You are on page 1of 39

Địa chất môi trường Nhóm 7

1. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KHÍA CẠNH

1.1 Định nghĩa

Sức khỏe môi trường là một lĩnh vực quan trọng bởi vì chúng ta hiểu rỏ
được mối liên quan mật thiết giữa môi trường của chúng ta và nguyên nhân của
các loại bệnh sẽ giúp chúng ta đưa ra các kế hoạch để cải thiện sức khỏe của
chúng ta theo hướng tốt hơn.

Hình 1: Sức khỏe chúng ta đang ngày càng chịu nhiều yếu tố từ môi trường

GVHD: Hà Quang Hải 1


Địa chất môi trường Nhóm 7

1.2 Các khía cạnh của sức khỏe môi trường cần quan tâm

Hình 2: Cấu tạo của vật chất

• Xác định các loại bệnh từ môi trường và sự tác động của môi
trường đến sức khỏe.

• Hiểu một số các vấn đề địa chất liên quan đến sức khỏe môi
trường.

• Làm quen với các khái niệm liều ảnh hưởng và liều ức chế những
chất vết và chất độc môi trường.

• Các tác động của các nguyên tố phóng xạ đến sức khỏe con người
và các biện pháp phòng tránh.

• Thảo luận về khí radon trong nhà, trường học và trong các công
trình xây dựng

GVHD: Hà Quang Hải 2


Địa chất môi trường Nhóm 7

• Vấn đề khí radon trong nhà, trường học và trong các công trình xây
dựng

• Hiểu biết các bước trong quá trình lây nhiễm của các nguyên tố và
đề ra các biện pháp quản lý cũng như phòng tránh.

GVHD: Hà Quang Hải 3


Địa chất môi trường Nhóm 7

2 GIỚI THIỆU SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN


TỐ ĐỊA CHẤT CỦA SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG:

2.1Giới thiệu về sức khỏe môi trường.

Một thành viên của sinh giới là con người, đã khám phá ra các thành phần
của sinh quyển và sự thống nhất cao trong mối quan hệ phức tạp giữa sinh
quyển, khí quyển, thạch quyển và thủy quyển. Tuy nhiên chúng ta chỉ tìm hiểu
và thu nhận những kiến thức cơ bản trong phạm vi các vấn đề môi trường ảnh
hưởng đến sức khỏe chúng ta. Chúng ta tiếp tục nguyên cứu về các chu kỳ địa
chất về số lượng thành phần của đất, đá và nước đến xu hướng khí hậu, địa chất
và trắc địa ở từng vùng. Chúng ta cũng có những khám phá quan trọng về
những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ người mắc bệnh. Chỉ tính riêng nước Mỹ thì
tỉ lệ đó cũng thay đổi theo từng vùng đất khác nhau, và một số sự thay đổi về vị
trí, tính chất vật lý, sinh vật học, thành phần hóa học mà chúng ta đang sống.

• Bệnh tật được mô tả như là một sự mất cân bằng là kết quả của sự
rủi ro trong việc điều chỉnh giữa cá thể với môi trường. Các căn bệnh này thì có
nhiều nguyên do. Địa chất góp phần cho chúng ta hiểu biết về các nguyên nhân
đó giúp cho chúng ta nhận biết được các khía cạnh của địa chất môi trường mà
từ đó có ảnh hưởng đến các căn bệnh. Đây là một vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi
phải có sự phối hợp toàn diện của nhiều ngành khoa học cùng với y học. Mặc
dù bức tranh đó còn mơ hồ, nhưng địa chất cũng mang lại cho chúng ta một số
hiểu biết về các vấn đề sức khỏe có liên quan đến môi trường.
• Đề nguyên cứu địa chất dưới khía cạnh sức khỏe môi trường, sự
cần thiết của các yếu tố văn hóa và khí hậu tác động đến tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong.
Nhân tố văn hóa (cultural factor).

Bộ mặt văn hóa xã hội phản ánh toàn bộ thông qua tư tưởng và công
nghệ. Con người trong một xã hội phát triển phải sống được trong môi trường
của họ. Những khía cạnh đó ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh tật bằng việc
tạo ra các con đường hoặc rào cản giữa con người đối với các nguyên nhân gây
bệnh đó.Tính chất và mức độ quan hệ của các nhân tố như phong tục của các
địa phương và mức độ công nghiệp hóa. Những người ở nông thôn tiếp xúc trực
tiếp với nước và đất dễ nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe hơn là ở đô thị. Trong
xã hội phát triển có thể ít nảy sinh các bệnh như tả, thương hàn, sán móc và

GVHD: Hà Quang Hải 4


Địa chất môi trường Nhóm 7

bệnh ly nhưng lại dễ mắc các bệnh như ung thư và nhiều bệnh hiểm nghèo khác
có liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường. Một ví dụ về mối liên quan
giữa văn hóa với môi trường là, một ví dụ là mức độ cao của ung thư dạ dày ở
Nhật Bản. Người Nhật Bản thích ăn cơm ở dạng bột, dạng bột này thường lẫn
vào một số chất như amiăng, những chất dạng sợi, được gọi chung là những
chất sinh ung thư và ngoài ra nó còn mang một lượng nhỏ các kim loại gây ung
thư.

Nhân tố khí hậu (Climatic factor).

Một số nhân tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa thì thỉnh
thoảng cũng là nguyên nhân của một số căn bệnh. Hai căn bệnh nổi trội có liên
quan đến vấn đề này là bệnh sán máng và sốt rét, được tìm thấy ở vùng nhiệt
đới. Những căn bệnh này được liên hệ đến khí hậu vì côn trùng mang mầm
bệnh, ốc sên và muỗi vì chúng phát triển theo một điều kiện tương ứng với khí
hậu. Bệnh sán máng là nguyên nhân gây nên cái chết của những đứa trẻ và làm
hao mòn sinh khí của hàng triệu người trên thế giới. Nó ảnh hưởng nặng nề đến
nền kinh tế xã hội, và một số nhà nguyên cứu cho rằng nó là căn bệnh của thế
giới.

Hình 3: Dịch bệnh tả

• Một số bệnh khác, chẳng hạn như các bướu lành chỉ gây suy nhược
chứ ít khi ảnh hưởng đến tính mạng, và hệ thống bạch huyết, thì liên tưởng đến
châu phi với ba điều kiện khí hậu là độ cao trung bình dưới 1500m, lượng mưa
hơn 51cm và nhiệt độ không dưới mức thấp nhất là 150 C. Chúng ta nhấn mạnh
rằng thời tiết không phải là nguyên nhân trực tiếp của dịch bệnh. Trong một
khía cạnh khác, những người công nhân cho rằng virus là nguyên nhân gây nên

GVHD: Hà Quang Hải 5


Địa chất môi trường Nhóm 7

các khối u. Tuy nhiên mối liên hệ giũa dịch bệnh với các điều kiện khí hậu đặc
biệt là điều hiển nhiên.

Hình 4: Tỉ lệ mắc bệnh dịch theo khu vực

Hình 5: Số trường hợp mắc dịch tả trên thế giới

• Giả sử mối quan hệ giữa văn hóa hay khí hậu và các dịch bệnh phải
được quan sát cẩn thận với một số nghi ngờ bởi vì hiếm khi có một câu trả lời
đơn giản cho sức khỏe môi trường. Ví dụ, nếu bệnh sán máng chỉ bị chi phối
GVHD: Hà Quang Hải 6
Địa chất môi trường Nhóm 7

bởi yếu tố khí hậu, thì tất cả các vùng mà có khí hậu tương đương, như là lưu
vực sông Amazon chẳng hạn thì cũng có thể có dịch bệnh. Nhưng không phải
trường hợp nào cũng đúng, và trong một số trường hợp thì nguyên do là địa
chất, vì nơi đó không có đủ calcium trong nước ở hầu hết các vùng để cho sán
máng ký sinh trên ốc sên. Một số vùng ở lưu vực sông Amazon, tính acid của
nước do sự hiện diện của đồng và các kim loại nặng có lẽ chịu trách nhiệm cho
sự vắng mặt của ốc sên là môi trường thích hợp cho sán máng.
2.2 Các nhân tố địa chất của sức khỏe môi trường:

Đất được sử dụng cho mực đích trồng trọt và sản xuất lương thực, các
loại đất được dùng cho xây dựng nhà cửa và các khu công nghiệp, nước dùng để
uống, không khí dùng để thở, tất cả những vấn đề này đã tác động nghiêm trọng
đến sức khỏe con người. Một vài người tin rằng đất, nước, không khí trong tự
nhiên vốn đã bị ô nhiễm rồi, và những hoạt động của con người làm cho chúng
trở nên ô nhiễm hơn.

Chúng ta đang có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe con người từ
khía cạnh địa chất môi trường. Để xử lý những khía cạnh khác nhau của địa
chất y học người ta đã có các thảo luận trong các cuộc hội thảo về vấn đề phân
bố của các nguyên tố trong vỏ trái đất, chu trình tự nhiên và nhân tạo của các
nguyên tố này.

