You are on page 1of 7

CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VI ĐIỀU KHIỂN

SỬ DỤNG CHIP VI ĐIỀU KHIỂN AT89S8252


MANUFACTURING TESTING EQUIPMENT FOR MICROCONTROLLER
SYSTEMS USING MICROCONTROLLER AT89S8252

LÊ TẤN DUY – LÊ TIẾN DŨNG


Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo đề xuất phương án chế tạo một thiết bị thí nghiệm với đầy đủ các thành phần cơ bản
của một hệ vi điều khiển và các ngoại vi, trên đó có thể thực hiện các bài thí nghiệm từ cơ
bản đến nâng cao, đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm môn học "Kỹ thuật Vi điều khiển", phù
hợp với chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng ở nước ta. Đi kèm với sản
phẩm phần cứng là các chương trình phần mềm cho phép người sử dụng lập trình thực hiện
các bài thí nghiệm từ bàn phím của thiết bị hoặc từ trên máy vi tính kết nối với thiết bị.
ABSTRACT
The article proposes a method to manufacture testing equipment with complete elements of a
microcontroller system and peripheral devices, in which users can experiment exercises from
fundamental to advanced levels, satisfying the requirements of testing for “Microcontroller
Technology” subject in accordance with the training curricula of many universities, colleges in
VietNam. Enclosed with the equipment are software allowing the users to program
experimental exercises using the equipment keyboard or the computers connected with the
equipment.

