You are on page 1of 26

ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ

ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ

§ 1. SỰ KHÁM PHÁ RA ELECTRON

1. Tia catôt
Ngày nay, các ống phóng điện được dùng rộng rãi cho các quảng cáo đầy
màu sắc ở ngoài đường phố. Nguồn gốc của ống phóng điện đầu tiên là do William
Crookes chế tạo năm 1870. Ông thực hiện chân không cao bằng máy hút khí làm
giảm áp suất trong ống đến mức rất thấp trong một ống thủy tinh và nhận thấy rằng
các chất khí ở áp suất thấp sẽ dẫn điện. Một trong những ống đầu tiên mà Crookes
thí nghiệm có hai điện cực kim loại ở đầu ống và hàn kín sau khi đã giảm áp suất
khí trong ống. Khi đặt một hiệu điện thế cao giữa hai điện cực, khí trong ống phát
sáng và màu ánh sáng phát xạ phụ thuộc vào loại khí được dùng.
Vậy do đâu mà có ánh sáng phát xạ trong ống ? Crookes đã thiết kế một ống
trong đó có đặt một cái chong chóng nhỏ. Ta thấy tia phát ra từ catôt (nối với cực
âm của nguồn điện) đã làm quay cánh quạt của chong chóng. Nhưng khi đặt một
nam châm gần ống thì chong chóng ngừng quay, chứng tỏ các tia lúc trước đập avò
cánh quạt làm chong chóng quay nay đã bị lệch hướng. Vậy tia đó phải là những hạt
mang điện vì chúng chịu tác dụng của từ trường. Nhiều thí nghiệm khác đã chứng tỏ
các tia này mang điện âm, và do chúng phát ra từ catôt nên có tên là tia catôt.
Mối quan tâm của các nhà vật lí về bản chất của tia catôt đã kéo dài trong
nhiều năm mà chưa được giải quyết. Mãi tới hơn 20 năm sau (1897), J.Thomson đã
khám phá được bí mật này. Bằng một lọat thí nghiệm, ông đã chứng minh rằng tia
catôt gồm những hạt vô cùng nhỏ bé tích điện âm mà ông gọi là electron. Ông
chứng minh được rằng electron là đồng nhất bất kể khi dùng trong ống thuộc loại gì.
Ông đo điện tích riêng e/m của electron và khẳng định electron là một thành phần
cấu tạo của mọi nguyên tử. Quan niệm tồn tại từ nhiều thế kỉ trước cho rằng nguyên
tử là phần tử vật chất cuối cùng không thể phân chia được đến nay đã chấm dứt. Thí
nghiệm của Thomson đã đặt nền móng cho sự phát triển của kĩ thuật điện tử sau này
mà tiêu biểu là dao động kí và ống đèn hình của máy thu hình (ti vi).
2. Thí nghiệm đo điện tích riêng của electron
Dụng cụ gồm một bình thủy tinh chứa khí hydro ở áp suất thấp (hình 1).
Chùm điện tử phát xạ từ dây đốt (catôt) đi xuyên qua khe của anôt. Dọc đường đi
của bình chứa khí, các electron va chạm với các nguyên tử khí, kích thích các
nguyên tử này và làm chúng phát xạ khiến cho đường đi của chùm electron trông
thấy là một vết mảnh sáng. Một cặp cuộn dây (không vẽ trên hình) được bố trí ở hai
bên cạnh bình và cho dòng điện không đổi đi qua để tạo ra một từ trường đều có
cảm ứng từ vuông góc với bình. Bố trí cho phương ban đầu của chùm electron
vuông góc với đường cảm ứng từ. Khi đó lực Lorentz tác dụng lên electron có

# 1 (21)
ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ

hướng vuông góc với vận tốc và đóng vai trò lực hướng tâm làm cho electron
chuyển động theo quỹ đạo tròn:
2
mv
F = Bev
= r
Suy ra bán kính quỹ đạo:
mv
r= (1)
eB
Chú ý là lực Lorentz luôn vuông góc với vận tốc, do đó nó không thực hiện
công và chuyển động của electron là chuyển động tròn đều với vận tốc v không đổi.
Ta thấy bán kính quỹ đạo chỉ phụ thuộc cảm ứng từ B: từ trường càng mạnh thì bán
kính quỹ đạo càng nhỏ.

Để đo điện tích riêng e/m của electron, ta dùng bình nói trên và lần lượt điều
chỉnh giá trị cảm ứng từ B bằng cách dùng một biến trở để thay đổi dòng điện chạy
trong các cuộn dây. Mỗi lần thay đổi lại đo đường kính của chùm electron trên
thang đo bên trong bình. Trong thực tế thí nghiệm, người ta điều chỉnh để đường
kính của chùm electron là những giá trị dễ đo và đọc giá trị dòng điện tương ứng
trong cuộn dây. Ta hãy tính toán để tìm công thức xác định điện tích riêng e/m.
eBr
Từ (1) ta có: v= (2)
m
Vận tốc này suy từ động năng mà electron thu được khi chuyển động qua
điện trường có hiệu điện thế VA (thế anôt).
2
mv 2 2eVA
= eVA ⇒ v = (3)
2 m
Kết hợp (1) và (2) ta được:

# 2 (21)
e 2VA
= 2 2 (4)
m B r
Trong thí nghiệm:
- Điện thế VA đo trực tiếp bằng volt kế.
- Bán kính r của quỹ đạo đo trực tiếp trên thang đo.
- Cảm ứng từ B tính từ giá trị cường độ I qua cuộn dây đọc trên ampere kế.
- Lần lượt thay các giá trị của B và vẽ đồ thị B = f(1/r).
Đồ thị này có dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ vì suy từ (4):
2VA 1
B= .
ae r
m
2VA
Vậy giá trị e/m sẽ được suy từ độ dốc của đồ thị
e .
m
Sau đây là thí dụ bằng số. Nguồn phát xạ electron hoạt động ở điện thế VA =
-3
2000V dùng để bắn chùm electron vào một từ trường đều có B = 1,9. 10 T. Phương
vận tốc ban đầu của chùm vuông góc với cảm ứng từ và chùm electron vẽ một vòng
tròn quỹ đạo có bán kính 80mm. Từ những giá trị trên, ta xác định được điện tích
riêng của electron theo (4):
e 2.2000 11
= = 1, 73.10 C / kg
m ( 1, 9.10−3 ) 2 . ( 80.10−3 ) 2

§ 2. CÁC MẪU NGUYÊN TỬ

1. Việc khám phá ra electron là tiền đồ cho những dự đoán về cấu trúc
nguyên tử, tức là điều mà từ nhiều thế kỉ trước người ta chưa thể hình dung được.
Bây giờ đã có thể khẳng định nguyên tử
phải có những thành phần và cấu trúc
nhất định. Vì vậy không phải ngẫu
nhiên mà năm 1903, cũng lại chính
J.J.Thomson đưa ra mô hình nguyên tử
cụ thể đầu tiên. Thomson cho rằng
nguyên tử có dạng hình cầu với kích
0 -10
thước vào bậc angstrom (1A = 10 m)
tích điện dương dưới dạng một môi
trường đồng nhất, còn các electron thì
phân bố rải rác và đối xứng bên trong
hình cầu đó. Điện tích dương của môi
trường và điện tích âm của các electron
bằng nhau để đảm bảo trung hòa về điện của nguyên tử (hình 2).
Trong một thời gian tương đối dài, mẫu nguyên tử của Thomson đã tồn tại
với hình thức bề ngoài có vẻ hợp lí như vậy. Nhưng muốn khẳng định mô hình này
có thực sự đúng đắn hay không, cần phải có những thí nghiệm có khả năng đi sâu
vào tận bên trong nguyên tử. Tám năm sau (1911), người ta mới tiến hành được một
thí nghiệm như thế.