GVHD: Hà Quang Hải 7


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 6: Bảng hệ thống tuần hoàn

GVHD: Hà Quang Hải 8


Địa chất môi trường Nhóm 7

2.2.1 Sự phong phú của những nguyên tố trong tụ nhiên:

Sự phân bố các nguyên tố trong tự nhiên:

Số proton Nguyên tố % Trọng lượng


8 oxygen 46.40
14 silicon 28.15
13 alunium 8.23
26 iron 5.63
20 calcium 4.15
11 sodium 2.36
12 magnesium 2.33
19 potassium 2.09

Sự phân bố trung bình của các nguyên tố trong cơ thể con người

Nguyên tố % trọng lượng


O 65.00
C 18.00
H 10.00
N 3.00
Ca 1.50
P 1.00
S 0.25
K 0.20
Na 0.15
Cl 0.15
Mg 0.05

Tế bào của cơ thể được cấu tạo bởi 11 nguyên tố chủ yếu và chúng được
gọi là các nguyên tố đa lượng: H, Na, Mg, Ca, C, N, O, S, Cl, Fl, K… ngoài ra
còn có Fe trong hemoglobin của người.

Một số nguyên tố góp phần tạo nên các chức năng riêng của mô, chúng là
các nguyên tố vết, chúng giúp điều chỉnh động lực chu trình của sự sống. Ví dụ
như: Cu, Zn, Co, Se…. Ngoài ra ta còn tìm thấy Ni, As, Al, Br trong một số loài
sinh vật đặc thù.

GVHD: Hà Quang Hải 9


Địa chất môi trường Nhóm 7

2.2.2 Sự tập trung và phân bố các vật chất hóa học:

Chu trình sinh địa hóa (biological process): là sự di chuyển các nguyên
tố và hợp chất trong thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển. Các quá trình tự
nhiên: sự giải phóng khí thiên nhiên từ hoạt động núi lửa hoặc sự phong hóa đá
giải phóng những vật chất hóa học vào môi trường. Thêm vào đó việc sử dụng
vật liệu của con người cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Các quá trình tự
nhiên và nhân tạo đã giải phóng các vật chất hóa học chúng được vận chuyển
tuần hoàn và tái sinh lại bởi các chu trình sinh địa hóa và chu trình hình thành
đá. Sự tập trung đặc biệt của các nguyên tố vết trong đá núi lửa thì khác với các
đá trầm tích.

- Sự phong hóa(weathering): là sự phá vỡ hóa học và vật lý của vật


liệu đá và là quá trình chủ yếu trong sự hình thành đất. Nguồn gốc vật liệu của
đất là đá gốc hoặc là các mảnh vở nhỏ từ đá được vận chuyển bởi các quá trình
lắng đọng bởi sự chảy của nước, gió, và băng. Các nguyên tố vết sử dụng cho sự
sống được giải phóng bởi quá trình phong hóa.

Một quá trình nhân tạo giống như quá trình phong hóa là sự thải các
nguyên tố vết do hoạt động của con người vào môi trường dẫn đến sự ô nhiễm.

Hình 7: Sự phong hóa

Ví dụ: Việc sử dụng xăng pha chì đã làm cho nồng độ Pb trong không khí
cao quá mức cho phép, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

GVHD: Hà Quang Hải 10


Địa chất môi trường Nhóm 7

- Sự bồi tụ (leaching)

Các quá trình rửa trôi, lắng đọng và các hoạt động của con người đã làm
thay đổi sự tập trung của các nguyên tố sau khi được giải phóng. Trong quá
trình rửa trôi thì một số nguyên tố có thể di chuyển vào nước ngầm, nếu chúng
có nồng độ lớn thì dễ gây nguy hại đến sức khỏe con người và sinh vật.

GVHD: Hà Quang Hải 11


Địa chất môi trường Nhóm 7

- Sự tích lũy(accumulation): Sự tích lũy trong đất là sự tăng lên của


các vật liệu trong đất.

Ví dụ: Sự tích lũy Canxicacbornat được tìm thấy ở tầng B của một số loại
đất do sự rửa trôi từ tầng A.

Hình 8: Sự hình thành đá

- Sự lắng đọng(deposition):

Sự lắng đọng của các vật liệu trên trái đất đã dẫn đến 2 vấn đề quan trọng
trong môi trường: Đầu tiên là kim loại nặng là nguyên nhân của cấu trúc sinh
học khi chúng được lắng đọng lại trong sông hồ và đại dương. Hai là sự thiếu
hụt của một số nguyên tố vết cần thiết cho sự sống xuất hiện ở một số vùng bởi
vì các nguyên tố không có nguồn gốc từ sự lắng đọng các trầm tích.

3 YẾU TỐ VI LƯỢNG VÀ SỨC KHỎE

Mọi nguyên tố đều có một sự phân bố rộng của những tác động có thể
chấp nhận được trên một phần động vật hoặc thực vật. Những điều kiện này có
liên quan đến các nguyên tố hoặc các hợp chất mà chúng là hữu ích với một
lượng nhỏ nhưng có thể gây độc với một số lượng lớn.

3.1 Sự phụ thuộc vào liều lượng và ảnh hưởng của liều lượng:

GVHD: Hà Quang Hải 12


Địa chất môi trường Nhóm 7

Điều này được phát hiện từ nhiều năm về trước, rằng những tác động của
một yếu tố vi lượng nào đó trên một cơ thể riêng biệt sinh vật phụ thuộc vào
liều lượng hoặc hàm lượng các nguyên tố.

Hình 9: Đường cong liều phản ứng tổng quát

Sự phụ thuộc vào liều lượng này có thể là kết quả của đường cong liều
lượng phản ứng lại, được biểu diễn trên hình 9. Khi những sự co bóp khác nhau
của một nguyên tố trong hệ thống sinh học, được vẽ biểu đồ tác động tương
phản trên cơ thể sinh vật, 3 giai đoạn được thể hiện ra bên ngoài. Đầu tiên là,
mặc dù hàm lượng lớn thể gây độc, nguy hại hoặc thậm chí là gây chết người (3
mức D,E,F trong hình 9), nhưng với hàm lượng nhỏ có thể có ích hoặc thậm chí
là cần thiết cho cuộc sống (2 mức A,B). Thứ hai là: đường cong liều lượng phản
ứng lại có 2 giá trị cực đại (2 mức B,C trong hình 9), hình thành nên một sự cân
bằng của hàm lượng tối ưu và lớn nhất có lợi cho sự sống. Thứ ba là: có 2
ngưỡng hàm lượng ứng với đó là những tác động có hại để bắt đầu sự sống. Một
trong các ngưỡng đó là mức A (hình 9), dưới ngưỡng đó thì hàm lượng gia tăng
làm tăng sự tổn hại, mức còn lại là D, trên ngưỡng đó thì hàm lượng cũng gia
tăng và làm tăng sự tổn hại.

GVHD: Hà Quang Hải 13


Địa chất môi trường Nhóm 7

Các mức A, B, C, D, E, F trong hình 9 là tất cả các ngưỡng giới hạn hàm
lượng quan trọng. Điều đáng tiếc là 2 mức E, F chỉ xác định được trong một vài
chất (chúng ảnh hưởng đến con người và một vài loài khác), và mức thật quan
trọng (mức D) thì không xác định được cho tất cả các chất. Biên độ dao động
của giá trị cực đại của trạng thái bình ổn có lợi (mức B, C) cho một cơ thể sinh
vật riêng biệt phụ thuộc vào trạng thái cân bằng sinh lý học của sinh vật đó. Nói
cách khác, sự khác biệt các mặt của hoạt động, dù là có ích, có hại, hoặc gây
chết người, có thể khác nhau cả về số lượng lẫn chất lượng cho những loại vật
chất khác nhau và vì thế được nhận thấy trọn vẹn chỉ trừ những trường hợp đặc
biệt.

Giới hạn độc tố có liên quan đến các loại vật liệu là cái mà nó gây độc
cho con người và các cơ thể sống khác. Những nghiên cứu về các độc tố và
những tác động của chúng đến môi trường, cũng như là kinh tế và những sự
phân nhánh hợp pháp của độc tố trong môi trường, là của ngành độc chất học
(toxicology). Ngành độc chất học thường sử dụng khái niệm liều có hiệu quả
(effective dose, ED) để đo lường những tác động của một chất nào đó trên một
địa bàn dân cư.