1. Đặt vấn đề
Môn học Kỹ thuật Vi xử lý, Kỹ thuật Vi điều khiển là môn học căn bản quan trọng đối
với sinh viên các ngành Tự động - Đo lường, Điện tử, Tin học. Dựa trên nền tảng của môn
học Kỹ thuật Vi xử lý, Kỹ thuật Vi điều khiển, sinh viên sẽ tiếp thu những môn học kỹ thuật
chuyên ngành quan trọng khác và tiếp cận dễ dàng hơn với những công nghệ, trang thiết bị
hiện đại. Thiết bị thực hành để phục vụ cho môn học là rất cần thiết, nhưng hiện nay các thiết
bị thí nghiệm mua của nước ngoài thì đắt tiền mà không khai thác được hiệu quả do linh kiện
và nội dung các bài thí nghiệm không phù hợp với chương trình đào tạo ở nước ta.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất phương án chế tạo
một thiết bị thí nghiệm Vi điều khiển với đầy đủ các thành phần cơ bản của một hệ vi điều
khiển và các ngoại vi, trên đó có thể thực hiện các bài thí nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, đáp
ứng được yêu cầu thí nghiệm môn học "Kỹ thuật Vi điều khiển", phù hợp với chương trình
đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng ở nước ta. Đi kèm với sản phẩm phần cứng là các
chương trình phần mềm điều hành cho phép người sử dụng lập trình thực hiện các bài thí
nghiệm từ bàn phím của thiết bị hoặc từ trên máy vi tính kết nối với thiết bị.
2. Phân tích yêu cầu đối với thiết bị
+ Phần cứng: Bởi vì mục đích của sản phẩm là phục vụ cho việc đào tạo nên cấu hình
phần cứng phải rõ ràng, dàn trải. Kích thước của thiết bị gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển và bảo
quản. Các thành phần của hệ vi điều khiển phải được thể hiện rõ ràng, dễ nhận biết.
+ Các thành phần của thiết bị: Thiết bị có đầy đủ các thành phần cơ bản của một hệ vi
điều khiển và các nguồn tài nguyên ngoại vi phong phú, cho phép người sử dụng có thể tự do
phát triển các ứng dụng của mình:
• Bộ vi xử lí trung tâm.
• Các bộ nhớ ROM, RAM, EEPROM bên ngoài.
• Các cổng vào/ra tương tự, vào/ra số, các cổng ghép nối ngoại vi mở rộng lập trình
được.
• Giao tiếp bàn phím.
• Hiển thị LCD.
• Hiển thị trạng thái bằng đèn LED .
• Hiển thị LED 7 thanh.
• Hiển thị ma trận LED (8x8).
• Các đầu vào xung.
• Mạch điều khiển động cơ một chiều, động cơ bước.
• Giao tiếp với máy tính PC qua cổng truyền thông nối tiếp (COM) và song song
(LPT).
+ Các bài thí nghiệm thực hiện trên thiết bị:
• Các bài cơ bản: Giúp sinh viên làm quen với hệ lệnh của chip vi điều khiển, nhập
các lệnh và chạy chương trình để xem kết quả thực hiện của các lệnh đó.
• Các bài nâng cao: Gồm các bài thí nghiệm phức tạp hơn thực hiện việc điều khiển
các thành phần ngoại vi trên thiết bị. Các bài thí nghiệm thực hiện việc điều khiển
một quá trình tương tự hoặc số, ví dụ: Điều khiển hiển thị đèn LED, LED 7 thanh,
ma trận LED, điều khiển vào/ra số - tương tự, điều khiển động cơ bước...
+ Thực hiện các bài thí nghiệm:
• Các bài tập mẫu xây dựng trước: Đi kèm với sản phẩm phần cứng là một hệ thống
các bài tập mẫu được xây dựng cho các ứng dụng trên thiết bị như điều khiển các
thành phần ngoại vi của thiết bị, điều khiển vào/ra tương tự - số... Sinh viên có thể
đọc hướng dẫn sử dụng và thực hiện các bài tập mẫu này trên thiết bị.
• Các bài tập do sinh viên tự lập trình: Sau khi đã nắm rõ cấu hình của thiết bị và sơ
đồ bộ nhớ của các thành phần trên thiết bị, sinh viên có thể tự lập trình các bài thí
nghiệm theo ý định riêng của mình.
+ Công cụ lập trình:
• Bằng bàn phím và LCD: Có thể lập trình trực tiếp từ bàn phím của thiết bị bằng mã
máy và quan sát kết quả hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD và các cổng vào
ra. Có khả năng sửa chương trình và thay đổi các tham số từ bàn phím, có thể lưu
trữ chương trình hoặc mở một chương trình cũ.
• Bằng máy tính PC: Có thể sử dụng các công cụ phát triển ví dụ như phần mềm
KEIL để lập các chương trình cho thiết bị từ máy tính bằng ngôn ngữ C hoặc
Assembly sau đó biên dịch thành file dạng Hexa hoặc Binary rồi nạp xuống hệ vi
điều khiển của thiết bị thực hiện các chương trình đó.
+ Công cụ phát triển cho thiết bị:
• Chương trình MONITOR: Chương trình Monitor điều hành hoạt động của cả thiết
bị và cho phép lập trình từ bàn phím hoặc từ máy tính để điều khiển thiết bị. Người
sử dụng có thể tạo một chương trình mới, hoặc có thể mở một chương trình cũ đã
lưu từ lần thí nghiệm trước ở trong thiết bị, cho phép soạn thảo lại chương trình,
sửa đổi các lệnh nếu gõ sai, cho phép lưu trữ lại chương trình và chương trình lưu
trữ không bị mất dữ liệu khi cắt nguồn,... Ngoài ra chương trình Monitor của thiết
bị còn cho phép xem và sử đổi nội dung của các thanh ghi đặc biệt hoặc nội dung
các ô nhớ trong của chip vi điều khiển chính.
• Công cụ gỡ rối: Trên giao diện máy tính có thể sử dụng các phần mềm phát triển
ví dụ phần mềm KEIL để gỡ rối cho việc lập trình.
3. Nội dung
Sau khi đã nghiên cứu, phân tích các yêu cầu cần thiết đối với thiết bị thí nghiệm Vi
điều khiển, chúng tôi đề xuất phương án chế tạo thiết bị như sau:
3.1. Chọn phương án
Chọn họ vi điều khiển làm thành phần trung tâm là họ 8051, vì 8051 là họ vi điều
khiển phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rất rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp cũng
như trong việc chế tạo các sản phẩm dân dụng. Ngoài ra, họ vi điều khiển 8051 đã xâm nhập
vào các phòng thí nghiệm thiết kế của trường trung học, trường đại học, và là một đối tượng
cụ thể cho sinh viên khi bắt đầu nhập môn Vi điều khiển. Vì vậy, việc chọn họ 8051 làm
thành phần trung tâm của thiết bị là phù hợp với chương trình đào tạo và điều kiện học tập của
sinh viên ở nước ta.
Vì những lí do trên, và xuất phát từ yêu cầu là thiết kế một thiết bị thí nghiệm Vi điều
khiển phục vụ mục đích đào tạo môn học vi điều khiển, ta quyết định chọn phương án sử
dụng chip vi điều khiển AT89S8252 của hãng ATMEL để làm thành phần trung tâm điều
khiển thiết bị, cùng với các thành phần bộ nhớ ROM, RAM bên ngoài và các thiết bị ngoại vi
phong phú.
• Đặc điểm của chip vi điều khiển AT89S8252
Chip vi điều khiển AT89S8252 cũng thuộc họ 8051, do đó nó có tất cả những đặc
trưng cơ bản của họ này. Ngoài ra nó có một số đặc điểm mới so với họ 8051. Sau đây là
những tính năng bổ sung của 89S8252:
- Ngoài 2 Timer T0 và T1, 89S8252 còn có thêm Timer T2. Timer này có thể làm việc
như Timer T0, T1 trong chế độ Reload ngay cả ở lúc làm Timer 16 bit.
- AT89S8252 có 8K Flash ROM làm bộ nhớ chương trình và 2K EEPROM làm bộ
nhớ dữ liệu. Tất cả các vùng nhớ này đều có thể được nạp dữ liệu bằng cổng LPT của máy
tính thông qua phương thức ISP. Đây là một phương thức nạp dữ liệu vào vi điều khiển rất
thuận tiện, không cần mạch nạp riêng. Các chân đa chức năng từ P1.4 đến P1.7 của 89S8252
thực hiện giao tiếp ISP này. Phần mềm sử dụng để nạp ISP là AEC_ISP của hãng AEC
Electronics.
- Vi điều khiển AT89S8252 hỗ trợ tần số làm việc đến 24 MHz.
- Có hai con trỏ dữ liệu.
- Có thể lập trình cho Timer ở chế độ Watchdog. Chế độ này cho phép người sử dụng
theo dõi trạng thái hoạt động của vi điều khiển.
- Có 9 nguồn ngắt với 2 mức ưu tiên khác nhau.
- Có chế độ Power Down và Idle để tiết kiệm điện năng của hệ thống.
3.2. Sơ đồ khối chức năng của thiết bị

