You are on page 1of 38

Báo cáo thực tập giáo trình

A. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza Sativa L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương
thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm
thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Ở Việt Nam, việc áp dụng thành tựu về lúa lai đã có kết quả to lớn. Năng suất
lúa lai so với lúa thường tăng từ 20% trở lên và diện tích lúa lai ngày càng tăng.
Trước đây 10 năm, Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng lúa gạo lớn đứng thứ
hai trên thế giới (FAO, 2006). Sản xuất lúa lai hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều
công nghệ và giống mới được tạo ra.
Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá”. Bệnh bạc lá
lúa( Xanthomonas oryzae) là một loại bệnh hiện rất đang phổ biến và gây tác hại
nghiêm trọng hầu hết ở các nước, trung bình giảm 6-60% năng suất, tăng tỷ lệ hạt
lép. Ở nước ta bệnh cũng đã gây hại nghiêm trọng và đặc biệt trên các giống lúa
lai. Vì thế một trong những định hướng về phát triển lúa lai ở nước ta là chọn tạo
giống lúa kháng bệnh bạc lá. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“ Chọn tạo giống lúa kháng bạc lá trong hệ thống lúa lai hai dòng”
1.2. Mục đích
- Nghiên cứu bệnh bạc lá giúp chúng ta hiểu rõ hơn tác hại của bệnh bạc lá với
cây lúa.
- Nghiên cứu các gen kháng bệnh bạc lá lúa nhằm mục đích chuyển gen kháng
bệnh vào các giống lúa bằng phương pháp truyền thống hoặc có sự hỗ trợ của công
nghệ sinh học.
- Chuyên gen vào các dòng bố, mẹ làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống lúa
trong hệ thống lúa lai hai dòng.
B. NỘI DUNG

1
Báo cáo thực tập giáo trình

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỆNH BẠC LÁ LÚA


(Xanthomonas oryzae. Pv.oryzae)
I.1. Giới thiệu về bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa (Bacterial leaf blight of rice) được phát hiện đầu tiên ở
Fukuoka, Nhật Bản vào khoảng năm 1884 – 1885. Sau đó đã có báo cáo xuất hiện
bệnh ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt ở Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc,
Philippin), Bắc Châu Úc, Mỹ Latin; Trung Mỹ và Caribê (1975); Pakistan (1976);
…. Hiện nay, bệnh đã gây hại phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới .
Ở nước ta, bệnh này đã gây hại từ lâu trên các giống lúa mùa cũ, nhưng đặc
biệt từ năm 1965 – 1966 tới nay có năm bệnh phá hại một cách nghiêm trọng ở các
vùng đồng bằng trên các giống lúa mới nhập nội có năng suất cao ở vụ xuân và
nhất là trong vụ mùa . Theo số liệu thống kê của cục Bảo vệ thực vật, từ năm 1999-
2003 diện tích lúa bị hại do bệnh bạc lá gây ra trong cả nước là 108.691,4 ha (miền
Bắc là 86.429,2 ha; miền Nam là 22.262,2 ha), trong đó diện tích bị hại nặng nhất là
156,76 ha và diện tích mất trắng là 80 ha .
I.2. Triệu chứng của bệnh bạc lá lúa
Năm 1960, Goto đã chỉ ra rằng: vi khuẩn Xanthomonas oryzae. Pv.oryzae
gây ra 3 triệu chứng điển hình của bệnh bạc lá lúa ở nhiệt đới: bạc lá, héo xanh
( Kresek hay Wilt) và vàng nhợt. Những nghiên cứu trong nhà lưới chứng tỏ: hiện
tượng héo và bạc lá khác nhau một cách rõ ràng và độc lập. Héo và bạc lá những
triệu chứng do ảnh hưởng ban đầu của sự nhiễm bệnh, triệu chứng vàng nhợt là
ảnh hưởng sau .
Theo Lê Lương Tề thì ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt từ
thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ lúa cây trên ruộng
từ sau đẻ - trỗ, chín sữa.

2
Báo cáo thực tập giáo trình

Trên mạ, triệu chứng thể hiện không đặc trưng như ở trên lúa, do đó cũng dễ
nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Chủ yếu vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở
mút lá hoặc mép lá mạ những vết dài ngắn khác nhau màu xanh vàng rồi nâu bạc,
lá dễ bị khô .
Trên lá lúa, triệu chứng bệnh thể hiện rõ hơn, tuy có thể biến đổi ít nhiều tuỳ
theo giống lúa và điều kiện bên ngoài nhưng nói chung vết bệnh có những đặc
điểm điển hình sau đây:
- Vết bệnh ở mép lá, mút lá lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân
chính, ở một số trường hợp vết bệnh có khi bắt đầu ở ngay giữa phiến lá.

- Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng hoặc thẳng, mô bệnh xanh tái,
vàng lục, cuối cùng cháy khô có màu nâu xám.

- Thông thường ranh giới giữa mô bênh với mô khỏe trên phiến lá rất rõ rệt.,
có giớ hạn theo đường gợn sóng vàng hoặc không vàng, có khi chỉ một đường
viền màu nâu sẫm, đứt quãng hay không đứt quãng.

Có thể căn cứ vào những đặc điểm triệu chứng trên để phát hiện bệnh. Tuy
nhiên nhiều khi vết bệnh quá cũ hoặc biến đổi quá nhiều theo giống và điều hiện
bên ngoài, nhất là ở mạ do vậy có thể nhầm lẫn với những hiện tượng khô đầu lá
sinh lý .

I.3. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa

I.3.1 Nguồn gốc của bệnh bạc lá lúa

3
Báo cáo thực tập giáo trình

Khi mới xuất hiện ở Nhật Bản, người ta cho rằng bệnh có nguồn gốc sinh lý,
do đất chua gây nên. Đến khi Takaishi (1908) và Boukara (1911) đã tìm thấy vi
khuẩn trong giọt dịch và lây bệnh lại được cho cây thì nguyên nhân gây bệnh đã
được giải đáp .

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã từng được
đặt nhiều cái tên khác nhau:

Pseudomonas oryzae Uyeda et Ishiyama hoặc Phytomanas oryzae Magrou

Xanthomonas campeitris p.v. oryzae

Xanthomonas kresek Schure

Xanthomonas oryzae (Ishiyama) Dowson

Hiện nay vi khuẩn này được biết đến với cái tên Xanthomonas oryzae.
Pv.oryzae (Ishiyama).

I.3.2. Nguyên nhân gây bệnh

I.3.2.1. Đ ặc điểm vi khuẩn bạc lá

Vi khuẩn hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở một đầu, kích thước 1-
2 x 0,5-0,9 µm, sống trên môi trường có khuẩn lạc hình tròn, màu vàng sáp, rìa
nhẵn, vi khuẩn nhuộm gram âm, không có khả năng khử NO3, không có dịch hoá
gelatin, không tạo ra NH3, indol, có khả năng tạo H2S.

Nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn sinh trưởng 26 – 30oC, nhiệt độ tối
thiểu 0 – 5oC, tối đa 40oC. Nhiệt độ gây chết là 53oC trong 10 phút, có thể sống
trong phạm vi pH 5,7 – 8,5, thích hợp nhất ở pH 6,8 – 7,2.

Vi khuẩn xâm nhiễm qua thuỷ khổng, lỗ khí ở trên mút lá và đặc biệt qua vết
thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt có màng nước ướt, vi khuẩn dễ

4
Báo cáo thực tập giáo trình

dàng di động tiến vào bên trong các lỗ khí, qua vết thương mà sinh sản nhân lên về
số lượng qua các bó mạch dẫn lan rộng đi.

Trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho việc phát triển của vi khuẩn, trên mặt lá
bệnh tiết ra những giọt keo vi khuẩn thông qua sự va chạm giữa các lá lúa nhờ
mưa gió mà truyền lan tới các lá, các cây khác để tiến hành lây nhiễm lặp lại trong
nhiều đợt sinh trưởng. Cho nên tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan
hẹp, song nó còn tùy thuộc vào mưa gió, giông bão xảy ra trong vụ mùa mà bệnh
có thể truyền lan với phạn vi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn với số lượng
nhiều, đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm bệnh sau những đợt mưa gió
vào cuối vụ lúa xuân và trong suốt vụ mùa ở nước ta.

I.3.2.2 Nguyên nhân gây bệnh

Về nguồn bệnh bạc lá, các tác giả Nhật Bản cho rằng nguồn bệnh tồn tại chủ
yếu trên một số cỏ dại họ Hoà thảo, nói cách khác một số cỏ dại là ký chủ phụ của
vi khuẩn X. oryzae.

Ở nước ta phát hiện thấy vi khuẩn hại trên lúa và trên các ký chủ cỏ dại, tàn
dư rơm rạ của cây bệnh, lúa chét, cỏ môi, cỏ lồng vực, cỏ gừng bò,…(Lê Lương
Tề, 1980) .

Mỗi vùng khác nhau thì cũng có sự khác nhau về thành phần và số lượng
chủng X.oryzae: Nhật Bản đã xác định được 5 chủng, Philippine đã xác định được
6 chủng, Indonesia đã xác định được 9 chủng, miền Bắc Việt Nam đã xác định
được 4 chủng với nhiều Isolates .

Về nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến một sô nguyên nhân chính sau:

- Một số giống mẫn cảm với bệnh bạc lá như một số giống tạp giao và một số
giống chất lượng.

5
Báo cáo thực tập giáo trình

- Do thời tiết nóng ẩm, mưa to gió lớn xảy ra trong thời kỳ lúa cần quang hợp
cao.

- Do biện pháp canh tác làm đất, cây lúa nhiễm bệnh vàng lá sau lập thu, bón
thêm phân cấp cứu vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non nên gặp mưa
dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.

- Bệnh thường mẫn cảm với lượng đạm dư trong lá, những ruộng bón đạm
nhiều, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối giữ đạm, lân và kaly, những ruộng
trũng hẩu dồn đạm cuối vụ, do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón không
đúng kỹ thuật.

I.3.3. Tác hại của bệnh bạc lá:

- Giảm diện tích quang hợp của lá


- Giảm khối lượng 1000 hạt
- Tăng tỷ lệ hạt lép
- Giảm 20- 50% năng suất
I.3.4. Con đường xâm nhập

6
Báo cáo thực tập giáo trình

7
Báo cáo thực tập giáo trình

I.4. Cơ sở khoa học của chọn giống kháng bệnh bạc lá lúa
Theo Viện bảo vệ thực vật thì cải tiến chế độ canh tác như: sử dụng phân
bón hợp lý, đảm bảo thời vụ gieo cấy, chế độ nước tưới hợp lý và sử dụng giống
chống chịu được coi là những biện pháp có hiệu lực phòng chống bệnh này. Trong
đó việc sử dụng giống chống chịu được coi là biện pháp hàng đầu và có hiệu quả
nhất để phòng trừ bệnh bạc lá lúa.
Bạc lá lúa xuất hiện ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới. Tuy nhiên hình
thức sinh sản đơn giản nhưng vi khuẩn bạc lá vẫn luôn chịu ảnh hưởng của các yếu
tố ngoại cảnh dẫn đến cấu trúc di truyền thay đổi, từ đó tạo ra rất nhiều bệnh cùng
tồn tại trên đồng ruộng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cấu trúc di truyền của vi
khuẩn là:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý, người nông dân vì thiếu hiểu
biết đã sử dụng một loại thuốc với liều lượng lớn và liên tục trên một ruộng sản
xuất, làm cho vi khuẩn lúc đầu có thể bị tiêu diệt nhưng sau đó chúng trở nên nhờn
thuốc và hình thành nòi mới kháng lại loại thuốc trên.
- Công tác nhập nội giống cây trồng thực hiện hậu kiểm dịch không chặt chẽ
làm cho vi khuẩn tồn tại trên hạt giống di chuyển từ vùng này sang vùng khác, tạo
ra sự đa dạng nòi và gây ra những khó khăn khôn lường.
- Hình thức canh tác đa dạng trồng nhiều giống lúa khác nhau (bao gồm cả
lúa thường và lúa lai) trên một vùng rộng lớn trồng lúa đã tạo ra môi trường ký chủ
phong phú, là điều kiện hình thành nên nhiều nòi vi khuẩn.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết thay đổi với những diễn biến phức tạp cũng là
một nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Do vậy, việc chọn giống chống bệnh bạc lá là rất khó.
Những năm 80 của thế kỷ XX, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã xác định bản
chất di truyền tính chống bệnh là do gen quy định. Điều này được khẳng định chắc

8
Báo cáo thực tập giáo trình

chắn nhờ vào những nghiên cứu của các nhà khoa học cùng những kỹ thuật hiện
đại.
Tính kháng của cây trồng là khả năng của cây làm giảm sự sinh trưởng và
phát triển của ký sinh sau khi có sự tiếp xúc của ký sinh với ký chủ được khởi phát.
Trong tính kháng của cây trồng có tính kháng dọc (kháng chuyên nòi) do đơn gen
kiểm soát và tính kháng ngang (kháng nhiều nòi) do một hoặc đa gen quyết định.
Giải thích cơ chế kháng, Flor (1956) đã đưa ra thuyết “gen đối gen”: mỗi một gen
quy định tính kháng của ký chủ thì có một gen đặc thù quy định tính gây bệnh của
ký sinh, trước hay sau thì nó cũng thắng gen của ký chủ và cây trồng tiếp tục tiến
hoá. Khi nghiên cứu bệnh bạc lá người ta nhận thấy hiện tượng ban đầu giống biểu
hiện tính kháng rất tốt ở một vùng trồng nhưng sau đó một vài năm thì giống này
lại trở nên nhiễm bệnh - người ta gọi đây là sự phá vỡ tính kháng (breakdown of
resistance) của một giống mà nguyên nhân là sự xuất hiện của chủng vi khuẩn mới
có độc tính cao hơn. Để kiểm soát sự phá vỡ tính kháng, một vài chiến lược chọn
tạo giống đã được đề xuất ví dụ sự đề xuất của Ezuka và Sakaguchi (1978) như
sau:
- Sử dụng giống chứa gen có tính kháng ngang.
- Tổ hợp tính kháng ngang từ tính kháng dọc bằng cách: Sử dụng giống
nhiều dòng (multiline) bao gồm một hỗn hợp các dòng đẳng gen, mỗi dòng có một
gen kháng dọc khác nhau nhưng đồng nhất về thời gian sinh trưởng, hình thái và các
thuộc tính khác; sử dụng luân chuyển các giống có các gen kháng dọc khác nhau. Sự
luân chuyển có thể diễn ra theo không gian hay theo thời gian; tập hợp một lượng đủ
lớn các gen kháng dọc trong một giống đơn . Thực hiện chiến lược này, nhà chọn
giống cần có thông tin chính xác về nguồn bệnh cũng như thông tin về sự di truyền
tính kháng của vật liệu tạo giống.

