You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

( Dùng cho kỳ thi tuyển sinh Cao học của Khoa Toán )

1
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: ĐẠI SỐ ( Môn cơ bản )
( Phần Đại số – Đại số tuyến tính )

I. Không gian vectơ:


- Định nghĩa không gian vectơ, hạng của hệ vectơ, cơ sở, số chiều của không gian vectơ,
các định lý, các tính chất cơ bản
- Không gian vevtơ con, không gian con sinh bởi một tập, tổng và giao của các không
gian con. Tìm cơ sở và tính số chiều của các không gian con
II. Ánh xạ tuyến tính:
- Định nghĩa, các tính chất, định lý cơ bản về sự tồn tại ánh xạ tuyến tính
- Ảnh và hạt nhân của một ánh xạ tuyến tính, đơn cấu, toàn cấu, đẳng cấu. Không gian
thương và định lý đồng cấu.
III. Ma trận:
- Ma trận của một ánh xạ tuyến tính, hạng của ma trận của một ánh xạ tuyến tính và số
chiều của ảnh.
- Ma trận của một phép biến đổi tuyến tính, vành các ma trận vuông cấp n, nhóm tuyến
tính tổng quát và một số nhóm con của nó.
- Định thức của một ma trận vuông và ánh xạ đa tuyến tính thay phiên. Hạng của một ma
trận và hạng của hệ vectơ dòng hoặc hệ vectơ cột. Định lý về hạng của ma trận biểu thị qua định
thức. Ma trận nghịch đảo, ma trận không suy biến.
- Ma trận của một phép biến đổi tuyến tính đối với các cơ sở khác nhau, ma trận đồng
dạng.
- Phương pháp thực hành để tìm cơ sở và số chiều của một không gian vectơ con nhờ
công cụ tính hạng của ma trận qua định thức.
IV. Hệ phương trình tuyến tính:
- Hệ phương trình tuyến tính tổng quát, định lý Kroneckercapeli và mở rộng của nó.
- Các phương pháp giải và biện luận một hệ phương trình tuyến tính tổng quát.
- Hệ phương trình tuyến tính đẳng cấp, hệ nghiệm cơ bản.
V. Vectơ riêng và giá trị riêng của một phép biến đổi tuyến tính (một tự đồng cấu):
- Vectơ riêng, giá trị riêng, đa thức đặc trưng của một phép biến đổi tuyến tính. Tính
không phụ thuộc vào trường cơ sở của đa thức đặc trưng. Các không gian con bất biến của một
phép biến đổi tuyến tính.
- Vấn đề về sự tồn tại một cơ sở gồm toàn các vectơ riêng và khả năng chéo hóa các ma
trận.

VI. Dạng toàn phương:


- Dạng song tuyến tính ma trận của dạng song tuyến tính, các tính chất của dạng song
tuyến tính. Dạng tuyến tính và không gian đối ngẫu, cơ sở đối ngẫu.
- Dạng toàn phương liên kết với một dạng song tuyến tính đối xứng. Đưa dạng toàn
phương về dạng chính tắc, tìm ma trận chuyển cơ sở để đưa một dạng toàn phương về dạng chính
tắc
- Định lý về chỉ số quán tính của một dạng toàn phương.
VII. Không gian Euclide:

2
- Dạng song tuyến tính đối xứng, xác định dương, tích vô hướng và định nghĩa không
gian Euclide.
- Cơ sở trực chuẩn và sự đẳng cấu của các không gian Euclide cùng số chiều.
- Đường trực giao, khoảng cách từ một vectơ đến một không gian con, góc của một vectơ
và một không gian con.
- Phép biến đổi trực giao, nhóm các ma trận trực giao.
- Phép biến đổi tuyến tính đối xứng, và sự tồn tại cớ sở gồm toàn vectơ riêng của các phép
biến đổi đối xứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Hạo, Đại số tuyến tính, NXBGD


2. I.V.Proskuryakov, Bài tập Đại số tuyến tính (Tiếng Nga), MXB Nayaka, Moskva,
3. Ngô Thúc Lanh, Đại số và Sô học (tập 1,2,3), NXBGD.
4. Bùi Tường Trí, Đại số tuyến tính nâng cao, NXB ĐHSP TpHCM.

