You are on page 1of 6

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày …… tháng …… năm 200…

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH ĐÀO TẠO: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Tên học phần: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


Mã số: 78202
2. Loại học phần: Lý thuyết
3. Trình độ sinh viên năm thứ: 2
4. Số tín chỉ: 2
Phân bổ thời gian:
+ Lên lớp: 26 tiết
+ Thảo luận: 4 tiết
+ Thực hành, thí nghiệm: 0 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
6. Mục tiêu của học phần:
Kiến thức: Sau khi học xong môn này, sinh viên hiểu rõ cơ cấu, bản chất,… xã
hội nông thôn Việt Nam để có thể thực hiện những dự án, chính sách phù hợp với
đặc thù của nó.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần có 9 chương, gồm:
- Chương I (Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của Xã hội học nông thôn): Giới
thiệu sự hình thành và phát triển của môn học.
- Chương II (Bản chất xã hội nông thôn): Nông thôn và mối liên hệ của nó với
đô thị cũng như xã hội tổng thể.
- Chương III (Đặc thù của cơ cấu xã hội nông thôn): Bản chất và các loại cơ cấu
trong xã hội nông thôn.
- Chương IV (Cá nhân xã hội nông thôn): Cá nhân nông thôn trong mối quan hệ
với gia đình và dòng họ.
- Chương V (Gia đình và hộ gia đình nông thôn Việt Nam): Phân biệt “gia
đình” và “hộ gia đình” cũng như bản chất của chúng.
- Chương VI (Họ hàng trong nông thôn Việt Nam): Cộng đồng họ hàng và gia
tộc trong nông thôn Việt Nam.
- Chương VII (Làng xã nông thôn Việt Nam): Một số đặc trưng của làng xã và
quá trình phát triển của nó.
- Chương VIII (Các thiết chế xã hội ở nông thôn): Các tổ chức trong xã hội
nông thôn truyền thống và hiện đại.

ĐCCTHP-BMTS – TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỀN CỘNG ĐỒNG/01 Trang 1/6

BM-QTGD-01/02
- Chương IX (Văn hóa nông thôn): Nét đặc thù trong văn hóa nông thôn giữa
các vùng miền.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Dự lớp: tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp
+ Chuẩn bị: Sinh viên nên tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến môn
học trước khi lên lớp và chuẩn bị kỹ nội dung các chủ đề đã được giao trước
những buổi thảo luận nhóm.
9. Tài liệu học tập:
+ Sách, giáo trình chính:
Lê Thanh Dũng, 2009. Bài giảng Xã hội học nông thôn. Đại học Tiền
Giang.
+ Sách, giáo trình tham khảo:
- Tống Văn Chung, 2000. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội.
- Bùi Quang Dũng, 2007. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội.
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: 40%
+ Kiểm tra thường xuyên: 2 lần kiểm tra sự có mặt của sinh viên bằng cách gọi
ngẫu nhiên tên sinh viên trong danh sách. Hệ số: 1
+ Thi giữa học phần: Hệ số 2
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số: 60%
10.3. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá quá trình và
điểm thi kết thúc HP nhân với trọng số tương ứng.
10. Thang điểm 10 (từ 0 đến 10).
Điểm học phần, điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc HP được làm tròn
đến một chữ số thập phân.
11. Hình thức thi kết thúc học phần:
+ Tự luận x + Trắc nghiệm
+ Vấn đáp + Tiểu luận
+ Bài tập lớn + ……………

12. Thời gian thi:


60 phút x 90 phút 120 phút 150 phút 180 phút ........phút
13. Nội dung chi tiết học phần phân theo tuần:
Phần lý thuyết (30 tiết). Học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 tiết.

Tuần 1:
Chương I: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG
THÔN
I. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học nông thôn
1. Tính tất yếu ra đời của Xã hội học nông thôn
2. Khách thể nghiên cứu của Xã hội học nông thôn

ĐCCTHP-BMTS – TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỀN CỘNG ĐỒNG/01 Trang 2/6

BM-QTGD-01/02
II. Mối quan hệ của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã
hội học
1. Mối quan hệ của Xã hội học đại cương và Xã hội học nông thôn
2. Mối quan hệ của Xã hội học nông thôn và Xã hội học đô thị
III. Những vấn đề nghiên cứu của Xã hội học nông thôn
1. Hệ các vấn đề về mối tương quan và tương tác giữa xã hội nông thôn với
môi trường của nó
2. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến các quan hệ nội tại của xã hội nông
thôn
IV. Vài nét sơ lược về sự hình thành và phát triển của Xã hội học nông thôn
1. Những nghiên cứu Xã hội học nông thôn trên thế giới
2. Những nghiên cứu về xã hội nông thôn Việt Nam
V. Chức năng, nhiệm vụ của Xã hội học nông thôn

Tuần 2:
Chương II: BẢN CHẤT XÃ HỘI NÔNG THÔN
I. Khái niệm nông thôn
II. Những dấu hiệu có ý nghĩa để phân biệt nông thôn với đô thị
III. Mối quan hệ của nông thôn với đô thị và xã hội tổng thể
1. Quan hệ trao đổi các lợi ích vật chất.
2. Trao đổi các dịch vụ xã hội
3. Quan hệ và trao đổi thông tin
4. Sự trao đổi những giá trị được tạo ra
5. Phân loại nông thôn và lịch sử nông thôn
5.1. Xã hội nông thôn cổ đại
5.2. Xã hội nông thôn chế độ chiếm hữu nô lệ
5.3. Nông thôn trong xã hội phong kiến
5.4. Nông thôn Việt Nam trong kháng chiến
5.5. Nông thôn Việt Nam từ sau 1954 đến 2005