Hình 10: Đường cong liều lượng phản ứng với chất độc

GVHD: Hà Quang Hải 14


Địa chất môi trường Nhóm 7

Những sự nghiên cứu như vậy có thể xảy ra bất kỳ 3 đường cong liều
lượng phản ứng lại được biểu diễn trong hỉnh 10, phụ thuộc vào độc tố và sự
nghiên cứu về các loài. Mỗi đường cong biểu diễn phần trăm của dân cư thể
hiện sự phản ứng lại riêng biệt tại những liều lượng gia tăng hoặc sự tập trung
của một độc tố riêng biệt. Mức ED50 là sự tập trung một chất (liều có hiệu quả)
tại mức đó 50% dân cư cho thấy sự phản ứng lại, đó có thể là một triệu chứng
riêng biệt, sự tấn công của một căn bệnh hoặc thậm chí là cái chết. Nếu sự phản
ứng lại mà chúng ta đang xét là sự chết, thì liều có hiệu quả được gọi là liều gây
chết (lethal dose, LD) và LD50 là sự tập trung một chất (liều lượng) mà 50% dân
cư chết.

Ba đường cong trong hình 10 có thể miêu tả số người mắc chứng phát
ban trong sự phản ứng lại 3 độc tố khác nhau. Đường cong A là đường thẳng mà
nó có thể gợi ý mối quan hệ trực tiếp giữa liều lượng của độc tố và phần trăm
của dân cư cho thấy sự phản ứng lại. Trong trường hợp này, gấp đôi liều lượng
ban đầu sẽ gây ra 2 lần số người mắc chứng phát ban. Đường cong B không
phải là đường thẳng mà nó thể hiện sự gia tăng nhanh nhất trong số phần trăm
của những người biểu hiện sự phản ứng lại tìm thấy giữa khoảng 25-75% dân
cư. Đường C không phải là đường thẳng (điểm T trên đường cong). Cái đó, như
là liều lượng hay sự tập trung một chất gia tăng, đó là sự phản ứng lại không có
ý nghĩa cho tới khi một ngưỡng của sự tập trung được đưa ra, sau đó phần trăm
của dân cư biểu diễn cho tỉ lệ tăng sự phản ứng lại.

3.2 Giới thiệu một số nguyên tố vết.

FLO. Flo là một nguyên tố vết quan trọng được hình thành từ hợp chất
florua, hoặc các florua. Hợp chất CaF giúp ngăn ngừa sâu răng. Trong xương,
nơi mà flo giúp cho sự phát triển của cấu trúc xương hoàn hảo hơn làm cho nó ít
có khả năng hư hỏng khi lớn tuổi. Flo rất phong phú trong các loại đá (bảng 10)
và trong các loại đất và nước. Hầu hết flo trong đất và nước có nguồn gốc từ đá
mẹ, nhưng nó còn có thể được thêm vào từ hoạt động núi lửa, hoạt động này
làm lắng tro núi lửa giàu flo trên đất. Hoạt động công nghiệp và tác dụng của
các loại phân bón, trên một nền tảng có giới hạn, đóng góp có tính chất cục bộ
để gia tăng sự tập trung của flo trong đất và nước.

GVHD: Hà Quang Hải 15


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 11: Liều phản đối với Flo

Mối quan hệ giữa sự tập trung của các hợp chất florua và sức khỏe biểu
thị rõ ràng qua đường cong phản ứng lại, được biểu diễn trong hình 11. Sự tập
trung florua tối đa (mức B) để giảm bớt bệnh sâu răng là khoảng 1 ppm. Mức
florua lớn hơn khoảng 1.5 ppm thì không còn ý nghĩa để giảm tác động của
bệnh mục xương, nhưng chúng làm gia tăng sự xảy ra và tính nghiêm trọng của
vết lốm đốm (sự mất màu của răng).Trong mức khoảng 4 đến 6 ppm, florua có
thể giúp ngăn chặn sự hóa vôi của động mạch chủ ở bụng và làm giảm sự lan
rộng của chứng loãng xương, một bệnh của cơ thể được mô tả bởi sự tổn hại đa
số xương và gãy cột sống.

IÔT. Những bệnh về tuyến giáp hầu như chắc chắn là ví dụ tốt nhất được
biết của mối quan hệ giữa địa chất học và bệnh tật của con người. Tuyến giáp
được định vị tại đáy cổ, cần iôt để hoạt động bình thường. Thiếu iôt gây ra bệnh
bứu cổ, một tình trạng nhô lên của khối u đòi hỏi phải mở rộng tuyến giáp. Hơn
nữa, một đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ thiếu iôt suốt quá trình mang thai có
thể bị đần độn, phát triển còi cọc.

Tỉ lệ mắc phải bệnh bứu cổ rõ ràng là có liên quan đến sự thiếu hụt iôt.
Ngày nay việc sử dụng muối iôt là phổ biến trong vành đai bứu cổ, và việc sử
dụng này đã phát hiện ra rằng tất cả các bứu cổ đang hình thành và nhiều bứu cổ
trưởng thành tăng kích thước chậm hơn khi muối iôt được sử dụng. Có rất nhiều
sự suy đoán về các quá trình để tạo ra sự tập trung iôt bên trong hoặc sự dịch
chuyển nguyên liệu trên bề mặt trái đất. Nhiều giả thuyết cho rằng iôt trong đất
có thể được hình thành do thời tiết tác động vào đá. Thành phần iôt trong các

GVHD: Hà Quang Hải 16


Địa chất môi trường Nhóm 7

dòng sông dần dần trôi ra biển, tích tụ ở đại dương một lượng iot lớn, việc chứa
đựng khoảng 25% lượng iot trên trái đất, bởi vì đa số các hỗn hợp iôt đều hòa
tan được ,tuy nhiên cũng có thể iôt có được từ những tảng đá bị mưa gió bào
mòn. Trên lý thuyết iôt trong đại dương có thể từ khí quyển (hoặc những hạt bụi
trong không khí) và do mưa và tuyết rơi làm cho iot tích lũy trong đất. Một khả
năng khác khi người ta quan sát vành đai bướu cổ ở quanh vùng Great lakes đã
bị đóng băng từ vài ngàn năm qua.

Các quá trình đặc biệt của sinh vật chịu ảnh hưởng lớn của iôt từ thực vật
và động vật trên trái đất. Thực vật ảnh hưởng đến lượng iôt trong đất bởi iôt
xuyên qua các chuỗi thức ăn và sự duy trì iôt trong nhiều bộ phận dưới các tầng
đất. những phân tích đơn giản cho thấy sự duy trì iôt do sự tập trung trong các
tầng đất. Vì vậy các quá trình sinh vật học đó, chu kỳ iôt trong đất và thực vật
có thể có được nhiều sự đặc biệt trong những quyết định có của iot hơn là một
lượng lớn iôt trong các nền đá.

KẼM .Kẽm là nguyên tố cần thiết cho thực vật, động vật và con người.
Mặc dù kẽm là nguyên tố kim loại nặng, nếu thừa một lượng lớn sẽ gây bệnh,
nó có vai trò lớn được biết đến đầu tiên từ nghiên cứu về sự thiếu hụt kẽm. sự
thiếu hụt kẽm hiện tại ở 32 trạng thái và có kết quả trong sự đa dạng bệnh của
cây là nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng hạt giống giảm và tổn thất
về mùa màn. Sự thiếu hụt kem trong thực vật có liên quan đầu tiên là 3 kiểu đất:
lượng kẽm thấp, sự không có giá trị của kẽm hiên tại trong đất, và đất kém quản
lý. Kẽm được công nhận là cần thiết đối với tất cả các loài động vật và con
người, đặc biệt qua những trạng thái đầu của sự phát triển và sự sinh trưởng.
Mặc dù phụ thuộc vào lượng rất nhỏ, sự thiếu hụt ít này nguyên nhân có thể là
do ít sự đa dạng, trì hoãn. Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể con người có thể liên
quan đến bệnh ung thư, bệnh tai biến hay một số bệnh khác ở những người thâm
niên. Tuy nhiên sự thiếu hụt kẽm hầu hết đều được quan sát cẩn thận và mối
tương quan giữa sự thiếu hụt với các bệnh do thiếu máu. Có phải mọi người
mắc bệnh bởi vì họ bị thiếu máu, hoặc có phải họ bị thiếu hụt máu vì bị bệnh
ko? Nếu vấn đề này đúng thì kẽm là liệu pháp chữa trị, nó được biết có tác dụng
hữu hiệu với sự hồi phục các tế bào có thể sử dụng tốt để chữa các bệnh thâm
niên.

Thêm vào lương kẽm bổ sung từ đất có thể làm chậm trễ sự sinh trưởng
thực vật và động vật.

GVHD: Hà Quang Hải 17


Địa chất môi trường Nhóm 7

SELEN. Trong sự tập trung cao, selen có thể là nguyên tố độc nhất trong
môi trường. Nó là một ví dụ tốt cho biết tại sao mối quan tâm đang tăng về sức
khỏe con người dưới tác dụng của các chất hóa học. Selen phụ thuộc vào từng
loại động vật có thể tập trung khoảng 0,04ppm, có lợi ở 0,1 ppm, và độc hại ở
mức trên 4ppm . Selen được quan tâm trong lĩnh vực sinh học bởi vì nó rất độc
hại, mặc dù những thiệt hại lớn về thú nuôi mà kết quả là do sự thiếu hụt selen
hơn là bị nhiễm độc selen. Độ độc của selen mới đây được phát hiện ở San
Joaquin Valley trong trung tâm Clifornia, nơi mà nó làm đe dọa nền nông
nghiệp nơi đây.

