You are on page 1of 18

ĐỀ TÀI: RÁC THẢI RẮN_NHỮNG QUAN ĐIỂM

VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM


CHẤT THẢI RẮN

I. TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN


1. KHÁI NIỆM
Chất thải là những nguyên nhiên vật liệu được thải bỏ trong
sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Rác thải bao gồm chất thải rắn như: polymer tổng hợp, nhựa,
bao nilon, mảnh vỡ thuỷ tinh…Chất bán rắn như: bột nhão,
bùn thải, vữa cặn dầu…
Rác thải có nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhưng chủ yếu, rác có
nguồn gốc từ các hoạt động của con người, trong các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt và từ các dịch vụ phục vụ cho con người.
2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI
Dựa vào nguồn gốc phát sinh chất thải, chúng ta phân ra:
Rác thải công nghiệp.
Rác thải nông nghiệp
Rác thải sinh hoạt
Rác thải bệnh viện
Rác thải đô thị
Dựa vào tính chất rác thải có thể phân ra: rác thải hữu cơ và rác
thải vô cơ. Dựa vào khả năng phân huỷ của rác thải có thể
phân ra: rác thải không bị phân huỷ bởi sinh vật và rác thải có
thể bị phân huỷ bởi sinh vật.
3.NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ RÁC THẢI
Trước đây, trong những năm đầu của cuộc cách mạng công
nghiệp, rác thải có số lượng nhỏ. Nhiều nhà máy, xí nghiệp
nằm cạnh các con sông, chất thải được xả trực tiếp ra sông,
môi trường xung quanh. Xử lí chất thải được xem như tống
khứ chất thải ra môi trường. Đây chính là quan niệm “pha
loãng và phân tán” thời kì đó.
Tuy nhiên, khi khu vực công nghiệp, đô thị tăng lên, rác thải
theo đó tăng lên về số lượng. Do đó, môi trường không còn
khả năng tự làm sạch khi tiếp nhận nguồn thải. Quan niệm
“phân tán và pha loãng” không còn phù hợp. Quan niệm mới
về xử lí rác, đó là “cô đặc và nén lại”. Nhưng, biện pháp này
còn nhiều hạn chế. Những container tự nhiên hay nhân tạo
chứa rác thải có thể rò rỉ ra môi trường. Kết quả là, một quan
niệm khác được thay “sự phục hồi nguồn lực”.
Quan điểm “ phục hồi nguồn lực” là coi rác thải là một nguồn
nguyên nhiên liệu mới có thể tái chế và sử dụng. Điều đó tạo
lên khuynh hướng hiện đại, khuynh hướng quản lí rác thải
thống nhất, coi rác là nguồn lực để phát triển, tái chế và sử
dụng lại rác thải.
VD: Dùng rác thải chôn cất theo quy trình công nghệ để tạo ra
phân trộn và khí mêtan.
Với quan điểm này, nó được thể hiện rõ rằng, sự tăng lên của
giá nguyên liệu thô, năng lượng, giá vận chuyển. Và công nghệ
xử lí rác đã trở thành một trong 20 triệu ngành kinh tế của
nước Mỹ.
VD: Ở thành phố Denver Colorado, những bãi đất chứa rác
thải cũ được cải tạo lại và được xây dựng trở thành những bãi
đỗ xe.
Đối với Việt Nam chúng ta, quan niệm về xử lí rác được xem
như là trách nhiệm của cơ quan về môi trường, của nhà nước,
mỗi người chưa có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi
trường. Người dân chỉ quan niệm, môi trường xung quanh ta
sống không có rác là được. Do đó, một người có thể mang rác
của nhà mình ra vệ đường, cạnh cống thoát nước hay bất cứ
chỗ nào vắng vẻ để vất rác, miễn sao, xung quanh nhà mình
không có rác là được rồi. Quan niệm này đã ăn sâu vào ý thức
của từng người. Và khi làm những điều đó, họ không quan tâm
đến hậu quả đối với môi trường. Hiện nay, với công nghệ xử lí
rác còn hạn chế, nước ta vẫn còn một lượng lớn khối lượng rác
chưa đựoc xử lí. Và như vậy, rác thải là vấn đề nóng bỏng
trong việc làm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước ta đã bắt đầu chú
trọng việc tái chế và sử dụng rác thải và biến rác thải thành
tiền. Cụ thể tại thành phố HCM, tại hai bãi rác Tân Phước Lâp
1 và 2, thành phố đã bắt đầu xây dựng và vận hành công nghệ
chôn lấp rác và thu hồi khí có ích sinh ra từ các bãi rác này.
