You are on page 1of 6

Giáo dục: xin cho tôi nói thẳng

GS Hoàng Tụy

Tóm tắt nội dung


Bài viết này là "thủ phạm" khiến tờ báo mạng Tia Sáng bị "thu hồi
tên miền", nghĩa là bị đình bản vô thời hạn, một cách tuỳ tiện, không
qua một quá trình tố tụng nào, như người ta vẫn thường thấy ở nước ta
hiện nay. Ban đầu (hôm 6.10.2009) chúng tôi (http://www.diendan.org)
đã giới thiệu nó trong mục "Thấy trên mạng", và tiếp đó (30.10.2009),
đăng lại bài khi được tin Tia Sáng không đọc được nữa (mà chưa biết là
nó bị thu hồi tên miền). Trao đổi với giáo sư Hoàng Tuỵ, chúng tôi được
ông cho biết ông đã chấp thuận để Tia Sáng biên tập và cắt bỏ một vài
đoạn "quá thẳng thắn" trong bài, nhưng "nay thì không cần chuyện ấy
nữa", và ông cho phép chúng tôi đăng lại toàn văn bản gốc (cũng đã được
ông gửi tới trang mạng Bauxite Việt Nam). Xin trân trọng giới thiệu với
bạn đọc.

1 Giáo dục sa sút không phải vì thiếu tiền mà


vì quản lý kém.
Sau một mùa thi THPT và ĐH-CĐ nặng nề, căng thẳng giả tạo và lãng phí vô
lối, không có ở đâu ngoài Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21, trường học
chưa kịp nghỉ ngơi cho lại sức đã bước vào khai giảng năm học mới, khởi động
một chu kỳ khổ dịch đầy lo âu cho cả thầy lẫn trò. Giữa lúc đời sống trăm mối
tơ vò mà trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đầy rẫy những
bản tin chữ to nào là học phí cao, tiền trường leo thang, tiểu học công lập có
nơi thu học phí 70-80 nghìn đồng/tháng, THCS, THPT vừa đầu năm học phụ
huynh phải è cổ đóng góp cả chục khoản tiền “tự nguyện” bắt buộc. Trong khi
đó chương trình học đã nhiều năm bị phê phán quá tải vẫn chưa hề giảm tải,
sách giáo khoa sai sót đến mức đính chính không xuể vẫn cứ phải dùng, chương
trình phân ban THPT bộc lộ bất cập ngay khi mới đưa ra thực hiện nhưng vẫn
sẽ giữ nguyên cho đến 2015. Khẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích
cực” nghe thì hay, nhưng băn khoăn lớn là làm thế nào trong hai năm tới chấm
dứt được nạn “đọc, chép” trong khi mọi thứ khác, từ chương trình, sách giáo
khoa, tổ chức học tập cho đến thi cử và nhiều chuyện cốt lõi khác về tư duy giáo
dục vẫn căn bản gần y nguyên như nửa thế kỷ trước. Thật xót xa khi học sinh
được khuyên “học làm người trước khi học chữ” mà có nơi nhân danh chuẩn

