You are on page 1of 26

Tạp chí Khoa học 2004:1 42-51 Trường Đại học Cần Thơ RỪNG NGẬP MẶN ĐỘ TUỔI

NHỎ CUNG CẤP


LƯỢNG LỚN VẬT RỤNG GIÀU DƯỠNG CHẤT
CHO THỦY VỰC
Bùi Thị Nga1, Huỳnh Quốc Tinh1 và M. Scheffer2
ABSTRACT
Mangrove swamps are key ecosystems along the Vietnam coast. Although mangrove litter is
thought to represent an important input of organic matter and nutrients to the coastal aquatic
systems, the factors determining the quality and size of this litter flux have not been studied so
far. We monitored leaf, stipule, twig, and reproductive litter monthly in monocultures of
Rhizophora apiculata mangrove forests of 7, 11, 17 and 24 years old in the Camau province,
Mekong Delta, Vietnam. Litter traps were used to measure litter fall production from June 2001
till May 2002. Total litter fall was in the range of 8.86–14.16 tDW.ha-1.yr-1. Leaves were the
main component, and represented 70% of litter fall production in all stands. Total litter fall was
lower in the older stands but reproductive litter was higher in these stands (17 and 24 years).
Biomass of leaf litter was highest between the end of the wet season and the beginning of the dry
season. Phosphorus and nitrogen levels were higher in younger than in older stands. Overall,
our study indicates that young stands produce the highest input of litter, nitrogen and phosphorus
to the surrounding aquatic system. Consequently, these stands may give the largest boost to
fisheries.
Key words: biomass, nitrogen, phosphorus and Rhizophora apiculata.
Title:Young Mangrove stands produce a large and high quality litter input to aquatic system

1 GIỚI THIỆU

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất hữu ích, nó tạo ra vật chất hữu cơ để cung cấp cho nhiều
loài sinh vật (Odum and Heald, 1975; Lee, 1989). Các vật chất hữu cơ này có thể có ảnh
hưởng đến chuỗi thức ăn vùng ven biển (Alongi, 1990). Trong các thập niên gần đây, dưới áp
lực của việc gia tăng dân số nhanh chóng, rừng ngập mặn đã và đang chịu tác động của việc
phá rừng và chuyển đổi đất rừng thành vuông tôm với qui mô lớn, đặc biệt là ở các nước
Đông Nam Á. Sự phát triển nhanh chóng của việc nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến kết quả là
hệ thống canh tác không bền vững (Graaf and Xuan, 1998). Bảo tồn rừng ngập mặn là một
vấn đề quan trọng để duy trì cân bằng hệ sinh thái và cải thiện chất lượng nước vùng ven
biển. Vì vậy, sự cần thiết để bảo vệ vành đai rừng ven biển đã và đang là vấn đề quan trọng
(Loi và et al., 2002). Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về sự phân
loại, sự tăng trưởng, quá trình diễn thế, lâm học, sử dụng đất rừng và vật rụng của rừng ngập
mặn (Nam và Thủy, 1997; Clough và et al., 2000). Tuy nhiên, dữ liệu về vật rụng của rừng
ngập mặn ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ.
Tỉnh Cà Mau (bán đảo Cà Mau) thuộc Tây Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long là tỉnh có bờ
biển dài và đây là nơi có tình trạng phá rừng ngập mặn trầm trọng nhất. Sau chiến tranh, diện
tích rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau được khôi phục lại do sự tái sinh tự nhiên và trồng
rừng với loài cây chính là đước đôi (Rhizophora apiculata Blume). Tuy nhiên, việc mở rộng
diện tích nuôi tôm trong những năm gần đây trong vùng là nguyên nhân chủ yếu đã làm giảm
diện tích rừng ngập mặn. Nghiên cứu này là một phần của chương trình nghiên cứu về Quản
lý tổng hợp tài nguyên ven biển (dự án MHO8) Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. Nơi
đây chính quyền các tỉnh đã thiết lập mô hình tôm - rừng kết hợp. Trong các mô hình tôm -
rừng kết hợp này, tôm và các loài thủy sản khác phụ thuộc
1
Bộ môn Môi trường và QLTNTN, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2
Bộ môn Khoa học Môi trường, nhóm nghiên cứu quản lý chất lượng nước và sinh thái thủy vực, Đại học Wageningen,
Hà lan
42 Tạp chí Khoa học 2004:1 42-51 Trường Đại học Cần Thơ
phần lớn vào nguồn thức ăn tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sản phẩm phân hủy từ
vật rụng rừng ngập mặn có thể là nguồn cung cấp cacbon chính cho chuỗi thức ăn vùng ven
biển nhiệt đới và cận nhiệt đới (Odum and Heald, 1972; Malley, 1978; Robertson and Daniel,
1989; Daniel and Robertson, 1990). Nghiên cứu này chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề
về động thái và chất lượng của vật rụng rừng ngập mặn cung cấp cho thủy vực giữa các khu
rừng có cấp độ tuổi khác nhau.
43