Theo tính toán sơ bộ, với khối lượng rác thải rắn đô thị đã và
đang được chôn lấp(3.000-3.500 tấn/ ngày),bãi chôn lấp Phước
Hiệp 1 và 2 tại Củ Chi ( HCM) sẽ tạo thành khoảng 450.000-
525.000 m3 khí/ngày đêm, lượng carbon có thể bán được theo
chương trình tín dụng carbon CDM khoảng 17,64 triệu tấn
( tương đương 70,56 triệu USD với giá thấp nhất là 4 USD/tấn
carbon theo giá quy đổi ); phát được 4.389.396 Mwh điện
( tương đương 4.389 tỷ đồng với giá bán điện la 1000đ/kwh).
4. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG RỦI RO CỦA XỬ LÍ RÁC
THẢI ĐẾN MÔI TRƯỜNG.
Hiện nay, rác thải được coi như là một phần tất yếu của cuộc
sống, con người không thể sông, sinh hoạt và sản xuất mà
không thải ra rác. Theo thời gian, lượng rác do con người thải
ra càng ngày càng lớn, tính chất, thành phần, độ độc hại của
rác thải ngày càng tăng theo tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Rác thải, ô nhiễm rác thải và xử lí nó đã trở thành vấn
nạn lớn đối với tất cả chúng ta hiện nay.
Riêng trên nước Mỹ, rác thải và việc xử lí rác thải rắn đang là
vấn đề lớn. Vấn đề được rut lại với lí do đơn giản, lượng rác
thải được thải ra từ các đô thị là rất lớn. Trong khi đó, không
gian dùng cho việc xử lí và chứa rác thải ngày càng hẹp đi, chi
phí cho việc xử lí rác thải là rất lớn và ngày càng tăng trong
những năm gần đây.
Ơ Mỹ, tất cả các các lọai rác thải công nghiệp, đô thị gây ra
ảnh hưởng ngày càng tăng và gây ra nhiều khó khăn hco những
nhà quản lí rác thải. Mặc dù, một số lượng lớn rác thải đã được
thu gom, tái chế,sử dụng và xử lí, cùng với sang kiến về công
nghệ xử lí luôn được phát minh nhưng nước Mỹ vấn đứng
trong tình trạng khủng hoảng rác thải đô thị. Mỗi năm, nước
Mỹ chi cho việc thu gom,xử lí rác thải hàng triêu đô la mỗi
năm và đó là một trong những phí tổn lớn nhất chi cho môi
trường của chính phủ.
VD: Nước Mỹ, mỗi năm tại các khu vực thành thị thải ra 640
triệu kg chất thải rắn. Mỗi ngày, một khối lượng rác thải ra có
thể bao phủ 1,6 triệu km2 đất với chiều sâu khoảng 3m.
Tại Việt Nam, mỗi ngày một lượng rất lớn rác thải được thải ra
từ các đô thị lớn, lượng rác thải này từ rất nhiều nguồn khác
nhau. Chúng có thể được sinh ra trong các hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và các dịch vụ khác.
Nhưng, chủ yếu lượng rác thải được sinh ra từ hoạt động công
nghiệp và sinh hoạt.
Tại Hà Nội, theo ghi nhận của PV báo, rác ở HN được người
dân vứt bỏ bất cứ chõ nào mà họ cảm thấy thuận tiện nhất, có
thể là chân cột điện, bãi đất hoang, miệnh hố cống thoát nước
của thành phố… Và nó gây ra ô nhiễm môi trường tại các hệ
thong sông lớn chảy qua HN như sông Nhuệ-Đáy và các con
sông nhỏ chảy trong nội thành như: sông Tô Lịch, Kim
Ngưu… Và gây mất mĩ quan đô thị. Theo ước tính của sở Tài
Nguyên thành phố HN mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 4
triệu tấn rác thải khác nhau.
Tại thành phố HCM, mỗi ngày thành phố thải ra trên 6 triệu
tấn rác thải, chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom và
xử lí, con lại chúng được thải trực tiếp ra môi trường xung
quanh. Và tại các bãi chôn lấp rác thải của thành phố, do công
nghệ xử lí cung như công tác quản lí các bãi rái tại đây, nước
rò rỉ, khí thải và mùi hôi thối đang gây ra tác động rất xấu đến
môi trường xung quanh.
II. NHỮNG LƯU Ý TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÍ RÁC
THẢI
1. VỊ TRÍ VIỆC XỬ LÍ
Việc chọn nơi xử lí rác thải là rất quan trọng, nó góp phần
quyết định hiệu quả của việc xử lí và những tác động đến môi
trương có thể có xảy ra do rủi do của công tác xử lí gây ra.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lí rác đảm bảo vệ
sinh là:
Bản đồ địa hình nổi.
Tầng nước ngầm dưới nơi xử lí.
Lượng mưa tại nơi xử lí rác thải.
Loại đất và đá nơi xử lí rác
Vị trí chọn nơi xử lí rác tải là nơi điều kiện tự nhiên đảm bảo
sự an toàn cho việc xử lí rác thải. Đó là những rủi do trong quá
trình xử lí là nhỏ nhất hay có thể chấp nhạn được trong phạm
vi môi trường cho phép. Vị trí tốt nhất được chọn cho việc xử
lí chấ thải là các vùng đất khô cằn, cách li nguồn nước ngầm
một cách tương đối, lượng nước rỉ rác hay chảy tràn ra ít và
không thấm tới nguồn nước ngầm và nơi xử lí xa khu dân cư.