3
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: GIẢI TÍCH ( Môn cơ bản )

Chương 1. Phép tính vi phân hàm một biến


1. Giới hạn
1.1 Giới hạn của dãy số, các giới hạn cơ bản
1.2 Giới hạn của hàm số. Các giới hạn cơ bản. Giới hạn một bên.
1.3 Lượng vô cùng bé – vô cùng lớn
2. Liên tục:
2.1 Liên tục tại một điểm. Liên tục một bên.
2.2 Hàm liên tục trên đoạn [a,b].
3. Đạo hàm:
3.1 Đạo hàm tại một điểm: Đạo hàm một bên. Công thức Cauchy. Quy tắc
L’Hopital.
3.2 Đạo hàm bậc cao. Công thức leibnitz về đạo hàm bậc cao của hàm tích. Công
thức Taylor.
Chương 2. Lý thuyết chuỗi
1. Chuỗi số
1.1 Chuỗi không âm. Tiêu chuẩn tích phân – Định lý so sánh. Tiêu chuẩn tỷ số – Tiêu
chuẩn căn số
1.2 Chuỗi đan dấu – Tiêu chuẩn leibnitz.
1.3 Chuỗi bất kỳ: Hội tụ tuyệt đối. Bán hội tụ
2. Chuỗi lũy thừa:
2.1 Bán kính hộ tụ. Miền hội tụ.
2.2 Định lý về đạo hàm và tích phân cho hàm tổng của chuỗi lũy thừa
2.3 Chuỗi Taylor. Chuỗi Maclaurent. Tính tổng của một số chuỗi lũy thừa.
Chương 3. Vi tích phân của hàm nhiều biến
( chủ yếu là hàm theo 2 hoặc 3 biến số thực )
1. Không gian R: Biến của tập hợp. Tập đóng. Tập mở. Tập bị chặn. Tập liên thông
2. Giới hạn – Liên tục
2.1.Giới hạn của hàm nhiều biến tại một điểm
2.2. Sự liên tục tại một điểm. Hàm liên tục trên tập đóng, bị chận. Hàm liên tục trên
tập liên thông.
3. Sự khả vi:
3.1. Đạo hàm riêng: Đạo hàm riêng tại một điểm. Hàm đạo hàm riêng..
3.2. Sự khả vi: Định nghĩa sự khả vi tại một điểm. Điều kiện đủ: Nếu tất cả các
∂f
đạo hàm riêng liên tục tại điểm x0 thì f khả vi tại x0 . Thí dụ về hàm hai biến f(x,y) có các
∂xi
∂f ∂f
đạo hàm riêng , không liên tục tại ( x0 , y0 ) nhưng f khả vi tại ( x0 , y0 ) .
∂x ∂x
3.3. Đạo hàm riêng bậc hai. Định lý Schwartz.
3.4. Đạo hàm riêng bậc cao – Công thức Taylor với dư số Lagrange và dư số Peano.
Khai triển Taylor của một số hàm hai biến.
3.5. Hàm ẩn: Hàm ẩn suy từ một hệ gồm 1 hoặc 2 phương trình. Đạo hàm riêng của
hàm ẩn.
4. Cực trị của hàm nhiều biến
4
4.1. Cực trị địa phương của hàm nhiều biến: Điều kiện cần – Điều kiện đủ.
4.2. Cực trị có điều kiện: Cực trị của hàm theo 2 – 3 biển với một điều kiện. Điều
kiện cần: Nhân tử Lagrange – Điều kiện đủ.
4.3. Giá trị lớn nhất – Giá trị bé nhất của hàm theo 2 – 3 biến trên tập đóng, bị chặn
5. Sự khả tích
5.1. Định nghĩa tích phân của hàm bị chặn trên hình hộp trong R 2 : Tổng trên – Tổng
dưới. Tổng trên – tích phân dưới. Điều kiện cần và đủ cho sự khả tích.
5.2. Công thức tích phân lập – Định lý Fubini.
Chương 3. Vi tích phân của hàm nhiều biến
1. Không gian mêtric:
1.1 Định nghĩa hàm khoảng cách. Khoảng cách tương đương. Biên của tập hợp. Tập
đóng. Tập mở. Phần trong, bao đóng của tập hợp.
1.2 Dãy trong không gian mêtric: Sự hội tụ. Liên hệ giữa tập đóng và giới hạn: D là
tập đóng nếu và chỉ nếu với mọi dãy ( x ) trong D mà lim xn = x thì x ∈ D.
n n
n →∞

