You are on page 1of 99

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA MÔI TRƯỜNG

Bộ môn:

GVGD: TS. Hà Quang Hải


Nhóm thuyết trình: Nhóm 8

Chương III:
- Đất là nhân tố môi
trường hết sức quan
trọng, có vai trò ý nghĩa
lớn đối với cuộc sống
của con người.

- Hiện nay, nguồn tài nguyên đất ngày càng bị con


người lạm dụng nên ngày càng trở nên cạn kiệt và
suy thoái.
Nội dung

1 Sự hình thành đất

2 Sự phân bố của đất và các loại đất chính

3 Hiện trạng sử dụng đất

4 Ô nhiễm đất

5 Cạn kiệt và suy thoái tài nguyên đất

6 Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đất


Sự hình thành đất
1. Quá trình hình thành đất

2. Các chức năng chính của đất

3. Đặc điểm hình thái học của đất


Phong hóa
Đá

Yếu tố
môi trường

Phân hủy
Xác thực vật Đất

Bồi lắng phù sa


Sông, biển

Gió
- Sự tạo thành đất từ đá xảy ra duới tác dụng của
2 quá trình diễn ra ở bề mặt Trái Đất: sự phong
hóa đá và tạo thành đất.

- Quá trình phong hóa đá:


+ Phong hóa lý học
+ Phong hóa hóa học
+ Phong hóa sinh học

- Quá trình tạo thành đất chịu ảnh hưởng của 6


yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời
gian và con người.
Trong quá trình sinh sống, con người đã tác
động (tích cực và tiêu cực) vào môi trường đất,
hình thành nên nhiều loại đất mới không thể tìm
thấy được trong tự nhiên.
- Tác động tích cực: làm ruộng bậc thang
để chống xói mòn, tưới nước cho đất khô làm
tăng độ phì, tháo nước cho đất úng, rửa mặn cho
đất mặn, bón phân và vôi cho đất bạc màu…
- Tác động tiêu cực: làm cạn kiệt và suy
thoái tài nguyên đất, gây ra xói mòn, sa mạc hóa,
laterit hóa, phèn hóa…
Các chức năng chính của đất:

1. Môi trường để các loại cây trồng sinh


trưởng và phát triển
2. Địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân
hủy các phế thải hữu cơ và chất khoáng
3. Nơi cư trú cho các động vật đất
4. Địa bàn cho các công trình xây dựng
5. Địa bàn để lọc nước và cung cấp nước
Đặc điểm hình thái học của đất:

1. Phẫu diện đất (trắc diện đất)


2. Thành phần của đất
3. Sa cấu đất (thành phần cơ giới của đất)
4. Cơ cấu đất (cấu trúc đất)
5. Độ dày của đất
6. Màu sắc của đất
Phẫu diện đất

Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất


xuống tầng đá mẹ, là hình thái biểu hiện bên
ngoài phản ánh quá trình hình thành, phát triển và
tính chất của đất.

Chiều dày của phẫu diện cho phép xác định các
cây trồng thích hợp.
Thành phần của đất

- Thành phần rắn: chiếm 50% thể tích đất, gồm


tất cả các vật liệu vô cơ (khoáng sét) và hữu cơ
(mùn).

- Thành phần lỏng: chiếm 25% thể tích, gồm


nước trong đất hoặc dung dịch đất.

- Thành phần khí: có các loại khí chủ yếu như


CO2, N2, H2S, CH4…
Sa cấu đất
Sa cấu đất đề cập đến các tỷ
lệ khác nhau của ba loại
hạt: cát, thịt, sét trong một
loại đất nào đó. Các hạt
được phân định dựa theo
đường kính (D) của hạt:
- Cát: 0.2mm > D > 0.02mm
- Thịt: 0.02mm > D > 0.002 mm
- Sét: 0.002mm > D
Tỉ lệ các hạt trong đất
Cơ cấu đất
- Các dạng cơ cấu chính:
+ Không có cơ cấu: đất cát ven biển.
+ Có cơ cấu: cụm (viên), hạt, phiến dẹp, khối.
- Cơ cấu lý tưởng là cơ cấu viên và có nhiều lỗ
hổng, đất dễ canh tác, rễ dễ ăn sâu hơn và thoáng
khí.

