You are on page 1of 37

2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRƯỢT ĐẤT VÀ CÁC HIỆN


TƯỢNG LIÊN QUAN
EVIRONMENTAL GEOLOGY

nguyenhuynh
1/1/2008
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

CHAPTER 6: LANDSLIDE AND RELATED


PHENOMENA

Trượt đất là một hiện tượng tự nhiên rất đáng sợ. Nó xảy ra ở nhiều vùng trên
thế giới nhất là ở các khu đô thị, với rất nhiều công trình trên bề mặt đất gây ảnh
hưởng tiêu cực đến cấu trúc các tầng đất.

Các vấn đề cần nghiên cứu:

 Nâng cao những hiểu biết cơ bản về các quá trình hoạt động của con dốc
và cách thức hoạt động làm cho dốc trở nên nguy hiểm.

 Hiểu được vai trò của các lực di chuyển và các lực ngăn cản trên dốc. Và
mối quan hệ của chúng như thế nào đối với độ bền vững của dốc.

 Biết được thực vật, thời tiết, nước, thời gian, địa hình ảnh hưởng như thế
nào lên dộ dốc và phạm vi ảnh hưởng của sự trượt đất.

 Tìm hiểu xem con người đã sử dụng đất như thế nào mà gây ra sự sụt lún,
trượt lở của đất.

 Phổ biến các phương pháp nhận biết, ngăn ngừa, phòng tránh , cảnh báo
và khắc phục sự trượt lở của đất.

 Nâng cao khả năng đánh giá các hoạt động có thể gây ra trượt đất

1. Giới thiệu về trượt đất


(Introduction to landslides)
Trượt đất và các hiệu ứng của nó đã gây ra những thiệt hại to lớn và
mất mát về nhân mạng. Hàng năm có khoảng 25 ngưởi ở Mỹ chết do trượt đất,
và con số có thể lên tới 100-150 người do các vấn đề liên quan tới trượt đất.
Tổng thiệt hại hàng năm hơn 1 tỷ USD

2
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Trượt đất và 1 số dạng khác tương tự nó là những hiện tượng tự nhiên và


chúng vẫn xảy ra khi có hoặc không có sự tác động cùa con người. Tuy nhiên,
việc sử dụng đất của con người có thể làm tăng sự trượt đất hoặc giảm nó
xuống. Ví dụ: trượt đất có thể xảy ra ở những sườn đồi đã xây dựng nhà cửa;
ngoài ra, trượt đất sẽ dễ xảy ra ở những con dốc tự nhiên, và để chống lại điều
này người ta đã sử dụng những cấu trúc bền vững hay kỹ thuật xây dựng.

Thông thường, trượt đất có thể hiểu như sau: là sự di chuyển xuống dốc
rất nhanh cùa đá hay đất, có thể là khối đất đá lớn hoặc những mảng nhỏ.Thuật
ngữ ”trượt đất” được sử dụng cho bất cứ sự di chuyển xuống dốc của các vật
liệu trái đất. Các thuật ngữ khác để chỉ sự trượt đất là “slope failure” và “mass
wasting”. Trong chương này ta sẽ xem xét trượt đất trong 1 giới hạn nhỏ, cũng
như các hiệu ứng lien quan như: dòng chảy, nước bùn, đá rơi, tuyết lở. và để
thuận lợi, thỉnh thoảng chúng ta xem tất cả những sự việc trên như là trượt đất.
Chúng ta sẽ thảo luận về sự sụt lún, nó là 1 dạng tai biến trên bề mặt được đặc
trung bởi biến dạng của bề mặt theo thiều thẳng đứng ( chìm xuống) của vật liệu
trái đất, và chúng thường tạo ra những hố tròn trên mặt, hay có thể tạo ra vết nứt
hay hình dạng không theo 1 quy tắc nào.

2. Các quá trình của dốc và sự bền vững của dốc


(Slope processes and slope stability)
Dốc là hình dạng thông thường nhất của cảnh quan hay địa hình, mặc dù
xuất hiện ổn định nhưng chúng thay đồi theo một hệ thống động lực mở. Những
vật liệu trên các dốc luôn luôn di chuyển xuống phía dưới dốc với tốc độ luôn
thay đổi từ không có trong lực cho tới những cơn lỡ tuyết và lỡ đá khủng khiếp.
Sự di chuyển với một tốc dộ rất khủng khiếp trên các con dốc là lý do giải thích
cho việc dòng chảy ở những thung lũng rộng hơn những dòng chảy ở các khu
vực đồng bằng. Giống như 1 cơn lũ, càng lớn thì xảy ra càng ít, càng nhỏ thì
xảy ra càng nhiều.

Để xem xét sự diễn biến của các con dốc, thì việc nhận nhận các yếu tố
của con dốc là 1 việc cần thiết, trong có 4 yếu tố của dốc: phần mặt lồi (convex
slope), mặt phẳng trống (free_face), phần dốc vật liệu( debris slope) nghiêng
30o _ 35o và phần mặt cong thấp (concave slope) or wash slope. Chú ý rằng theo
những nhà địa chất thì dốc thấp (wash) là một khu vực vật liệu xốp mềm đã bị
vận chuyển, lắng xuống bởi dòng nuớc. Tất cả những con dốc là sự kết hợp của
1 hoặc nhiều yếu tố và diễn biến của các con dốc rất khác nhau phụ thuộc vào

3
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

yếu tố môi trường cụ thể. Convex slope là nơi những viên đá hay đất di chuyển
chậm xuống dưới như là trượt. Free-face thì được biết với việc lở đá, và debris
slope là nơi nguyên vật liệu từ free-face tích tụ lại. Góc của debris slope là the
angle of repose, là góc lớn nhất mà các vật liệu bở rời có thể giữ lại được. The
concave slope được tạo ra do các quá trình di chuyển của dòng nước. Dốc
nghiêng với mặt phẳng dốc (free-face) như trong hình Figure6.1 xuất hiện phổ
biến ở những khu vực khô hạn và những nơi mà các khối đá vững chắc được
hình thành.

Ở những khu vực subhumid( phó ẩm ướt) và những khu vực có đá khá
nhẵn mịn, chúng ta có thể tìm thấy những hình dạng dốc khá đơn giản, minh
hoạ ở figure 6.1b. Những yếu tố của con dốc này nằm ở phần trên của convex
slope( dốc lồi) và phía dưới concave slope( dốc cong). Mặt nghiêng của những
con dốc thoải thường có lớp đất phủ dày và nằm phía dưới của những tảng đá có
sự chống chịu kém. Theo đó ta có thề thấy hình dạng của những con dốc thì
luôn phụ thuộc khí hậu thời tiết và sức bền của đá. Tuy nhiên những quá trình
khác như xói mòn do dòng chảy hay xói mòn do sóng biển có thể làm free-face
hiện ra , cũng có thể là quá trình kiến tạo địa chất như sự nâng lên.

Hai dạng dốc chỉ ra ở 6.1 thể hiện sự phân bố của lớp đất phủ tuỳ theo
hình dạng của nó. Trên những dốc đứng, đất được tìm thấy ở đỉnh dốc và trên
the wash slope, nhưng không có ở trên free-face, nơi mà sự phong hóa xảy ra
cùng với sự xói mòn nhưng do xói mòn quá nhanh đã làm di chuyển các vật liệu
phong hoá. Ở dốc thoải, đất dày ở đỉnh và ở phần đáy dốc, và mỏng ở phần giữa
nơi dốc nhất. Lớp vật liệu phong hoá ở giữa con dốc bị di chuyển gần như toàn
bộ lượng tích tụ của nó.

4
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Vật liệu trái đất ở trên dốc có thể bị thay đổi và biến dạng theo vài cách
điển hình trong hình 6.2. Dòng chảy (flowage) là sự di chuyển xuống dốc của
những vật liệu vững chắc tạo thành những khối đống. Sự di chuyển chậm dưới
áp lực (flowage) thì được gọi là creek, còn với vận tốc khủng khiếp thì nó như
là sự lở tuyết. Sự trượt (sliding) là sự di chuyển xuống dốc của những khối liên
kết vững chắc vật liệu trái đất. Cả flowage và sliding đều có quan hệ với độ dốc.
Falling, nói 1 cách ngắn gọn là sự rơi của vật liệu trái đất, từ phần free-face của
con dốc. Sự lún xuống có thể xảy ra ở dốc hay bề mặt phẳng, lún xuống tới
khối nguyên vật liệu bao quanh chúng

Trượt đất thường là sự kết hợp phức tạp của của sự trượt (sliding) và sự
di chuyển có áp lực (flowage). Ví dụ như hình 6.3 chỉ cho ta sự thay đổi như
sau khối đất lún ở phía trên sẽ chuyển thành dòng chảy khi di chuyển xuống
nơi thấp của đường trượt (Slumping là 1 dạng trượt). Nhiều vụ trượt đất có thể
xảy ra khi các nguyên liệu Trái đất thấm đẫm nước hay bão hoà và di chuyển
đến những nơi thấp hơn của dốc, và gây ra slumping (trượt) của các khối vật
liệu Trái đất .

Kiểu dịch chuyển. Đá gốc Vật liệu gắn kết yếu.

Hạt thô. Hạt mịn.

Đổ nhào,lở Đá đổ,đá lở. Đá vụn đổ,đá Đất đổ,đất lở.


vụn lở.
Trượt. Đá sụp. Đá vụn sụp. Đât sụp.
Trượt xoay. Đá/khối đá Đá vụn/khối đá Khối đất/đất
Trượt tịnh tiến. trượt. vụn sụp. trượt.
Trượt ngang. Đá chuối. Đá vụn chuối. Đất chuối.
Chảy. Chảy đá. Chảy đá vụn. Chảy đất.

Phức hợp. Phối hợp từ hai kiểu cơ bản.

2.1. Tính ổn định của dốc


(Slope stability)

5
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Để xác định rõ nguyên nhân của trượt đất, chúng ta nên kiểm tra độ ổn
định của dốc, được diễn tả như thuật ngữ chỉ các lực tác dụng lên dốc. Những
lực đó được xác định bằng quan hệ qua lại của các giá trị sau: dạng vật liệu
trái đất, góc của dốc (địa hình), thời tiết, thực vật , nước và thời gian.

2.2. Lực tác động lên con dốc


(Force on slope)

Hình: mặt cắt ranh giới trượt

Độ ổn định của dốc được biểu hiện là mối quan hệ giữa các lực di
chuyển, lực di chuyển làm cho vật liệu trái đất di chuyển xuống phía dưới dốc,
và các lực chống lại (trở lực) ngăn cản sự di chuyển. Lực di chuyển thông
thường nhất là khối lượng của các vật liệu thành phần của dốc, bao gồm mọi thứ
xếp chồng lên nhau trên con dốc như: thực vật, vật liệu tích tụ, các công trình
xây dựng. Lực kháng cự thông thường nhất là sức bền của vết cắt (shear
trength) của vật liệu trên con dốc, hoạt động dọc theo các đường trượt tiềm tàng.

6
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Độ bền vết cắt (shear strength) là 1 hàm số của sự kết dính các vật liệu trái đất
và sự ma sát trong. Những mặt phẳng trượt tiềm tàng là mặt phẳng địa lý yếu
nhất trên vật liệu của dốc.

Sự ổn định của dốc thì được đánh giá bằng cách tính toán hệ số an toàn
(SF), được định nghĩ là tỷ lệ giữa các lực kháng cự và các lực di chuyển. Nếu
hệ số an toàn lớn hơn 1 thì các lực kháng cự lớn hơn các lực di chuyển và con
dốc được xem như ổn định. Nếu hệ số an toàn nhỏ hơn 1 thì các lực di chuyển
lớn hơn các lực kháng cự và con dốc này thiếu sự ổn định. Các lực di chuyển và
kháng cự thì không bao giờ ổn định: thay đổi theo những điều kiện địa phương,
do đó hệ số an toàn có thể tăng lên hoặc giảm xuống.