Theo sự chỉ đạo của Rutherford, thí nghiệm do Geiger Marsden thực hiện
nhằm kiểm tra mẫu Thomson và tìm hiểu xem cấu trúc bên trong nguyên tử thực sự
là như thế nào. Họ dùng một nguồn phóng xạ tự nhiên phát ra chùm hạt alpha có
vận tốc lớn. Các hạt α là những nguyên tử hêli đã mất 2 electron, vì vậy mang
2 điện tích nguyên tố dương (+ 2e). Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như hình 3.
Chùm hạt α đi qua một khe chuẩn trực trở thành chùm hẹp và tới đập vào lá vàng
mỏng. Phía sau lá vàng, đặt một màn huỳnh quang có phủ một lớp sunfit kém, nó
cho ta một dấu hiệu lóe sáng mỗi khi có một hạt α tới đập vào.
Theo dự đoán, hầu hết các hạt α sẽ xuyên thẳng qua lá vàng. Kết quả này
suy ra từ mẫu nguyên tử của Thomson, theo đó điện tích dương được phân bố đều
trong thể tích nguyên tử. Nếu giả thiết này đúng thì các hạt α sẽ chỉ chịu tác dụng
của một điện trường rất yếu và chúng gần như không chịu ảnh hưởng gì khi đi qua
lá vàng, tức là phương chuyển động ban đầu không hề thay đổi. Thế nhưng, kết
quả thí nghiệm đã hoàn toàn trái với dự đoán trên.
Đúng là trong khi đa số các hạt α đều bay thẳng xuyên qua lá vàng thì đã
có một số hạt bị lệch với những góc rất lớn, thậm chí có một số ít hạt đã bị bật
ngược trở lại ! Sau này Rutherford đã viết về thí nghiệm của mình như sau:”… Đây
là một sự kiện bất ngờ nhất đã xảy ra trong đời tôi. Thật không thể nào hiểu nổi hiện
tượng này, y như là khi ta bắn một phát đạn vào tờ giấy mà viên đạn lại bật trở
lại phía ta…”. Kết quả của thí nghiệm đã mâu thuẫn sâu sắc với mẫu nguyên
tử của Thomson và có thể lí giải như sau:
Vì rằng các hạt α là tương đối nặng (khối lượng gấp khoảng 7000 lần
khối lượng electron) và chùm hạt phát từ nguồn phóng xạ lại có vận tốc rất
7
lớn (∼ 10 m/s) cho nên chỉ có thể đoán nhận là bên trong nguyên tử phải có một
điện
trường cực mạnh mới có thể làm cho một số hạt α bị lệch với những góc lớn. Từ
đó Ritherford đã đi đến kết luận bác bỏ mẫu nguyên tử của Thomson và cho rằng
điện tích dương phải tập trung tại trung tâm của nguyên tử được gọi là hạt nhân
của nguyên tử. Như vậy, mẫu nguyên tử của Rutherford được hình dung gồm hạt
nhân ở giữa, tại đó tập trung điện tích dương và gần như toàn bộ khối lượng của
nguyên tử, xung quanh có các electron chuyển động. Mô hình như vậy có thể giải
thích được hiện tượng tán xạ của chùm hạt α vì kích thước hạt nhân nhỏ hơn
kích thước nguyên tử hàng nghìn lần nên đại bộ phận các hạt α xuyên qua khoảng
không gian của nguyên tử đều dễ dàng đi thẳng, chỉ những hạt nào đi sát gần hạt
nhân mới chịu một lực đẩy tĩnh điện rất mạnh làm cho nó có thể lệch hướng bay
với những góc đáng kể.
Để chứng minh lập luận của Rutherford một cách cụ thể hơn nữa, ta hãy thử
đánh giá qua các giá trị tính toán bằng số. Theo giả thuyết của Thomson là điện tích
dương phân bố đều trong thể tích của nguyên tử thì với nguyên tử vàng (Z = 79),
nếu ta bỏ ảnh hưởng của các electron, cường độ điện trường trên bề mặt nguyên tử
13
(tại đó nó là cực đại) có giá trị vào khoảng 10 V/m. Trong khi đó, với giả thuyết
của Rutherford thì điện tích dương tập trung tại hạt nhân có bán kính nhỏ hơn bán
kính nguyên tử gần một vạn lần thì cường độ điện trường trên bề mặt của hạt nhân
21 8
sẽ là 10 V/m, tức là 10 lần lớn hơn.
3. Mẫu hành tinh nguyên tử của Rutherford
Bây giờ ta có thể hình dung một cách tổng quát về cấu tạo mẫu nguyên tử
của Rutherford như sau. Nguyên tử gồm có một hạt nhân chiếm một thể tích cực
nhỏ ở chính giữa, tại đó tập trung điện tích dương và gần như toàn bộ khối lượng
của nguyên tử. Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động, tổng điện tích
âm của electron bằng điện tích dương của hạt nhân. Nếu số electron của nguyên tử
là Z thì hiển nhiên điện tích dương của hạt nhân sẽ là + Ze. So sánh kết quả thực
nghiệm với lí thuyết, người ta phát hiện thấy một điều đặc sắc: số Z đó trùng với
nguyên tử số của nguyên tố kim loại, cụ thể với lá vàng thì kết quả cho thấy Z = 79.
Như vậy, có thể nói rằng sự sắp xếp thứ tự của các nguyên tố hóa học trong hệ
thống tuần hoàn Mendeleev thực chất là do số electron của mỗi nguyên tử đó quyết
định.
Ngoài ra, một cách tự nhiên, người ta cũng cho rằng các electron quay quanh
hạt nhân trên những quỹ đạo elip (trường hợp đặc biệt là tròn) giống như chuyển
động của các hành tinh quanh Mặt Trời trong thái dương hệ. Vì thế mẫu nguyên tử
của Rutherford còn được gọi là mẫu hành tinh nguyên tử. Sự khác biệt duy nhất
giữa hai hệ thống chỉ ở lực tương tác, đối với nguyên tử - đó là lực tĩnh điện, còn
đối với thái dương hệ là lực hấp dẫn.
Tuy nhiên, từ mẫu nguyên tử của Rutherford cũng nảy sinh một số mâu
thuẫn không thể giải thích nổi. Trước tiên, theo điện động lực học, một hạt mang
điện chuyển động có gia tốc (electron chuyển động quay) sẽ bức xạ liên tục sóng
điện từ với tần số bằng tần số quay của nó (quanh hạt nhân). Như vậy, phổ phát xạ
của nguyên tử phải là phổ liên tục, trong khi thực nghiệm xác nhận phổ phát xạ của
nguyên tử bao giờ cũng là phổ vạch (gián đoạn). Mặt khác, khi electron bức xạ điện
từ liên tục thì năng lượng của nó cũng giảm liên tục, dẫn đến kết quả là quỹ đạo của
electron bị thu hẹp dần theo đường xoáy ốc, cuối cùng nó sẽ rơi vào hạt nhân và
nguyên tử bị phá hủy. Phép tính cho thấy quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng
–8
khắc thời gian nhỏ hơn 10 s ! Điều này là vô lí vì thế giới vật chất đang tồn tại với
các nguyên tử vô cùng bền vững.
Những mâu thuẫn trên đòi hỏi phải xây dựng những lí thuyết mới làm căn cứ
để giải thích. Một phương pháp quan trọng và hữu hiệu có thể cung cấp những hiểu
biết về cấu trúc nguyên tử là nghiên cứu quang phổ do nguyên tử phát xạ. Để đơn
giản,chúng ta bắt đầu bằng phổ của nguyên tử hydro.

§ 3. QUANG PHỔ NGUYÊN TỬ HYDRO

Cuối thế kỉ XIX, khi nghiên cứu về quang phổ học, người ta thấy các bước
sóng trong phổ nguyên tử hợp thành những dãy vạch xác định gián đoạn được gọi là
dãy quang phổ.
Balmer, một nhà toán học người Thụy Sĩ là người đầu tiên thiết lập được một
công thức kinh nghiệm (1885) có thể xác định chính xác tất cả các bước sóng của
dãy phổ thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy của phổ nguyên tử hydro. Dãy này vì thế có
0
tên là dãy Balmer (hình 4). Vạch có bước sóng dài nhất và cũng rõ nhất 6564A
0
được kí hiệu là Hα , vạch tiếp theo có bước sóng 4863A được kí hiệu là Hβ . Bước
sóng càng giảm, các vạch càng xít lại gần nhau và cường độ càng yếu cho tới một
vạch giới hạn mà từ đó không còn phân biệt được các vạch riêng biệt nữa và chỉ cho
là một dải liên tục mờ nhạt. Công thức Balmer để tính các bước sóng của dãy này là:
1  1
= R1 −
(5)
 2 2 
λ 2 n
 
Trong đó n là các số nguyên, nhận những giá trị n = 3, 4, 5… và R là một hằng số
7 –1
gọi là hằng số Rydberg có giá trị bằng 1,096776. 10 m . Vạch Hα ứng với n =
3, vạch Hβ ứng với n = 4… Vạch giới hạn ứng với n = ∞. Tất cả những giá trị
tính được đều phù hợp một cách hết sức chính xác so với kết quả thực nghiệm.

