You are on page 1of 41

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KẾ HOẠNH


KHOA QUẢN TRỊ-KẾ HOẠCH

Bài Phân Tích Báo CáoTài Chính Tập Đoàn FPT


GVHD : Phạm Đình Anh
NHÓM 01 :

Trần Xuân Thông


Huỳnh Thời
Trần Thị Ý Uynh
Lê Thị Thu Diễm
Trần Đức Nhật
Nguyễn Hữu Giang

Năm 2009

[QUAN TRI TAI CHINH DOANH NGHIEP]


Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

Lời Nói Đầu


Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có rất nhiều
vấn đề nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và tổ
chức thực hiện các quyết định đó một cách kịp thời và khoa học,chỉ như thế doanh nghiệp
mới có thể đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập hiện nay.Để nhà quản trị có thể dễ
dàng điều hành công ty được trôi chảy,đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì công ty đó
phải có một bảng báo cáo tài chính thật chi tiết và rõ ràng.
Bảng báo cáo tài chính này cho biết hoạt động của công ty trên thị trường là yếu hay
mạnh,khả năng công ty có thể đầu tư vào những dự án lớn hay nhỏ.Cũng chính nhờ bảng báo
cáo tài chính này là cơ sở để các nhà đầu tư căn cứ vào đó để quyết định có nên bỏ vốn đầu tư
cho công ty hay không,nó giúp nhà quản trị thuyết phục được các nhà đầu tư bỏ vốn và đầu tư
một cách dễ dàng hơn.Báo cáo tài chính không ngừng làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường.
Phân tích báo cáo tài chính là cánh phân tích các chỉ số tài chính dựa trên bản báo cáo
tài chính của công ty. Tuy theo lợi ích khác nhau, các bên liên quan thường chú trọng đến các
những khía cạnh khác nhau. Nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thường chú trọng đến tình
hình thanh khoản và khản năng trả nợ ngắn hạn của công ty. Trong khi đó, các nhà đầu tư cơ
bản chú trọng đến khả năng trả nợ dài hạn và khản năng sinh lợi của công ty. Các nhà đầu tư
chú trọng đến lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty cũng như sự
ổn định của lợi nhuận theo thời gian.
Về công ty, phân tích tài chính sẽ giúp công ty có thể hoạnh định và kiểm soát hiệu quả
hơn tình hình tài chính của công ty. Để hoạch định cho tương lai, giám đốc tài chính cần phân
tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại, những cơ hội và thức thách lien quan đến tình
hình hiện tại của công ty. Từ đó giúp Giám đốc tài chính có những biện pháp hữu hiệu nhằm
duy trì và cải thiện được tình hình tài chính của công ty. Qua đó gia tăng sức mạnh của công
ty trong việc thương lượng với các đối tác,và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào
tập đoàn

2
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư


Công Nghệ FPT
Thông tin về công ty
Giấy Đăng Ký Kinh Doanh Số :
8593 QDTC/VCN 25/6/1993
0103001041 13/5/2002
Giấy đăng ký kinh doanh do Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Quốc Gia Cấp.Giấy đăng ký kinh doanh
do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp.
Hội đồng quản trị :
Trương Gia Bình Chủ tịch
Lê Quang Tiến Phó chủ tịch
Bùi quang Ngọc Phó chủ tịch
Hoàng Minh Châu Phó chủ tịch
Nguyễn Thành Nam Phó chủ tịch
Đỗ Cao Bảo Phó chủ tịch
Trương Thị Thanh Thanh Thành Viên
Nguyễn Điệp Tùng Thành Viên
Hoàng Nam Tiến Thành Viên
Trương Đình Anh Thành Viên
Phan Ngô Tống Hưng Thành Viên

Ban Giám Đốc :


Trương Gia Bình Tổng Giám Đốc
Nguyễn Thành Nam Tổng Giám Đốc
Lê Quang Tiến Phó Tổng Giám Đốc
Hoàng Minh Châu Phó Tổng Giám Đốc
Bùi Quang Ngọc Phó Tổng Giám Đốc
Đỗ Cao Bảo Phó Tổng Giám Đốc

Trụ Sở Đăng Ký : 89 Láng Hạ, Quận Đống Đa


Thành Phố Hà Nội
Việt Nam
Trụ Sở Chính : Tòa nhà FPT Cầu Giấy B2,
Khu Công Nghiệp Cầu Giấy,
Đường Phạm Hùng,
Quận Cầu Giấy

3
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
Giới Thiệu Chung Về Tập Đoàn FPT
Công ty Cổ phần FPT (FPT
Corporation) là công ty đa quốc gia, hiện đang hoạt động trên bốn lĩnh vực: Công nghệ thông tin
và viễn thông; Giáo dục và đào tạo; Tài chính và ngân hàng; Bất động sản.

Về cấu tổ chức:
FPT hiện có:

- 11 công ty thành viên:

 Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System);

 Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group)


 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation)
 Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software)
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT
 Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Đại học FPT
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land)
 Công ty Cổ phần FPT Visky

-3 Công ty liên kết:

 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)


 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital)
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

 Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng

Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:

- Tích hợp hệ thống

- Giải pháp phần mềm

- Xuất khẩu phần mềm

- Dịch vụ ERP

- Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông

- Dịch vụ truy nhập Internet

- Dịch vụ nội dung trực tuyến

- Lắp ráp máy tính

- Lĩnh vực bán lẻ

- Giải trí truyền hình

- Quảng cáo

- Lĩnh vực giáo dục-đào tạo

- Đào tạo công nghệ

- Dịch vụ tài chính-ngân hàng

- Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản

- Nghiên cứu và phát triển

4
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho
tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm.

Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác
công nghệ hàng đầu thế giới.

Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Đến
nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng.
Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là
Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất
sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt
cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm,
cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames…

Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt
Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với
những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát
triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng
Nhất năm 2003

Về nhân sự:
Tính tới 31/12/2008, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại FPT đã đạt tới con số 9.027.
Về kinh doanh:
Tập đoàn FPT trong năm 2008 đã đạt kết quả kinh doanh rất khả quan, với sự tăng trưởng của
hầu hết các chỉ số tài chính. Doanh thu thuần năm 2008 đạt trên 16.806 tỷ VND tương đương với
trên 1 tỷ USD, tăng trưởng 21% so với năm 2007 và vượt 12,4% kế hoạch năm đã đề ra.

Lãi trước thuế đạt trên 1.240 tỷ VND, vượt 4,9% so với kế hoạch năm và tăng 20,5 % so với cùng
kỳ năm 2007. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 836, 2 tỷ VND, so với năm 2007 đã tăng 13,
4%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân là 5.959 đồng trên một cổ phiếu, tăng 12,1% so với cùng kỳ
năm 2007.

FPT cũng không ngừng tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh chia theo từng lĩnh vực,
trong đó các mảng kinh doanh truyền thống luôn được chú trọng đầu tư và đạt được các kết quả
tích cực. Đó là: Tích hợp hệ thống; Xuất khẩu phần mềm; Viễn thông; Đào tạo và Phân phối sản
phẩm công nghệ viễn thông.

Về doanh số, các mảng kinh doanh này đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là 49,7%; 43,9%;
44,8%; 97,6% và 10%. Các lĩnh vực này đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm 2008 lần
lượt là 135%; 99,3%; 102,3%; 129,1% và 124,7%.
Nếu tính riêng mảng Phần mềm và Dịch vụ, cũng đã hoàn thành kế hoạch đề ra về lợi nhuận
trong năm 2008 lần doanh số ước đạt trên 2.688 tỷ đồng, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2007 và
vượt 4,7% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận đạt 792 tỷ đồng và tăng 60,7% so với năm 2007. Tỷ trọng lợi
nhuận của Phần mềm và Dịch vụ năm 2008 chiếm 63,4%; trong khi năm 2007 chỉ chiếm 47,9%.

Điều này càng chứng tỏ rằng, Tập đoàn FPT rất chú trọng vào việc phát triển các mảng kinh
doanh truyền thống. Đây cũng chính là định hướng trong năm 2009 của FPT là tập trung vào
toàn cầu hóa và đẩy mạnh cung cấp phần mềm và dịch vụ.