Đến 2010: Mười khu rừng ngập mặn cần ưu tiên quản lý
Thứ sáu, 16 Tháng bảy 2004, 19:37 GMT+7

Tags: rừng ngập mặn, quản lý, ưu tiên, Khu Rừng, quốc gia, diện tích, tiêu chí, mười, sinh, đến, nước

Tám tiêu chí quốc gia vừa được đề xuất trong mục tiêu ưu tiên quản lý bền
vững mười khu vực rừng ngập mặn trên cả nước. Đây là tin nổi bật về môi trường
trên các báo ra hôm nay.

Nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn
hiện nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn - NN&PTNT) đã đưa ra mười khu vực rừng ngập
mặn trọng điểm cần ưu tiên quản lý tại các địa phương đến năm
2010: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau), Ram Sar (Nam
Định); Khu Bảo tồn thiên nhiên Thanh Phú (Bến Tre), Tiên Yên
(Quảng Ninh); Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh cửa sông Văn Úc
(Hải Phòng), Thái Thuỵ (Thái Bình), Sóc Trăng (cửa sông Hậu),
Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184 (Cà Mau), Khu Dự trữ sinh
quyển Cần Giờ (TP.HCM) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Các khu rừng ngập mặn này được Viện Khoa học Lâm nghiệp đề xuất quản lý bền vững
dựa trên tám tiêu chí quốc gia (về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, tiềm năng kinh
tế...). Trong đó, các rừng ngập mặn phải có diện tích tối thiểu từ 1.000ha trở lên, diện tích
rừng ngập mặn chiếm trên 50% diện tích rừng tự nhiên của địa phương, diện tích rừng
nhiên còn lại lớn hơn 30% diện tích rừng ngập mặn hiện có và có đa số các loại động, thực
vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngoài ra, việc xác định các khu rừng ngập mặn còn
dựa vào tiêu chí vùng (xuyên quốc gia), tức là có cùng điều kiện sinh cảnh tương quan với
các nước trên thế giới về rừng ngập mặn...

Rừng ngập mặn Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia về kinh tế, xã hội, môi
trường, với nhiều tác dụng: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn;
phòng hộ ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn đất đai
và ô nhiễm nguồn nước ven biển: tạo sinh kế cho ngư dân nếu được quản lý bền vững.

(Theo Econet)

Thứ sáu, 13 Tháng mười một 2009, 11:29 GMT+7

Tags: bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu, thế giới, chúng ta, tương lai, thông điệp, thành phố, xanh, điện, công,
bạn, xe

Hãy tạo ra những thay đổi mà bạn muốn thấy trong thế giới của chúng ta, và hãy bắt
đầu việc bảo vệ môi trường bằng những việc đơn giản nhất.

Cánh rừng Gore

Cựu Phó tổng thống Mỹ Al Gore đã đi khắp thế giới thuyết phục mọi người bắt tay đối phó
sự thay đổi khí hậu. Mỗi lần đáp máy bay, ông đều gửi tiền thuê trồng giúp một cây ở đâu
đó; “Cánh rừng Gore” hiện đã có hơn 1000 cây.
Trồng rừng để bảo vệ môi trường sống của bạn.

Sự kiện này mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Nó cho thấy thế giới đã nhận ra tầm quan
trọng của vấn đề thay đổi khí hậu. Hơn nữa, nó còn thể hiện triết lý “Hãy tạo ra những thay
đổi mà bạn muốn thấy trong thế giới chúng ta” (Mahatma Gandhi). Thay vì kêu ca về tình
trạng thay đổi khí hậu của thể giới, Al Gore đã chọn cách hành động và những nỗ lực không
mệt mỏi của ông đã tạo ra sự thay đổi.

