You are on page 1of 24

NguyÔn Kh¨c Minh

Phần A- Đặt vấn đề


Tài nguyên rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.Rừng
chiếm một vị trí đặc biệt với cuộc sống con người .Rừng không chỉ có
chức năng sản xuất mà còn có chức năng bảo vệ và chức năng xã
hội. Rừng cung cấp các lâm sản quý nhằm phục vụ các nhu cầu của
con người, rừng có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất,ổn định nguồn
nước,là nơi sinh sống của nhiều loài động vât,duy trì cân bằng sinh
thái và bảo vệ môi trường sống,rừng còn là nơi cung cấp rất nhiều
loại lâm sản ngoài gỗ như cây thuốc, thức ăn.
Nước ta là nước giàu tài nguyên rừng, nhưng trong những năm
trở lại đây thì diện tích rừng nước ta đang ngày một thu hẹp. Trước
kia rừng chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, rừng là nơi hội tụ, sinh tồn của
nhiều loài động vật và thực vật. Nhưng hiện nay rừng nước ta đang bị
suy giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng. Nếu như năm 1945 độ
che phủ của rừng là 43% diện tích lãnh thổ thì đến năm 1993 chỉ còn
lại 28%.Về nguyên nhân có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ
yếu do các nguyên nhân chính sau: sự suy giảm đó một phần do chiến
tranh kéo dài, mặt khác trong nửa thế kỷ qua việc khai thác rừng bừa
bãi vì mục đích kinh tế ,ngoài ra việc đốt nương làm rẫy ,cháy rừng
cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng, hiện tượng lòng hồ hoá,
bão lụt cũng làm suy giảm đáng kể tài nguyên rừng. Chính vì vậy nó
đã gây ra những hậu quả sinh thái làm ảnh hưởng sâu sắc đến môi
trường và sự phát triển kinh tế, xã hội. Nguyên nhân chính dẫn đến
hiện tượng trên là do sự gia tăng dân số, thiếu lương thực, trình độ
văn hoá, giáo dục kém, phong tục tập quán canh tác lạc hậu, công tác
tổ chức quản lý bảo vệ yếu kém, sử dụng đất đai không hợp lý, do nạn
du canh, du cư, quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh...
Trước tình hình đó, thế giới đã và đang chú trọng trong việc bảo vệ
rừng trong đó tập trung chú ý đến duy trì các quá trình sinh thái và các
hệ thống cơ bản, bảo tồn nguồn gen, bảo đảm việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo.
Nhà nước và Chính phủ Việt Nam sớm nhận thức được những giá
trị và tầm quan trọng cũng như nguy cơ suy thoái của tài nguyên
rừng, sự suy giảm đa dạng sinh học nên đã có những chính sách,
chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Những biểu
hiện của sự quan tâm đó là sự ra đời của hệ thống các vườn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên, chương trình trồng rừng 327,
Chương trình 661... và đặc biệt là kế hoặc hành động đa dạng sinh
học năm 1995, chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010

1
NguyÔn Kh¨c Minh

của Bộ NN & PTNT cùng với hệ thống chính sách nhằm hỗ trợ cho
công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Lâm học là một môn khoa học tổng hợp về rừng, nó nghiên cứu về
mối quan hệ giữa các thành phần trong rừng. Đó là các quy luật tái
sinh, sinh trưởng và phát triển. Sự thay đổi của hệ sinh thái quần xẵ
thực vật theo không gian và thời gian, nghiên cứu các chỉ tiêu nhằm
phân cấp vùng sinh thái và kiểu rừng. Lâm học là một công cụ giúp
chúng ta có thể lập kế họach và đề ra biện pháp, phương pháp để tiến
hành nuôi dưỡng tái sinh, phát triển và khai thác sử dụng tài nguyên
rừng một cách hợp lý có hiệu quả nhất. Với mục tiêu khai thác rừng
một cách bền vững, nhằm thu được nguồn lợi môt cách lâu dài từ
rừng.Chính vì Lâm học có vai trò quan trọng như vậy mà công tác
thực tập của môn lâm học lại càng quan trọng ,nhằm giúp sinh viên
nắm vững lý thuyết hơn, gắn lý thuyết đã học với thực tiễn bên ngoài ,
rèn luyện khả năng điều tra thiết kế các biện pháp kĩ thuật lâm sinh.
Chúng em đã được thực tập môn lâm học tai núi Luốt và tại vườn
quốc gia Ba vì.Sau đây là phần báo cáo những kiến thức đã học được
sau đợt thực tập của em.
Phần B Mục đích và yêu cầu
1 ) Mục đích:
- Củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức của hai môn học Sinh
Thái Rừng và Lâm Học.
- Xác định và giải thích được một số quy luật cơ bản của Sinh
Thái Rừng; Nhận biết các trạng thái rừng…
- Nắm được những kỹ năng về thiết kế chặt nuôi dưỡng, cũng
như đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng đối tượng
cụ thể.
- Làm quen với công tác nuôi trồng bảo vệ rừng và phát triển
tài nguyên rừng tại địa bàn thực tập.
2 ) Yêu cầu
Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra ở trên, nội dung của toàn bộ đợt
thực tập là:
- Nắm được phương pháp điều tra ngoại nghiệp; phương pháp
xử lý nội nghiệp. Trên cơ sở các số liệu điều tra đã qua xử lý phải đề
xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối
tượng.
- Thực hiện đầy đủ nội quy, qui định ở địa bàn thực tập.
- Hoàn thành báo cáo sau đợt thực tập.