Tại những nơi ảm ướt, độ ẩm cao, vị trí chọn chôn lấp rác thải
là vùng đất sét và lượng cát và phù xa. Với vùng đất như vậy,
lượng nước rỉ rác được tạo ra sẽ được truyền dẫn bằng sức
nước chậm tới môi trường xung quanh và một phần lượng
nước rỉ rác sẽ được trao đổi các ion trong đất được hoà tan và
hấp thụ được giảm đi mức độ độc hại.
VD: Khi rác thải được chon lấp trong vùng đá Aquifer, sự ô
nhiễm không khí và nước rỉ rác được giảm đi nhờ bộ lọc tự
nhiên.
Tại vùng đá vôi, nơi có độ dốc lớn và được bao bọc bởi sỏi, cát
và đá sẽ có độ truyền dẫn nước cao. Do đó, lượng nước thải
chảy ra từ rác thải nhanh chóng ngấm vùng nước ngầm phía
dưới hay lan nhanh sang vùng lân cận.
Do vậy, những nguyên tắc chung lạ chọn vùng xử lí rác chon
lấp rác thải là:
Những lớp đá vôi hay những hầm đá có sự đổ gãy cao và có
nhiều cát.
Những vùng ngập lụtbị tràn ngập nước theo định kì bởi nước
bề mặt siên cũng được xem như nơi có thể chấp nhận được cho
việc sử lí rác thải.
Tại vùng có vật liệu truyền dẫn cao với mực nước cao không
nên chọn nơi chon lấp.
Tại nơi có địa hình gồ ghề, vị trí chọn cho việc chôn lấp gần
đầu máng nước nơi mà lượng nước bề mặt là nhỏ nhất.
Nhưng lớp đất sét nếu được giữ khô ráo cũng có thể dung
trong việc chon lấp rác thải.
Khu vực đồng bằng, nơi mà đất nhiều cát và sét có sức truyền
dẫn bằng sức nước nhỏ là nơi tốt nhất cho việc chon lấp rác
thải.
Đây là một số nguyên tắc cần thiết trong việc chọn lựa cho
việc chon lấp rác thải. Việc chon lấp rác tại nơi đó ít ảnh
hưởng tới chế độ địa chất và thuỷ văn. Trong từng vùng cụ thể,
chúng ta nên có chế độ quan trắc cụ thể, rõ rang và kiểm tra
những yếu tố khác cùng với công tác đành giá tác động đến
môi trường của việc chon lấp để có thể chọn lựa vùng phù hợp.
Qua đó chúng ta có được những khu vực không nên đặt các
khu xử lí, chôn lấp rác thải là: khu vực đồng bằng gần cửa
sông, đầm lầy, vùng đất dẽ xảy ra sụt lở, nằm trong vùng kiến
tạo địa mảng dẽ xảy ra động đất và đặc biệt không xây bãi
chôn lấp gần các sân bay.
2. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI NƠI
XỬ LÍ RÁC THẢI.
Những tác động đến môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải
thường có nguyên nhân do chu trình xử lí, công nghệ xử lí
không hợp hay do công tác quản lí tại các bãi rác này. Tại địa
điểm được chọn dung để chôn lấp rác thải, nếu không được
quan trắc hợp lí, nơi chôn lấp rác được tiếp xúc với nguôn
nước ngầm. Nước rỉ rác mang theo các chất ô nhiễm thâm qua
đất và làm bẩn nguồn nước. Môt nguyên nhân khác có thẻ xảy
ra đó là lương nước chảy tràn tại các bải rác lớn, dòng nước
chảy tràn sẽ mang theo chất ô nhiễm chảy tràn trên bề mặt gây
ô nhiêm nguồn nước mặt và môi trưông xung quanh.
Với công nghệ xử lí lạc hậu, không thích hợp cũng có thể gây
ô nhiễm môi trương xung quanh. Cụ thể đó là môi trương đất
tại nơi chôn lấp, môi trường nước và nguôn không khí tại các
bãi chôn lấp. Tại các bãi chôn lấp rác thải, nếu không được xây
bờ ngăn chắn nước rỉ rác, nước rỉ rác tại bãi chôn lấp hay cả
nước chảy tràn bề mặt sẽ mang chất ô nhiễm phát tán ra môi
trường. Nguyên nhân thứ hai đó là, lượng đất và bề dày đất
dung để phủ bề mặt rác thải sau mỗi ngày chôn lấp không hợp
lí, khôn gđủ độ dày khiến khí ô nhiễm và mùi phát sinh từ bãi
rác sẽ được phát tán ra môi trương gây ô nhiễm bầu khí quyển.