9
Báo cáo thực tập giáo trình

I.5. Chuyển gen kháng bệnh bạc lá


I.5.1. Nghiên cứu về gen kháng bệnh bạc lá
Cho đến tháng 6/2005 các nhà khoa học đã tìm ra 30 gen kháng bệnh bạc lá.
Các gen kháng được ký hiệu Xa1, Xa2, … Tính kháng bệnh có thể được quy định
bởi một gen đơn trội: Xa1, Xa2, Xa3, Xa4, ...; một gen đơn lặn xa5, xa8, xa13,
xa26, xa28, …; hoặc do hai gen kết hợp với nhau như Xa1/Xa4, Xa4/Xa7, ...
Hiện nay trong nghiên cứu đã sử dụng tới 10 dòng đẳng gen (dòng chỉ thị)
là: IRBB1, IRBB2, IRBB3, IRBB4, IRBB5, IRBB7, IRBB10, IRBB11, IRBB14,
IRBB21 chứa lần lượt các gen đơn chống bệnh Xa1, Xa2, Xa3, Xa4, xa5, Xa7,
Xa1, Xa11, Xa14, Xa21 [12].Các gen kháng nằm trên các nhiễm sắc thể (NST)
khác nhau: gen Xa1, Xa2, Xa12 nằm trên NST số 4, gen lặn xa5 nằm trên NST số
5, gen Xa7 nằm trên NST số 6, gen Xa15 nằm trên NST số 8, gen Xa9 nằm trên
NST số 10 và các gen Xa10, Xa21,Xa23, Xa3, Xa4 nằm trên NST số 11
R-gene Chro
Donor Chrom R-gene Donor
m
Xa1 Kogyoku 4 Xa16 Te-tep -
Xa2 Tetep 4 Xa17 Asominori -
Wase
Xa3 11 Xa18 IR24, Toynishiki -
Aikoku
Xa4 TKM6 11 xa19 XM5 -
Xa5 DZ192 5 xa20 XM6 -
Xa7 DV85 6 Xa21 O. longistaminata 11
Xa8 PI231129 7 Xa22(t) Zhachanglong -
Xa10 CAS 209 11 Xa23 Oryza rufipogon -
Xa11 IR8 - xa24(t) DV86 -
Xa12 Kogyoku 4 xa25 Nep Bha Bong To -
Xa13 BJ1 8 Xa26 Arai Raj -
Xa14 TN1 - xa27 Lota Sail -
Xa15 XM41 - Xa? Oryza minuta -

10
Báo cáo thực tập giáo trình

Tại Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI phát hiện gen kháng bệnh bạc lá
Xa21 ở loài lúa dại Oryzae longistaminata ( Khush et al 1989). Khác với sự nhận
diện của một gen khác, gen trội Xa21 kháng toàn bộ các chủng bạc lá tại Ấn Độ và
Philippin khi thử kiểm tra tính kháng bệnh (Ikeda et al 1990) .
Theo Khush và Kinoshita 1991, Kinoshita 1995, Lin et al 1996 cho rằng có
14 gen trội: Xa1, Xa2, Xa3, Xa4, Xa7, Xa10, Xa11, Xa12, Xa14, Xa16, Xa17,
Xa18, Xa21, và Xa22 và có 6 gen lặn xa5, xa8, xa15, xa18, xa19, xa20. Gen kháng
bệnh bạc lá được nhận biết tính kháng khác nhau .
Ở Trung Quốc đã chuyển gen kháng Xa21 vào dòng bố có khả năng phối hợp
tốt, trong đó có dòng bố Minghui 63 mang gen kháng bệnh bạc lá .
I.5.2 Đặc điểm di truyền tính kháng bệnh bạc lá
Năm 1961, Nishimura nghiên cứu về gen kháng bệnh, trong nghiên cứu ông
đã tìm ra tính kháng bạc lá do một gen trội kiểm soát. Năm 1968, Hen và cộng sự
đã nhận xét gen kháng bệnh bạc lá được kiểm soát bởi một gen trội không hoàn
toàn. Murty và Khush (1972) đã cho rằng gen kháng bạc lá được kiểm soát bởi một
gen lặn và đối với giống DZ192 gen kháng bệnh được kiểm soát bởi 2 gen lặn .
Sidhu et và cộng sự (1978) đã phân tích 74 giống lúa trồng và tìm ra 3 giống
DV85, DV86 và DZ275 mang một gen lặn là xa5 có tính kháng tốt như các gen
trội
Quy mô rộng lớn và lâu dài của các giống trồng với một gen đơn có thể phát
sinh mầm bệnh gây bệnh trở lại và làm cho tính kháng của đơn gen kháng giảm
dần. Như vậy nhóm gen kháng có thể làm cản trở sự xâm nhiễm của vi khuẩn bằng
nhóm gen kháng đặc hiệu xa5, xa13 và Xa21 trong trồng lúa. Ở quần thể vi khuẩn
có khả năng phát sinh những biến đổi chất độc từ hai hoặc nhiều nhóm nòi mới đã
làm ảnh hưởng đến nhóm gen kháng đặc hiệu. Khi chúng ta sử dụng một gen đơn

11
Báo cáo thực tập giáo trình

trội, nhóm gen kháng đặc hiệu đã được sử dụng trong phương pháp chọn giống từ
sử dụng đơn gen trội đến một nhóm gen kháng đặc hiệu .
Như vậy khi sử dụng nhiều gen kháng trong một giống lúa sẽ tạo nên tính
kháng ngang ổn định, trên qui mô rộng hơn so với khi chúng ta sử dụng một gen
kháng đơn lẻ.
- 1956 Flor đưa ra thuyết “gen đối gen” giữa vật chủ và nguồn bệnh
Đây là cơ sở để giải thích tính kháng bạc lá.

