You are on page 1of 5

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày 19 tháng 01 năm 2010

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH ĐÀO TẠO: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Mã số: 77852
2. Loại học phần: Lý thuyết
3. Trình độ sinh viên năm thứ: 3
4. Số tín chỉ: 02
Phân bổ thời gian:
+ Lên lớp: 26 tiết
+ Thảo luận: 4 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Không
6. Mục tiêu của học phần:
- Về kiến thức: Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ hiểu được những vấn đề
cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, hiểu rõ các phương pháp thu thập số
liệu, nghiên cứu tài liệu và phương pháp thực hiện để xây dựng đề cương nghiên
cứu khoa học, cách trình bày các kết quả nghiên cứu khoa học.v.v…Nhằm phục vụ
cho việc nghiên cứu khoa học mà trước hết là làm luận văn tốt nghiệp ra Trường.
- Về kỹ năng: Sau khi học xong môn này, sinh viên biết xây dựng đề cương
nghiên cứu và viết được báo cáo luận văn tốt nghiệp ra Trường.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần có 5 chương, gồm:
- Chương 1 (Đại cương về nghiên cứu khoa học): Trình bày các khái niệm cơ
bản và những vấn đề chung về khoa học và nghiên cứu khoa học.
- Chương 2 (Lựa chọn và đặt tên đề tài): Trình bày cách lựa chọn đề tài và đặt
tên đề tài nghiên cứu khoa học.
- Chương 3 (Phương pháp xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học): Trình bày
cách lập đề cương nghiên cứu, tổng quát và chi tiết.
- Chương 4 (Phương pháp thu thập số liệu): Trình bày những phương pháp để
có được số liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
- Chương 5 (Phương pháp viết báo cáo nghiên cứu khoa học): Hướng dẫn
phương pháp viết báo cáo nghiên cứu khoa học, từ bước chuẩn bị đến bước
hoàn chỉnh.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Dự lớp: tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp

ĐCCTHP-BM THUỶ SẢN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/02 Trang 1/5

BM-QTGD-01/02
+ Chuẩn bị: Sinh viên nên tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến môn
học trước khi lên lớp và chuẩn bị kỹ nội dung các chủ đề đã được giao trước
những buổi thảo luận nhóm.
9. Tài liệu học tập:
+ Sách, giáo trình chính:
- Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài, 2003. Giáo trình Phương pháp nghiên
cứu khoa học. Đại học Cần Thơ.
- Nguyễn Thanh Phương, 2000. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa
học. Đại học Cần Thơ. Viện Hải sản.
+ Sách, giáo trình tham khảo:
- Dương Thiệu Tống, 2002. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và
tâm lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trung Nguyên, 2005. Phương Pháp Luận Nghiên Cứu (Cẩm nang hướng
dẫn từng bước dành cho người bắt đầu). Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: 40%
+ Điểm chuyên cần: hệ số 1, bằng cách kiểm tra sự có mặt của sinh viên ở lớp.
Sinh viên phải dự học đủ 30tiết, vắng 1 tiết lên lớp bị trừ 1 điểm
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: hệ số 1, bằng cách cho bài thảo luận trên lớp.
Sinh viên phải tham gia bài thảo luận, nếu vắng sẽ cho điểm không (0 điểm)
+ Thi giữa học phần: hệ số 2, bằng cách cho 1 bài tự luận 60 phút. Sinh viên
phải dự thi giữa học phần, nếu vắng thi sẽ cho điểm không (0 điểm)
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số: 60%
10.3. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá quá trình và
điểm thi kết thúc HP nhân với trọng số tương ứng.
11. Thang điểm10 (từ 0 đến 10).
Điểm học phần, điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc HP được làm tròn
đến một chữ số thập phân.
12. Hình thức thi kết thúc học phần:
+ Tự luận x + Trắc nghiệm
+ Vấn đáp + Tiểu luận
+ Bài tập lớn + ……………

13. Thời gian thi:


60 phút x 90 phút 120 phút 150 phút 180 phút ........phút

14. Nội dung chi tiết học phần phân theo tuần:
Phần lý thuyết (26 tiết + 4 tiết thảo luận). Học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 tiết.