VD: Tại các bãi rác, mùi hôi thối được phân huỷ từ chất hữư
cơ hay khí dễ cháy như metan hay nhiều loại khí phát sinh
khác nếu không được ngăn chặn sẽ bị thoát ra ngoài môi
trường không khí.
Cũng với bề dày đất phủ không hợp lí cung công tác quản lí
rác không đảm bảo khiên các bãi rác bị xâm nhập bởi sinh vật
như chuột côn trùng…cũng khiến phát sinh chất ô nhiễm ra
môi trường xung quanh.
VD: Trong những năm 30-40 của thế kỉ trước, ở Long Island
New York đã sản sinh ra lượng nước rỉ rác và khí thải rộng vài
trăm mét và di chuyển vài trăm kilomet từ những vị trí vứt rác
thải.
III. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI ĐÔ
THỊ
1. THIẾT KẾ QUÁ TRINH XỬ LÍ RÁC ĐẢM BẢO VỆ
SINH.
KHÁI NIỆM
Một chu trình xử lí rác thải đảm bảo vệ sinh là quá trinh xử lí
rác thải theo công nghệ thích hợp, phù hợp từng loại rác thải
nhằm hạn chế nhỏ nhất những hậu quả tác dộng của rác thải
yới môi trường.
Thiết kế chu trình xử lí rác đảm bảo vệ sinh là hệ thống xử lí
rác phức tạp gồm nhiều vật cản lối vào. Vật cản này có thẻ là
lớp đất sét có độ dày thích hợp phủ lên bề mặt rác được chôn
lấp. Ngoài ra, lớp vật cản này có thể là lớp nhựa tổng hợp dẻo
giúp ngăn cách rác được chôn lấp với môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, công tác quan trắc xác định nơi dung để chôn lấp
rác thải cũng rất quan trọng. Công tác quan trắc nhằm xác định
đặc điểm thỏ nhưỡng, chế độ thuỷ văn, địa hình của vùng đất
chôn lấp rác thải.
Cuối cùng, quá trình xử lí rác đảm bảo vệ sinh phải là một hệ
thống kiểm tra định lượng và có phương sách khác để đánh giá
tiềm năng ô nhiễm nước bề mặt cung như nước ngầm. Công
tác quan trắc kiểm tra tầng đắy nước trước khi chôn lấp cũng
như sau khi đã lấp đất, quan trắc đánh giá tác động lượng nước
rỉ rác, khí gas và khí độc hại khác sau quá trinh chôn lấp. Công
tác kiểm tra này được làm một cách định kì và duy trì trong
suốt quá trình xử lí rác thải nhằm đánh giá hiệu quả xử lí cũng
như có biện pháp khắc phục rủi ro trong xử lí một cách kịp
thời.
Một quá trình quan trắc dựa vào 6 con đường chất thải xâm
nhập vào môi trường sau:
Các khí gas bị phân huỷ trong đất và đá như: metan,
ammoniac,hidrosulfur, nito oxyt…có thể được bay hơi và xâm
nhập vào khí quyển.
Những kim loại nặng như: Crom, chì,sắt… được giữ lại trong
đất.
Nhưng chất hoà tan như: clo,nitratvaf sulfat dẽ rang xuyên qua
long đất và thấm xuống dòng nước ngầm.
Nước trên bề mặt được chảy tràn sữ mang các chất ô nhễm
trong rác thải theo và hoà vào hệ thống nước mặt.
Vài loài cây trông phát triển gần khu xử lí rác sẽ hấp thụ các
chất độc trong nước thải và được lưu chuyển trong hệ sinh thái
vào cơ thể đông vật và con người.
Xác thực vật chứa các chất độc nó sẽ đưa các chất độc đó vào
đất và môi trường thong qua các quá trình lưu thông.
Dựa vào 6 con đường trên, một quá trình kiểm tra định lượng
phân tích chất lượng bầu không khí tại khu vực xử lí rác phát
hiện chất độc khí trước khi chúng được tích luỹ và phát tán vào
môi trường, quan trắc nước bề mặt, nước ngầm trong khu vực
xử lí dòng sông suối gần khu xử lý…
2. NHỮNG BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN
Biện pháp kiểm soát chất thải rắn tại các đô thị là công việc
khó khăn và rất phức tạp. Nó gồm nhiều phương pháp được kết
hợp với nhau từ công tác quản lí nguồn phát thải, thu gom, hạn
chế, tái chế và tái sử dụng và công đoạn cuối cung mới là xử lí
rác tại các nơi tập chung rác.