2
NguyÔn Kh¨c Minh

Phần B -Nội dung và phương pháp tiến hành


1) Điều tra nghiên cứu rừng trồng.
Thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng
Đối tượng là rừng thông và rừng cây bản địa tại núi Luốt
a, Mục tiêu
-Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng rừng,
cải thiện các chức năng có lợi của rừng cũng như các khuynh hướng
sinh thái khác. Loại bỏ những cây cá thể sinh trưởng kém( thông,
keo).
-Loại bỏ những cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài
cây bản địa dưới tán.
b, Phương pháp thu thập số liệu.
B1: Sơ thám toàn bộ diện tích CND để xem tình hình chung ở
khu vực nghiên cứu, chọn địa điểm lập OTC sao cho điển hình nhất.
B2: Lập ÔTC (SOTC = 5-10% SCND) Tuy nhiên ở đây mỗi tổ lập 1
ÔTC diện tích là 1000m2
Lập ÔTC phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Cạnh dài của ÔTC phải song song với đường đồng mức, cạnh
ngắn của ÔTC phải vuông góc với đường đồng mức.
- Đảm bảo quy tắc khép góc, sai số chu vi của ÔTC < của
ÔTC
B3: Điều tra trong ÔTC
- Mô tả ÔTC (theo biểu 01: Phiếu mô tả ÔTC)
- Điều tra tầng cây cao:
+ Trước hết đánh số toàn bộ các cây có D1.3 > 6cm trong
ÔTC (nguyên tắc đánh số: các số đánh 1 chiều quay lên hướng dốc,
số đánh từ trên xuống dưới)
+ Điều tra các chỉ tiêu: D1.3 (ĐT, NB); Dt (ĐT, NB); Hvn;
Hdc; phân cấp cây theo phân cấp của Kraft và của Shedelin (theo
biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao rừng trồng)
• Các chỉ tiêu để phân cấp theo phân cấp Kraft:
Cấp I: gồm những cây cao, to nhất trong lâm phần, tán vượt
khỏi tầng chính.

3
NguyÔn Kh¨c Minh

Cấp II: gồm những cây chiếm ưu thế, tán lá phát triển cân đối,
chiều cao lớn hơn 10%-15% chiều cao bình quân của rừng; trữ lượng
của các cây này chiếm từ 40% đến 60% tổng thể tích của lâm phần.
Cấp III: gồm những cây có chiều cao, đường kính bằng chiều
cao, đường kính bình quân của lâm phần.
Cấp IV: là những cây bị chèn ép, ở tầng dưới , cây kém phát
triển, phát triển không đều. Chiều cao từ 10% - 15%. Trữ lượng
không vượt quá 10% tổng thể tích cây đứng. Câycấp IV được chia
thành 2 cấp:
Cấp IVa: gồm những cây tán bình thường, phần trên tán lá
vươn tới tầng rừng chính và tận hưởng được ánh sáng lọt qua tầng
rừng chính.
Cấp IVb: gồm những cây tán lệch, không nhận được ánh sáng
do ảnh hưởng của tán những cây lớn ở tầng chính.
Cấp V: là những cây hoàn toàn nằm dưới tầng chính, bị chèn
ép nghiêm trọng, sinh trưởng rất kém hoặc đã và đang chết. Cấp V
cũng được chia thành hai cấp phụ:
Cấp Va: cây có tán đã chết khô, thân còn sống yếu ớt.
Cấp Vb: cây đã chết khô hoàn toàn nhưng chưa gãy đổ.
• Các chỉ tiêu để phân cấp theo phân cấp Shedelin:
Shedelin phân cấp cây rừng theo chỉ tiêu số lượng và trên cơ sở
hệ thống chỉ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị:
Hàng trăm (100,200,300): cho biết đặc điểm, vai trò của cây
gỗ trong lâm phần.
Hàng chục (10,20,30): chỉ số phản ánh chất lượng cây.
Hàng đơn vị (1,2,3): chỉ số phản ánh chất lượng tán cây.
Cụ thể:
Hàng trăm: 100: là những cây trong tầng tán chính của lâm
phần.
200: là những cây trong tầng tán phụ của lâm phần.
300: là những cây trong tầng dưới tán, lệ thuộc và bị
chèn ép.
Hàng chục: 10: là những cây có chất lượng thân tốt.
20: chất lượng thân trung bình.
30: chất lượng thân cây xấu.
Hàng đơn vị:1: chất lượng tán cây tốt.
2: chất lượng tán trung bình.

4
NguyÔn Kh¨c Minh

3: chất lượng tán xấu.


- Xác định độ tàn che theo phương pháp cho điểm: điều tra 200
điểm phân bố theo tuyến song song với đường chéo của HCN (điều
tra từ 9 tuyến).
+ Cách xác định các điểm: Xác định tổng chiều dài các tuyến:

Khoảng cách giữa các tuyến: r = . Khi đó điểm đầu tiên của
một tuyến lấy ở vị trí cách cạnh của ÔTC một khoảng là .
+ Cách xác định ĐTC: Dùng giấy A4, cuộn tròn sao cho
đường kính của lỗ tạo thành khoảng 3cm. Đi đến vị trí đã xác định ở
trên nhìn qua đường kính của lỗ đó thấy được diện tích tán lá. Căn cứ
diện tích thấy được đó cho điểm theo thang điểm sau.
Trường hợp Cho điểm
Không thấy tán lá 0 điểm
0,1-0,5 diện tích ống nhòm 0,5 điểm
Gần kín toàn bộ ống nhòm 1 điểm
- Xây dựng 1 trắc đồ bằng.
Diện tích đề vẽ trắc đồ bằng đối với rừng trồng: Vẽ từ cạnh dài
ÔTC đến hàng cây thứ 3 (khoảng 15-20m)
- Tính diện tích đo vẽ.
c, Phương pháp xử lí số liệu.
- Tính các giá trị trung bình và các đặc trưng biến động của
các chỉ tiêu sinh trưởng theo phương pháp bình quân cộng. (Xtb, S%,
P%, Xmax, Xmin,….)
- Tính mật độ hiện tại

N = Notc× (ha)
- Xác định tổng tiết diện ngang/ô, /ha; trữ lượng/ô, trữ
lượng/ha.
G= ; M = G×Hvn×f
Với f là hình số thân cây (rừng trồng f= 0,45; với rừng tự nhiên
f=0.42)
- Xác định mật độ tối ưu: (theo phương pháp của Kelle)

5
NguyÔn Kh¨c Minh

- Xác định số cây bài, số cây để lại dựa vào mật độ hiện tại,
mật độ tối ưu.Từ đó suy ra cường độ chặt.
Số cây bài = mật độ hiện tại - mật độ tối ưu.