5
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
II. Tài Liệu Phân Tích

6
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

7
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

8
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

9
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

10
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

11
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

12
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

13
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

14
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

15
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

16
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

17
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

18
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

19
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

20
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

III.Phân Tích Báo Cáo Tài Chính


3.1. Tỷ số thanh khoản
a)Tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio)

Giá trị tài sản lưu động


Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị nợ ngắn hạn

4658263302412
=
3165352228560
= 1.47 lần
 Giá trị tài sản lưu động bao gồm tiền,chứng khoán ngắn hạn,khoản phải thu và tồn kho.
 Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hang, nợ dài hạn
đến hạn trả,phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn
 Nhận xét : chỉ số thanh khoản hiện thời của công ty FPT là 1.47, nghĩa là để đối phó với
1 nợ ngắn hạn công ty có 1.47 đồng tài sản để đối phó khi nợ đến hạn. FPT là công ty đa
ngành nên với chỉ số thanh khoản nhanh hiện thời là 1.47 > 1 chứng tỏ rằng khản năng quản
lý tài sản lưu động của công ty là có hiệu quả, lượng tiền mặt nhàn rỗi hay cũng không có nợ
phải đòi nhiều.Tuy nhiên,so sánh với chỉ số thanh khoản hiện thời năm 2006 là 1.78 lần thì ta
thấy rằng chỉ số này thấp hơn khá nhiều. Chứng tỏ, trong năm 2008 giá trị nợ ngắn hạn có sự
gia tăng nhiều hơn sự gia tăng về tài sản lưu động.Mặt khác, ta biết rằng chỉ số thanh khoản
hiện thời năm 2007 là 1.43 lần thấp hơn so với chỉ số năm 2008. Điều này lai cho ta thấy đã
có sự thay đổi về sự gia tăng giữa tài sản lưu động và giá trị nợ ngắn hạn dù là rất nhỏ. Nhưng
ta lại thấy sự ổn định của chỉ số, mà điều này lại có ý nghĩa đối với khản năng quản trị của
công ty là tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty. Quan trọng hơn là tạo lòng tin, uy
tin với các đối tác của công ty cả ở hiện tại lẫn trong tương lại.
b)Tỷ Số Thanh Khoản Nhanh (quick ratido)
Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hang tồn kho
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá tri nợ ngắn hạn
(4658263302412 - 1223957881179)
=
3165352228560
= 1.085 lần

 Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty FPT là 1.085 > 1, nghĩa là để đối phó với 1 đồng nợ
ngắn hạn thì công ty có 1.085 đồng tài sản ngắn hạn thanh toán nhanh khi nợ đến hạn.Điều
này càng chứng tỏ công ty có khản năng thành toán nợ khí đến hạn mà không cần thanh lý
hang tồn kho. Chỉ số này của công ty năm 2006 là 1.45 lần, năm 2007 là 0.96 lần, Những
chỉ số trên cho ta thấy rằng tài sản hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị tài sản
lưu động của công ty trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ trọng của hàng tồn kho cũng
đã được điều chỉnh một cách phù hợp hơn trong cơ cấu của giá trị tài sản lưu động của
công ty. Sự điều chỉnh này giúp công ty bảo đảm năng lực thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn khí đến hạn, và công ty cũng có một lượng hàng hóa tôn kho để đáp ứng khi thị trường
yêu cầu. Qua đó, ta thấy được khản năng quản trị tài sản của công tài là có hiệu quả.
3.2 Tỷ Số Quản Lý Tài Sản Hay Có Hiệu Quả Hoạt Động
Nhóm tỷ số này đo lường khản năng quản lý tài sản của công ty, chúng sẽ cho
chúng ta biết rằng các tài sản được báo cáo trên bảng báo cáo tài sản có hợp lý không hay là
quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư quá nhiều cho tài sản dẫn đến dư
thừa tài sản và vốn hoạt động, sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu
công ty đầu tư quá it vào tài sản khiến cho không đủ tài sản để hoạt động sẽ làm tổn hại đến
khản năng sinh lời và do đó dư thừa dòng tiền nhàn rỗi và cũng giảm giá cổ phiếu.
21
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
Do vậy, công ty nên đầu tư vào tài sản ở mức độ hợp lý.Nhưng thế nào là hợp lý? Nếu muốn
biết thế nào là hợp lý thì chúng ta phải phân tích nhưng tỷ số sau :

a) Tỷ số hoạt động tồn kho ( Inventory activity)


Doanh thu thuần
vòng quay hang tồn kho =
Hàng hóa tồn kho

16.381839784482
=
1.223957881179
= 13.384 vòng
 Chỉ số này cho ta biết rằng hang tồn kho của công ty quay 13.384 vòng trong một năm.
Điều này cho thấy rằng hàng tồn kho của công ty cũng khống có quá nhiều hàng bị ứ đọng
với thời gian quá lâu. Mặt khác, đa số hàng hóa mà công ty kinh doanh đều không mang
tính thời vụ. Nên tỷ số này cũng cho thấy khản năng tiêu thụ hàng hóa tồn kho của công ty
cũng có sự phù hợp với hàng hóa mà công ty kinh doanh, sản xuất. Chỉ số này vào năm
2006 là 20.55 vòng , năm 2007 là 9.45 vòng. Qua đây, ta thấy chỉ số năm 2008 có giá trị
trung bình so vơi những năm trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa với khản năng quản lý
hàng tồn kho đã có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường.
Số ngày trong năm
Số ngày tồn kho =
Vòng quay tồn kho
360
=
13.384
= 27 ngày
 Chỉ số này cho ta biết rằng số ngày tồn kho hàng hóa của công ty FPT là 27 ngày. Chỉ số
này năm 2006 là 17.5 ngày, năm 2007 là 38 ngày.
b)Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period - ACP)
Tỷ số này đo lường tính hiệu quả và chất lượng quản lý phải thu. Nó cho biết trung bình các
khoản phải thu phải tốn bao nhiêu ngày.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu hàng năm/360
1.994.169.987.920
= *360
16.806.168.180.809
= 43.8 ngày
 Chỉ số này cho ta biết rằng bình quân một khoản phải thu năm 2008 phải mất 43.8
ngày.Trong khi đó, chỉ số này năm 2007 là 48.7 ngày, năm 2006 là 55.5 ngày. Điều này
chứng tỏ số ngày trong kỳ thu tiền giảm xuống dần, cũng đồng nghĩa là trong khâu thanh
toán vốn không bị đọng quá lâu, những khoản nợ khó đòi giảm đi.Đây là chiều hướng tốt
của chính sách quản lý khoản phải thu của công ty, kỳ thu tiền thấp thì chu kỳ của vốn
nhanh hơn, công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong kinh doanh, sản xuất.
C)Vòng quay tài sản cố định (Fixed Assets Turnover Ratio)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng.
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định ròng
16.381.839.784.482
=
960.726.163.328
= 17.05 lần
 Tỷ số này cho biết 1 đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công
thi tạo ra 17.05 đồng doanh thu. Tỷ số này năm 2006 là 34.6 lần, năm 2007 là 21.05 lần.
Như vậy là doanh thu do 1 đồng tài sản cố định của FPT tạo ra được năm 2008 thấp hơn
năm 2007 và thấp hơn nhiều so với năm 2006. Tuy nhiên, giá trị khâu hao của năm 2008
22
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
cao hơn nhiều so với những năm trước nên tỷ số này vẫn chưa đánh giá được đúng khản
năng đầu tư hợp lý vào tài sản cố định của công ty, Nhưng ta thấy rõ hơn là trong những
năm gần đây doanh thu từ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định là khá cao, chứng tỏ công ty
khá hợp lý trong việc đầu tư vào tài sản cố định.
D) Vòng quay tổng tài sản (Total Assets Turnover Ratio)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, không phân biệt là tài sản ngắn hạn
hay tài sản cố định.