Hình 1. Sơ đồ khối chức năng của thiết bị thí nghiệm vi điều khiển

3.3. Sơ đồ mạch nguyên lý


Sau khi phân tích lựa chọn phương án thiết kế thiết bị thí nghiệm và từ sơ đồ khối thiết
lập được như trên, ta tiến hành lựa chọn linh kiện và thiết kế mạch nguyên lý của thiết bị. Để
việc thiết kế mạch nguyên lý được dễ dàng và tránh sai sót, ta chia mạch nguyên lý của thiết
bị thành các phần nhỏ được trình bày dưới đây.
Trong hệ vi điều khiển của thiết bị, mỗi thành phần thiết bị đều có một địa chỉ cụ thể,
người thiết kế cần xác định rõ ràng các địa chỉ này để có thể đảm bảo cho hệ hoạt động và viết
chương trình điều hành hoạt động của hệ. Người sử dụng cũng cần nắm rõ các địa chỉ này để
có thể lập trình cho các ứng dụng trên thiết bị.
• Khối CPU
Đây là phần điều khiển trung tâm của thiết bị, là bộ phận quan trọng nhất. Khối CPU
gồm có chip vi điều khiển chính AT89S8252, EEPROM, RAM, mạch chốt, giải mã địa chỉ...
R1.1 DIEN TRO DEM
VCC 1 2 D0
VCC D1
3
4 D2
5 D3
6 D4
J1 7 D5
+12V -12V 8 D6
1 9 D7
2 10
3 GND
4