Ví dụ xem xét cấu trúc mặt cặt của đường (roadcut) ở chân dốc với các
đường trượt tiềm tàng (figure 6.4). Đường đã làm giảm các lực di chuyển trên
con dốc bởi vì 1 vài vật liệu dốc đã được di chuyển. Tuy nhiên, việc đường cắt
qua dốc cũng làm giảm các lực kháng cự bởi vì chiều dài của những mặt phẳng
trượt được giảm bớt, và các lực kháng cự (shear trength) hoạt động dọc theo
mặt phẳng này. Nếu bạn kiểm tra hình 6.4, bạn có thể thấy rằng không chỉ có
những phần nhỏ của dốc bị di chuyển, mà còn có phần lớn hơn của mặt phẳng
dốc cũng di chuyển. Vì thế, tác động của con đường cắt qua dốc (the roadcut)
đã làm giảm hệ số an toàn, bởi vì độ giảm của các lực di chuyển nhỏ hơn độ
giảm các lực chống đỡ. Hệ số an toàn thông thường được tính toán cho những
con dốc tự nhiên hoặc nhân tạo như những khu vực phát triển hoặc xây dựng
đường cao tốc.

2.3. Vai trò của các dạng vật liệu trái đất
(The role of earth material type)

Hình: dạng trượt trường( slump)

7
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Vật liệu tạo nên dốc có ảnh hưởng đến dạng di chuyển xuống dốc và tần
số của nó. Sự trượt có hai mô hình chuyển động cơ bản: quay tròn và tịnh tiến.
Đối với các loại trượt quay tròn hay trượt đá (slump), sự trượt xảy ra dọc theo
các bề mặt cong (hình 6.5a). Bởi vì sự chyển động theo một đường cong, những
khối đá (slump block) có khuynh hướng tạo những địa hình giống như ghế ( đôi
khi bị quay và lật hướng lên trên) giống như hình 6.5a. Slumps là hình thức
thường thấy nhất trên đất dốc (soil slope), nhưng nó cũng chỉ xuất hiện ở 1 vài
dốc đá (rock slope), đặc biệt ở những nơi đá yếu như là đá phiến sét. Trượt tịnh
tiến có 2 chiều, chúng xuất hiện dọc theo mặt phẳng trượt nghiêng trên con dốc.
(Sự trượt trong hình 6.2 là trượt tịnh tiến). Các mặt phẳng trượt tịnh tiến thông
thường trên các dốc đá bao gồm cả khe nứt trong tất cả các loại đá, mặt phẳng
đáy (hình6.5b), các đường nứt đất sét trong các đá trầm tích, các mặt lát mỏng
trong đá biến chất. Ở một vài khu vực, các đường trượt rất cạn chỉ 1 phần lớp
đất phủ trên lớp đá, được biết như là trượt đất (soil slip), một dạng của trượt tịnh
tiến, cũng xảy ra (hình 6.5C). Đối với trượt đất (soil slip), mặt phẳng trượt
luôn ở trên đá gốc nhưng ở bên dưới đất, nằm trong lớp vật liệu của dốc được
biết như là lớp đất đá rời rạc- một hỗn hợp của đá bị phong hoá và các vật liệu
khác.

Loại đất là nhân tố trong sự rơi và trượt. Nếu một đá rất bền nằm trên
một loại đá kém bền, khi lớp đá bền bị cắt rời ra nhanh chóng và có thề làm
hỏng các phiến đá mỏng (đá rơi hình 6.6)

Độ bền của vật liệu trên dốc có thể tác động mạnh mẽ đến cường độ và
tần số của sự trượt đất gây ra các tai nạn liên quan tới nó. Ví dụ : creep (sự
chuyển động xuống dốc rất chậm cùa đất hoặc đá), các earthflows (dòng chảy
xuống dốc của vật liệu đất bão hoà nước, có thể chậm hoặc nhanh) trượt đất và
trượt đá (slumps and soil slip) thì phổ biến ở trên dốc đá phiến sét hoặc trên các
dốc có các trầm tích núi lửa(volcanic), trên các dốc trên đá bền chẳng hạn cát
kết(cemented sandstone), đá vôi, hay granit thì ít gặp. Thật ra, đá phiến sét khá
hiển nhiên đối với hoạt động lỡ đất, điều này gọi là “địa thế đá phiến sét”(shale
terrain), đặc trưng cho địa hình bất thường nhiều gò đống được tạo ra bởi các
quá trình chyển động xuống dốc đa dạng. Đối với tất cả hoạt động sử dụng đất,
từ nông thôn đến thành thị, trên đá phhiến sét hoặc các dốc đá yếu khác, trước
khi phát triển phải xem xét kỹ càng khả năng tai biến trượt đất.

2.4. Vai trò của dốc và địa hình


(The role of slope and topography)
8
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Dốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến cường độ các lực di chuyển quan hệ với
nhau trên các con dốc. Khi góc của mặt phẳng trượt tiềm tàng tăng lên, các lực
di chuyển cũng tăng lên; vì thế kết quả của tất cả điều này là trượt đất sẽ xảy ra
thường xuyên hơn trên các dốc đứng. Và một nghiên cứu về sự lở đất đã xảy ra
trong hai mùa mưa ở vịnh San Francisco của California đã xác định được là 75-
85% hoạt động trượt đất có liên quan mật thiết với các khu vực đô thị có độ dốc
lớn hơn 15% hay 8,5o. Về mặt quốc gia, các vùng núi ven biển của California và
Orezon, các ngọn núi Rocky, và Appalachian có tần số trượt đất lớn nhất. Tất cả
các lọai chuyển động xuống đã liệt kê trong bảng 6.1 đều xảy ra ở những vị trí
này.

Hình: các dạng vận động của trượt đất

Ở 1 vài phạm vi nào đó, các hoạt động trượt đất là một hàm số của độ
dốc và địa hình. Ví dụ: lở đá và lỡ tuyết (debris avalanches) (sự chuyển động
xuống dốc rất nhanh của đất đá và mảnh vụn hữu cơ như cây…) thì có liên quan
tới các con dốc rất đứng, và ở miền Nam California trượt đất nông thì phổ biến
trên các dốc đứng bão hòa nước. Những trượt đất (soil slip) này thường bị biến

9
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

đổi thành các luồng đất hay luồng bùn khi xuống dốc và điều này có thể hết sức
nguy hiểm (hình 6.7). Ở khía cạnh khác, các luồng đất (earthflow) có thể xảy ra
trên các dốc vừa và tác động của việc lỡ đất có thề quan sát được trên các dốc
chỉ có vài độ. Thuật ngữ khác là dòng chảy rác (debrish flow), là dòng chảy
xuống dốc của các vật liệu tương đối thô. Hơn 50% các hạt trong dòng chảy rác
thô hơn cát. Dòng chảy rác có thể chuyển động rất chậm hoặc nhanh còn tùy
thuộc điều kiện. Dòng chảy bùn (mudflow)và các dòng chảy rác có quan hệ với
các quá trình của núi lửa được thảo luận ở chương 8

2.5. Vai trò của khí hậu và thực vật


(The role of climate and vegetation)
Khí hậu và thực vật có thể ảnh hưởng đến dạng trượt đất hay chuyển
động xuống dốc khác. Thời tiết điều khiển tự nhiên và phạm vi mưa do đó độ
ẩm (moisture) sẽ chứa trong các vật liệu của dốc.Ví dụ: cả hai dòng chảy đất
(earthflow)(thường xuyên có trên dốc) và dòng chảy bùn hay rác (mudflow hay
debris flow)( ban đầu có thể được giới hạn trong các con kênh) liên quan tới sự
di chuyển xuống dốc của các vật liệu trái đất bão hào nước. Tuy nhiên, dòng
chảy đất thông thường và dòng chảy bùn khá hiếm ở các khu vực ẩm ướt, nơi
mà có sự phân chia tốt lượng nước thấm vào dốc, tạo điều kiện thuận lợi cho
các dòng chảy đất. Hơn nữa, vùng ẩm ướt có rất nhiều dòng chảy lâu năm, và
nó liên tục vận chuyển các trầm tích từ những con dốc ra khỏi lưu vực.Vì thế,
những nguy hiểm từ dòng chảy rác chắc chắn sẽ xảy ra ở vùng ẩm ướt, và tác
động củ nó giống như là của 1 cơn bão lớn

Vai trò của thực vật đối với trượt đất và các hiệu ứng có liên quan rất
phức tạp, bởi vì thực vật ớ 1 khu vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời
tiết, loại đất, địa hình, những vụ hoả hoạn trong lịch sử. Mỗi yếu tố trong đó có
ảnh hưởng rất lớn đến những gì xảy ra trên các con dốc. Thực vật có ý nghĩa rất
quan trọng đối với tính bền vững của con dốc vì 3 lý do sau:

+ Thực vật cung cấp độ che phủ làm giảm bớt va chạm của những trận
mưa rơi trên dốc, giúp cho nước thấp vào đất dễ hơn, và làm chậm quá trình
xói mòn trên bề mặt.

+ Thực vật có hệ thống rễ sẽ tạo ra sự liên kết chắc chắn đối với các vật
liệu trên dốc.

+ Thực vật làm tăng sức nặng cho dốc

10
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Hầu hết các vấn đề trượt đất đều liên quan đến tính ổn định của dốc và
thảm thực vật rất phức tạp nhưng đều có liên hệ với sự xáo trộn, thay đổi hoặc
loại bỏ thảm thực vật ở trên dốc.

Hình 6.8 chỉ về hình ảnh một trượt đất phức tạp đã xảy ra vào năm 1995.
Đường dốc đứng mà ở đó sự trượt đã xảy ra là một vách đá biển 40000 năm
tuổi. Ở trên đỉnh dốc, địa hình trở nên khác bằng phẳng, và 1 vườn lê được phát
triên tại đây. Và mối nguy hiểm đang dần gia tăng do việc tưới nước cho vườn
cây ăn quả làm tăng độ ẩm trong đất, làm giảm tính vững của độ dốc do đã làm
giảm bớt lực chống chịu. Việc xây dựng 1 con đường trên dốc đã góp phần
thêm cho sự thất bại. Những nhân tố phức tạp khác bao gồm đường trượt được
tạo ra do trận mưa dữ dội và nó đã kích hoạt đường trượt cũ và nhỏ hơn trên dốc
đứng ở vùng, và trước đây nó đã có nhiều đường trượt tự nhiên. Do đó cả
nguyên nhân và sự trượt đều phức tạp bao gồm sự liên kết giữa vật liệu dốc yếu,
địa hình, nước và cách sử dụng của con người.

Việc xáo trộn hoặc loại bỏ thảm thực vật bởi việc đốn hạ cũng góp phần
làm tăng nguy cơ trượt đất. Rõ ràng việc loại bỏ hay chặt tất cả cây cối đã gây
ra nhiều vấn đề:

+ Tốc độ thoát hơi nước của cây giảm một cách rõ rệt, độ ẩm đất tăng
lên và sự ổn định của dốc đã giảm đi.

+ Trong 1 vài trường hợp cụ thể, lượng nước thấm vào dốc có thể tăng
lên. Đây là điều đặc biệt rất giống như đất trên độ dốc tương đối thấp được bao
phủ bởi lớp tuyết dày vào mùa đông và tan chảy từ từ vào mùa xuân.

+ Cùng với việc loại bỏ những cây có gỗ màu đỏ (tái sinh sau khi đốn),
rễ của những cây bị chặt sẽ thối rửa theo thời gian, kết quả hiển nhiên là làm
giảm sức chịu đựng và tính dính kết của đất. Và điều đó cũng làm giảm các lực
chống đỡ của con dốc, và điều này giúp giải thích việc trượt đất tăng lên tăng
lên sau khi thu hoạch nông sản như chặt cây.