- Cơ cấu đất ảnh hưởng đến: việc thấm và thoát


nước, độ thoáng khí, việc hút chất dinh dưỡng của
rễ, chuẩn bị đất…
Độ dày của đất
Được tính từ tầng mặt đến tầng mẫu chất, thay
đổi từ 40 - 50 đến 100 - 150 cm
Màu sắc của đất
- Phản ánh các tính chất của đất
- Phụ thuộc vào hàm lượng mùn, thành phần
khoáng học và hóa học của đất.
- 3 nhóm hợp chất ảnh hưởng tới màu của đất:
+ Chất mùn (đen)
+ Chất chứa sắt (đỏ)
+ Oxytsilic, canxicacbonat, canxisunfat (trắng)
Sự phân bố của đất và các
loại đất chính
1. Hệ thống phân loại đất

2. Tài nguyên đất trên thế giới

3. Tài nguyên đất ở Việt Nam


Các hệ thống phân loại đất
đang được sử dụng ở Việt Nam

1) Phân loại của Bộ Nông nghiệp Mỹ (Soil


Taxonomy)

2) Phân loại đất của LHQ (FAO/UNESCO, WRB)

3) Phân loại đất Việt Nam theo tiêu chuẩn định


lượng của FAO
Tài nguyên đất trên thế giới
Các loại đất chính
1) Đất rừng tùng bách
2) Đất rừng ôn đới thay lá
3) Đất đồng cỏ
4) Đất sa mạc
5) Đất rừng mưa nhiệt đới
Sa mạc Sahara
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Tài nguyên đất ở Việt Nam

- Diện tích tự nhiên:


33 triệu ha
- Diện tích sông suối và
núi đá: 1,37 triệu ha
(chiếm 4,16% diện tích
đất tự nhiên)
- Diện tích phần đất liền:
31,2 triệu ha (chiếm
94,5% diện tích tự nhiên)
Diện tích đất canh tác nước ta vốn đã thấp lại giảm
theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hóa,
công nghiệp hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Giảm diện tích đất canh tác trên đầu người


ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992 2000
Bình quân đầu người 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10
(ha/người)

Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam


Các nhóm đất chính ở Việt Nam
Đất của Việt Nam đa dạng về loại, phong phú về
khả năng sử dụng. Căn cứ vào nguồn gốc hình
thành có thể phân thành hai nhóm lớn:
- Nhóm đất được hình thành do bồi tụ (đất
thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha (chiếm
28,27% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất
đồng bằng khoảng 7 triệu ha.
- Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa
thành) khoảng 25 triệu ha.
Diện tích các loại đất ở Việt Nam
STT Loại đất Diện tích (ha)
1 Đất đỏ vàng 15.815.790
2 Đất mùn vàng đỏ trên núi 2.976.313
3 Đất phù sa 2.936.413
4 Đất xám bạc màu 2.481.987
5 Đất vàng 2.140.306
6 Đất mặn 991.202
7 Đất xói mòn trơ sỏi đá 505.298
8 Cồn cát và cát biển 502.045
9 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 330.814
10 Đất mùn thô trên núi cao 280.714
11 Đất đen 237.602
12 Đất lầy và than bùn 71.796
13 Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 34.234
14 Các loại đất khác và đất chưa điều tra 3.651.586
Nguồn: Viện thiết kế quy hoạch nông nghiệp, 1980
Hiện trạng sử dụng đất

1. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới

2. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam


Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới

Trong 15 tỉ ha đất trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ


ha đất có khả năng canh tác nông nghiệp (chiếm
22%).
Đất nông nghiệp phân bố không đồng đều trên
thế giới, trong đó đất trồng trọt là 1,5 tỉ ha
(10,8%), còn lại 1,8 tỉ ha (11,2%) là đất có khả
năng nông nghiệp chưa được khai thác
Tỉ lệ % đất tự nhiên và đất nông nghiệp
trên thế giới