Ichặt =
Lưu ý: trong quá trình điều tra đo dếm các chỉ tiêu sinh trưởng
, dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng đo được và phân cấp rừng kết hợp với
quan sát ngoài thực địa phải xác định tại thời điểm điều tra cây nào
cần chặt đi và đánh dấu ( X) vào cị trí 1,3m vào cây đó
- Xác định tiết diện ngang, trữ lượng của bộ phận chặt, bộ phận
để lại.
- Xác định ĐTC dựa vào trắc đồ bằng của các cây thuộc tầng
cây cao trong ÔTC trắc đồ tỉ lệ 1/100 và diện tích vẽ trắc đồ =1000
m2
Cách vẽ trắc đồ :
Cách vẽ trắc đồ:
Xác định vị trí các cây trong OTC bằng cách đo khoảng cách từ
tâm tán của cây đến 2 cạnh gần nhất của OTC.
Đo đường kính tán cây theo 2 hướng (ĐT,NB) biểu diễn lên trắc
đồ bằng thể hiên hình dạng tán(tán lệch hay tán cân).
Đánh dấu(*) trí của các cây bản địa lên trắc đồ bằng nếu có.
- Xây dựng 1 trắc đồ bằng.
Diện tích đề vẽ trắc đồ bằng đối với rừng trồng: Vẽ từ cạnh dài
OTC đến hàng cây thứ 3 (khoảng 15-20m)
- Tính diện tích đo vẽ.
-Xác định tỷ lệ lợi dụng của các cây trong OTC.

ĐTC =
c, Phương pháp xử lí số liệu.
- Tính các giá trị trung bình theo phương pháp bình quân cộng
các đặc trưng biến động của các đại lượng điều tra.
- Tính tỷ lệ lợi dụng cây tốt, trung bình, xấu cho từng loài.
- Xác định mật độ hiện tại
- Xác định độ tàn che bằng cách xác định dựa vào trắc đồ
-Xác định tỉ lệ và mật độ hỗn loài tại thời điểm điều tra.
-Xác định tỉ lệ giữa diện tích có tán cây che phủ / tổng diện tích
số ô tiêu chuẩn theo hệ số 1/10

6
NguyÔn Kh¨c Minh

- Xác định tiết diện và trữ lượng cho 1 ha


-Xác định định cây chặt dựa vào các chỉ tiêu nguyên tắc bài
cây phân cấp cây rừng để xác định các chỉ tiêu cụ thể
- Xác định trữ lượng hiện tại cho 1 ha
- Xác định cường độ chặt và trữ lượng chặt
- Xác định tàn che còn lại sau khi chặt nuôi dưỡng
2. Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa.
a, Mục tiêu.
-Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của một số loài cây bản
địa.
-Đề xuất giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng rừng.
b, Phương pháp thu thập số liệu.
B1: Sơ thám toàn bộ diện tích của khu vực có loài cây cần điều
tra. S cần điều tra=(5-10%) S có loài cây đó.
B2: Lập OTC (2000m2)
B3: Điều tra trong ÔTC.
- Mô tả ÔTC theo biểu 01
- Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng và đánh giá chất lượng cây
bản địa (theo biểu 03: biểu điều tra cây bản địa.)
- Xác định ĐTC của tầng cây cao (phương pháp tương tự như
trong điều tra rừng trồng) từ đó suy ra độ khép tán của rừng.
- Điều tra cây bụi thảm tươi theo biểu 04(Biểu điều tra cây bụi
thảm tươi)
Diện tích điều tra cây bụi thảm tươi = 5-10% diện tích sơ thám.
Tuy nhiên ở đây lập 25 ô dạng bản (20m2/ô). Các ô dạng bản được bố
trí như sau:

- Các tuyến điêu tra bố trí trên các tuyến ,các tuyên thì phải song
song với nhau và cách đều nhau và đi theo hướng xiên góc của ô tiêu
chuẩn

c, Phương pháp xử lí số liệu.

7
NguyÔn Kh¨c Minh

- Tính các giá trị trung bình, các đặc trưng biến động của các
đại lượng điều tra.
- Tính tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu cho từng loài.
- Xác định độ khép tán.
Từ độ tàn che tính được (phương pháp như phần trên) suy ra độ
khép tán với chỉ tiêu như sau:
ĐTC Độ khép tán
0,9-0,1 Cao
0,7-0,8 Trung bình
0,5-0,6 Yếu
0,3-0,4 Cực yếu
0,1-0,2 gọi là rừng thưa
-Xác định tỉ lệ và mật độ hỗn loài tại thời điểm điều tra.
-Xác định lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của các loài
cây nghiên cứu.
-Đo đường kính gốc, Hvn, Hdc.
-Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và đặc trưng biến động
tương ứng bằng phương pháp thống kê toán học
3. Điều tra nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng tự nhiên.
*Cấu trúc:
- Tuổi.
-Tổ thành
-Tầng thứ.
-Mật độ.

*Động thái rừng: -Sinh trưởng.


-Phát triển.
-Diễn thế.
a, Mục tiêu.
Coi rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu là rừng sản xuất.
- Đánh giá hiện trạng của rừng tự nhiên tại khu vực nghiên
cứu.
- Phân loại được trạng thái rừng theo hệ thống phân loại của
Louchau.
- Đề xuất giải pháp kĩ thuật lâm sinh hợp lí cho đối tượng rừng
nghiên cứu.

8
NguyÔn Kh¨c Minh

b. Phương pháp thu thập số liệu.