Nguồn chủ yếu của selen từ hoạt động của núi lửa. Nó được đánh giá
thông qua lịch sử hình thành trái đất, núi lửa giải phóng ra khoảng 0.1 g selen từ
mỗi cm2 bề mặt trái đất. selen phát ra từ núi lửa là dạng hạt , do nó dễ di chuyển
từ khí núi lửa bởi mưa và thường tập trung ở gần miệng núi lửa. đây là những
lời giải thích tại sao trung bình mức độ tập trung của selen trong của vỏ trái đất
là 0.05ppm, vùng đất của Hawaii , nơi mà nhận được có nhiều núi lửa, từ 6-
15ppm.

Selen trong các loại đất khác nhau từ 0.1ppm trong những vùng đất
không đầy đủ và nhiều nhất là 1200ppm ở những vùng đất bị nhiễm độc. Có
nhiều sự liên quan, tuy nhiên, có một lượng lớn selen tập trung ở trong thực vật.
Hawaii, tập trung lương selen cao( thấy cao hơn) không sản xuất ra độc tố selen
cho thực vật , nhưng ở phía bắc Dakota và Kansas, mặc dù chứa đựng đất ít hơn
1ppm selen ( kết quả thường tập trung từ không khí và thời tiết tac dụng vào đá)
. Vấn đề nan giải là việc tìm ra các nghiên cứu về lợi ích của selen. Trong đất
axit (ở Hawaii) nguyên tố selen không hòa tan được trong hợp chất và không
thể dùng được cho thực vật, nhưng ngược lại trong đất kiềm selen có thể bị oxi
hóa trong hỗn hợp và có thể hòa tan nhiều trong nước và thực vật có thể hấp
thụ. Việc trồng các loại thức ăn cho động vật trên đất chứa nhiều độc tố selen
hòa tan được nhưng ngược lại trồng các loại thức ăn cho động vật trên đất
không hòa tan selen hay do thiếu hụt selen.

Sự quan tâm về selen đó là 1 phần selen tập trung trong cơ thể sinh vật.
Một vài thực vật được gọi là loài tích lũy nhiều selen, có thể tích lũy tới
2000ppm selen, một phần khác có thể có ít hơn 10ppm tổng selen. Mức selen
trong máu người từ 0.1-0.34 ppm. Bởi vì sự tích lũy nhiều selen trong cấu tạo
vật chất, nó có thể tập trung cấu tạo trầm tích và đất. Tuy nhiên trong nhiên
liệu hóa thạch cũng như than đá, cái mà nó phát triển trong cấu tạo vật chất dẫn

GVHD: Hà Quang Hải 18


Địa chất môi trường Nhóm 7

đến tập trung selen. Nó được đánh giá rằng sự giải phóng theo chu kì của selen
bởi sự đốt cháy than đá và dầu ở mỹ khoảng 4000 tấn.

3.3 Sử dụng của con người và yếu tố vi lượng

Nông nghiệp, công nghiệp, và hoạt động khai mỏ tất cả đều có trách
nhiệm với nguyên liệu tiềm tàng và chất độc tiềm ẩn đã thải vào môi trường. sự
mạo hiểm này đã để lại cái giá mà chúng ta phải trả cho lối sống của mình. Ví
dụ những sự kiên bất ngờ, những vấn đề bất ngờ xảy ra từ bề ngoài lợi ích của
chất hóa học như gây phá hoại hay gây bệnh. Chúng ta bắt đầu tiên đoán các
vấn đề phức tạp và đưa ra những vấn đề chính xác, nó được tiên đoán rằng sự
xuống cấp của môi trường do sư phóng thich các chất hóa học.

Ví dụ: ở Nhật sự kiện bệnh về xương nghiêm trọng liên quan đến ngành
khai mỏ kẽm, chì, catmi, và ở Missouri, sự trao đổi chất không cân bằng của
loài động vật có sừng kết hợp với việc khai mỏ đất sét dùng trong công nghiệp
đồ gốm.

GVHD: Hà Quang Hải 19


Địa chất môi trường Nhóm 7

4 NHỮNG CHỨNG BỆNH TIỀM ẨN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA


CHẤT

Thể chất được xem là một trạng thái của cơ thể sinh vật được điều chỉnh
bởi môi trường nội chất và ngoại chất của nó. Quan sát qua nhiều năm cho thấy
tại nhiều khu vực và địa phương mức độ bệnh tật, chứng bệnh có khác nhau.
Chẳng hạn như bệnh ung thư và bệnh tim liên quan nhiều đến mội trường địa
chất. Trong khi những bằng chứng đang được xác minh thì các quá trình tự
nhiên của sự ảnh hưởng này tiếp tục diễn ra. Có hai lý do mà các kết luận này
thiếu thuyết phục đó là: đầu tiên những giả thuyết về mối liên quan giữa môi
trường địa chất và các chứng bệnh không đủ rõ ràng để kiểm tra đầy đủ, cặn kẽ.
Nghiên cứu cơ sở và kiểm định thực tiễn cần phải kết hợp nhiều hơn nữa. Thứ
hai, nhiều phương pháp địa chất vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được độ tin
cậy và so sánh, tìm hiểu tài liệu địa chất y học. như vậy chúng ta biết không
nhiều về ảnh hưởng của địa chất lên các chứng bệnh so với sự đóng góp của các
nhân tố môi trường khác như khí hậu, nguồn nước, vi khuẩn, vi trùng…

Hình 12: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây chứng bệnh tiềm ẩn

GVHD: Hà Quang Hải 20


Địa chất môi trường Nhóm 7

Mặc dù nhận định về sự đóng góp của địa chất đối với các chứng bệnh
vẫn còn nhiều tranh cãi. Những kết quả nghiên cứu đã giúp cho loài người nhận
thức rõ ràng hơn những mối liên hệ này. Ngành địa lý làm thay đổi nhận thức về
bệnh tim tại Mỹ có thể liên quan đến môi trường địa chất, và có thể ước lượng
được 2/3 trường hợp bệnh nhân khối u ung thư tại Wertern Hemisphere có
nguyên nhân do môi trường mặc dù các nguồn nước cũng là một tác nhân khá
quan trọng.

4.1. Chứng bệnh tim và môi trường địa chất

Thuật ngữ “heart diseade” ở đây bao gồm chứng bệnh tim hình vành và
chứng bệnh về tim mạch. Sự khác nhau về tỉ lệ tử vong do bệnh tim thường thấy
liên quan nhiều đến thành phần hóa học của nước uống, đặc biệt là độ cứng của
nước uống. Độ cứng là một hàm số của tổng hàm lượng canxi và magie hòa tan
trong nước.Nồng độ cao của những chất này làm cho độ cứng trong nước cao.
Nước với nồng độ thấp của những chất này được gọi là nước mềm.Một số công
trình nghiên cứu tại Nhật, Anh, Wales,Thụy Điển và Mỹ …đều đưa ra kết luận
rằng khu vực dân cư sử dụng nước mềm có tỉ lệ người mắc bệnh tim cao hơn so
với khu vưc dân cư sử dụng nước cứng. Bài nghiên cứu đầu tiên về mối liên
quan giữa tính chất hóa học của nước và các chứng bệnh tim mạch xuât phát từ
Nhật, một nơi mà phần lớn nguyên nhân của những ca tử vong là do chứng đột
quỵ (xuất huyết não), cơ thể đột nhiên mất khả năng hoạt động do tắc nghẽn hay
xơ vữa mạch máu não. Các nhà địa lý cho rằng ở một mức độ nào đó thì các
chứng bệnh này tại Nhật có liên quan đến tỉ lệ SO 42− và HSO 3− trong nước sông.
Ion HSO 3− là một phần sản phẩm của sự ăn mòn hóa học của những lớp đá giàu
ion cacbonat như đá CaCO3, cấu tạo từ một lượng lớn canxi khoáng vật hay Ca-
Mg-CO3 gồm khoáng vật Ca,Mg[CO3]2. do đó nước có chứa CO 32− cũng thường
chứa đựng một lượng lớn Ca,Mg có liên quan đến độ cứng. Tỉ lệ thấp của SO 42−
sẽ biểu thị là nước cứng. Ngược lại với tỉ lệ cao sẽ biểu thị nước khá
mềm.Thành phần SO 42− thường lớn, đặc biệt ở đông bắc Nhật, rõ ràng nguồn
gốc từ đá núi lửa giàu lưu huỳnh được tìm thấy ở đây. Những dòng sông trong
khu vực có nước thuộc loại khá mềm. Ngược lại những con sông của Nhật chảy
qua đá trầm tích có chứa ít SO 42− và chứa nhiều HCO 3− thì nước khá cứng,
giống hầu hết nước sông trên thế giới.