Ngoài dãy Balmer người ta còn tìm thấy những dãy phổ khác thuộc những
vùng ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy. Với mỗi dãy này đều có một công thức để tính
giá trị các bước sóng có dạng tương tự như công thức Balmer. Trong vùng tử ngoại
là dãy Lyman với các bước sóng cho bởi công thức:
1  1
= R 1 − n = 2, 3, 4…
 2 
λ 2 n
1


Trong vùng hồng ngoại gần có dãy Paschen được tính theo công thức:
1  1
=1 R
 − n = 4, 5, 6…
 2 
λ 2 n
3 
Trong vùng hồng ngoại xa có hai dãy Brackett và Pfund diễn tả bằng công
thức:
1  1
= R 1 − n = 5, 6, 7…
 2 
λ n
4
2


1  1
= R 1− 
n = 6, 7, 8…
 2 
λ 2 n
5


Tất cả các công thức trên có thể thống nhất thành một dạng chung được gọi
là công thức Balmer tổng quát:
1  1 1
 = R − n >n (6)
 2  k i
λ n2 n
 i k 
Giữ nguyên ni và thay đổi nk ta tìm được bước sóng của các vạch thuộc mọi
dãy phổ xác định, còn nếu thay đổi cả ni ta được các bước sóng của mọi dãy khác
nhau.
Sự tồn tại một quy luật trật tự đáng chú ý như vậy trong quang phổ hydro
cũng như những trật tự tương tự trong phổ của nhiều nguyên tử phức tạp khác là
những bằng chứng khẳng định phải có một lí thuyết nhất định về cấu trúc nguyên tử.

§ 4. THUYẾT BOHR:
CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ
Dựa trên những thành công của lí thuyết Planck và Einstein, năm 1913, nhà
vật lí người Đan Mạch, Bohr đã đề ra một lí thuyết mới về cấu trúc nguyên tử nhằm
khắc phục những mâu thuẫn của mẫu hành tinh nguyên tử của Rutherford. Thuyết
của Bohr được phát biểu bằng hai định đề với ý nghĩa phải thừa nhận chúng như
những tiên đề trong toán học.
Định đề thứ nhất của Bohr (định đề về trạng thái dừng của nguyên tử):
Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái dừng có năng lượng xác định và gián
đoạn hợp thành một chuỗi các giá trị E1, E2, E3,… Trong trạng thái dừng, các
electron không bức xạ năng lượng và chỉ chuyển động trên các quỹ đạo tròn gọi là
quỹ đạo lượng tử có bán kính thỏa mãn điều kiện sau đây (gọi là điều kiện lượng tử
hóa của Bohr) về giá trị mômen động lượng:
L = mvr = n (7)
Trong đó hằng số Planck rút gọn h −34
= = 1, 05.10 và n là những số nguyên
2 Js
nhận các giá trị từ 1, 2, 3… π
Định đề thứ hai của Bohr (định đề về cơ chế hấp thụ và phát xạ của nguyên
tử): Nguyên tử chỉ hấp thụ hay phát xạ năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ khi nó
chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác (tức là ứng với sự chuyển
của electron từ quỹ đạo dừng này sang quỹ đạo dừng khác). Tần số ν của bức
xạ điện từ mà nguyên tử hấp thụ hoặc phát xạ được xác định bằng biểu thức:
Ei −
ν = (8)
Ek

Với Ei và Ek là năng lượng tương ứng với trạng thái đầu và cuối. Ta có hai trường
hợp:
Ei – Ek > 0: quá trình phát xạ
Ei – Ek < 0: quá trình hấp thụ
Ta có thể biểu diễn nội dung
cả hai định đề của Bohr trên một sơ
đồ gọi là sơ đồ mức năng lượng (hình
5). Mỗi đường nằm ngang song song
ứng với một mức năng lượng gián
đoạn của trạng thái dừng của nguyên
tử. Sự chuyển từ trạng thái dừng này
sang trạng thái dừng khác được biểu
diễn bằng một mũi tên thẳng đứng
nỗi giữa hai mức năng lượng.
Để kết luận, ta dễ dàng nhận
xét rằng với hai định đề của Bohr được thừa nhận, sẽ xóa bỏ ngay được các mâu
thuẫn của mẫu nguyên tử Rutherford: nguyên tử luôn bền vững và quang phổ
nguyên tử phải là quang phổ vạch.
Thuyết Bohr với nội dung hai tiên đề cơ bản đã mang theo nó những nhân tố
mới chưa từng gặp trong vật lí học cổ điển, mà trước hết là quan niệm lượng tử về
năng lượng của nguyên tử. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nổi bật đã trình
bày ở trên, thuyết Bohr cũng bộc lộ những thiếu sót lớn và những hạn chế đáng kể.
Trước tiên, với lí thuyết Bohr, người ta chỉ có thể vận dụng để giải quyết
được bài toán cấu trúc nguyên tử đơn giản nhất là nguyên tử hydro. Dùng thuyết
Bohr có thể giải thích được tính quy luật của quang phổ hydro và tính toán chính
xác bước sóng của các vạch quang phổ, còn nhiều đặc trưng quan trọng khác của
phổ như cường độ và bề rộng của các vạch phổ, nhất là cấu trúc tinh tế của quang
phổ, thì lí thuyết Bohr không đề cập đến và không giải quyết nổi. Nhưng nhược
điểm bao trùm nhất của thuyết Bohr chính là sự thiếu nhất quán của bản thân lí
thuyết. Trong khi đưa ra những tiên đề mang tính độc đáo, có thể nói là “cách
mạng”, thì Bohr vẫn thừa nhận và áp dụng những định luật cơ học và điện học cổ
điển. Những quy tắc lượng tử được gắn cho một hình mẫu cổ điển mà không theo
một mối liên hệ logic nào cả. Tất cả những cái đó tất yếu dẫn đến sự mâu thuẫn và
bế tắc không thể tránh khỏi. Mặc dù sau đó thuyết Bohr được bổ sung bằng thuyết
của Somerfeld mang tính khái quát cao hơn (quỹ đạo tổng quát của electron trong
nguyên tử là elip, các trạng thái lượng tử có hiện tượng suy biến..) nhưng cuối cùng
nó vẫn thất bại vì không giải đáp nổi một cách triệt để toàn bộ các vấn đề của
nguyên tử, đặc biệt là với bài toán tổng quát nguyên tử có nhiều electron. Đó chính
là tiền đề cho sự ra đời của cơ học lượng tử, nền tảng của một lí thuyết hoàn toàn
mới có khả năng giải quyết đúng đắn và chính xác mọi hiện tượng và quy luật của
thế giới vi mô xảy ra bên trong nguyên tử và hạt nhân.
Tuy vậy, mặc dù chỉ có một giá trị lịch sử tạm thời và chỉ tồn tại trong
khoảng 10 năm, thuyết Bohr với những thành công độc đáo của nó vẫn xứng đáng
được coi là một chiếc cầu nối không thể thiếu được của hai giai đoạn phát triển của
vật lí học. Nó đánh dấu sự chuyển tiếp từ vật lí cổ điển sang cơ học lượng tử.

§ 5. MẪU NGUYÊN TỬ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

Sự ra đời của cơ học lượng tử là một tất yếu khách quan của quá trình phát
triển của khoa học nói chung và vật lí nói riêng. Nó phản ánh một quan điểm là khi
chuyển từ thế giới vĩ mô thông thường sang thế giới vi mô mà đối tượng là nguyên
tử và hạt nhân vô cùng nhỏ bé thì các quy luật vật lí phải thay đổi, nói đúng hơn là
phải có những quy luật mới để áp dụng cho những đối tượng mới, chính là thể hiện
quy luật lượng đổi chất đổi của triết học duy vật biện chứng.
Nhân tố mang ý nghĩa nền tảng sâu sắc nhất cho các quy luật mà cơ học
lượng tử phản ánh, đó là giả thuyết của L.de Broglie về lưỡng tính sóng hạt của các
hạt vi mô. Theo giả thuyết này, một cách tổng quát, mọi hạt vật chất khi chuyển
động tự do sẽ tương ứng với một sóng phẳng lan truyền theo phương chuyển động.
Các đặc trưng cho tính chất hạt và tính chất sóng liên hệ với nhau qua hai công thức:

E = hν và λ = (9)
h
p
– 34
Với h là hằng số Planck bằng 6,625. 10 Js.
Giả thuyết này mang tính tổng quát rất cao vì nó tạo một bức tranh thống
nhất với bản chất sóng – hạt của ánh sáng, nhưng thực sự chỉ có ý nghĩa với các đối
tượng vật chất vi mô. Thực vậy, chỉ với chuyển động của các hạt vi mô cỡ nguyên
tử, hạt nhân thì mới có khả năng xác nhận được tính chất sóng – được gọi là sóng de
Broglie với những kết quả thực nghiệm hiển nhiên không thể phủ nhận (thí nghiệm
nhiễu xạ của chùm electron trên mạng tinh thể kim loại). Trái lại, nếu ta áp dụng
cho các đối tượng vĩ mô, tức là những vật thể có khối lượng và năng lượng thông
thường, thì khái niệm về tính chất sóng trở thành vô nghĩa, vì bước sóng là vô cùng
nhỏ (hoặc tần số vô cùng lớn). Ví dụ, từ các công thức (9) có thể thấy với
– 34
Khối lượng bậc kg bước sóng có bậc 10 m
34
Vận tốc bậc m/s thì tần số có bậc 10 Hz
Năng lượng bậc J
Tức là ta không thể có một chút hi vọng nào để xác nhận được tính chất sóng của
hạt vật chất.
Khi giả thuyết de Broglie đã được xác nhận hoàn toàn bằng thực nghiệm thì
tính chất sóng của hạt vi mô còn được khẳng định bởi một nguyên lí do Heisenberg
phát biểu, gọi là nguyên lí bất định, sau này được đánh giá như là hòn đá tảng của
cơ hoc lượng tử. Theo nguyên lí Heisenberg, toạ độ và xung lượng của hạt vi mô là
hai đại lượng không thể đồng thời xác định chính xác, đại lượng này xác định càng
chính xác bao nhiêu thì đại lượng kia càng kém chính xác bấy nhiêu. Mức chính xác
ở đây hiểu là không phải do giới hạn chính xác của dụng cụ đo (điều này là hiển
nhiên trong thực nghiệm vật lí) mà thuộc về bản chất của đối tượng vi mô. Nguyên
lí trên được diễn tả bằng một bất đẳng thức gọi là hệ thức bất định Heisenberg:
∆ x.∆ px ≥ (10)
Với hai hệ thức tương tự cho các thành phần y và z.
Một cách tự nhiên, nguyên lí bất đinh đã bác bỏ việc vận dụng định luật của
cơ học cổ điển cho bài toán của nguyên tử, hạt nhân. Điều này giải thích lí do thất
bại của lí thuyết Bohr khi đã dùng định luật Newton để giải bài toán nguyên tử, dù
chỉ là nguyên tử đơn giản nhất – nguyên tử hydro. Thật vậy, khi toạ độ và xung
lượng của hạt vi mô (ở đây là electron trong nguyên tử) đã không thể đồng thời xác
định chính xác thì không còn khái niệm quỹ đạo chuyển động của electron quanh
hạt nhân nữa (mà theo Bohr là các lượng tử quỹ đạo hình tròn). Do đó định luật cổ
điển không còn áp dụng được nữa vì theo định luật II Newton, ta có thể từ tọa độ
mà xác định được đồng thời chính xác quỹ đạo, vận tốc (do đó cả xung lượng) và
gia tốc của hạt, điều này là mâu thuẫn sâu sắc với tính chất sóng của electron khi
chuyển động trong nguyên tử.
Vậy đối với hạt vi mô, ta phải diễn tả chuyển động của chúng như thế nào ?
Xuất phát từ tính chất sóng của hạt vi mô, cơ học lượng tử biểu diễn trạng thái của
hạt bằng một hàm mô tả tính chất sóng đó và được gọi là hàm sóng ψ . Ý nghĩa của
hàm sóng chỉ có thể giải thích bằng quan điểm thống kê, vì nó chỉ là một hàm toán
học chứ không hề biểu diễn một đại lượng vật lí cụ thể nào, hơn thế nữa cũng không
liên quan đến một đại lượng thực nào dao động. Nói cách khác, tính chất sóng của
hạt vi mô mà hàm sóng mô tả không phải là một sóng thực, một sóng vật lí. Vậy
phải hiểu sóng thấy hạt vi mô de Broglie là gì ? Theo Max Bohr, hàm sóng diễn tả
xác suất thấy hạt vi mô tại mỗi vị trí trong không gian với định nghĩa cụ thể:
* 2
ψ .ψ = | ψ | (ψ có thể là hàm phức)
Gọi là mật độ xác suất, tức là xác suất thấy hạt trong một đơn vị thể tích không gian.
Từ đó suy ra một điều kiện mà hàm sóng phải thỏa mãn khi nó diễn tả khái niệm
xác suất, được gọi là điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng:
2
Ψ dV (100%)
∫ (11)
= 1

Tích phân trên được lấy với toàn miền biến thiên của tọa độ không gian.
Tóm lại, chỉ cần xác định được hàm sóng ψ là có thể biết được phân bố
xác suất để thấy hạt, phân bố này hoàn toàn tuân theo quy luật sóng. Do đó, tính
chất sóng của hạt không có cách giải thích nào khác ngoài ý nghĩa thống kê của
phân bố
xác suất. Bài toán mà cơ học lượng tử giải quyết chính là đi tìm hàm sóng mô tả
trạng thái chuyển động của hạt vi mô, thông qua việc giải một phương trình có ý
nghĩa cơ bản như phương trình Newton trong cơ học cổ điển: đó là phương trình
Schrodinger:
2m
∆Ψ + (E − U )Ψ = (12)
0 2

Trong phương trình Schrodinger, hàm sóng ψ thường được biểu diễn là hàm
của các tọa độ không gian trong hệ tọa độ cầu (do đó toán tử Laplace ∆ cũng
tính trong hệ tọa độ cầu) và yếu tố quyết định cho ta dạng hàm sóng cụ thể khác
nhau phụ thuộc vào hàm thế U của trường lực trong đó hạt chuyển động.
Điều đặc sắc là khi giải phương trình Schrodinger, thông qua việc biện luận
với nghiệm hàm sóng, ta tìm được những đại lượng vật lí thực đặc trưng cho từng
trạng thái của hạt. Cụ thể lập và giải phương trình Schrodinger cho bài toán nguyên
tử hydro, ta tìm được các đại lượng đặc trưng cho trạng thái nguyên tử gồm:
K 2 me 4
1. Năng lượng En = − 2 2 với n = 1, 2, 3… (13)
2n
2.Mômen động lượng (mômen quỹ đạo):

L= l (l + 1). với n = 0, 1, 2…, n -1 (14)