2.1 QUẢN LÍ NGUỒN PHÁT SINH RÁC THẢI
Quản lí nguồn phát sinh rác thải là một trong công tác rất quan
trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn. Công tác
kiểm soát dựa vào luật môi trường về phát sinh rác thải, thu
gom và xử lí tại nguồn phát thải. Bên cạnh các văn bản về luật,
công tác quản lí dựa vào những văn bản, những quy định dưới
luật về môi trường chất thải rắn
Trước hết, đối với những nguồn phát sinh rác thải như khu
công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện… phái có hệ thông
xử lí rác theo tiêu chuẩn môi trường. Các cơ sở này phải có
báo cáo về công tác quản lí rác thải tại cơ sở mình thải ra, nơi
tập trung, thu gom và xử lí rác. Ngoài ra, các cơ sở phát thải
chất thải rắn phải đóng phí gây ô nhiễm do rác thải gây ra. Phí
này được tính dựa trên phí sinh thái và thuế môi trường. Các
cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lí rác thải luôn phải
giám sát, kiểm tra, theo rõi thực trạng quản lí rác thải và xử lí
rác các cơ sở phát sinh chất ô nhiễm.
Đối với rác thải sinh hoạt, cần xây dựng chương trình giáo dục
ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đó là ý
thức vứt rác thải đúng nơi, đung chỗ quy định, xây dựng thói
quen phân loại rác, sử dụng đồ gia dụng ít gây ô nhiễm, hạn
chế sử dụng đồ dung khó phân huỷ như bao nilon, tái sử dụng
đồ dung trong gia đình.
2.2 HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI
Hệ thống thu gom rác là một khâu rất quan trọng trong chu
trình xử lí rác thải. Chúng ta chỉ có thể xử lí tốt chất thải rắn
khi ta thu gom hết rác thải từ các nguồn phát sinh. Một hệ
thông thu gom rác bao gôm: hệ thống thùng chứa rác đặt tại
các vị trí công cộng như chợ, nơi công sở, gần cổng các bệnh
viện, trường học, công viên và tại các cụm dân cư. Đối các khu
dân cư sinh sống cần đặt một thùng rác cho 2-3 nhà. Bên cạnh
đó, chúng ta phải kể đến đội ngũ công nhân viên làm việc thu
gom rác thải và số lượng xe chuyên dụng dung chuyên chở rác
thải. Tuy nhiên, một lượng rác không nhỏ dược thu từ hệ thống
thu gom rác thải từ các cống thoát nước của đô thị.
Tuy nhiên, ở nước ta, hệ thống thu gom rác thải con lạc hậu,
lương xe chuyên chở rác còn ít và chưa chuyên dụng, số lượng
thùng rác còn hạn chế đó là nguyên nhân khiến nạn vứt rác bừa
bãi của người dân. Tại các khu dân cư, khu vực nhà dân sinh
sống thường chưa có hệ thống thùng rác thu gom. Rác từ các
gia đình chỉ được đựng trong bịch nilon hay xả trực tiếp ra vệ
đường, điều này gây lên lương rác không nhỏ rơi xuống các
cống thải, gây tắc nghẽn hệ thống cống thoát nước đô thị, gây
ô nhiễm nguồn nước…
2.3 PHÂN LOẠI, HẠN CHẾ, TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG
RÁC THẢI
Phân loại rác thải là cách chia rác thải ra thành tưng loại trước
khi được đưa vào xử lí. Những tiêu chí dung việc phân loại rác
thải là: đặc điểm, tính chất và khả năng phân huỷ trong môi
trường hay thời gian phân huỷ.
VD: Rác thải phân ra: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, rác thải
rắn…
Tác dụng việc phân loại rác thải theo từng thành phần sẽ giúp
lựa chọn phương pháp xử lí rác phù hợp với từng loại rác thải
nâng cao hiệu quả trong việc xử lí.
Hạn chế, tái chế và tái xử dụng là phương châm 3 R trong công
tác quản lí chất thải thống nhất. Chúng có mục tiêu là hạn chế
phần lớn chất thải phải vứt đi trong quá trình xử lí rác thải, lò
thiêu rác và một số quy trình khác. Những phương pháp được
thực hiện là:
Thiết kế các đồ dung, vật gia dụng, bao nilon hay những đồ
dung một lần có khả năng phân huỷ trong môi trường trong
thời gian ngắn hoặc chúng có khả năng tự huỷ giúp giảm bớt
lượng rác thải. Công tác này ở Mỹ đã áp dụng và đã làm giảm
đi 10% trong lượng rác thải đô thị. Tuy nhiênở nước ta hiện
nay, việc áp dụng phương pháp này còn hạn chế, bước đầu
nghiên cứu sản xuất và sử dụng bao nilon tinh bột có thời gian
phân huỷ ngắn nhưng không được áp dụng rộng rãi.
Thiết lập chương trình tái chế rác thải, công tác tái chế gắn liền
công đoạn phân loại rác, đó là những đồ dung đã qua sử dụng
bằng kim loại, nhựa tổng hợp, thuỷ tinh…có khả năng tái chế
lại được sẽ được thu lại từ rác thải rồi dung công nghệ thích
hợp tái chế lại chúng sản xuất ra sản phẩm mới. Công tác tái
chế có thể hạn chế khoảng 30% lượng rác thải vào môi trường.