1
hóa giáo viên người ta buộc các thầy cô chưa đạt chuẩn phải đeo trước ngực
tấm biển “giáo viên chưa đạt chuẩn” khi vào lớp. Quản lý thiếu nhân tính như
thế tránh sao được những chuyện đau lòng như thầy bắt trò liếm ghế, trò tạt
a-xit thầy, học sinh lớp 11-12 đâm chém nhau ngay trước cổng trường, v.v. Nói
chống bệnh thành tích mà trước kia tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông đạt trên 90%,
nay sau hai năm thi cử nghiêm túc hơn, tỉ lệ đó cũng đã dần dần trở lại xấp xỉ
. . . 90%, không biết phép lạ nào đã nâng cao chất lượng học tập nhanh chóng
như vậy.
Sự sa sút của giáo dục có nguyên nhân khách
quan: do đất nước nghèo, đầu tư không đủ, do
trình độ non yếu của thầy cô giáo, do ý thức
người dân lạc hậu, do phụ huynh cũng là “đồng
tác giả” của nhiều sai lầm yếu kém của giáo dục,
v.v. Đương nhiên tất cả những nguyên nhân này
đều đúng. Song muốn lay chuyển tình hình phải
thừa nhận nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân
của mọi nguyên nhân, đó là lãnh đạo, quản lý
bất cập, bất cập cả tâm lẫn tầm và từ trên xuống
dưới.
Giáo dục phổ thông đã thế, giáo dục đại học, cao đẳng còn nhiều chuyện ly
kỳ hơn: khắp nước, kể cả đại học quốc gia, tràn lan và bát nháo “đào tạo liên
kết”, môn học một học kỳ chỉ cần 3-4 ngày xong hết cả học và thi, nên ai cũng
học được, trường trung cấp cũng đào tạo thạc sĩ là chuyện hi hữu trên thế giới.
Hóa ra ta hiểu đại chúng hóa, thị trường hóa đại học là thế. Chẳng lạ gì chỉ
trong vài năm đã xuất hiện hàng mấy trăm đại học mới, lại sắp có cả Văn miếu
hiện đại xây dựng trên 25 ha đất cho đủ chỗ vinh danh hết tiến sĩ thời nay. Lạ
nhất là đề án tiến sĩ hóa, thạc sĩ hóa 100% cán bộ công chức của Thủ đô để
“đột phá tư duy lãnh đạo” (may mà kế hoạch này đã tạm rút lại sau khi bị phản
đối kịch liệt). Cái não trạng sính bằng cấp và thói hư học thâm căn cố đế bị lợi
dụng triệt để, biến kinh doanh chữ nghĩa thành một nghề phát đạt chưa từng
thấy: trường công chiêu sinh “ngoài ngân sách” một số lượng lớn sinh viên với
học phí gấp mấy lần bình thường, rồi nay mai theo xu hướng đó sẽ tiến lên cổ
phần hóa theo chiến lược đổi mới đại học của Bộ GD-ĐT; trường tư được tự
do chạy theo lợi nhuận, bất kể chất lượng nào chỉ cần trưng biển “đại học quốc
tế . . . ” tha hồ đặt ra những khoản thu kỳ dị bóc lột người học. Gần 4 trăm đại
học chỉ mới thỏa mãn được chưa đến 20% yêu cầu, trong lúc đó trường nghề
tuy rất it vẫn sống ngắc ngoải vì ai cũng chỉ muốn làm thầy, hoặc làm công bộc
của dân, không ai thich làm thợ. Có nơi như ở Dung Quất nhà máy cần rất
nhiều thợ hàn, mở lớp đào tạo được một khóa 160 người đã đóng cửa, dù đời
sống người dân địa phương vẫn rất lam lũ do không có nghề sau khi nhường
đất xây dựng khu công nghiệp. Các quan chức giáo dục bảo những hiện tượng
không hay chỉ là riêng lẻ, và để cho công bằng phải nhắc đến biết bao gương tốt
hàng ngày vẫn âm thầm diễn ra. Đúng thế thật, song tiếc thay điều đó chỉ càng
nói lên khoảng cách lớn giữa tiềm năng với thực tế – một khoảng cách không
thể chấp nhận được mà nguyên nhân, như Chính Phủ đã chỉ rõ gần đây, là do

2
quản lý bất cập. Có nghĩa sự sa sút của giáo dục không thể đổ cho khách quan,
do đất nước nghèo, đầu tư không đủ, do trình độ non yếu của thầy cô giáo, do
ý thức người dân lạc hậu, do phụ huynh cũng là “đồng tác giả” của nhiều sai
lầm yếu kém của giáo dục, v.v. Đương nhiên tất cả những nguyên nhân này đều
đúng. Song muốn lay chuyển tình hình phải thừa nhận nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là lãnh đạo, quản lý bất cập, bất cập cả
tâm lẫn tầm và từ trên xuống dưới.