3. Hình chiếu của mômen quỹ đạo trên phương từ trường ngoài:
Lz = m với m = 0, ± 1, ± 2, …, ± l (15)
Tập hợp ba đại lượng trên xác định hoàn toàn một trạng thái của nguyên tử
và được kí hiệu là ψ n, l, m.
Kết quả của cơ học lượng tử thật đặc biệt: các đại lượng vật lí đặc trưng cho
trạng thái của hạt vi mô đều là những đại lượng gián đoạn (lượng tử hóa): Không
những năng lượng và mômen quỹ đạo gián đoạn mà cả sự định hướng của vectơ
mômen quỹ đạo trong không gian cũng gián đoạn ! Tính chất lượng tử này bao trùm
các kết quả vật lí và hoàn toàn chỉ xuất phát từ việc giải phương trình Scheodinger
mà không cần phải sử dụng một điều kiện áp đặt nào như điều kiện lượng tử hóa (về
mômen động lượng) trong lí thuyết của Bohr.
Sau đó, Dirac đã đóng góp thêm một nghiên cứu quan trọng nữa cho cơ học
lượng tử. Thay cho biểu thức năng lượng cổ điển trong phương trình Schrodinger,
Dirac đã dùng công thức năng lượng tương đối tính của Einstein để lập một phương
trình cơ bản mới gọi là phương trình Dirac. Việc giải phương trình này cho ta thấy
lại mọi kết quả cũ của phương trình Schrodinger, nhưng còn xuất hiện thêm một đại
lượng vật lí đặc trưng nữa cho trạng thái hạt vi mô: đó là spin, một giả thuyết mà
trước kia người ta gán cho mômen động lượng của chuyển động tự quay của
electron. Từ phương trình Dirac, có thể lí giải rằng spin thực chất là một thuộc tính
thuần túy lượng tử chỉ thấy ở các hạt vi mô và gắn liền với hiệu ứng tương đối tính
trong chuyển động của hạt vi mô do vận tốc lớn cùng bậc với vận tốc ánh sáng.
Không chỉ dừng lại ở bài toán đơn giản nhất - nguyên tử hydro – thành công
của cơ học lượng tử còn đi xa hơn nhiều, tức là giải quyết bài toán nguyên tử có số
electron bất kì mà ta thường gọi là nguyên tử nhiều electron hoặc nguyên tử phức
tạp.
Tuy bài toán này không thể giải chính xác nhưng cơ học lượng tử đã cung
cấp một phương pháp giải gần đúng, hợp lí và với độ chính xác hoàn toàn chấp
nhận được. Đầu tiên ta phân biệt là trong nguyên tử nhiều electron có hai loại tương
tác mang tính chất ngược nhau: hút và đẩy. Nhưng trong thực tế nguyên tử tạo nên
mọi vật chất tồn tại một các bền vững. Do đó có thể khẳng định tương tác hút giữa
hạt nhân với từng electron là có vai trò quyết định, chủ yếu; còn tương tác đẩy giữa
các electron với nhau chỉ là phụ, là thứ yếu và được xem như tác dụng của một
nhiễu loạn. Vì thế được phép giá thiết một cách gần đúng rằng mỗi electron của
nguyên tử chuyển động trong một trường lực chung tạo bởi hạt nhân và tập hợp các
electron còn lại được gọi là trường tự hợp. Do tính chất quyết định của lực hút của
hạt nhân đối với từng electron mà ta có thể coi trường lực này vẫn là một trường lực
hút đối xứng xuyên tâm với tâm hút là hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên, tác dụng thực
tế của trường lực này đối với mỗi electron sẽ không phải là đồng nhất. Với một
electron ở phía ngoài, thế năng hút chủ yếu vẫn gây bởi hạt nhân nhưng điện tích
*
thực Ze của hạt nhân sẽ được thay bằng một điện tích hiệu dụng Z e nhỏ hơn, lí do
vì các electron ở gần hạt nhân hơn so với electron được xét đã đóng vai trò màn
điện tích âm làm giảm lực hút của hạt nhân đối với electron ở phía ngoài. Thực tế
có thể coi gần đúng điện tích hiệu dụng như là điện tích thực trừ bớt đi tổng các
điện tích âm của các electron nằm gần hạt nhân hơn so với electron được xét.
Theo phương pháp gần đúng nói trên, việc giải quyết bài toán nguyên tử
nhiều electron trở nên đơn giản hơn nhiều. Mỗi electron bây giờ lại chuyển động
độc lập với nhau vì chỉ chịu tác dụng của một trường lực hiệu dụng xuyên tâm duy
nhất và phương pháp giải cũng như các kết quả thu được sẽ tương tự như đối với
bài toán nguyên tử hydro.
Tuy nhiên, có một kết quả quan trọng khác biệt: đó là năng lượng của
nguyên tử phức tạp có giá trị phụ thuộc vào hai lượng tử số n và l, nguyên nhân do
sự có mặt của điện tích hiệu dụng thay cho điện tích thực của hạt nhân. Điều đó có
nghĩa năng lượng của nguyên tử nhiều electron đã tách thành rất nhiều mức so với
nguyên tử đơn giản hydro và được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao với kí hiệu
như sau:
1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, 3d, 4p, 5s, 4d, 5p, 6s, 4f…
Trong đó các số nguyên chỉ giá trị lượng tử số n, còn chữ s, p, d, f … tương ứng với
các giá trị của lượng tử số quỹ đạo l = 0, 1, 2, 3…
Kết hợp với nguyên lí Pauli mà nội dung khẳng định trong nguyên tử mỗi
electron bao giờ cũng ở một trạng thái lượng tử riêng (không thể có hai electron có
trạng thái giống nhau) có thể hình dung được cấu trúc nguyên tử phức tạp sẽ gồm
nhiều lớp “vỏ electron”, mỗi lớp vỏ chỉ có một số tối đa các electron tương ứng với
một năng lượng xác định (theo nguyên lí Pauli) theo thứ tự năng lượng tăng dần từ
lớp vỏ trong cùng cho tới các lớp vỏ phía ngoài. Khi số electron tăng dần theo từng
nguyên tố hóa học, các electron này phải lần lượt lấp đầy dần các lớp vỏ từ trong ra
ngoài theo nguyên tắc: khi một trạng thái có năng lượng thấp còn trống thì electron
tiếp theo sẽ chiếm vị trí tương ứng của trạng thái đó (nguyên lí năng lượng cực tiểu).
Như vậy, cơ học lượng tử đã cho ta một hình ảnh chính xác về cấu trúc của
một nguyên tử phức tạp có nhiều electron: trong nguyên tử, các electron không thể
chuyển động hỗn loạn hoặc tùy tiện nhưng cũng không hề vẽ thành những quỹ đạo
xác định đan xen nhau như mô hình của Rutherford vẫn thường diễn tả. Thực tế,
các electron đó vẫn chuyển động quay quanh hạt nhân, nhưng chúng được phân bố
với xác suất lớn nhất tại những khoảng cách ứng với các lớp vỏ xác định đã nói ở
trên.
Tóm lại, lí thuyết cơ học lượng tử đã giúp ta hiểu được đầy đủ và chính xác
về cấu trúc của nguyên tử. Những kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu cấu trúc
mạng tinh thể đã chứng minh cho thấy sự phù hợp hoàn toàn với lí thuyết. Và ta
không thể không nói đến một thành công rực rỡ nữa của cơ học lượng tử: đó là sự
giải thích quy luật của hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev.

