You are on page 1of 20

Địa chất môi trường – NHÓM ?

DANH SÁCH NHÓM ?


^”^
HOÀNG THỊ NGỌC BÍCH 0617006

LẠI THÙY HẠNH 0617025

NGUYỄN THỊ THÙY LINH 0617034

PHẠM THANH NHÃ 0617050

PHẠM QUỐC THUẬN 0617070

HUỲNH TẤN THÀNH 0617072

NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM 0617085

-1-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

MỞ ĐẦU
Đất đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Tất cả những thành
phần của môi trường đều liên quan đến môi trường đất ở một mức độ nào đó. Trong
chương này vấn đề ta nghiên cứu sẽ là:
• Làm quen với những thuật ngữ chuyên môn về đất và các quá trình chính
trong sự hình thành đất.
• Tìm hiểu nguyên nhân làm nên độ phì của đất, sự ảnh hưởng của nước đến
những quá trình của đất.
• Nắm được những cách thức phân loại đất mới nhất, đặt biệt cho những mục
đích kỹ thuật.
• Hiểu được những tính chất quan trọng của đất.
• Mối quan hệ trong sự sử dụng đất và đất đai.
• Có ý thức về sự ô nhiễm trầm tích và cách giảm thiểu tác hại của nó.
• Nắm những kiến thức về sự sa mạc hoá và cách đẩy lùi nó.
• Có những hiểu biết về khảo sát đất đai để sử dụng trong qui hoạch sử dụng
đất.

-2-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

I. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT


Đất được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau:
• Các nhà khoa học đất: Đất là vật liệu rắn của trái đất, chịu ảnh hưởng của
các quá trình lí học, hoá học, sinh học, là giá thể của cây xanh.
• Các nhà kỹ thuật: đất là vật liệu rắn của trái đất có thể di chuyển mà không
cần cho nổ tung.

Các nhà địa chất phải có ý thức rằng không chỉ những định nghĩa mới có sự khác
nhau mà những quan điểm của các nhà nghiên cứu về các quá trình hình thành đất,
hay về luật đất đai cũng có sự khác biệt.
Sự quan tâm đến môi trường đất, đặt biệt quan tâm đến những giới hạn trong sử
dụng đất ngày nay rất quan trọng trong các công tác về môi trường.
Trong lĩnh vực sử dụng đất, khả năng sử dụng đất được xác định bằng phần đất
đai hiện diện, đặt biệt trong các công việc đô thị hoá, khai thác gỗ và nông nghiệp.
Đất sẽ trở nên nguy cấp nếu chúng ta xem nhẹ vấn đề rác thải, bởi vì mối quan hệ
giữa rác thải, nước, đất, đá thường quyết định vị trí thích hợp để đặt các bãi rác.
Nghiên cứu đất giúp các nhà qui hoạch đất đai đánh giá các hiểm hoạ tự nhiên bao
gồm lũ lụt, sạt lở đất, động đất. Bởi vì lũ tạo ra sự khác biệt trên bề mặt của đất, xem
xét các tính chất của đất giúp ta phát hoạ được tình hình lũ lụt ở đồng bằng, đánh giá
mối quan hệ giữa tuổi tương đối của đất và vấn đề sạt lở giúp ta ước lượng mức độ
thường xuyên của sạt lở đất, qui hoạch và giảm thiểu nó. Nghiên cứu về đất cũng giúp
các nhà khoa học xác định được tuổi tương đối của các trầm tích đã bị biến dạng.

II. PHẨU DIỆN ĐẤT


Sự hình thành đất là một quá trình phức tạp. Sự tương tác giữa chu kì đá và vòng
tuần hoàn nước đã tạo các vật liệu bị phong hoá, là hợp phần của đất.
Phong hoá là quá trình chia nhỏ đá dưới các yếu tố vật lý, hoá học, hoạt động của
sinh vật. Đất có thể coi là một hệ thống mở liên quan đến nhiều thành phần khác trong
vòng tuần hoàn địa chất. Các đặc tính của đất là kết quả sự tương tác của khí hậu, địa
hình, vật liệu gốc, thời gian và các quá trình sinh học.

CÁC TẦNG ĐẤT


Khi di chuyển theo chiều dọc và ngang, ta sẽ thấy sự khác biệt giữa các tầng đất, các
tầng này gần như song song với bề mặt đất. Tập hợp tất cả các tầng đất được gọi là phẫu
diện đất.
• Tầng O: Chứa nhiều vật liệu hữu cơ nên thường có màu nâu đen hoặc đen.
• Tầng A: Gồm những phần hữu cơ đã mục rữa và khoáng chất, thường có màu
nâu đen hoặc nâu nhạt. Khoáng sét và các loại khoáng khác ( Fe, Ca…) dễ bị rửa trôi
xuống tầng B.
• Tầng E: Dưới tầng O, A đôi khi sẽ xuất hiện tầng này, chứa nhiều khoáng có
màu sáng hơn, do khoáng sét, Fe… đã bị rửa trôi xuống tầng dưới.
• Tầng B: là tầng giàu sét, ion Fe, cacbonate và nhiều khoáng khác lắng đọng từ

-3-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

• các tầng trên xuống. Được gọi là tầng tích luỹ. Kiểu quan trọng nhất của tầng này
là argillic B(Bt), chứa nhiều sét. Ngoài ra còn có tầng Bk chứa nhiều canxi
cacbonate
• Tầng C: Chứa vật liệu gốc, có thể có màu đỏ khi xuất hiện ion Fe.
• Tầng R: Tầng đá móng.
Thuật ngữ hardpan thường được sử dụng trong các văn liệu về đất, nó là một tầng đất
cứng. Tầng này chứa sét bị nén chặt với canxi cacbonate, oxit Fe, silic. Tầng hardpan
không thấm nước, vì vậy mà nó ngăn không cho nước di chuyển xuống các tầng dưới.