Doanh thu thuần


Vòng quay tổng tài sản =
Giá trị tổng tài sản
16.381.839.784.482
=
6.124.834.156.874
= 2.675 lần

 Tỷ số này cho biết rằng bình quân một đồng tài sản của công ty đầu tư vào sản xuất kinh
doanh thì tạo ra được 2.675 đồng doanh thu. Tỷ số này của công ty FPT năm 2006 là 3.34
lần, năm 2007 là 2.52 lần. Điều này cho thấy rằng một đồng tài sản của công ty tạo ra
doanh thu ít hơn so với năm 2006 và lớn hơn năm 2007. Ta thấy một vấn đề đặt ra ở đây là
tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 nhưng tỷ số
hiệu quả tổng tài sản của năm 2008 lại cao hơn năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng, năm
2008 công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn hơn so với năm 2007.Vì thế, nhiệm vụ
đặt ra là trong tương lai công ty nên chú ý cải thiện để đầu tư hợp lý hơn trong đầu từ vào
tài sản cố định, cũng như quản lý tài sản ngắn hạn có hiệu quả tốt hơn bằng cách gia tăng
doanh thu hoặc giảm bớt những tài sản không sinh lời trước mắt, gây ứ đọng vốn không
cần thiết.Mặt khác, công ty cung nên giảm bớt những chí phí không cần thiết, đặc biệt là bộ
phận không trực tiếp sản xuất kinh doanh, làm giảm doanh thu của công ty.
3.3. Tỷ số quản lý nợ
a)Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt/Total Assets)
Tỷ số này đo lường mức độ sử sụng nợ của công ty đối với tài sản.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Giá trị tổng tài sản
3165352228560
=
6124834156874
= 0.51

 Tỷ số này cho biết số các khoản nợ công ty chiếm 51% tổng giá trị tài sản.Tỷ số này năm
2006 là 50.46%, năm 2007 là 57.76%. Điền này cho thầy rằng tỷ số nợ năm 2008 của công
ty FPT cao hơn năm 2006, nhưng thấp hơn năm 2007. Qua đó ta biết rằng tổng số nợ của
FPT trong những năm vừa rồi luôn cao trên 50% tong giá trị tài sản, chứng tỏ công ty có lợi
thế khi dụng nợ như một đòn bẩy tài chính làm gia tăng khản năng sịnh lời cho cổ đông. Đó
là lý do hấp dân các cổ đông đầu tư vào công ty. Mặt khác, tỷ số nợ năm 2008 cũng không
quá cao, đã dần sát hơn mốc 50% nên cũng không làm cho chủ nợ phải lo lắng quá nhiều
về khản năng trả nợ của công ty. Nhưng công ty cũng sẽ khó vay mượn thêm tiền của chủ
nợ.
b) Tỷ số khản năng trả lại hay tỷ số trang trải lãi vay (Ability To Pay Interest)
Tỷ số này đánh giá khản năng trả lãi của công ty cho số nợ của công ty đã vay. Khản năng
này cao hay thấp phải phụ thuộc vào khản năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ của công
ty.Nếu khản năng sinh lời của công ty có giới hạn trong khi công ty sư dụng quá nhiều nợ thì
khản năng trả lãi sẽ giãm. Và ngược lại nếu tỷ số trả lãi cao sẽ chứng tỏ công ty có khản năng
trả lãi và sinh lợi nhuận cho cổ đông.

23
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
EBIT
Tỷ số khản năng trả lãi =
Chi phí lãi vay
(80487827505+1240085369808)
= =
80487827505
16.4 lần
 Trong đó: EBIT (Earning Before Interest Tax) là lợi nhuận trước thuế và lãi.
 Tỷ số này cho biết là để trả một đồng lãi vay thì công ty FPT có 16.4 đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi. Tỷ số này năm 2006 là 11.5 lần, năm 2007 là 24.95 lần. Điều này cho thấy là
công ty có khản năng trả lãi cao trong những năm gần đây. Nhưng ta lại thấy rằng tỷ số trả
lãi của FPT là tỷ lệ thuận với tỷ số nợ. Qua đó chứng tỏ rằng khi tỷ số nợ tăng là đòn bẩy
tài chính gia tăng khản năng sinh lời của công ty, lợi nhuận của cổ đông sẽ tăng thêm.
C) Tỷ số khản năng trả nợ (Ability To Pay Debt)
Tỷ số này đo lường khản năng trả nợ của công ty FPT nói chung.
Lợi nhuận gộp + Thanh toán tiên thuê
Tỷ số khản năng trả nợ =
Chi phí lãi vay + nợ gốc + thanh toán tiền thuê

(2.978.436.041.469+501.279.889.936)
=
(80.487.827.505+501.279.889.936)
= 5.98 lần
 Tỷ số này cho biết rằng để thanh toán hết 1 đồng nợ thì tập đoàn FPT có 5.98 đồng lợi
nhuận gộp và tiền thuê để trả. Điều này cho thấy rằng FPT hoàn toàn có khản năng thanh
toán nợ nếu như nợ đến hạn trả. Tỷ số này năm 2006 là 1.53 lần. năm 2007 là 6.11 lần.
Chứng tỏ trong những năm gần đây FPT luôn bảo đảm khản năng thanh toán chủ nợ nếu nợ
đến hạn. Tỷ số này năm 2007, 2008 gần bằng 6 lần, lớn hơn nhiều so với tỷ số năm 2006.
Do đó, cho thấy khản năng hùng mạnh về tài chính, sự tăng trưởng vững vàng của tập đoàn
FPT và đặc biệt là những năm gần đây tập đoàn FPT đã có sự tăng trưởng rất cao. Điều này
càng tạo niềm tin cho các chủ nợ và nâng cao vị thế của tập đoàn. Qua đó chứng tỏ khản
năng quản trị tài chính của tập đoàn là rất hiệu quả và đúng đắn.
3.4. Tỷ số khản năng sinh lời (Profitability Ratio)
Tỷ số này đo lường các mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với doanh thu thuần, tổng tài
sản có và vốn riêng của công ty FPT.
a)Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Net Profit Margin On Sales Ratio) - Lợi nhuận ròng
biên
Tỷ số này phản anh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu.
Lợi nhuận ròng sau thuế
Tỷ số lợi nhuận ròng biên =
Doanh thu thuần
1.051.047.017.452
=
16.381.839.784.482
= 0.064 lần hay 6.4%
 Tỷ số này cho biết là cứ 100 đồng doanh thu của tập đoàn thì có 6.4 đồng lợi nhuận sau
thuế. Tỷ số này năm 2006 là 4.7%, năm 2007 là 6.5%. Qua đó cho ta thấy rằng tỷ số lợi
nhuận ròng biên của tập đoàn lớn hơn năm 2006 nhưng nhỏ hơn năm 2007. Điều này
chứng tỏ tài chính của tập đoàn đã có bước phát triển hơn so với 2006 nhưng lại có vẽ
chững lại so với năm 2007. Tuy nhiên, dựa vào bản báo cáo tài chính ta lại nhận ra một
điều là doanh thu thuần năm 2008 tăng 21% so với doanh thu thuận năm 2007, thê nhưng
tỷ suất lợi nhuận ròng biên năm 2008 lại giảm 0.1% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ
tập đoàn có quá nhiều khoản giảm trừ lợi nhuận so với năm 2007. Vì thế tập đoàn phải
đánh giá rõ ràng, kịp thời về nguyên nhân dẫn đến tình hình này. Từ đó đưa ra những chính
sách biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng trên, và một biện pháp cần thiết mà tập