Các châu lục Đất tự nhiên Đất nông nghiệp


Châu Á 29,5% 35%
Châu Mỹ 28,2% 26%
Châu Phi 20,0% 20%
Châu Âu 06,5% 13%
Châu Đại Dương 15,8% 06%
Đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn
thế giới có hạn, diện tích có năng suất cao lại quá ít
(khoảng 14%).
Mỗi năm trên thế giới lại có khoảng 12 triệu ha
đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành
đất phi nông nghiệp và 100 triệu ha đất trồng trọt
bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại
thuốc sát trùng.
Khi dân số ngày càng tăng thì diện tích đất sử
dụng cho nông nghiệp càng ngày càng giảm.
Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
Loại đất Diện tích (tỉ ha) Phần trăm
Đất quá dốc 2,682 18%
Đất quá khô 2,533 17%
Đất quá lạnh 2,235 15%
Đất đóng băng 1,490 10%
Đất quá nóng 1,341 9%
Đất quá nghèo 0,745 5%
Đất quá lầy 0,596 4%

Tổng: 11,7 tỉ ha (chiếm 78% tổng số diện tích đất liền)


Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam
Loại đất Diện tích So với cả So với cùng
(nghìn ha) nước (%) loại (%)
Đất đã sử dụng 23.064,0 73,07 100,00
Đất nông nghiệp 9.531,8 28,94 39,61
Đất lâm nghiệp 12.402,2 37,66 51,54
Đất chuyên dùng 1.669,6 5,07 6,94
Đất ở 460,4 1,40 1,91
Đất chưa sử dụng 8.867,4 26,93 100,00
Đất đồi núi 6.690,8 20,32 75,45
Đất bằng 547,9 1,66 6,18
Đất có mặt nước 150,9 0,46 1,70
Đất khác 107,7 0,33 1,22
Sông suối, núi đá 1.370,1 4,16 15,45
Diện tích cả nước 32.931,4 100,00
Ô nhiễm đất
1. Khái niệm

2. Phân loại ô nhiễm

3. Ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt

4. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp

5. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp


Khái niệm

Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường


đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng
đồng và hệ sinh vật.

Có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và


nhân tạo.
Phân loại

Có 2 cách phân loại:


- Theo tác nhân gây ô nhiễm: ô nhiễm lý học,
hóa học, sinh học
- Theo nguồn gốc gây ô nhiễm: ô nhiễm do các
hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp của con người
Ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt

Với nhịp độ gia tăng


dân số và tốc độ phát
triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hóa như hiện
nay thì diện tích đất canh
tác ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng đất ngày càng
bị suy thoái, diện tích đất
bình quân đầu người
giảm.
Rác thải trên ao
Rác thải Đô thị hóa
Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp
Các chất thải nông
nghiệp không
quay trở lại ruộng
đồng, không bị tái
sinh nhưng chất
đống ở bãi rác với
sự lên men hiếm
khí tạo ra các hợp
chất S và N độc
hại, làm cho ô
nhiễm đất gia tăng
Ô nhiễm do phân vô cơ
Ở liều lượng cao, các loại phân bón vơ cơ, đặc
biệt là phân vô vơ NPK, rất dễ gây ô nhiễm môi
trường đất do tồn dư của nó.
Thực trạng sử dụng phân vô cơ ở nước ta:
- Ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng đất bạc
màu, việc sử dụng phân vô cơ còn làm tăng độ phì
cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng.
- Ở một số nơi sản xuất thâm canh cao đã có
hiện tượng phú dưỡng một số chất không có lợi
cho cây trồng, làm ô nhiễm môi trường đất.
Ô nhiễm do phân hữu cơ
Nguyên nhân gây ô nhiễm do phân hữu cơ tùy
thuộc vào nguồn chế biến và cách sử dụng chúng.
Các loại phân chuồng hiện nay được nuôi từ thức
ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như
trước.
Sử dụng nhiều phân bón hữu cơ trong điều kiện
yếm khí sẽ tạo ra nhiều acid hữu cơ làm đất chua,
đồng thời tạo ra nhiều độc chất như H2S, CH4,
CO2…
Ô nhiễm do thuốc Bảo vệ thực vật