PHẨU DIỆN ĐẤT

MÀU CỦA ĐẤT

Một trong những điều cần quan tâm khi nghiên cứu về đất là màu của đất, hay màu
của các tầng đất.
- Tầng O, A thường có xu hướng màu đen do chứa nhiều vật liệu hữu cơ.
- Tầng E thường có màu nâu sáng, do đã bị rửa trôi hết các ion Fe, Al.
- Tầng B có nhiều màu sắc khác nhau từ vàng nâu đến đỏ thẫm phụ thuộc vào sự có
mặt nhiều hay ít của các khoáng sét và oxit Fe. Tầng Bk có màu sáng hơn do chứa
nhiều cacbonate, đôi khi nó cũng có màu đỏ do sự tích luỹ oxit Fe.

-4-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

Mặc dù màu của đất là một công cụ chuẩn đoán quan trọng trong phân tích phẫu diện
đất nhưng cũng cần phải thận trọng. Bởi vì một tầng đất có màu đỏ chưa chắc đã là tầng
B vì nếu vật liệu gốc của nó chứa nhiều ion Fe thì đất sẽ có màu đỏ ngay cả khi phẫu diện
đất phát triển yếu.
Màu của đất là một dấu hiệu quan trọng trong việc phân tích đất có dễ bị rửa lũa hay
không?
- Đất rửa lũa tốt thường có điều kiện thông khí tốt, sắt dễ bị oxi hoá, đất có màu đỏ.
- Đất rửa kém thì ẩm ướt, sắt ít bị oxi hoá, đất thường màu vàng. Đất rửa lũa kém
liên quan đến nhiều vấn đề môi trường như tính ổ định sườn thấp hơn và ít được dùng
để đặt hệ thống chất thải của một hộ gia đình như bể chứa chất thải hay một bồn lọc.

SA CẤU ĐẤT

Sa cấu đất là tỷ lệ của ba cấp hạt : cát, thịt, sét


 Sét có đường kính <0.004mm
 Thịt có đường kính từ 0.004 đến 0.74mm
 Cát có đường kính từ 0.74 đến 2mm
Các vật liệu có đường kính lớn hơn được gọi là sỏi, đá cuội, hay đá tảng phụ
thuộc vào kích thước của chúng. Lưu ý rằng các hạt này được phân loại trong kỹ thuật
xây dựng và sẽ có sự khác biệt chút ít trong hệ thống phân loại của Bộ nông nghiệp Mỹ
(USDA).
Kết cấu đất thường được ước lượng sau đó đất được đem đi lọc sạch, đem chia
nhỏ thành cát, thịt, sét và tính toán lại tỉ lệ các cấp hạt trong phòng thí nghiệm.Để xác
định sa cấu đất ta có thể sử dụng định luật Stock

CẤU TRÚC ĐẤT


Các phần tử đất liên kết thành từng khối, gọi là pet, được phân loại dựa trên hình
dạng của chúng, các dạng này liên quan đến quá trình hình thành đất, mà các quá trình
này ít được hiểu biết một cách rõ ràng.
Cấu trúc hạt dễ gặp ở tầng A, trong khi cấu trúc khối, lăng trụ dễ tìm thấy ở tầng
B. Cấu trúc đất là một công cụ chuẩn đoán quan trọng để nghiên cứu sự hình thành và
tuổi tương đối của các tầng đất. Nói chung theo thời gian phẫu diện đất phát triển rõ ràng
hơn, cấu trúc càng phức tạp hơn, có thể đi từ dạng hạt, khối đến lăng trụ khi lượng sét
trong tầng B càng tăng.

-5-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

III. ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT

Đất có thể xem là một hệ sinh thái phức tạp và hoàn chỉnh. Mỗi một mét vuông đất
chứa hàng triệu sự sống bao gồm các loài gặm nhấm, côn trùng, sâu bọ, tảo, nấm, vi
khuẩn…Các sinh vật này đóng vai trò quan trọng trong sự hoà trộn, làm thông thoáng khí
cho đất, sinh ra các chất dinh dưỡng, tạo nên sự màu mỡ cho đất.
Độ phì của đất là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng dưới những dạng mà cây xanh
sử dụng được. Vd: nitơ, photpho, kali…
Đất phát triển trên đồng bằng lũ, hay trầm tích của băng hà thì chứa nhiều chất dinh
dưỡng, vật liệu hữu cơ tạo sự phì tự nhiên cho đất.
Các loại đất khác phát triển trên đá bị rửa lũa mạnh hay những cặn lắng rời rạc thì ít
dinh dưỡng, độ phì thấp.
Đất sử dụng trong nông nghiệp thường được bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng,
các vật liệu khác nhằm cải thiện độ phì, độ ẩm cho đất.
Độ phì của đất sẽ giảm dưới tác dụng của xói mòn và rủa trôi. Hai quá trình này lấy
đi chất dinh dưỡng, bởi sự gián đoạn các quá trình tự nhiên tạo nên chất dinh dưỡng cho

-6-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

đất, vd như lũ lụt. Độ phì cũng giảm nếu con người lạm dụng việc sử dụng thuốc trừ sâu,
việc này sẽ làm thay đổi hoặc phá hoại các tính chất đất, tiêu diệt các sinh vật đất.

IV. NƯỚC TRONG ĐẤT


Nếu phân tích một khối đất, ta sẽ biết được nó là hỗn hợp của những mẫu khoáng
rắn và vật chất hữu cơ với những khoảng trống ở giữa. Những khoảng trống này được lấp
đầy với trạng thái khí (hầu hết là không khí ) hoặc thể lỏng ( hầu hết là nước ). Nếu tất cả
những khoảng trống trong một khối đất được lấp đầy hoàn toàn với nước, đất sẽ được gọi
là đã ở điều kiện bão hòa. Nếu không thì nó được gọi là bất bão hòa. Đất ở những nơi
đầm lầy có thể bão hòa quanh năm, đất ở những vùng khô cằn chỉ thỉnh thoảng mới có
thể được bão hòa.