§ 6. HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


CỦA MEMDELEEV

Năm 1869, nhà bác học Nga Mendeleev đã thống kê tất cả các nguyên tố hóa
học đã biết trong một bảng theo thứ tự của nguyên tử số Z. Đặc điểm nổi bật của hệ
thống này là tính chất tuần hoàn: các nguyên lí có lí tính và hóa tính giống nhau
xuất hiện ở những khoảng cách nhất định, nói cách khác có những chu kì mà sau đó
ta gặp lại các nguyên tố có tính chất lí và hóa giống những nguyên tố đã thấy ở
trước.
Những nguyên tố có tính chất tương tự hợp thành một họ và nằm trên các cột
dọc. Ta hãy nêu vài họ điển hình. Họ I gồm hydro (H) và các kim loại kiềm, những
nguyên tố này có họat tính hóa học rất mạnh và tất cả đều có hóa trị +1. Họ VII
gồm halogen có hoạt tính khác hẳn kim loại và có hóa trị -1 và hợp thành các phân
tử lưỡng nguyên tử ở thể khí. Họ VIII gồm các khí trơ là các nguyên tố không có
họat tính hóa học, gần như không bao giờ kết hợp với nguyên tố khác và chính các
nguyên tử của chúng cũng không liên kết với nhau để tạo thành phân tử như các
nguyên tử khí khác.
Các hàng ngang trong bảng được gọi là chu kì và có cả thảy 7 chu kì. Trong
mỗi chu kì ta lần lượt gặp đầu tiên là một nguyên tố kim loại mạnh, rồi đến một kim
loại yếu, tiếp đó là các nguyên tố không kim loại và kết thúc bằng nguyên tố khí trơ.
Cần lưu ý là trong mỗi họ (cột) cũng thấy có một biến đổi đều đặn về tính chất
nhưng so với sự biến đổi trong một chu kì thì kém rõ rệt hơn nhiều. Ví dụ khi tăng
nguyên tử số, trong họ kim loại kiềm thấy có sự tăng họat tính hóa học, trong khi
đối với họ halogen thì ngược lại. Ngoài ra, từ chu kì 4 trở đi còn thấy xuất hiện
trong mỗi chu kì một dãy các nguyên tố chuyển tiếp nằm giữa các họ nguyên tố II
và III. Các nguyên tố này là kim loại có tính chất hóa học tương tự nhưng không
hoàn toàn giống nhau như các nguyên tố trong họ chính. Ở chu kì 6 có 14 nguyên tố
chuyển tiếp như thế hợp thành nhóm lantan (đất hiếm). Nhóm nguyên tố chuyển
tiếp trong chu kì 7 là các nguyên tố actini (phóng xạ).
Quy luật tuần hoàn trong hệ thống nguyên tố của Mendeleev là hết sức rõ rệt
và chính xác. Thế nhưng người ta lại không giải thích được nguồn gốc của quy luật
đó và buộc phải thừa nhận thiên tài của nhà bác học. Chỉ sau khi lí thuyết cơ học
lượng tử ra đời và được ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc của nguyên tử phức tạp
như đã trình bày ở mục trên, thì bí mật của hệ thống tuần hoàn nguyên tố mới hoàn
toàn được làm sáng tỏ.
Trước tiên, ta hãy xem quy luật tuần hoàn của hệ thống nguyên tố có liên
quan tới cấu trúc theo từng lớp vỏ của nguyên tử như thế nào. Nguyên lí Pauli cho
biết mỗi lớp vỏ chỉ có thể chứa một số tối đa electron nhất định. Nhưng ở đây còn
phải kể đến vai trò của một nguyên lí nữa, đó là nguyên lí năng lượng cực tiểu.
Theo nguyên lí này, các electron phải có xu hướng lần lượt chiếm các trạng thái
năng lượng từ thấp đến cao, tức là theo một trật tự nhất định của các phân lớp và
lớp có năng lượng tăng dần. Phép tính cụ thể cho thấy kết quả là khi l càng lớn thì
sự phụ thuộc năng lượng vào nó càng có ảnh hưởng mạnh so với lượng tử số chính
n. Nguồn gốc vật lí của hiện tượng này là do các electron s (l = 0) có liên kết với hạt
nhân mạnh hơn là các electron d và f. Thật vậy, electron có l nhỏ thì khả năng (xác
suất) tìm thấy nó ở gần hạt nhân lớn, do đó có năng lượng liên kết lớn và năng
lượng toàn phần nhỏ. Chẳng hạn, mức năng lượng của phân lớp 4s thấp hơn mức 3d,
mức 5s thấp hơn mức 4d và mức 6s thấp hơn cả mức 4f và 5d,… Do đó thứ tự các
phân lớp được electron lần lượt chiếm đầy trong nguyên tử là
1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p, 5s, 4d, 5p, 6s, 4f, 5d, 6p, 7s, 6d, 5f, 7p,….
Như vậty, cấu trúc của nguyên tử phức tạp không phải do các electron lần
lượt chiếm hết lớp K rồi đếm L, M, N,… Trái lại, ta thấy có những lớp trong chưa
bị lấp đầy mà electron tiếp theo đã bắt đầu chiếm một vị trí ở lớp ngoài. Quá trình
lần lượt lấp dần từng lớp vỏ được lặp lại cho ta hình ảnh sắp xếp tuần hoàn của các
electron thuộc lớp vỏ ngoài cùng. Vì tính chất lí học và hóa học của một nguyên tố
hoàn toàn do các electron lớp vỏ ngoài cùng quyết định, do đó cấu trúc tuần hoàn
của các lớp vỏ này hiển nhiên gần với quy luật tuần hoàn của tính chất các nguyên
tố trong hệ thống của Mendeleev. Ta hãy xét cụ thể hơn bắt đầu từ những nguyên tố
ở các chu kì đầu tiên.
Trong hệ thống, chu kì 1 có hai nguyên tố là H và He ứng với số electron tối
đa là 2 của lớp vỏ K. Electron thứ ba của nguyên tố tiếp theo (Li) vì bị nguyên lí
Pauli cấm, bắt buộc phải chiếm lớp vỏ L, nó có cấu trúc lớp ngoài giống H, do đó
chu kì 2 bắt đầu từ Li và nguyên tố này xếp cùng họ với H. Nguyên tố thứ tư Be có
2 2
cấu hình điện tử 1s 2s và khi đó phân lớp 2p còn bỏ trống. Các nguyên tố tiếp theo
từ B (Z = 5) trở đi có các electron làm đầy dần phân lớp 2p, cho tới Ne (Z = 10) thì
phân lớp này đầy và cả lớp vỏ L cũng đầy luôn. Hai nguyên tố Fe và Ne có cấu hình
điện tử giống nhau, các lớp vỏ của chúng đều đầy tạo thành liên kết bền vững, vì
vậy thuộc cùng một họ khí trơ không có họat tính hóa học.
Đến nguyên tố Na (Z = 11), electron tiếp theo phải chuyển sang lớp M và nó
bắt đầu chu kì 3, cấu trúc lớp vỏ ngoài được lặp lại với một electron đơn độc: Na
thuộc cùng họ kim loại kiềm với H và Li. Các nguyên tố tiếp theo lần lượt có tính
chất lí hóa giống các nguyên tố đứng trước chúng trong chu kì 2, cho tới Ar (Z = 18)
thì phân lớp 3p được lấp đầy hoàn toàn. Đến đây, nếu chỉ căn cứ theo lớp vỏ chính
thì còn khả năng cho 10 electron thuộc phân lớp 3d nữa, nhưng electron tiếp theo
của nguyên tố K (Z = 19) phải chiếm mức năng lượng 4s thấp hơn mức 3d và như
vậy lớp vỏ N ngoài cùng của nguyên tử K sẽ lại có 1 electron duy nhất: K lại thuộc
họ kim loại kiềm và chu kì 4 được bắt đầu từ nguyên tố này. Ta thấy có một sự phù
hợp chính xác về cấu trúc tuần hoàn của lớp vỏ electron của nguyên tử với quy luật
tuần hoàn của bảng Mendeleev: chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố chứ không phải 18 (số
electron tối đa của lớp vỏ M thứ ba). Tiếp theo, nguyên tố thứ 20 (Ca) thì các
electron lại lấp đầy dần phân lớp 3d thuộc lớp M bên trong còn trống tạo thành các
nguyên tố chuyển tiếp.
Theo cách khảo sát tương tự, ta thấy chu kì 4 chỉ có 18 nguyên tố kết thúc
6
bằng Kr (Z = 36) có cấu hình 4p đã được lấp đầy: Thật vậy, electron tiếp theo thứ
37 của Rb không thể chiếm mức 4d (mặc dù phân lớp này còn trống hoàn toàn) mà
sẽ chiếm mức 5s thấp hơn, do đó Rb trở thành nguyên tố bắt đầu chu kì 5, điều này
giải thích vì sao chu kì 4 của bảng Mendeleev cũng chỉ có 18 nguyên tố chứ không
phải là 32 ! Tiếp tục cách đoán nhận như trên, căn cứ vào cấu hình điện tử của tất cả
các nguyên tố, ta thấy quy luật tuần hoàn của hệ thống nguyên tố của Mendeleev
hoàn toàn được sáng tỏ.

Cấu trúc tuần hoàn của lớp vỏ ngoài của nguyên tử cũng cung cấp cho ta
những hiểu biết về tính chất của các nguyên tố. Nếu đem so sánh với một nguyên tố
khí trơ có lớp vỏ ngoài đầy, một số nguyên tố thuộc họ kim loại kiềm có cấu trúc
một electron đơn độc ở lớp vỏ ngoài sẽ có liên kết rất yếu với điện tích hiệu dụng
của hạt nhân. Ví dụ, hãy so sánh Na và Ar thuộc cùng chu kì 3. Ta thấy mỗi
electron ngoài cùng của nguyên tử Ar chịu tác dụng của một điện tích hiệu dụng hạt
nhân lớn hơn 8 lần so với điện tích hiệu dụng tác dụng lên electron ngoài cùng của
nguyên tử Na, mặc dù trong cả hai trường hợp các electron ngoài đều thuộc lớp vỏ
M (hình 6). Chính vì thế, nguyên tử chỉ có 1 electron ở lớp vỏ ngoài sẽ dễ dàng mất
electron này: H và các kim loại kiềm có hóa trị +1 cũng vì lẽ đó. Ngược lại, các
nguyên tử mà lớp vỏ ngoài chỉ thiếu 1 electron là đầy thì có xu hướng lấy thêm 1
electron ngoài do sự hút mạnh của điện tích hiệu dụng của hạt nhân ít bị che chắn,
các nguyên tố halogen thuộc loại này có hóa trị -1. Còn đối với các nguyên tố khí
trơ, chúng có lớp vỏ ngoài đầy, mà ta biết tổng mômen quỹ đạo và mômen spin của
các electron trong lớp đầy thì bằng không, do đó nguyên tử không có mômen lưỡng
cực từ nên nó không hấp dẫn các electron khác và chính những electron của nó cũng
không dễ dàng bị hút ra. Những nguyên tố như vậy sẽ không có họat tính hóa học,
rất bền và không kết hợp với các nguyên tố khác.