1.3 Không gian metric con – không gian mêtric tích – Sự hội tụ trong không gian
mêtric tích.
2. Không gian mêtric đầy đủ:
2.1 Dãy cơ bản: Cần biết:
i) Mọi dãy hội tụ là dãy cơ bản
ii) ( )
Nếu dãy cơ bản (xn)n có một dãy con hội tụ xnk , lim xnk = x thì ( xn ) n
k →∞

hội tụ và lim xn = x
n →∞

2.2 Không gian mêtric đầu đủ: Thí dụ về không gian mêtric đầy đủ và không gian
mêtric không đầy đủ. Định lý về phần giao của một dãy giảm các tập đóng.
2.3 Tính đầy đủ của không gian mêtric con, không gian mêtric tích.
3. Không gian mêtric compắc: Tập compắc. Không gian mêtric compắc là không gian
mêtric đầy đủ. Định lý phần giao hữu hạn. Tính compắc của không gian mêtric con, không gian
mêtric tích
4. Aùnh xạ liên tục:
4.1 Định nghĩa sự liên tục. Các mệnh đề tương đương giữa tính liên tục với ảnh
ngược, ảnh của tập đóng, tập mở qua ánh xạ.
4.2 Aùnh xạ co. Định lý về điểm bất động
4.3 Aùnh xạ liên tục trên tập compắc. Định lý Dini.
4.4 Đồng phôi.
4.5 Định lý đồ thị đóng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Trí – Tạ Văn Đỉnh – Nguyễn Hồ Quỳnh: Toán học cao cấp: Tập 2 – Tập 3
( Lý thuyết + Bài tập ), NXB GD , 1999
2. Đặng Đình Aùng: Nhập môn giải tích, NXBGD, 1998

5
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: ĐẠI SỐ ( Môn cơ sở )

A. LÝ THUYẾT
I. Nhóm:
1. Nhóm: Các định nghĩa tương đương về nhóm. Nhóm con, nhóm con sinh bởi một tập
hợp con, định nghĩa nhóm con xyclic, cấp của một phân tử.
2. Lớp ghép bên trái (phải) theo một nhóm con, định lý Lagrange về cấp của nhóm con
trong một nhóm hữu hạn, nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương.
3. Đồng cấu nhóm: định nghĩa và các tính chất cơ bản, ảnh và hạt nhân của một đồng cấu
nhóm, các định lý cơ bản về đồng cấu nhóm (Định lý Noether).
4. Nhóm đối xứng: Nhóm các song ánh của một tập hợp lên chính nó, nhóm đối xứng bậc
n, định lý về khả năng nhúng đẳng cấu một nhóm hữu hạn bất kỳ vào nhóm đối xứng
bậc n.
II. Vành và trường:
1. Định nghĩa và các tính chất của vành, vành giao hoán, có đơn vị, miền nguyên. Vành
con và Idêan, đặc số của vành, Idêan nguyên tố, Idêan tối đại, vành thương.
2. Đồng cấu vành, các tính chất cơ bản, ảnh và hạt nhân của một đồng cấu vành, các định
lý cơ bản về đồng cấu vành (Định lý Noether).
3. Vành các Idêan chính, ƯCLN và BCNN trong vành các Idêan chính và các tính chất số
học của vành các Idêan chính.
4. Vành Gauss và vành Euclide, tính chất nhân tử hóa của vành Euclide, Định lý mọi vành
Euclide đều là vành chính.
5. Trường, các tính chất cơ bản, trọng số của một trường, trường các thương của một miền
nguyên.
6. Vành số nguyên, trường số hữu tỷ, trường số thực, trường số phức, mở rộng đại số và
mở rộng siêu việt của trường số hữu tỷ.
III. Vành các đa thức:
1. Xây dựng vành đa thức một ẩn trên một trường, các tính chất cơ bản của vành các đa
thức một ẩn, phép chia có dư, vành các đa thức là một vành Euclide, đa thức bất khả
quy và tính nhân tử hóa của vành đa thức một ẩn trên một trường.
2. Nghiệm của một đa thức và nhân tử tuyến tính, sự tồn tại của mở rộng đại số đơn của
một trường.
3. Định lý cơ bản của đại số học các số phức, nhân tử hóa đa thức với hệ số thực.

