You are on page 1of 6

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày …… tháng …… năm 2010

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH ĐÀO TẠO: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Tên học phần: LUẬT NGHỀ CÁ

Mã số: 77832

2. Loại học phần : lý thuyết

3. Trình độ sinh viên năm thứ: 3

4. Số tín chỉ: 2
Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết: 26 tiết
+ Thảo luận: 03 tiết; Kiểm tra 01 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không

6. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong, sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về pháp luật
liên quan đến công tác quản lý phát triển bền vững ngành thủy sản nói chung và
nuôi trồng thủy sản nói riêng, bao gồm: luật thủy sản, pháp lệnh thú y, quy định
thanh tra thủy sản.

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Nội dung học phần gồm những quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản; khai thác thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt
động thủy sản; chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản; hợp tác quốc tế về các hoạt
động thủy sản; khen thưởng và xử lý vi phạm.... Trên cơ sở đó giáo dục ý thức
khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản mang tính chất phát triển bền vững.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:

ĐCCTHP- BM THỦY SẢN – LUẬT THỦY SẢN/01 Trang 1/6

BM-QTGD-01/02
- Tự nghiên cứu trước tại nhà (các tài liệu tham khảo).
- Dự lớp để nắm vững các nội dung quan trọng của từng bài.
- Phân chia nhóm giải quyết các tình huống trong giờ thảo luận.

9. Tài liệu học tập:

- Luật Thủy sản năm 2003

- Pháp lệnh thú y 2004

- Nghị định của chính phủ số 191/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm


2004 về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của
Việt Nam

- Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản

- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ

- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ
về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

- Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính


phủ Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2006 sửa đổi, bổ


sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của
Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

- Nghị định của chính phủ số 107/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005
về tổ chức và hoạt động của thanh tra thuỷ sản

- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ
về Khuyến nông, Khuyến ngư

- Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính


phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên
các vùng biển

- Quyết định số: 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ
sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

ĐCCTHP- BM THỦY SẢN – LUẬT THỦY SẢN/01 Trang 2/6

BM-QTGD-01/02
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

10.1. Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: 40%


- Một bài kiểm tra thường xuyên Hệ số 1

- Nhận thức, thái độ tham gia thảo luận: Hệ số 1


- Thi giữa học phần Hệ số 2
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số 60%
10.3. Điểm học phần, tính theo công thức:

Trong đó:
DHP : điểm học phần DQT : tổng điểm quá trình
NHS: tổng hệ số quá trình: 4 DKTHP : điểm thi kết thúc học phần
x%: trọng số điểm quá trình y%: trọng số của điểm thi kết thúc học phần

11. Thang điểm10 (từ 0 đến 10).


Điểm học phần, điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc HP được làm
tròn đến một chữ số thập phân.
12. Hình thức thi kết thúc học phần:
+ Tự luận x + Trắc nghiệm
+ Vấn đáp + Tiểu luận
+ Bài tập lớn + ……………
13. Thời gian thi :

60 phút x 90 phút 120 150 180 ......phút


phút phút phút

14. Nội dung chi tiết học phần phân theo tuần:

1. Khái quát chung về Luật Thủy sản


2. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
3. Khai thác thuỷ sản
4. Nuôi trồng thuỷ sản
5. Tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản
6. Chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản
7. Pháp luật về kinh doanh một số ngành nghề thủy sản

ĐCCTHP- BM THỦY SẢN – LUẬT THỦY SẢN/01 Trang 3/6

BM-QTGD-01/02
8. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
9. Hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
10. Pháp luật về thú y

Tuần 1: (2 tiết)
Bài 1: Khái quát chung về Luật Thủy sản
1. Sự cần thiết ban hành Luật Thủy sản
2. Ðối tượng, phạm vi áp dụng
3. Sở hữu nguồn lợi thủy sản
4. Nguyên tắc hoạt động thủy sản
5. Phát triển thủy sản bền vững
6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản

Tuần 2: (2 tiết)

Bài 2: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản


1. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
2. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản
3. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
4. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Tuần 3: (2 tiết)
Bài 3: Khai thác thuỷ sản
1. Nguyên tắc khai thác thủy sản
2. Khai thác thủy sản xa bờ
3. Khai thác thủy sản ven bờ
4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản

Tuần 4: (2 tiết)
Bài 4: Nuôi trồng thuỷ sản
1. Điều kiện nuôi trồng thủy sản
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
3. Giao, cho thuê, thu hồi đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản
4. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi
trồng thủy sản
5. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản
6. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
7. Thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
8. Phòng trừ dịch bệnh thủy sản

ĐCCTHP- BM THỦY SẢN – LUẬT THỦY SẢN/01 Trang 4/6

BM-QTGD-01/02
Tuần 5: (2 tiết)
Bài 5: Tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản
1. Phát triển tàu cá
2. Ðóng mới, cải hoán tàu cá
3. Ðăng kiểm tàu cá
4. Ðăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
5. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
6. Chợ thủy sản đầu mối

Tuần 6: (2 tiết)
Bài 6: Chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản
1. Chế biến thuỷ sản
2. Bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
3. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản

Tuần 7: (2 tiết)
Bài 7: Pháp luật về kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
2. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh thuỷ sản phải có giấy phép

Tuần 8: (2 tiết)
* Thảo luận
* Kiểm tra 1 tiết

Tuần 9: (2 tiết)
Bài 7: Pháp luật về kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (tiếp theo)
3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thuỷ sản
4. Thanh tra, kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh; khiếu nại, tố cáo;
khen thưởng và xử lý vi phạm.

Tuần 10: (2 tiết)


Bài 8: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
1. Những quy định chung
a) Phạm vi điều chỉnh
b) Đối tượng và nguyên tắc xử phạt
c) Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
d) Thời hiệu xử phạt

Tuần 11: (2 tiết)


Bài 8: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (tiếp theo)

ĐCCTHP- BM THỦY SẢN – LUẬT THỦY SẢN/01 Trang 5/6

BM-QTGD-01/02
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, hình thức xử
phạt và mức xử phạt
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
b) Vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản và quản lý tàu cá
c) Vi phạm các quy định về nuôi trồng thuỷ sản
d) Vi phạm các quy định về chế biến, kinh doanh, thu gom, bảo quản vận
chuyển thuỷ sản, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản.
e) Vi phạm các quy định về ngành nghề dịch vụ thuỷ sản
f) Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thuỷ sản

Tuần 12: (2 tiết)


Bài 9: Hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
1. Nguyên tắc hợp tác, quốc tế về hoạt động thuỷ sản
2. Phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
3. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam
4. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam

Tuần 13: (2 tiết)


Bài 10: Pháp luật về thú y
1. Những quy định chung
2. Phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ
sinh thú y
4. Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
5. Hành nghề thú y
6. Thanh tra, giải quyết tranh chấp

Tuần 14: (2 tiết)


* Thảo luận

Tuần 15: (2 tiết)


* Ôn tập

Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên
sẽ được giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA BAN GIÁM HIỆU

Nơi nhân:
- P. ĐT (file + bản in);
-Lưu: VP khoa (file + bản in).
ĐCCTHP- BM THỦY SẢN – LUẬT THỦY SẢN/01 Trang 6/6

BM-QTGD-01/02

You might also like