Các hợp chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi


trường đất và là chất độc đối với con người, động
vật và các loại côn trùng không gây hại. Nó tồn
tại lâu dài trong đất, xâm nhập vào thành phần
của cây, tích lũy trong các bộ phận của cây, gây
nguy hiểm cho người sử dụng và tiếp xúc
Các nghiên cứu về lượng thuốc BVTV đang sử
dụng ở Việt Nam cho thấy lượng thuốc BVTV
đang được sử dụng còn thấp. Tuy nhiên, ở nhiều
nơi, việc sử dụng chúng còn chưa đúng lúc, đúng
cách, đúng liều lượng và chủng loại nên đã gây ô
nhiễm cho môi trường nói chung và môi trường
đất nói riêng.
Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp

1. Chất thải xây dựng


2. Chất thải kim loại
3. Chất thải khí
4. Chất thải hóa học
5. Ô nhiễm đất do dầu
6. Khai thác khoáng sản
Chất thải xây dựng
Chất thải kim loại

Các chất thải kim loại, đặc biệt là kim loại nặng
thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các
khu công nghiệp và đô thị:
- Bình điện: 93% Hg và Pb, 45% Cd
- Sắt phế liệu: 40% Pb, 30% Cu, 10% Cr
- Chất thải mịn: 43% Cu, 20% Pb, 12% Ni
- Chất thải dẻo: 38%, 25% Ni
- Các chất phóng xạ: 137 Cs và 134 Cs
Chất thải hóa học

Đa số các chất thải hóa học được phóng thích ra


khỏi mặt đất, một số đi ra biển, xâm nhập vào hệ
thống nước ngầm và cây trồng.

Riêng ở Việt Nam, trải qua hơn 30 năm kể từ


sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, tuy điều kiện khí
hậu của vùng nhiệt đới đã có nhiều tác dụng phá
hủy các chất hóa học dùng trong chiến tranh như
Dioxin nhưng ở nhiều nơi, môi trường đất vẫn
còn chứa một nồng độ Dioxin khá cao
Ô nhiễm đất do dầu

- Làm giảm quá trình trao đổi chất và cắt đứt năng
lượng của đất
- Gây ra tình trạng thiếu nước và oxy cho đất, gây
tổn hại cho hệ sinh thái
- Làm cho đất bị trơ và không còn khả năng hấp
thụ trao đổi
- Làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, tiêu diệt sinh vật
Ô nhiễm đất do khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản là quá trình dùng phương


pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng
sản từ lòng đất lên.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba
bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ.
⇒ Việc khai thác khoáng sản trước hết tác động
đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ, làm
thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp và
ảnh hưởng đến sản xuất
Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp
do khai thác mỏ ở Việt Nam
Tên mỏ, khu khai thác Diện tích (ha) Mức độ ô nhiễm

Mỏ than núi Hồng 274 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải
và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông
nghiệp
Mỏ than Khánh Hòa 100 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải
và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông
nghiệp
Mỏ vàng Bắc Thái 114,5 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải
làm ô nhiễm đất

Các mỏ ở huyện Quỳ Hợp 145 Đất nông nghiệp bị ô nhiễm do lắng bùn
cát
29 Thiếu nước, suy giảm năng suất

Các mỏ ở huyện Quỳ Châu 193,8 Đất nông nghiệp bị đào bới, bỏ hoang và
thiếu nước.
Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hóa
ở một số mỏ tại Việt Nam
Tên mỏ, khu khai Diện tích đất Mức độ suy thoái
thác lâm nghiệp bị
phá (ha)
Khai thác vàng > 720 Thu hẹp rừng tự nhiên và rừng trồng.
antimoan Chiêm Hóa, Đất rừng bị đào phá, xáo trộn
Tuyên Quang
Khu khai thác thiếc ≈ 218 Thu hẹp rừng nguyên sinh, đất đồi bị
Bắc Lũng đào phá

Khu khai thác barit Ao ≈ 150 Đất đồi hoang, đất vườn đồi bị đào phá
Sen, Thượng Ấm