2 Cần cải cách có hệ thống, chứ không phải đổi


mới vụn vặt
Nói cho đúng, thực trạng giáo dục như thế nào đã rõ như ban ngày, chẳng qua
chúng ta mê ngủ nên chưa thấy, hoặc có thấy nhưng vì những ràng buộc, áp lực
nào đó nên cứ phải bịt mắt, giả mê để tự dối mình, dối người khác và yên vị.
Giờ là lúc cần trung thực nhìn thẳng vào sự thật. Đó là lương tâm, là trách
nhiệm chẳng những đối với xã hội hiện tại mà còn đối với lịch sử, đối với nhiều
thế hệ mai sau. Những ai thường hô hào học sinh trung thực xin trước hết hãy
tỏ rõ sự trung thực ở đây, trong việc này.
Xin cảnh báo: tình hình giáo dục hiện nay cũng tương tự như tình hình kinh
tế xã hội của đất nước giữa những năm 80 thế kỷ trước. Thử tưởng tượng lúc
đó nếu chúng ta cứ một mực nhắm mắt trước thực tế đời sống bi đát của người
dân mà không đổi mới thì đất nước có tồn tại được đến ngày nay không ? Rõ
ràng chỉ nhờ nhìn thẳng vào khủng hoảng kinh tế xã hội chúng ta mới thấy
được giải pháp, mới có đầy đủ quyết tâm thoát ra bế tắc, cứu đất nước khỏi sự
sụp đổ.
Thật đáng tiếc ngành giáo dục chưa học được bao nhiêu bài học đắt giá đó.
Hai mươi năm qua, hết đời bộ trưởng này đến đời bộ trưởng khác vẫn tiếp tục
ca cái điệp khúc “thành tựu giáo dục là vĩ đại, bên cạnh đó còn nhiều bất cập”.
Căn nhà giáo dục đã cũ nát thảm hại nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này,
mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà dị dạng chẳng ai muốn ở. Gia
đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để chạy trốn giáo
dục trong nước. Chẳng thế mà có người nói vui nhưng thật cay đắng: nên có
luật cấm quan chức cấp cao gửi con em du học nước ngoài thì may ra giáo dục
mới có cơ hội được chấn hưng.
Điều rất lạ là các nghị quyết của Đại Hội Đảng và các Hội Nghị TƯ 3,7,9
đều đòi hỏi phải tiến hành cải cách giáo dục như một yêu cầu bức thiết của xã
hội, nhưng những vị nhận lĩnh trách nhiệm trực tiếp thì lại chẳng hề quan tâm
thực hiện các nghị quyết ấy, thậm chí còn nói ngược lại. Chiến lược giáo dục
dự thảo đến lần thứ 15 vẫn chỉ thấy lặp lại những quan niệm, tư duy cũ rích,
tuy ngôn từ và số liệu có thay đổi cho hợp thời trang (như từ “đổi mới” xuất
hiện với tần số kỷ lục). Bên cạnh đó, có những mục tiêu nghe thật hoành tráng,
nào là từ nay đến 2020 (tức trong 11 năm tới) đào tạo 20000 tiến sĩ, xây dựng
4 trường đại học đẳng cấp quốc tế, 1 trường vào tốp 200 thế giới, v.v. . . . Song
người dân vẫn phân vân: 3 năm qua ta đã làm được gì mà có thể đặt kỳ vọng