B1/ Sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu chọn vị trí đại diện lập
ÔTC
B2/ Lập OTC: diện tích 1000m2/ô(lập các ÔTC điển hình tạm
thời)
B3/ Điều tra trong OTC
- Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng (theo biểu 05: Biểu điều tra
tầng cây cao rừng tự nhiên)
- Xác định độ tàn che (theo biểu 06: Biều điều tra độ tàn che).
Điều tra 200 điểm trên 10 tuyến Lập các tuyến song song với chiều
dài cạnh OTC (khoảng 9-10 tuyến)
Vị trí các điểm được xác định tương tự như trong điều tra rừng
trồng.
- Vẽ trắc đồ rừng để mô tả tâng thứ điêu tra.Diện tích để vẽ
trắc đồ là 40m×20m.
- Điều tra cây tái sinh: Điều tra diện tích =5-10 % Sôtc Lập 25 ô
dạng bản (4m2/ô). Trong mỗi ô điều tra sinh trưởng, chất lượng cây
tái sinh (theo biểu 07: Biểu điều tra cây tái sinh rừng tự nhiên)
- Điều tra cây bui thảm tươi (tương tự như trong điều tra cây
bản địa) Điều tra diện tích =5-10 % Sôtc
c, Phương pháp xử lí số liệu.
- Xác định công thức tổ thành
- Xác định mật độ hiện tại của lâm phần.
- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình (như trong điều
tra rừng trồng).Từ đó tính được tổng tiết diện ngang, trữ lượng trong
OTC và cho 1ha.
- Xác định tầng thứ của rừng dựa vào trắc đồ đứng.
- Xác định phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn. Lập phương
trình, vẽ biều đồ và nhận xét.Lập phương trình tương quan giữa
D1.3và Hvn.
- Xác định độ tàn che và độ khép tán của rừng dựa vào trắc đồ
bằng.
- Đối với tầng cây tái sinh:
+ Công thức tổ thành của tầng cây tái sinh.
+ Xác định mật độ hiện tại của cây tái sinh.
+ Xác định tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu và tỉ lệ tái
sinh chồi hạt.

9
NguyÔn Kh¨c Minh

+ Xác định mạng hình phân bố cây tái sinh theo hàm của
Poisson.
ω = phương sai/trung bình mẫu
Từ giá trị ω tính được ở trên suy ra kiểu phân bố của cây tái sinh.

Giá trị của ω kiểu phân


bố
1 Phân bố ngẫu
nhiên
<1 Phân bố đều
>1 Phân bố cụm, đám
0 Không có biến
động (cực đều)
+ Xác định số cây tái sinh có triển vọng (Hvn>2m).Từ đó suy
ra tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.
+ Xác định tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng(là những cây có
Hm>=2m)
-Đối với tầng cây cao.
+ Xác định công thức tổ thành.
+ Xác định mật độ hiện tại.
+ Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình.
+ Xác định tầng thứ dựa vào trắc đồ.
+ Xác định phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính và
số cây theo cỡ chiều cao.
+ Tính độ tàn che và mức độ khép tán.
+ Tính tổng trữ lượng và tổng tiết diện ngang của lâm phần.
-Cây bụi thảm tươi: tính Htb, độ che phủ tb.

Phần C-Kết quả nghiên cứu


1. Điêu kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
1.1khu vực núi luốt
a. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Khu vực núi Luốt trường đại học lâm nghiệp nằm tại thị trấn Xuân
Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Toạ độ địa lý: 20025’30’’ vĩ độ bắc

10
NguyÔn Kh¨c Minh

105030’45’’ kinh độ đông


Phía Tây và Bắc giáp xã Hoà Sơn huỵên Thạch Thất thành phố Hà
Nội.
Phía Nam giáp thị trấn Xuân Mai và Quốc lộ 6.
Phía Đông giáp quốc lộ 21A
Phía Bắc giáp đội 06 nông trường chè Cửu Long.
* Địa hình
Địa hình tương đối đơn giản: gồm 2 quả đồi nối tiếp nhau chạy
dài theo hướng Đông Tây – Nam Bắc. Một đỉnh có độ cao tuyệt đối
(so với mực nước biển) là 133m với các hướng phơi chủ yếu là: Đông
Bắc, Tây Nam, Đông Nam. Đỉnh còn lại có độ cao là 90m, độ dốc
trung bình là 150
* Khí hậu - thuỷ văn
Theo số liệu về khí tượng nghiên cứu ở Núi Luốt năm 1999:
Lượng mưa trung bình là 142,8mm, lượng mưa tháng cao nhất
là 327,4mm (tháng 10), lượng mưa tháng thấp nhất là 7,8mm (tháng
3). Số ngày mưa trung bình là 210 ngày/năm. Lượng bốc hơi trung
bình là 602mm/năm. Lượng bốc hơi tháng cao nhất là 78,5mm (tháng
5), tháng thấp nhất là 47,5mm.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82,5%. Độ ẩm
không khí cao nhất là 89,3%; độ ẩm không khí thấp nhất là 76,8%.
* Đất đai- thổ nhưỡng
Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Poocfiarit, tầng đất
trung bình đến dày. Tỷ lệ đá lẫn khá cao, ở một vài nơi có đá lộ đầu.
Đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng mùn từ 2-4%.
* Thực vật
Trước năm 1984 ở đây chỉ có cỏ dại và các loài cây bụi thảm
tươi như: sim,mua, bồ cu vẽ, cỏ tranh, cỏ lào, trinh nữ…Sau năm
1984 Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã trồng rừng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc với các loài cây trồng chính là Thông đuôi ngựa, Keolá
tràm, Keo tai tượng… để lấy độ tàn che rồi trồng các cây bản địa ở
dưới tán của chúng. Đến nay, độ tàn che trong khu vực đã tương đối
cao, phần lớn rừng trồng đã khép tán và đến thời điểm tỉa thưa.

b. Điều kiện kinh tế- xã hội


Khu vực núi Luốt Trường Đại Học Lâm Nghiệp nằm một phần
trên xã Hoà Sơn. Đây là một xã miền núi ở phía Bắc huyện Thạch

11
NguyÔn Kh¨c Minh

Thất. Xã gồm nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường
chiếm 41,15%.
Đa số người dân sống nhờ vào sản xuất nông –lâm nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp là 543 ha, nhưng nghề rừng chưa phát triển,
do vậy đời sống của người dân chưa được nâng cao.
Bên cạnh đó, trong địa bàn của khu vực Xuân Mai có rất nhiều
các đơn vị bộ đội có đời sống ổn định, và nhiều cơ quan làm việc.
Đây là yếu tố có nhiều tác động tới rừng. Đặc biệt là trường ĐHLN là
trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật đầu ngành, là trung tâm nghiên
cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp nên việc xây dựng và
phát triển rừng tại khu vực núi Luốt ngày càng được hoàn chỉnh.
Xung quanh khu vực nghiên cứu có các đơn vị bộ đội, các
trường học, nông trường và đặc biệt là những người dân sống xung
quanh chân đồi. Đây là những thành phần rất phức tạp, một số người
có ý thức bảo vệ rừng chưa cao. Họ vẫn chăn thả gia súc ở trong
rừng, chặt cành cây làm củi, bẻ gãy cành cây…
Như vậy, Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở khu vực là thuận lợi
cho thực vật sinh trưởng, phát triển tốt.