EEPROM RAM
5 GND
6

VCC -5V 5VCS

NGUON VCC ADRRESS: ADRRESS:


0000H-1FFFH 4000H-7FFFH
VCC VCC

P1 AT89S8252 28
U3 62256
10 A0

20
1 U4 74HC573 U1 U2 AT28C64 VCC A0 9 A1
6 A0 19 2 D0 D0 39 21 A8 A0 10 11 D0 D0 11 A1 8 A2

VCC
2 OUT TXD A1 18 Q0 D0 3 D1 D1 38 P0.0/AD0 P2.0/A8 22 A9 A1 9 A0 D0 12 D1 D1 12 D0 A2 7 A3
A2 Q1 D1 D2 D2 P0.1/AD1 P2.1/A9 A10 A2 A1 D1 D2 D2 D1 A3 A4
7 17 4 37 23 8 13 13 6
3 IN RXD A3 16 Q2 D2 5 D3 D3 36 P0.2/AD2 P2.2/A10 24 A11 A3 7 A2 D2 15 D3 D3 15 D2 A4 5 A5
8 A4 15 Q3 D3 6 D4 D4 35 P0.3/AD3 P2.3/A11 25 A12 A4 6 A3 D3 16 D4 D4 16 D3 A5 4 A6
A5 Q4 D4 D5 D5 P0.4/AD4 P2.4/A12 A13 A5 A4 D4 D5 D5 D4 A6 A7
4 14 7 34 26 5 17 17 3
9 A6 13 Q5 D5 8 D6 D6 33 P0.5/AD5 P2.5/A13 27 A14 A6 4 A5 D5 18 D6 D6 18 D5 A7 25 A8
5 A7 12 Q6 D6 9 D7 D7 32 P0.6/AD6 P2.6/A14 28 A15 A7 3 A6 D6 19 D7 D7 19 D6 A8 24 A9
GND Q7 D7 P0.7/AD7 P2.7/A15 A8 25 A7 D7 D7 A9 21 A10
11 ALE 1 10 RXD A9 24 A8 1 A10 23 A11

GND
LE 1 2 P1.0/T2 P3.0/RXD 11 TXD A10 21 A9 RDY/BUSY A11 2 A12
COM VCC
OE 3
4
P1.1/T2-EX
P1.2
P3.1/TXD
P3.2/INT0
12
13
/INT0
/INT1 U5A
A11
A12
23
2
A10
A11 /CS 62256 20
A12
A13
26
1
A13
P1.3 P3.3/INT1 A12 CS A14