Khu khai thác than 671 Đất rừng bị thu hẹp để làm khai trường
Thái Nguyên và bãi thả
Các mỏ kim loại ở Bắc 960 Rừng và đất rừng bị thu hẹp để làm
Cạn - Thái Nguyên khai trường và bãi thải
Cạn kiệt và suy thoái
tài nguyên đất
1. Xói mòn đất

2. Sa mạc và hoang mạc hóa

3. Các vấn đề khác


Do nhận thức và hiểu biết còn kém
⇒ lạm dụng và khai thác tài nguyên đất không
hợp lý
⇒ đất bị thoái hóa, hoang mạc hóa
⇒ đất mất đi tính năng sản xuất, bạc màu và
nghèo chất dinh dưỡng
Việt Nam có hơn 12 triệu ha đất trống, đồi trọc
- Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế đang bị mặn hóa, khô hạn và xói mòn
nghiêm trọng
- Khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
đã chớm bị hoang mạc hóa ở sông sau lũ, khô hạn,
đá ong hóa và xói mòn trên vùng núi
- Phú Yên, Khánh Hòa bị xói mòn và đá ong
hóa
- Vùng ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận xuất
hiện cả sa mạc hóa, muối hóa và mặn hóa
Xói mòn đất
Xói mòn đất là quá trình các tác nhân tự nhiên
hoặc con người tác động lên mặt đất làm cho lớp
mặt của đất, keo mùn, những tầng đá tơi xốp, các
vụn đất và đá sét bị mất đi hoặc trôi theo hướng
sườn dốc.

Xói mòn đất quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự
làm giảm độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng
đến sự tưới tiêu, sự lưu thông đường thủy, các hồ
chứa nước để làm thủy điện, nguồn cung cấp nước
uống cho vùng đô thị…
Các yếu tố tác động đến quá trình xói mòn đất:
- Yếu tố khí hậu: lượng giáng thủy và tốc độ gió
Ảnh hưởng của lượng mưa đến xói mòn đất
Địa điểm Lượng mưa Lượng đất xói mòn
(mm) (tấn/ha/năm)
Phú Thọ 1.769 58
Di Linh 2.041 150
Pleiku 2.447 189

- Yếu tố độ dốc: độ sâu của dốc, chiều dài dốc và


dạng dốc
Mức độ xói mòn do độ dốc
Độ dốc Mức độ xói mòn
< 3o Yếu
3 - 5o Trung bình
5 - 7o Mạnh
> 7o Rất mạnh

Ảnh hưởng của chiều dài sườn dốc


đến xói mòn đất ở độ dốc 8o
Chiều dài sườn dốc Tổn thất đất
(m) (tấn/ha)
3 6
20 27
40 204
- Tính chất đất: nếu đất tơi, xốp, có kết cấu thì
nước mưa sẽ thấm vào đất nhiều, lượng dòng chảy
bề mặt ít, đất bị xói mòn ít.
- Tác động của con người:
+ Phá rẫy, đốt rừng, làm
mất thảm phủ
+ Khai phá đất trồng bừa
bãi
+ Phá rừng phòng hộ
đầu nguồn
+ Phá rừng ở nơi đất dốc
+ Du canh, du cư
Phương trình Wiscehmeir & Smith:

A = (R, K, L, S, C, P)
A: lượng đất mất đi
R: động năng gây xói mòn
K: hệ số xói mòn
L: chiều dài sườn dốc
S: độ dốc của đất
C: hệ số che phủ
P: hệ số biện pháp chống xói mòn
Tình hình xói mòn đất trên thế giới

