You are on page 1of 10

Đề xuất biện pháp quản lý môi trường của một lưu vực sông trên cơ sở ứng dụng một

mô hình phát tán trong môi trường nước.


Biện pháp quản lý môi trường lưu vực sông
Dự báo ô nhiễm
Theo số liệu điều tra phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong
lưu vực, có thể dự báo lượng nước thải từ nay đến 2010, sẽ tiếp tục tăng tăng đặc biệt
là thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây. Dự báo đến năm 2010, lượng nước thải của thủ đô Hà
Nội tăng 1.2 lần, Hà Tây tăng 1.9 lần so với năm 2005.

Để tính toán nguy cơ và mức độ ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông, 3 kịch bản
đã được lựa chọn:
Kịch bản 1: Lượng nước thải trong lưu vực tăng theo số liệu quy hoạch, nhưng không
được xử lý.
Kịch bản 2: Lượng nước thải trong lưu vực tăng theo số liệu quy hoạch, nhưng được
xử lý 30%.
Kịch bản 3: Lượng nước thải vào sông đều đã được xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải.
Trong trường hợp không có các biện pháp quản lý môi trường, như xử lý nước thải đổ
vào sông, thì đến năm 2010 chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy sẽ càng xấu đi, nồng độ
BOD tăng khoảng 1.2 – 1.5 lần, tổng Nitơ tăng từ 1.2 – 1.85 lần, tổng P tăng hơn 2 lần,
tổng coliform tăng từ 1.3 – 2 lần.
Tình hình quản lý chất lượng nước tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
1. Ban hành chính sách pháp luật liên quan.
Bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông là một trong những nội dung cơ bản của
quy hoạch khai thác sử dụng, và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông. Tuy
nhiên, vấn đề này lại do hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh, và do nhiều bộ ngành
cùng quản lý. Vì vậy mà công tác quản lý các lưu vực sông đã bộc lộ nhiều bất cập,
như việc khó xác định trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng giữa các bộ, ngành; việc
quản lý các lưu vực sông theo danh giới hành chính; việc chưa có cơ chế huy động
nguồn lực từ các tổ chức tư nhân, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, cộng đồng
tham gia chủ động vào việc phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên nước…

Trong thời gian qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: luật bảo vệ
môi trường (2005), luật tài nguyên nước (1998), luật đất đai (2003), hệ thống tiêu
chuẩn Việt Nam – các tiêu chuẩn chất lượng nước sông, hồ (ban hành năm 1995,
sửa đổi và hàng loạt các văn bản dưới luật khác.
Liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường lưu vực sông, luật bảo vệ môi trường
Việt Nam đã đưa ra các điều khoản quy định quản lý chất lượng nước và bảo vệ
môi trường nước sông.

Các TCVN về môi trường liên quan đến bảo vệ môi trường nước sông, hồ cho các
mục đích sử dụng nước được ban hành lần đầu tiên vào năm 1995, sửa đổi năm
2001 và 2005.
Luật tài nguyên nước (1998) có các quy định liên quan đến nước mặt nước mưa,
nước dưới đất và nước dưới biển. Luật nghiêm cấm thải các chất thải độc hại, nước
thải chưa qua xử lý, hoặc nước thải đã qua xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn môi
trường cho phép vào nguồn nước. Việc cấp phép xả thải phải căn cứ vào khả năng
chịu tải của nguồn tiếp nhận. Nước thải phải được xử lý đạt các tiêu chuẩn cho phép
trước khi xả thải.

Song, việc áp dụng và thực thi Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước và hệ
thống tiêu chuẩn Việt Nam nhằm mục đích kiểm soát ô nhiễm và vấn đề quản lý
nước vẫn còn nhiều hạn chế bất cập.
2. Tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông
2.1 Cấp quốc gia.
Tháng 8/2002, quốc hội đã quyết định thành lập bộ TN & MT và ngày 11/112002
chính phủ đã ban hành nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ TN & MT. Theo đó bộ có chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường trong 6 lĩnh vực: Tài Nguyên
đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn , đo đặc và bản đồ.

Trong thới gian qua bộ TN & MT đã đẩy mạnh việc xây dựng hoàn thiện thể chế,
chính sách quản lý tài nguyên nước, trình chính phủ ban hành nhiều nghị định
hướng dẫn thi hành luật tài nguyên nước; xúc tiến việc quy hoạch một số lưu vực
sông qua đó tăng cường đáng kể công tác quản lý tài nguyên nước. Tuy nhiên, việc
quy định quản lý lưu vực sông còn nhiều sự chồng chéo thể hiện ở nghị định
91/2003 NĐ-CP giao cho bộ TN & MT quản lý nhà nước tài nguyên nước còn nghị
định 86/2004 NĐ-CP lại giao cho bộ NN và PTNN quản lý vật thể chứa nước ( lưu
vực sông) gây khó khăn cho việc quản lý thống nhất tài nguyên nước.