10
5 14 T0 /PSEN
1 /WR 27
MOSI 6 P1.4/SS P3.4/T0 15 T1 3 22 22 WR
MISO P1.5/MOSI P3.5/T1 /WR OE OE
7 16 2 27 14
16

U8 MAX232/SO SCK 8 P1.6/MISO P3.6/WR 17 /RD 20 WE VSS


IN RXD 13 12 RXD P1.7/SCK P3.7/RD CE

GND
VCC

R1IN R1OUT ALE GND


8 9 XTAL1
19 30 7408 28
R2IN R2OUT XTAL1 ALE/PROG /PSEN VCC VCC
XTAL218 29
TXD 11 14 OUT TXD XTAL2 PSEN
T1IN T1OUT

14
10 7 /EA 31
T2IN T2OUT RST 9 EA/VPP
1 RST

GND
3 C1+ VCC 40
4 C1-
C2+
VCC VCC
U7C
EXTERNAL
5
C2-

20
2 GND 10 VCC
GND

6 V+ 8
V- 9 A13 VCC
CL1
Y1.1
22nF
15

GND 7432
C8.1 7404 SW2
C8.2 12 MHz U6A
C8.3 C8.4
10uF 10uF /EA 2 1
10uF 10uF U7A
C1.1 C1.2 1 /WR

select
VCC GND 3
33uF 33uF 2 GND

VCC 7432
GND GND

INTERNAL

RST VCC
VCC

VCC

16
VCC U10
ISP A2 1 15 /CS 5_8255

VCC
R1.3 A3 2 A Y0 14 /CS 8_8255
1K SW1.1 A4 3 B Y1 13 /CS 6_8255

16
1 MOSI C Y2 12 /CS 7_8255
U9
6 C1.3 RESET A14 1 15 Y3 11

VCC
2 MISO 10uF A15 2 A Y0 14 /CS 62256 VCC 6 Y4 10
B Y1 G1 Y5
7 3 13 4 9

GND
C Y2 G2A Y6

CPU
3 SCK 12 5 7
8 R5 Y3 11 G2B Y7
Y4
4 6 10
VCC G1 Y5
9 4 9

8
GND
5 1.5K R1.2 5 G2A Y6 7
GND 10K G2B Y7

P2 /CS LED7THANH

8
GND

74HC138 74HC138

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển trung tâm của thiết bị

• Giao tiếp xuất/ nhập


Phần giao tiếp xuất nhập gồm 2 khối: khối hiển thị LCD và khối bàn phím. Để giảm
bớt khối lượng tính toán cho chip vi điều khiển chính, ở đây ta dùng một chip vi điều khiển
loại nhỏ 20 chân rất thông dụng trên thị trường hiện nay là AT89C2051 của hãng ATMEL để
quét bàn phím.
VCC

VCC
DATA BUS VCC

(D0 - D7) 8255 J_LCD

GND 1
26

U11 VCC 2 VRLCD1


D0 34 4 3
VCC

D1 33 D0 PA0 3 4
D2 32 D1 PA1 2 5 5k
D3 31 D2 PA2 1 6
D4 30 D3 PA3 40 5PB0 7
D5 29 D4 PA4 39 5PB1 8 GND
D6 28 D5 PA5 38 5PB2 9
D7 27 D6 PA6 37 5PB3 10
D7 PA7 5PB4 11
A0 9 18 5PB0 5PB5 12
A1 8

35
A0
A1
PB0
PB1
PB2
19
20
21
5PB1
5PB2
5PB3
5PB6
5PB7
13
14
15
LCD
/RD 5 RESET PB3 22 5PB4 GND 16 VCC
/WR 36 RD PB4 23 5PB5
GND /CS 5_8255 6 WR PB5 24 5PB6 RLCD1
CS PB6 25 5PB7 VCC
PB7 150
14
PC0 15
PC1
PC2
16
17 VCC R12.1 R12.2
BAN PHIM
PC3 13 2.2K 2.2K
PC4 12 J_BANPHIM
PC5 11 U12
GND

PC6 10 2 12 ROW1 1
PC7 3 P3.0/RXD P1.0/AIN0 13 ROW2 2
6 P3.1/TXD P1.1/AIN1 14 ROW3 3
GND GND 7 P3.2/INT0 P1.2 15 ROW4 4
7