Đầm lầy

Một lượng nước trong đất, được gọi là hàm lượng nước hoặc hàm lượng hơi nước
của nó, có thể là rất quan trọng trong việc xác định các tính chất cơ giới như độ bền của
đất, khả năng co rút và giãn nở. Với cát khô, ta không thể xây được một lâu đài cát trên
bờ biển,nhưng với cát ướt thì có thể xây dựng được những bức tường trên cát. Những con
đường bám đầy bụi và sét. Khi đất khô, điều kiện đi lại rất tốt, nhưng sau khi mưa bão,
những con đường này trở thành những hố bùn và gần như không lưu thông được.
Nước trong đất có thể chảy dọc hoặc ngang đi qua những lỗ rỗng, những vết nứt
trong cấu trúc đất. Dòng chảy được coi là bão hòa nếu tất cả những lỗ rỗng được lấp đầy
với nước và dòng chảy bất bão hòa khi chỉ một phần của lỗ rỗng được lấp đầy nước.
Trong dòng chảy không bão hòa, sự chuyển động của nước có liên quan đến những quá
trình dày lên hoặc mỏng ra của màng nước trong lỗ rỗng và ở những hạt đất bao quanh.
Những phân tử nước gần bề mặt nhất thì được giữ chặt nhất và khi những màng nước dày
lên, hàm lượng nước tăng lên và những lớp nước bên ngoài có thể chuyển động. Dòng
chảy bởi thế mà nhanh nhất ở trung tâm của lỗ rỗng và chậm nhất ở vùng cạnh bên.
Việc nghiên cứu những mối quan hệ trong đất ẩm, sự chuyển động của nước,
những chất lỏng khác trong đất cùng với sự giám sát sự chuyển động của chất lỏng là một
chủ đề nghiên cứu rất quan trọng. Nó có liên hệ với nhiều vấn đề ô nhiễm nước như sự di

-7-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

chuyển của xăng dầu rỉ ra từ các thùng chứa dầu hoặc sự di chuyển của những chất lỏng ô
nhiễm từ nơi vứt bỏ rác thải.

V. PHÂN LOẠI ĐẤT

Cả kí hiệu và sự phân loại đất là một vấn đề trong việc nghiên cứu môi trường bởi
vì chúng ta thích tìm hiểu các quá trình xảy ra trong dất và việc con người sử dụng đất.
Một hệ thống phân loại tốt bao gồm cả những đặc tính vật lý và hóa học một cách hợp lý.
Vì vậy chúng ta phải biết rõ 2 hệ thống riêng biệt của sự phân loại đất: sự phân
loại đất được dùng bởi các nhà khoa học đất và sự phân loại cơ giới chia đất theo vật liệu
cấu tạo và tính chất cơ giới.
Nguyên tắc phân loại đất:
Những nhà khoa học đã phát triển 1 hệ thống phân loại khoa học và toàn diện,
được biết như là một nguyên tắc phân loại đất làm nổi bật những đặc tính vật lý và hóa
học của một loại đất nào đó. Sự phân loại này có 6 cấp bậc là Orders, Suborders, Great
Groups, Subgroups, Families và Series. Có 10 Orders dựa theo phẫu diện đất, tình
trạng dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ ( mảnh vụn cây trồng… ), màu sắc ( đỏ, vàng, nâu,
trắng…) và toàn bộ những yếu tố khí hậu ( lượng mưa, nhiệt độ trung bình…). Với mỗi
cấp bậc, sẽ biết thêm được những thông tin về một loại đất cụ thể.
Sự phân loại đất đặc biệt rất hữu ích cho nông nghiệp và liên quan đến mục đích
sử dụng đất. Người ta cho rằng nó quá phức tạp và thiếu các thông tin về cơ giới và kết
cấu nên gây khó khăn khi dùng trong mục đích khoa học- kĩ thuật. Tuy thế, là một nhà
khoa học đất thực sự, cần phải có kiến thức về hệ thống phân loại này.

Hệ thống phân loại theo cơ giới đất:


Hệ thống phân loại đất được thống nhất và sử dụng một cách rộng rãi trong thực
tiễn khoa học. Bởi vì tất cả những đất tự nhiên đều là sự pha trộn của các phân tử thô ( sỏi
hoặc cát ), các phân tử nhỏ mịn ( mùn hoặc sét ),và vật chất hữu cơ. Sự phân chia lớn hơn
của hệ thống này là hạt đất thô, hạt đất mịn, và đất hữu cơ. Mỗi nhóm được xây dựng trên
cở sở kích thước của những phân tử chiếm phần nhiều hoặc sự phong phú của vật chất
hữu cơ. Đất thô là loại đất mà các phân tử đất có đường kính lớn hơn 0,074 mm chiếm
hơn 50% trọng lượng. Đất mịn là loại đất mà các phân tử đất có đường kính lớn hơn
0,074 mm chiếm ít hơn 50%. Đất hữu cơ chứa hàm lượng hữu cơ cao và được biết bởi
màu đen hoặc xám và thỉnh thoảng có mùi của H2 S- mùi trứng thối.

VI. TÍNH CHẤT CƠ GIỚI CỦA ĐẤT


Tất cả đất nằm trên mực nước ngầm(bề mặt bên dưới mà tại đó mọi lỗ hổng của
đá được lấp đầy bởi nước). Có 3 pha riêng biệt:

• Vật liệu rắn


• Chất lỏng
• Chất khí (ví dụ: không khí hay CO2)

-8-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

Đất tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào sự đa dạng về tỉ lệ và cấu trúc của 3 pha này và
một số tính chất kĩ thuật quan trọng quyết định tính chất của đất là:

-Loại khoáng

-Kích thước phân tử

-Lượng nước ở trong đất

Đối với các nhà quy hoạch đất, những tính chất kĩ thuật quan trọng nhất của đất là tính
mềm dẻo, độ bền, độ nhạy, tính chịu nén, khả năng xói mòn.

Tính dẻo liên quan đến lượng nước chứa trong đất được dùng để phân loại đất thoát nước
tốt cho những mục đích kĩ thuật.