Ông Al Gore đã đưa ra những lời khuyên nên làm để bảo vệ môi trường:

Thay bóng đèn thường bằng bóng tiết kiệm điện năng

Đi xe máy, ô tô ít hơn, hãy đi bộ, xe đạp hoặc xe công cộng.

Tăng cường tái chế những vật dụng quanh mình, đơn giản là… bán ve chai.

Bơm bánh xe: điều này nghe có vẻ lạ, nhưng thực sự xe căng bánh sẽ tiết kiệm xăng dầu
đáng kể.

Dùng ít nước nóng hơn xưa. Sẽ tốn rất nhiều năng lượng để nấu nước.

Đừng dùng những vật phẩm tốn quá nhiều giấy, hộp khi đóng gói, bởi những thứ này làm
hại môi trường.

Dùng máy lạnh, máy điều hòa một cách tiết kiệm.

Trồng một cây xanh.

Tắt những thiết bị điện không dùng đến.


Giải pháp xanh

Cũng với tinh thần xông xáo đó, diễn đàn “Tôi yêu thành phố của tôi” đang được tổ chức
trên báo Thanh Niên với sự phối hợp của nhãn hiệu Dulux (tập đoàn sơn AkzoNobel Việt
Nam). Diễn đàn là nơi các công dân có ý thức bảo vệ môi trường tham gia hiến kế cho
chính phủ các giải pháp vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp hơn.

Có rất nhiều những ý kiến tham gia diễn đàn “Tôi yêu thành phố của tôi” trích dẫn những
phương thức bảo vệ môi trường mỗi ngày. Bạn Nguyễn Bình An ở khu công nghiệp Sóng
Thần (Bình Dương) chọn giải pháp đi xe đạp đến công sở, vừa tập thể dục, vừa chống kẹt
xe lại vừa bảo vệ môi trường.

Bạn Trần Quốc Mạnh ở công ty tư vấn B.U.N chọn phương án mở cửa sổ văn phòng để tiết
kiệm điện sau khi đã trồng một dải cây xanh ngay cửa sổ. Bạn Phạm Đình Phong đang bán
hàng điện máy ở chợ Bến Thành (TP.HCM) luôn nhắc nhở khách hàng hạn chế tối đa việc
sử dụng những thiết bị điện có công suất cao nếu không cần thiết và hãy nhớ tắt điện khi
không dùng đến…

Nguyễn Nguyên Hồng Thuận, nhân viên kinh doanh một hãng dược phẩm của Đức tại
TP.HCM cho biết: “Tôi chọn cách thể hiện tình yêu thành phố bằng việc hạn chế in ấn tài
liệu mỗi ngày”.

Bạn Thuận giải thích: “Chúng ta có thói quen bấm nút “in” một cách vô tội vạ, mà ít khi nghĩ
đến cái giá phải trả cho nó. Tiền giấy, tiền mực, tiền điện, tiền hao mòn… có thể do công ty
chịu, không liên quan trực tiếp đến chúng ta. Nhưng nghĩ xa hơn, mỗi tờ giấy ta dùng là một
thân cây rừng bị hạ gục”.

“Nghĩ rộng hơn, mỗi hạt mực in là một quá trình ô nhiễm mới bắt đầu vì mực in khó phân
giải hết, nguồn điện năng tiêu thụ cũng đang cạn dần đi. Và thế giới chúng ta đang sống là
một thực thể gần, rất gần nhau. Thành phố chúng ta sẽ ngập trong biển nước do biến đổi
khí hậu, khi băng tan, khi rừng mất đi… Vì thế, tôi nghĩ việc làm của mình hết sức nhỏ nhoi,
nhưng vẫn thể hiện tình yêu với thành phố”.

• Duy Bảo

Dieu tra dang gia hien trang cay ngap man o pia tay dam lap an
Rừng ngập mặn: “Bức tường xanh”
giảm thiểu thiên tai
05-12-2007

Theo đánh giá của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) thuộc Liên hiệp quốc, Việt Nam và Bangladesh là
hai nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do nước biển dâng
vì tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ở TP.HCM, tình
trạng ngập lụt do triều cường ngày càng tăng cao, mức
ngập ngày càng sâu và lan rộng từ mấy năm nay, ngoài lý
do đô thị hóa, còn là hậu quả của nước biển dâng. Việc
“phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu,
hướng tới phát triển bền vững” ngày càng trở nên cấp Rừng ngập mặn ở Rạch Chàm - Phú Quốc.
thiết giữa bối cảnh ấy.