1.2Khu vực vườn quốc gia ba vì


a, Điều kiện tự nhiên.
*. Vị trí địa lí.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, được
mệnh danh là “lá phổi xanh của thủ đô”, vườn quốc gia Ba Vì là một
trong những khu rừng nguyên sinh có cảnh quan đẹp nằm ở núi Tản
Viên, thuộc địa phận huyện Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà Nội). Với bầu
không khí trong lành của tự nhiên cùng hệ động, thực vật phong phú,
với con dốc phẳng lỳ có nhiều cua tay áo nằm trong không gian yên
ắng của núi rừng, vườn quốc gia Ba Vì là địa điểm dừng chân lý
tưởng của du khách mỗi dịp cuối tuần.
*.Hệ động thực vật.
Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì có hệ thực vật nhiệt đới và á
nhiệt đới điển hình ở Việt Nam, với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh Vua
1298m, đỉnh Tản Viên 1227m và đỉnh Ngọc Hoa 1180m. Đây là nơi
hội tụ của nhiều luồng động thực vật di cư tới nên VQG Ba Vì có
nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú. Các kiểu
rừng tự nhiên gặp ở Ba Vì là rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới,
rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh hỗn giao cây lá rộng

12
NguyÔn Kh¨c Minh

và lá kim.
Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và
đa dạng, đã ghi nhận 812 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi.
Trong đó có một số loài lần đầu tiên được mô tả tại khu vực này ví dụ
như Đơn ba lan sa (Ixora balansae) và 2 loài cây đặc hữu là Bời lời
Ba Vì (Litsea baviensis) và Cà Lồ Ba Vì (Caryodaphnopsis
baviensis). Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh (Calocedrus
marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius)…. Tại đây, cũng đã
thống kê được 169 loài cây thuốc
Với một hệ thực vật đa dạng loài như vậy nên Ba Vì cũng có một
hệ động vật hoang dã đa dạng tương ứng. VQG Ba Vì là nơi sinh
sống của khoảng 45 loài thú, 115 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 61 loài
bò sát, 86 loài côn trùng; trong đó có 23 loài quý, hiếm có trong sách
đỏ như: cu li lớn, gấu ngựa, tê tê vàng, công, gà lôi trắng, khỉ, báo,
gấu, sóc bay…
*. Địa hình, khí hậu thủy văn.Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Ba Vì nằm ở toạ độ địa lý:Từ 20o55' đến 21o007'
độ vĩ BắcTừ 105o18' đến 105o30' độ kinh Đông và được chia thành
ba phân khu chức năng: Phân khu bảo tồn nguyên vẹn 2.752ha; Phân
khu phục hồi sinh thái 8.279,5ha; Phân khu dịch vụ hành chính:
48ha. Dưới cốt 100m là vùng đệm, có tổng diện tích 35.000ha. Núi Ba
vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi tiếp giáp với vùng bán
sơn địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp nổi lên giữa vùng đồng
bằng, có 4 đỉnh cao nhất là: Đỉnh vua cao 1296m, đỉnh Tản Viên cao
1227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m, và Đỉnh Viên Nam cao 1.031m.
Thổ nhưỡng: Nền chính của Ba Vì là các loại đá phiến thạch sét và sa
thạch, đá hỗn hợp, đá Pocphirit, sa thạch xen những vỉa quắcrit, phù
sa cổ ở một số khu vực đồi núi thấp. Với các loại đất chính sau: Đất
Feralit vàng đến vàng đỏ tầng đất từ mỏng đến trung bình. Khí hậu:
Nhiệt độ bình quân trong khu vực là 23,4oC, ở độ cao 400m nhiệt độ
trung bình năm là 20,6oC; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn
16oC. Lượng mưa trung bình năm 2.587,2mm, Độ ẩm không khí
86,1%.
b, Điều kiện kinh tế xã hội.

Với quỹ đất nông nghiệp hiện lên tới 14 nghìn ha. Ba Vì chủ
trương phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng,
vật nuôi, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng cụ thể của từng vùng.

13
NguyÔn Kh¨c Minh

Về trồng trọt, ở các vùng bãi ven sông, các giống lúa có năng
suất cao được đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 1996, đến năm 2003
đã đạt 95% diện tích lúa của toàn huyện. Mô hình sản xuất giống lúa
của nhân dân cũng được áp dụng rộng rãi tại 28/31 xã của huyện,
cộng thêm sự đầu tư về thủy lợi, giống phân bón đã góp phần đưa
năng suất lúa đạt bình quân 51 tạ/ha vào năm 2003, tổng sản lượng
lương thực đạt 89.216 tấn, giá trị sản xuất bình quân đạt 24,5 triệu
đồng/ha canh tác.

Ở các vùng núi, huyện Ba Vì chú trọng phát triển cây công nghiệp
và cây ăn quả. Toàn huyện hiện có 1.200 ha chè, cung cấp nguồn
nguyên liệu khá ổn định cho các nhà máy chế biến chè ở địa phương.
Những năm qua, thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp hóa ở các
xã miền núi, huyện Ba Vì đã trồng và cải tạo 2.000 ha cây ăn quả các
loại, tập trung vào hai loại cây chính là cây vải và cây nhãn. Riêng
cây dâu tằm được ưu tiên phát triển trên vùng đồi gò. Cuối năm 2002,
huyện Ba Vì đã chú trọng đến chương trình đưa cây tre vào trồng lấy
măng, mục đích vừa phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vừa cung ứng
nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biển măng xuất khẩu của một số
doanh nghiệp.