Bên cạnh đó, chung ta có thể tạo phân trộn từ rác thải, tái sử
dụng nhiều lần những vật dụng trong gia đình hoặc trong sản
xuất cũng góp phần hạn chế them khoảng 15% lương rác thải
nữa. Khi chúng ta kết hợp chặt chẽ cả ba yếu tố trên, có thể
hạn chế khối lượng rác thải đô thị trong quá trình xử lí vào
khoảng 50%. Lợi ích của quá trình quản lí rác thải theo phâm
châm 3 R ở trên không chỉ giảm bớt lượng rác thải mà nó còn
mang lại những hiệu quả kinh tế từ việc giảm bớt chi phí xử lí,
lợi nhuận tạo ra từ chế tạo sản phẩm mới từ rác thải. Rác trở
thành nguồn lực phát triển kinh tế. Và việc tái chế rác thải đã
trở thành một ngành kinh tế.
Theo một nghiên cứu đối 100 gia đình tinh nguyện ở miền
đông Hanpton, New York có hướng dẫn về việc “tái chế một
phần” rác thải. Với mục tiêu là hận chế số lượng chất thải như
giấy in, báo, thuỷ tinh, can nhựa, nhựa dẻo và các vật liệu hữu
cơ và tạo ra phân tronj sau quá trinh xử lí đã đạt được hiệu quả
hạn chế 84% rác thải.
Một ví dụ khác là thành Seattle, vào năm 1998, thành phố gặp
thất bại trong quá trinh xử lí rác thải. Và Hội đồng thành phố
dự đinh xây dựng lò thiêu rác với công xuất lớn. Tuy nhiên, đề
án này đã gặp phải sự phản đối từ phía người dân và thành phố
đã phải chon lựa chương trình hạn chế và tái sử dụng chất thải.
Với chương trình này, thành phố Seattle đã hạn chế được 60%
rác thải trong năm đó.
Còn ở Việt Nam, hận chế, tái chế và tái sử dụng rác thải chỉ
mang tính tự phát, manh mún và nhỏ lẻ. Nó không đươc thực
hiện trực tiếp từ nguồn phát sinh rác thải mà thường bắt nguồn
từ những người thu lượm rác bán ve chai hay nhưng người thu
gom rác thải.
2.4. NHỮNG BIÊN PHÁP XỬ LÍ RÁC THẢI
2.4.1. CHÔN LẤP
Rác thải sau khi được thu gom đươc tập chung lại, có thể qua
công đoạn phân loại lại rác, sau đó rác được nghiền nhỏ bằng
máy nghiền rác và được đem đi chôn lấp. Địa điểm chôn lấp
được chọn là những nơi có địa hình tương bằng phẳng, tỉ lệ cát
và sét cao, mực nước ngầm tại khu chôn lấp thấp, xa khu dân
cư. Bãi rác được xây dựng theo công nghệ chôn lấp, có bờ
ngăn hạn chế lượng nước chảy tràn từ bãi rác ra môi trương
xung quanh, lượng nước rỉ rác trong bãi chôn lấp được phân
tán và làm sạch nhờ khả năng tự làm sạch của đất tại nơi đó và
không ảnh hưởng đến chất lương nước ngầm. Lượng rác thải
sau mỗi ngày chôn lấp được phủ một lớp đất dày khoảng15-50
cm nhằm cách ly rác chôn lấp cũng như lượng khí thải phát
sinh từ rác bị phân huỷ với môi trường bên ngoài.
Quá trình chôn lấp rác thải có thể tạo ra phân trộn nếu như rác
được phân loại một cách hợp lí. Rác thải được tách riêng các
hợp chất hữu cơ, khi chôn lấp, chúng được phân huỷ thành
chất mùn.
2.4.2. THIÊU RÁC
Thiêu rác là cách dung ngọn lửa ở những nhiệt độ cao đốt cháy
chất thải chỉ để lại lượng tro nhỏ. Nhiệt độ trong các lò thiêu
đôt thường la 900-10000C, nhiệt độ này đủ để thiêu huỷ tất cả
những chất dẽ cháy và chỉ để lai lượng nhỏ những chất không
cháy được. Lò thiêu rác đã hạn chế hiệu quả rác thải từ 75-
95%. Tuy nhiên, việc xử lí rác bằng lò thiêu có những hạn chế.
Hạn chế đó là việc thiêu đốt sẽ sản sinh ra lượng khói và bụi
làm ô nhiễm bầu khí quyển và những tro, cặn bã độc hại sau
quá trinh thiêu đốt và cần được xử bằng phương pháp riêng
biệt. Lượng khói và bụi thải ra từ các lò thiêu có chứa hợp chất
của lưu huỳnh, oxyt nitơ và carbon là một trong những nguyên
nhân gây ra mưa acid. Bên cạnh đó, lượng khói và bụi thải này
chứa những kim loại độc hại như chì, thuỷ ngân, sắt…Một hạn
chế khác của lò thiêu rác đó là chi phí xây dựng các lò thiêu rất
cao và cần có sự giúp đỡ của chính phủ mới xây dựng được.