Trong vài trường hợp, sự hiện diện của thảm thực vật lại làm tăng khả
năng xảy ra trượt đất, đặc biệt là trượt đất nông trên những đường dốc đứng.
Một dạng trượt đất ở phía nam khu vực bở biển California xảy ra trên những
đường dốc đứng, được bao phủ bởi thực vật có lá phủ những tinh thể băng (hình
6.9). Đặc biệt trong những tháng mùa đông ẩm ướt, những rễ ngắn của thực vật
này hút nước, thêm 1 trọng lượng đáng kể vào dốc đứng (mỗi lá cây dự trữ
nước và trông như 1 căn tin nhỏ) và tăng lực di chuyển. Thảm thực vật dùng để

11
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

chắn những trận mưa rào cũng là nguyên nhân làm tăng sự thấm nước vào trong
đường dốc, làm giảm đi lực chống chịu. Khi đến 1 mức nào đó thì thảm thực
vật và một vài cm rễ cây và đất sẽ trượt .

Trượt đất xảy ra trên những đường dốc tự nhiên đã gây ra nhiều vấn đề
nguy hiểm tại phía nam California (hình6.10). Trong trường hợp này, những bụi
cây rậm rạp làm tăng sự thấm nước vào trong dốc, làm giảm đi hệ số an toàn. 1
nghiên cứu kết luận rằng, trong một vài trường hợp độ nhạy của trượt đất có thể
rất lớn trên dốc có thảm thực vật so với dốc mà ở đó thảm thực vật gần như đã
bị loại bỏ do đốt. Điều này không có nghĩa là là việc đốt thảm thực vật không
làm tăng tai biến trượt đất. Thậm chí, thỉnh thoảng trượt đất lại giảm xuống do
việc loại bỏ thảm thực vật, và vấn đề này không thể bỏ qua. Thêm vào đó, sự
xói mòn các hạt với nhau tăng lên rất lớn do những cơn mưa lan ra và chảy trên
vùng dộng lớn. Những trầm tích xói mòn sẽ tích tụ ở hẻm núi cùng với rác
(cành cây, sỏi…), và điều đó sẽ tạo ra những dòng chảy rác và dòng chảy bùn
vào mùa đông.

2.6. Vai trò của nước


(The role of water)
Nước hầu như đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến trượt đất, vì
thế vai trò của nó là đặc biệt quan trọng. Nhiều chất hoá học được tạo ra từ quá
trình phong hoá đá, và nó sẽ từ từ làm giảm sức bền của những vết cắt(shear
strength), do những phản ứng hóa học của nước có liên quan đến đất và đá gần
bề mặt trái đất. Nước tự nhiên thường có tính acid bởi vì nó phản ứng với CO 2
trong không khí và đất tạo ra acid yếu H2CO3.

H2O + CO2 H2CO3

Quá trình phong hóa hóa học này đặc biệt có ý nghĩa ở những vùng đá
vôi, đây là loại đá rất dễ bị ảnh hưởng phong hóa hóa học và phong hóa vật lý
bởi acid cacbonic.

Khả năng gây xói mòn của nước cũng ảnh hưởng đến tính ổn định của
dốc. Xói mòn do dòng chảy hay do sóng có thể làm di chuyển vật liệu và làm
tăng độ dốc, vì vậy làm giảm đi hệ số an toàn. Điều này thật nguy cấp, nếu như
chân dốc đã cũ kĩ, và tính ổn định giảm thì những cơn trượt đất đã ngừng hoạt
động sẽ hoạt động trở lại. Do đó, điều quan trọng trước khi thi công là phải
nhận ra những vụ trượt đất cũ dọc theo những con đường cắt qua dốc cũng như

12
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

những công trình khu vực khác, để phân lập và sửa chữa những vấn đề tiềm
tàng đó.

Và tranh cãi đã xảy ra, nước có làm tác động làm trơn những hạt đất
riêng lẽ và đường trượt tiềm tàng (potential slide planes), nhưng điều này không
đúng. Nước không phải là chất bôi trơn. Ngược lại, bề mặt căng của nước bao
quanh những hạt đất sẽ cung cấp lực dính kết.

Ví dụ, cát khô sẽ tạo thành cồn cát hình nón khi chất đống, trong khi đó
cát ướt gần như tạo thành thẳng đứng bởi vì bề mặt căng của nước đã giữ những
hạt đất lại với nhau. Nếu tất cả lỗ hổng đã được lấp đầy, cát ướt sũng có thể
chảy xuống như bùn. Những tác động của nước đối với đường dốc và trượt đất
là có thay đổi được. Đầu tiên, sự bảo hoà nước của những vật liệu trái đất là
nguyên nhân làm tăng áp lực của nước ở những lỗ hổng. Nói chung , áp lực
nước ở những lỗ hổng (pore-water pressure)(áp lực nước tăng lên ở khoảng
trống giữa các hạt, khi các khoảng trống lấp đầy nước) trên những con dốc tăng
lên, sức bền các vết cắt (shear strenth)(lực ngăn cản) trên dốc giảm xuống và
trọng lượng tăng lên (lực di chuyển). Do đó tác động mạng lưới (net effect) sẽ
làm giảm hệ số an toàn. Đây là hệ số rất có ý nghĩa trong việc đánh giá trượt đất
và lỡ tuyết cũng như những dạng trượt đất khác. Áp lực nước ở những khoảng
trống sẽ tăng trước khi xảy ra trượt đất, và nhất nhiều vụ trượt đất là do sự tăng
áp lực bất thường.

Nói chung, trượt đất xảy ra trong suốt những trận mưa dữ dội khi có sự
hiện diện của mực nước ngầm ở gần mặt đất (figure 6.13).Trong những trận
mưa dông, tốc độ thấm nước bề mặt ở những vùng chưa bảo hoà nước hay đất
đá rời rạc vượt qua tốc độ thấm nước qua lớp đá ở dưới lớp đất đá rời rạc, thậm
chí một ít nước di chuyển trên dốc cũng thấm vào đất, làm tăng mực nước
ngầm.. Và tai hoạ sẽ xuất hiện khi lực chống đỡ giảm đến mức vừa đủ- khi hệ
số an toàn nhỏ hơn 1. Hệ số an toàn sẽ thấp nhất khi mực nước ngầm dâng cao
lên tới bề mặt, và dấu hiệu để biết là khi khối đất trên mặt phẳng trượt tiềm tàng
bảo hoà nước.

13
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Cách thứ hai mà nước có thể làm giảm sự ổn định của dốc là nước rút đi
nhanh chóng, sự hạ thấp nhanh chóng của mực nước ở hồ chứa hay sông (với
giá trị thấp nhất là 1m/ngày). Khi mực nước ở vị trí tương đối cao, thì một khối
lượng lớn lớn có thể tràn lên bờ, và hiện tượng này được gọi là bank storage (sự
tích luỹ hai bên bờ). Sau đó, nếu mực nước bất thình lình giảm xuống, thì nước
ở hai bờ rút đi mà không có gì ngăn lại. Điều này tạo ra sự phân bố áp lực nước
bất thường ở những khoảng trống, và làm giảm lực chống đỡ; cùng lúc đó khối
lượng nước trong đất sẽ làm tăng lực di chuyển. Chính vì lý do đó, những tai
nạn bờ sông hay xuất hiện dọc dòng sau khi nước lũ rút xuống.

Cách thứ ba mà nước có thể là gây ra trượt đất là do sự hoá lỏng tự nhiên
của các trầm tích giàu sét hoặc làm mềm sét (quick clay). Khi bị xáo trộn, đất
sét sẽ mất đi sức bền biến dạng( shear trength) và nó sẽ có tính chất như chất
lỏng và chảy. Sự xáo trộn đất sét bên dưới Anchorage, Alaska, trong trận động
đất năm 1964 đã tạo ra hiệu ứng trên và đã phá huỷ nặng nề.

Những ví dụ khác về trượt đất có liên quan đến tính nhạy của đất sét có
thể tìm thấy ở Quebec, Canada, nơi những vụ trượt đất lớn đã tàn phá một số
lượng lớn nhà cửa và giết chết khoảng 70 người. Những vụ trượt đất xuất hiện ở
những thung lũng sông dốc, những vật liệu rắn ban đầu đã chuyển thành bùn
lỏng và sự trượt lại bắt đầu. Điều đặc biệt ở đây là sự hoá lỏng đất sét xuất hiện
mà không cần sự rung động của động đất. Ban đầu, sự trượt xảy ra thường do
sự xói mòn sông ở chân dốc mặc dù chỉ bắt đầu ở những khu vực nhỏ, nhưng có
thể phát triển thành thành những thảm hoạ lớn. Bởi vì chúng thường liên quan
đến sự kích hoạt các đường trượt cũ, những vấn đề này trong tương lai có thể
tránh được bằng cách phát triển giới hạn. May mắn thay, những đường trượt cổ
mặc dù bị che phủ bởi thực vật nhưng thường có thể nhận biết được từ những
bức ảnh trên không.

14
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

2.7. Vai trò của thời gian


(The role of time)
Các lực tác động trên những dốc thường thay đổi theo thời gian. Ví dụ,
lực di chuyển và lực ngăn cản cũng thay đổi theo mùa như độ ẩm hoặc do mực
nước ngầm thay đổi. Đặc biệt, những thay đổi này thì nhiều hơn trong những
năm ẩm ướt, do đó tần số trượt đất tăng trong những năm ẩm ướt. Trong những
con dốc khác, việc giảm bớt liên tục lực cản có thể xảy ra theo thời gian, có lẽ
do quá trình phong hóa làm giảm đi sự dính kết các vật liệu trên dốc, hoặc việc
tăng áp lực đều đặn do các điều kiện tự nhiên hay nhân tạo. Theo thời gian, dốc
sẽ trở nên ít vững chắc và tỉ lệ lở đất ngày càng tăng cho đến khi tai hoạ xuất
hiện (figure 6.14a)

Hệ số an toàn của dốc ngày cũng giảm theo thời gian do sự ẩm ướt ngày
càng tăng, gây ra sự xáo trộn những hạt đất trên dốc, làm giảm ma sát bên trong
do đó làm giảm sức bền của những vật liệu dốc.

Hình 6.14b mô tả kết quả của việc xây dựng và lắp đặt hệ thống nước
làm tăng lượng nước xuống dốc định kỳ. Trường hợp này nhấn mạnh 1 điểm
quang trọn như sau: chúng ta có thể thiết kế sao cho con dốc bền vững khi xây
dựng, nhưng sự bền vững đó sẽ thay đổi theo thời gian . Do đó, việc thiết kế dốc
nên bao gồm việc dự phòng làm giảm đi quá trình làm yếu các vật liệu dốc.

2.8. Những nguyên nhân gây ra trượt đất


(Causes of slandslide)
Nguyên nhân thực sự của trượt đất-làm tăng lực di chuyển hoặc làm giảm
lực cản- thường được che giấu bởi những nguyên nhân trực tiếp trước mắt
chẳng hạn như va chạm động đất, chấn động hay như đột ngột tăng một khối
lượng nước trên dốc. Sự khác biệt giữa nguyên nhân thực sự và nguyên nhân
trực tiếp là rất quan trọng. Khi một trường hợp trượt đất được nêu lên trong
một hội nghị, các nhà khoa học trái đất đã mong chờ cung cấp một tuyên bố
cuối cùng liên quan đến nguyên nhân trượt đất. Ví dụ, sự trượt dịch chuyển
(translation slide) có thể xem nguyên nhân trực tiếp của nó là do mưa lớn làm

15
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

vật liệu trái đất bão hòa nước, nhưng ngược lại nguyên nhân thực sự là khả
năng làm trượt do tầng đất yếu ở trên, như lớp đất sét. Ví dụ khác: sự kém
chất lượng của dốc nhân tạo trong sự phát triển nhà ở, mà ở đó nguyên nhân
trực tiếp là động đất nhưng nguyên nhân thực sự là con dốc đã được xây dựng
một cách tệ hại.