One pair
Pathogen genotypes
of loci
AA Aa aa
Host
rr + + +
genotypes
Rr - - +

RR - - +

I.5.3 Chuyển gen kháng bệnh bạc lá bằng phương pháp chọn lọc truyền thống
Dựa trên nguyên lý của phương pháp lai trở lại (Backcross) là một phương
pháp chọn lọc bởi vì toàn bộ quá trình lai bao hàm chọn lọc những cây theo kiểu
hồi quy (những tính trạng mong muốn của bố mẹ) .
I.5.4 Chuyển gen kháng bệnh bạc lá bằng ứng dụng công nghệ sinh học
Chuyển gen kháng vào một dòng lúa bố, mẹ triển vọng. Xu hướng hiện nay
là tạo ra các dòng đẳng gen ( Near Isogenic Line) có mang gen kháng sau đó lai
quy tụ gen kháng đó vào một nguồn vật liệu
Chọn lọc cá thẻ mang gen kháng bằng chỉ thị phân tử dòng đẳng gen mang
gen kháng và lai quy tụ gen kháng (Pyramid).

12
Báo cáo thực tập giáo trình

I.6 Phương pháp đánh giá tính kháng bạc lá


- Đánh giá khả năng kháng nhiễm bệnh bạc lá: Sau 18 ngày lây nhiễm bệnh
tiến hành đo chiều dài vết bệnh (cm) (từ vị trí cắt đến hết vết cháy lá), sau đó đánh
giá phản ứng với vi khuẩn gây bệnh theo phương pháp đo chiều dài vết bệnh của
Satoru.Taura (Nhật Bản) đề xuât mứcđộ kháng của các dòng giống theo bảng sau :
Chiều dài vết bệnh (cm) Phản ứng
<4 Kháng cao - High resistant (HR)
4 – 7,9 Kháng - Resistant (R)
8 – 11,9 Kháng vừa – Moderately resistant (MR)
12 – 17,9 Nhiễm - Suscepptible (S)
> 18 Nhễm cao - High susceptible (HS)

I.7. Định hướng nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai kháng bệnh bạc lá tại Việt
Nam
I.7.1. Những thành tựu trong chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc tại Việt Nam
- Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của Trường
Đại học nông nghiệp Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng
công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR đã
xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác nhau. Các dòng
chỉ thị IRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số các
chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá của Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng phục
hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai
24(103s/IRBB21), Việt Lai 24 so với đối chứng là Bồi Tạp Sơn Thanh, thời gian

13
Báo cáo thực tập giáo trình

sinh trưởng ngắn hơn từ 7-10 ngày, năng suất chấp nhận, thuộc nhóm cây bán lùn,
đặc biệt mang gen kháng bệnh bạc lá Xa21.
Như vậy, vấn đề giải quyết hạn chế tối đa sự gây hại của bệnh bạc lá bằng
phương pháp chuyển gen kháng bệnh vào dòng bố, dòng mẹ là hiệu quả nhất.
Chuyển gen trong chọn tạo giống lúa lai sử dụng các gen kháng trội Xa7, Xa21,
Xa3/7 và Xa4/5/13/21, dựa trên cở sở các gen này kháng được nhiều chủng bạc lá
tại vùng núi Trung du phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
I.7.2 Phương hướng sử dụng gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo giống lúa
lai hai dòng ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Trọng Thuỷ, các gen đơn trội Xa7, Xa21

và gen lặn xa5 có phản ứng kháng (R), kháng vừa (M) với tất cả 10 chủng vi khuẩn

X. oryzae gây bệnh bạc lá ở miền Bắc Việt Nam. Đây là ba gen Xa - gen kháng rất

có ý nghĩa trong việc sử dụng lai tạo, chọn lọc các giống lúa chống bệnh bạc lá.

Gen Xa4 kháng được các chủng Y3, Y4, Y5 và Y7. Gen Xa3 có phản ứng kháng

(R) chủng Y1. Gen Xa10 kháng được chủng Y2 và kháng vừa (M) chủng Y3.

Sự khác biệt lớn của các nhóm gen kháng bao gồm IRBB7, IRBB5, IRBB4

và IRBB21. IRBB7 kháng được các chủng nổi bật, IRBB5 kháng được hầu hết các

chủng đại diện. Kết quả nghiên cứu các dòng đẳng gen thu được các dòng chứa

gen Xa7, xa5 chống được hầu hết các chủng phân lập, tiếp đến Xa21, Xa4. Kết quả

cho thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng các gen này trong chương trình chọn

giống lúa chống bệnh bạc lá cho miền Bắc Việt Nam . Như vậy khi chúng ta cần sử

dụng gen trội Xa7, Xa21 có mặt trong dòng bố hoặc mẹ, con lai F 1 sẽ được thừa

14
Báo cáo thực tập giáo trình

hưởng tính kháng bệnh 100%. Trường hợp sử dụng gẹn lặn xa5 sẽ dùng trong chọn

tạo giống lúa thuần.

II. SỬ DỤNG GEN KHÁNG TRONG CHON GIỐNG


II.1. Để chuyển gen kháng vào bố, mẹ
Ta thực hiện lai quy tụ sử dụng dòng đẳng gen
- Dòng đẳng gen được tạo từ phương pháp chuyển gen kháng vào gen nền của
IR24.
- Một gen nền cần đảm bảo các điều kiện:
+ Không mang bất kì gen kháng bạc lá nào
+ Có đầy đủ các tính trạng tốt để cung cấp cho các nơi
+Nằm trong mô hình cấu trúc kiểu cây tương đối lý tưởng
- Kí hiệu dòng đẳng gen của viện nghiên cứu lúa Quốc tế:
IRBB1 = IR24 +Xa1
IRBB21 = IR24 + Xa21
IRBB7 = IR24 +Xa7
+ gen kháng Xa21 phát hiện trong lúa dại O.nivara. Vì vậy dùng O.nivara như
một thể cho và gen nền là IR24

Tổ chức lai:
Mẹ IR24 x Bố O.nivara

F1 Tự thụ

Đánh giá bằng maker phân tử


F2 Nhận biết được mã vạch của Xa21.
Lấy dạng đồng hợp tử
Sau đó lai lại với IR24

15
Báo cáo thực tập giáo trình

BC1F2(có 75% gen của IR24) MAS +BC


Cứ tiến hành như vậy cho tới đời BC6F2 khi đã có 99% gen của IR24 thì
cho tự thụ để chọn ra những cây có kiểu gen gần tới giống hoàn toàn IR24
Sau đó cho lây nhiễm nhân tạo để đánh giá, chú ý luôn sử dụng IR24 làm đối
chứng .
Sau khi đã tạo ra dòng đẳng gen có thể sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp với các
gen khác,
- dòng đẳng gen lai với dòng mong muốn chuyển gen kháng vào( sử dụng trực
tiếp).
ví dụ:chuyển gen Xa21 vào dòng TGMS-103S
103S x IRBB21
Như chúng ta đã biết dòng TGMS có khả năng kết hợp rộng được làm mẹ của
nhiều giống lúa lai sản xuất ở Việt Nam, giống lúa lai quốc gia đầu tiên ở Việt
Nam là việt Lai 20 được lai giữa dòng 103s với giống R20, cho ra con lai có năng
suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng không kháng được bạc lá do bố mẹ
của nó không mang gen kháng bạc lá.
Mục đích việc nghiên cứu là cải thiện tính kháng bạc lá của dòng mẹ 103s bằng
việc đưa vào gen Xa21.Là 1 gen trội biểu hiện tính kháng với 1 dãy rộng các
chủng bệnh bạc lá nhờ có MAS trong quá trình lai lạ

