You are on page 1of 5

Tổ

1:

Phạm Thị Loan


Nguyễn Thái Bảo Toàn
Hồ Đắc Tống Khởi Nguyên
Phan Thị Quỳnh Thư
Nguyễn Thị Lệ
Diệp Duy Thắng
Ngô Thị Hồng Sương
Nguyễn Thị Mỹ Chi
Cao Thị Phy Ly
Nguyễn Thị Trúc Ly
1. Vị trí địa lý : Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới ở phía bắc Tây Nguyên.Nằm trong tọa độ
địa lý, có kinh độ kéo dài từ 107020' đến 108032' kinh độ đông; có vĩ độ từ 13055' đến 15027' vĩ độ bắc.
* Giới hạn hành chính tự nhiên : tỉnh Kon Tum phía đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài ranh giới
74km. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam có chiều dài 142km. Phía tây giáp với hai nước Lào và Campuchia có
chung 275 km đường biên giới. Phía nam giáp với tỉnh Gia Lai có chiều dài ranh giới 203km.
Đến nay Kon Tum có 9 đơn vị hành chính là thị xã Kon Tum và các huyện
- Huyện Sa Thầy phía Bắc giáp huyện Ngọc Hồi, phía Đông Bắc giáp huyện Đắk Tô, phía Đông (từ Bắc xuống
Nam) lần lượt giáp các huyện thị: huyện Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Phía Nam huyện giáp với tỉnh Gia Lai,
ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. Phía Tây của huyện Sa Thầy là biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Huyện Kon Rẫy nằm ở phía Nam của Kon Tum. Phía Đông Nam, giáp thị xã Kon Tum, phía Tây giáp huyện
Đăk Hà, phía Đông Bắc giáp huyện Kon Plông, phía Nam giáp các huyện K'Bang, Đăk Đoa, Chư Păh của tỉnh
Gia Lai.
- Huyện Kon Plông hình thành trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông cũ
- Huyện Đắk Hà phía Nam giáp thị xã Kon Tum, phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Bắc giáp huyện --Tu
Mơ Rông, phia Tây giáp huyện Đắk Tô, phía Tây Nam giáp huyện Sa Thầy với ranh giới là thượng nguồn của
con sông Krong Pơ Kô
- Huyện Đăk Tô phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyện Đắk Hà,
phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông.
- Huyện Tu Mơ Rông phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp các
huyện Đắk Tô và Đắk Hà, phía Bắc giáp huyện Đắk Glei và tỉnh Quảng Nam.
- Huyện Ngọc Hồi là huyện ngã ba biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, bên sườn phía đông dải Trường
Sơn, giáp với huyện Đắk Glei ở phía Bắc, huyện Tu Mơ Rông ở phía Đông Bắc, huyện Đắc Tô ở hướng Đông
Nam, huyện Sa Thầy ở hướng Nam, Lào và Campuchia ở hướng Tây.
- Huyện Đắk Glei nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Phía Tây giáp với Lào, phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Nam giáp các huyện Đắk Tô và Ngọc Hồi. Đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc-Nam
đi qua chính giữa huyện
- Diện tích : Tỉnh Kon Tum có diện tích 961.450 ha chiếm 3,1% diện tích toàn quốc. Trong đó:
Đất ở: 3.332 ha
Đất nông nghiệp: 92.352 ha
Đất lâm nghiệp: 606.669 ha
Đất chuyên dùng: 12.253 ha
Đất chưa sử dụng: 246.844 ha.
* Đặc điểm địa hình Kon Tum
Kon Tum không chỉ là một tỉnh giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà còn là một tỉnh xứ sở của cây xanh, núi
rừng trùng điệp! Nhân dân Kon Tum –Một đại gia đình cách mạng các dân tộc Việt Nam kiên trinh, bất khuất
trãi qua bao thế hệ cần cù kế tiếp nhau bằng mồ hôi trí tuệ của mình đứng lên chống giặc ngoại xâm, chinh phục
thiên nhiên bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giải đất vô cùng giàu đẹp và truyền thống cách mạng vẽ vang của mình. Kon
Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới của Cao nguyên Trung bộ, nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt
Nam-Lào-Cam PuChia có diện tích tự nhiên trên 9.600 km2.
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy trường Sơn; địa hình đa dạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Đông sang Tây, bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Phía Bắc đồi
núi cao, độ dốc lớn, có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam
độ cao từ 500 - 550m.
Điều kiện địa lý cơ bản: Kon Tum một tỉnh miền núi cao nguyên ở phía bắc, cao nguyên rộng lớn của trung bộ.
Phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh nằm khuất bên sườn phía tây của dãy trường sơn nam –Một dãy núi quan
trọng với những đỉnh cao trên 2000m và đã đi vào lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng miền nam thống nhất
đất nước. Nếu như ở phía bắc nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Bắc sắp xếp chủ yếu theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, thì ở miền nam nước ta, dãy Trường Sơn nam chuyển hướng gần theo phương kinh tuyến
và nhiều nơi có những nhánh đam ngang sang phía đông ra sát bờ biển trung bộ.
Từ phía bắc tỉnh, Trường Sơn chủ yếu phân thành 2 nhánh chính: 1/ Một nhánh theo hướng Tây Tây Nam vòng
về phía tây tỉnh rồi chạy gần dọc theo bỉên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Cam puchia với những đỉnh
Ngọc Peng Pek, Đak Ru 1988m, Đak Vên 1554m, Chư Mô Rây 1773 m....
Một nhánh theo hướng Nam Đông Nam chiếm phần lớn dienẹ tích phía Bắc Huyện Đak Tô và phần lớn huyện
Kon Plong với đỉnh Ngọc Linh cao 2598m, Ngok Yêu 1974 m, Ngọc Kring 2066m, Kon Ro Ma 1784m.... nối
tiếp với dãy Kon ka King 1748 m (Huyện Kbang-Tỉnh Gialai) rồi đứt gẫy gần như một đột ngột qua đèo Mang
Yang (Tỉnh Gialai) .
Đây là khối núi Kon Tum thượng hoặc vùng trung tâm địa khối Kon Tum. Nó giống như vòng tay khổng lồ cuả
“ Người mẹ hiền ” ôm “ lấy đứa con yêu” - Kon Tum là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy xuống vùng
Duyên hải Miền trung, nơi có diện tích rừng đầu nguồn quan trọng của thuỷ điện Yaly. Vì vậy đây là địa bàn có
vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường, không những của tỉnh mà cả vùng Duyên hải Miền trung, Đồng bằng
sông Cửu Long và các tỉnh hạ Lào, Cam Pu Chia.
Cao nguyên đất đỏ Bazan rộng lớn Kon Tum. –Pleiku đủ cho phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh không chịu
ảnh hưởng trực tiếp , thuận lợi của những đợt gió mùa Đông lạnh lẽo có hướng Đông Bắc tràn về. Chính vì thế,
thiên nhiên, cảnh vật và con người ở đây đã phản ảnh đầy đủ tính chất đặc sắc của khí hâu xứ sở – một chế độ
khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với đặc trưng quanh năm chan hoà ánh nắng, cây cối bốn mùa có thu
hoạch.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thiên nhiên không gây cho Kon Tum những khó khăn và trở ngại nhất
định. Địa hình Kon Tum có xu thế tăng cao ở phía Bắc và Đông Bắc , lượn sóng mạnh mẽ thấp dần xuống phía
Nam và Tây Nam tỉnh.
Hệ thống núi nhấp nhô, đỉnh nhọn và cao nguyên bậc thềm xen kẽ làm cho địa hình phân cách, hiểm trở, đi lại
khó khăn, nhiều nơi độ dốc trên 200 , tạo thành những thung lũng như thung lũng Tân Cảnh –Huyện Đak Tô,
thung lũng thị xã Kon Tum, thung lũng thị trấn Sa Thầy, thung lũng thị trấn Kon Plong, hoặc các hợp thuỷ, khe
suối. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc dồn nước nhanh chóng tạo nên những trân lũ quét và lũ biên đoọ lớn,
khó dự báo trước gây thiệt hại đáng kể đến cây trồng và các công trình xây dựng...thành thử, để khắc phục tình
trạng lũ lụt tàn phá, bắt nguồn nước mưa hàng năm phục vụ con người,
Đặc biệt chú ý thích đáng đến công tác thuỷ lợi, nhằm triệt để khai thác các nguồn nước trên các hồ, đầm ,
sông, suối tự nhiên; xây dựng có quy hoạch các hồ, đầm, nhân tạo để chứa và giử nước sử dụng nước trong mùa
khô; sử dụng và khai thác tối ưu các ghềnh thức tự nhiên và mục đích công nghiệp thuỷ điện.
Kon Tum là một tỉnh ở nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú, không những giàu về mặt đất đai phì
nhiêu, mà tài nguyên rừng cũng rất đa dạng và mật độ còn khác cao. ở đaya phổ biến là kiểu rừng rậm nửa rụng
lá mưa nhiệt đới. Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh dầy nhiều tầng có nhiều loại gỗ quý, rừng
thông, rừng nguyên liệu giấy, tre nứa, song mây và rừng đặc dụng. Do vậy, chúng ta phải tiến hành thận trọng
và có khoa học trong việc tu bổ và khai thác rừng, đặc bieưẹt phải giữ và làm phong phú thêm các thảm rừng
đầu nguồn, kết hợp vớiviệc trồng rừng nhân tạo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