24
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
đoàn nên đưa ra là nên cắt giảm tối đa các khoản giảm trừ doanh thu mà không trực tiếp
sản hoặc chưa mang lại lợi nhuận thiết thực trước mắt.
b) Tỷ số lợi nhuận dành cho cổ đông thường trên doanh thu
Lợi nhuận ròng sau thuế-Cổ tức ưu dãi
TSLNR cổ đông thường/DT=
Doanh thu thuần
(1.051.047.017.452-214.776.420.820)
=
16.381.839.784.482
= 0.051 lần hay 5.1%
 Tỷ số này cho biết trong 100 đồng doanh thu của tập đoàn thì có 5.1 đồng lợi nhuận dành
cho cổ đông tập đoàn. Tỷ số này của năm 2006 là 3.95% , năm 2007 là 5.46%.Sở dĩ tỷ số
lợi nhuận dành cho cổ đông thường trên doanh thu thuần năm 2008 thấp hơn năm 2007 và
tăng so với năm 2006 là do tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 và
tăng so với năm 2006.
c) Tỷ suất lợi nhuận gộp biên
Lợi nhuận gộp
Tỷ số lợi nhuận gộp biên =
Doanh thu thuần
2.978.436.041.469
=
16.381.839.784.482
= 0.182 hay 18.2%
 Tỷ số này cho biết là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 18.2 đồng lợi gộp trong đó.Tỷ só
này năm 2006 là 12%, năm 2007 là 14.53%. Ta thấy rằng tỷ số lợi nhuận gộp biên tăng
dần trong các năm gần đây.
d) Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên
Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)
Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên =
Doanh thu thuần
(1.240.085.369.808+80.487.827.505)
=
16.381.839.784.482
= 0.0806 lần hay 8.06%
 Tỷ số này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 8.06 đông lợi nhuận hoạt động
biên. Tỷ số này năm 2006 là 5.85%, năm 2007 là 7.94%. Nhận thấy rằng tỷ số này của tập
đoàn vẫn đang tăng so với những năm trước đó. Điều này chứng tỏ lợi nhuân trước thuế, lãi
và doanh thu thuần của tập đoàn vẫn đang tăng theo chiều hướng tốt.
e) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return Total Assets)
Tỷ số này đo lường khản năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của tập đoàn.
Lợi nhuận ròng sau thuế
ROA =
Tổng tài sản

1.051.047.017.452
=
6.124.834.156.874
= 0.172 lần hay 17.2%
 Tỷ số này cho biết là cứ đầu tư 100 đồng tài sản thì tập đoàn thu được 17.2 đồng lợi nhuận
ròng. Tỷ số này năm 2006 là 15.71%, năm 2007 là 16.435% . Nhận thấy khản năng sinh
lời khi đưa tài sản của tập đoàn vào sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ
khản năng quản lý tài sản của tập đoàn có hiệu quả và đang có chiều hướng tốt.
f)Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity)
Tỷ số này đo lường khản năng sinh lợi nhuận ròng trên mỗi đồng vốn của cổ đông. Đứng trên
góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số này (ROE).

25
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
Lợi nhuận ròng sau thuế
Tỷ số ROE =
Vốn chủ sở hữu
1.051.047.017.452
=
2.959.481.928.314
= 0.3551 lần hay 35.51%
 Tỷ số này cho biết là cứ 100 đồng vốn chủ sở hửu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu
được 35.51 đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Tỷ số này năm 2006 là 31.71%, năm 2007 là
38.91%. Ta nhận thấy rằng tỷ số này năm 2008 tăng so với năm 2006 nhưng giảm so với
năm 2007.
LNR sau thuế - Cổ tức ưu đãi
Tỷ số ROE cổ đông thường =
Vốn cổ phần thường
(1.051.047.017.452-214.776.420.820)
=
1.397.878.190.000
= 0.5982 lần hay 59.82%
 Tỷ số này cho biết là cứ 100 đồng vốn của cổ phần thường của tập đoàn đưa vào đầu tư vào
sản xuất kinh doanh thì tạo ra 58.82 đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Tỷ số này năm 2006 là
74.07%, năm 2007
là 80.25%. Nhân thấy rằng tỷ số này năm 2008 giảm so với những năm gần đây.Điều này ảnh
hưởng không tốt đối với sự hấp dẫn đầu tư của cổ đông thường vào tập đoàn.
g) Tỷ số sức sinh lời căn bản (Basic Earning Power Ratio)
Tỷ số này phản ánh khản năng sinh lời của căn bản của tập đoàn, nghĩa là tỷ số này không kể
đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
EBIT
Tỷ số sinh lời căn bản =
Tổng tài sản
(1.240.085.369.808+80.487.827.505)
=
6.124.834.156.874
= 0.2156 lần hay 21.56%
 Tỷ số này cho biết là cứ 100 đồng tài sản của tập đoàn đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh thì tạo ra 21.56 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Tỷ số này năm 2006 là 19.57%,
năm 2007 là 20.01%. Điều này cho thấy khản năng sinh lời căn bản của tập đoàn gia tăng
hàng năm. Chứng tỏ sự đâu tư, quản lý tài sản của tập đoàn là có hiệu quả.

3.5. Tỷ số tăng trưởng


Các chỉ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của tập đoàn trong dài hạn.Nếu đầu tư
hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm đến các chỉ số này. Những chỉ số dùng để phân
tích triển vọng phát triển của tập đoàn bao gồm :
a) Tỷ số lợi nhuận tích lũy
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu
tư. Nghĩa là tập đoàn sẽ sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận sau thuế để giữa lại cho
mục đích tái đầu tư.Vì thế nó cho thấy được triển vọng phát triển của tập đoàn trong tương
lai.
Lợi nhuận tích lũy
Tỷ số lợi nhuận tích lũy =
Lợi nhuận ròng sau thuế

798.009.159.145
=
1.051.047.017.452
= 0.7592 lần hay 75.92%

26
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
 Tỷ số này cho biết là tập đoàn đã dành 75.92% lợi nhuận sau thuế cho mục đích tái đầu tư
sau này.Tỷ số này năm 2006 là 65.96%, năm 2007 là 49.07%. Nhận thấy rằng tỷ số lợi
nhuận tích lũy của năm 2008 cao hơn so với các năm gần đây. Đó là một tỷ lệ tốt cho hoạt
động tái đầu tư của tập đoàn.
b)Tỷ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số này đánh giá khản năng tăng trưởng của vốn chủ sở hưu thông qua tích lũy lợi
nhuận. Do đó, có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững - tăng trưởng
từ lợi nhuận giữa lại.
Lợi nhuận giữ lại
Tỷ số tăng trưởng bền vững =
Vốn chủ sở hữu
TS lợi nhuận tích lũy* LNR sau thuế
=
Vốn chủ sở hữu

= TS lợi nhuận tích lũy* ROE


= 0.7592*0.3551
= 0.2696 lần hay là 26.96%
 Tỷ số này cho biết lợi nhuận giữ lại chiếm 26.96% vốn chủ sở hữu. Tỷ số này năm 2006 là
20.91%, năm 2007 là 19.09%. Nhận thấy tỷ số này năm 2008 cao hơn so với những năm
gần đây. Điều này chứng tỏ khản năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu của tập đoàn năm
2008 có sự đóng góp khá nhiều của lợi nhuận giữ lại.

3.6. Tỷ số giá trị thị trường ( Market Value Ratio )


Các tỷ số này đánh giá kỳ vọng của thị trường đối với giá trị tương lại của tập đoàn. Các tỷ
số này dùng để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông. Các tỷ số thị trường gồm
có :
a) Tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần ( ESP - Earning Per Share )
Thu nhập trên mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng quyết định giá trị cổ phiếu. Nó đo
lường mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Nói cách khác, nó thể hiện mức thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu.
Lợi nhuận ròng của cổ đông
EPS =
Số lượng cổ phiếu thường
LNR sau thuế - Cổ tức ưu đãi
=
Số lượng cổ phiếu thường
(1.051.047.017.452-214.776.420.820)
=
140.328.357
= 5959 VNĐ/cổ phiếu
 Tỷ số này cho biết là cư đầu tư một vào một cổ phiếu của tập đoàn, nhà đầu tư thu được
5959 VNĐ tiền lợi nhuận. Tỷ số này năm 2006 là 8008 VNĐ, năm 2007 là 5317 VNĐ.
Nhận thấy là tỷ số này năm 2008 thấp hơn năm 2006, nhưng cao hơn năm 2007.
b) Tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (P/E - Price / Earning
Ratio)
Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu để có một đồng lợi nhuận của tập
đoàn.