8 P3.3/INT1 P1.3 16 COL1 5


9 P3.4/T0 P1.4 17 COL2 6

ADRRESS: /INT1 11 P3.5/T1


P3.7
P1.5
P1.6
P1.7
18
19
COL3
COL4
7
8
9

PA1:8000H XTAL1
XTAL2
5
4
10

PB1:8001H RST/VPP GND HEADER 10


GND

20 Y12.1
VCC

PC1:8002H
10

C12.2 C12.3
GND 12 MHz
AT89C2051 33p 33p

CW1:8003H GND GND

VCC
VCC
VCC

C12.1

10uF
RST

R12.3
10k

GND

Hình 3. Sơ đồ nguyên lý khối giao tiếp xuất/nhập của thiết bị


• Các thành phần ngoại vi khác
Các thành phần ngoại vi khác của thiết bị thí nghiệm như Chuyển đổi tương tự/số,
chuyển đổi số/tương tự, hiển thị LED 7 thanh, ma trận LED, vào/ra số… được ghép nối với
chip vi điều khiển chính AT89S8252 qua các vi mạch mở rộng ngoại vi có thể lập trình được
8255. Các thành phần ngoại vi này được dành cho người sử dụng có thể lập trình điều khiển
thông qua bàn phím của thiết bị hoặc từ máy tính kết nối với thiết bị. Do giới hạn của bài báo
nên không thể hiện sơ đồ nguyên lý ở đây.
3.4. Phần mềm cho thiết bị
Để điều khiển hoạt động của thiết bị thí nghiệm ta có các chương trình phần mềm sau:
• Chương trình điều hành
Chương trình điều hành được nạp vào bộ nhớ EEPROM ngoài của vi điều khiển
AT89S8252, có chức năng điều hành hoạt động của thiết bị. Do chương trình điều hành của
hệ thống phức tạp và khá lớn nên ta sẽ tổ chức thành nhiều module nhỏ ghép lại với nhau.
Việc chia thành các module này được thực hiện trên phần mềm KEIL, mỗi module được viết
và lưu trên một file riêng và được liên kết lại với nhau trong một project. Mỗi module thực
hiện mỗi chức năng riêng, các module trong chương trình điều hành gồm:
+ Module thực hiện việc hiển thị LCD.
+ Module ngắt ngoài của bàn phím.
+ Module quản lí việc đọc/ghi dữ liệu trong EEPROM và RAM.
+ Module tạo thời gian trễ.
+ Module định nghĩa các kiểu dữ liệu.
+ Chương trình chính (Main).
+ Module điều khiển truy cập các thanh ghi đặc biệt và các ô nhớ bên trong chip vi
điều khiển chính.
+ Module ngắt truyền thông giao tiếp với máy tính PC.
• Chương trình quét bàn phím
Chương trình quét bàn phím được nạp vào chip vi điều khiển AT89C2051. Bàn phím
sử dụng trong thiết bị gồm có 20 phím, 16 phím đầu tiên được sắp xếp theo kiểu ma trận và 4
phím cuối cùng được xếp theo một cột nối đất chung. Trên bàn phím của thiết bị, 4 phím trên
một cột nối đất chung là các phím chức năng: SHIFT, UP, DOWN và ENTER. Trong đó
phím SHIFT có chức năng thay đổi mã bàn phím làm cho bàn phím có thể mở rộng mã đến 39
phím. Khi phím SHIFT được nhấn, nó sẽ làm thay đổi nội dung của một thanh ghi bên trong
và làm thay đổi mã của các phím trên bàn phím, khi phím SHIFT được ấn thêm một lần nữa,
mã của các phím lại quay về giá trị cũ.
Giao diện bàn phím như sau:
Chức năng các phím:

0 /RUN 1 2 3 SHIFT
4 /STEP 5 /SAVE 6/MENU 7/LOAD ↑
8 9 A B ↓
C D E F ENTER
0÷F : Các phím được dùng để nạp dữ liệu bằng mã Hexa.
RUN : Cho phép chạy toàn bộ chương trình.
STEP : Cho phép chạy chương trình từng bước.
SAVE : Cho phép cất giữ chương trình.
MENU : Cho phép trở lại Menu ban đầu của LCD chọn chế độ làm việc.
LOAD : Cho phép xem và kiểm tra nội dung các ô nhớ hoặc thanh ghi.
↑ : Dịch chuyển con trỏ màn hình hiển thị LCD lên trên 1 dòng.
↓ : Dịch chuyển con trỏ màn hình hiển thị LCD xuống phía dưới một
dòng.
SHIFT : Thay đổi chức năng của phím đối với phím có 2 chức năng. Khi nhấn
phím SHIFT, chức năng thứ hai của phím được thực hiện.
ENTER : Dùng để ghi các kết quả nhập dữ liệu.
• Chương trình giao diện trên máy tính PC
Chương trình giao diện trên máy tính PC làm nhiệm vụ giao tiếp giữa hệ vi điều khiển
của thiết bị với máy tính được viết bằng ngôn ngữ Visual C++ 6.0. Giao diện của chương
trình trên máy tính PC như hình vẽ. Chương trình cho phép nạp chương trình của người sử
dụng vào EEPRAM hoặc vào RAM của thiết bị và có thể chạy chương trình ứng dụng đó.
Trên giao diện của chương trình có thể download file dạng Hexa hoặc file dạng Binary của
chương trình xuống thiết bị và có thể upload nội dung bộ nhớ của thiết bị.