Rừng ngập mặn giúp giảm 50% - 90% năng lượng của sóng thần

Ai cũng biết vai trò của rừng ngập mặn (RNM) trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” rất
quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những
“bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển.

Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì
các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện, trong
khi những tuyến đê biển được xây dựng kiên cố bằng bê tông hoặc kè đá nhưng RNM bị chặt
phá để chuyển sang nuôi tôm như Cát Hải (Hải Phòng), Hậu Lộc (Thanh Hóa) thì bị tan vỡ.

Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái
RNM, ĐH Sư phạm Hà Nội), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM, với mức biến đổi
từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m.

Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26/12/2004, hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia châu Á
và châu Phi bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của IUCN
(Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới) và UNEP (Chương trình Môi trường thế giới) cùng các nhà
khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM với băng rừng rộng gần
như còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về người
rất thấp hoặc không bị tổn thất… RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1 km, so với nơi
không có rừng thiệt hại giảm 50% - 80%. Ở Phuket (Thái Lan) cũng vậy.

Diện tích RNM từ 400.000 ha xuống còn 279.000 ha

Theo tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, RNM là hệ sinh thái đặc biệt, có
giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế -
xã hội. Nhưng, RNM của nước ta đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức để phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam
trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006.

Những hạn chế bộc lộ thời gian qua trong quản lý và sử dụng RNM là nhận thức xã hội còn thấp,
ngay cả việc nghiên cứu khoa học cũng chưa tương xứng, quản lý chưa thống nhất.
Vì vậy, nếu không gắn kết giữa hệ sinh thái RNM với việc phát triển bền vững, sẽ khó có thể tiếp
tục giữ diện tích rừng hiện có nhằm giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bộ NN - PTNT đang dự thảo kế hoạch phục hồi RNM cả nước đến năm 2015 với kinh phí là
1.900 tỷ đồng và bài toán đặt ra là cần có giải pháp gì để khôi phục, bảo vệ và lượng giá về giá
trị RNM đối với các tỉnh ven biển.

Theo GS Nguyễn Mạnh Trí, Tổng thư ký Ủy ban MAB VN (Chương trình con người và sinh
quyển) có 3 giải pháp chính: Nâng cao nhận thức người dân - không ở mức bình thường mà là
báo động - về tác hại của việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng
rừng, thay vì chỉ có nhà nước.

Và sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý tạo ra kịch bản những nguy cơ có thể xảy ra để
tính toán trước những thiệt hại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội nếu thiếu
RNM.

Lá phổi xanh giúp giảm năng lượng của sóng thần

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như
lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của
gió bão, mở rộng đất liền.

RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ
khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-
xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành. Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa
dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu...

Ai cũng biết vai trò của RNM trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” rất quan
trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như
những “bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển. Nhiều cơn bão
lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các
đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn.

Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiên cứu Sinh
thái Rừng Ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi
qua dải RNM

Diện tích rừng ngập mặn đang giảm

Theo tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, RNM là hệ sinh thái
đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, RNM của nước ta đứng trước nguy cơ bị
khai thác quá mức dẫn tới bị tàn phá nặng nề.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) cho thấy, năm 1943
diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000
ha và 279.000 ha vào năm 2006.

Tác hại của việc tàn phá rừng ngập mặn:


Việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất
nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích rừng ngập
mặn bị thu hẹp. Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa, đắp đầm với
diện tích lớn cũng thu hẹp bãi bồi ven sông ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp
cho các bãi triều, mất đi bình phong bảo vệ đê biển.

Còn có thể kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm
nuôi trồng thủy sản, giảm nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên, giảm
năng suất nuôi tôm, nhất là ảnh hưởng đến sinh kế người dân và phân hóa giàu
nghèo.

Các giải pháp khắc phục khả thi: có 3 nhóm giải pháp chính

- Nâng cao nhận thức người dân - không ở mức bình thường mà là báo động về tác
hại của việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng rừng,
thay vì chỉ có nhà nước. Và sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý tạo ra kịch
bản những nguy cơ có thể xảy ra để tính toán trước những thiệt hại ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội nếu thiếu RNM.

Để bảo vệ rừng ngập mặn, Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy
sản ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn rừng ngập mặn hiện có, phục
hồi rừng ngập mặn bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn
đã sử dụng thiếu hợp lý. Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải
dành đất để trồng các dải rừng ngập mặn làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm
nuôi với diện tích hợp lý theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi
có thiên tai xảy ra.