16
Báo cáo thực tập giáo trình

Sơ đồ tạo dòng 103S mang gen kháng bạc lá


TGMS 103S x IRBB21
( tms-103s) (Xa21)

TGMS 103S x F1

TGMS 103S x BC1F1 MAS và lai lại

TGMS 103S x BC2F1 MAS và lai lại

BC3F1 MAS và tự thụ

BC3F2 MAS và tự thụ

BC3F3 lây nhiễm thử BB


TGMS-103S có gen Xa21
Nhờ có sơ đồ lai này mà đã tạo ra giống R20 kháng bạc lá tại Việt Nam.
- Kết hợp với các gen khác:
IRBB7 x IRBB21
IRBB 21/7 có tính kháng rộng hơn

17
Báo cáo thực tập giáo trình

II.2. Một số dòng đẳng gen hiện có trên thế giới:

18
Báo cáo thực tập giáo trình

Các dòng đẳng gen đã được ứng dụng ở Việt Nam:

19
Báo cáo thực tập giáo trình

Isolaions
NILs và lai
Xa-gene
quy tụ HAU02008-1 HAU02009-2 HAU020010-2 HAU01043

IRBB2 Xa1/Xa2 MS HR HR HR

IRBB3 Xa3 S HR HR HR

IRBB4 Xa4 S HR HR HR

IRBB7 Xa7 R HR HR HR

IRBB10 Xa10 S HR HR HR

IRBB11 Xa11 MR HR HR HR

IRBB14 Xa14 R HR HR HR

IRBB21 Xa21 HR HR HR HR

IRBB3/7 Xa3/Xa7 MR HR HR HR

IRBB4/7 Xa4/Xa7 MR HR HR HR

IRBB3/10 Xa3/Xa10 MR HR HR HR
Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Hoan 2003

II.3.Xu hướng sử dụng các dòng đẳng gen và lai quy tụ


 Kết hợp nhiều gen trong 1 dòng.

20
Báo cáo thực tập giáo trình

 Lai quy tụ các gen Xa4, Xa7, xa5, xa13 và Xa21

Race
NIL/ Pyramid
1 3 9 10

IR24 S S S S

Xa4 R S S R

xa5 R R R Thị R

Xa7 I R I R

Xa 21 R R R R

Xa4/xa5/Xa7 R R R R

Xa4/Xa7/Xa21 R R R R

xa5/Xa7/Xa21 R R R R

Xa4/xa5/Xa7/xa13/Xa21 R R R R

II.4.Sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cá thể

21
Báo cáo thực tập giáo trình

Để chọn lọc cá thể mang gen kháng một cách chính xác và nhanh chóng chúng
ta phải dùng chỉ thị phân tử xác định sự có mặt của gen kháng và kiểm tra hệ gen
trong con lai

- Đối với việc chuyển gen kháng bạc lá vào dòng TGMS (103s) ta cũng sử
dụng Maker phân tử:
Chỉ thị phân tử của Xa21 có các đoạn mồi đặc trưng là M1Xa21, M2Xa21,
M3X21
+ M1X21: 5’- GGTGTTTTCTGCTCTACACTGC-3’ và 5’-
CGAATCCTGTTTGTGTTCATTG-3’
+ M2Xa21, 5’ TCCAGCCTTTGCATCTATCA 3’ và 5’-
CCCAACGCCATA-3’
+M3Xa21,5’-TGGAGCAATAAAA-3’ và 5’-
TACCGATGGTCAATTGCAGA-3’.

M1 Xa21 là chỉ thị đồng trội, sử dụng để chọn lọc cây dị hợp mang gen Xa21.
Các chỉ thị phân tử trội là M2Xa21 và M3Xa 21 đại diện cho các gen tương ứng
của IRBB21 và 103s sử dụng để nhận biết đồng hợp của Xa21 tương ứng trên cây.
Chỉ thị SSR là RM6294 và RM 3294 chúng liên kết với locus tgms (tms-
103s)và sử dụng cho MAS của tms-103s. WAS( whole genome survey) của
BC3F1 và BC3F2 được sử dụng phổ biến với 74 maker SSr lien tục trong hệ
gen của lúa

22
Báo cáo thực tập giáo trình

II.5.Sử dụng chỉ thị phân tử để xác định trình tự và khoảng cách di truyền:
Distance
Chrom Linked marker References
Gene (cM)
Xa3 11 RM144 - Carrillo et al

Xa4 11 Npb181j 1.7 Ma Bo-Jun et al, 1999

Xa5 5 RG556 0-1 McCouch et al, 1991

Xa7 6 P5 0 Porter et al.

xa13 8 RG136 3.8 Zhang et al, 1996


0-1,
Xa21 11 pTA248, Kinase domain Ronald et al, 1992
0

Các gen Xa3, Xa4, Xa21 thuộc NST số 11, Xa 5 ở NST số 5, Xa7 ở NST số 6, Xa
13 ở NST số 8 nhờ chỉ thị phân tử mà xác định được khoảng cách di truyền.

II.6.Sử dụng chỉ thị phân tử xác định các đột biến trên vi khuẩn
Đột biến đoạn avr Xa7 PXO2684 (Race 9c)

23
Báo cáo thực tập giáo trình

BamHI BamHI

NLS AD

1 kb

WT PXO1865(r3) nt GAA TTC GAA GCC CGC TAC GGA


& PXO0314(r9b) aa E F E A R Y E
MT PXO2684(r9c) nt GAA TC GAA GCC CGCGG GGA
aa E C E AT R
E L G

Nhờ sử dụng chỉ thị phân tử mà các chủng đột biến làm mất hiệu lực của gen
kháng dễ dàng được phát hiện. Như vậy bất kì sự biến đổi nào của các chủng gây
bệnh cũng được phân tích rõ rang, chính xác nhờ chỉ thị phân tử để từ đó có các
biện pháp ứng phó kịp thời

*Dùng phản ứng RFLP để xác định bản đồ gen Xa3, Xa4

24
Báo cáo thực tập giáo trình

25
Báo cáo thực tập giáo trình

III.PHƯƠNG PHÁP LÂY NHIỄM VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG


Đánh giá vật liệu chọn giống là 1 khâu quan trọng và không thể thiếu được
trong công tác chọn giống. Việc đánh giá vật liệu chọn giống cần khách quan, khoa
học, chính xác nhằm phát hiện ra ưu, khuyết điểm của vật liệu chọn giống. Phương
pháp đánh giá càng khoa học, chính xác và khách quan bao nhiêu thì công tác chọn
giống càng nhanh chóng thu được kết quả bấy nhiêu. Sau khi chuyển gen kháng
vào 1 dòng bố mẹ triển vọng (vật liệu chọn giống) thì chúng ta tiến hành đánh giá
tính kháng bạc lá của dòng đó.
III.1. Phương pháp phân lập nuôi cấy và bảo quản vi khuẩn

III.1.1. Phương pháp phân lập đơn khuẩn lạc


Bước 1: chọn mẫu lá có triệu chứng bệnh còn tươi mới
Bước 2: cắt mẫu bệnh bạc thành 4-5 mẫu nhỏ khoảng 2-5cm, chọn đoạn tiếp
giáp giữa mô bệnh và mô khỏe vì đây là đoạn chứa nhiều vi khuẩn.
Bước 3: khử trùng mẫu bệnh bằng cồn 700 tròng vòng 10 giây, sau đó
chuyển sang khử trùng bằng nước Javen 3%
Bước 4: Rửa sạch mẫu lá nhiễm bệnh3 lần bằng nước vô trùng.
Bước 5: chế tạo dùng dịch mẹ nghiền giã nhỏ mẫu bệnh bằng cối chày sứ rồi
bổ sung 1ml nước cất vô trùng vào, sau đó lấy 100ml vi khuẩn này vào ống nghiệm
có 9ml nước cất vô trùng để thu được dung dịch vi khuẩn pha loãng lần 1. Sau đó
lây 1ml vi khuẩn pha loãng lần 1 vào ống nghiệm 9ml nước cất vô trùng ta được
dung dịch vi khuẩn pha loãng lần 2. Tiếp tục lấy 1ml dungg dịch vi khuẩn lần 2
cho vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất vô trùng ta thu được dung dịch pha loãng
lần 3.
Bước 6: Cấy vi khuẩn : Lấy 1 vòng que cấy dung dịch lá bệnh trong ống
nghiệm, cấy sang đĩa Petri đã có môi trường Wakimoto. Dùng que cấy dàn đều
khắp mặt đĩa. Đặt đĩa Petri đã có vi khuẩn vào trong tủ định ôn nuôi cấy ở nhệt độ
280C, theo dõi sự phát triển của vi khuẩn sau 24-36-48-60 giờ.

26
Báo cáo thực tập giáo trình

Bước 7: Tách đơn khuẩn lạc: Theo dõi vi khuẩn trong 24h-72h thấy khuẩn
lạc mọc thì dùng que cấy tách cẩn thận từng khuẩn lạcos dạng tròn nhỏ, bề mặt ướt
cong có màu nhạt sang đĩa Petri đã có môi trường Wakimoto. Cấy 6-8 khuẩn lạc
trên 1 đĩa theo đường zic zac rồi đem nuôi cấy ở nhiệt độ 280C.
III.1.2 . Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn
Môi trường nuôi cấy là môi rường Wakimoto
Thành phần môi trường nuôi cấy
Khoai tây : 300g
Đường saccarosa: 15g
Pepton :5g
NaHPO4.12H2O 2g
Ca(NO3)24H2O 0.5g
Agar 17g
Nước cất 1000ml
pH 6.8-7
cáh nấu : Khoai tây gọt vỏ cắt lát mỏng , cho nước cất vào đun sôi 30 phút, lọc lấy
nước ở 4 lớp vải màn cho thêm hóa chất cần thiết như đường, muối, Agar,Pepton
vào cho thêm nuocs cất cho đủ 1 lít dùng que khuấy đều. Đun sôi trong lò vi sóng
cho môi trường thật trong sau đó tùy theo ý định mà làm:
- nếu đổ môi trường sang ống nghiệm ( mỗi ống 9-10ml) đậy nút đem hấp
khử trùng ở 1210C trong 20 phút, sau đó đem ra tạo thạch nghiêng.
- nếu đổ môi trường sang đĩa Petri: Môi trường sáu khi nấu chín từ lò vi
sóng được đổ sang bình tam giác, đậy kín bằng giấy bạc đem khử trùng ở 1210C
trong 20 phút . Đĩa Petri được sấy trong tủ sấy ở 1610C trong vòng 180 phút. Đổ
môi trường vào đĩa, sau đó bật tia UV và đợi môi trường nguội đem cất vào trong
tủ lạnh.

27
Báo cáo thực tập giáo trình

III.1.3. Bảo quản vi khuẩn


*Bảo quản trong môi trường sữa Skim- milk:
- Thành phần : Skim-milk: 10g; mì chính 1.5g; nước cất 100ml, dùng máy
khuấy đều rồi dùng xilanh chia môi trường vào ống nghiệm nhỏ ( 1ml/ ống), sau
đó hấp ở 1210C trong 20 phút.
- Tiến hành : lấy 1-2 vòng que cấy vi khuẩn đã được nuôi cấy trong môi
trường trong vòng 48 giờ trong ống nghiệm chứa môi trường, dùng máy khuấy
Votrex khuấy đều sau đó bảo quản ở tủ lạnh sâu (-300C)
* Bảo quản trong môi trường Paraphin
Lấy vi khuẩn cấy trong môi trường thạch nghiêng ngắn , nuôi trong tủ định
ôn và bảo quản ở nhệt độ phòng rồi sấy ở nhiệt độ 1600C trong 3 giờ

III.2. Phương pháp lây nhiễm:

* Chế tạo dung dịch vi khuẩn gây bệnh: vi khuẩn đã được bảo quản ở -300C tiến
hành nuôi cấy trên môi trường Wakimoto ở 280C trong 72 giờ. Lấy 3 vòng que cấy
vi khuẩn pha vào 10ml nước cất vô trùng để tạo thành dung dịch vi khuẩn có mật
độ 108 CFU/ml
* Phương pháp lây nhiễm nhân tạo
- Các bước tiến hành:
+ Trước xác định bệnh tiến hành lây thử lên dòng mẫn cảm là R24 để thử
độc tính của vi khuẩn sau bảo quản. Các nguòn bệnh (Isolates) được thu thập từ
các vùng sinh thái khác nhau, ở 1 vùng sinh thái chia ra các tiểu sinh thái, 1 tiểu
sinh thái lấy ở các giống nhiễm.
+ Tạo dung dịch lây nhiễm: Sau 48h vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường
Wakimoto mọc. Khi đó ta lấy 1 vòng vi khuẩn (các khuẩn lạc có hình dạng tròn,
nhẵn bóng, lồi lên, kích thước 1 – 2 mm, màu vàng chanh, là đặc trưng khuẩn lạc
của vi khuẩn Xanthomonnas oryzae) hòa với 10 ml nước tạo dung dịch có nồng độ
vi khuẩn từ 108- 109/ 1 ml nước. Đem dung dịch đó đi lây nhiễm.