3
cao như thế cho 11 năm tới ? hay là ta đang mơ mộng thiếu thực tế, thiếu trách
nhiệm, và căn bệnh thành tích từ ngoài da đã đi vào xương tủy ?
Những “đổi mới” trong các đề án công tác của
ngành giáo dục, giỏi lắm cũng chỉ cho ta một
nền giáo dục tốt theo chuẩn mực. . . nửa thế kỷ
20, chứ không thể biến nó thành một nền giáo
dục hiện đại ở thế kỷ 21. Cứ xem bản chiến lược
giáo dục 2009-2020 thì rõ: ví thử chiến lược này
được thực hiện đầy đủ (điều khó thể), thì đến
2020 Việt Nam cũng chỉ có một nền giáo dục
kiểu 1950, lạc hậu, còn xa mới hòa nhập được
vào nền văn minh thời đại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhiều lần đỏi hỏi phải thực hiện những
biến đổi có tính cách mạng để chấn hưng giáo dục. Trong một bài viết đăng
trên báo “Tiền Phong” số 25 ngày 18-6-2006, cố GS Lê Văn Giạng, một cựu lãnh
đạo có uy tín của ngành đại học, cũng đã phát biểu: “Đã đến lúc phải chuẩn
bị tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự nghiêm túc và thực sự khoa
học để ra khỏi tình hình khủng hoảng triền miên của giáo dục 20 năm vừa rồi,
để bước vào thời kỳ chấn hưng giáo dục như Nghị quyết của Đại Hội Đảng X
vừa yêu cầu” . Đó là chưa kể nhiều kiến nghị tương tự của nhiều bậc thức giả
trong nước và Việt kiêu, đặc biệt bản điều trần của 24 trí thức năm 2004 và
bản kiến nghị đầu năm 2009 của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (nay đã giải
thể). Thiết nghĩ chỉ những ai điếc không sợ súng hoặc quá vô tâm với đất nước
mới có thể yên lòng trước tình hình giáo dục hiện nay.
Có ý kiến biện bạch rằng hàng loạt cải tiến, đổi mới lớn nhỏ mà ngành giáo
dục đang thực hiện cũng là cải cách. Phải công nhận hai chữ “đổi mới” nhan
nhản trong hầu hết các đề án công tác của ngành giáo dục, nào là đổi mới nội
dung, phương pháp và quy trình đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế
tài chính, đổi mới phương thức triển khai hoạt động khoa học công nghệ, v.v.
Chỉ có điều đổi mới thế nào thì chẳng ai giải thich nổi, chẳng ai biết rõ, cho nên
cứ đổi mới tùy hứng, tùy tiện, tùy nghi, theo kiểu đầu Ngô mình Sở. Vả chăng
cần thấy rằng cái cày chìa vôi dù có cải tiến giỏi đến đâu vẫn không thể biến
thành cái máy cày hiện đại được; căn nhà tập thể thời bao cấp dù sửa chữa
tân tạo hết mức vẫn không thể thành một chung cư tiện nghi hiện đại. Những
“đổi mới” như thế kia giỏi lắm cũng chỉ cho ta một nền giáo dục tốt theo chuẩn
mực. . . nửa thế kỷ 20, chứ không thể biến nó thành một nền giáo dục hiện đại
ở thế kỷ 21. Cứ xem bản chiến lược giáo dục 2009-2020 thì rõ: ví thử chiến lược
này được thực hiện đầy đủ (điều khó thể), thì đến 2020 Việt Nam cũng chỉ có
một nền giáo dục kiểu 1950, lạc hậu, còn xa mới hòa nhập được vào nền văn
minh thời đại.
Giáo dục không phải là phòng thí nghiệm, càng không thể là nơi để học việc
lãnh đạo.
Từ lâu ngành giáo dục đã có thói quen xem học sinh như những con chuột
bạch để làm thí nghiệm thoải mái, mà điển hình là mười mấy năm liền thí
nghiệm các chương trình phân ban trung học phổ thông. Thí nghiệm đi thí