Đặc biệt, cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người dân về vai trò,
giá trị của rừng ngập mặn, đặc biệt là phát triển thủy sản bền vững.

Rừng ngập mặn đang bị phá hủy nghiêm trọng


Lao Động Điện tử Cập nhật: 3:30 PM, 14/01/2009

Rừng ngập mặn bị tàn phá ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Ảnh: BAĐM
(LĐĐT) - Phó Giáo sư-Tiến sĩ (PGS-TS) Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: Hiện rừng ngập mặn ở nước ta đang bị phá hủy
nghiêm trọng, với tốc độ bình quân khoảng 3%/ năm làm tăng diện tích đất hoang, tăng
xâm nhập mặn, xói lở bờ biển và sông, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Tan hoang rừng ngập mặn

Lý giải về tác hại của việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi
cho rằng: Đó là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu
nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, cách biệt dần khỏi
ảnh hưởng của thủy triều. Điều này dẫn đến giảm đáng kể diện tích phân phối nước triều,
đặc biệt là lúc triều cường gây ra hiện tượng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng.

Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa, đắp đầm với diện tích lớn cũng
thu hẹp bãi bồi ven sông ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các bãi triều, mất
đi bình phong bảo vệ đê biển.

Đất rừng ngập mặn thường có các tầng khử màu xám xanh. Khi chuyển mục đích sử
dụng đất rừng ngập mặn sang các hoạt động khác khiến đất rừng ngập mặn bị suy thoái
làm cho nước bị chua phèn, bị bỏ hoang không có khả năng canh tác và nuôi trồng thủy
sản hoặc phục hồi rất chậm.

Còn có thể kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi
trồng thủy sản, giảm nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên, giảm năng suất
nuôi tôm, nhất là ảnh hưởng đến sinh kế người dân và phân hóa giàu nghèo.

Phương cách bảo vệ

Để bảo vệ rừng ngập mặn, Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy sản
ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn rừng ngập mặn hiện có, phục hồi rừng
ngập mặn bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn đã sử dụng
thiếu hợp lý. Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất để trồng
các dải rừng ngập mặn làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi với diện tích hợp lý
theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

Đặc biệt, cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người dân về vai trò, giá trị
của rừng ngập mặn, đặc biệt là phát triển thủy sản bền vững.

Vấn đề cốt yếu để giải quyết cơ bản việc phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản
hiệu quả, bền vững là cân nhắc đầy đủ 3 yếu tố gồm kinh tế (hiệu quả kinh tế), xã hội
(xóa đói giảm nghèo), môi trường (an ninh sinh thái) và lồng ghép chúng vào các kế
hoạch sử dụng rừng ngập mặn.

H.A (Theo TTXVN)

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT


In trang
Bảo vệ môi trường sống từ những mầm xanh mới
Rừng ngập mặn Rú Chá , xã Hương Phong huyện Hương Trà là khu rừng ngập mặn lớn nhất ở TT Huế đang được bảo vệ và phát
triển thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Đây là khu rừng ngập mặn rú chá hiếm hoi còn sót ven phá Tam Giang, được đánh giá
là vùng có tiềm năng đa dạng sinh học cao. Khu rừng ngập mặn này là bức bình phong che chắn, bảo vệ cho người dân trong
vùng, đồng thời còn là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng nguồn giống của nhiều loài thủy hải sản có giá trị. Khu rừng có diện tích khoảng
5 ha có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phòng hộ lũ lụt. Đây cũng là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học cao, khu rừng là nơi
trú ngụ của các loài chim và một số loài sinh vật khác. Với tầm quan trọng như vậy nên cách đây khoảng 5 năm, người dân xã
Hương Phong huyện Hương Trà đã xây dựng quy ước để bảo vệ khu rừng này. Bởi người dân nơi đây quan niệm rằng “Rú tàn thì
làng mạt” nên họ luôn có ý thức cao trong bảo vệ khu rừng ngập mặn rú chá tại địa phương theo hướng bền vững.

