đào là sự kiểm soát lũ và cải tiến hệ
thống thoát nước. Việc đào kênh thường gây ra hiện tượng suy giảm môi
trường, do đó những dự án gần nhất phải được đánh giá cẩn thận. Những
phương pháp đầy sáng tạo đối với việc cải tiến con kênh mà sử dụng các

47
Địa chất môi 2008
trường

cách thức của tự nhiên đang được áp dụng, trong 1 vài trường hợp dòng
chảy được cải tạo đang hồi phục.

Sự ý thức một cách đầy đủ về những tác hại của lũ lụt thể hiện ở
mức độ cơ quan; tuy nhiên, trên phương diện cá nhân, nhiều chương
trình đề cập về sự nhận thức của cộng đồng cần được tổ chức để giúp
mọi người nhận thức được mối nguy hiểm cho sự sống ở các vùng lũ.

Trận lũ lụt ở thung lũng sông Mississippi năm 1993 có cường độ lớn
vượt quá các trận lũ 100 năm. Thiệt hại về người và tổn thất lớn về mùa
màng, tài sản đã làm cho gần như toàn bộ cư dân phải di chuyển lên
những vùng cao hơn.

Câu hỏi thảo luận

1/ Bạn là người lập kế hoạch, làm việc cho hội đồng làm nhiệm vụ
tăng cường lượng nước đầu nguồn cho các hồ chứa. Bạn nhận thức được
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với lũ lụt, và mong muốn đưa ra
được những yêu cầu để tránh các ảnh hưởng trên. Hãy vạch ra kế hoạch
cho việc làm đó.

2/ Bạn biết rằng nhận thức về lũ ở mức độ chính quyền là đủ.


Nhưng ở cấp độ cá nhân thì việc đó chưa đầy đủ. Bạn sẽ làm như thế
nào để truyền đạt cho mọi người biết hiểm họa của lũ.

3/ Bạn làm việc cho cơ quan kỉểm soát lũ lụt mà đã cải tạo 1 sòng
chảy trong nhiều năm. Phương pháp thích hợp là sử dụng xe ủi đất để
làm thẳng và mở trộng con kênh. Mới đây, cơ quan của bạn đã bị phê
bình vì gây ra những thiệt hại về môi trường nghiêm trọng. Bạn đã phát
triển 1 dự án mới về việc hồi phục con kênh . Mô tả những điều bạn sẽ
làm để thuyết phục cơ quan chấp nhận chương trình đó, và những ý
tưởng của bạn để cải tiến môi trường dòng chảy trong đô thị và giúp
giảm nguy cơ lũ tiềm tàng.

48
Địa chất môi 2008
trường

49

You might also like