Giá trị cổ phần


Tỷ số P/E =
Lợi nhuận trên cổ phần

10.000
= = 1.678 lần
5.959
27
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
 Tỷ số này cho biết là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 1.678 đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận
từ cổ phiếu của tập đoàn. Tỷ số này năm 2006 là 1.25 lần, năm 2007 là 1.88 lần. Cho thấy
rằng sức hấp dẫn của cổ phiếu của tập đoàn năm 2008 thấp hơn so với năm 2006 nhưng cao
hơn năm 2007.
c) Tỷ số chia trả cổ tức cho mỗi cổ phần ( Payout Ratio)
Tỷ số này phản ánh tập đoàn chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu
tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu.
Tiền lãi phải trả cho mỗi cổ phần
Tỷ lệ chia trả cổ tức cho mỗi cổ phần =
EPS
389.311.861.400
=
(140978924*5959)
= 46.3%

 Tỷ số này cho biết tập đoàn chi trả 46.3% lợi nhuận cho cổ đông. Tỷ số này năm 2006 là
7.09%, năm 2007 là 38%.Qua đó cho thấy tập đoàn chi trả một thu nhập cho cổ đông và
giữ lại phần lớn để tái đầu tư. Điều này có ảnh hưởng không tốt tơi tâm lý nhà đầu
tư.Nhưng chỉ số này cũng đã được cải thiện trong những năm gân đây, cho thấy chính sách
chi trả tiền lãi của tập đoàn đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt, tạo tâm lý tốt cho nhà
đầu tư khi quyết định đâu tư vào tập đoàn.
d)Tỷ số giá thị trường / Giá kế toán ( M/B - Market/Balance)
Tỷ số này so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị số sánh hay mệnh giá cổ
phiêu.
Giá thị trường của cổ phiếu
M/B =
Mệnh giá cổ phiếu

450.000
=
10.000
= 45 lần
 Tỷ số này cho biết là giá trị cổ phiếu của thị trường cao hơn gấp 45 lần mệnh giá cổ phiếu
tập đoàn.
4.1. Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là kỷ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của tập
đoàn qua nhiều năm. Qua đó, chúng ta thấy rõ được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số
tài chính của tập đoàn. Sự so sánh các tỷ số của các năm ta sẽ rút ra được xu hướng chung về
tình hình tài chính của tập đoàn. Để từ đó có biện pháp cụ
thể điều chỉnh xu hướng chung đó theo hướng có lợi nhất cho tập đoàn.Ta tiến hành phân tích
xu hướng chung của tập đoàn FPT từ năm 2006 đến năm 2008.
Bảng tóm tắt các tỷ số tài chính của tập đoàn FPT
Khoản mục 2006 2007 2008 Đánh giá
1.Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản hiện thời 1.78 lần 1.43 lần 1.47 lần Tốt
Tỷ số thanh khoản nhanh 1.45lần 0.96 lần 1.085 lần Tốt
2.Tỷ số quản lý tài sản hay hiệu quả hoạt
động
Vòng quay tồn kho 20.55vòng 9.45vòng 13.38vòng Tốt
Số ngày tồn kho 17.5 ngày 38 ngày 27ngày Tốt
Kỳ thu tiền bình quân 55.5 ngày 48.7ngày 43.8 ngày Tốt
Vòng quay tài sản cố định 34.6 lần 21.05lần 17.05 lần Không tốt
Vòng quay tổng tài sản 3.34 lần 2.52 lần 2.67 lần Tốt
3.Tỷ số quản lý nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản 50.46 % 57.76% 51% Tốt
Tỷ số khản năng trả lãi 11.5 lần 24.95lần 16.4 lần Tốt
28
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
Tỷ số khản năng trả nợ 1.53 lần 6.11 lần 5.98 lần Tốt
4.Tỷ số khản năng sinh lời
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thuần 4.7 % 6.5 % 6.4% Tốt
Tỷ số sức sinh lời căn bản 19.57% 20.01% 21.56% Tốt
Tỷ số LNR biên cổ đông thường/ DT 3.98 % 5.46 % 5.1 % Không tốt
Tỷ số lợi nhuận gộp biên 15.71% 16.435% 17.2% Tốt
Tỷ số lợi nhuận hoạt đông biên 5.85% 7.94% 8.06% Tốt
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 15.71% 16.435% 17.2% tốt
Tỷ số LNR trên vốn chủ sở hữu (ROE) 31.7% 38.9% 35.5% Không tốt
5.Tỷ số tăng trưởng
Tỷ số lợi nhuận tích lũy 65.96% 49.07% 75.92% Tốt
Tỷ số tăng trưởng bền vững 20.91% 19.09% 26.96% Tốt
Tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần (ESP) 8008VNĐ 5317VNĐ 5959VNĐ Tốt

Tỷ số giá thị trường trên thu nhập của 1.25lần 1.88 lần 1.678 lần Tốt
mỗi cổ phiếu (P/E)
Tỷ số giá trị thị trường/giá trị kế 40 lần 14.5 lần 6.7 lần Không tốt
toán(M/B)
Tỷ số Payout Ration 7.09% 38% 46.3% Tốt

 Qua bảng tóm tắt các chỉ số trên ta nhận thấy rằng, tập đoàn FPT nhìn chung cũng đã
thành công trong việc quản lý hiệu quả nguồn tài chính của mình. Đa số các chỉ số đều
cho thấy chiều hướng tích cực về tài chính của tập đoàn. Tuy còn có những chỉ số có
chiều hướng kém tích cực nhưng do tác động của nên kinh tế trong thời kỳ có nhiều biến
động gây nhiều khó khăn cho tập đoàn trong hoạt đông kinh doanh, sản xuất thì sự suy
giảm các chỉ số trên vẫn là điều có thể chấp nhận được.

4.2.Phân tích cơ cấu tài sản

Số tuyệt đối Tỷ trọng


Mã Tài sản 2008 (VNĐ 2007 (VNĐ 2008 2007
số
100 Tài sản ngắn hạn 4.658.263.302.412 4.342.621.864.908 76.055% 81.079%
110 Tiền và các khoản tương đương 1.242.502.927.497 895.514.803.431 20.286% 16.720%
tiền
111 Tiền 1.088.022.490.228 815.402.303.431 17.764% 15.224%
112 Các khoản tương đương tiền 154.480.437.269 80.112.500.000 2.522% 1.496%
130 Các khoản phải thu ngắn hạn 1.994.169.987.920 1.827.732.899.796 32.559% 34.125%
131 Phải thu khách hàng 1.541.292.025.933 1.511.116.511.987 25.165% 28.213%
132 Trả trước cho người bán 271.888.719.628 160.983.722.210 4.439% 3.006%
134 Phải thu theo tiến độ kế hoạch 92.724.478.378 61.417.792.020 1.514% 1.147%
hợp đồng
135 Các khoản phải thu ngắn hạn 107.083.598.814 101.009.776.663 1.748% 1.886%
khác
139 Dự phong phải thu ngắn hạn khó (18.818.834.833) (6.794.903.084) -0.307% -0.127%
đòi
140 Hàng tồn kho 1.223.957.881.179 1.428.218.348.569 19.984% 26.666%
141 Hàng tồn kho 1.230.872.064.900 1.430.100.351.304 20.096% 26.701%
149 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (6.914.183.721) (1.882.002.735) -0.113% -0.035%
150 Tài sản ngắn hạn khác 197.632.505.816 191.155.813.112 3.227% 3.569%
151 Chi phí trả trước ngắn hạn 40.370.582.395 35.806.669.927 0.659% 0.669%
152 Thuế giá trị gia tăng được khấu 143.679.733.662 130.809.485.421 2.346% 2.442%
trừ
29
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
154 Thuế và các khoản khác phải thu 1.363.407.276 - 0.022% 0.000%
Nhà nước
158 Tài sản ngắn hạn khác 12.218.782.483 24.539.657.764 0.199% 0.458%
200 Tài sản dài hạn 1.466.570.854.462 1.013.430.480.154 23.945% 18.921%
220 Tài sản cố định 960.726.163.328 641.607.535.448 15.686% 11.979%
221 Tài sản cố định hữu hình 694.250.036.187 598.227.349.892 11.335% 11.169%
222 Nguyên giá 1.207.764.590.999 954.246.329.790 19.719% 17.816%
223 Giá trị hao mòn lũy kế (513.514.554.812) (356.018.979.898) -8.384% -6.647%
224 Tài sản cố định hữu hình thuê tài 153.670.867 - 0.003% 0.000%
chính
225 Nguyên giá 180.473.274 - 0.003% 0.000%
226 Giá trị hao mòn lũy kế (26.802.407) - -0.0004% 0.000%
227 Tài sản cố định vô hình 44.566.041.768 34.571.052.492 0.728% 0.645%
228 Nguyên giá 83.092.578.511 55.249.810.480 1.357% 1.032%
229 Giá trị hao mòn lũy kế (38.526.536.743) (20.678.757.988) -0.629% -0.386%
230 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 221.756.414.506 8.809.133.064 3.621% 0.164%
250 Đầu tư dài hạn 290.070.028.679 321.827.414.410 4.736% 6.009%
252 Đầu tư vào công ty liên kết 243.554.076.179 299.211.461.910 3.977% 5.586%
258 Các khoản đầu tư dài hạn khác 47.695.852.500 23.795.852.500 0.779% 0.444%
259 Dự ph.ng giảm giá đầu tư dài hạn (1.179.900.000) (1.179.900.000) -0.019% -0.022%
260 Tài sản dài hạn khác 215.774.662.455 49.995.530.296 3.523% 0.933%
261 Chi phí trả trước dài hạn 153.151.586.037 41.168.799.336 2.501% 0.769%
262 Tài sản thuế thu nhập hoàn lại 23.365.346.963 - 0.381% 0.000%
268 Tài sản dài hạn khác 39.257.729.455 8.826.730.960 0.641% 0.165%
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062 100.000% 100.000%