Nguyên nhân của trượt đất có thể chia ra thành nguyên nhân bên ngoài và
nguyên nhân bên trong. Những nguyên nhân bên ngoài làm tăng áp lực lên vết
cắt (lực di chuyển trên 1 đơn vị diện tích) khi độ bền mặt cắt là tương đối ổn
định (lực ngăn cản trên 1 đơn vị diện tích). Những ví dụ về nguyên nhân bên
ngoài như: sự vận chuyển trên con dốc, làm dốc sâu hơn do xói mòn hay đào
đường, hay do rung lắc của động đất. Những nguyên nhân bên trong tạo ra trượt
đất bao gồm các quá trình làm giảm độ bền mặt cắt . Các ví dụ này bao gồm
những thay đổi như sự gia tăng áp lực nước ở những khoảng trống hoặc làm
giảm tính dính kết của các vật liệu trên dốc. Thêm vào đó, 1 vài nguyên nhân
gây ra trượt đất là trung gian giữa 2 nguyên nhân trên, nó có những đặc điểm
của nguyên nhân bên ngoài và bên trong. Ví dụ : khi mực nước hạ nhanh
chóng, nó sẽ làm tăng áp lực lên mặt cắt (gây ra bời khối lượng của nước trên
con dốc) cùng với việc giảm shear strength (gây ra do áp lực ở khoảng trống
cao). Một vài nguyên nhân trung gian khác bao gồm hoá lỏng tự nhiên, và
phong hoá lớp đất dưới bề mặt và xói mòn.

3. Các hoạt động của con người và trượt đất


(Human use and lanslide)
Tác động do việc sử dụng đất và hoạt động của con người làm cho cường
độ và tần số xảy ra trượt đất thay đổi từ gần như không có gì đến một thảm hại
rất nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, hoạt động của chúng ta sẽ phải làm
thay đổi cường độ và tần số của trượt đất, thì chúng ta cần biết trượt đất sẽ xảy
ra ở đâu, khi nào và tại sao xảy ra trượt đất, để tránh những vùng có nguy cơ
trượt đất và làm giảm thiệt hại. Trong những trường hợp khác mà ở đó cách sử
dụng đất của con người đã làm tăng số lượng cũng như tính khốc liệt của trượt

16
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

đất, chúng ta cần phải biết cách nhận ra chúng như thế nào, kiểm soát và làm
giảm khả năng xuất hiện của chúng đến mức có thể.

Sự kết hợp những điều kiện địa lý bất lợi chẳng hạn như đất hoặc đá yếu
kém, những mặt phẳng trượt tiềm tàng trên những đường dốc thẳng đứng với
những cơn mưa xối xả (chảy xiết), tuyết rơi, mặt đất đóng băng theo mùa sẽ tiếp
tục tạo ra hiện tượng trượt đất, dòng chảy bùn, lở tuyết và nó không liên quan
đến các hoạt động của con người. Những quá trình tự nhiên đó phản ứng với các
điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, những hoạt động sử dụng đất của con người và
những dạng sụt lún đã làm tăng mức độ nghiêm trọng của các thảm hoạ đó.
Chúng ta hãy so sánh. Ví dụ, ảnh hưởng của những vụ lở tuyết ở những vùng
dân cư thưa thớt với những vùng đông dân.

3.1. Timber Harvesting and landslide

CASE HISTORY

Vaiont Dam

Thảm họa đập ngăn nước nặng nề nhất trên thế giới diễn ra vào 9-10-
1963, khi đó, khoảng 2600 người bị mất tích tại Vaiont Dam ở Italy. Theo báo
cáo của George Kiersc , thảm họa có liên quan đến con đập hình cung cao nhất
thế giới (267m) , thật kỳ lạ, vì ko có 1 sự bảo vệ có thể duy trì mãi bởi một lớp
vỏ của đập nước hay trụ chống . Thảm kịch gây ra bởi một vụ trượt đất rất lớn,
với hơn 238,000,000m3 đất đá và các mảnh vụn khác di chuyển với tốc độ
95km/hr xuống sườn phía Bắc của núi phía trên hồ nước, và lấp đầy nó 1,8km
dọc theo trục thung lũng đến chiều cao 152m trên mực nước hồ (hình 6.16), sự
di chuyển nhanh chóng đã tạo nên 1 luồng không khí dữ dội từ dưới lên, đẩy
đất đá và nước lên phía Bắc thung lũng, cao hơn 250m so trên mực nước hồ. Sự
trượt kèm theo tiếng nổ của hơi, nước và đất đá tạo nên trận động đất mạnh mẽ
có thể biết được mặc dù ở xa hàng cây số. Nó thổi những mái nhà của một
người hơn 250m trên hồ và ném người đàn ông với các đất đá và mảnh vụn. Sự
lấp hồ đã tạo những cơn sóng cao hơn 90m cuốn theo trụ chống của đập nước.
Xuôi dòng chảy hơn 1.5 km, sóng vẫn còn cao hơn 70m và mọi thứ trên đường
đi đều bị hủy diệt hoàn toàn. Toàn bộ những sự kiện diễn ra (trượt và lũ lụt )
trong vòng chưa đến 7 phút.
Theo dữ liệu về những vụ trượt đất trong khoảng thời gian 3 năm, giá
trị của chúng là rất khác nhau từ ít hơn 1cm cho đến 30cm mổi tuần, đến tháng
9 – 1963, đã tăng lên đến 25cm hàng ngày. Cuối cùng, một ngày trước khi xảy
ra vụ trượt đất, nó đã hơn 100cm mổi ngày. Các kỹ sư đãdự đoán là trượt đất,
nhưng một trong chúng có cường độ nhở hơn, và họ không đã không nhận ra
17
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

cho đến 10-8, một ngày trước khi xảy ra trượt đất, là một vùng rộng lớn đã di
chuyển như một khố đồng nhất nhưng không bền vững. Các động vật trên sườn
đồi đã cảm nhận được nguy hiểm và đã di chuyển ra xay vùng đó vào 1/10.
Trượt đất được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiều nhân tố. đầu tiên là các
yếu tố địa chất đối nghịch, bao gồm đất đá yếu và đá vôi với những vết nứt gãy,
những chổ đất sụt và lớp đất sét, các yếu tố có khuynh hướng tác động xấu tới
hồ nước, tạo ra những khối không bền vững (hình 6.17 trên trang 145), và địa
hình rất dốc tạo nên lực di chuyển mạnh mẻ (sức hút). Thứ 2, áp lực nước ở
những khoảng trống được tăng lên trong đất đá ở thung lũng, do sự ngăn nước
trong hồ. Sự di chuyển của nước mặt ở bank storage đã làm tăng áp lực nước ở
những khoảng trống và giảm lực ngăn cản trên dốc. Tốc độ của sự lở trước
trước khi trượt đất đã tăng lên, khi mực nước ngầm tăng lên cùng với mức
nước của hồ chứa. Thứ 3, mưa to từ cuối tháng 9 đến ngày thảm họa đã làm
tăng trọng lực của các vật liệu trên dốc, làm tăng áp lực nước trong đá, và làm
tăng lượng nước chảy tràn vào hồ chứa thâm chí sau đó các kỹ sư đã cố gắng
làm giảm mực nước trong hồ.
Một kết luận là, nguyên nhân của thảm họa gia tăng là do sự gia tăng
các lực di chuyển cùng với sự giảm xuống rất lớn của các lực ngăn cản, làm
tăng lượng nước mặt trên dốc từ đó làm tăng áp lực nước ở những mặt phẳng
trượt yếu trên đá .

Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thống nhất ý kiến khi xem xét vấn đề
trượt đất có liên quan với thu hoạch gỗ.

3.2. ĐÔ THỊ HÓA VÀ TRƯỢT ĐẤT


( Urbanization and landslide)

18
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Hình : trượt đất ở đô thị

Các hoạt động của con người đối với cảnh quan thì rất giống những nguyên
nhân gây nên trượt đất trong những vùng đô thị, nơi có mật độ dân số cao và các
công trình xây dựng như đường phố, nhà cửa, và các ngành công nghiệp. Ví dụ
minh họa từ Rio de Janeiro, Brazil, LosAngeles, California.
Rio de Janeiro, với dân số hơn 6 triệu, có thể có rất nhiều vấn đề về tính ổn
định của dốc hơn bất cứ thành phố nào có cùng diện tích. Thành phố nổi tiếng
về những đỉnh núi đá granite đẹp, tạo nên cảnh quan đẹp mắt trong thành phố
(hình 6.18). Sự kết hợp của những con dốc đứng và các vết nứt gãy của đá được
che phủ bởi bề mặt trầm tích đã góp phần gây ra các vấn đề. Lúc trước , những
cây gổ trên dốc bị chặt để làm nhà, chất đốt và để tạo khoảng trống cho nông
nghiệp. Hoạt động này đã kéo theo sau là những trận trượt đất có liên quan tới
những cơn mưa lớn đổ xuống. Gần đây hơn, do thiếu đất trên những vùng bằng
phẳng nên sự phát triển đô thị gia tăng trên những con dốc. Thực vật đã bị loại
bỏ, thay vào đó là làm những con đường tới các địa điểm phát triển ở những nơi
ngày càng cao. Sự đào bới đã cắt chân các dốc, và cắt đứt lớp đất che phủ tại
điểm tới hạn. Thêm vào đó việc lấp đầy các vật liệu ở những nơi đào bới trên
con dốc đã làm tăng các lự di chuyển trên con dốc. Bời vì vùng này định kỳ trải
qua những cơn bão dữ dội, và thật dễ dàng để thấy rằng Rio de Janeiro có
những vấn đề rất nghiêm trọng (13).

19
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Trong tháng 2-1988, một cơn dông rất mạnh đã đổ xuống hơn 12cm nước
mưa xuống Rio de Janeiro trong 4 giờ. Cơn bão là nguyên nhân dẫn đến lũ lụt
và lở bùn và đã làm khoảng 90 người chết, khoảng 3000 người không nhà cửa.
việc khắc phục tiêu tốn hơn 100 triệu USD. Một vài trận trượt đất được bắt đầu
từ những con dốc đứng nơi mà nhà cửa không chắc chắn và việc kiểm soát
lượng nước chảy tràn do bão không còn thực tế nữa.. Ở những khu ổ chuột trên
đồi là nơi có nhiều người chết nhất do lỡ bùn. Tuy nhiên, 1 phần của viện dưỡng
lão trên cạnh dốc một ngọn núi cũng bị cuốn trôi bởi một trận trượt đất, giết
chết 25 bệnh nhân và một số nhân viên. Rio de Janeiro đã nhận lấy những hậu
quả nặng nề, do đó để tránh những thảm hoạ lặp lại trong tương lai, họ cần
những phương pháp để kiểm soát lượng nước chảy tràn của cơn bão và làm
tăng độ bền của dốc.

Los Angeles, và nói chung vùng nam California, đã trải qua một tần suất
lớn của trượt đất có liên quan tới sự phát triển trên sườn đồi. Trượt đất ở Nam
California là kết quả của nhiều điều kiện vật lý phức tạp, 1 phần trong đó là do
sự thay đổi phức tạp về địa hình địa phương, các loại đất, khí hậu và thực vật.
Sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và hoạt động của con người là phức tạp
và không thể đoán trước được. Vì lí do này, khu vực này thỉnh thoảng được đưa
ra như 1 ví dụ điển hình về sự tăng lên chưa từng thấy về các giá trị của địa chất
đô thị. Los Angeles đã lãnh đạo quốc gia trong việc phát triển các bộ luật liên
quan (sự đào nhân tạo và lấp đầy) cần thiết cho sự phát triển.

Trượt đất tác động đến 60% chiều dài của bãi đá trên biển ở miền Nam
California (thấy ở hình 6.12), và sự lui vào của các vực đá chắc chắn được
điều khiển bởi trượt đất (14). Từ các đặc trưng địa chất phước tạp của vùng,
cũng như bằng chứng từ những những vết trượt đất để lại hay trầm tích của
trượt đất, mà ta kết luận rằng trong lịch sử những con dốc đó đã hoạt động. Tuy
nhiên, hoạt động của con người đã làm tăng cường độ và đặc biệt là tần suất
của trượt đất.