B. BÀI TẬP
1. Các bài tập về nhóm hữu hạn, nhóm xyclic, nhóm con của nhóm xyclic, cấp của phần
tử, các bài tập liên quan đến định lý Lagrange.
2. Các bài tập về nhóm con, nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương.
3. Các bài tập về đồng cấu nhóm, xác định ảnh và hạt nhân của một đồng cấu nhóm, các
bài tập về áp dụng định lý Noether về đồng cấu nhóm.
4. Các bài tập về nhóm các phép thể
5. Các bài tập về vành, vành con, Idêan
6. Các bài tập về đồng cấu vành, tìm ảnh và hạt nhân của một đồng cấu vành, các bài tập
về áp dụng của định lý Noether về vành

6
7. Các bài tập về vành chính, vành Euclide, chứng minh một vành là vành Euclide, phân
tích thành nhân tử bất khả quy trong một vành Euclide.
8. Các bài tập về trường và trường con, trường số thực và các trường con của nó, trường
số hữu tỷ và các mở rộng đại số của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Xuân Sính, Đại số đại cương, NXBGD


2. Ngô Thúc Lanh, Đại số và So0á học (tập 1,2,3), NXBGD.
3. Mỵ Vinh Quang, Bài tập đại số đại cương, NXB GD.

7
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: GIẢI TÍCH ( Môn cơ sở )
Phần 1. Không gian mêtric
1. Không gian mêtric:
1.1 Mêtric trên một tập hợp. Các ví dụ cơ bản: các không gian dãy số, không gian
các hàm liên tục.
1.2 Sự hội tụ, dãy Cauchy, không gian mêtric đầy đủ. Định lý về dãy hình cầu
đóng.
2. Tập hợp mở.Phần trong của một tập mở, các tính chất cơ bản . Tập hợp mở trong
2
R, R .
3. Tập hợp đóng. Điểm dính, bao đóng của một tập hợp, các tính chất cơ bản.
Dùng sự hội tụ để khảo sát điểm dính, tập đóng.
4. Aùnh xạ liên tục
4.1 Tính liên tục của ánh xạ giữa hai không gian mêtric. Liên hệ với sự hội tụ.
4.2 Aûnh ngược của tập đóng, mở qua ánh xạ liên tục.
4.3 Aùnh xạ mở, ánh xạ đóng, ánh xạ đồng phôi.
5. Tập hợp compắc
5.1 Định nghĩa tập compắc qua phủ mở. Hệ các tập đóng có tâm và tính chất
compắc.
5.2 Liên hệ giữa tính đóng và tính compắc. Liên hệ giữa tính compắc và sự hội
tụ.
5.3 Aûnh của tập compăc qua ánh xạ liên tục. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm
liên tục trên tập compắc.
5.4 * Định lý Ascoli về tập compắc trong không gian các hàm liên tục.
6. Nguyên lý ánh xạ co. Các ứng dụng đơn giản.
Tài liệu tham khảo: 1, 3, 4, 6, 9
Phần 2. Độ đo và tích phân
1. Không gian đo được:
1.1 σ − đại số các tập hợp con của một tập hợp; các tính chất cơ bản
1.2 σ − đại số Borel trong một không gian mêtric.
2. Không gian đo được:
2.1 Độ đo trên một σ − đại số . Các tính chất cơ bản
2.2 Khái niệm hầu khắp nơi.