Bảng phân tích kết cấu tài sản

 Qua bảng phân tích kết cấu tài sản ta nhận thấy rằng tập đoàn FPT đã có sự điều chỉnh
trong cách phân bổ tài sản. So với năm 2007, năm 2008 tỷ lệ phần trăm của tài sản ngắn
hạn của tập đoàn đã giảm xuống, tỷ trọng của tài sản dài hạn được nâng lên. Thế nhưng,
khi so sánh chỉ số thanh khoản của tập đoàn trong hai năm t a lại thấy rằng các chỉ số
thanh khoản của năm 2008 lại cao hơn so với năm 2007. Sở dĩ có điều này là do tỷ trọng
giá trị nợ ngắn hạn của năm 2007 cao hơn so với năm 2008, tỷ trọng hàng tồn kho năm
2007 cũng cao hơn năm 2008.Mặt khác, ta thấy rằng tỷ trọng tiền và các khoản tương
đương tiền có sự gia tăng rất nhanh so với năm 2007. Điều này cho thấy, tập đoàn đã có
sự chuyển dịch rõ ràng trong cơ cấu đầu tư vào tài sản với xu hướng là tăng cường đầu
tư vào tài sản dài hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, giảm tỷ trọng đầu tư vào hoạt
động sản xuất.
4.3 Phân tích cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn FPT năm 2007-2008

Số tuyệt đối Tỷ trọng


Mã Lãi lỗ 2008 (VNĐ) 2007 (VNĐ) 2008 2007
số (VNĐ) (VNĐ)
01 Tổng doanh thu 16.429.737.389.964 13.518.396.514.258 100% 100%
02 Các khoản giảm trừ -47.897.605.482 -19.505.744.417 -0.29% -0.14%
doanh thu
10 Doanh thu thuần 16.381.839.784.482 13.498.890.769.841 99.71% 99.86%
11 Giá vốn hàng bán - -11.537.442.806.276 81.58% 85.35%
13.403.403.743.013

30
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
20 Lợi nhuận gộp 2.978.436.041.469 1.961.447.963.565 18.13% 14.51%
21 Doanh thu hoạt động 197.472.172.458 48.935.986.199 1.205% 0.36%
tài chính
22 Chi phí hoạt động tài -495.236.445.170 -72.344.115.885 -3.01% -0.54%
chính
24 Chi phí bán hàng -526.659.179.440 -384.773.203.149 -3.21% -2.85%
25 Chi phí quản lý doanh -963.266.210.770 -600.167.811.674 -5.865% -4.44%
nghiệp
30 Lợi nhuận thuần từ 1.190.746.378.547 953.098.819.056 7.25% 7.05%
hoạt động kinh doanh
40 Kết quả của các hoạt %
động khác
31 Thu nhập khác 191.150.989.872 100.711.660.272 1.16% 0.74%

32 Chi phí khác -101.852.923.260 -28.868.285.483 -0.62% -0.21%


45 Lỗ/(Lãi) từ đầu tư vào -39.959.075.351 4.043.113.890 -0.24% 0.03%
công ty liên kết
50 Lợi nhuận trước thuế 1.240.085.369.808 1.028.985.307.735 7.55% 7.61%

51 Chi phí thuế thu nhập -212.403.699.319 -148.714.637.609 -1.29% -1.10%


doanh nghiệp - hiện
hành
52 Thuế thu nhập doanh 23.365.346.963 - 0.14% 0%
nghiệp - hoàn lại
60 Lợi nhuận thuần sau 1.051.047.017.452 880.270.670.126 6.40% 6.51%
thuế

Phân bổ cho:

61 Cổ đông thiểu số 214.776.420.820 142.801.214.063

62 Chủ sở hữu của Công 836.270.596.632 737.469.456.063


ty
70 Lãi cơ bản trên cổ 5.959 5.317
phiếu

 Qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của hai năm 2007-2008, ta nhận thấy rằng : kết
quả kinh doanh của năm 2008 cao hơn hẳn kết quả kinh doanh của năm 2007. Đa số các
khoản thu của tập đoàn đều gia tăng, nhưng đã có sự thay đổi về tỷ trọng trong kết quả doanh
thu.Nhận thấy một điều rõ ràng là doanh thu từ hoạt động tài chính, thu nhập khác đã cao hơn
hăn so với tỷ trọng của năm 2007. Bên cạnh đó ta cũng nhận thấy rằng các khoản chi phí của
năm 2008 cũng gia tăng vè tỷ trọng so với năm 2007. Đáng lưu ý hơn là trong năm 2008 tập
đoàn đầu tư vào các công ty liên kết không thu lại lợi nhuận mà lại bi chịu lỗ. Nhung nguyên
nhân đó dẫn tới sự sụt giảm về tỷ trọng lợi nhuận ròng sau thuế so với năm 2008 mặc dù
doanh thu có tăng cao.Cũng qua bảng phân tích trên, ta thấy rõ hơn về xu hướng đầu tư tài sản
của tập đoàn trong năm 2008.

4.4 Phân tích chỉ số kết quả hoạt động


Bảng phân tích chỉ số kết quả kinh doanh của tập đoàn năm 2007-2008

Số tuyệt đối Tỷ trọng


Mã Lãi lỗ 2008 (VNĐ) 2007 (VNĐ) 2008 2007
số (VNĐ) (VNĐ)
01 Tổng doanh thu 16.429.737.389.964 13.518.396.514.258 121.54 100%
31
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
02 Các khoản giảm trừ (47.897.605.482) (19.505.744.417) 245.56 100%
doanh thu
10 Doanh thu thuần 16.381.839.784.482 13.498.890.769.841 121.36 100%
11 Giá vốn hàng bán (13.403.403.743.013) (11.537.442.806.276) 116.17 100%
20 Lợi nhuận gộp 2.978.436.041.469 1.961.447.963.565 151.85 100%
21 Doanh thu hoạt động tài 197.472.172.458 48.935.986.199 403.53 100%
chính
22 Chi phí hoạt động tài (495.236.445.170) (72.344.115.885) 684.56 100%
chính
24 Chi phí bán hàng (526.659.179.440) (384.773.203.149) 136.88 100%
25 Chi phí quản lý doanh (963.266.210.770) (600.167.811.674) 160.50 100%
nghiệp
30 Lợi nhuận thuần từ hoạt 1.190.746.378.547 953.098.819.056 124.93 100%
động kinh doanh
40 Kết quả của các hoạt
động khác
31 Thu nhập khác 191.150.989.872 100.711.660.272 189.80 100%
32 Chi phí khác (101.852.923.260) (28.868.285.483) 352.82 100%
45 Lỗ/(Lãi) từ đầu tư vào (39.959.075.351) 4.043.113.890 -988.32 100%
công ty liên kết
50 Lợi nhuận trước thuế 1.240.085.369.808 1.028.985.307.735 120.52 100%
51 Chi phí thuế thu nhập (212.403.699.319) (148.714.637.609) 142.83 100%
doanh nghiệp - hiện
hành
52 Thuế thu nhập doanh 23.365.346.963 - -
nghiệp - hoàn lại
60 Lợi nhuận thuần sau 1.051.047.017.452 880.270.670.126 119.40 100%
thuế
Phân bổ cho:

61 Cổ đông thiểu số 214.776.420.820 142.801.214.063 150.40 100%


62 Chủ sở hữu của Công 836.270.596.632 737.469.456.063 113.40 100%
ty
70 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.959 5.317 112.07 100%

 Qua bảng phân tich chỉ số kinh doanh của tập đoàn ta nhận tháy rằng,hầu hết các khoản
mục chỉ số đều cho thấy kết quả kinh doanh năm 2008 tăng trưởng mạnh hơn so với năm
2007.Tổng doanh thu năm 2008 tăng 21% so vơi năm 2007, đăc biệt là mức tăng doanh
thu từ các hoạt động đầu tư tài chính,thu nhập khác của tập đoàn tăng rất nhanh so với
năm 2007.Tuy nhiên, bên cạch sự gia tăng về doanh thu, ta cung nhận thấy rằng chi phí
cũng có sự gia tăng rất nhanh chóng, nhất là chi phí lien quan đén hoạt động tài chính, các
khoản giảm trừ doanh thu, hay lỗ do đầu tư vào công ty liên kết. Song kết quả cuối cùng
đó là lợi nhuận ròng sau thuế vẫn tăng 19% so vơi năm 2007, dẫn đến lãi trên cổ phiếu
tăng 12% so với năm 2007.
4.5.Phân tích chỉ số tài sản
Bảng phân tích các chỉ số tài khoản của tập đoàn

Số tuyệt đối Tỷ trọng


Mã Tài sản 2008 (VNĐ 2007 (VNĐ 2008 2007
số
100 Tài sản ngắn hạn 4.658.263.302.412 4.342.621.864.908 107.268% 100%

32
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
110 Tiền và các khoản tương đương 1.242.502.927.497 895.514.803.431 138.747% 100%
tiền
111 Tiền 1.088.022.490.228 815.402.303.431 133.434% 100%
112 Các khoản tương đương tiền 154.480.437.269 80.112.500.000 192.829% 100%
130 Các khoản phải thu ngắn hạn 1.994.169.987.920 1.827.732.899.796 109.106% 100%
131 Phải thu khách hàng 1.541.292.025.933 1.511.116.511.987 101.997% 100%
132 Trả trước cho người bán 271.888.719.628 160.983.722.210 168.892% 100%
134 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp 92.724.478.378 61.417.792.020 150.973% 100%
đồng
135 Các khoản phải thu ngắn hạn khác 107.083.598.814 101.009.776.663 106.013% 100%
139 Dự phong phải thu ngắn hạn khó (18.818.834.833) (6.794.903.084) 276.955% 100%
đòi
140 Hàng tồn kho 1.223.957.881.179 1.428.218.348.569 85.698% 100%
141 Hàng tồn kho 1.230.872.064.900 1.430.100.351.304 86.069% 100%
149 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (6.914.183.721) (1.882.002.735) 367.384% 100%
150 Tài sản ngắn hạn khác 197.632.505.816 191.155.813.112 103.388% 100%
151 Chi phí trả trước ngắn hạn 40.370.582.395 35.806.669.927 112.746% 100%
152 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 143.679.733.662 130.809.485.421 109.839% 100%
154 Thuế và các khoản khác phải thu 1.363.407.276 - - 100%
Nhà nước
158 Tài sản ngắn hạn khác 12.218.782.483 24.539.657.764 49.792% 100%
200 Tài sản dài hạn 1.466.570.854.462 1.013.430.480.154 144.714% 100%
220 Tài sản cố định 960.726.163.328 641.607.535.448 149.737% 100%
221 Tài sản cố định hữu hình 694.250.036.187 598.227.349.892 116.051% 100%
222 Nguyên giá 1.207.764.590.999 954.246.329.790 126.567% 100%
223 Giá trị hao mòn lũy kế (513.514.554.812) (356.018.979.898) 144.238% 100%
224 Tài sản cố định hữu hình thuê tài 153.670.867 - - 100%
chính
225 Nguyên giá 180.473.274 - - 100%
226 Giá trị hao mòn lũy kế (26.802.407) - - 100%
227 Tài sản cố định vô hình 44.566.041.768 34.571.052.492 128.911% 100%
228 Nguyên giá 83.092.578.511 55.249.810.480 150.394% 100%
229 Giá trị hao mòn lũy kế (38.526.536.743) (20.678.757.988) 186.310% 100%
230 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 221.756.414.506 8.809.133.064 2517.347% 100%
250 Đầu tư dài hạn 290.070.028.679 321.827.414.410 90.132% 100%
252 Đầu tư vào công ty liên kết 243.554.076.179 299.211.461.910 81.399% 100%
258 Các khoản đầu tư dài hạn khác 47.695.852.500 23.795.852.500 200.438% 100%
259 Dự ph.ng giảm giá đầu tư dài hạn (1.179.900.000) (1.179.900.000) 100.000% 100%
260 Tài sản dài hạn khác 215.774.662.455 49.995.530.296 431.588% 100%
261 Chi phí trả trước dài hạn 153.151.586.037 41.168.799.336 372.009% 100%
262 Tài sản thuế thu nhập hoàn lại 23.365.346.963 - - 100%
268 Tài sản dài hạn khác 39.257.729.455 8.826.730.960 444.760% 100%
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062 114.354% 100%

 Dựa vào bảng phân tích các chỉ số về tài sản của tập đoàn năm 2007-2008 ta nhận thấy
rằng: đa số tất cả các chỉ số tài sản năm 2008 ddeuf tăng so với năm 2007. Trong đó, sự
tăng trưởng rõ ràng nhất là chỉ số về tài sản cố định dài hạn như là tài sản cố định khác tăng
hơn 330% , chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng hơn 2400% so với năm 2007. Ngoài ra, ta
còn nhần thấy rằng tài sản dự phòng giảm giá hang tồn kho cũng tăng rất cao lên đến hơn
33
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
267%, các khoản tương đương tiền cũng tăng mạnh tăng hơn 92% so với năm 2007. Điều
này cho thấy rõ hơn xu hướng đầu tư của tập đoàn trong năm 2008 là chú trọng vào đầu tư
tài sản có định, gia tăng đầu tư vào các khoản tương đương tiền trong tỷ trong cơ cấu tài
sản.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Số tuyệt đối Tỷ trọng