Nước mềm có tính axit và có thể ăn mòn ống dẫn, hòa tan vào nước một
số nguyên tố là nguyên nhân gây ra chứng bệnh tim. Một vài tính chất khác của
nước mềm có thể đóng góp không rõ ràng vào chứng bệnh tim. Một số chất

GVHD: Hà Quang Hải 21


Địa chất môi trường Nhóm 7

không hòa tan trong nước cứng có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh tim. Tất
nhiên trong một số sự kết hợp của những nhân tố cũng có thể xảy ra và thích
hợp với quan sát của chúng ta, chẳng hạn chứng bệnh có thể có nguyên nhân
thông thường. Những nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để chứng minh lợi ích
của nước cứng và biện pháp xử lý nước mềm, nguyên nhân của chứng bệnh tim.

Một nghiên cứu vùng đất Georgia cho thấy rằng một số nguyên tố tìm
được trong đất: Mg, Cr, V, Cu…giữ vai trò có lợi trong việc ngăn ngừa chứng
bệnh tim. Những nghiên cứu thêm là cần thiết để mở rộng hiểu biết của chúng
ta về ảnh hưởng của một số nguyên tố đến chứng bệnh tim như thế nào và cơ
chế vận chuyển của chúng. Những nguyên tố Cd, F, Se…và nhiều nguyên tố
khác cần được tìm hiểu nhiều hơn nữa, đặc biệt đối với Cd. Chúng ta biết rằng
đối với người mắc chứng huyết áp phức tạp hầu hết đều có sự tạp trung lớn của
Cd , hay tỉ lệ cao Cd và kẽm trong cơ thể của họ, cao hơn rất nhiều so với
những người chết vì các chứng bệnh khác. Tuy nhiên điều ngạc nhiên là những
công nhân tiếp xúc trực tiếp với bụi Cd và tích lũy các nguyên tố trong phổi của
họ một tỉ lệ khác thường so với bệnh hân huyết áp.

4.2. Ung thư và môi trường địa chất

Ung thư có khuynh hướng liên quan nhiều đến điều kiện môi trường. Tuy
nhiên giống như chứng bệnh tim, mối liên hệ giữa môi trường địa chất và ung
thư không thực sự rõ ràng. Nguyên nhân của nhiều loại ung thư khác nhau thì
rất là phức tạp, bao gồm nhiều biến đổi, một số trong đó có thể có hoặc không
có mặt trong vật liệu trái đất.

Chất sinh ung thư trong môi trường có hai nguồn gốc: Một số tìm thấy
phổ biến trong vật chất môi trường như đất, nước, trong khi một số khác phát
sinh ra môi trường do con người sử dụng. Trong những năm gần đây nhiều mối
quan tâm và chú ý, đã nhận thấy và nghi ngờ chất ung thư phát sinh bởi hoạt
động công nghiệp của con người. Điều này đã có kết quả trong báo động về các
chất liên quan đến ung thư chưa được chứng tỏ.

Điều này không có nghĩa là tất cả sự sắp đặt về chất ung thư do công
nghiệp không đúng chỗ. Gần đây thông tin cho thấy những chất gây ung thư có
thể tìm thấy nhiều trong nước uống . Điều này có thể đúng hay sai nhưng chắc
chắn nước bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp chứa đựng độc chất hóa học,
trong số chúng có thể là chất gây ung thư, được phát sinh trong bề mặt nước sử
dụng. đặc biệt sông Mississipi bị ô nhiễm nặng. điều khó khăn là phương pháp
xử lý nước hiện nay có thể là nguyên nhân đóng góp vào những vấn đề này. Khi
GVHD: Hà Quang Hải 22
Địa chất môi trường Nhóm 7

kết hợp với clo một số chất thải công nghiệp có khuynh hướng trở thành chất
gây ung thư. Thêm vào đó các công trình xử lý nước không đạt yêu cầu được sử
dụng ở một số khu vực không coi trọng việc xử lý chất gây ung thư. Việc xảy ra
ung thư chắc chắn là có thể và liên quan mức độ tập trung của các nhân tố trong
môi trường tự nhiên.

4.3. Sự thiếu hụt Iốt

Chì là nguyên nhân gây nên những cái chết cho phụ nữ Mỹ từ 40-44 tuổi
vì chứng bệnh ung thư vú. Chì cũng là nguyên nhân làm chết người bởi các
chứng ung thư ở phụ nữ từ 35-55 tuổi. Nó được chú ý tại những khu vực bị
thiếu Iốt và hậu quả để lại lớn cũng như tỉ lệ cao của chứng ung thư vú. Cuộc
tranh luận cũng chú ý tới những khu vực có đầy đủ Iốt và tỉ lệ thấp của bệnh
ung thư vú. Như vậy mối lien quan giữa iốt với ung thư vú là thực tế.

4.4. Nước uống chứa khoáng chất.

Một nghiên cứu về sự cố ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày) tại phía
đông Devon nước Anh cho rằng bệnh ung thư trong khu vực này có liên quan
tới tác động của nước bắt nguồn từ một loại đá đặc biệt. Nơi nước uống bắt
nguồn từ đá Devon cổ (345-400 triệu năm tuổi). Những đá trầm tích này có
khoáng hóa cao hơn so với đá trầm tích tuổi cacbon (280-340 tiệu năm tuổi) hay
granite loại này là khoáng hóa nhưng phạm vi nhỏ hẹp hơn đá Devon . Nhóm
nghiên cứu cho rằng sự cồ ung thư được kết hợp với khoáng hóa từ đá Devon
nhưng không hẳn là chất đặc biệt gây ung thư

4.5 Vấn đề chất hữu cơ và nguyên tố vết.

Hai nghiên cứu ở Wales và Anh quốc đã chứng minh mối liên hệ giữa
ung thư dạ dày và đặc tính của đất. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng những
khu vực có tỉ lệ ung thư cao thì trong đất có lượng khá cao chất hữu cơ. Khối
lượng chất hữu cơ được tính bằng % khối lượng mất đi trong đất khô sau khi
nung nóng. Bài nghiên cứu này chưa khẳng định mối liên hệ giữa tỉ lệ người
bệnh với vật chất gây ung thư trong môi trường đất. Một nghiên cứu chi tiết trên
cơ sở đó về đất ở bắc Wales, Cheshire, Anh quốc, kết hợp phân tích địa hóa của
đất và đo lượng hữu cơ. Kết luận rằng tỉ lệ bất thường của bệnh ung thư dạ dày
có liên quan với lượng hữu cơ trong đất, trong đó tỉ lệ cao bất thường của chứng
bệnh này liên quan với sự có mặt lâu dài trong đất những nguyên tố vết có giới
hạn nhỏ. Ngoài ra bài nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ gắn bó giữa ung thư
dạ dày và sự tập trung của của kẽm, coban và crom. Kẽm và coban có ý nghĩa

GVHD: Hà Quang Hải 23


Địa chất môi trường Nhóm 7

đặc biệt quan trọng. Kẽm là một yếu tố tác động cần thiết cho hệ enzim trong cơ
thể và cũng là xúc tác trong quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Coban được biết là
đặc trưng cho đặc tính sự phát triển của ung thư và quan trọng trong động thực
vật. Mặc dù tỉ lệ bệnh ung thư dạ dày cao trong những khu vực nghiên cứu này
có liên quan với lượng quá nhiều của nguyên tố vết trong đất, tỉ lệ của bệnh ung
thư liên quan không rõ ràng với phân bố địa lý của đất đai.

GVHD: Hà Quang Hải 24


Địa chất môi trường Nhóm 7

4.6 Khí hậu, đất đai, thực vật và nông nghiệp.

Bắc Iran gần biển Carpi, tỉ lệ tử vong vì ung thư có sự đột biến, thời điểm
xảy ra dài ngắn rất khác nhau. Nghiên cứu trong vùng này cho biết một sự liên
hệ tổng hợp giữa ung thư và các tác nhân môi trường tự nhiên: khí hậu, đất đai,
thực vật và hoạt động sản xuất nông nghiệp…Mối liên quan lớn nhất giữa tỉ lệ
bệnh nhân ung thư và một tác nhân môi trường là loại đất. Tỉ lệ cao nhất của
chứng bệnh là kết hợp với đất mặn ở phía đông khô hạn của khu vực. Tỉ lệ thấp
nhất là vùng khu vực phía đông. Lượng mưa rơi nhiều ở phía đông làm thay đổi
1 trong 4 nhân tố, đất trở nên mềm và được lọc qua lớp muối. Thực vật và hệ
thống sản xuất nông nghiệp làm thay đổi từ đồng cỏ nằm rải rác bao quanh bởi
cây trồng chịu khô hạn trở thành những khu rừng tươi tốt và nông trang lúa,
cam, chè. Song song với sự thay đổi này từ đông tới tây là sự giảm liên tục tỉ lệ
bệnh nhân ung thư.