2.3 Độ đo Lebesgue trên R. Các tính chất cơ bản
3. Hàm đo được:
3.1 * Aùnh xạ đo được giữa các không gian đo được
3.2 Hàm đo được. Các tính chất tương đương.
3.3 Lớp các hàm đo được: thu hẹp của một hàm đo được, các phép toán số học
trên hàm đo được, lấy giới hạn, lấy sup, inf của một dãy hàm đo được
3.4 Hàm đơn giản. Định lý về hàm đo được không âm như là giới hạn của dãy
tăng các hàm đơn giản.
3.5 *Một số vấn đề đặc biệt: sự hội tụ theo độ đo, định lý Egoroff, Định lý Lusin.
4. Tích phân theo Lebesgue:
4.1 Tích phân của hàm đơn giản. Tích phân của hàm đo được. Hàm khả tích
4.2 Các tính chất cơ bản của tích phân.
4.3 Một số điều kiện khả tích.
8
5. Qua giới hạn dưới dấu tích phân:
5.1 Định lý hội tụ đơn điệu và các hệ quả
5.2 Định lý hội tụ bị chặn.
6. Tính chất σ − cộng và liên tục tuyệt đối của tích phân
7. Liên hệ giữa tích phân Riemann và tích phân Lebesgue trên R. Điều kiện Lebesgue về
sự khả tích Riemann.
Tài liệu tham khảo 1, 3, 4, 5, 6, 9
Phần 3. Giải tích hàm
1. Không gian định chuẩn:
1.1 Chuẩn. Chuẩn tương đương.
1.2 Mêtric sinh bởi chuẩn. Sự hội tụ. Chuỗi trong không gian định chuẩn. Không
gian Banach
1.3 Tích của hai không gian định chuẩn.
2. Aùnh xạ tuyến tính liên tục:
2.1 Tính liên tục của ánh xạ tuyến tính.
2.2 Chuẩn của ánh xạ tuyến tính liên tục.
2.3 Không gian L(X,Y) các ánh xạ tuyến tính liên tục.
3. Các định lý cơ bản của giải tích hàm:
3.1 Nguyên lý chặn đều
3.2 Định lý ánh xạ ngược; ánh xạ có đồ thị đóng.
3.3 *Định lý Hahn - Banach.
4. Không gian hilbert:
4.1 Tích vô hướng. Bất đẳng thức schwartz. Chuẩn sinh bởi tích vô hướng.
4.2 Định lý về phân tích trực giao.
4.3 Hệ trực chuẩn. Chuỗi Fourier theo một hệ trực chuẩn. Hệ trực chuẩn đầy đủ.
Tài liệu tham khảo 1, 2, 7, 8, 9
Ghi chú: những mục có dấu (*) chưa đưa vào chương trình thi trong những năm trước mắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đức Chính, Giải tích hàm, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1978.
2. Đậu Thế Cấp, Giải tích hàm, NXB GD, 1999.
3. Nguyễn Định – Nguyễn Hoàng, Hàm số biến số thực, NXB GD, 1999.
4. Nguyễn Định – Nguyễn Ngọc Hải, Các định lý và bài tập hàm thực, NXB GD, 1999.
5. Nguyễn Bích Huy, Phép tính tích phân, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2000
6. Nguyễn Xuân Liêm, Tôpô đạo cương. Độ đo và tích phân, NXB GD, 1994
7. Nguyễn Xuân Liêm, Giải tích hàm, NXB GD, 1994
8. Nguyễn Xuân Liêm, Bài tập Giải tích hàm, NXB GD, 2000
9. Hoàng Tụy, Giải tích hiện đại, tập 1, 2, NXB GD, 1978