Về chăn nuôi, thế mạnh của huyện là chăn nuôi bò. Theo kết quả
khảo sát tháng 8-2003, đàn bò của huyện có 23 nghìn con, được chăn
nuôi theo mô hình kết hợp lấy thịt và sữa. Từ năm 1998 đến 2003,
huyện đã mở rộng triển khai chương trình phát triển đàn bò sữa tại
các hộ nông dân. Đến hết năm 2003, toàn huyện có 1.800 con bò sữa,
trong đó 50% nuôi tại các hộ gia đình. Sản lượng sữa đạt 1.800 tấn
làm tăng nguồn cung cấp trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện cũng
khuyến khích các mô hình chăn nuôi công nghiệp như chương trình
phát triển lợn sữa, lợn hướng nạc với quy mô 300 - 600 con, phát
triển đàn trâu 10 nghìn con, đàn gia cầm thả vườn, đàn ong lấy mật ở
các xã miền núi.

Cùng với phát triển ngành nông nghiệp. Ba Vì đặc biệt chú ý khai
thác tiềm năng về du lịch - dịch vụ. Có lẽ hiếm ở nơi đâu. những cảnh
sắc sông nước, núi non, rừng già lại quyện hòa, gắn bó với nhau như
ở đây. Vùng núi Ba Vì chiếm 42% diện tích toàn huyện, với trung tâm
là ngọn núi Ba Vì cao 1.296 m, cùng hệ động thực vật phong phú, quý
hiếm. Tập trung xung quanh núi là hàng trăm con suối, hàng trục các
hồ lớn nhỏ khác nhau như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, suối

14
NguyÔn Kh¨c Minh

Tiên, hồ Suối Hai, đặc biệt suối khoáng nóng Thuần Mỹ có thể khai
thác phục vụ du lịch dưỡng bệnh, nghỉ ngơi. Ngoài ra, Ba Vì còn có
một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử như khu căn cứ
kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chông, khu tưởng
niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã được Nhà nước xếp
hạng (đình Tây Đằng được xếp hạng là môt trong 12 di tích đặc biệt
quan trọng). Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn huyện
đã được đưa vào khai thác có hiệu quả.

Tổng doanh thu từ du lịch năm 2003 đạt 13 tỷ đồng, đạt 145% so
với kế hoạch đề ra. Trong thời gian sắp tới, huyện chủ trương tiếp tục
đầu tư vào lĩnh vực này, đẩy mạnh khai thác du lịch vườn quốc gia Ba
Vì và du lịch suối Hai, hướng tới phát triển các mô hình du lịch sinh
thái, nghỉ ngơi cuối tuần, du lịch tâm linh.

Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất trong kinh tế huyện Ba Vì là
lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa tạo được dấu ấn
đậm nét. Hiện nay huyện Ba Vì chỉ có một số nhà máy như Nhà máy
Sữa Nestle, Nhà máy chế biến hoa quả Sanam, Công ty Chè Chính
Nhân (liên doanh với Đài Loan), phần lớn phục vụ trị trường nội địa
và một phần dành cho xuất khẩu. Để nâng cao vị thế của ngành công
nghiệp, hướng phát triển sắp tới của huyện là tập trung quy hoạch,
kêu gọi thu hút đầu tư vào phát triển các loại hình công nghiệp - thủ
công nghiệp vừa là nhỏ, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Cùng với những bước tiến trong phát triển kinh tế, các lĩnh vực
văn hóa - xã hội khác cũng đạt được nhiều thành tựu khả quan. Chất
lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ngày càng được
nâng cao. Hệ thống trường lớp ổn định và phát triển, chương trình xã
hội hóa giáo dục được thực hiện tốt, phổ cập giáo dục tiểu học, trung
học cơ sở được giữ vững. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp năm sau luôn cao
hơn năm trước.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm
thường xuyên. Toàn huyện có một bệnh viện trung tâm, 3 bệnh viện
khu vực, 32 trạm xá xã, thị trấn. Chất lượng các dịch vụ khám chữa
bệnh được nâng cao không ngừng, thực hiện vượt chỉ tiêu về kế hoạch
hóa gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,02%. Các
mục tiêu chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt. Tình hình an

15
NguyÔn Kh¨c Minh

ninh, quốc phòng, trật tự xã hội luôn được giữ vững, ổn định, không
có điểm nóng phức tạp.

2.Kết quả nghiên cứu


2.1. Kết quả điều tra rừng trồng
a, Kết quả điều tra rừng Thông trồng thuần loài ở núi Luốt
Qua quá trình nghiên cứu tầng cây cao rừng thông vị trí ngã
tư cổng sắt núi luốt , với số cây điêu tra trong ÔTC là 45 cây (Biểu số
02)
Từ bảng số liệu ta tính các giá trị sinh trưởng trung bình
theo phương pháp bình quân cộng
Kết quả xử lý số liệu ghi ở biểu 02b
Ta có D1.3tb = ∑
Ditb
= 22.51111 cm
45

Hvntb = ∑Hivn = 16.5778 m


45
*) Xác định tỷ lệ lợi dụng của các cây trong lâm phần : tỷ lệ lợi
dụng ở đây được xác định bằng phương pháp cảm quan ( bằng mắt ).
Phần gỗ lợi dụng được tính là từ phần gốc đến bên dưới chiều cao
dưới cành, các tiêu chí để xác định tỷ lệ lợi dụng đó là đường kính
thân, chiều cao dưới cành, hình dạng thân cây, mấu mắt trên thân,...
Do Thông là loài phân cành nhiều cho nên nhiều mấu mắt, chiều cao
dưới cành thường thấp, cây sinh trưởng và phát triển ở mức bình
thường chính vì vậy tỷ lệ lợi dụng ở đây thương thấp và không vượt
quá 50%. Cụ thể đối với từng cây được ghi ở Biểu 02a hoặc 2b
* Xác định mật độ hiện tại
Nôtc = 45 cây/ ôtc
10000 10000
Nht = Nôtc x Sotc
= 45 x 1000
= 450 cây/ha
- Mật độ tối ưu :
10000 10000
Nopt = 0.164 * D1.3 * D1.3
= 0.164 * 22 .51111 * 22 .51111
= 571
cây/ha
*) Tính trữ lượng và tiết diện ngang hiện tại