Những ví dụ về mối liên hệ giữa môi trường và ung thư có tác động quan
trọng trong việc tìm ra những nguyên nhân khác nhau của nguồn gốc bệnh. Mặc
dù còn nhiều tranh cãi về những kết luận nhưng chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin
rằng ung thư không chỉ có một nguyên nhân đơn lẻ. Chúng ta phải xác định một
nguyên nhân chủ yếu để tiếp cận và sự biến đổi trong môi trường là điều chắc
chắn giữa những nhân tố đáng quan tâm.

5 SỰ PHÓNG XẠ VÀ CÁC KHÍ RADON

Các khí phóng xạ và sự phóng xạ của chất khí, là một hiện tượng xảy ra
trong tự nhiên, nó có liên quan rất chặt chẽ với môi trường điều này tăng lên
trong các hoạt động của con người như công nghiệp, và các hoạt động công
cộng khác. Trong phần này chúng ta xem xét các loại phóng xạ tự nhiên và
những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe.

5.1 Bản chất tự nhiên của sự phóng xạ:

Sự phóng xạ là quá trình phân hủy của hạt nhân (nuclear decay), nghĩa là
quá trình thay đổi của hạt nhân khi chúng phát ra các tia phóng xạ. Có ba loại
tia phóng xạ chủ yếu α, β, γ.

GVHD: Hà Quang Hải 25


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 13: Chuỗi phóng xạ của Uranium

1. Tia α: gồm 2 hạt proton, 2 hạt notron, hạt sau khi tao thành chúng
có khối lượng nhẹ hơn. Vì tia α được phát ra làm thay đổi số proton trong hạt
nhân, đồng vị bị thay đổi do sự phóng xạ thì tạo thành các nguyên tố khác nhau.

2. Tia β: hay còn gọi là electron dương, có khối lượng nhỏ hơn alpha,
tia β phát ra khi một hạt nhân tự phát rã.

3. Tia γ: cũng được tự phát ra từ các đồng vị phóng xạ, nhưng số hạt
proton và số hạt nơtron trong hạt nhân không thay đổi. Tia γ giống như tia X (là
tia được tạo ra bằng sự phóng xạ ), nhưng chúng được phát ra từ hạt nhân và có
năng lượng cao hơn, có khả năng xuyên thấm cao hơn. Tia γ có năng lượng cao
nhất trong các tia được phát ra và khả năng xuyên thấu của chúng cũng cao hơn
tia alpha và beta.

Một đặc tính quan trọng của các đồng vị phóng xạ là thời gian bán rã của
chúng (T, chu kỳ bán rã) là thời gian mà một nửa số hạt bị phân rã hết. Tất cả
các đồng vị phóng xạ đều có chu kì bán rã.

Một vài đồng vị phóng xạ, đặc biệt là các nguyên tố nặng, xảy ra các quá
trình phóng xạ theo từng bước, và cuối cùng chúng tạo thành nguyên tố bền
(không còn phóng xạ). Có hai điều quan trọng hơn cả trong quá trình thay đổi
của chúng là: các loại tia được phát ra và chu kì bán rã của các thể phóng xạ.

Đơn vị dùng trong đo độ phân rã là Curi, để đo liều lượng phóng xạ


thường dùng là:

Rad: thường để đo liều hấp thụ (absorbed dose)

GVHD: Hà Quang Hải 26


Địa chất môi trường Nhóm 7

Rem: thường dùng để đo liều tương đương (equvalent dose)

Đơn vị theo bản đơn vị quốc tế: gray và sievert

1 gray = 100 rads

1 sievert = 100 rems

5.2 Ảnh hưởng nguy hại của các nhân tố:

Sự nguy hại của các đồng vị phóng xạ đến sức khỏe con người dựa vào
các yếu tố: loại tia phóng xạ được phát ra, đặc tính hoạt động tự nhiên của các
đồng vị phóng xạ (các động vị này tồn tại trong hay ngoài cơ thể), chu kỳ bán rã
của các động vị, các đặc tính , trạng thái và bản chất hóa học của các động vị.

Ví dụ: Radon – 222 có mức năng lượng thấp và chu kì bán rã ngắn,
nhưng chúng rất nguy hiểm vì chúng là chất khí, nếu hít và thì chúng sẽ phá hủy
các tế bào trong cơ thể.

Để tìm hiểu các tác động trực tiếp thì ta thường quan tâm đến hai đặc tính
là loại tia phóng xạ nào được phát ra và liều phóng xạ. Tính chung, mức cao
nhất của tia phóng xạ là trên các vùng núi và núi, sự khác nhau chủ yếu theo tọa
độ địa lý và theo độ cao. Các tia phóng xạ trên cao thì tập trung nhiều hơn so
với tầng thấp hơn, nguyên nhân chủ yếu là do độ dày của tầng khí quyển và sự
tập trung của các khoáng chất và các loại đá như granit… thường tập trung
nhiều ở các vùng núi.

5.3 Các hình thức nhiễm phóng xạ của chúng ta:

Không có sự xác định rõ giữa số lượng các tia phóng xạ chúng ta nhận từ
các nguồn cơ bản ở mức độ thấp. Tuy nhiên, nguồn chủ yếu của phóng xạ cơ
bản gồm pasassium – 40 và carbon – 14, chúng tồn tại trong cơ thể của chúng ta
từ 0.2 – 0.25 msv/người/năm.

Cách thức và phương cách sống của con người có thể ảnh hưởng đến liều
phóng xạ. Mỗi khi chúng ta bay ở độ cao cũng có thể nhận thêm liều phóng xạ,
nếu chúng ta làm trong các nhà máy điện hạt nhân hoặc các lò phản ứng hạt
nhân, sống gần các khu công nghiệp cũng có thể nhân thêm liều phóng xạ.

Một câu hỏi được quan tâm chủ yếu liên quan đến hoạt động của phóng
xạ là khi nào liều chiếu hoặc liều hấp thụ ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của
chúng ta? Không dễ để trả lời chúng ta biết sự ảnh hưởng của liều chiếu có thể

GVHD: Hà Quang Hải 27


Địa chất môi trường Nhóm 7

cao lên cơ thể nhưng sẽ ít nguy hại nếu sự hoạt động của các tia phóng xạ ở
mức độ thấp. Những người chịu các liều chiếu cao như nạ nhân của vụ bom
nguyên tử ở Nhật, hay những công nhân làm việc trong các nhà máy hạt nhân
thì có tỉ lệ mắc bệnh ưng thư phổi cao hơn so với người bình thường. Bệnh này
có thể kéo dài tuổi từ 10 đến 20 năm. Ảnh hưởng của liều chiếu được xác định
qua các nghiên cứu. Một liều 5000 msv có thể làm chết người, 1000 – 2000 msv
là nguyên nhân của nhiều vấn đề về sức khỏe, các loại bệnh và tăng khả năng
quái thai ở các bà mẹ, khoảng 500 msv thì ảnh hưởng đến các trạng thái vật lý
của cơ thể (tương đương 30 lần trọng lượng của cơ thể).

Giá trị tối đa cho phép ở Mỹ là 5 msv tương đương khoảng 3 lần lượng
trung bình của môi trường nền.

Mặc dù hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý các tia phóng xạ có thể là
nguyên nhân của bệnh ưng thư, có mối quan hệ giữa liều chiếu và và bệnh ung
thư. Một vài nhà khoa học thì tin rằng mối quan hệ đó thì tuyến tính vì vậy bất
cứ sự mở rộng sản xuất nào có liên quan đến phóng xạ đều làm tăng khả năng
gây bệnh đối với cơ thể con người. Một số khác thì tin rằng cơ thể con người có
khả năng kiềm hãm và chống lại được ở một ngưỡng nhất định.

5.4 Tại sao khí Radon lại nguy hiểm:

Radon một khí phóng xạ tự nhiên không màu không mùi không vị, phân
rã từ U- 232 tạo ra U-226, được phát hiện vào năm 1900.

GVHD: Hà Quang Hải 28


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 14: Các con đường radon vào cơ thể

Người ta lo về các khí phóng xạ vì chúng tập trung nồng độ cao thì dễ
gây các chứng ung thư phổi, đặc biệt cho những người hút thuốc. Điều này tùy
theo mức độ tập trung của khí radon, chiều dài bước sóng, số lượng khói thuốc.

Trong nhiều năm gần đây 140000 người chết vì ung thư phổi. Hút thuốc
là nguyên tố quan trọng của ung thư phổi, EPA ước tính 7000 đến 30000 người
chết liên quan đến khí radon. Và một ước tính khác tai nạn do điều này gấp 10
lần các hiểm họa ô nhiễm khác.