Hình 4. Giao diện giao tiếp với thiết bị trên máy tính PC

3.5. Sử dụng thiết bị


• Lập trình trực tiếp trên thiết bị
Với chương trình điều hành được nạp sẵn trên thiết bị, người sử dụng có thể nhập lệnh
từ bàn phím bằng mã máy, có thể mở một chương trình cũ, chạy chương trình, soạn thảo, sửa
chữa chương trình, lưu trữ chương trình, xem nội dung các ô nhớ, thanh ghi bên trong... Quá
trình giao tiếp với thiết bị được hiển thị bằng màn hinh LCD.
• Lập trình từ máy tính PC
Với các chương trình lớn và phức tạp thì việc lập trình bằng mã máy từ bàn phím của
thiết bị sẽ gặp khó khăn. Do đó, người sử dụng dùng các phần mềm lập trình cho vi điều
khiển trên giao diện của máy tính để viết chương trình điều khiển các thành phần ngoại vi của
thiết bị, với phần mềm KEIL, ngôn ngữ để lập trình có thể là Assembly hay C, sau đó xuẩt
sang dạng file Hexa và sử dụng chương trình giao diện của thiết bị trên máy tính để nạp
xuống bộ nhớ EEPROM của thiết bị, lúc này chương trình điều hành trên chip vi điều khiển
AT89S8252 sẽ thực hiện ngắt truyền thông.

4. Kết luận
Với phương án chế tạo thiết bị thí nghiệm mà bài báo đề xuất đã đáp ứng được các yêu
cầu cần thiết cho việc thí nghiệm, thực hành môn học Kỹ thuật Vi điều khiển. Chip vi điều
khiển AT89S8252 với công nghệ bộ nhớ Flash cho phép nạp chương trình trực tiếp từ máy
tính khi thiết bị đang hoạt động mà không cần sử dụng bộ nạp riêng. Thiết bị thí nghiệm cho
phép người sử dụng có thể dễ dàng phát triển, kết nối điều khiển thêm các thiết bị bên ngoài
qua các khối vào/ra số hoặc tương tự. Với đặc điểm các thành phần của hệ vi điều khiển của
thiết bị cho phép xây dựng và thực hiện các bài thí nghiệm, thực hành không những phù hợp
với chương trình đào tạo môn học Kỹ thuật Vi điều khiển tại các trường cao đẳng, đại học ở
nước ta mà còn có thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu, mở rộng cho một số các ứng dụng
khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sencer Yeralan, Ashutosh Ahlwalia, Programming and Interfacing the 8051
Microcontroller, Addision-Wesley Pub Co; ISBN: 0201633655, 1995
[2] KEIL software user's guidebook, C51 compiler Optimizing 8051 C Compiler and
Library reference, User's guide 02.2001.
[3] Kenneth Hintz, Daniel Tabak, Microcontrollers - Architecture, Implementation, &
Programming, McGraw-Hill International Editions, 1992.
[4] Kenneth J.Ayala, The 8051 Microcontrollers: Architecture, Programming and
Applications, West Publishing Company, Thomson Learning; ISBN: 0314201882,
1996.
[5] I. Scott MacKenzie, The 8051 Microcontroller, Prentice Hall, 1998.
[6] Ngô Diên Tập, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật 1997.
[7] Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng, Cấu trúc và lập trình họ vi điều khiển 8051,
Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
[8] Đỗ Xuân Tiến, Kỹ thuật Vi xử lý và lập trình Assembly cho hệ vi xử lý, Nhà Xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, 2001.

You might also like