4
nghiệm lại không biết bao nhiêu lần, tốn kém bạc tỉ và không tính được hết
thiệt hại cho các thế hệ học sinh nạn nhân thí nghiệm. Rất khó hiểu tại sao
lợi ích của học sinh bị xem thường đến vậy. Thử nghĩ có hãng hàng không nào
dám mạo hiểm đưa máy bay mới ra chỉ để thí điểm xem chở khách có an toàn
không ? Vậy tại sao Bộ GD-ĐT có quyền thực hiện thí điểm các chương trình
phân ban cho hàng nghìn, thậm chí hàng vạn học sinh trong cả hơn chục năm
trời ? Mỗi lần thí điểm đều kết luận chưa thành công, kết quả chưa tốt, thế mà
người ta vẫn vô tư tiếp tục thí điểm.
Quan điểm coi thường lợi ích của xã hội thể hiện trong nhiều chủ trương
giáo dục mà nếu mô tả là “ngoan cố” có lẽ cũng không sai lắm. Về hàng loạt vấn
đề quan trọng như quy chế công nhận, bổ nhiệm GS, PGS, quy chế tổ chức Hội
Đồng Giáo Dục Quốc Gia, chuyện biên soạn, xuât bản và phát hành sách giáo
khoa, chuyện thi cử, đào tạo Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, v.v. . . đã có biết bao đề xuất hợp
lý bị bỏ ngoài tai, phải chờ đợi đến cả chục năm trời hay hơn mới được nghiên
cứu để tiếp thu. Có người khen Bộ GD-ĐT “trơ như đá, vững như đồng”, nhưng
dù bậc trí lự cao siêu cũng không thể luôn luôn sáng suốt. Huống chi, nhìn vào
bảng chi tiêu của ngành giáo dục thấy quá nhiều khoản chi lớn để “nâng cấp
năng lực quản lý”, cử cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước,
chứng tỏ điều ngược lại có lẽ đúng hơn.
Như đã nói trên, nguyên nhân sa sút của giáo dục là quản lý yếu kém, song
cần nói cụ thể hơn là quản lý yếu kém như thế nào. Trong chiến tranh chống
Pháp rồi chống Mỹ, giữa muôn vàn khó khăn, giáo dục nói chung và đại học nói
riêng vẫn phát triển tốt là nhờ có được những vị tư lệnh hiểu biết sâu sắc giáo
dục, có tầm nhìn xa, có uy tín cao trong ngành về cả đức độ và tài năng. Sau
này chúng ta thường xuyên gặp khó khăn cũng chính là vì tâm và tầm của cơ
quan quản lý giáo dục. Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải hết
sức coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dục. Người được giao phó nhiệm vụ này
chẳng những phải hiểu biết sâu sắc giáo dục hiện đại mà còn phải có điều kiện
tập trung toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy. Không thể xem giáo dục là nơi học
việc lãnh đạo, không thể giao những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo
dục cho những người chưa biết việc, chưa thạo việc. Còn nếu ai chưa thạo việc,
chưa biết việc thì hãy để họ học việc thành thạo rồi hãy giao việc.
Đáng lo là ở nước ta có quá nhiều vị được giao nhiệm vụ rồi mới học việc,
có khi học việc chưa xong chỗ này đã chuyển sang học việc chỗ khác quan trọng
hơn, rốt cuộc biến mỗi ngành công tác thành một phòng thí nghiệm đồ sộ, một
nơi thực tập, học việc cực kỳ tốn kém cho xã hội.
Có những câu hỏi thật khó trả lời: tại sao sau ba mươi năm mà các quy chế
đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, hay công nhận, bổ nhiệm GS, PGS của ta vẫn còn nhiều
điểm ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực ? Tại sao nhiều quy định
sai lầm đến buồn cười trong các quy chế ấy vẫn tồn tại dai dẳng thời gian dài
trước đây và có nhiều cái tồn tại mãi đến tận hôm nay ? Có người bảo rằng ta
không thể máy móc sao chép cách làm của nước ngoài cho nên phải sáng tác
cách làm riêng phù hợp với điều kiện của ta. Nghe rất có lý, nhưng phải xét
hậu quả thực tế là với cách quản lý ấy ta đã đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ giấy
và xây dựng được một đội ngũ PGS, GS với trình độ, chất lượng ra sao ai cũng
biết. Ngay gần đây tôi được biết chúng ta có cả những cơ sở đào tạo tiến sĩ về

5
quản lý giáo dục. Cái tin ấy thật sự làm tôi ngỡ ngàng: rồi đây số tiến sĩ ấy
đương nhiên sẽ đóng góp vào con số 20000 tiến sĩ ta dự định đào tạo trong 11
năm tới.
Trong giáo dục, khoa học có những vấn đề mà tranh luận cả ngày cũng
không kết luận nổi, nếu vốn hiểu biết và vốn văn hóa phổ quát quá khác nhau.
Cho nên cần, rất cần chờ đợi và lắng nghe nhau, song trước hết phải được thẳng
thắn trao đổi ý kiến.

You might also like