2. Khí hậu:
Tỉnh Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có những đặc điếm nổi bật sau :
- Nhiệt độ trung bình trong năm 22oC – 23oC, cứ lên độ cao 100m nhiệt độ giảm 0.6oC biên độ nhiệt dao động
trong ngày 8 – 9oC.
- Mối năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng. 12 đến
tháng 3 năm sau.
- Lượng mưa: Trung bình hàng năm khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260mm, năm thấp nhất
1.234mm, tháng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng đông bắc đây là mùa rất
dễ xảy ra cháy rừng. Mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng tây nam.
- Độ ẩm : Kon Tum có độ ẩm cao tuyệt đối 90%, thấp tuyệt đối 13% bình quân hàng năm 78% - 87%. Độ ẩm
không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 khoảng 90%, tháng thấp nhất là tháng 3 khoảng 66%.

3. Sông ngòi:
* Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông suối bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh Kon Tum thường có lòng dốc, thung
lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm các hệ thống:
Hệ thống thông đầu nguồn sông Ba: Bắt nguồn từ vùng núi Konklang (huyện Konplong), qua tỉnh Gia Lai, tỉnh
Phú Yên và đổ ra biển Đông. Hệ thống này tạo nên sông Ba có công trình thuỷ lợi Ayunpa hạ, tưới cho 13.500
km2 tỉnh Gia Lai.
Hệ thống sông Sê San: Hệ thống này bao gồm các con sông Sông Dak Bla: Được tạo nên bởi các con sông nhỏ:
Sông Da Nghe; sông Dak Pôkô
Ngoài ra còn có sông Tranh, sông Cái bắt nguồn từ Ngọc Linh và chảy về phía Quảng Nam và một số sông suối
nhỏ khác.
* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2:
100.000m3/ngày, nhất là từ độ sâu 60m - 300m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra ở huyện Đăk Tô,
Konplong phát hiện được 9 điểm có nước khoáng nóng có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và
chữa bệnh tốt.
* Tiềm năng nước mặt: Nhìn chung vùng Kon Tum chủ yếu là nguồn nước mặt, nhưng hiện nay do tình trạng
đốt và phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy, phương pháp canh tác không hợp lý, tình trạng khai thác khoáng sản
bừa bãi do đó gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, do đó cần phải có giải pháp tích cực để bảo vệ nguồn
nước mặt này.