Tuần 3:
Chương III: ĐẶC THÙ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN
1. Khái niệm cơ cấu xã hội
2. Bản chất của cơ cấu xã hội nông thôn
3. Các loại cơ cấu xã hội ở nông thôn
3.1. Cơ cấu lao động – nghề nghiệp xã hội
3.2. Cơ cấu dân số xã hội nông thôn
3.3. Cơ cấu xã hội của các nhóm, các cộng đồng sơ cấp trong xã hội nông
thôn
3.4. Cơ cấu văn hoá – xã hội
3.5. Cơ cấu gia cấp xã hội
Tuần 4:
Chương III: ĐẶC THÙ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN (tt)
4. Sự phân tầng xã hội trong nông thôn Việt Nam
4.1. Cơ sở lý luận về phân tầng xã hội

ĐCCTHP-BMTS – TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỀN CỘNG ĐỒNG/01 Trang 3/6

BM-QTGD-01/02
4.2. Sự phân tầng xã hội trong xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống
4.3. Sự phân tầng xã hội trong giai đoạn 1954 đến 1986
4.4. Sự phân tầng xã hội trong nông thôn hiện nay

Tuần 5:
Chương IV: CÁ NHÂN XÃ HỘI NÔNG THÔN
I. Cá nhân nông thôn
II. Mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và dòng họ ở nông thôn
1. Mối quan hệ cá nhân – gia đình – dòng họ trong xã hội nông thôn truyền
thống
2. Quan hệ giữa cá nhân với gia đình, dòng họ trong thời kỳ đổi mới
3. Vai trò của các cá nhân trong các cộng đồng xã hội nông thôn
4. Nông dân – nhân vật xã hội đại diện ở nông thôn

Tuần 6:
Chương V: GIA ĐÌNH VÀ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
I. Khái niệm gia đình và hộ gia đình nông thôn Việt Nam
1. Khái niệm gia đình
2. Khái niệm hộ gia đình
II. Đặc điểm chung của gia đình nông thôn Việt Nam

Tuần 7:
- Thi giữa học phần
- Chương V: GIA ĐÌNH VÀ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM (tt)
III. Hộ gia đình trong làng xã truyền thống
IV. Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ bao cấp
V. Hộ gia đình nông thôn trong thời kỳ đổi mới
VI. Hôn nhân ở nông thôn Việt Nam

Tuần 8:
Chương VI: HỌ HÀNG TRONG NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Khái niệm cộng đồng xã hội
2. Cộng đồng họ hàng ở nông thôn
3. Cộng đồng gia tộc trong làng xã nông thôn
4. Hệ thống các quan hệ xã hội trong dòng họ

Tuần 9:
Chương VII: LÀNG XÃ NÔNG THÔN VIỆT NAM
I. Làng – một cộng đồng xã hội nông thôn
1. Làng Việt Nam truyền thống
2. Một số đặc trưng của làng truyền thống
II. Làng – họ và làng – nước

Tuần 10:
Chương VII: LÀNG XÃ NÔNG THÔN VIỆT NAM (tt)

ĐCCTHP-BMTS – TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỀN CỘNG ĐỒNG/01 Trang 4/6

BM-QTGD-01/02
III. Những biến cố lịch sử của làng Việt Nam
1. Làng Việt Nam trước 1945
2. Làng Việt Nam trong cuộc kháng chiến
3. Làng hiện đại và những xu thế của nó
4. Vài nét về sự khác biệt giữa làng Bắc bộ, Nam bộ và buôn, bản…
5. Các loại hình làng xã Việt Nam
6. Cơ cấu xã hội của làng Việt Nam hiện đại

Tuần 11:
Chương VIII: CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
I. Khái niệm thiết chế xã hội
II. Các thiết chế xã hội cơ bản ở nông thôn
1. Thiết chế kinh tế nông thôn
2. Thiết chế chính trị nông thôn truyền thống và hiện đại

Tuần 12:
Chương VIII: CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN (tt)
3. Thiết chế giáo dục nông thôn
4. Thiết chế y tế nông thôn
5. Thiết chế tôn giáo và tín ngưỡng ở nông thôn
6. Làng xã – một thiết chế xã hội
7. Thiết chế pháp luật ở nông thôn

Tuần 13:
Chương IX: VĂN HÓA NÔNG THÔN
I. Văn hóa
1. Khái niệm
2. Các yếu tố của nền văn hóa
II. Các loại hình văn hóa ở nông thôn
1. Nền văn hóa chung
2. Tiểu văn hóa
3. Phản văn hóa
4. Văn hóa nhóm

Tuần 14:
Chương IX: VĂN HÓA NÔNG THÔN (tt)
III. Các vùng văn hóa nông thôn Việt Nam
1. Văn hóa vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ
2. Văn hóa vùng đồng bằng Nam bộ
3. Văn hóa làng xã và nét đặc thù của nó
4. Đặc điểm chung của văn hóa nông thôn
4.1. Văn hóa là cái nhìn chung (quan điểm chung) của một cộng đồng
4.2. Văn hóa có tính xã hội
4.3. Những chức năng của văn hóa
4.4. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa nông thôn

ĐCCTHP-BMTS – TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỀN CỘNG ĐỒNG/01 Trang 5/6

BM-QTGD-01/02
Tuần 15: Ôn tập và thảo luận

Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên
sẽ được giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA BAN GIÁM HIỆU

Nơi nhận:
- P. ĐT (file + bản in);
- Lưu: VP khoa (file + bản in).

ĐCCTHP-BMTS – TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỀN CỘNG ĐỒNG/01 Trang 6/6

BM-QTGD-01/02

You might also like