2.2 Các liên vùng và địa phương


Ở cấp độ liên vùng một số tổ chức ủy ban LVS đã được thành lập. Bộ NN và PTNN
đã có quyết định thành lập ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông : Cửu Long,
Đồng Nai, và Hồng – Thái Bình, dưới sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ và bộ TN
và MT ban chỉ đạo lâm thời khai thác và bảo vệ LVS Cầu đã được thành lập theo
tỏa thuận của 6 tỉnh trong lưu vực và ủy ban bảo vệ môi trường LVHTS Đồng Nai
được thành lập theo thỏa thuận của 11 tỉnh, thành phố trong lưu vực.
Ở các địa phương, từ năm 2003 (sau khi thành lập bộ TN & MT ), các cơ quan quản
lý môi trường và tài nguyên đã được thành lập. Các sở TN & MT đều có phòng
quản lý môi trường. Một số tỉnh cũng thành lập trung tâm quan trắc. Công tác quản
lý tài nguyên và môi trường bắt đầu được quan tâm.

Tuy nhiên sự phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành, địa phương để giản quyết vấn
đề quản lý lưu vực sông còn yếu. Giữa các địa phương trong cùng một lưu vực
chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong công
tác quản lý môi trường lưu vực. Quan niệm về trách nhiệm của địa phương, các
ngành bảo vệ môi trường LVS, về vai trò và trách nhiệm của địa phương trong tổ
chức bảo vệ môi trường LVS.
2.3 Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường và cấp phép xả nước
thải.
Tình hình thực hiện công tác ĐTM
Trong những năm qua, công tác ĐTM ở Việt Nam đã được triển khai một cách có
hệ thống từ trung ương đến địa phương, đều khắp mọi ngành trong cả nước và ngày
càng mạnh mẽ. Tổng số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
được phê duyệt và thẩm định trong 10 năm qua ngày càng tăng ở cấp trung ương và
địa phương, tuy nhiên công tác vẫn còn một số hạn chế : tỷ lệ số báo cáo ĐTM và
bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường được thẩm định và phê duyệt trên cơ sở các dự
án và cơ sở thuộc diện phải lập báo cáo ĐTM và bản đăng ký còn thấp, số báo cáo
ĐTM và các bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được phê duyệt giữa các
tỉnh/thành không đồng đều, hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM còn rất yếu,
nhiều dự án được phê duyệt nhưng sau đó không xây dựng các công trình xử lý
nước thải hoặc có xây dựng nhưng không vận hành đúng quy cách thiết kế.
2.4 Áp dụng các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế như thuế, quỹ, phí, …đóng vai trò quan trọng trong quản lý môi
trường LVS. Công cụ kinh tế sử dụng lợi ích vật chất và sức mạnh của thị trường
cho các tổ chức và cá nhân lựa chọn cách ứng xử hiệu quả trong khai thác sử dụng
và bảo tồn thiên nhiên, mà cụ thể trong thủy nông, cấp thoát nước đô thị và khắc
phục ô nhiễm nguồn nước, bao gồm: định giá dịch vụ nước, tự chủ tài chính của
doanh nghiệp, thuế tài nguyên nước và các thuế khác chính sách huy động vốn đầu
tư phát triển, thu phí bảo vệ môi trường đối với các hộ sản xuất kinh doanh… trên
lưu vực sông.
2.5 Thực hiện thanh tra, kiểm tra
Kiểm tra, thanh tra ( định kỳ và đột xuất) về hoạt động bảo vệ môi trường của các
cơ sở vật chất, kinh doanh, dịch vụ và KCN có nước thải công nghiệp gây nguy cơ
ô nhiễm nước sông là việc làm hết sức cấp thiết nhằm bảo vệ môi trường các lưu
vực sông.
Trong năm 2006, bộ TN&MT cũng phối hợp với các sở TN & MT trên lưu vực
sông Nhuệ - Đáy và các cơ quan có liên quan thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra
các cơ sở, KCN và làng nghề đang hoạt động trong lưu vực. Mục tiêu của đợt thanh
tra, kiểm tra này nhằm xác định các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các cơ sở thân thiện với môi trường. Đối
tượng được thanh tra kiểm tra là các cơ sở có lưu lượng nước thải lớn ô nhiễm môi
trường cao, đang xả nước thải vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Qua kiểm tra, thanh
tra 141 cơ sở, KCN, cụm công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trên
lưu vực sông Nhuệ - Đáy với tổng khối lượng nước thải là 28.500m3/ngày đêm
chiếm 96.6% lượng nước thải công nghiệp (theo thống kê là 29.450m3/ngày đêm
chưa bao gồm các cơ sở nhỏ và hàng ngàn m3/ngày đêm nước làm mát thiết bị), cho
thấy có 119 cơ sở thải nước ra sông Nhuệ - Đáy chiếm tỷ lệ 84.4%, có 75 cơ sở đã
xử lý nước thải (13.700m3/ ngày ), chiếm tỷ lệ 48% nhưng chỉ có 11 cơ sở xử lý đạt
TCVN (3.185m3/ngày), chiếm tỷ lệ 10% nước thải ra lưu vực. Qua kiểm tra, thanh
tra đã xử lý 40 cơ sở gây vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo Vệ môi trường, với tiền
phạt 242.9 triệu đồng và phân loại lập danh sách các cơ sở theo mức độ vi phạm và
hình thức xử lý quy định tại nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và điều
49 luật bảo vệ môi trường.
2.6 Thực hiện quy hoạch lưu vực sông
Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông
Trong các hoạt động quy hoạch và quản lý lưu vực sông , trước hết cần phải kể đến
lưu vực sông. Trên phạm vi của các lưu vực sông và các vùng lãnh thổ lớn, công tác
quản lý tài nguyên nước nay mới triển khai ở giai đoạn đầu.
Các dự án có mục tiêu:
- Xây dựng khuôn khổ chung cho công tác bảo vệ khai thác, phát triển và sử dụng
tài nguyên nước, phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi
trường có liên quan đến tài nguyên nước lưu vực sông.
- Xác định quy tắc, các hoạt động cần thực hiện để quản lý sử dụng tổng hợp và
sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông : chia sẻ khai thác, sử dụng và
phát triển tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước và các nguồn sinh thái.
Phòng chống, giảm thiểu tác hại của nước gây ra.

Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải.
Việc quy hoạch phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước là hết sức quan trọng. Khi chưa có quy hoạch này, sẽ xảy ra tình trạng
trên một doạn sông phía trên thì nước được thải vào sông, nhưng phía dưới lại lấy
nước cho sinh hoạt. Vì vậy, tuy chưa có quy hoạch đầy đủ về khai thác sử dụng, và
bảo vệ tài nguyên nước, nhưng một số địa phương lại có quy định về phân vùng
khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Quy hoạch của các ngành khai thác sử dụng nước
Trong các quy hoạch của ngành khai thác, quy hoạch thủy lực và quy hoạch thủy
điện là hai ngành có tác động lớn và trực tiếp làm thay đổi nguồn nước. Các hồ,
đập, công trình thủy lợi, thủy điện đã điều tiết lại dòng nước. Cho đến nay, đã có
khá nhiều các quy hoạch, thủy điện trên lưu vực sông.
Quản lý quy hoạch và quản lý lưu vực sông
Cho đến nay, ở nước ta chưa thực sự có các tổ chức hay cơ quan quản lý lưu vực
sông, nhưng đã có hình thức của cơ quan quản lý lưu vực sông
2.7 Xây dựng nguồn lực
Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lưu vực sông bao gồm:
cán bộ quản lý (quản lý môi trường LVS, kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông, quản lý
tài nguyên nước mặt, thanh tra môi trường) và cán bộ quan trắc môi trường (nước
mặt lục địa, nước biển ven bờ).
Lực lượng cán bộ đang rất thiếu hụt về số lượng
Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường
LVS nói riêng tuy đã được tăng cường một bước, nhưng còn thiếu về số lượng và
hạn chế về năng lực. Theo tính toán sơ bộ trong tổng số 1.200 cán bộ quản lý môi
trường ở Việt Nam chỉ có gần 150 cán bộ quản lý lưu vực sông, chỉ số năng lực
theo ước tính về quản lý LVS của Việt Nam rất thấp.
Tại cục bảo vệ môi trường đã có cán bộ một đơn vị chuyên trách về bảo vệ môi
trường lưu vực sông. Tuy nhiên ở các địa phương không có cán bộ chuyên trách,
chỉ có cán bộ chuyên nhiệm, do đó quỹ thời gian dành cho vấn đề môi trường LVS
là rất ít không đáp ứng được nhu cầu lĩnh vực này.
2.8 Quan trắc và thông tin môi trường
Trong những năm gần đây, nhiều chương trình chất lượng nước mặt phục vụ cho
mục tiêu khác nhau đã được thực hiện, việc quan trắc nước mặt ngày càng tổ chức
một cách hệ thống hơn, thu được nhiều số liệu quan trắc theo không gian và thời
gian đối với từng lưu vực. Các địa phương trong lưu vực dù còn hạn chế về kinh
phí cũng như kinh nghiệm trong hoạt động quan trắc nhưng đã rất nỗ lực đầu tư
mua sắm các thiết bị, kể cả xây dựng các phòng thí nghiệm quan trắc và phân tích
chất lượng nước. Tuy nhiên, những việc làm được như việc kể trên chưa đáp ứng
được với nhu cầu cần thiết.
Mạng lưới quan trắc
Hoạt động quan trắc môi trường nước các lưu vực sông ở cấp trung ương hiện nay
chủ yếu do một số đơn vị trong bộ TN & MT và các bộ ngành khác liên quan.
Trong đó quan trọng nhất là hệ thống quan trắc môi trường quốc gia do cục bảo vệ
môi trường quản lý.
Hoạt động quan trắc môi trường ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy còn nhiều hạn chế.
- kinh phí đầu tư và nguồn lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước
còn hạn chế về số lượng điểm quan trắc còn rất hạn chế do tần suất còn thưa,
thông số quan trắc còn hạn chế và số lượng điểm quan trắc còn ít so với nhu cầu
thực tế.
- Chưa có các hoạt động quan trắc chất lượng nước liên tục. Do đó khó phát hiện
và cảnh báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hay đang tiềm tang.
- Một số địa phương đã trang bị được thiết bị quan trắc và phân tích môi trường,
tuy nhiên chưa chú trọng đến phát triển dài hạn cũng như vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực.
- Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt
động quan trắc môi trường còn yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thống
nhất của số liệu.
Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
Hiện tại chưa có hệ thống thông tin môi trường lưu vực sông cả ở cấp quốc gia
cũng như ở mức lưu vực, cũng như chưa có chuẩn thống nhất cho hệ thống thông
tin điện tử về môi trường ở lưu vực sông.
Một số địa phương trong lưu vực trên lưu vực sông đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ
liệu môi trường tại địa phương mình. Tuy nhiên, chưa có các cơ sở dữ liệu ở cấp
lưu vực hoặc tiểu lưu vực và giữa các lưu vực với nhau còn rất hạn chế.
Hoạt động nghiên cứu
Nghiên cứu về lưu vực sông ở Việt Nam đã được thực hiện khá sớm, đặc biệt những
nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực : Khí tượng – thủy văn, địa hình địa mạo…
tạo nền tảng cho các định hướng phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực sông. Các
nghiên cứu về diễn biến và chất lượng nước lưu vực sông gần đây đã được phát
triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế : Phân tán, không tập
trung, mới dừng ở mức khái quát, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng
nước, phương pháp luận trong quy hoạch, công cụ kinh tế, công cụ thông tin, quản
lý xung đột trong lưu vực sông. Một số nghiên cứu không có nghiên cứu thực tế và
hiệu quả ứng không cao.
Sự tham gia của cộng đồng
Thực tế trong những năm qua cho thấy, thành công của các hoạt động bảo vệ môi
trường phụ thuộc vào rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng.
Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực
sông vẫn còn những hạn chế.
- tiềm năng của cộng đồng vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của cộng
đồng vào các quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách, và các hoạt động
quản lý môi trường vẫn còn nhiều hạn chế.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường lưu vực sông và tuân thủ pháp luật của các
doanh nghiệp cũng như cộng đồng chưa cao.
- Nhận thức của cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông
còn là vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này sẽ còn tồn tại cho đến khi chuyển
biến được tư tưởng cố hữu vốn không quen coi việc bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của bản thân.
Các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường nước lưu vự sông
Việc ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm ở các lưu vực sông và trả lại sự trong lành
của các dòng sông là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
- Tập trung xử lý nước thải sinh hoạt, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội, Hà Tây, Hà
Nam; nước thải làng nghề Hà Tây, Hà Nội, Nam Định.
- Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực:
Sông Tô Lịch và các sông hồ trong nội thành Hà Nội
Đoạn sông Nhuệ từ thị xã Hà Đông đến Phủ Lý, Hà Nam.
- Xây dựng nhanh chóng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ -
Đáy trình chính phủ phê duyệt
- Hạn chế cấp phép đầu tư năm loại hình công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, gồm chế biến tinh bột sắn, sản xuất hóa chất cơ bản,
nhuộm, thuộc da, và sản xuất bột giấy.
- Phối hợp thực hiện việc điều tiết nước sông trong mùa khô và mùa lũ, đảm bảo
đủ nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát lũ
và khả năng tự làm sạch của các sông trong lưu vực.
- Khoanh vùng một số khu vực sản xuất rau an toàn, khuyến cáo người dân không
sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cho sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực bị ô
nhiễm nặng

You might also like