GVHD: Hà Quang Hải 29


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 15: Nguồn phát xạ Radon

Sức khỏe bị ảnh hưởng từ khí radon thì có liên quan đến phóng xạ đời
sau, đặc biệt là paloni-218, chủ yếu trong bụi. Bụi này có thể được hít vào phổi,
nơi mà các tia α có thể được phóng ra bởi Poloni-218 đến Poloni 214 với T =3
phút. Khi ta hút vào thí Poloni- 218 sẽ bị giữ lại ở trong phế nan, và các tế bào
phổi bị phá hủy bởi các tia α. Như ta biết các tia phóng xạ có thể là nguyên nhân
phá vỡ sợi DNA trong tế bào. Vì vậy chúng liên quan đến các bệnh ung thư, và
những yếu tố này được tìm thấy trong khói thuốc lá.

Trong những nghiên cứu gần đây đồng ý rằng radon như là một nguyên
nhân của khối u ác tính trong thận, và ung thư của trẻ con. Theo ước tính một
cách tương đối của EPA (Environmental protection Agency) thì tai biến do ưng
thư có thể so sách với cái chết của của tai nạn xe cộ và cao hơn hàng trăm lần so
với ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Sự ô nhiễm do môi trường bên ngoài
thì thấp khoảng 0.001 hoặc 1/105 so với sự ô nhiễm bên trong như các cơ quan
hóa học thì được xem xét ở 0.1%.

Ví dụ: Người sống trong nhà 20 năm với lượng tập trung của khí Radon
khoảng 25pci/l bề mặt thì khả năng ung thư phổi khoảng 2 – 3%.

5.5 Đặc tính hóa học địa chất của khi Radon:

GVHD: Hà Quang Hải 30


Địa chất môi trường Nhóm 7

Cả các loại đá và các cấu trúc địa chất đều quan trọng trong việc xác định
rõ có bao nhiêu khí radon trên bề mặt của trái đất. Uranium-238 chứa đụng
trong đá và đất có thể biến đổi. Một vài loại đá, chẳng hạn như đá cát kết, nói
chung chứa đựng dưới 1ppm (1/1.000.000) U-238; các loại khác, như là đá
phiến sét đen và một số đá granite, có thể chứa hơn 3 ppm U-238. Một lượng
lớn radon trong thực tế được liên hệ đên sự có mặt của uranium trong đất và đá.

• Một vài vùng của nước Mĩ có một nền đá móng mà hàm lượng
uranium vượt quá mức độ trung bình trong tự nhiên. Các vùng đất ở
Pennsylvania, New Jersey, và New York nổi tiếng về hàm lượng cao của khí
radon. Những vùng đất này có rất nhiều ngôi nhà với sự tập trung cao của
radon. Tương tự, hai vùng đất ở Florida được xác định là có một sự tập trung
cao của uranium và kali phóng xạ trong các đá giàu photphat. một số trạng thái
khác, bao gồm có Illinois, New Mexico, South Dakota, North Dakota, và
Washington, là nơi có hàm lượng radon trong nhà cao. Đá phiến sét đen có ở
Santa Baabara, California, là nơi được xem là nguồn sản xuất quan trọng khí
radon.
• Các cấu trúc địa chất, chẳng hạn như các khe nứt và các đoạn gãy
thì thường có sự làm giàu thêm uranium và có thể dùng sản xuất khí radon trong
đất đó. Một nguyên cứu tại phía nam Virginia cho thấy rằng các đới trượt trong
đá granite thì có sự tập trung radon nhiều cao. Hơn nữa mức độ cao nhất ở trong
nhà được xác nhận là ở thị trấn Boyer, Pennysyvania, Mĩ. Ở Santa Barbara,
California, sự tập trung cao của khí radon trong nhà. Đó là do các vết nứt trong
địa tầng đã giải phóng khí radon.

Hình 16: Khí thoát qua các khe nứt

• Một lượng lớn khí radon mà thoát ra khỏi nền đá gốc và một ít từ
đất thì chịu ảnh hưởng lớn bởi dung lượng của nước. Độ ẩm cao có liên quan

GVHD: Hà Quang Hải 31


Địa chất môi trường Nhóm 7

đến việc cho phép khí radon di vào trong vùng không gian giữa đất và nết đứt
gãy trong đá: nước nhiều làm giảm bớt khoảng thời gian mà radon có thể biến
đổi như là kết quả của hoạt động phân rã phóng xạ từ những dạng vật chất ban
đầu như là radium-226. Một mối liên hệ nhỏ với độ ẩm làm cho khí radon di
chuyển dễ dàng từ các nết đứt gãy trong đá và các lỗ rỗng trong đất. Đó là, quá
trình khuếch tán của khí radon thì nhiều hơn ở trong chất chưa bão hòa. Như
vậy, độ ẩm ảnh hưởng đến lượng khí radon mà có thể tới bề mặt trái đất theo hai
con đường sau:

1. Độ ẩm cao làm tăng sự di chuyển khí radon đi vào và trú ngụ


trong các lỗ hỗng trong nết đứt gãy trong đá hoặc giữa các hạt đất.

2. Độ ẩm cao còn giữ cho radon không di chuyển xuyên qua các lỗ
hỗng trong đá và đất.

Kết quả, đó là một lượng nước tối ưu sẽ làm cho một lương lớn nhất khí
radon thật sự đi tới bề mặt trái đất. Trong một số loại đất thì độ ẩm tối ưu là
khoảng từ 20-30%.

5.6 Làm cách nào mà khí radon vào nhà được: Có ba con đường chính đã
được xác định là:

Hình 17: Các con đường khí Radon vao nhà

GVHD: Hà Quang Hải 32


Địa chất môi trường Nhóm 7

• Khí di chuyển lên từ đất và đá đi vào nền và các phần khác của
ngôi nhà.

• Nước trong mặt đất thấm vào bên trong rất tốt.

GVHD: Hà Quang Hải 33


Địa chất môi trường Nhóm 7

• Các vật liệu xây dựng chẳng hạn như ngôi nhà được làm từ các
chất liệu có nguồn gốc chứa khí radon.

• Một điều thú vị là khí radon ở trong nhà chủ yếu liên quan tới việc
sử dụng các vật liệu xây dựng mà có hàm lượng radium cao.

• Tháng 12, 1984, các nhà khoa học khám phá ra rằng khí radon từ
các mỏ tự nhiên có thể đi vào nhà và sự hiện diện của nó gây ra hàng loạt tai
biến sức khỏe.

• Chuyện khí radon ở trong nhà thí liên quan trực tiếp đến sự thật
rằng radon là một loai khí mà có thể di chuyển xuyên qua những mao mạch nhỏ
trong đất và đá. Radon di chuyển lên cùng với các khí khác trong đất và chúng
thâm xuyên qua sàn bê tông và nền móng, mương dẫn nước, hoặc có vết nứt
nhỏ và các lõ li ti trên bức tường. viêc Radon đi vào nhà thì cũng tương tự như
là khói đi lên ống khói vậy, các quá trình này đựoc biết như là hiệu ứng ống
khói: ngôi nhà là một cái lồng ấp đựơc bao quanh bởi đất và đá. Vì thế khí và
không khí đi lên, radon có thể được hút vào trong nhà. Gió cũng đựơc xem là
một nhân tố vì nó làm tăng lượng không khí đối lưu trong ngôi nhà. Radon cũng
có thể vào nhà theo nguồn nước, đặc biệt nếu ngôi nhà được cung cấp bợi một
nguồn nước kín. mặc dầu vậy nó đóng góp ít hơn là khí thâm lên qua sàn nhà.
Radon được giải thoát ra ngoài không khí khi mà nước được dùng cho công
việc hằng ngày như rửa chén, giặt quần áo. Nhìn chung, xấp xỉ 10,000 pCi/l khí
radon trong nước sẽ tạo ra 1pCi/l khí radon trong không khí trong nhà.
• Nước bơm lên từ các nguồn nước ngầm cung cấp cho thành phố
cũng có thể chứa khí radon. Tuy nhiên. bởi vì hầu hết nước trong hệ thống đó
được lưu trữ trong vài ngày và được xử lý làm sạch, đó là thời gian trì hoãn giữa
nước được bơm lên và khi được dùng thật sự. Thời gian lưu trữ đó là đủ cho khí
radon phân rã. Kết quả là nước cung cấp cho cộng đồng và thành phố nhìn
chung có hàm lượng radon thấp.
Sự đo lường khí radon trong nhà. Việc đo nồng độ khí radon trong nhà
gặp rất nhiều khó khăn. Nồng độ khí radon có thể biến đổi phức tạp trong một
ngôi nhà, nó phụ thuộc vào các mùa trong năm và sự hiểu biết nghèo nàn về các
nhân tố liên quan đến việc khí radon bốc lên từ khí đất. Nhiều vùng có hàm
lượng radon cao vào mùa đông hơn mùa xuân. Trong một vị trí sự bốc lên của
radon cũng có thể thay đổi theo áp suất, độ ẩm, và nhiều thay đổi khác cũng làm
cho việc đo chính xác găp nhiều khó khăn.