Quá trình phân loại (những vết cắt hình ghế trên con dốc ở khu vực nhà
ở, gọi là “pads” từ câu nói vào những năm 60 “come on over to my pad “ ) ở
Nam California đã chịu trách nhiệm cho những trận trượt đất. Trong quá khứ
quá trình tự nhiên này đã mất hàng ngàn năm để tạo ra các vực sâu, dãy núi, và
đồi. Trong thế kỷ này, chúng ta phải phát triển các máy móc để xếp loại chúng.
L.B.Leighton viết: ”Với những kỹ thuật hiện đại và sự phân loại rõ ràng, và tài
chính thích hợp, sẽ không có ngọn đồi nào trở nên thô do các hoạt động phát
triển trong tương lai”.(14). Không 1 vật liệu trái đất nào có thể chống chọi sự

20
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

tấn công nghiêm trọng của khoa học kỷ thuật hiện đại. Vì vậy, hoạt động của
con người là một tác nhân địa chất chất có khả năng tạo hình cho cảnh quan như
là sông băng hay dòng sông. Chúng ta có thể biến đổi độ dốc của những quả đồi
chỉ trong 1 đêm thành những dãy đất bằng phẳng và những con đường, và sự
thay đổi đó đã dẫn tới 1 số lượng lớn vụ trượt đất nhân tạo. Như đã thấy trên
hình 6.19, những con đường được làm quá dốc kết hợp với việc tăng lượng
nước chảy tràn sau những cơn mưa, và sự gia tăng khối lượng các vật liệu tích
tụ hay nhà cửa, đã làm cho những con dốc bền vững trở nên kém bền. Một số
dự án làm dốc, đường hay lắp đầy vật liệu sẽ làm tăng chiều cao của nó, hoặc
làm tăng tổng tải trên nó từ đó gây ra trượt đất.

Trượt dất trên vùng đất tư và chung ở Halmiton County, Ohio, đã để lại
nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sự trượt xảy ra trên các trầm tích băng ( đa số là đất
sét, lakebed, till) và đất đá rời rạc ở trên đá phiến sét; thiệt hại trung bình mỗi
năm hơn 5 triệu USD.

Sự thay đổi của những con dốc có liên quan tới vấn đề đô thị hoá ở
Allegheny Country, Pennsylvania, ước tính việc đô thị hoá chịu trách nhiệm cho
90% trượt đất gây ra ở đây, và làm thiệt hại trung bình khoảng 2 triệu USD
hàng năm. Hầu hết trượt đất di chuyển chậm, nhưng ở thành phố kế bên, đá lở
đã đè bẹp một chiếc xe buýt và giết chết 22 hành khách. Hầu hết các trượt đất ở
Allegheny County là kết quả từ hoạt động xây dựng, nó làm nặng thêm dốc ở
trên cao và cắt vào những vị trí nhạy nhưng dưới chân dốc, hay làm thay đổi
điều kiện nước trên hoặc trong dốc (15).

4. Giảm thiểu rủi ro trượt đất


(Minimizing and the Landslide)
Để giảm thiểu tối đa rủi ro của trượt đất, điều cần thiết là nhận ra những
vùng có nhiều khả năng xảy ra trượt đất, để thay đổi con dốc hay tạo ra các cấu
trúc kỹ thuật để ngăn ngừa trượt đất, và cảnh báo cho những người trong vùng
nguy hiểm có nguy cơ trượt đất, và kiểm soát trượt đất khi họ bắt đầu chuyển đi.

4.1. Nhận ra trượt đất tiềm tàng


(Identification of Potential Landslides)

21
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Hinh: các vị trí xảy ra trượt đất

Nhận ra những vùng có nguy cơ trượt đất tiềm tàng cao là bước đầu tiên
trong việc phát triển các kế hoạch để tránh tai biến trượt đất. Những nơi có
khuynh hướng trượt có thể được nhận ra bằng cách kiểm tra các điều kiện địa
chất trong các mỏ khai thác hoặc là kiểm tra qua các hình ảnh vệ tinh để xác
định các vụ trượt đất trước đó. Thông tin này có thể được dùng để đánh giá các
rủi ro và tạo ra các bản đồ dốc ổn định .

SPECIAL FEATURE

Xác định tai biến và rủi ro trượt đất

(Determing landslide hazard and risk)

Phương pháp dùng để đánh giá tai biến trượt đất là bước đầu tiên để làm
bảng danh sách trượt đất, nó có thể là môt bản đồ viễn thám cho thấy những
vùng dường như đã có những thảm hoạ về dốc. Điều này có thể được làm nhờ
các hình ảnh vệ tinh cùng với sự hiểu biết về vùng kiểm tra. Tại một mức độ chi
tiết hơn, đánh giá trượt đất có thể dùng bản đồ có thể xác định những trầm tích
do trượt đất trong giới hạn của các hoạt động liên quan, như vận động và

22
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

không vận động ( thuộc địa chất trẻ ) hay ko vận động (thuộc địa chất cổ). Một
ví dụ là bản đồ cho một bộ phận của Santa Clara County, California, được thể
hiện trên figure 6.20(a). Thông tin liên quan tới hoạt động trượt đất trước kia
có thể sau đó được kết hợp với các vấn đề sử dụng đất để phát triển những dốc
ổn định hay làm bản đồ rủi ro trượt đất với lời khuyên sử dụng đất , như đã
thấy trên hình 6.20(b). Bản đồ càng mới càng được sử dụng nhiều, trong đó
những người làm bàn đồ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà địa chất.
Những bản đồ này không diễn tả chi tiết của từng vùng để đánh giá từng địa
điểm cụ thể nhưng đưa cho chúng ta 1 hướng dẫn chung cho việc lên kế hoạch
sử dụng đất và đánh giá địa chất chi tiết hơn.
Xác định rõ rủi ro trượt đất và làm các bản đồ rủi ro trượt đất thì rất
phức tạp, bao hàm những việc như tính xác suất xuất hiện hay đánh giá khả
năng tổn thất, thiệt hại. Nguy cơ cụ thể (Rs) với 1 cường độ xác định của trượt
đất là :
Rs= E x H x V, địa điểm

E: là yếu tố của rủi ro trong vùng đã nghiên cứu kỹ (i.e.,giá trị về tài
sản, xã hội và hoạt động kinh tế).

H: là khả năng mà trượt đất với cường độ cụ thể sẽ xảy ra. ( trong một
thời gian cho trước ).

V: là hệ số thiệt hại , định nghĩa như một phần của yếu tố rủi ro E, ảnh
hưởng bởi trượt đất cụ thể. Giá trị của V từ 0 (không thiệt hại) đến 1 (phá hủy
hoàn toàn).

Ví dụ: nếu một vùng đô thị trị giá 100 tỉ USD và khả năng xảy ra trượt
đất rộng lớn trong khoảng 10 năm là 1 phần 1000 hay 0,001 và hệ số thiệt hại
là 1%(0,01). Tính

Rs = 100 x 109 x10-3 x 10-2 = 100 x 104 = 1 triệu USD. Tương tự, nguy cơ
trượt đất của các vùng khác cũng có thể xác định, và các thông tin đó có thể kết
hợp với nhau để làm bản đồ nguy cơ trượt đất. phương pháp vẽ phát thảo này
để làm những bản đồ rủi ro này được nêu ra trong chương 4 và được áp dụng
cho các tai biến khác như động đất, cháy rừng, và bão.

Chủ nhà, người mua hay người xây dựng có thể đánh giá nguy cơ trượt
đất trên những cơ ngơi trên sườn đồi, khi nhìn thấy những bằng chứng vật lý cụ
thể, và những dấu hiệu đó có thể cho biết vấn đề trượt đất tiềm tàng hay thực sự
sẽ xảy ra. Dấu hiệu bao gồm : các vết nứt nẻ công trình xây dựng hay những
bức tường gần xung quanh đó, các cửa chính và cửa sổ bị nén hay ép lại; những
bức tường hay hàng rào bị méo đi, nứt những đường ống ngầm dưới mặt đất hay

23
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

những công trình khác, xuất hiện lỗ thủng trong các hồ bơi, làm nghiêng cây và
cột điện, làm nứt mặt đất hay có nhiều gò đống , và nó giống như 1 đặc trưng
trên mặt đất , và sự rò rỉ nước dưới chân dốc.

Sự có mặt của một hay nhiều đặc điểm đó không là bằng chứng hoàn toàn
để nói rằng trượt đất sẽ xảy ra. Ví dụ: những vết nứt trên tường có thể tạo ra do
đất trương ra. Các đặc điểm khác như nhiều gò đống hay steplike ground ở trên
những con dốc vừa ( lớn hơn 15%). Nhưng chắc chắn, việc hình dung khả năng
tiềm tàng của trượt đất cần thiết phải được đánh giá bởi các nhà địa chất học.
Xa hơn nữa, điều đó là thích hợp khi sự quan tâm của chúng ta chỉ là tài sản;
trượt đất thường rộng hơn những lô đất cá nhân; những vùng gần kề nhau, đặc
biệt là những vùng trên dốc và dưới dốc. (15)
Việc phân chia bộ luật nhằm hạn chế tối đa rủi ro trượt đất đã ảnh hưởng
đến vùng trong Los Angeles từ 1963. sự thúc đẩy xây dựng những bộ luật này
đã dẫn tới hậu quả là làm thiệt hại rất lớn về nhân mạng và tài sản vào những
năm 50 và 60.

Từ khi những nghiên cứu chi tiết về kỹ thuật địa chất được áp dụng, phần
trăm số nhà trên đồi bị tàn phá bởi trượt đất và lũ lụt đã giảm đi 1 cách đáng kể.
Mặc dù, chi phí xây dựng những công trình thì nhiều hơn khi áp dụng những
quy định, nhưng chúng sẽ cân băng hơn khi giảm những tổn thất từ những năm
mưa. Và thậm chí thảm hoạ trượt đất trong những năm ẩm ướt tiếp tục đe dạo
chúng ta, thì việc áp dụng những hiểu biết về địa chất và kỹ thuật trước khi xây
dựng ở vùng đồi có thể giúp làm giảm tai biến.

4.2. Phòng ngừa trượt đất


(Prevention of landslide)
Việc phòng tránh những vụ trượt đất tự nhiên là rất khó khăn, nhưng với
ý thức và những việc thực hành tốt kĩ thuật có thể giúp ích nhiều hơn trong việc
giảm thiểu tai biến. Ví dụ, tải lượng trên đỉnh dốc, việc cắt vào những con dốc
nhạy, placing fills trên những con dốc hoặc thay đổi tình trạng nước trên con
dốc nên được tránh hoặc làm với 1 sự thận trọng. Những kỹ thuật xây dựng
thông thường để ngăn ngừa trượt đất bao gồm cung cấp vùng thoát nước trên và
dưới mặt đất, loại bỏ những vật liệu rời rạc trên con dốc, xây dựng những bức
tường hay những cấu trúc hỗ trợ cho con dốc, hay kết hợp cả 2.

Kiểm soát vùng thoát nước: các cách thức kiểm soát thoát nước bề mặt
và dưới đất có ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo sự ổn định cho con dốc. Những
biện pháp cơ bản bao gồm giữ lượng nước chảy qua hay thấm vào trong dốc.

24
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Nước bề mặt có thể chuyển hướng xung quanh con dốc do các dạng thoát nước.
Thông thường chúng ta áp dụng cách này bằng cách làm con đường cắt
qua( hình 6.22a). Khối lượng nước thấm vào trong dốc có thể được kiểm soát
bằng cách che phủ dốc bằng các lớp không thấm nước, như là đất-xi măng,
nhựa đường, thậm chí cả chất dẻo (hình 6.22b). Nước ngầm có thể bị hạn chế
do việc đào rãnh mương (a cutoff trench). Những rãnh mương được lấp đầy sỏi
và đá thô và được đặt ở chỗ có thể ngăn chặn hoặc chuyển hướng dòng chảy ra
xa con dốc tiềm tàng không bền vững.