Một bằng chứng thực nghiệm rõ rệt là kết quả khảo sát sự phụ thuộc của
năng lượng ion hóa vào nguyên tử số Z của các nguyên tố cho thấy với các giá trị Z
= 2, 8, 18, 36, 54 và 86, đồ thị có những đỉnh tăng vọt một cách rõ rệt trong khi các
nguyên tử số tiếp liền với các giá trị trên như 3, 11, 19… thì đồ thị lại tụt xuống cực
tiểu thấp nhất (hình 7). Những số Z trên trùng một cách chính xác với các nguyên tố
thuộc họ khí trơ là He, Ar, Kr, Xe và Rn. Còn với những nguyên tố tiếp liền các
nguyên tố khí trơ trên thì năng lượng ion hóa rất thấp, đó chính là các nguyên tố
kim loại kiềm Li, Na, K, Rb… chứng tỏ những nguyên tố này rất dễ dàng để mất
electron duy nhất ở lớp vỏ ngoài của chúng.
Ta cũng có thể giải thích một số tính chất đặc biệt của các nguyên tố dựa vào
cấu hình điện tử của chúng. Ví dụ, hiện tượng sắt từ của các nguyên tố Fe, Co, Ni.
Trong cấu hình điện tử của các nguyên số này, các phân lớp 3d đều mới bị lấp đầy
một phần và các electron thuộc phân lớp này có đặc điểm là không ghép cặp spin
đối song. Chẳng hạn trong Fe, năm trong số sáu electron của phân lớp 3d đều có
spin song song khiến cho nguyên tử sắt có mômen từ riêng tổng hợp lớn, dẫn đến
tính sắt từ mạnh rõ rệt (nếu spin đối song thì mômen từ riêng sẽ bị khử). Hiện tượng
trên được giải thích bằng một quy tắc gọi là quy tắc Hund phát biểu như sau: “Các
electron trong nguyên tử luôn luôn có xu hướng ở trạng thái spin song song”.
Nguồn gốc của quy tắc này là sự đẩy lẫn nhau của các electron. Do có sự đẩy tĩnh
điện này, các electron càng xa nhau thì năng lượng càng thấp và trạng thái của
nguyên tử càng bền hơn. Ta biết rằng các electron thuộc cùng một phân lớp mà đã
có spin song song (ms giống nhau) thì phải có m khác nhau, tức là được mô tả bởi
các hàm sóng có phân bố không gian khác nhau. Vì vậy, các electron có spin song
song thì ở xa nhau trong không gian hơn là khi chúng có spin đối song (ms khác
nhau nên được phép m giống nhau). Cấu hình điện tử này ứng với xu hướng của các
electron để tạo thành trạng thái bền của nguyên tử. Tóm lại, muốn tìm hiểu nguồn
gốc một số tính chất hóa và lí của các nguyên tố căn cứ theo cấu hình điện tử của
chúng, nhiều điều có thể hiểu được một cách định tính bằng các lí luận tương tự.

§ 7. TIA RONTGEN (TIA X)

1. Cơ chế phát xạ tia X


Các electron ở lớp vỏ ngoài của nguyên tử rất dễ bị kích thích, thậm chí dễ
đánh bật hẳn một electron khỏi nguyên tử (ion hóa) cũng chỉ cần năng lượng vào
bậc eV. Đối với He, năng lượng này lớn nhất mới chỉ là 24,6eV. Khi electron ở lớp
vỏ ngoài đã bị kích thích trở về trạng thái bình thường, nó sẽ phát xạ bức xạ có năng
lượng cùng bậc, tức là có bước sóng trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Vì lí do đó,
người ta quen dùng từ quang phổ để chỉ bức xạ này.
Thế nhưng, đối với các electron ở lớp trong của các nguyên tử thì vấn đề lại
hoàn toàn khác. Những electron này chịu tác dụng toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ
điện tích hạt nhân mà không được các lớp vỏ electron trung gian che chắn bớt, do
đó chúng liên kết rất mạnh với hạt nhân. Chẳng hạn, đối với Na thì cần 5,13 eV để
đánh bật electron 3s ngoài cùng, trong khi phải cần 31 eV cho mỗi electron 2p, 63
eV cho mỗi electron 2s và tới 1041 eV cho mỗi electron 1s ở trong cùng. Với các
nguyên tố trung bình hoặc nặng hơn thì năng lượng kích thích này còn lớn hơn rất
nhiều. Như vậy, sau khi được kích thích, electron của một lớp trong trở về trạng thái
bình thường ban đầu sẽ bức xạ năng lượng rất lớn cỡ hàng chục keV. Về bản chất,
đó chính là bức xạ điện từ có bước
0
sóng cực ngắn cỡ A hoặc nhỏ hơn
nữa mà người ta gọi là tia X hoặc
tia Rontgen.
Để tạo ra tia X, người ta sử
dụng ống phóng tia X. Ống được
hút chân không và ngoài catôt, anôt
còn có một cực nữa gọi là đối catôt
(hình 8). Giữa anôt và catôt đặt
một hiệu điện thế một chiều khá
lớn khoảng vài chục kV. Đối catôt
được nối với anôt (cùng điện thế,
nó được cấu tạo bằng những kim
loại nặng khác nhau như Cr, Mo,
W…). Khi đốt nóng catôt, chùm electron phát xạ được tăng tốc trong điện trường
mạnh giữa catôt và anôt sẽ tới đập vào đối catôt với động năng rất lớn. Nhờ vậy,
chúng có thể đi sâu vào các lớp vỏ bên trong nguyên tử của đối âm cực, va chạm
với electron của lớp vỏ này và đánh bật nó ra làm xuất hiện một chỗ trống ở lớp này.
Theo nguyên lí năng lượng cực tiểu, một electron khác ở lớp vỏ ngoài vì có năng
lượng lớn hơn sẽ chuyển vào chiếm chỗ trống đó. Sự di chuyển này ứng với một
bức xạ có năng lượng lớn được xuất hiện: đó chính là sự phát xạ tia X, hiện tượng
do nhà vật lí người Đức Rontgen khám phá năm 1895. Rõ ràng nguyên tử của chất
làm đối âm cực càng nặng (Z lớn) thì tia X phát xạ có năng lượng càng cao và bước
sóng càng ngắn.
Cùng với cơ chế phát xạ tia X nói trên, cón có thể có một hiện tượng khác
xảy ra được gọi là hiệu ứng Auger (nhà vật lí người Pháp). Trong hiệu ứng này, bức
xạ tia X không được phát ra ngoài mà lại trực tiếp kích thích và đánh bật một
electron thuộc lớp vỏ ngoài mang theo một phần năng lượng khá lớn của photon
kích thích. Có thể quan niệm hiệu ứng Auger là một hiệu ứng quang điện nội tại, vì
photon kích thích không phải từ ngoài truyền vào, mà phát ra từ bên trong nguyên
tử !
2. Phổ tia X
Từ ống phóng tia X, ta có thể ghi nhận được phổ tia X. Phổ này gồm một nền
liên tục hầu như không phụ thuộc chất làm đối catôt; trên nền đó có một số vạch
phổ gián đoạn đặc trưng bởi chất làm đối catôt. Hình 9 cho ta thấy sự phụ thuộc của
cường độ bức xạ tia X vào bước sóng của nó. Chú ý rằng với bất kì chất làm đối
catôt nào, không thể có bức xạ nào phát ra với bước sóng nhỏ hơn một giá trị
λ min xác định. Bước sóng giới hạn này chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế ngoài đặt
vào.

Phổ liên tục xuất hiện là do hiện tượng bức xạ hãm của các electron trên bề
mặt đối catôt. Có thể tính dễ dàng bước sóng cực tiểu giới hạn của phổ liên tục đó
nếu giả thiết là toàn bộ năng lượng eV của electron tới chuyển thành năng lượng
của photon, tức là
hc
= eV (16)
λ mi
n
Trong đó V là hiệu điện thế giữa anôt và catôt. Thay các giá trị bằng số trong (4-7),
12, 35
ta tính được giá trị V theo công thức đơn giản λ min
= (A 0), trong đó V được
V
tính theo đơn vị kV. Giá trị cực tiểu của bước sóng nói trên hoàn toàn được thực
nghiệm xác nhận.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phổ vạch đặc trưng của tia X, chúng liên
quan đến sự chuyển của electron giữa các lớp vỏ trong của nguyên tử. Cụ thể khi
các electron từ các lớp ngoài L, M, N… chuyển vào chiếm một chỗ trống trong lớp
vỏ K, ta được các vạch Kα , Kβ , Kγ … của phổ đặc trưng.
Tương tự, các vạch dãy L
xuất hiện khi một electron của dãy L
bị đánh bật khỏi nguyên tử; các
vạch dãy M xuất hiện khi một
electron thuộc lớp M bị đánh bật,…
(hình 10). Hiển nhiên, ứng với mỗi
nguyên tố của chất làm đối catôt, ta
có một phổ đặc trưng riêng phụ
thuộc vào cấu hình điện tử của
nguyên tố đó. Vì thế nghiên cứu phổ
đặc trưng tia X có thể giúp ta tìm
hiểu được đặc điểm cấu trúc cũng
như xác định được các mức năng
lượng khác nhau của nguyên tử.
Để tính bước sóng của các
vạch phổ đặc trưng, ta có thể áp
dụng công thức tính gần đúng cho
một mức năng lượng của nguyên tử có dạng tương tự năng lượng nguyên tử hydro,
*
nhưng trong đó điện tích thực của hạt nhân được thay bằng điện tích hiệu dụng Z .
Rhc * 2
Enl = − 2 (Z ) (17)
n
Do tác dụng che chắn (hiệu ứng màn) của các lớp vỏ trung gian, người ta
*
thường viết điện tích hiệu dụng dưới dạng Z = Z - b, với b là hệ số che chắn thay
đổi tùy theo electron được xét thuộc lớp nào.
Với lớp K, ta có thể đặt b = 1, suy ra tần số bức xạ (tia X) khi electron
chuyển từ lớp L vào lớp K (tạo ra vạch Kα ) sẽ là
∆E  1 1  2 3
ν = 2 = Rc = ( Z −1) = Rc (18)
( Z −1) h 
2 2
2 
4
1 