16
NguyÔn Kh¨c Minh

π
+ Tiết diện ngang G = 4
* (D1.3)2 (1)
π
+ Trữ lượng của lâm phần (M) : V = 4
* (D1.3)2 * Hvn * f ( f =
0.45 ) (2)
V=G*Hvn*f
Ta tính riêng cho từng cây theo 2 công thức trên sau đó tính ra
tiết diện ngang và trữ lượng chung cho cả ÔTC
GÔTC = ∑Gi = 1.925408 m2
MÔTC = ∑Vi = 14.91227 m3
Từ đó suy ra tiết diện ngang và trữ lượng cho 1 ha là
Gotc
G/ha = 0.1
= 19.25408 m2
Motc
M/ha = 0.1
= 149.1227 m3
*) Xác định cây bài chặt dựa vào biểu 02b đã được xác định ngay
ngoài thưc địa với các chỉ tiêu, nguyên tắc bài cây, phân cấp cây
rừng, các chỉ tiêu sinh trưởng để chỉ ra cụ thể là chặt đi những cây
nào. Ở đây ta thấy rằng Nht < Nopt trên thực tế thì không tiến hành
chặt nuôi dưỡng lâm phần có số cây thiếu so với mật độ tối ưu là 121
cây.Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ không chặt bớt các cây đi
trong thiết kế chặt nuôi dưỡng, bởi vì trong thực tế nhìn vào trắc đồ
bằng sẽ thấy được mạng hình phân bố của các cây trong lâm phần.
Nhìn vào trắc đồ bằng (của tổ1) cho thấy vẫn có các cây phân bố
cụm, có những cây đường kính tán rất nhỏ, bị các cây xung quanh
chèn ép. Chúng ta tiến hành chặt nuôi dưỡng đối với những cây theo
phân cấp Kraft là những cây thuộc cấp V, IVa, có trường hợp III;
theo phân cấp Shedelin thì những cây thuộc cấp 333,332,323... Tóm
lại là những cây xấu, cây chết thậm chí là những cây sinh trưởng phát
triển tốt nhưng không phù hợp mục tiêu kinh doanh, những cây bị
chèn ép,...để tạo điều kiện thuận lợi cho những cây để lại sinh trưởng
và phát triển tốt hơn. Dựa vào những tiêu chí trên nhóm chúng em
tiến hành bài chặt được 11 cây trong ô tiêu chuẩn với các chỉ tiêu
điều tra cụ thể ghi ở biểu cây chặt .
Nchặt = 11 cây/ôtc
*) Xác định cường độ chặt trong ô tiêu chuẩn và cho 1ha
- Cường độ chặt thực tế

17
NguyÔn Kh¨c Minh

Nc
Ictt = N
x 100
Trong đó Nc là số cây chặt trong ô tiêu chuẩn
N là tổng số cây có trong ô tiêu chuẩn
11
Ictt = 45
x 100 = 24.44%
 Cường độ chặt trung bình hay mức độ tác động trung bình

Ta tính thể tích của các cây chặt theo biểu cây chặt áp dụng công
thức (2) từ đó có trữ lượng của các cây chặt là Mchặt = ∑Vchặt =
1.612151 m3
- Mật độ của các cây để lại nuôi dưỡng sau khi chặt là ( tính theo ha )

Nnuôiduỡng = Nht - Nchặt = 450 – 110 = 340 cây/ha hay 34 cây/ôtc


Mnd = 14.91227 - 1.612151= 13.30012 m3
- Cường độ chặt lý thuyết

Có số cây chặt lý thuyết là Nlt= 571 – 450 = 121 cây/ha


121
 Iclt = 450
x 100 = 26.89%

Từ cường độ chặt lý thuyết với cường độ chặt thực tế ta thấy mức


đô chênh lệch không đáng kể vậy kết quả như thế ta có thể chấp nhận
được .Để chính xác hơn ta có thể chặt thêm một số cây ở ngoài thực
địa mục đích để cường độ chặt lý thuyết và thực tế gần bằng nhau
Số lần chặt là 1 lần theo phương thức chặt chọn. Về kỹ thuật, biện
pháp chủ yếu là chặt tỉa thưa có thể kết hợp với tỉa cànhMùa chặt:
trước mùa sinh trưởng, sau mỗi lần chặt cần dọn vệ sinh rừng.
*) Xác định độ tàn che còn lại của tầng cây cao sau khi chặt nuôi
dưỡng
2.2 Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa
a) Mục tiêu của quá trình đánh giá sinh trưởng là đánh giá sinh
trưởng và chất lượng của một số loài cây bản địa
+ Cách xác định các điểm: Xác định tổng chiều dài các tuyến:

18
NguyÔn Kh¨c Minh

Khoảng cách giữa các tuyến: r = . Khi đó điểm đầu tiên của
một tuyến lấy ở vị trí cách cạnh của OTC một khoảng là .
+ Cách xác định ĐTC: Dùng giấy A4, cuộn tròn sao cho đường
kính của lỗ tạo thành khoảng 3cm. Đi đến vị trí đã xác định ở trên
nhìn qua đường kính của lỗ đó thấy được diện tích tán lá. Căn cứ
diện tích thấy được đó cho điểm theo thang điểm sau.
Trường hợp Cho điểm
Không thấy tán lá 0 điểm
0,1-0,5 diện tích ống nhòm 0,5 điểm
Gần kín toàn bộ ống nhòm 1 điểm
*) Kết quả
*) Xác định độ tàn che và mức độ khép tán của rừng :
Kết quả đo độ tàn che của ô tiêu chuẩn được ghi ở biểu 07 : Biểu
điều tra độ tàn che rừng trồng. Từ đó ta có bảng tổng hợp sau :

Giá
trị độ
tàn Số
che điểm
0 58
0.5 118
1 22

Độ tàn che = ( 1 x 22 ) + ( 0.5 x 118) + ( 0 x 58 ) = 0.405


Độ tàn che của rừng cây bản địa nằm trong khoảng 0.4 – 0.3 =>
Mức độ khép tán cực yếu.
*) Xác định mật độ hiện tại của các cây bản địa
- Mật độ hiện tại của các cây bản địa trong ô tiêu chuẩn
Nht = 115 cây/ôtc
- Mật độ hiện tại của các cây bản địa tính theo ha :
10000 10000
N/ha = Nôtc x Sotc
= 115 x 2000
= 575 cây/ha
*) Xác định tỷ lệ hỗn loài của các cây bản địa