Phân loại: mặc dù sự phân loại dốc cho sự phát triển đã làm tăng tai biến
trượt đất trong nhiều khu vực, nhưng sự phân loại có kế hoạch 1 cách cẩn thận
có thể được sử dụng để làm tăng sự ổn định của dốc. 2 kỹ thuật thông thường
làm giảm độ dốc là single cut-and-fill operation, and benching. Trong trường
hợp đầu, vật liệu ở phía trên của dốc được di chuyển xuống gần vị trí cân bằng
của dốc. Cứ như thế khi toàn độ dốc đã giảm xuống, và vật liệu ở những chỗ
góp phần tạo ra lực di chuyển bị di chuyển đi và đặt ở dưới chân dốc, đây là nơi
làm tăng lực chống đỡ. Phương pháp này không được áp dụng ở những dốc
đứng. Lựa chọn khác là con dốc phải được cắt thành những bậc hay 1 số
benches. The benches, được tạo ra cùng với vùng thoát nước bề mặt để đổi
hướng nước chảy tràn, làm giảm độ dốc, thêm vào đó, là sự lựa chọn tốt cho
những khu vực lỡ đá và trượt đất nhỏ

Công trình hỗ trợ dốc: retaining walls, được xây từ concrete


cribbing(hình 6.23), sọt đựng đất, hoặc cột chống (cột bê tông, sắt hay giàn gỗ),
nó sẽ góp phần hỗ trợ mặt nằm ngang của dốc. Chúng chống đỡ rất tốt khi chèn
dưới chân dốc, lấp đất lại với sỏi thấm nước hoặc đá thô, và cung cấp những lỗ
thoát nước để làm giảm sự thay đổi áp lực nước khi xây dựng trên các con dốc.
Một phương pháp khác cũng làm tăng độ bền của dốc nhưng ít thông dụng hơn,
bao gồm sự chen những đá nặng vào các lỗ mà được đào xuyên qua lớp đá rời
rạc tiềm tàng tới lớp đá dính kết. Phương pháp này được sử dụng để bảo vệ cho
con dốc ở đập Glen Canyon trên sông Colorado và đập Hanson trên sông Green
ở Washington.

Việc ngăn ngừa trượt đất có thể rất đắt, nhưng lợi ích của nó của thể rất
lớn. Người ta ước tính rằng tỷ lệ lợi ích-chi phí cho việc ngăn ngửa trượt đất
khoảng từ 10 tới 2000. Cứ mỗi 1 USD dùng cho việc ngăn ngừa trượt đất, thì
giá trị tích luỹ sẽ thay đổi từ 10 tới 2000 USD. Tổn thất do không ngăn ngừa
trượt đất được minh hoạ bởi 1 vụ trượt đất khủng khiếp ở Utah. Đường trượt đã
di chuyển ngang quang hẻm núi vào tháng 4/1983, tạo ra 1 con đập tự nhiên

25
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

cao khoảng 60m và gây ra lũ ở khu dân cư của Thistle (Utah), đường ray nối
liền the Denver- Rio Grande và phần lớn đường cao tốc ở U.S (hình 6.24). Thiệt
hại do trượt đất và cơn lũ gây ước tính khoảng 200 triệu.

Vụ trượt đất ở Thistle có liên quan đến sự hoạt động lại của các đường
trượt cũ, mà nó đã được biết trong nhiều năm và khi xảy ra những cơn mưa lớn
thì nó hoạt động trở lại. Vì vậy, nó có thể đã được biết khi có 1 cơn mưa lớn
khủng khiếp vào năm 1983 và đã gây ra thảm hoạ trượt đất. Thực vậy, khi xem
xét lại lịch sử của vụ trượt đất, các nhà địa chất đã đồng ý rằng vụ trượt đất ở
Thistle là có thể nhận ra được, có thể dự đoán được và có thể ngăn ngửa được!
Việc phân tích những dữ liệu thích hợp đã đồng ý rằng vị trí của vùng thoát
nước ngầm và việc kiểm soát nước chảy bề mặt sẽ làm hạ thấp mực nước ngầm
trong các khối trượt đủ để ngăn ngừa thảm hoạ. Chi phí có việc ngăn ngừa trượt
đất ước tính khoảng từ 300.000 tới 500.000 USD, một con số rất nhỏ so với
thiệt hại. Bởi vì tỷ lệ lợi ích-chi phí trong việc ngăn ngừa trượt đất là quá thuận
lợi dễ dàng, nên chúng ta phải thận trọng trong việc đánh giá trượt đất hoạt
động và trượt đất tiềm tàng hoạt động trong những khu vực mà chắc chắn thiệt
hại có thể ngăn ngừa.

4.3. Hệ thống cảnh báo trượt đất


(Landslide warning systems)
Hệ thống cảnh báo trượt đất không thể ngăn chặn trượt đất nhưng nó có
thể cho chúng ta thời gian để sơ tán người dân và tài sản, dừng các tuyến tàu
hỏa hoặc đổi các tuyến giao thông. Giám sát là hình thức cảnh báo đơn giản
nhất. Những khu vực nguy hiểm có thể nhận biết bằng mắt bởi những thay đổi
bên ngoài và những vụ lỡ đá nhỏ trên đường và những khu vực khác có thể
được chú ý do sư di chuyển nhanh chóng. Việc cho người giám sát những tai
biến có ưu điểm là tin cậy và linh hoạt nhưng nó sẽ trở nên bất lợi trong điều
kiện thời tiết nguy hiểm và ở những vùng nguy hiểm. Những phương pháp cảnh
báo khác bao gồm hệ thống điện, dụng cụ đo độ dốc, máy dò âm thanh dưới đất
có thể nhận được những chấn động từ những tảng đá rơi. Những cái giếng cạn
có thể giám sát bằng các dấu hiệu khi con dốc chứa 1 lượng lớn nước nguy
hiểm. Ở 1 số vùng, quan sát đá lở cũng hữu ích cho việc phát hiện khi nào
lượng mưa vượt quá ngưỡng cho phép và những trượt đất ở chỗ nông trở nên
dễ dàng hơn.

26
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Thay đổi trượt đất


(Landsildes Correction)

Sau khi quá trình trượt đất bắt đầu, cách tốt nhất để ngăn chặn nó chính là
tấn cống đến tiến trình bắt đầu trượt đất. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên
nhân gây ra trượt đất đó là sự gia tăng áp lực nước và trong những trường hợp
đó, 1 hệ thống thoát nước phù hợp nên được tiến hành. Nó có thể bao gồm thoát
nước bề mặt ở phần đầu của đường trượt để giữ cho lượng nước bề mặt thêm
vào bằng quá trình thấm hay dùng ống thoát nước ngầm hay giếng để tháo nước
và làm giảm áp lực nước. Sự thoát nước có khuynh hướng tăng các lực ngăn cản
trên các vật liệu của dốc và do đó làm ổn định độ dốc.

Thành công lớn nhất của hệ thống thoát nước được chứng minh thông
qua mô tả của Kart Terzaghi. Sau 1 cơn bão có cường độ lớn, con dốc 300 đã
xảy ra sự di chuyển lớp đá biến chất bị phong hoá sâu sắc bởi thời tiết. Mặt
phẳng trượt cách mặt đất khoảng 40 m và khu vực trượt đất khoảng 150m bề
rộng và 300m bề dài. Trượt đất xảy ra gần trạm năng lượng thuỷ điện, vì vậy
việc hành động ngay lập tức là rất cần thiết. Những nghiên cứu thực tế chứng
minh rằng nếu mực nước có thể hạ xuống khoảng 5m, thì sau đó các lực chống
đỡ sẽ tăng lên đủ để làm ổn định đường trượt. Hệ thống thoát nước khi hoàn
thành sẽ gồm những con kênh mương và những cái hố khoan sâu đến vùng có
thể chứa nước của đá. Sau khi có hệ thống thoát nước, sự di chuyển sẽ dừng lại
và ngay cả khi đến mùa mưa tiếp theo mang theo 1 lượng mưa kỷ lục thì cũng
không có sự di chuyển nào quan sát được.

5. Lở tuyết
(Snow avalanche)

27
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Hiện tượng lở tuyết là hiện tượng tuyết di chuyển theo dốc 1 cách nhanh
chóng. Nếu có 1 lượng lớn đá, đất, cây kết hợp chặt chẽ với nhau, nó giống như
1 trận lỡ tuyết cùng với các mảnh vỡ. Cũng như trượt đất, lở tuyết cũng có các
lực di chuyển và các lực ngăn cản trên con dốc.

Có khoảng 10000 vụ lở tuyết xảy ra hàng năm ở vùng núi phía tây nước
Mỹ, và có khoảng 1% trong số đó gây tổn thất về người và tài sản, giết chết
trung bình 7 người và thiệt hại 300.000 USD. Số người mất tích ngày càng tăng
cũng như số người thám hiểm những vùng núi đó trong suốt mùa đông.

Lở tuyết có thể xảy ra vào mùa tuyết khô hay tuyết ướt, và có 2 loại lở
tuyết chính.
+ Loại thứ 1: lở tuyết do tuyết không kết dính (loose-snow avanlaches),
xuất hiện khi tuyết rời rạc và có khuynh hướng gây thiệt hại nhỏ và shallow
failure.
+ Loại thứ 2: slab avalanches, tuyết lở theo từng khối có diện tích khoảng
từ 100 đến 10000m3 và độ dày 0.1 đến 10m. Large slab avalanches có sức tàn
phá và nguy hiểm nhất, nó giải phóng 1 năng lượng rất lớn bằng cách huy động
hàng triệu tấn băng tuyết và rơi xuống theo độ dốc với tốc độ 5-30m/s (18-
100km/h) và có thể hơn nữa. Sức ép nằm ngang từ những vụ lở tuyết có khuynh
hướng tăng từ 5-50 tấn/m2, nhưng cũng có trường hợp tăng đến 100 tấn/m2. Để
hiểu rõ về độ lớn của sức ép, chúng ta có thể tưởng tượng như sau với sức ép
chỉ khoảng 3 tấn/m2 là đủ đánh sập được khung ngôi nhà và 100 tấn/m2 có thể
làm sập cả những cấu trúc bê tông được gia cố chắc chắn.

Lở tuyết có thể bắt đầu khi 1 khối lượng tuyết và băng trượt xuống dốc
do có 1 lượng lớn tuyết mới rơi xuống, hay khi có những thay đổi bên trong
khối tuyết tạo ra ra những khối tuyết yếu (độ bền vết cắt yếu) dọc theo những
nơi mà tai hoạ sẽ xuất hiện. Khi tình trạng trở nên bất ổn, chỉ cần khối lượng
của 1 người trượt tuyết thôi cũng có thể gây ra lở tuyết. Một khi đã bắt đầu, lở
tuyết có khuynh hướng theo những đường đã có sẵn (hình 6.25). Tuy nhiên lở
tuyết cũng có thể xảy ra trên những con đường thông thoáng trên con dốc.
Những con đường tuyết đi thường có nhiều nhánh trên đỉnh và tập trung lại khi
càng xuống dốc. Do đó, trong 1 vài trường hợp lở tuyết sẽ đi qua những con
đường chính trong 1 khoảng thời gian ngắn, như sự tích tụ tuyết ở các nhánh
trên cao rồi đột ngột vỡ ra. Tai hoạ có thể xảy ra khi những công nhân đang dọn
mảnh vỡ hay rác từ trận lở tuyết đầu tiên và không đề phòng trận lỡ tuyết thứ 2
sẽ đến sau đó.