4. Dân cư: với các dân tộc bản địa là Xê Đăng, Jẻ Triêng, Ja Rai, Ba Na, Brâu, Rơ Mâm và dân tộc Kinh và
nhiều dân tộc thiểu số khác cùng chung sống.
Dân số: 430.037 người, trong đó số nam: 218.375 người; số nữ: 211.662 người (điều tra dân số ngày
01/04/2009).
Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc,
trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na
12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai 5,1%...
Tình hình dân số tỉnh Kon Tum
Dân số tỉnh Kon Tum tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2003-2007 là 2,4%. Tuy nhiên nhờ đẩy
mạnh công tác Kế Hoạch Hoá Gia Đình nên Tỉnh đã giảm được tỷ lệ sinh, theo đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đã
giảm: 2,23%( năm 2003) xuống còn 2.0% (năm 2007), cơ cấu dân số trẻ, có sự cân bằng giữa nam và nữ. Tuy
nhiên, dân số ở thành thị tăng nhanh hơn các năm nhưng dân số Kon Tum vẫn tập trung phần lớn ở vùng nông
thôn.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thay đổi theo hướng tăng dần ở ngành CNXD- TMDV. Tuy nhiên, lực
lượng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài việc tăng dân số tự nhiên hàng năm còn
cao : 2,0% năm 2007 và sự gia tăng dân số cơ học làm tăng lực lượng lao động trẻ và mức tăng lao động cơ học
này sẽ còn duy trì ở mức độ cao ở những năm đến, đặc biệt vài năm gần đây giá cà phê, cao su, mì,…tương đối
cao và ổn định cũng như khả năng rút bớt lao động ra khỏi ngành nông- lâm nghiệp có hạn, điều đó lý giải vì
sao có sự gia tăng liên tục của lực lượng lao động nông nghiệp. Một điều lưu ý là tỉ lệ tăng dân số do tỉ lệ tăng
tự nhiên chi phối, tỉ lệ tăng cơ học rất nhỏ. Rõ ràng lượng dân số tăng thêm chủ yếu là trẻ em mà sau 15 năm
mới có thể trở thành lực lượng lao động. Trong khi đang thiếu lao động, tỷ lệ tăng cơ học thấp nghĩa là lao động
nhập cư – lao động có thể tham gia ngay vào hoạt động kinh tế không nhiều.
Người Ba Na là một trong những dân tộc bản địa của Kon Tum.
Diện tích và dân số qua các thời kỳ
1971: 10.181 km², 117.046 người
1975: 10.839 km², 117.000 người
1991: 10.519 km², 258.138 người
1996: 9.934 km², 265.300 người
1998: 9.934 km², 280.200 người
1999: 9.615 km², 314.042 người
2004: 9.614,5 km², 366.100 người.
2009: 9.614,5 km2, 430.037 người.

5. Kinh tế: Kể từ khi tách tỉnh ( tháng 10 năm 1991), Kon Tum cùng với nền kinh tế cả nước đã đi dần vào
thế ổn định và có sự tăng trưởng kinh tế khá (bình quân thời kỳ 2003- 2007 là 11,96%) từng bước hoà nhịp và
phát triển theo cơ chế thị trường, đời sống nhân dân được cải thiện một bước cơ bản. Nhưng đánh giá tổng quát
chung, Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, kinh tế kém phát triển, thu nhập dân cư thấp
( GDP/người là 434USD người/ năm). Trình độ dân trí thấp kém, số hộ đói nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Theo
số liệu từ năm 2003-2007 cho thấy, cơ cấu GDP theo khu vực lớn của nền kinh tế có sự thay đổi theo xu hướng
chung của quá trình CNH là tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 51,57% năm 2003 xuống còn 43,44% năm 2007; Tỷ
trọng của ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 18,06% năm 2003 đến 23,02% năm 2007, còn dịch vụ từ
30,07% năm 2001 tới 33,54% năm 2007.
Trong giai đoạn 2003-2007, tỉnh Kon Tum, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP (trên 50%), công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn. Kon Tum là một tỉnh có nền kinh tế phụ thuộc vào nông- lâm
nghiệp là chủ yếu. Năm 2007: % tăng trưởng nông-lâm-thuỷ sản là : 7,92% % tăng trưởng công nghiệp-xây
dựng là : 35,56% % tăng trưởng dịch vụ : 13,10% .

You might also like