28
Báo cáo thực tập giáo trình

+ Tiến hành quá trình lây nhiễm trên các dòng đính đánh giá khả năng kháng
bạc lá. Quá trình lây nhiễm được tiến hành trước trỗ 18 ngày, lúa đã xuất hiện lá
đòng.
● Dụng cụ lây nhiễm:
* Các chủng vi khuẩn đã được tạo ở trên. Hiện nay ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ sử dụng chủ yếu 3 chủng vi khuẩn có độc tính cao do viện nghiên cứu lúa tạo
ra, đó là: Race 5( chủng màu đỏ), Race 12( chủng màu hồng), Race 15( chủng màu
xanh).
* Kéo đã hấp khử trùng đựng trong hộp kín.
* Cồn khử trùng.
* Dây buộc với các màu khác nhau. Thông thường chúng ta sử dụng 3 màu,
đó là: màu xanh, màu hồng, màu đỏ.
● Tiến hành buộc dây, đánh dấu các các cây định lây nhiễm vi khuẩn.
* Chúng ta phải tiến hành buộc dây trước khi lây nhiễm
* Mỗi dòng buộc dây trên 10 khóm đê lây nhiễm. Chọn những khóm có
nhiều nhánh nhất để tiến hành lây nhiễm.
* Trong mỗi khóm, tuỳ từng số lượng chủng vi khuẩn định lây nhiễm mà
chia nhóm thành các phần bằng nhau, sau đó buộc dây để đánh dấu, mỗi 1 phần
buộc 1 dây màu khác nhau, mỗi 1 màu dây tương ứng với một chủng vi khuẩn. Ví
dụ như chúng ta sử dụng 3 chủng vi khuẩn Race 5, Race 12, Race 15 thì chia 1
khóm thành 3 phần bằng nhau buộc 3 loại dây xanh( Race 15) , đỏ( Race 5),
hồng( Race 12). Nếu khóm lúa có 10 nhánh chia ra 3:3:4 để buộc dây. Trong quá
trình buộc dây, đảm bảo mỗi nhóm màu phải có tối thiểu 3 lá trên một khóm không
sâu bệnh, không gẫy...để tiến hành lây nhiễm.
● Thao tác lây nhiễm
* Bước 1: Khử trùng tay bằng cồn.
* Bước 2: Lấy kéo và lọ đựng vi khuẩn. Một kéo chỉ được nhúng vào 1 lọ vi
khuẩn, nếu muốn nhúng sang lọ khác thì chúng ta phải thay keo mới khác.
* Bước 3: Lắc mạnh ống vi khuẩn trước khi mở lắp để lây, tay thuận cầm
kéo, tay trái cầm ống nghiệm. Nhúng đầu kéo vào dung dịch vi khuẩn, rút kéo, giữ
cho kéo nằm ngang để dung dịch vi khuẩn không rơi xuống, mở kéo, cắt phần trên
chóp của lá lúa( 2-5cm). Nhúng lại kéo vào dung dịch vi khuẩn sau khi cắt được 2-
3 lá.
●1 số chú ý khi tiến hành lây nhiễm nhân tạo là:
* Không được làm đổ vi khuẩn ra ruộng, không bỏ sót lá, không cắt nhầm lá
buộc dây màu khác

29
Báo cáo thực tập giáo trình

* khi dung dịch chỉ còn ¼ ống thì đổi lấy ống vi khuẩn khác cùng loại. Nếu
đổi cắt sang ống màu khác thì cần khử trùng lại tay trước, và dùng kéo sạch khác
để lây nhiễm.
* Nếu phát hiện cắt nhầm sang lá của nhóm màu khác, lập tức huỷ bỏ lá vừa
cắt.
Tùy vào điều kiện thời tiết mà các dòng sinh trưởng nhanh hay chậm khác
nhau mà chúng ta tiến hành lây nhiễm 1 đợt hay nhiều đợt khác nhau. Nếu điều
kiện thời tiết ban đầu không thuận lợi thì 1 số dòng sinh trưởng, phát triển chậm,
không đủ số nhánh và số lá để lây nhiễm đợt 1 thì tiến hành lây nhiễm bệnh ở đợt
2. Hoặc sau 10-12 ngày quan sát không thấy vi khuẩn ăn vào lá phải tiến hành lây
nhiễm lại

III,2 Đánh giá bạc lá


*Hệ thống đánh giá trong nhân dòng trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng

Greenhouse test Field test (Breeding lines)


Chiều dài lá
Miêu tả Điểm % DLA Miêu tả
nhiễm (cm)
0-5 R 1 1-5 R
>5-10 MR 3 6-12 MR
>10-15 MS 5 13-25 MS
>15-20 S 7 26-50 S
>20 HS 9 >50 HS

*Đo vết bệnh: Sau 18 ngày lây nhiễm, tiến hành đo chiều dài vết bệnh( từ vị trí cắt
đến hết vết cháy lá) theo phương pháp do GS. Satoru. Taura ( Nhật Bản) đề xuất
xác định mức độ kháng của các dòng giống theo bảng sau:

Chiều dài vết bệnh(cm) Phản ứng


<4 Kháng cao- High resistant ( HR)
4-8 Kháng- Resistant ( R)

30
Báo cáo thực tập giáo trình

8-12 Kháng vừa- Moderately resistant (MR)


12-18 Nhiễm- Susceptible (S)
>18 Nhiễm cao- High susceptible

+ Sau khi đánh giá mức độ kháng của các dòng giống, chúng ta tiến hành so sánh
giữa các dòng tham gia thí nghiệm, và so sánh với các dòng đối chứng. Từ đó rút
ra các dòng có triển vọng để tham gia qua trình chọn giống.
Ở đây chúng ta sử dụng 2 dòng đối chứng:
● Dòng đối chứng chuẩn nhiễm: Thường là dòng IR24, đây là dòng lúa của
viện nghiên cứu lúa không chứa gen kháng bạc lá.
● Dòng đối chứng chuẩn kháng: Tuỳ theo từng chủng vi khuẩn mà có dòng
đối chứng chuẩn khác nhau. Có các dòng đối chứng chuẩn kháng như IRBB21,
IRBB5, IRBB7. Trong đó IRBB21 được sử dụng chủ yếu nhất, đây là dòng IR24
được chuyển gen kháng bạc lá Xa-21.
Như vậy qua phương pháp lây nhiễm nhân tạo chúng ta có thể đánh giá được tính
kháng bạc lá của vật liệu chọn giống, ở đây chủ yếu là các dòng bố R. Từ đó chúng
ta có được các vật liệu chọn giống tốt, có tính kháng bạc lá cao, phục vụ cho công
tác chọn tạo giống lúa có tính kháng bạc lá và có năng suất khá. Đây là 1 trong
những hướng chọn tạo giống lúa ở miền Bắc nước ta.