Ước tính trên thế giới, cứ 10 năm thì có khoảng


7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi
Trên thực tế phân bón không đủ chất để làm phục
hồi lại độ phì nhiêu của đất như đất tự nhiên
Sự xói mòn đất do hoạt động của con người xảy ra
rất nhanh ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc,
Liên Xô và Hoa Kỳ
- Trung Quốc: trung bình 40 tấn/ha, tương
đương 34% diện tích cả nước
- Ấn Độ: 25%
- Liên Xô: tầng đất mặt bị xói mòn nhiều nhất thế
giới
- Hoa Kỳ: 1/3 tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi, tỉ
lệ xói mòn trung bình là 18 tấn/ha, làm mất đi
gần ¼ lớp đất canh tác trong cả nước, ước tính
thiệt hại khoảng 18 tỉ USD.
Sự xói mòn đất không chỉ là vấn đề do hoạt động
canh tác mà còn do sự quản lý và sử dụng không
hợp lý đất rừng, đất đồng cỏ, do các hoạt động xây
dựng của con người theo sự gia tăng dân số (chiếm
khoảng 40% đất bị xói mòn). Và cho đến nay, vẫn
chưa đưa ra được một phương pháp nào để bảo vệ
đất chống sự xói mòn một cách có hiệu quả
Tình hình xói mòn đất ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và có


lượng mưa tương đối lớn (trung bình 1.800 - 2000
mm/năm) nhưng lại phân bố không đều và tập
trung chủ yếu từ tháng 4 - 10, tạo ra dòng chảy có
cường độ rất lớn.

Đất bị xói mòn mạnh chiếm 17% diện tích tự


nhiên cả nước và 25% diện tích đất đồi núi, trong
đó có 1,5% diện tích gần như đã mất khả năng
sản xuất.
Tác nhân dẫn đến sự xói
mòn là do sự khai phá
rừng để lấy gỗ và đất canh
tác. Từ 1983 - 1994, cả
nước có khoảng 1,3 triệu
ha rừng bị khai phá, gây
nên sự xói mòn và rửa trôi
lớp đất mặt. Chỉ tính riêng
các vùng phía Bắc sông
Hồng và dọc theo dãy
Trường Sơn đã có khoảng
700.000 ha đất bị bạc
màu.
Sa mạc và hoang mạc hóa

Sa mạc hóa là sự
suy thoái đất ở các
vùng khô cằn, bán
khô cằn và khô cằn
cận ẩm ướt, chủ
yếu do các hoạt
động của con
người và sự biến
đổi của khí hậu
gây nên.
Trên thế giới hiện có khoảng 30% diện tích bề
mặt Trái Đất là hoang mạc hoặc đang diễn ra quá
trình hoang mạc. Sự mở rộng của hoang mạc ở các
vùng khô hạn, bán khô hạn và một số nơi ẩm ướt
không chỉ do khí hậu và biến đổi khí hậu mà còn
do sức ép gia tăng dân số và hoạt động sống của
con người. Hàng năm trên toàn thế giới có 11 - 13
triệu ha rừng bị chặt phá, hàng chục triệu ha đất bị
suy thoái dẫn đến hoang mạc, gây thiệt hại 42 tỉ
USD.
Hiện trên thế giới có hơn 250 triệu người trực
tiếp bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa và khoảng 1
triệu người trên 100 nước đang gặp nguy hiểm.
Năm 1996 Liên Hợp Quốc đã đưa ra Công ước
chống sa mạc hóa và Việt Nam đã ký Công ước
này vào năm 1998.
Năm 2006, Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề cho
Ngày Môi trường thế giới 5/6 là "Sa mạc và
hoang mạc hóa".
Vấn đề sa mạc hóa tại Việt Nam

Trong 21 triệu ha đất


đang được sử dụng trong
canh tác nông, lâm
nghiệp ở nước ta có tới
9,34 triệu ha đất hoang
hóa (chiếm khoảng 28%
tổng diện tích đất đai
trên toàn quốc), trong đó
khoảng 7,85 triệu ha
chịu tác động mạnh bởi
sa mạc hóa.
Phân hạng các loại đất và khu vực chịu tác động
mạnh bởi sa mạc hóa ở Việt Nam
Loại đất Diện tích Vùng phân bố tập trung
(ha)
Đất trống bị thoái hóa mạnh, 7.000.000 Toàn quốc
bao gồm cả đất bị đá ong hóa