Tại Mỹ, chi phí cho việc xây dựng một lò thiêu rác tiêu tốn 8
tỷ đô la và cũng chỉ xử lí được 25% lượng rác thải đô thị.
2.4.3 RÁC LỘ THIÊN
Rác lộ thiên là cách vứt rác thành đống, là cách xử lí chất thải
đã tồn tại phổ biến và đã có từ rất lâu. Trong nhiều trường hợp,
rác lộ thiên được đặt ở bất cứ chỗ nào đất sẵn có mà không
quan tâm đến sự an toàn, sự nguy hiểm đên sức khoẻ và giảm
giá trị thẩm mỹ.
Lượng rác thải có thể được chất thành những đông rác cao đã
làm ô nhiễm nước bề mặt và bầu khí quyển. Nguyên nhân của
việc vứt bỏ rác lộ thiên là do ý thức bảo vệ môi trương của các
nhà sản xuất và của chinh những người dân.
2.4.4 SỰ ĐỔ BỎ RÁC VÀO ĐẠI DƯƠNG
Đại dương có diện tích 361 triệu km2, bao phủ 70% diện tích
bề mặt trái đất. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy
trì môi trường, cung cấp nước cho vòng tuần hoàn nước, tham
gia tạo nên khí hậu toàn cầu, điều hoà carbonic trên trái đất và
là nơi sống của hang triệu sinh vât. Do đó, đại dương có khả
năng tự làm sạch cao và các nước trên thế giới đã đổ bỏ lượng
chất thải rất lớn vào đại dương. Các chất thải bỏ vào đại dương
gồm nhiều loại khác nhau từ những chất ít đọc hại như bùn nạo
vét sông, rác xây dựng cho đến những chất độc hại như các
laọi chất hoá học sinh học và chất phóng xạ. Các loại chất thải
này ngày càng nhiều lên trong đai dương, chung gây ra tác
dộng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống
trong đó làm thay đổi hệ sinh thái.
Do những hậu quả mà chất thải gây ra cho môi trường biển,
luật pháp lien bang Mỹ đã cấm đổ bỏ vào đại dương các chất
thải mà gây ra những tác đọng ớn đến môi trường biển, ngoài
khả năng làm sạch môi trường biển. Các chất thải bị cấm đổ bỏ
vào dương bao gồm:
Các chất thải phóng xạ, chat hoá học, sin học dung trong chiến
tranh.
Các vật chất trơ ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển không thể xác
định được
Các vật chất trơ tồn tại lơ lửng, bền vững và trôi nổi
Các chất thải chứa nhiều kim loại nặng như thuỷ ngân,
cadminium,chì…
Dầu thô, dầu nhiên liệu, dầu diesel…
……
V. QUẢN LI CHẤT THẢI ĐỘC HẠI
1. QUẢN LÍ CHẤT THẢI HOÁ HỌC
Nguồn gốc phát sinh
Hoá chất là những hợp chất hoá học đã được con người sử
dụng, khi qua sử dụng tạo ra chất thải. Chất thải đó được gọi
gọi là chất thải hoá học.
Chất thải hoá học có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Chúng
có thể ở dạng lỏng, khô rắn, huyền phù…
Chất hoá học đã được con người sử dụng từ rất lâu, trong sản
xuất, sinh hoạt và ngày càng phát triển mạnh trõng những năm
về sau. Và ngành Hoá học đã trở thành ngành Công nghệ hoá,
đã tìm ra nhiều chất, hợp chất mới cùng rất nhiều ứng dụng của
nó với số lượng lớn.
VD. Riêng ở nước Mỹ, khoảng chừng 1000 hợp chất hoá học
mới được mua bán hang năm. Và có khoảng 50.000 chất hoá
học hiện nay đang có mặt trên thị trường. Mặc dù, những hợp
chất hoá học này có lợi cho con người. Nhưng trong số đó, vẫn
có hững hợp chất hoá học đã được phân loại về những nguy
hiểm đến sức khoẻ con người.
Nước Mỹ thì tạo ra trên 150 triệu tấn những chất thải hoá học
nguy hiểm mỗi năm. Trong những năm qua, một nửa trong số
toàn bộ chất thải hoá học được vất bừa bãi.
Những con đường chất hoá học xâm nhập vào môi trường.
Sự chôn lấp chất thải hoá học không đúng cách khiến những
chất hoá học bị rò rỉ ra môi trường xung quanh, thấm trong môi
trường đất và trong những mạch nước ngầm gây ra sự ô nhiễm
chất thải hoá học.
Tại những kho, nhà chứa chất thải hoá học bị vứt bỏ, qua thhời
gian, vật liệu chứa chúng bị han rỉ, chất hoá học bị rò rỉ ra môi
trường xung quanh.
Tại khu vực mà chất thải hoá học được vứt bỏ bừa bãi, không
qua sử lí, chất thải hoá học ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường.