Giới hạn lỏng(LL) của đất là lượng nước mà vượt qua mức giới hạn đó đất có những
tính chất như một chất lỏng

Giới hạn dẻo(PL) là lượng nước mà làm cho đất dưới giới hạn có những tính chất như
mất đi những chất mềm dẻo

Sự chênh lệch giữa hai giới hạn LL (Liquid limit) và PL ( Plastic limit) là chỉ số đàn hồi
của đất (PIndex)

Đất có chỉ số mềm dẻo thấp (<5%) có thể gây nên những tác hại bởi vì chỉ cần một thay
đổi nhỏ trong lượng nước chứa trong đất sẽ làm đất chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng.

Mặt khác, chỉ số đàn hồi quá cao(>35%) thì đất sẽ được xếp vào dạng tiềm năng giãn nở
quá cao gây khó khăn trong vấn đề tưới tiêu, thoát nước.

Độ bền là khả năng của đất chống lại sự biến dạng. Không dễ để đánh giá độ bền của đất.
Con số trung bình của độ bền của đất thường không rõ ràng bởi vì đất là sự tổng hợp
nhiều hỗn hợp, đới, lớp vật liệu khác nhau về tính chất vật lý, hóa học.

Độ bền của đất là một hàm của lực kết cấu và lực ma sát. Lực kết cấu là đại lượng phản
ánh khả năng kết dính các thành phần của đất. Lực kết cấu của các thành phần trong loại
đất mịn cấp độ hạt nhỏ là kết quả của lực tĩnh điện giữa các thành phần phân tử và là một
trong những nhân tố quan trọng của độ bền.

Trong loại đất có cấp độ hạt thô bị bão hòa từng phần, lớp phủ độ ẩm giữa các hạt có thể
gây ra sự kết dính bề mặt do sức căng bề mặt. Điều này giải thích cho việc tại sao những
lâu đài cát của trẻ em xây trên bãi biển lại có thể đứng vững được. Mặc dù khi khô thì độ
kết dính cũng bị mất đi.

-9-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

Lực ma sát giữa các hạt cũng góp phần vào độ bền của đất. Tổng lực ma sát cũng là một
hàm của mật độ, kích thước, hình dạng của các cấp hạt. Cũng như khối lượng được tạo ra
do các lực hút của hạt nén từ phía trên.

Lực ma sát ở đất có thành phần hạt thô giàu cát và sỏi là quan trọng nhất . Lực ma sát
giải thích tại sao bạn không bị lún nhiều khi đi trên bãi cát khô. Bởi lẽ các loại đất là hỗn
hợp của hạt thô và tinh.

Độ bền của đất là kết quả của hai lực kết dính và lực ma sát nội. Mặc dù rất khó để tổng
quát hóa nhưng nhìn chung đất sét và đất giàu hữu cơ có độ bền thấp hơn đất có cấp hạt
thô
Thảm thực vất giữ vai trò quan trọng trong độ bền của đất. Ví dụ rễ cây có thể tăng lực
kết dính của đất qua các nhân tố kết dính của rễ con hay sự neo chặt của rễ chính đến các
lớp đá mẹ ở dưới lớp đất mỏng.

Độ nhạy đánh giá những thay đổi trong độ bền của đất từ những nhiễu loạn trên sườn
dốc như chấn động hay hoạt động khai quật. Đất cát, sỏi không chứa sét có độ nhạy thấp
nhất. Khi các loại vật liệu có cấp hạt tinh tăng lên, đất trở nên nhạy hơn. Một số loại đất
sét có thể mất đi hơn 75% độ bền khi có nhiễu loạn. Cát chứa nhiều nước có thể hóa lỏng
khi được lắc và rung mạnh. Quá trình này gọi là sự hóa lỏng. Để quan sát được hiện
tượng này hãy đứng trên bãi cát ướt ở biển và lúc lắc chân, cát sẽ hóa lỏng và bạn sẽ bị
lún xuống một ít

Độ nén là đại lượng đặc trưng cho xu hướng kết chặt của đất, nói cách khác là sự giảm
thể tích. Độ nén chặt là một hàm phụ thuộc tính co giãn của đất và liên quan trực tiếp tới
sự cố định về cấu trúc đất. Sự cố định quá cao sẽ gây nứt tường và nền móng. Vật liệu thô
như cát, sỏi có độ nén chặt thấp và sự cố định do đó kém hơn so với đất có vật liệu tinh
hay chứa nhiều chất hữu cơ

Khả năng xói mòn liên quan tới khả năng các vật liệu của đất có thể bị mất đi bởi gió và
nước. Những vật liệu dễ bị xói mòn bao gồm những lớp bùn, cát không được che phủ và
những vật liệu kết dính lỏng với nhau. Đất kết dính chặt (chứa > 20% sét) và đất ciment
hóa tự nhiên không dễ bị di chuyển bởi gió và nước, do đó có khả năng xói mòn thấp

Độ thấm là đại lượng đặc trưng cho sự di chuyển dễ dàng của nước trong các lớp vật
liệu. Cát, sỏi sạch có độ thấm cao, khi vật liệu tinh trong hỗn hợp cát, sỏi sạch tăng lên
độ thấm sẽ giảm xuống. Đất sét nói chung có độ thấm thấp

Khả năng bào mòn là sự phong hóa chậm hay sự phân ly hóa học diễn ra từ bề mặt
xuống lớp đất phía dưới. Tất cả những vật thể chôn dưới đất: ống, đường dây cáp, mỏ
neo, chân hàng rào là những vật thể để bào mòn. Sự bào mòn phụ thuộc tính chất tính
chất hóa học của đất và cả những vật liệu chôn dưới đất và lượng nước có trong đất. Nếu
đất mang dòng điện tích ( điện trở suất thấp do có nhiều nước trong đất) thì khả năng bị
bào mòn càng cao. Do đó sự đo lường điện trở suất của đất cũng là cách đánh giá hiểm
họa do bào mòn.