9
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: HÌNH HỌC ( Môn cơ sở )
( Dùng trong kỳ thi tuyển sinh Cao học Toán của trường ĐHSP Tp.HCM
Chuyên ngành: TÔPÔ – HÌNH HỌC )

I. Lý thuyết siêu mặt bậc hai trong E n . ( Chú trọng n = 2, 3 )


1. Định nghĩa siêu mặt bậc 2. Phương trình tổng quát của siêu mặt bậc 2
- Dạng chính tắc của siêu mặt bậïc 2.
- Phân loại các siêu mặt bậc 2.
2. Tâm của siêu mặt bậc 2.
- Siêu mặt bậc 2 có tâm, vô tâm.
3. Tương giao của đường thẳng và siêu mặt bậc 2
- Phương tiệm cận.
- Đường tiệm cận.
- Siêu phẳng kính của siêu mặt bậc 2
- Phương chính, siêu phẳng kính chính của siêu mặt bậc 2.
4. Siêu cầu trong E n .
- Định nghĩa.
- Phương trình siêu cầu thực.
- Siêu cầu tổng quát.
- Phương chính và siêu phẳng kính chính của siêu cầu.
- Phương tích của một điểm đối với siêu cầu
- Siêu phẳng đẳng phương
II. Lý thuyết đường trong E n . ( Chú trọng n = 2, 3 )
1. Khái niệm về đường cong
- Biểu diễn chính quy.
- Đường cong chính quy
- Đường cong chính quy thuộc lớp C m .
- Định nghĩa độ dài cung. Công thức tính độ dài cung.
- Độ dài cung như là tham số. Biểu diễn tham số tự nhiên.
2. Độ cong và độ xoắn
- Vectơ tuyến tính đơn vị.
- Đường thẳng tiếp tuyến và mặt phẳng pháp tuyến
- Độ cong. Tìm độ cong khi tham số là độ dài cung và khi tham số tùy ý.
- Vectơ đơn vị pháp tuyến chính. Đường thẳng pháp tuyến chính và mặt phẳng
mật tiếp.
- Trùng pháp tuyến.
- Tam diện động
- Độ xoắn – Công thức tính độ xoắn.
3. Lý thuyết về đường cong
- Phương trình Frenet.
- Phương trình nội tại
- Dạng chính tắc của đường cong
II. Lý thuyết mặt trong E 3 :
1. Khái niệm về mặt
- Biểu diễn tham số chính quy.
10
- Mảnh tọa độ. Định nghĩa mặt đơn
- Mặt phẳng tiếp xúc và đường thẳng pháp tuyến
2. Dạng toàn phương cơ bản 1, 2
- Dạng toàn phương cơ bản 1
• Độ dài cung
• Diện tích mặt
• Góc của hai đường cong trên mặt
- Dạng toàn phương cơ bản 2
• Điểm Eliptic, Hyperbolic, Parabolic
- Độ cong pháp tuyến
- Phương chính và độ cong chính
- Độ cong trung bình và độ cong Gauss.
- Đường tiệm cận và họ đường liên hợp của đường cong.
3. Lý thuyết mặt.
- Phương trình Gauss – Weingarten.
- Định lý cơ bản của mặt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn Như Cương – Kiều Huy Luân, Hình học cao cấp, NXB GD, 1976.
2. Nguyễn Mộng Hy, Hình học cao cấp, NXB GD, 2000.
3. Nguyễn Mộng Hy, Bài tập Hình học cao cấp, NXB GD, 2001.
4. Nguyễn Văn Khuê, Toán cao cấp, tập 3, NXB GD, 1997.
5. A.S.Mishenko, Yu. P.Solovyev and A.T.Fomenko, Problem in Differenttal Geometry and
Topology, Mir Publisher Moscow, 1985
6. Đoàn Quỳnh, Hình học vi phân, NXB GD, 2000.

11

You might also like