Những rủi do trong việc vận chuyển (đường ống dẫn hay xe
vận chuyển) cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
bởi chất hoá học.
Khi chất hoá học hay những chấ thải hoá học xâm nhập vào
môi trường, chúng gây ra những tác động đến môi trường xung
quanh như đất, nước, không khí và sinh vật, làm mất đi những
tính chất ban đầu vốn có của nó.
VD. Môi trường đất bị ô nhiễm chất hoá học thì bị mất đi tính
chất và mục đích sử dụng ban đầu vốn có của đất. Ví như, đất
nông nghiệp bị ô nhiễm chất hoá học và chất thải hoá học làm
giảm năng xuất hay nặng hơn là không thể trồng cấy được nữa.
Môi trường nước bị ô nhiễm có chứa chất hoá học độc hại
thường không sử dụng được, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật
và gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người hay gián
tiếp thông qua sự tích tụ trong hệ sinh thái. Do đó, chất hoá
học cùng với những chất thải hoá học cần có những biện pháp
quản lí cùng biện pháp xử lí để giảm thiểu tác động đến môi
trường và sức khoẻ con người.
Suy giảm nguồn
Suy giảm nguồn là mục tiêu suy giảm số lượng chất thải hoá
học sinnh ra từ nàh máy sản xuất và nhiều nguồc khác nhau.
Như thay đổi chất phản ứng, hạn chế sử dụng quy trình gây
chất độc hại hay những nguyên liệu thô cho sản phẩm phụ .v.v.
Sự tuần hoàn, phục hồi và tái sử dụng.
Trong chu trình công nghệ sản xuất, thu hồi, tái sử dụng chất
hoá học một cách tuần hoàn theo chu trình nhất định nhằm
giảm thiểu chất thải phát thải.Vd acid trong nước thải có thể
được trích li và thu hồi lại để tái sử dụng
Xử lí
Chất thải hoá học nguy hiểm có thể được xử lí bằng nhiều
phương pháp khác nhau, thay đổi thành phần hoá tính hay lí
tính của nó để giảm đi sự đoc hại chất thải. Phương pháp sử
dụng thường là trung hoà acid, kết tủa kim loại nặng độc hại,
ôxy hoá hợp chất tạo chất mới it độc hại hơn. Chất thải có thể
cháy được, chúng ta có thể dùng phương pháp tiêu huỷ bằng
nhiệt độ cao.
2. Quản lí chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ là những chất thải mang những chất hay
hợp chất có tính phóng xạ. Chúng có nguồn gốc từ các hoạt
động khai thác và sử dụng chất phóng xạ hay từ các phản ứng
hạt nhân, chế tạo vũ khí hạt nhân.
VD. Quá trình khai thác và sử dụng uranium
Chất thải phóng xạ có thẻ được phân làm hai loại:chất thải
phóng xạ có nồng độ cao và những chất thải phóng xạ có nồng
đọ thấp.
Chất thải phóng xạ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
con người, thế giới sinh vật. Dưới tác dụng của tính phóng xạ
các chất có trong chất thải sẽ gây ra các bệnh về di truyền như
đột biến gen hay NST,gây rối loạn quá trình trao đổi chất hay
có thể bị tử vong nếu bị nhiễm phóng xạ với nồng độ cao. Chât
thải có thể ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường và con gnười
thông qua các hoạt động khai thác và sử dụng chất phớng xạ.
Các hoạt đông khai thác chất phóng xạ (urnium), khai thác
quặng và làm giàu, quá trình khai thác gây làm biến đổi bề mặt
địa hình, phóng thích chất độc vốn có trong đất làm ô nhiễm
nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
Quá trình sử lí chất thải phóng xạ thường áp dụng là biện pháp
chôn lấp chất thải phóng xạvà một số chỉ là sự đổ bỏ đi. Sự
chôn lấp chất thải phóng xạ được áp dụng như những chất thải
bình thường theo quy trình nhất định, tại vị trí thích hợp…Đối
với một số chất thửi ở nồng độ thấp phương pháp đơn giản của
một số nước phát triển dơn giản chỉ là sự tong khứ chúng tới
nơi mà ít người biết đến, nơi đó có thể là vùng đất hoang hay là
vùng biển và đại dương.
VI. KẾT LUẬN
Rác thải hiện nay dang là vấn đề lớn đối với con người. Rác
không chỉ là vấn đề riêng của từng quốc gia trong khu vực mà
nó là vấn đề chung của tất cảc các nước trên thế giới cần có sự
hợp tác giúp đỡ nhau trong việc sử lí rác thải. Hơn thế nữa, các
quốc gia cần có tiếng nói chung trong việc đổ bỏ chất thải ra
môi trường biển. Mỗi công dân cần có ý thức trong việc bảo vệ
môi trường, không vứt rác bừa bãi và xây dựng thói quen phân
loại rác thải tại nguồn.

You might also like