-10-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

Khả năng khai quật nói tới tiến trình, công cụ được sử dụng khi con người cần di
chuyển đất. Có 3 loại kỹ thuật khai quật nói chung. Cách thông thường nhất được thực
hiện với máy xúc đất, cuốc.Dụng cụ này dùng để lấy đất ra khỏi vật cần khai quật mà
không làm trầy xước nó (hầu hết các loại đất được loại bỏ bằng cách này).

Gây nổ hay cắt đá là cách thứ ba và là cách tốn kém nhất . Ví dụ loại đất ciment-silic như
bê tông cần được cắt bởi búa khoan.

Khả năng giãn nở liên quan tới xu hướng tăng hay giảm lượng nước trong đất
Sự giãn nở gây ra bởi sức hút hóa học của phân tử nước đối với các thành phấn siêu hiển
vi hay các bản dẹp của các khoáng sét. Các bản dẹp được tạo bởi các khoáng silic nguyên
sinh, aluminum và nguyên tử oxi. Những lớp nước được thêm vào giữa các bản này khi
sét giãn nở. Đất giản nở thường có chỉ số dẻo cao. Phản ánh xu hướng thu hút nhiều nước
khi ở trạng thái dẻo. Khoáng montmorillonite là loại khoáng sét thường gặp trong hầu hết
các loại đất có khả năng giản nở. Khi có đủ nước, khoáng montmorillonite tinh khiết có
thể giãn nở hơn 15 lần so với thể tích ban đầu. Nhưng rất may là hầu hết đất chứa một
lượng giới hạn loại khoáng này. Do đó đất có thể giãn nở từ 25-50% là khá cao rồi. Tuy
nhiên sự tăng thể tích của hơn 3% được xem là có thể gây nguy hiểm. Đất giãn nở ở Mỹ
gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng và là một trong những thiên tai làm tốn kém nhất,
hàng năm gây thiệt hại trong vấn đề xây dựng nhà cửa, đường sá và nhiều công trình xây
dựng khác, tiêu tốn hơn 2 tỉ USD năm. Mỗi năm, hơn 25000 căn nhà mới được xây dựng
trên đất giãn nở. Trong số đó gần 60% sẽ chịu những thiệt hại nhỏ như vết nứt nền móng,
tường, lề đường. Nhưng 10% sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, một số không thể sửa chữa.

Thiệt hại đối với công trình trên đất bị giản nỡ gây ra bởi sự thay đổi thể tích trong đất do
độ ẩm thay đổi. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi lượng ẩm gồm: khí hậu, thảm thực
vật, địa thế, hệ thống thoát nước, vị trí và số lượng công trình. Những khu vực như Tây
Nam Mỹ, nơi có mùa mưa và mùa khô rõ rệt nên gây ra sự giản nỡ thường xuyên. Những
nơi này sẽ có nhiều sự vận động về đất, giản nỡ hơn những khu vực mà mưa xảy ra một
cách cân đối suốt năm.

Thảm thực vật có thể gây ra những thay đổi về độ ẩm trong đất. Đặc biệt trong suốt mùa
khô, những cây lớn hút và sử dụng nhiều nước trong đất. Đất dễ dàng co lại. Do đó, ở
những nơi có đất giản nỡ, trồng cây gần với nền móng của những công trình có khối
lượng nhẹ (nhà đơn)

Địa thế và hệ thống thoát nước rất quan trọng vì những điều kiện về địa thế và hệ thống
thoát nước bất lợi, tạo ra hồ nước quanh hay gần khu vực công trình làm tăng sự giản nỡ
của đất sét.
Tuy nhiên, chủ nhà và nhà thi công có thể làm một số biện pháp để tránh vấn đề này. Một
số thí nghiệm khảo sát trước khi thi công có thể nhận định được tiềm năng co giãn của
đất.
Những thiết kế phù hợp như máng xối nước mưa và nền móng tốt có thể giảm tối đa
những thiệt hại do sự giãn nở của đất. Những chi tiết này sẽ cải thiện sự thoát nước và
cho phép nền móng thích ứng với sự co giãn của đất.
Mỗi loại đất sẽ thích hợp với những mục đích sử dụng nhất định.

-11-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

Nhà quy hoạch can dự vào việc sử dụng đất sẽ không làm các kiểm định để đánh giá
những tính chất cơ giới của đất. Họ phải chuẩn bị tốt để thiết kế cho phù hơp với điều
kiện tự nhiên và lợi dụng đươc những điều kiện địa chất. Nếu những nhà quy hoạch hiểu
được những thuật ngữ chuyên môn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của vật liệu.

Có hai nguyên lý tổng quát được hình thành từ việc thảo luận các tính chất cơ giới:
1. Những dự án xây dựng các công trình lớn, nặng với sự cho phép thấp hay những
dự án cần đất thoát nước tốt thì nên tránh các loại đất có tính chất sau: độ cứng
thấp, độ nhạy cao, độ nén dẻo cao, độ thấm thấp và chỉ số giãn nở chênh lệch
nhiều ; ví dụ: đất sét.
2. Đối với đất có chỉ số bào mòn cao hay đất thường xuyên bị khai quật thì không
dùng cho mục đích xây dựng. Nếu bắt buộc phải sử dụng những loại đất này thì
cần những vật liệu kỹ thuật đặc biệt, những chi phí ban đầu cao hơn bình thường
(trong việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng). Những chi phí sau đó cho việc hoạt
động và bảo trì cũng có thể cao hơn.

VII. TỈ LỆ XÓI MÒN ĐẤT

Tỉ lệ xói mòn đất là một đơn vị thể tích ,trọng lượng hoặc khối lượng của đất bị xói mòn
từ một vị trí ở một thời gian xác định trên một bề mặt diện tích .Ví dụ :kg/năm/ha.Tỉ lệ
này thay đổi tùy theo tính chất cơ giới của đất, sử dụng đất, địa hình và khí hậu.