Rủi ro lở tuyết có thể giảm được bằng cách tránh xa những khu vực nguy
hiểm, tăng độ ổn định của dốc bằng cách đặt thuốc nổ để dọn sạch tuyết, xây
dựng những cấu trúc để làm chuyển hướng hay làm chậm sự lở tuyết, và trồng

28
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

lại rừng trên những con đường tuyết lở vì những vụ lở tuyết lớn hiếm khi xảy ra
trên những dốc có khu đất rừng rậm rạp.

Tuyết lở chủ yếu đe dọa đến những người trượt tuyết trên cao, nơi dốc
núi đứng, nhưng nó cũng đe dọa đến các khu resort trên núi, làng, đường xe lửa,
đường cao tốc, và thậm chí số khu vực của thành phố. Ví dụ như thủ đô Alaska,
Juneau, đã xảy 1 trận lở tuyết rất lớn. Trong 100 năm qua, những vụ lở tuyết lớn
trên Juneau đã 6 lần giải phóng 1 số lượng băng và tuyết khổng lồ, và 1 số vụ
lở tuyết đi ra tới tận biển. Không có 1 thiệt hại do lở tuyết xảy ra suốt ¼ thập kỉ
qua, tuy nhiên, đã có 1 khu vực phát triển hoàn chỉnh được xây dựng doc theo
dốc tuyết. Và nếu vụ lở tuyết lớn nữa xảy ra, nó sẽ tàn phá khoảng 30 ngôi nhà,
trường học, khách sạn và thậm chí quét đến cảng nơi mà hàng trăm tàu đang
neo lại. Người ta ước lượng rằng 1 ngôi nhà ở khu vực dốc tuyết có tuổi thọ
khoảng 40 năm, thì chắc chắn 96% khả năng sẽ bị phá huỷ bởi tuyết lở, cùng
với những người sống ở đó, nhưng đa số họ đều hờ hững với lở tuyết.

6. Sụt lún
(Subsidence)
Sự tương tác giữa điều kiện địa chất và hoạt động của con người tạo ra
nhiều nhân tố có liên quan một số lượng lớn tai nạn do sụt lún. Sụt lún là sự
chìm xuống 1 cách nhanh chóng của những vật liệu trái đất. Hầu hết sụt lún gây
ra là do sự rút những chất lưu bên dưới hay bởi sự sụp đổ bề mặt và lớp đất gần
bề mặt và đá trên những khoảng trống dưới mặt đất. Sự rút đi của dầu cộng với
của khí và nước, của nước ngầm và của hỗn hợp hơi nước và nước tạo ra năng
lượng địa nhiệt và gây ra sụt lún. Trong tất cả trường hợp, nguồn gốc chung
tạo ra sụt lún đều giống nhau. Những lưu chất trong vật liệu trái đất bên dưới
bề mặt trái đất có 1 áp lực lưu chất lớn và có khuynh hướng giữ lại lớp vật liệu
phía trên. Đó là lý do tại sao đá ở phần dưới đáy hồ bơi có vẻ nhẹ hơn: sức nổi
tạo ra bởi chất lỏng có khuynh hướng nâng đá lên. Nếu sự chống đỡ hay sức nổi
được tạo ra từ vật liệu trái bị loại bỏ đất bằng cách bơm lưu chất ra, lực đẩy sẽ
đi và sụt lún bề mặt sẽ xảy ra.

Cách thức hoạt động thực tế của sụt lún có bao gồm sự liên kết từng hạt
riêng lẻ vật liệu trái đất hay làm tăng lực hấp dẫn giữa các hạt với nhau bởi áp
lực lưu chất thấp. Sự sụt lụt ở những vùng có dầu nói chung bao gồm sự suy
giảm áp lực lưu chất, từ 2.8 x 107 Pa ở độ sâu nhất định (hàng ngàn m) trên 1
diện tích tương đối nhỏ, ít hơn 150 km2. Hay nói cách khác, sụt lún là kết quả từ
sự rút xuống của nước ngầm có liên quan đến sự suy giảm tương đối thấo áp lực
lưu chất, thường thấp hơn 1.4 x 106 Pa, ở độ sâu tương đối nông (thấp hơn
600m), trên 1 diện tích rộng, thỉnh thoảng là hàng trăm km2.

29
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Hàng trăm km2 ở trung tâm thung lũng California đã bị lún xuống đó là
kết quả của việc bơm quá mức nước ngầm. Hơn 5000 km2 ở Los Banos–
Kettleman đã bị lún 0.3m và trong khu vực này, 1 đoạn 113 km đã bị lún trung
bình hơn 3m, lớn nhất khoảng 9m. Khi bị khai thác, áp lực lưu chất được giảm
và những hạt dính sát vào nhau (hình 6.27), và tác động tới bề mặt gây ra sụt
lún. Ví dụ tương tự của sụt lún gây ra bởi việc bơm quá mức được ghi nhận gần
Phoenix, Arizona: Las Vegas, … sụt lún có thể gây ra những khe nứt dài (hàng
trăm mét) và sâu (vài mét) trên bề mặt để hình thành trầm tích.

30
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

6.1. Hố sụp
(Sinkholes)

Sự lở đất cũng được gây ra bởi sự di chuyển của các vật liệu bên dưới
mặt đất theo các quá trình tự nhiên. Những lỗ hổng thường hình thành bên trong
những vật liệu hoà tan được như đá vôi và khoáng và khi chịu tác động của
những khối đá nặng bên trên có thể làm nó sụp đổ. Kết quả là hình thành nên
sinkhole, khu vực xung quanh của nơi đất lở gây ra bởi sự sụp đổ của các lổ
hỏng bên dưới mặt đất. Vài lổ hổng có thể rộng hơn 30m và sâu hơn 15m.

Trong tự nhiên một vài lỗ hổng có thể bị che lấp bởi các vật liệu vỡ vụn,
do sự thiếu trách nhiệm trong việc khảo sát, chúng ta có thể xây dựng các công

31
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

trình bên trên và chịu tác dụng của hiệu ứng chồng chất chúng có thể sụp đổ và
để lại nhung hậu quả to lớn. điển hình là trường hợp của lỗ hổng Allentown.

Một nơi gần Tampa, Florida bất ngờ sụp đổ làm biến mất một phần vườn
cam vào năm 1973. Lỗ hỏng lớn nhất có tên Decmeber Giant rộng 120m và sâu
45m hình thành nắm 1972 gần Motevallo, Alabama, rộng hơn đột ngột do các
tầng đất mặt bị sụp đổ bởi các lớp đá vôi bên dưới bị khoét thủng. Lỗ hổng
cũng được gây ra bởi sự mất mát của tầng đất sét, những người dân gần khu vực
này đã kể rằng họ đã nghe được một tiếng nổ lớn gây ra bởi sự sụp đổ của cây
cối cùng với các chấn động đã làm nhà họ lung lay.

Lỗ hổng để lại nhiều hậu quả to lớn đến các công trình như: đường cao
tốc, nhà cửa, các cấu trúc và cơ sở vật chất… các dao động tự nhiên và nhân tạo
trong mực nước ngầm có thể là một bộ phận cơ giới gọn gàng. Mực nước ngầm
cao là điều kiện cần thiết cho việc mở rộng các hang lớn, và sự nổi của nước
giúp cho việc chống đỡ những chất quá nặng. Mực nước hạ xuống làm lộ ra các
trụ nổi và các cơ sở vật chất bị sụp đổ. Điều này được minh chứng vào ngày 8
tháng 5 năm 1981, ở công viên nước mùa đông, Florida, khi một lỗ hổng lớn bắt
đầu phát triển, nó rộng lên nhanh chóng trong vòng 3 ngày và nuốt chửng một
phần hồ bơi, nhiều ô tô và một ngôi nhà. Tổn thất do lỗ hổng gây ra vượt hơn 2
triệu USD. Lỗ hỏng hình thành mỗi năm gần trung tâm Florida khi mực nước
ngầm xuống thấp nhất. Lỗ hổng ở công viên mùa đông được hình thành trong
suốt mùa hạn khô, khi mựa nước ngầm thấp kỉ lục. vị trí lổ không thể lường
trước vì trong suốt mùa hạn đã xuất hiện rất nhiều lỗ hổng nhỏ xung quanh
“Công viên nước mùa đông”.

Case history

Lehigh Valley, Pennsylvania.


Ngày 23 tháng 5 năm 1986, một lỗ lún đất lớn đã được hình thành ở
thung lũng Lehigh gần Allentown miền dông Pennsylvania. Trong khoảng thời
gian khoảng vài phút, vụ sụp đổ đã để lại một hố dất sâu 14m và có đường kính
tới 30m, gây thiệt hại cho một con đưòng, nhiều bãi đậu xe, vỉa hè, nhiều hệ
thống dẫn nước cùng với nhiều vật chất thiết thực khác. 17 người dân không thể
thoát ra được khi lỗ hỏng xuất hiện, công tác ổn định và sửa chữa lên đến 1,5
triệu USD. Phần phía Bắc thung lũng có nền tảng là khoáng diệp thạch, trái lại
đá vôi bao gồm một phần phía Nam. Thung lũng hình thành bởi sự nâng đỡ của
đá cát kết ở phía bắc còn phía nam là đá granít tiền kỉ camri và đá gờ nai.

Những hình ảnh từ những năm 1940 đến 1969 là những minh chứng cho
các lỗ hỏng sinh ra do lở đất trong lịch sử. năm 1940, lỗ hỏng được vẽ là một
32
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

cái hồ với đường kính khoảng 65m. năm 1958, cái hồ cạn nước tạo thành một
hố rỗng và được trồng cây lên đó và khu vực xung quanh được trồng trọt như
những cánh đồng. bức ảnh năm 1960 cho thấy những tư liệu về việc con người
đang sử dụng hố rỗng đó cho việc tải nhựa đường và nhiều vật liệu vỡ rời khác.
Đến năm 1969 thì không còn bức những tư liệu diễn tả về bề mặt của hố rỗng,
nó dường như đã bị lắp kín và xuất hiện những cách đồng bên trên nó.

Thậm chí lỗ hỏng còn được lắp đầy bởi rác và các loại vật liệu vỡ vụn
khác, nó vẫn nhận được nước thải từ các công trình và ngày càng tăng lên bởi
quá trình đô thị hoá. Nguồn nước bao gồm mưa, bão, các nước thải từ các khu
chung cư và thành thị.theo một vài phỏng đoán thì việc nước rò rỉ cũng góp
phần làm tăng lượng nước ô nhiễm ở khu vực có lỗ hỏng, ngoài ra, do sự đô thị
hoá làm nhu cầu nước ngầm và tài nguyên tăng cao dẫn đến sự suy giảm cửa
mực nước. các chất thải đô thị tác động làm vỡ vụn hoặc di dời các vật liệu bao
phủ bề mặt của phần đất có khả năng sụp lún trong khi mực nước ngầm giảm là
nguyên nhân làm giảm khả năng che đậy chống đỡ của các tầng bên cưới dẫn
đến hình thành lỗ hỏng trên đất như trường hợp lỗ hỏng ở công viên mùa đông.

6.2. Trầm tích muối và sự sụt lún


(Salt deposits and subsidence)
Nhiều vụ lở đất cũng có liên quan đến các mỏ muối, dầu và các mỏ khác.
Muối thường được khai thác bằng phương pháp: nước được tiêm vào hoà lẫn
trong mỏ muối, sau đó các muối lắng xuống khi nước đã quá bão hoà, cuối cùng
muối được bơm ra ngoài. Muối được lấy ra để lại một lỗ hỏng trong đá gốc làm
nó yếu đi và khó lấp đầy lại được. điều này đã để lai hững hậu quả to lớn.

