You are on page 1of 5

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày 01 tháng 01 năm 2010

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH ĐÀO TẠO: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Tên học phần: NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG


Mã số: 77862
2. Loại học phần: Lý thuyết
3. Trình độ sinh viên năm thứ: 3
4. Số tín chỉ: 2
Phân bổ thời gian:
+ Lên lớp: 26 tiết
+ Thảo luận: 4 tiết
+ Thực hành, thí nghiệm: 0 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Không
6. Mục tiêu của học phần:
Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ hiểu được thế nào là khuyến nông, hiểu rõ
vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của khuyến nông, những nguyên tắc cơ bản của
khuyến nông. Tổ chức, quản lý và nhiệm vụ khuyến nông các cấp. Kỹ năng và phương
pháp khuyến nông. Trên cơ sở đó sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể vận dụng
những hiểu biết của mình về chuyên môn kỹ thuật cũng như nghiệp vụ khuyến nông
vào sản xuất nông nghiệp. Góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông
dân.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần có 3 chương, gồm:
- Chương 1 (Đại cương về Khuyến nông): Trình bày vai trò, nhiệm vụ và tầm
quan trọng của khuyến nông và những nguyên tắc cơ bản của khuyến nông.
- Chương 2 (Tổ chức và quản lý khuyến nông): Trình bày cách tổ chức, quản lý
và nhiệm vụ khuyến nông các cấp.
- Chương 3 (Kỹ năng và phương pháp khuyến nông): Trình bày các kỹ năng và
phương pháp khuyến nông thương sử dụng trong công tác khuyến nông.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Dự lớp: tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp
+ Chuẩn bị: Sinh viên nên tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến môn
học trước khi lên lớp và chuẩn bị kỹ nội dung các chủ đề đã được giao trước
những buổi thảo luận nhóm.

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN–NGUYÊN TẮC & PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG /01
Trang 1/5

BM-QTGD-01/02
9. Tài liệu học tập:
+ Sách, giáo trình chính:
- Nguyễn Văn Long, 2006. Giáo trình Khuyến nông. Đại học Nông nghiệp Hà
nội.
- Vũ Thị Ngọc Xuyến, 2004. Bài giảng Khuyến nông. Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ, 44 trang.
+ Sách, giáo trình tham khảo:
- A.W. Van den Ban và H.S. Hawkins, 1998. Khuyến nông. Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Nguyễn Văn Linh dịch.
- Nguyễn Văn Bảy, 2004. Bài giảng Tổ chức công tác khuyến nông. Trường cán
bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn II, 27 trang.
- Nguyễn Văn Bảy, 2004. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp với nông dân. Trường
cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn II, 14 trang.
- Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Quắc, 1997. Khuyến nông học. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội, 297 trang.
- Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2001. Bài giảng Khuyến nông. Khoa Nông nghiệp
trường Đại học Cần Thơ, 33 trang.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: 40%
+ Điểm chuyên cần: hệ số 1, bằng cách kiểm tra sự có mặt của sinh viên ở lớp
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: hệ số 1, bằng cách cho bài thảo luận trên lớp.
+ Thi giữa học phần: hệ số 2, bằng cách cho 1 bài tự luận 60 phút
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số: 60%
10.3. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá quá trình và
điểm thi kết thúc HP nhân với trọng số tương ứng.
11. Thang điểm10 (từ 0 đến 10).
Điểm học phần, điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc HP được làm tròn
đến một chữ số thập phân.
12. Hình thức thi kết thúc học phần:
+ Tự luận x + Trắc nghiệm
+ Vấn đáp + Tiểu luận
+ Bài tập lớn + ……………

13. Thời gian thi:


60 phút x 90 phút 120 phút 150 phút 180 phút ........phút

14. Nội dung chi tiết học phần phân theo tuần:
Phần lý thuyết (26 tiết + 4 tiết thảo luận). Học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 tiết.

Tuần 1:
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHUYẾN NÔNG
1.1. Lịch sử hình thành phát triển của khuyến nông trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Thế giới

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN–NGUYÊN TẮC & PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG /01
Trang 2/5

BM-QTGD-01/02
1.1.2. Việt Nam
1.2. Khái niệm khuyến nông
1.3. Vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của khuyến nông

Tuần 2:
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHUYẾN NÔNG
1.4. Những nguyên tắc cơ bản của khuyến nông
1.5. Khái quát một số khó khăn, thuận lợi và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác khuyến nông
1.5.1. Khó khăn
1.5.2. Thuận lợi
1.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông
1.6. Ôn tập và thảo luận chương 1

Tuần 3:
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHUYẾN NÔNG
2.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông
2.1.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông ở các nước phát triển
2.1.2. Tổ chức hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
2.1.2.1. Trung ương
2.1.2.2. Cấp tỉnh
2.1.2.3. Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện)

Tuần 4:
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHUYẾN NÔNG
2.1.2.4. Tổ chức khuyến nông cơ sở
2.1.3. Yêu cầu cán bộ khuyến nông
2.1.4. Nhiệm vụ của khuyến nông các cấp

Tuần 5:
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHUYẾN NÔNG
2.1.5. Hoạt động của khuyến nông các cấp
2.2. Quản lý khuyến nông
2.2.1. Quản lý cán bộ khuyến nông và quản lý các chương trình dự án khuyến nông
2.2.2. Vai trò nòng cốt của hệ thống khuyến nông Nhà nước trong công tác khuyến
nông
2.3. Ôn tập và thảo luận chương 2

Tuần 6:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.1. Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động khuyến nông
3.1.1. Kỹ năng nói
3.1.2. Kỹ năng lắng nghe và đưa ra ý kiến phản hồi

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN–NGUYÊN TẮC & PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG /01
Trang 3/5

BM-QTGD-01/02
Tuần 7:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.1.3. Kỹ năng đặt câu hỏi
3.1.4. Kỹ năng trình bày trước đám đông

Tuần 8:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.1.5. Kỹ năng điều hành dẫn dắt, thảo luận nhóm
* Thi giữa học phần.
Tuần 9:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.2. Các phương pháp khuyến nông cơ bản
3.2.1. Thăm viếng nông dân
3.2.2. Tiếp nông dân tại trụ sở
3.2.3. Thư tín, điện thoại

Tuần 10:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.2.4. Tổ chức tham quan
3.2.5. Mở lớp tập huấn

Tuần 11:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.2.6. Hội thảo chuyên đề
3.2.7. Hội thảo đầu bờ
3.2.8. Hội thi
3.2.9. Hội chợ, triển lãm

Tuần 12:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.2.10. Mô hình trình diễn
3.2.11. Phương tiện thông tin đại chúng
3.2.11.1. Phát thanh

Tuần 13:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.2.11.2. Truyền hình
3.2.11.3. Báo chí
3.2.11.4. Sách mỏng (hướng dẫn kỹ thuật)

Tuần 14:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.2.11.5. Tờ rơi (tờ bướm, tờ gấp, Leaflet)
3.2.11.6. Bích chương (Poster)

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN–NGUYÊN TẮC & PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG /01
Trang 4/5

BM-QTGD-01/02
Tuần 15:
Chương 3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
3.3. Ôn tập và thảo luận chương 3

Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên
sẽ được giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA BAN GIÁM HIỆU

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN–NGUYÊN TẮC & PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG /01
Trang 5/5

BM-QTGD-01/02

You might also like