Có một vài phép tính để đo sự xói mòn đất. Phương pháp trực tiếp là đo chính xác độ dốc
vào từng thời kì của mỗi năm (ít nhất vài lần) và dùng những giá trị này để suy ra ở
những khu vực rộng hơn và thời gian dài hơn. Tuy nhiên, phép tính này ít được sử dụng
vì những dữ kiện về độ dốc và lưu vực sông rất khó thu được .

Phép tính thứ hai,dùng những dữ kiện thu được từ đo đạc quan trắc để tính sự thay đổi về
lưu trữ lượng nước của bể chứa. Lượng nước giảm cho biết thể tích bùn lắng được lưu trữ
.Nếu dùng dữ kiện từ nhiều bể chúa nước chúng ta có thể thu được đường cong về tỉ lệ
lượng bùn lắng.

Phép tính thứ ba, sử dụng phương trình tính lượng xói mòn đất (THE UNIVERSAL
SOIL LOSS EQUATION).

A=RKLSCP
• A: lượng đất bị xói mòn (tấn /năm/ha)
• R:động năng gây xói mòn (động năng của hạt mưa)
• K:hệ số xói mòn
• L:chiều dài sườn dốc
• S:độ dốc của mặt đất
• C:hệ số mật độ che phủ
• P:hệ số các biện pháp chống xói mòn

-12-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ XÓI MÒN.

CẤP LƯỢNG ĐẤT BỊ XÓI MÒN /NĂM (TẤN/HA)

I.1 <=0.5
I.2 >0.5-1
I I.3 >1-5
I.4 >5-10

II >10-50

III >50-200

IV >200

VIII. Ô NHIỄM BÙN LẮNG


Bùn lắng là một chất gây ô nhiễm lớn nhất. Ở nhiều khu vực, sự ô nhiễm bùn lắng
làm nghẹt dòng suối, làm đầy hồ, bể chứa nước, kênh đập; ảnh hưởng đến sự thoát nước
mương rãnh; chôn vùi thực vật và bùn lắng rất khó được sa thải. bao gồm Ô nhiễm bùn
lắng tự nhiên do xói mòn đất mang lại và rửa trôi nguồn sinh vật. Sự ô nhiễm này làm bề
mặt đất suy yếu và giảm khối lượng nước. Hầu hết ô nhiễm bùn lắng tự nhiên bao gồm đá

-13-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

và sự chuyển động của những mảnh vụn ở kích thước từ hạt cát;đường kính nhỏ hơn 2
mm đến đường nứt hoặc ở dạng phân tử keo.

Ô nhiễm bùn lắng nhân tạo những mạnh vụn từ sự loại thải của công nghiệp ,sản
xuất,chất thải từ những nơi công cộng. Bùn lắng bao gồm những bã được thải ra trực tiếp
hoặc gián tiếp vào bề mặt nước. Bùn lắng khuấy động rất tốt và khó phân biệt bùn lắng
tồn tại tự nhiện nếu chúng không chứa đựng những khoáng riêng biệt hoặc những đặc
tính đặc biệt khác. Nguồn chủ yếu của ô nhiễm bùn lắng nhân tạo là sự gián đoạn của bề
mặt nước liên quan đến xây dựng cầu cống, việc đồng áng và sự phá rừng. Nhiều sự ô
nhiễm bùn lắng là kết quả của con người sử dụng môi trường và những thay đổi về dự án
trong quá trình đô thị hóa.

Trong thế kỉ 21, Ở Mĩ vấn đề bảo vệ đất và nước đang được quan tâm. Chương
trình đầu tiên là sự ổn định của những khu vực có gió lớn và xói mòn cũng như kiểm soát
lũ lụt và tưới tiêu cho những vùng đất khô cằn. Việc cải tạo xói mòn và đóng cặn bao
gồm cày đất, thay đổi thực tiễn của việc đồng áng,xây dựng nhiều đê, đập… để giữ lại
bùn lắng.
Hiện tại, hai vấn đề phổ biến là kiểm xoát xói mòn và ô nhiễm bùn lắng giữ một
phần quan trọng đối với sự quan tâm của công chúng. Nguồn gốc của bùn lắng ngày càng
nhiều tự sự khai hóa, khai mỏ, sản xuất những hợp chất hóa học đặc biệt. Ô nhiễm bùn
lắng ảnh hưởng đến sông, suối, hồ lớn và cả đại dương mà chúng ta ít dược biết đến rõ
rang. Giải pháp liên quan đền thực tiễn đặc biệt là ở những vùng đô thị hóa có khối
lượng bùn lắng được sinh ra trong các công trình xây dựng.

-14-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

IX. VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG


LIÊN QUAN
Những hoạt động của con người ảnh hưởng đến đất thông qua các yếu tố như: cấu
trúc, lượng đất, rửa trôi, xói mòn và quá trình trầm tích hóa. Nhưng quan trọng nhất trong
số những ảnh hưởng của con người đến môi trường đất là việc chuyển đổi các vùng đất tự
nhiên thành đất dùng trong các hoạt động khác nhau.

Những thay đổi trong đường đi của nước và trầm tích có thể xảy ra khi một khu
rừng tự nhiên bị chuyển thành đất dân dụng. Trong đó, cây cối làm giảm bớt tác động của
mưa lũ bằng cách giảm lực rơi xuống của nước mưa và sau đó, chuyển nước mưa vào khí
quyển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Khi theo dõi một khu rừng trước và sau
khi bị khai thác, ta dễ dàng nhận thấy sự hiện diện gia tăng của đá, sỏi. Đó là hậu quả của
lực rơi của mưa, tuyết và sự chảy tràn của nước trên mặt đất (rửa trôi). Khi rễ cây không
còn nữa, sẽ làm trượt đất tăng lên và mang đá, sỏi xuống các dòng suối. Việc chuyển đổi
đất rừng thành đất nông nghiệp cũng gây ra những hậu quả tương tự nhưng ở mức độ ít
hơn.