Hệ thức trên xác định tần số (từ đó suy ra bước sóng) của vạch Kα của phổ
tia X, được gọi là định luật Moseley. Nó được áp dụng khá đúng cho mọi vạch Kα
của phổ của các nguyên tố có Z từ trung bình trở lên (Z > 30). Một ứng dụng quan
trọng của định luật này là từ việc xác định trực tiếp tần số (hoặc bước sóng) của các
vạch thuộc dãy K của phổ đặc trưng trong tia X, người ta có thể suy ra được nguyên
tử số của nguyên tố cấu tạo đối catôt mà trước đó người ta chưa biết.
§ 8. KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ

Giả thuyết de Broglie không chỉ đặt nền móng cho lí thuyết của cơ học lượng
tử mà còn được ứng dụng trong kĩ thuật để chế tạo ra kính hiển vi điện tử, một tiến
bộ nhảy vọt của lĩnh vực quang học ứng dụng, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1929.
Ta đã biết kính hiển vi quang học giúp ta quan sát được những chi tiết rất
nhỏ của vật. Nhưng nó có một giới hạn – năng suất phân giải, đó là khả năng để mắt
có thể phân biệt được khoảng cách nhỏ nhất giữa hai chi tiết của vật. Năng suất
phân giải có cùng bậc với bước sóng ánh sáng sử dụng để quan sát vật. Vì vậy kính
hiển vi quang học chỉ cho phép ta quan sát được các chi tiết với khoảng cách cỡ
0,5µ m. Nếu dùng tia sáng tử ngoại thì có thể tăng lên tới 0,1µ m; nhưng vẫn là
chưa đạt yêu cầu với các đối tượng quan sát vi mô. Giả thuyết của de Broglie đã
gợi ra hướng giải quyết vấn đề. Khi một hạt khối lượng m chuyển động với vận
tốc v thì
h
tương ứng với chuyển động có một sóng lan truyền với bước sóng λ . Vậy nếu
= mv
chọn một hạt như electron và cho nó một vận tốc đủ lớn thì có thể đạt được bước
– 10 0
sóng vào bậc 10 m (A ) và do đó có thể sử dụng để quan sát các chi tiết của đối
tượng với cùng bậc đó (cấu trúc nguyên tử). Có thể dùng nhiều loại hạt khác nhau
như trong bảng liệt kê dưới đây.
Loại hạt  (nm) Động năng Năng suất phân giải
Photon 400 – 700 2eV 0,5∝m
–3
Electron 1 – 3.10 100keV – 3MeV 0,2 nm
–4
Proton 3.10 10keV 1 – 10 nm
Ion –4 10keV 0,1 nm
10

Tuy nhiên, người ta thường dùng electron – như tên gọi kính hiển vi điện tử -
vì nhiều ưu điểm: dễ tạo nguồn, dễ gia tốc bằng một trường tĩnh điện và do có điện
tích nên dễ bị từ trường làm lệch hướng như là ánh sáng (photon) bị khúc xạ qua
thấu kính. Về nguyên lí, kính hiển vi điện tử hoạt động giống như một kính hiển vi
quang học, song có những đòi hỏi kĩ thuật do tính chất khác nhau giữa photon và
electron.
2. Mô tả kính hiển vi điện tử. Ống kính thẳng đứng gồm: nguồn phát electron,
các thấu kính và buồng quan sát ứng với ba chức năng lần lượt: phóng electron, hội
–5
tụ chúng và ghi nhận. Không gian toàn bộ phải đặt ở áp suất p < 10 torr (mmHg).
“Súng” phóng electron tạo ra chùm electron và gia tốc chúng đạt đến vận tốc
cần thiết. Có hai phương pháp:
- Cổ điển: dùng một dây đốt bằng tungstene hình chữ V và đốt nóng bằng
o
dòng điện, đạt đến nhiệt độ 1900 – 3000 C. Dây đốt bao bọc bởi một hình trụ, phía
dưới đặt anôt có đục một lỗ thủng để cho chùm electron đi qua. Khoảng cách giữa
catôt (dây đốt) và anôt độ 1 cm. Anôt thường tiếp đất, dây đốt ở điện thế cao và âm
# 20 (21)
≈ -100 kV, còn điện thế của hình trụ thì chênh lệch độ 100V so với catôt. Nó được
dùng như một lưới cản trong triôt để điều chỉnh chùm electron.
- Loại cải tiến: Không dùng nhiệt mà dùng trường. Catôt thường là một dây
–7
tungstene đầu cực nhọn (10 cm) được đặt ở điện thế âm vài kV đối với anôt thứ
nhất có nhiệm vụ bứt các electron khỏi catôt do đã tạo ra một điện trường cực nhọn
ở lân cận đầu mạnh. Dưới tác dụng của trường này, các electron bứt ra khỏi mũi
nhọn và đi về anôt thứ hai. Phương pháp này cho ta một chùm electron có cường độ
- 11
rất lớn nhưng đòi hỏi một chân không cao (10 torr) quanh catôt.
Sau khi đã được chùm electron, ta phải hội tụ chúng bằng điện trường hoặc
từ trường. Ngày nay, các kính hiển vi điện tử hầu như không dùng điện trường. Các
“thấu kính từ” là những nam châm điện với lõi sắt non có một đường rãnh xuyên
trục cho chùm electron đi qua. Cuộn dây của nam châm gồm số rất lớn vòng dây
đồng có dòng điện chạy qua để tạo ra từ trường tập trung nhờ cấu tạo của các cặp
cực đặc biệt. Các thấu kính mà chùm electron đi qua lần lượt là: tụ, vật kính, thấu
kính trung gian và bộ phận chiếu hình.
Tụ được dùng để “chiếu sáng” từng phần của vật và điều chỉnh độ nghiêng
của tia rơi vào vật. Vật kính cho một ảnh phóng đại từ vật. Bên trong vật kính có
một bộ phận mang vật cho phép xê dịch vật để nghiên cứu những chi tiết khác nhau.
Sau đó có từ 2-3 thấu kính đặt dưới vật kính phóng đại tiếp ảnh và cho một ảnh rõ
cuối cùng trên màn quan sát hoặc trên kính ảnh.
Phẩm chất của một kính hiển vi điện tử phụ thuộc đầu tiên vào chất lượng
của vật kính vì những sai sót của ảnh sẽ được phóng đại bởi thấu kính trung gian và
bộ phận chiếu; cũng có sắc sai, cầu sai – như trong thấu kính quang học. Vì thế, các
vật kính phải được kèm theo các bộ phận điều chỉnh để thiết lập tính đối xứng của
trường.
Cuối cùng là buồng quan sát đặt dưới các thấu kính gồm một màn huỳnh
quang trên đó người ta quan sát ảnh của vật sau khi đã ngắm chừng, hoặc điều chỉnh
để thu ảnh trên một phim mà người ta đặt ở một vị trí thích hợp. Chú ý rằng về toàn
bộ, không có bộ phận nào của kính hiển vi điện tử chuyển động cả. Người ta ngắm
chừng ảnh bằng cách điều chỉnh cường độ dòng điện trong các nam châm, từ đó làm
thay đổi tiêu cực của thấu kính từ.
Ngoài ra, như đã nói ở đoạn trên, yếu tố chân không cao là điều kiện cực kì
quyết đinh đối với hoạt động của kính hiển vi điện tử. Vì thế phải có loại áp kế đặc
biệt để kiểm tra độ chân không và những thiết bị an toàn tự động ngừng hoạt động
của kính khi chân không chưa đạt.
Sự ra đời và ứng dụng rộng rãi của kính hiển vi điện tử là một chứng minh
không thể phủ nhận tính chất sóng của hạt vi mô. Không chỉ riêng cho vật lí, ngày
nay kính hiển vi điện tử là phương tiện thực nghiệm quan trọng sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Và người ta cũng không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất
phân giải của kính bằng cách gia tốc chùm electron dưới những hiệu điện thế cực
lớn (đạt tới 3 triệu V), do đó làm giảm một cách rõ rệt bước sóng của chùm tia.
Kính hiển vi điện tử hiện đại có thể đạt những kích thước khổng lồ mà chỉ riêng vật
kính cũng đã có trọng lượng tới vài tấn.
29/10/2006

You might also like