mã Nguồn vốn 2008 (VNĐ 2007 (VNĐ) 2008 2007
số (VNĐ (VNĐ
300 NỢ PHẢI TRẢ 3.165.352.228.560 3.094.037.392.967 51.68 57.8
310 Nợ ngắn hạn 3.160.423.294.749 3.027.491.761.076 51.60 56.5
311 Vay ngắn hạn 1.236.811.819.207 1.249.346.229.823 20.19 23.3
312 Phải trả ngắn hạn cho 1.057.507.949.067 1.060.378.510.836 17.27 19.8
người bán
313 Người mua trả tiền 336.639.630.984 151.204.791.242 5.50 2.8
trước
314 Thuế và các khoản phải 189.056.164.373 242.917.140.667 3.09 4.5
nộp Nhà nước
315 Phải trả công nhân viên 36.336.932.140 72.644.756.270 0.59 1.4
316 Chi phí phải trả 122.981.748.223 78.376.658.967 2.01 1.5
318 Phải trả theo tiến độ kế 7.364.680.088 10.432.220.698 0.12 0.2
hoạch hợp đồng
Các khoản ứng trước - 86.757.990.600 0.00 1.6
của các cổ đông
319 Các khoản phải trả khác 155.990.679.947 52.599.721.460 2.55 1.0
320 Dự phòng bảo hành 17.733.690.720 22.833.740.513 0.29 0.4
330 Vay và nợ dài hạn 4.928.933.811 66.545.631.891 0.08 1.2
333 Nợ dài hạn khác 2.895.195.181 10.984.589.993 0.05 0.2
334 Vay dài hạn 146.775.542 54.500.667.513 0.002 1.0
336 Dự ph.ng trợ cấp thôi 772.562.582 614.494.465 0.0000013 0.011
việc
337 Dự ph.ng cho bảo l.nh 1.114.400.506 445.879.920 0.02 0.008
ngân hàng cho
sinh viên vay
400 VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.959.481.928.314 2.262.014.952.095 48.32 42.2
410 Vốn chủ sở hữu 2.433.246.607.770 1.979.408.622.819 39.73 37.0
411 Vốn cổ phần 1.411.620.740.000 923.525.790.000 23.05 17.2
412 Thặng dư vốn 54.851.281.360 524.865.861.360 0.90 9.8
414 Cổ phiếu quỹ (1.831.500.000) (176.000.000) -0.03 -
0.003
416 Quỹ dự trữ chênh lệch 3.164.755.291 (1.024.332.674) 0.05 -0.02
tỷ giá hối đoái chuyển
đổi báo cáo tài chính
417 Quỹ đầu tư và phát triển 103.009.261 103.009.261 0.002 0.002
418 Quỹ dự trữ bổ sung vốn 107.565.521.411 60.270.389.599 1.76 1.13
điều lệ
420 Lợi nhuận chưa phân 798.009.159.145 431.916.797.566 13.03 8.06
phối
431 Quỹ phúc lợi và khen 57.013.641.302 37.177.107.707 0.93 0.69
thưởng
432 Nguồn kinh phí sự 2.750.000.000 2.750.000.000 0.04 0.05
nghiệp
Lợi ích cổ đông thiểu số 526.235.320.544 282.606.329.276 8.59 5.28
TỔNG CỘNG NGUỒN 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062 100 100
VỐN

34
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
 Dựa vào bảng , khi so sánh tỷ trọng các khoản mục của năm 2008 với năm 2007.Ta thấy
rằng tỷ trọng nợ phải trả năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 và tỷ trọng nguồn vốn chủ
sở hữu trong tổng nguồn vốn lại tăng so với năm 2007. Điều này ảnh hưởng đến khản
năng sinh lời của nguồn vốn, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu tập đoàn. Một sự
thay đổi tích cực đáng kể là tỷ trọng chưa phân phối tăng lên so với năm 2007. Đó là một
dấu hiệu tốt về lợi nhuận đạt được của năm 2008.
4.6 Phân tích Du Point
Phân tích Du Point nhằm đánh giá những sự tác động của những chỉ số liên quan, anh
hưởng đến chỉ số ROA, ROE. Từ đó đưa ra cái nhìn nhận đánh giá đúng đắn các nhân tố
anh hưởng và đưa ra các phương pháp cải thiện phù hợp với tập đoàn nhằm cải thiện
những khó khăn trong quản lý tài chính.
a) Phân tích tỷ số ROA
ROA = Lãi gộp * Vòng quay tài sản
Lợi nhuận ròng Doanh thu
X
=
Doanh thu Tổng tài sản
1.051.047.017.452 16.429.737.389.964
= *
16.429.737.389.964 6.124.834.156.874
= 0.064*2.675
= 0.172 lần hay 17.2%

 Chỉ số ROA cho biết hiệu quả của hoạt động kinh doanh của tập đoàn , chỉ số này chịu
ảnh hưởng từ tỷ số lãi gộp và vòng quay tài sản theo tỷ lệ thuận . Khi các tỷ số ảnh hưởng
tăng thì tỷ số ROA cũng tăng và càng chứng tỏ tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. Dụa vào
sự liên hệ trên, ta thấy rằng để nâng cao tỷ số ROA, tập đoàn phải gia tăng lợi nhuận sau
thuế hoặc là giảm về giá trị tài sản. Tập đoàn có thể nâng cao lợi nhuận trong tổng doanh thu
bằng cách giảm các khoản gây giảm trừ doanh thu, giảm đến mức tối thiểu những chi phí
không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Còn việc giảm về
tài sản là không thể vì sự gia tăng tài sản càng chứng tỏ quy mô phát triển của tập đoàn,
chứng tỏ sự hùng mạnh của tập đoàn, tạo niềm tin với các chủ nợ. Do đó, điều mà tập đoàn
nên điều chỉnh là nâng cao doanh thu, xem xét lại những chi phí để từ đó điều chỉnh theo
chiều hướng có lợi nhất để tạo ra giá trị lợi nhuận ròng tối đa.Mặt khác, tập đoàn cũng phải
nâng cao vòng quay tài sản, sao cho tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của
tổng tài sản. Đó là cách điều chỉnh tốt nhất mà tập đoàn nên lưu ý để nâng cao tỷ số ROA.

b) Phân tích tỷ số ROE


LNR sau thuê Doanh thu Tổng tài sản
X
ROE = X
Daonh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
1.051.047.017.452 16.381.839.784.482 6.124.834.156.874
= * *
16.429.737.389.964 6.124.834.156.874 2.959.481.928.314
= 0.064 * 2.675 * 2.07
= 0.355 lần hay 35.5%
 ROE là chỉ số phản ánh lợi nhuận thu được khi cổ đông góp vốn vào tập đoàn để kinh
doanh. Chỉ số này càng cao thì càng làm cho giá trị cổ phiếu trên thị trường của tập đoàn tăng
lên, càng chứng tỏ sức sinh lời của cổ phiếu. Điều này cũng thể hiện khản năng quản lý tài
chính có hiệu quả của tập đoàn. Để nâng cao chỉ số này ta có thể lựa chọn hai phương án như
sau:
 Gia tăng lợi nhuận sau thuế doành cho cổ đông thường. Để làm được điều này
thì tập đoàn phải gia tăng doanh thu, giảm thiểu tối đa các chi phí để có được lợi
nhuận sau thuế được gia tăng.Đây là một yêu cầu rất khó đối với nhà quản lý tài
35
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01
chính, thế nhưng đây cũng chính là yếu tố đánh giá năng lực quản lý tài chính có
hiểu quả của tập đoàn.
 Vấn đề mà tập đoàn cùng cần phải chú ý đó là vòng quay tài sản, khi gia tăng
vòng quay tài sản thì đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tốt đến chỉ số ROE. Để làm
được điều đó thì tập đoàn phải gia tăng doanh thu và tỷ lệ gia tăng doanh thu nhanh
hơn tỷ lệ gia tăng tổng tài sản.
 Một phương án cũng làm cho tỷ số ROE tăng lên đó là giảm vốn cổ đông. Nhưng
điều này sẽ gây ra mâu thuận với việc tăng nguồn vốn đầu tư của tập đoàn, giúp tập đoàn mở
rộng và phát triển quy mô đầu tư.Thế nên, để nâng cao hệ số sử dụng vốn thì tập đoàn lại phải
gia tăng tài sản nhanh hơn tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu.
Chính vì thế phương án mà tập đoàn nên chú trọng để nâng cao chỉ số ROE là gia
tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí, nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận sau thuế cao để phân bổ giá
trị lợi nhuận nhiều hơn cho cổ đông. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng cần chú ý đến tốc độ gia
tăng của các nhân tố như là doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.Sự giá tăng của các nhân
tố này phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là tốc độ gia tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ gia tăng
của tổng tài sản, nhưng tốc độ gia tăng tổng tài sản lại phải lớn hơn tốc độ gia tăng vốn chủ sở
hữu.

Minh họa phân tích Dupont

ROE = 35.5%

Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu = 2.07


ROA = 17.2% X

Tỷ lệ lãi gộp = 0.064 X Vòng quay tổng tài sản = 2.675

Lợi nhuận ròng Doanh thu = Doanh thu = Tổng tài sản =
=  16.381.839.784.4 16.381.839.784.482  6.124.834.156.874
1.051.047.017. 82
452

36
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp


Nhóm 01 :
1.Trần Xuân Thông
2.Huỳnh Thời
3.Trần Thị Ý Uynh
4.Lê thị thu Diễm
5.Trần Đức Nhật
6.Nguyễn Hữu Giang

37
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

38
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

39
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

40
Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhóm 01

41

You might also like