Tuy nhiên, ảnh hưởng nặng nề nhất đến đất phải kể đến việc đô thị hoá. Những
thay đổi lượng trầm tích ghi nhận ở Piedmont từ năm 1800 đến năm 2000. Trong đó, cần
chú ý đến điểm cực đại nằm trong giai đoạn xây dựng khu đô thị. Từ đó, ta cũng thấy
được rằng những hệ lụy từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất có thể xảy ra rất nhanh.
Các dòng sông, suối trong tự nhiên được xem là một hệ thống khá hoàn chỉnh và khá
vững chãi trước những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, việc thay đổi mục đích sử dụng
đất sang các mục đích nông nghiệp đã làm tăng hiện tượng rửa trôi và xói mòn. Các chất
hữu cơ sẽ được vận chuyển ra các dòng sông, con suối, làm cho chúng bị đục và giảm
khả năng vận chuyển. Vì vậy, theo thời gian, mức độ và tần số xuất hiện của các trận lũ,
lụt sẽ gia tăng.

Tác hại của đô thị hoá

Việc chuyển đổi đất rừng, các vùng nông thôn, làng quê thành những vùng có
mức độ đô thị hoá cao sẽ gây nên những thay đổi nhanh chóng đối với môi trường đất.
Trong giai đoạn xây dựng các vùng đô thị, quá trình hình thành trầm tích sẽ gia tăng dữ
dội, và đi kèm với nó là hiện tượng rửa trôi. Các dòng suối, sông vì thế mà trở nên cạn
hơn và hậu quả là các trận lụt xuất hiện ngày một nhiều và mức độ tàn phá cũng gia tăng.
Sau giai đoạn xây dựng, mặt đất bị bao phủ bởi những toà nhà, khu giữ xe và đường
xá, v.v. Khi đó, lượng đá, sỏi, trầm tích được đưa về các con sông cũng giảm. Tuy nhiên,
rửa trôi sẽ tăng lên vì còn những vùng không có các toà nhà án ngữ. Bên cạnh đó, các
cống thoát nước cũng làm tăng mức độ rửa trôi. Như là một hậu quả tất yếu của hiện
tượng giảm lượng mùn, chất hữu cơ và gia tăng lượng nước chảy, các sông, suối sẽ trở
nên sâu hơn.
Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng trực tiếp đến đất bằng các cách sau:
• Đất sẽ bị vận chuyển đến các vùng thấp hơn. Các lớp đất yếu trở nên dễ vỡ vụn.
• Trong quá trình xây dựng, khi thiếu đất, người ta vận chuyển đất từ những vùng
khác đến. Từ đó, làm ảnh hưởng và thay đổi tính chất đất ở vùng đó.

-15-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

• Các hoạt động làm khô đất, ép đất để tách nước sẽ làm đất bị khô, nén dẻ, mất đi
tính chất ban đầu.
• Ô nhiễm đất do thải các chất hoá học nguy hại.

Các phương tiện vận chuyển không tham gia lưu thông trên đường (Off-road
vehicles - ORVs)

Đô thị hoá không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra xói mòn và thay đổi tính
chất thủy học của đất. Những năm gần đây, người ta ghi nhận thấy sự gia tăng đáng kể số
lượng các xe không tham gia lưu thông trên đường như xe trượt tuyết, xe địa hình, xe
tăng, v.v. Đi kèm theo đó và việc mở rộng các khu vui chơi giải trí phục vụ cho các
phương tiện này và mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất công.
Hiện nay, có khoảng vài triệu ORVs, nhiều trong số chúng đã xâm chiếm sa mạc, các bãi
biển và rừng ở Mỹ. Các vấn nạn liên quan đến ORVs hiện nay đã trở nên phổ biến. Từ
các bờ biển ở Bắc Carolina và New York, đến các cồn cát ở Michigan và Indiana, đến các
sa mạc, bãi tắm ở phía tây nước Mỹ. Người ta đã đưa ra một so sánh như sau: một chiếc
xe máy hai bánh khi chạy được 8 km sẽ gây ảnh hưởng đến một vùng rộng 100 m2. Trong
khi đó, xe bốn bánh ảnh hưởng đến một diện tích tương đương khi chỉ di chuyển 2.4 km.
Ở các vùng sa mạc, những ảnh hưởng này có thể tồn tại hàng trăm năm. ORVs gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường: làm xói mòn, sạt lở đất ở những vùng
chúng đi qua, nước thải ra từ chúng gây ảnh hưởng đến động, thực vật của vùng đó. Các
nghiên cứu cho thấy ở những vùng có ORVs thải ra lượng nước nhiều gấp 8 lần các vùng
lân cận không có ORVs và lượng đá, sỏi ở vùng này tương đương với lượng tìm thấy ở
các khu đô thị trong giai đoạn xây dựng. Những thay đổi trong đặc tính thủy học của đất
dưới tác động của ORVs đầu tiên phải kể đến việc đất bị nén và làm giảm khả năng hấp
thụ và giữ nước, từ đó, hạn chế sự phát triển của hệ thực vật. Tại Mojave, những con
đường cho xe tăng chạy có cách đây 50 năm và đến nay vẫn còn có thể được nhìn thấy từ
xa và đất bị nén đến nay vẫn chưa được phục hồi. Một loại ORVs nữa cũng trở nên phổ
biến trong thời gian hiện nay là xe đạp địa hình. Chúng là thủ phạm hủy hoại các đồng cỏ
trên núi ở công viên quốc gia Yosemite.

