You are on page 1of 5

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày …… tháng …… năm 20…

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH ĐÀO TẠO: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Tên học phần: QUẢN TRỊ TRANG TRẠI VÀ HỢP TÁC XÃ


Mã số: 78263
2. Loại học phần: Lý thuyết
3. Trình độ sinh viên năm thứ: 3
4. Số tín chỉ: 03
Phân bổ thời gian:
+ Lên lớp: 35 tiết
+ Bài tập: 10 tiết
+ Sinh viên tự học: 60 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Kinh tế nông nghiệp.
6. Mục tiêu của học phần:
Kiến thức:
Sau khi học xong môn này, sinh viên có được những kiến thức quản trị nông
trại, mục tiêu và tầm quan trọng của kinh tế nông trại, hợp tác xã; các nguyên
tắc kinh tế - lựa chọn mức sản xuất; quản trị rủi ro và bất định trong nông trại;
dự báo nhu cầu; hoạch định công suất,…
Kỹ năng:
Sinh viên có khả năng phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xác định được đầu vào-đầu
ra tối ưu cho hoạt động của nông trại và hợp tác xã.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần có 08 chương
- Chương 1: Quản trị (Khái niệm quản trị và mục tiêu, tầm quan trọng của quản
trị nông trại và hợp tác xã).
- Chương 2: Dự toán ngân sách phương án (Định nghĩa ngân sách phương án,
mục đích và cách sử dụng. Các thành phần của ngân sách phương án).
- Chương 3: Ngân sách bộ phận - Hoạch định toàn nông trại (Hình thức và các
bước lập ngân sách bộ phận. Cách thức hoạch định toàn nông trại với đầu vào
có sẵn. Các bước và phương pháp xây dựng một ngân sách cho toàn nông trại).
- Chương 4: Hạch toán ngân lưu (Các thành phần của một ngân sách tiền mặt.
Phương pháp lập một ngân sách tiền mặt).
- Chương 5: Phân tích đầu tư (Khái niệm giá trị thời gian của tiền tệ và sử dụng
nó vào việc đưa ra quyết định và phân tích đầu tư. Các phương pháp khác nhau

ĐCCTHP-BMTS-QUẢN TRỊ TRANG TRẠI VÀ HỢP TÁC XÃ/01 Trang 1/5

BM-QTGD-01/02
dùng để phân tích đầu tư: thời gian hoàn vốn, suất sinh lợi đơn giản, giá trị hiện
tại và suất nội hoàn).
- Chương 6: Phân tích kinh doanh nông trại (Sơ lược về phân tích kinh doanh
nông trại, chức năng kiểm soát của quản trị. Một số tiêu chuẩn so sánh dùng
trong phân tích kinh doanh nông trại).
- Chương 7: Vốn và việc sử dụng tín dụng (Tầm quan trọng của vốn trong nông
nghiệp và việc áp dụng những nguyên tắc kinh tế để xác định số lượng và phân
bổ tối ưu nguồn vốn).
- Chương 8: Kiểm soát và sử dụng đất (Các đặc tính không thể thay thế của đất,
việc sử dụng và quản lý đất nông nghiệp. Những thuận lợi và khó khăn của việc
sở hữu đất).
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Dự lớp: tham dự đầy đủ các buổi học.
+ Bài tập: tích cực tham gia giải bài tập tại lớp cũng như bài tập về nhà.
+ Chuẩn bị: đọc giáo trình, tham khảo thêm tài liệu.
9. Tài liệu học tập:
+ Sách, giáo trình chính:
Nguyễn Thị Song An (chủ biên), 2001. Quản trị nông trại. Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sách, giáo trình tham khảo:
- Nguyễn Trọng Nhưỡng. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của mô
hình hợp tác xã nông nghiệp huyện thuần nông (Thực trạng và giải pháp).
- Đào Hữu Hòa. Vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá trình phát triển
một nền nông nghiệp bền vững. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng biên tập, 2007. Phát
triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu
Nông nghiệp quốc tế của Australia.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: 40%
+ Kiểm tra thường xuyên: 2 lần kiểm tra sự có mặt của sinh viên bằng cách gọi
ngẫu nhiên tên sinh viên trong danh sách. Hệ số: 1
Sinh viên nghỉ có phép: -0,5đ/lần.
Sinh viên nghỉ không phép: -1đ/lần
+ Chuyên cần: 1 bài kiểm tra 15 phút. Hệ số 1.
+ Thảo luận, bài tập: 2 lần. Hệ số 1.
+ Thi giữa học phần: 60 phút. Hệ số 2.
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số: 60%, (x+y=100)
10.3. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá quá trình và
điểm thi kết thúc HP nhân với trọng số tương ứng.
11. Thang điểm10 (từ 0 đến 10).
Điểm học phần, điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc HP được làm tròn
đến một chữ số thập phân.