31
Báo cáo thực tập giáo trình

Một số kết quả đánh giá tính kháng bạc lá tại viện nghiên cứu lúa trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội

312.HAU07068- 331.HAU07069- 339.HAU07069-


STT Dòng lúa Xa-gen
6 13 21

1 IR24 None 24.1 18.3 17.2

2 IRBB1/4 Xa1/4 13.0 18.0 15.8


3 IRBB1/5 Xa1/5 1.8 2.3 1.9
4 IRBB1/7 Xa1/7 0.9 1.5 1.1
5 IRBB1/10 Xa1/10 18.4 17.4 16.9

6 IRBB1/11 Xa1/11 23.2 18.7 19.9

7 IRBB3/7 Xa3/7 0.5 1.4 2.1


8 IRBB3/10 Xa3/10 13.2 14.5 13.9
9 IRBB4/5 Xa4/5 2.9 2.6 2.7
10 IRBB4/7 Xa4/7 3.5 2.7 1

11 IRBB4/10 Xa4/10 15.5 15.5 19.1

12 IRBB4/11 Xa4/11 17.7 18.8 21.5


13 IRBB5/7 Xa5/7 0.2 0 0
14 IRBB5/10 Xa5/10 2.1 2.2 2.8
15 IRBB5/11 Xa5/11 1.7 2.7 1.9

16 IRBB7/10 Xa7/10 0.5 5.5 1.2

17 IRBB4/5/13 Xa4/5/13 0.8 0,3 1.0

18 IRBB4/5/13/21 Xa4/5/13/21 1.3 1.3 1.2

32
Báo cáo thực tập giáo trình

Chiều dài vết bệnh trung bình của 17 dòng lúa đa gen Xa với race5 vi khuẩn X.
oryzae

331.HAU07069- 339.HAU07069-
STT Dòng lúa Xa-gen 312.HAU07068-6
13 21

1 IR24 None S S S

2 IRBB1/4 Xa1/4 S S S

3 IRBB1/5 Xa1/5 R R R

4 IRBB1/7 Xa1/7 R R R

5 IRBB1/10 Xa1/10 S S S

6 IRBB1/11 Xa1/11 S S S

7 IRBB3/7 Xa3/7 R R R

8 IRBB3/10 Xa3/10 S S S

9 IRBB4/5 Xa4/5 R R R

10 IRBB4/7 Xa4/7 R R R

11 IRBB4/10 Xa4/10 S S S

12 IRBB4/11 Xa4/11 S S S

13 IRBB5/7 Xa5/7 R R R

14 IRBB5/10 Xa5/10 R R R

15 IRBB5/11 Xa5/11 R R R

16 IRBB7/10 Xa7/10 R R R

17 IRBB4/5/13 Xa4/5/13 R R R

18 IRBB4/5/13/21 Xa4/5/13/21 R R R

33
Báo cáo thực tập giáo trình

Phản ứng của 17 dòng lúa đa gen Xa với race 5 vi khuẩn X.oryzae ( nguồn : Nguyễn
Văn Thạch –BVTV49C)

C. KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng dòng đẳng gen về cơ bản chúng ta đã thành công trong chuyển
gen Xa kháng BB vào trong dòng TGMS 103S, 135S là cơ sở cho việc tạo ra các
giống lúa lai hai dòng kháng bạc lá. Hiện nay khi Xa 7 đang mất dần tính kháng thì
việc nghiên cứu, sử dụng các gen kháng khác là việc làm tất yếu.Ở Việt Nam đang
sử dụng Xa21 có khả năng kháng cao với đa dạng các chủng bạc lá. Đồng thời
cũng cần kết hợp nhiều gen kháng với nhau để tăng hiệu quả và tính bền vứng của
gen kháng.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn tạo giống đã rút ngắn thời gian
nghiên cứu và làm tăng độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Nếu trước đây
khi chưa có CNSH, chỉ có thể đánh giá qua kiểu hình vừa mất thời công sức và
không chính xác thì nay nhờ công nghệ sinh học mà khi muốn chuyển gen kháng
nhanh hơn cách làm truyền thống chỉ 2-3 năm
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong cuộc chiến chống lại BB với
các giống VL24, VL50,… Và sẽ có nhiều giống khác ra đời vừa có năng suất cao,
chất lượng khá tốt và có khả năng kháng bệnh cao.
Ngoài lúa lai thì việc chuyển gen kháng bạc lá vào lúa thuần cũng được quan tâm.
Giống lúa thuần đã chuyển gen kháng bạc lá: BắcThơm7, tạo ra giống lúa Bắc
Thơm.BB có chất lượng không kém gì Bắc Thơm lại có khả năng kháng bạc lá.

34
Báo cáo thực tập giáo trình

D. KIẾN NGHỊ
- Tổ chức nhân và bảo quản các dòng NILs
- Tổ chức lai quy tụ kết hợp các gen kháng, tăng sức kháng với BB
- Tổ chức nghiên cứu tìm kiếm các gen kháng trong loài lúa dại.
- Thường xuyên kiểm tra sự biến đổi cấu trúc của các chủng vi khuẩn
- Thường xuyên kiểm tra hiệu lực kháng của các gen kháng.

35
Báo cáo thực tập giáo trình

Tài liệu tham khảo:


1. Giáo trình Chọn giống cây trồng – NXB Giáo dục năm2000, PGS.TS.
Nguyễn Văn Hiển
2. Giáo trình Chọn giống cây trồng – NXB Nông Nghiệp Hà Nội-2005,
PGS.TS.Nguyễn Đình Hoà, PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, PGS.TSVũ Văn
Liết.
3. TARC Report – Reaction of rice cultivars resistant to Japanese and

Phillippine races of Xanthomonas campertris pv. Oryzae.


4. Kosabi DD: the estimation of map distance from recombination values . Ann
Eugenet 12: 172-175 (1944)
5. Nelson RJ, Baraoidan MR,vera Cuz CM, Yap IV, linker map of rice (1993)

6. Report of Deverlopment of new thermo-sensitive genetic male sterility line

with bacterial blight resistance by mocular maker-assisted selection, Nguyễn


Văn Hoan, Vũ thị Thu Hiền.
7. web: scientist crop.com
Googgle.com with keyword: “bacterial blight resistance” and “ maker
of rice”
8. Giáo trình bệnh cây-NXB nông nghiệp
9. Huang, N , Angeles.E R, Domingo,J,Magpantay, G.,Singh, S.,Zhang,G.,
Kumaravadivel,N.,Benett.J., Khush, G.S (1997) Pyramiding of bacterial

36
Báo cáo thực tập giáo trình

blight resistant and Bamatis quanlity characteristics by phenoltypic and


molercular maker-assisted selection in rice.

Nhóm sinh viên thực hiện :


Nguyễn Việt Cường
Tạ Thị Mai Hiên
Đỗ Trung Hiếu
Nguyễn Thị Mai
Trần Thị Nguyệt
Nguyễn Hữu Tấn
Ngô Thị Thảo
Trần Thị Thêu

37
Báo cáo thực tập giáo trình

38

You might also like