Đụn cát và bãi cát di động 400.000 Các tỉnh ven biển miền
Trung
Đất khô hạn theo mùa hoặc 300.000 Bình Thuận, Ninh Thuận và
vĩnh viễn Nam Khánh Hòa
Đất bị xói mòn 120.000 Tây Bắc, Tây Nguyên
Đất bị nhiễm mặn, nhiễm 30.000 Đồng bằng sông Cửu Long
phèn (Tứ giác Long Xuyên)
Tổng diện tích đất chịu tác động mạnh bởi sa
mạc hóa của Việt Nam là 7.850.000 ha, chiếm
trên 30% tổng diện tích đất canh tác nông, lâm
nghiệp của cả nước. Trong đó chủ yếu là đất
trống, đồi trọc thoái hóa mạnh (7.000.000 ha,
chiếm 89% tổng diện tích đất sa mạc hóa).
Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát
hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, tập
trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận
với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng
sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha
Việt Nam có khoảng
462.000 ha cát ven
biển, trong đó có
87.800 ha là các đụn
cát, đồi cát lớn di
động. Mỗi năm có
khoảng 10 - 20 ha đất
canh tác bị lấn bởi cát
di động, đặc biệt là ở
khu vực Ninh Thuận -
Bình Thuận.
Các vấn đề suy thoái đất khác

1 Laterit hóa

2 Chua hóa

3 Phèn hóa

4 Mặn hóa

5 Sạt lở đất
Bảo tồn và phát triển bền vững
tài nguyên đất
1. Tầm quan trọng của việc bảo tồn đất đai

2. Các giải pháp và biện pháp khắc phục

3. Bảo tồn đất trồng trọt

4. Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất


Tầm quan trọng của việc
bảo tồn đất đai
- Làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự cạn kiệt
nguồn dinh dưỡng trong đất.
- Giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác.
- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho các
thế hệ hiện tại và tương lai.
Giải pháp và biện pháp khắc phục
Giải pháp về quản lý và sử dụng tài nguyên đất
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất trên
quy mô lớn
- Hoàn thành việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
- Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ
chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước
- Bảo vệ, khoanh nuôi và phủ xanh toàn bộ đất
trống, đồi núi trọc
Giải pháp về kinh tế - xã hội

- Điều hòa sự phân bố dân số và di dân giữa các


vùng, miền
- Có những giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm an
ninh lương thực vùng núi, định canh định cư, bảo
vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất
- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu, xây dựng mô
hình hợp lý
- Hoàn thiện các chủ trương, chính sách về thuế,
tín dụng
Bảo vệ, ngăn chặn và phòng ngừa
tình trạng suy thoái đất
- Tăng cường sử dụng bền vững quỹ đất đai cả về
số lượng và chất lượng
- Quan tâm đến việc quản lý lưu vực, phát triển
thủy lợi
- Áp dụng các biện pháp kỹ thụât tổng hợp, công
nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và
đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu
- Đảm bảo thực hiện và đạt được các tiêu chuẩn
về môi trường đất.
Bảo tồn đất trồng trọt
Đất trồng trọt vùng đồng bằng

Các biện pháp khắc phục:


- Cày hạn chế
- Không cày xới đất
- Trồng theo lip
- Trồng cây tạo vành đai chắn gió
Đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc

- Làm giảm độ dốc


và chiều dài của
sườn dốc
- Dùng các biện
pháp nông - lâm
nghiệp để che phủ
kín mặt đất.
Duy trì và phục hồi
độ phì nhiêu của đất
Để nâng cao năng suất thu hoạch và tăng vụ
trong trồng trọt, người ta thường sử dụng phân
hữu cơ và phân vô cơ để bón vào đất canh tác
nhằm phục hồi lại chất dinh dưỡng trong đất đã bị
mất đi do cây hấp thụ, do sự xói mòn và sự trực
di chất dinh dưỡng xuống các lớp đất nằm sâu
bên dưới.
Các biện pháp

- Phân hữu cơ: phân


chuồng và phân xanh.
- Phân vô cơ thương
mại: chứa chất dinh
dưỡng chính cần cho
cây như N, P, K.
- Luân xen canh hoa
màu.
Nhóm 8
Xin chân thành
cảm ơn sự quan tâm theo dõi
của thầy và các bạn

You might also like