ĐCCTHP-BMTS-QUẢN TRỊ TRANG TRẠI VÀ HỢP TÁC XÃ/01 Trang 2/5

BM-QTGD-01/02
12. Hình thức thi kết thúc học phần:
+ Tự luận  + Trắc nghiệm 
+ Vấn đáp  + Tiểu luận 
+ Bài tập lớn  + …………… 
13. Thời gian thi:
60 phút  90 phút  120 phút  150 phút  180 phút  … phút 
14. Nội dung chi tiết học phần phân theo tuần:
Phần lý thuyết (45 tiết). Học trong 15 tuần, mỗi tuần 3 tiết.
Tuần 1:
* Giới thiệu Đề cương chi tiết học phần
* Chương 1: QUẢN TRỊ
1. Quản trị là gì?
2. Chức năng của quản trị
3. Quản trị nông trại và mục tiêu, tầm quan trọng của quản trị nông trại
4. Đặc trưng và phân loại vấn đề
5. Quá trình ra quyết định
6. Phân loại các quyết định
7. Môi trường ra quyết định
Tuần 2:
Chương 2: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH PHƯƠNG ÁN
1. Ngân sách phương án
2. Hình thành ngân sách phương án trồng trọt
3. Hình thành ngân sách phương án chăn nuôi gia súc
4. Hình thành ngân sách phương án nuôi trồng thủy sản
5. Diễn giải và phân tích ngân sách phương án
* Bài tập
Tuần 3:
Chương 3: NGÂN SÁCH BỘ PHẬN - HOẠCH ĐỊNH TOÀN NÔNG TRẠI
I. Ngân sách bộ phận
1. Tiến trình lập ngân sách bộ phận
2. Hình thức ngân sách bộ phận
3. Các yếu tố cần xem xét khi tính toán những thay đổi trong doanh thu và chi phí
Tuần 4:
Chương 3: NGÂN SÁCH BỘ PHẬN - HOẠCH ĐỊNH TOÀN NÔNG TRẠI (tt)
II. Hoạch định toàn nông trại
1. Định nghĩa và mô tả
2. Phương pháp lập kế hoạch
a. Hình thành các mục đích và mục tiêu
b. Đầu vào sẵn có
c. Xác định các phương án và hệ số kỹ thuật
Tuần 5:
Chương 3: NGÂN SÁCH BỘ PHẬN - HOẠCH ĐỊNH TOÀN NÔNG TRẠI (tt)
II. Hoạch định toàn nông trại

ĐCCTHP-BMTS-QUẢN TRỊ TRANG TRẠI VÀ HỢP TÁC XÃ/01 Trang 3/5

BM-QTGD-01/02
2. Phương pháp lập kế hoạch
d. Ước tính lợi nhuận gộp đơn vị
e. Chọn phương án
f. Chuẩn bị ngân sách toàn nông trại
3. Ví dụ về hoạch định toàn nông trại
Tuần 6:
Chương 4: HẠCH TOÁN NGÂN LƯU
1. Những đặc điểm của một ngân sách tiền mặt
2. Ngân lưu thực tế so với ước tính
3. Cơ cấu của một ngân sách tiền mặt
Tuần 7:
Chương 4: HẠCH TOÁN NGÂN LƯU (tt)
4. Xây dựng một ngân sách tiền mặt
5. Những cách sử dụng một ngân sách tiền mặt
6. Phân tích đầu tư sử dụng ngân sách tiền mặt
* Ôn tập
Tuần 8:
* Thi giữa học phần
* Chương 5: PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ
1. Giá trị thời gian của tiền tệ
Tuần 9:
* Chương 5: PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ (tt)
2. Phân tích đầu tư
a. Thời hạn hoàn vốn
b. Suất thu lợi đơn giản
c. Giá trị hiện tại thuần
d. Tính khả thi về mặt tài chính
*Bài tập
Tuần 10:
* Chương 5: PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ (tt)
3. Các yếu tố khác trong phân tích đầu tư
a. Thuế thu nhập
b. Lạm phát
c. Rủi ro
d. Phân tích độ nhạy cảm
* Bài tập
Tuần 11:
Chương 6: PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG TRẠI
1. Các loại phân tích
2. Tiêu chuẩn so sánh
3. Thước đo tài chính
a. Khả năng thanh toán
b. Thay đổi giá trị ròng

ĐCCTHP-BMTS-QUẢN TRỊ TRANG TRẠI VÀ HỢP TÁC XÃ/01 Trang 4/5

BM-QTGD-01/02
c. Tính thanh khoản
d. Đo lường khả năng hoàn trả
* Bài tập
Tuần 12:
Chương 6: PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG TRẠI (tt)
4. Đo lường khả năng sinh lời
5. Đo lường quy mô
6. Đo lường hiệu quả
7. Phân tích phương án
a. Phân tích phương án trồng trọt
b. Phân tích phương án chăn nuôi
Tuần 13:
Chương 7: VỐN VÀ VIỆC SỬ DỤNG TÍN DỤNG
1. Nguyên tắc kinh tế trong việc sử dụng vốn
a. Tổng vốn sử dụng
b. Phân bổ nguồn vốn giới hạn
2. Nguồn gốc của vốn
3. Các loại tiền vay
4. Chi phí vay
5. Nguồn lập quỹ tiền vay
6. Xây dựng và phát triển tín dụng
7. Khả năng thanh khoản
8. Khả năng thanh toán

Tuần 14:
Chương 8: KIỂM SOÁT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
1. Kinh tế học về quản lý và sử dụng đất
2. Kiểm soát đất – sở hữu hay cho thuê?
a. Quyền sở hữu đất
b. Thuê đất
3. Mua đất
4. Thuê đất
5. Những vấn đề liên quan đến môi trường và bảo tồn đất

Tuần 15: ÔN TẬP

Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên
sẽ được giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA BAN GIÁM HIỆU

Nơi nhận:
- P. ĐT (file + bản in);
- Lưu: VP khoa (file + bản in).
ĐCCTHP-BMTS-QUẢN TRỊ TRANG TRẠI VÀ HỢP TÁC XÃ/01 Trang 5/5

BM-QTGD-01/02

You might also like