19
NguyÔn Kh¨c Minh

Từ biểu điều tra cây bản địa là biểu 03 ta có thể xác định được tỷ
lệ hỗn loài của các cây bản địa tại thời điểm điều tra như sau :
89 Sưa bắc bộ: 15 Bời lời: 7 Dẻ: 1 Côm tầng: 2 Trám đen: 1 Ruối
*) Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và các đặc trưng biến động
tương ứng bằng phương pháp thống kê toán học .
*.1 Đối với D00

Xt Xd Xi fi fi*Xi fi*Xi^2
283.83
3.5 5.2 4.35 15 65.25 8
549.03
5.2 6.9 6.05 15 90.75 8
1321.3
6.9 8.6 7.75 22 170.5 8
2768.3
8.6 10.3 9.45 31 292.95 8
2113.4
10.3 12 11.15 17 189.55 8
990.73
12 13.7 12.85 6 77.1 5
423.40
13.7 15.4 14.55 2 29.1 5
1320.3
15.4 17.1 16.25 5 81.25 1
17.1 18.8 17.95 1 17.95 10477.
18.8 20.5 19.65 1 19.65 9
1034.0 10478.
Tổng 115 5 9
1 1
+X =
n
∑ fi * xi = 115
.1034 .05 = 8.99174 cm

+ Tính sai tiêu chuẩn

Qx = ∑ fi * x 2

( ∑ fi * x )
i
2

= 10478.9 -
(1034 .05 )^ 2
= 1180.98
i
n 115

Qx 1180 .98
S= = (115 −1)
= 3.21861
n −1

20
NguyÔn Kh¨c Minh

S 3.21861
+ S% = × 100 % = .100 = 35.7952 %
x 8.99174

Đối với Hvn


Xt Xd Xi fi fi*Xi fi*Xi^2
2 3.5 2.75 6 16.5 45.375
3.5 5 4.25 8 34 144.5
231.43
5 6.5 5.75 7 40.25 8
1314.0
6.5 8 7.25 25 181.25 6
995.31
8 9.5 8.75 13 113.75 3
1996.1
9.5 11 10.25 19 194.75 9
1656.7
11 12.5 11.75 12 141 5
2633.4
12.5 14 13.25 15 198.75 4
1305.3
14 15.5 14.75 6 88.5 8
1056.2
15.5 17 16.25 4 65 5
1073.7 11378.
115 5 7

+ Giá tị trung bình


1 1
X =
n
∑ fi * xi = 115
.1073 .75 = 9.336956
+ Tính sai tiêu chuẩn

Qx = ∑ fi * x 2

( ∑ fi * x ) i
2

= 11378.7 -
(1073 .75 )^ 2
= 1353.130435
i
n 115

Qx 1353 .130435
S= = (115 −1)
= 3.445223537
n −1
S 3.445223537
+ S% = × 100 % = .100 = 36.89878526 %
x 9.338956522

*) Xác định tỷ lệ tốt, trung bình, xấu


23
Tỷ lệ cây tốt = 115
.x 100%= 20%

21
NguyÔn Kh¨c Minh

45
Tỷ lệ cây trung bình = 115
.x 100%= 39.13%
47
Tỷ lệ cây xấu = 115
.x 100% = 40.87%
*) Xác định tăng trưởng bình quân hàng năm của từng loài cây
bản địa
n

Ta có : Doo= ∑Di
i =1 ( n là số cây của loài đó có trong ôtc)
n
n

Hvn= ∑Hvni
i =1

n
GTTB
Lượng tăng trưởng bình quân = Tuôi
Đối với các loài cây bản
địa ở núi Luốt có tuổi là 14 năm => ZD và ZH

D00 Hvn ZD ZH
Sưa 8.4 9.6 0.602 0.682
bắc 3 4
bộ
Bời 14.1 9.9 1.006 0.707
lời 9 1
Dẻ 14.2 10.5 1.015 0.75
3
Côm 9.8 10.5 0.696 0.75
4
Trám 4 4.25 0.285 0.303
7 6
Ruối 15.8 10 1.125 0.714
3

2.3 Đánh giá ,đề xuất

22
NguyÔn Kh¨c Minh

Phần D-Kết Luận

Sau 1 tuÇn thùc tËp nghiªm tóc ,nhê sù híng dÉn tËn t×nh cña
thÇy c« gi¸o vµ sù cè g¾ng cña c¸c thµnh viªn trong nhãm chóng em
®· hoµn thµnh ®ît thùc tËp nµy. Nh×n chung ®· biÕt c¸ch vËn dông
lý thuyÕt ®· ®îc häc vµo thùc tiÔn s¶n xuÊt.
Tuy nhiªn do lÇn ®Çu tiªn lµm quen víi c«ng viÖc, tr×nh ®é b¶n
th©n cßn h¹n chÕ, thêi gian cã h¹n vµ dông cô vÉn cßn thiÕu cho nªn
kÕt qu¶ thu ®îc vÉn cha ®îc chÝnh x¸c vµ thiÕt kÕ trång rõng cha
mang tÝnh thùc tÕ mµ chØ mang tÝnh chÊt gi¶ ®Þnh. ChÝnh v× vËy
rÊt mong nhµ trêng còng nh bé m«n t¹o ®iÒu kiÖn t¨ng thªm thêi
gian thùc tËp vµ cho mîn thªm dông cô thùc tËp ®Ó chóng em cã thÓ
më réng ®îc ph¹m vi nghiªn cøu còng nh n©ng cao ®é chÝnh x¸c cho
kÕt qu¶ nghiªn cøu.
Qua ®©y em còng xin göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi :
C« gi¸o §ç ThÞ QuÕ L©m ®· híng dÉn tËn t×nh ®Ó chóng em cã
thÓ hoµn thµnh tèt ®ît thùc tËp vµ kÕt qu¶ bµi b¸o c¸o nµy. RÊt
mong thÇy c« vµ c¸c b¹n ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó bµi b¸o c¸o ®îc hoµn
thiÖn h¬n vµ rót kinh nghiÖm cho c¸c lÇn thùc tËp sau.

Hµ Néi ngµy 27 th¸ng 4 n¨m 2009

Sinh viªn thùc hiÖn


NguyÔn Kh¾c
Minh

23
NguyÔn Kh¨c Minh

24

You might also like