GVHD: Hà Quang Hải 34


Địa chất môi trường Nhóm 7

• Các nhân tố khác về việc phóng xạ trong nhà là trong khi một ngôi
nhà có thể có nồng độ cao, thì nơi khác ở xa hơn có thể có nồng độ thấp hơn.
Mặc dầu phương pháp địa chất có thể được dùng để xác định vùng đất mà có
nồng độ radon cao. Thậm chí một vài sự khác biệt nhỏ trong địa chất, ví dụ, xác
định vị trí nết đứt gãy rất là đáng chú ý. Tương lai, việc kiểm tra khí radon sẽ dễ
dàng hơn và không còn mắc tiền nữa.
• Không một đánh giá cụ thể nào về số lượng các ngôi nhà ở nước
Mĩ có nồng độ khí radon cao. Khi xem xét các kết quả kiểm tra thì chỉ có
khoảng một trên 12 ngôi nhà có độ phóng xạ trên 4pCi/l. Nếu sự ước lượng này
là một giá trị trung bình tốt thì có khoảng 7 triệu ngôi nhà trên nước Mĩ có độ
phóng xạ cao, và nhiều triệu ngôi nhà sẽ cần được kiểm tra. Theo một nguồn tin
khác,nhiều cuộc kiểm tra được thực hiện tại những vùng nghi ngờ có radon. Nó
đề cập đến việc những nơi có độ phóng xạ cao không chỉ là ở trong nhà mà còn
có ở trong các toà nhà cao ốc. Hơn 100 trường học được nguyên cứu gần đây,
EPA tìm thấy có hơn một nửa có độ phóng xạ trên 4pCi/l, cá biệt một trường ở
Tenness có mức mức phóng xạ là 136 pCi/l. Đây là một thông tin quan trọng vì
một số tổ chức môi trường cho tin rằng trẻ con chịu sự tác động của radon nhiều
hơn là người trưởng thành, bởi vì kích thước của phổi chúng nhỏ mặc khác
chúng vẫn còn đang phát triển.
Làm giảm bớt nồng độ khí radon trong nhà. Một chương trình thành
công trong việc hạn chế hoặc giới hạn những tai biến tiềm ẩn do khí radon trong
nhà gây ra thì dựa chủ yếu vào ba chiến lược sau:

GVHD: Hà Quang Hải 35


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 18: Làm giảm khí Radon vào nhà

 Những hướng đi vào của khí radon có thể xác định được và
bịt lại.
 Vấn đề thông gió cho nhà có thể được cải thiện bằng cách
giữ nhiều cửa sổ mở hoặc sử dụng quạt.
 Những phương pháp xậy dựng phải lắp đặt hệ thống thông
hơi.
• Có lẽ phương pháp đơn giản nhất để hạn chế hàm lượng khí radon
đơn giản là tăng số lượng các ống thông gió trong nhà. Thỉnh thoảng nó cũng là
đủ để giải quyết vấn đề. Bịt các vết nứt của nền móng cũng có thể hạn chế radon

GVHD: Hà Quang Hải 36


Địa chất môi trường Nhóm 7

đi vào nhà, đặc biệt là nên làm dứt khoát tại những điểm mà khí radon có thể đi
vào. Thật không may, phương pháp này thường thất bại trong việc giải quyết
vấn đề, và các vết nứt mới có thể xuất hiện thêm. Chủ của ngôi nhà có quyền
lựa chọn kiến trúc cho mình, sao cho có hệ thống thông hơi hoặc một không
gian trống. Nếu ngôi nhà được xây trên một phiến đá mỏng thì nên đặt hệ thống
thông gió.
• Có tin tốt và xấu về nồng độ khí radon. Tin xấu là nhiều vùng của
nước Mĩ và những vùng khác trên thế giới có nồng độ khí radon cao trong đá và
đất, và phóng xạ này đang gây tai biến trong nhà. Tin tốt là vấn đề này có thể
được xử lý một cách dễ dàng. Thậm chí nếu hệ thống thông gió được yêu cầu
thì giá của nó chỉ là vài trăm đôla, nói chung nó chỉ là một phần nhỏ trong giá
trị của ngôi nhà.
• Những nguyên cứu trong tương lai có thể trình bày cho ta thấy rằng
rủi ro sức khoẻ từ khí radon thì không lớn như là EPA đã dự đoán. Một vài nhà
khoa học hoài nghi rằng liều lượng phản ứng lại của radon thì theo một đường
thẳng từ thấp đến cao và điều đó cho thấy rằng mức tai biến 4 pCi/l cũng được
đặt giảm xuống. Không quan tâm là ai đúng, nó thì quan trọng cho những người
mà nhận được thông tin về vấn đề tìm tàng này. Mọi người gặp khó khăn trong
việc nói về tình trạng khí radon trong nhà của họ, và trong nhiều trường hợp họ
dường như chỉ chú ý nhiều hơn đến tài sản hơn là sức khoẻ của họ. Khi mà mọi
người nhìn thấy được toàn cảnh bức tranh và biết rằng vấn đề có thể được cải
thiện, nỗi sợ hãi có thể được giảm bớt.
6 . ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC CHẤT HỌC

Đánh giá rủi ro là quy trình xác định những ảnh hưởng tìm tàng đến sức
khỏe môi trường của các chất độc hại. Các bước đánh giá rủi ro là:

• Nhận dạng tai biến (Hazard identification). Bước này xác định xem
liệu theo những chất liệu đặc biệt đó có phải là nguyên nhân của vấn đề sức
khỏe môi trường hay không. Có thể nó chứa đựng những chất gây ô nhiễm mà
con người thải bỏ. Ví dụ, trong việc xác định mối liên quan giữa tai biến với khí
radon, kết quả điều tra cho thấy những người thợ mỏ đã thải ra khí radon trong
khi họ khai thác uranium. Cách khác để tiếp cận việc nhận dạng tai biến là xây
dựng các thí nghiệm ở mức độ phân tử để xác định cách nào mà các vật chất đặc
biệt này tác động đến sự sống của tế bào.
• Đánh giá liều phản ứng (dose-response assessment). Mục đích của
bước này là nhận ra mối liên hệ giữa liều lượng của chất độc và những ảnh
hưởng bất lợi của nó đến sức khỏe môi trường. Có một vấn đề là liều phản ứng
ở mức thấp nhất thường được ngoại suy từ những hiểu biết về liều phản ứng cao
nhất. Cũng có những cuộc thảo luận liên quan đến ngưỡng hiện diện và vắng
mặt. Cuối cùng, việc đánh giá liều phản ứng thường dựa vào việc phân tích
thống kê các dữ liệu thu được từ những quan sát và đo lường.

GVHD: Hà Quang Hải 37


Địa chất môi trường Nhóm 7

• Đánh giá tình trạng(exposure assessment). Vấn đề của việc đánh giá
tình trạng là ước lượng thời gian, tần số xuất hiện và cường độ của chất độc.
• Mô tả sự rủi ro(risk characterization). Là chúng ta thực hiện hai mục
tiêu sau:
 Mục tiêu 1: tiên đoán được ảnh hưởng của chất độc tới môi trường
 Mục tiêu 2: xem xét ngược lại các quá trình xảy ra để rút ra bài học
cảnh cáo
Đánh giá sự rủi ro theo trạng thái của chất độc trong môi trường cho phép
chúng ta phát triển các kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất
các rủi ro. Chúng ta nên kết hợp đánh giá sự rủi ro với luật pháp, xã hội, chính
tri, kinh tế, và kỹ thuật để đưa ra các kế hoạch hành động. Cả kế hoạch đánh giá
sự rủi ro và quản lý sự rủi ro đỏi hỏi phải có một nền tảng vững chắc trong việc
đánh giá các thông tin hiện có.

7. KẾT LUẬN

Tốc độ gia tăng tử vong và các loại bệnh từ một số vùng có thể là do các
nguyên nhân môi trường. Nó chịu sự chi phối bởi yếu tố khí hậu và văn hóa,
trong hoạt động sống của con người đã thải ra ngoài môi trường nhiều hợp chất
gây nguy hại và với những hoạt động của họ thì việc dễ mắc các chứng bệnh từ
môi trường sống. Vì vậy, việc nghiên và đánh giá những tác động của môi
trường đến sức khỏe con người là một điều quan trọng.

Điều này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu và đưa ra
nhiếu chương trình đánh giá. Trong đó đánh giá rủi ro của việc giải quyết những
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe môi trường gồm 4 bước: Phát hiện, đánh giá
câu trả lời các mối liên hệ, đánh giá hiện trạng, nhận dạng rủi ro. Đánh giá rủi ro
là bước đầu tiên cần thiết của việc quản lí rủi ro. Việc phát triển các kế hoạch
hành động để giảm bớt các vấn đề sức khỏe bắt nguồn từ các chất độc trong môi
trường.

GVHD: Hà Quang Hải 38


Địa chất môi trường Nhóm 7

Hình 19: Hãy hành động vì sức khỏe chúng ta

GVHD: Hà Quang Hải 39

You might also like