ĐCCTHP-BM THUỶ SẢN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/02 Trang 2/5

BM-QTGD-01/02
Tuần 1:
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khoa học
1.1.2. Nghiên cứu
1.1.3. Nghiên cứu khoa học
1.1.4. Khái niệm
1.1.5. Phán đoán
1.1.6. Suy luận
1.1.6.1. Suy luận suy diễn
1.1.6.2. Suy luận qui nạp

Tuần 2:
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (tt)
1.1. Các khái niệm cơ bản (tt)
1.1.7. Vấn đề nghiên cứu khoa học
1.1.8. Giả thuyết
1.1.8.1. Định nghĩa giả thuyết
1.1.8.2. Các đặc tính của giả thuyết
1.1.8.3. Mối quan hệ giữa giả thuyết và “vấn đề” khoa học
1.1.8.4. Cấu trúc của một “giả thuyết”
1.1.8.5. Cách đặt giả thuyết
1.1.8.6. Kiểm chứng giả thuyết
1.1.9. Quan sát
1.1.10. Thí nghiệm
1.1.11. Thực nghiệm

Tuần 3:
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (tt)
1.1. Các khái niệm cơ bản (tt)
1.1.12. Phương pháp
1.1.13. Phương pháp khoa học
1.2. Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
1.2.1. Luận đề
1.2.2. Luận cứ
1.2.3. Luận chứng
1.3. Tài liệu
1.3.1. Mục đích thu thập tài liệu
1.3.2. Phân loại tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Nguồn thu thập tài liệu

Tuần 4:
Chương 2: LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
2.1.1. Khái niệm đề tài
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

ĐCCTHP-BM THUỶ SẢN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/02 Trang 3/5

BM-QTGD-01/02
2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.2. Lựa chọn đề tài

Tuần 5:
Chương 2: LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI (tt)
2.3. Đặt tên đề tài
2.4. Ôn tập chương 2
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu
3.2. Xác định qui mô, phạm vi, giới hạn chủ đề nghiên cứu
3.3. Lập đề cương nghiên cứu
3.3.1. Đề cương tổng quát

Tuần 6:
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC (tt)
3.3. Lập đề cương nghiên cứu (tt)
3.3.2. Đề cương chi tiết
3.4. Ôn tập chương 3

Tuần 7:
* Thi giữa học phần
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu

Tuần 8:
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU (tt)
4.2. Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm
4.2.1. Định nghĩa các loại biến trong thí nghiệm
4.2.2. Xác định các biến trong thí nghiệm dựa trên mối quan hệ “nhân –
quả” của giả thuyết

Tuần 9:
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU (tt)
4.2. Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm (tt)
4.2.2. Xác định các biến trong thí nghiệm dựa trên mối quan hệ “nhân –
quả” của giả thuyết (tt)
4.2.3. Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu nghiên cứu

Tuần 10:
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU (tt)
4.2. Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm (tt)
4.2.3. Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu nghiên cứu (tt)
4.3. Phương pháp phi thực nghiệm (Sinh viên tự tham khảo tài liệu)
4.4. Ôn tập chương 4

ĐCCTHP-BM THUỶ SẢN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/02 Trang 4/5

BM-QTGD-01/02
Tuần 11:
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5.1. Bước chuẩn bị
5.1.1. Lập kế hoạch
5.1.2. Những vấn đề cần nêu trong báo cáo
5.1.3. Các bước chuẩn bị
5.1.4. Chọn bố cục của bài viết
5.1.5. Tập hợp ý cho bài viết và phát thảo bài viết
5.1.6. Trình bày các bảng số liệu, biểu đồ và hình minh hoạ
Tuần 12:
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (tt)
5.2. Các bước viết báo cáo
5.2.1. Tựa bài
5.2.2. Tác giả và địa chỉ
5.2.3. Tóm tắt báo cáo
5.2.4. Giới thiệu
5.2.5. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
5.2.6. Kết quả - Thảo luận

Tuần 13:
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (tt)
5.2. Các bước viết báo cáo (tt)
5.2.7. Kết luận - Đề nghị
5.2.8. Tài liệu tham khảo
5.2.9. Phụ lục
5.3. Một số qui định khác khi viết báo cáo
5.4. Bài tập về nhà: Mỗi nhóm xây dựng và báo cáo 1 đề cương nghiên cứu
khoa học theo chuyên ngành đào tạo

Tuần 14:
Đại diện nhóm báo cáo đề cương nghiên cứu và thảo luận cách viết báo cáo nghiên
cứu khoa học theo chuyên ngành đào tạo

Tuần 15:
Đại diện nhóm báo cáo đề cương nghiên cứu và thảo luận cách viết báo cáo nghiên
cứu khoa học theo chuyên ngành đào tạo

Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên sẽ
được giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA BAN GIÁM HIỆU

Nơi nhận:
- P. ĐT (file + bản in);
- Lưu: VP khoa (file + bản in).
ĐCCTHP-BM THUỶ SẢN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/02 Trang 5/5

BM-QTGD-01/02

You might also like