X. Ô NHIỄM ĐẤT
Vấn đề ô nhiễm đất được người ta chú ý đến lần đầu vào năm 1983 khi 2004 dân
cư ở Bãi biển Times, Missouri bỏ nhà cửa ra đi. Sau đó, vùng này được chính phủ mua
lại và bỏ hoang. Nguyên nhân của sự việc là do người ta phát hiện trong số các hoá chất
được dùng để phủ lên các con đường ở đây có chứa Dioxin – một loại hoá chất không
màu chứa chlorine rất độc hại đối với động vật. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng
minh được Dioxin có khả năng giết người. Nhưng không thể phủ nhận Dioxin là chất cực
độc.
Ô nhiễm đất xảy ra khi các chất có hại cho con người và các sinh vật khác được
vô tình hay cố ý thải vào đất. Có nhiều loại chất độc, gồm hoá chất, kim loại nặng. Trong
đất, đôi khi có các sinh vật có khả năng phá vỡ cấu trúc của các chất độc và làm chúng
trở nên ít độc hơn.
Hiện tại, có nhiều vùng bị ô nhiễm từ lâu và đang được xử lý. Tuy nhiên, xử lý
đất ô nhiễm là một công việc khó khăn và vô cùng tốn kém. Trong những năm gần đây,

-16-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

nạn ô nhiễm đất và nước bởi sự rò rỉ từ các thùng chứa hoá chất chôn dưới đất đã trở
thành một mối quan tâm đặc biệt. Một số nơi, người ta đã chế tạo ra các hệ thống kiểm
soát các thùng chứa để phát hiện việc rò rỉ trước khi những tác hại đáng tiếc xảy ra.

XI. SỰ SA MẠC HÓA


Sự sa mạc hóa có thể được định nghĩa là sự chuyển đổi từ tình trạng có khả năng
sản xuất sang một dạng như hoang mạc. Từ này có lẽ lần đầu tiên được sử dụng để mô ta
sự chuyển biến của hoang mạc Sahara ở Algeria và Tunisia. Các tác nhân làm tăng tốc độ
sa mạc hóa có thể kể đến là: việc chăn thả quá mức,chặt phá rừng, xói mòn và khả năng
thoát nước kém, việc lạm dụng nước tưới tiêu.

Sự sa mạc hóa được xem là một vấn đề nghiêm trọng của ngày nay. Trong những
năm gần đây, nó đi liền với sự nghèo đói, được đặc trưng bởi sự thiếu dinh dưỡng và đói
kém của hàng triệu người dân,đặc biệt là ở Châu Phi và Ấn Độ. Ở những vùng tập trung
dân cư cao thì ảnh hưởng của sa mạc hóa càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi các bất ổn
chính trị và hệ quả từ việc tập trung cao của những người vô gia cư cao. Khi vấn nạn này
xảy ra, những vùng ngoại ô sẽ không còn những giống cây trồng tự nhiên.
Điều đặc biệt quan trọng trong sự ước lượng về sa mạc hóa, đó là sự cân nhắc về
những yếu tố cơ bản về sinh thái và sự kết nối giữa con người,động vật,vật lý môi
trường,bao gồm những chu kì khí hậu dài hạn mà ảnh hưởng đến các quá trình thủy học
và điều kiện đất. Quá trình sa mạc hóa là quá trình diễn ra trong một phạm vi rộng lớn, bị
chi phối bởi những điều kiện ở từng địa phương cụ thể bao gồm nước, địa chất, đất và sử
dụng đất.
Sự sa mạc hóa diễn ra ở vùng Bắc Mĩ không được quan tâm nhiều như những
vùng khác trên thế giới bởi vì những ảnh hưởng này không quá nghiêm trọng đến con
người. Tuy thế sự sa mạc hóa đang làm suy giảm khả năng canh tác đất ở Bắc Mĩ và ở
một số nơi thậm chí nó còn đe dọa đến khả năng nuôi sống con người. Dấu hiệu chính
của sa mạc hóa ở Bắc Mĩ là:
- Mực nước ngầm suy giảm.
- Sự hóa muối của đất và nước trên bề mặt đất.
- Giảm diện tích ao, hồ, sông, suối.
- Tỉ lệ xói mòn gia tăng một cách không tự nhiên.
- Gây hủy hoại cho thực vật bản địa.
Một vùng khô cằn đang chịu sự sa mạc hóa có thể có một hoặc tất cả các biểu
hiện trên ở các mức độ khác nhau. Hơn nữa, giữa các dấu hiệu này có mối tương tác, sự
tạo thành muối của bề mặt đất dẫn đến sự suy giảm hệ thực vật, và sự xói mòn đất diễn ra
mạnh hơn.

-17-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

XII. SỰ KHẢO SÁT ĐẤT VÀ VIỆC HOẠCH ĐỊNH SỬ


DỤNG ĐẤT
Tùy theo từng loại đất,người ta sẽ hoạch định cho nó một mục đích sử dụng phù
hợp nhất và sự khảo sát về đất là một phần quan trọng trong chiến dịch hoạch định gần
như của hầu hết các dự án khoa học kĩ thuật. Một sự khảo sát về đất nên bao gồm sự mô
tả một loại đất. Những bản đồ đất biểu hiện sự phân tầng và phẫu diện của đất, và kiểm
tra để xác định kích thước hạt, hàm lượng hơi ẩm, khả năng co lại, nở ra và sức bền. Mục
đích của việc khảo sát là để cung cấp những thông tin cần thiết cho việc hiểu những vùng
đất có vấn đề tiềm ẩn trước khi xây dựng.
Những thông tin từ bản đồ đất chi tiết có thể giúp ích rất nhiều trong việc qui
hoạch sử dụng đất nếu như nó được sử dụng kết hợp với những chỉ dẫn sử dụng đất phù
hợp. Đất có thể được đánh giá theo từng mức độ khác nhau tùy theo mục đích sử dụng cụ
thể, như làm nhà ở, công nghiệp nhẹ, những hệ thống bãi rác, đường xá, giải trí, nông
nghiệp, lâm nghiệp.
Những đặc điểm của đất giúp xác định những giới hạn của chúng bao gồm độ
dốc, hàm lượng nước, độ thấm nước, độ sâu đến đá,dễ xói mòn, khả năng co giãn,sức bền
chịu đựng và khả năng xâm thực trong tương lai. Đất- những giới hạn của việc sử dụng
cho từng vùng đất riêng biệt có thể được xác định từ một bản đồ đất.

-18-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.EDWARD A. KELLER, ENVIRONMENTAL GEOLOGY, 1996

2.HUỲNH THỊ MINH HẰNG, ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG


–NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

-19-
Địa chất môi trường – NHÓM ?

-20-

You might also like