Một vụ lở đất gần Detroit năm 1970, lỗ hỏng rộng 120m và sâu 90m. Một
nơi khác ở Vigirna,lở đất làm mất tích hai hộ gia đình. Theo lời kể của người
dân địa phương thì một gia đình đã dọn đi trước khi sự việc xảy ra khi nằm mơ
thấy núi sụp xuống. Khai thác muối bằng những phương pháp khác cũng có thể
gây ra các vụ lở dất ( trường hợp ở Lake Peigneur, Louisiana )
Những lỗ hỏng lớn liên quan đến việc xây dựng nền móng có thể xảy ra
bên trong mỏ muối. Ví dụ: tháng 5 năm 1980, vùng đông nam Kermit, Texas,
một lỗ hỏng rộng khoảng 110m và sâu 34m đã hình thành sau 48 giờ được đặt
tên là Winksink. Wink Sink và các biểu hiện tương tự là kết quả của các quá
trình tự nhiên, khi vết nứt gãy trong nền móng căn bản của muối bị nước ngầm
hoà tan đạt đến một kích thước nhất định nào đó sẽ gây ra lở đất và dể lại những
lổ hỏng. Vì điều này là một quá trình tự nhiên và những vết đứt gãy luôn tồn tại,

33
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

nếu không được cảnh báo sớm, trong tương lai sẽ lan rộng đến nhiều khu vực
khác.

Case history
Lake Peigneur, Louisiana

Một điển hình cho việc sụp lún đất có liên quan đến mỏ muối được nảy
ra vào ngày 21 tháng 11 năm 1980 ở phía Nam Louisana, khi mực nước hồ
Peigneur quá thấp, trung bình chỉ khoảng 1 mét do sự rút tháo nước bởi sự sụp
đổ của mỏ muối bên dưới, nguyên nhân là do các hoạt dộng của các mỏ khoan
đục một lỗ bên trong của mỏ muối.

Hồ Prigneur tháo nước nhanh đến mức 10 xà lan, 1 tàu kéo, 1 xà lan máy
khoan dầu bị biến mất trong xoáy nước trên mỏ. May mắn là 50 cong nhân mỏ
dầu và 7 người tren tàu đã thoát hiểm. Vụ sụp đất xảy ra ở phạm vi rất rộng
hơn 25ha, bao gồm một khu vườn sinh thái, nhiều nhà kính với mỗi căn trị giá
đến 500.000USD. Khu vườn bị phá vỡ bởi bởi những khe nứt lớn có những bậc
dốc gồ ghề và đất ở bên trên trượt xuống những gờ mới tạo thành của hồ. sau
đó, hồ peigneur bất ngờ được lấp đầy nước trở lại do nhận được nước từ con
kênh nối liền với Gulf, Mexicô. 9 xà lan bị chìm lúc trước bất chợt lại nổi trên
bề mặt hồ 2 ngày sau đó. Vào năm 1983, thiệt hại của hồ Peigneur đã được bù
đắp bởi 30 triệu USD từ các công ty khai thác dầu có liên quan, đồng thời
những người sở hũư vườn sinh học và các hộ cá nhân cũng đã được bồi thường
13 triệu USD.

Việc nước tăng giảm ở hồ Peigneur đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn có liên
quan cấu trúc và tình trạng không bị phân chia của các mỏ muối. đồng thời lên
kế hoạch và có các chiến lược về việc dự trữ dầu thô và công tác khai thác ở
các mỏ khoáng sản.

6.3. Khai thác than đá và sự sụt lún


(Coal mining and subsidence)
Trong các mỏ dầu lửa, các thao tác lấy dầu trên bề mặt đã và đang gây ra
nhiều vấn đề về sạt lở đất.
34
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

Ở vùng Pinsburgh, nơi có mỏ dầu hoạt động hơn một thế kỉ nay, trong
những năm trước các công ty lấy dầu trực tiếp không có trách nhiêm bảo vệ đã
để lại nhiều hư tổn trên bề mặt mỏ dầu. kết quả thật nghiêm trọng khi dầu được
dẫn đến đất canh tác, mặt khác đô thị hoá nhanh cũng để lại những hậu quả do
việc cần dầu làm nguyên liệu. Nếu tất cả dầu được lấy lên, nguy cơ lở đất sẽ
cao. Nếu chỉ dùng 50% số dầu trong mỏ thì dầu chỉ thường cung cầp cho các cơ
quan có thẩm quyền.
Nhiều trường hợp đựơc báo cáo lại, hậu quả do sạt lở đất trên các mỏ dầu
đã ngưng hoạt động hơn 50 năm. Điển hình, tháng 1 năm 1973, vào một buổi
sáng vài ngưòi dân ở Wales, Britain trong khi đang lái xe thì một đoạn đường
bất ngờ sụp xuống tạo thành một lỗ sâu khoảng 10m, xe của họ sắp dổ ngay bờ
vựctrong khi họ cố gắng thoát ra an toàn. Vụ sụp đổ xảy ra ngay trên một phần
của mỏ dầu, nó huỷ hoại nhiều dịch vụ thiết yếu. Nhiều trường hợp tương tự đã
xảy ra trong quá khứ và có thể còn tiếp diễn trong tương lai.

6.4. Nhận thức về sự nguy hiểm của lở đất


(Perception of the landslide hazard)
Những phản ứng thông thường của những người dân ở nam California
khi nói về sự lở đất là: “nó có thể xảy ra ở những sườn đồi khác chứ không bao
giờ là ở dây”, và vì thế chỉ với một tấm bản đồ về sự lan rộng của lở đất khó có
thể ngăn những người dân này di chuyển lên những vùng nguy hiểm tiềm tàng,
và về sau những người chiếm giữ sườn đồi này cũng không nhận thức được sự
nguy hiểm của lở đất và không lắng nghe các thông tin kĩ thuật, dù rằng trong
quá khứ đã có những minh chứng về sự lở dất rõ ràng. Và khi điều không may
xảy ra, nó thường để lại hậu quả thảm khốc, như trường hợp, vụ sạt lở đất ở khu
vực Laguna Hill, California, làm tổn hại lớn về tài sản và nhà cửa, gây ra vấn đề
lớn về chỗ ở cửa nhiều người. Tuy vậy, trong lúc ấy, nhiều người dân ở Rocky
Mountain, Appalachian Mountain, và nhiều nơi khác vẫn tiếp tuc xây dựng nhà
cửa ở những nơi mà lở đất có thể xảy ra trong tương lai.

7. Tổng kết
(Summary)
Lở đất và những hiện tượng liên quan gây ra những hậu quả to lớn và
giảm chất lượng cuộc sống. Dù là các hiện tượng của tự nhiên nhưng nó có thể
tăng hoặc giảm là do các hoạt động của con người.
Hình dạng phổ biến nhất của trái đất là nghiêng và luôn luôn biến chuyển,
sự tiến triển của hệ thống dất trong đó các vật liệu luôn chuyển động theo chiều

35
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

nghiêng tạo nên các hịên tượng từ một cơn sạt lở rất nhẹ cho đến một trận bão
tuyết vang như sấm. Độ dốc được tạo nên từ nhiều yếu tố, bao gồm: đỉnh, bề nặt
thoáng, vật liệu rắn, bở rời và các vật liệu rửa trôi. Sự hiện diện của các yếu tố
riêng biệt về độ dốc cuả dất thường có liên quan đến các ảnh hưởng của khí hậu
và dạng đá. Ngoài ra độ dốc còn chịu ảnh hưởng bởi sự trượt, chảy tràn và rơi
của các vật liệu trên trái đất. Lở đất là một sự kết hợp hết sức phức tạp của trượt
và chảy tràn.
Lở đất sinh ra được xác định bởi sự tương tác của nhiều yếu tố: dạng vật
liệu của trái đất trên sườn dốc, khí hậu, thực vật, cây cối, nước, đỉnh dốc và
thời gian. Nguyên nhân của hầu hết các trận lở đất thường được xác dịnh bằng
cách khảo sát mối quan hệ giữa lực làm các vật liệu trái đất trượt và lực ngăn
cản sự di chuyển đó. Hầu hết các lực đẩy là do khối lượng của vật liệu trôi theo
độ nghiêng còn lực cản là do sự cắt xén chiều dài của các vật liệu trôi. Độ an
toàn của một con dốc được tính bằng công thức là tỉ số giữa lực cản và lực trôi.
Nếu tỉ số lớn hơn 1, điều có có nghĩa đó là một con dốc ổn định. Hình dạng và
loại đá hoặc đất trên con dốc cũng có ảnh hưởng dến tần số suất hiện và loại lở
đất.
Nước có một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của các trận lở đất.
Nước trong sông hồ hay đại dương làm xói mòn chân các khu vực dốc làm tăng
lực trôi. Khi nước được dẫn vào làm tang khối lượng của các vật liệu trôi trên
dốc, áp suất nước cũng tăng lên, dồng thời làm giảm lực cản của các vật liệu
trên dốc. điều này có thể gây ra nhiều trận lở đất và thật sự hầu hết các trận lở
đất là do sự tăng cao đột ngột, bất thường của áp suất nước.
Hoạt động của con người cũng có ảnh hưởng đến độ lớn và tần suất của
lở đất. Vì thế: ở những nơi lở đất xảy ra độc lập với hoạt động con người, chúng
ta cần tìm hiểu kĩ lưỡng về chúng để tránh sự phát triển xây dựng ở những khu
vực nguy hiểm đồng thời cung cấp những biện pháp đo lường và bảo vệ. Còn ở
những nơi số lượng và tính nghiêm trọng của lở đất tăng thì chúng ta cần học
cách làm thế nào để giảm những trận lở đất đến mức tối thiểu.
Để giảm nguy cơ lở đất đến mức tối thiểu chúng ta cần thiết lập các biện
pháp nhận dạng, phòng chống và tiến trình làm việc chính xác. Chúng ta nên có
kĩ thuật điều hành và định vị được các vùng có nguy cơ lở đất tiềm tàng. Ngăn
cản những trận lở dất lớn trong tự nhiên là rất khó nhưng những phương pháp kĩ
thuật tiên tiến có thể giảm rất nhiều những nguy hại do lở đất gây ra khi chúng
ta không thể tránh được. Những công nghệ kĩ thuật cho việc phòng chống lở đất
bao gồm: kiểm soát sự tháo nước của cống rãnh, sông, kênh mương, làm phẳng
hợc lí những nơi dốc có nguy cơ lở đất, thiết kế các công trình phòng hộ như
các dãy tường chặn đất lở. Việc phòng chống lở đất phải tiến hành ngăn ngừa ở
những nơi phát sinh, điềc này đồng nghĩa chúng ta phải làm giảm áp suất nước
trong những khu vực ( như ao , sông, kênh, mương… ) có độ dốc và có nguy cơ
lở đất cao.
Ngày nay, ở những nơi có tuyết phủ, có độ dốc thường xảy ra một hiện
tượng nguy hiểm rất nghiêm trọng đó là tuyết lở. Đặc biệt ở những khu vực núi

36
Trượt đất và các hiệu ứng liên quan 2008

cao, lở tuyết đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người trong những chuyến đi
mạo hiểm vào mùa đông.
Hiện tượng các chất lỏng như dầu, nước được lấy ra khỏi các quặng mỏ
như dầu nước và các loại khoáng sản khác cũng là nguyên nhân gây nên hiện
tượng các hố dất lún lan rộng trên mặt đất. Trong những trường hợp chất lỏng
được rút ra, sự lún xuống sinh ra là do áp suất chất lỏng giảm để chống chịu với
sự che đậy các vật liệu trái đất. trong trường hợp, các vật liệu rắn bị di dời, các
lỗ hỏng được hình thành trong các vật liệu hoà tan như đá vôi… lúc đó phần
bên dưới không thể chống chịu được nữa, và sự sụp đổ của các vật liệu che đậy
bên trên tạo thành các sinkhole.
Nhận thức của người dân về nguy cơ lở đất còn hạn chế, dù rằng họ có
những kinh nghiệm về lở đất nhưng vẫn còn rất thấp, đặc biệt họ không tiếp
nhận và bị ảnh hưởng của các thông tin kĩ thuật hiện đại, nhât là những người
dân sống ở vùng đồi núi.

37

You might also like