Có thể nói, trên địa bàn tỉnh TT Huế diện tích rừng cây ngập mặn đang còn tồn tại và phát triển ở một số địa phương như ở
sông BùLu Lộc Vĩnh rú chá Hương Phong… Để góp phần vào chống biến đổi khí hậu đang ngày càng được xã hội quan tâm,
đã có nhiều tổ chức đơn vị tham gia trồng cây ngập mặn để bảo vệ môi trường sống của chính mình một cách thiết thực và
hiệu quả tại địa phương. Qua những đợt thiên tai một điều dễ dàng nhận thấy ở đâu có rừng ngập mặn được phát triển thì ở
đó thiệt hại do thiên tai gây ra ít hơn. Do đó, trong những ngày đầu năm 2010, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh TT Huế đã ra
quân tổ chức trồng cây ngập mặn để bảo vệ môi trường trong khuôn khổ dự án “thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài
nguyên nước ở cấp độ công đồng tại một số địa phương có điều kiện phù hợp. Hơn 3000 cây đước, cây mắm, sú, vẹt, bần
được người dân tham gia trồng tại Cồn Tề Thôn Thuận Hoà xã Hương Phong huyện Hương Trà. Đây là vùng đất do quá trình
bồi lấp nằm gần cửa biển và vùng đầm phá Tam Giang nên nhiều người dân cho biết nếu trồng rừng ngập mặn ở đây sẽ góp
phần rất lớn vào bảo vệ cửa biển cửa sông khi thiên tai bão lụt xảy ra, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học cũng như có tác tác
dụng lớn vào bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư trong vùng.

Những mầm xanh đang được người dân thôn Thuận Hoà đã cùng với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh TT Huế tích cực trồng
cây rừng ngập mặn và họ cho biết sẽ cố gắng bảo vệ để cây phát triển tốt. Bởi bảo vệ những mầm xanh phát triển cũng chính
là góp phần vào bảo vệ cuộc sống của chính mình gia đình và thôn xóm.

Cùng với việc trồng cây rừng ngập mặn tại Cồn Tè , xã Hương Phong, chi cục bảo vệ môi trường còn thực hiện trồng cây bản
địa và cây ngập mặn tại khu tái định cư xã Hải Dương huyện Hương Trà và khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Cồn Chìm xã Vinh
Phú huyện Phú Vang.

Như vậy, trong quá trình bảo vệ môi trường bảo tồn thiên nhiên thì cộng đồng có vai trò hết sức quan trọng. Ở đâu phát huy
được sức mạnh của tập thể, của cộng đồng thì công tác bảo vệ môi trường bảo tồn thiên nhiên thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Mùa xuân đang về với mọi người, trồng cây vào đầu năm mới là một việc làm thường niên để mang đến những mầm xanh, một
sức sống mới cho tương lai.

Phương Diệu – Thanh Hải


II.HIỆN TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG:

II.1. Khái niệm rừng:


• Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không
gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm phần lớn bề
mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
• Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ,
cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có
mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài (M.E.
Tcachenco 1952).
• Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa
cầu (I.S. Mê lê khôp 1974).
• Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là vùng đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm.
• Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha, chiếm 84,37%.
Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%.
• Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần
thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong
tổng hợp đó.
• Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để
chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những
khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn
lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi
cao.
• Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại
quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ
sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.
• Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn
định bền vững của hệ sinh thái rừng.
II.1.1. Phân loại rừng:
II.1.1.1. Rừng lá kim:
o Ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, khí hậu lạnh, có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới (nhóm cây đặc trưng là thông, vân sam, lim sam
và cây Seqnota khổng lồ).
o Phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt
đới.
II.1.1.2. Rừng rụng lá ôn đới:
ϖ Giáp nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng thấp, chủ yếu ở Châu Âu, Đông Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Oxtrâylia…nó thường rụng lá vào mùa thu,
chiếm phần lớn diện tích canh tác của những nước này khoảng 35% diện tích .
Rừng taiga có tại khu vực có vĩ độ cao của Bắc bán cầu, chỉ dưới tundra (lãnh nguyên) và
phía trên của các thảo nguyên.
Taiga hay rừng taiga (từ tiếng Mông Cổ) là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là
các rừng cây lá kim. Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy
Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc
của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản.
Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Tại Canada, thuật ngữ
boreal forest ( rừng phương bắc) được sử dụng để chỉ phần phía nam của quần xã sinh vật
này, trong khi "taiga" được dùng để chỉ khu vực phía bắc trơ trụi hơn, ở phía nam của
ranh giới cây gỗ Bắc Cực.
Do Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu trong quá khứ gần đây đã được nối liền bằng cầu đất liền
Bering, nên một loạt các loài động-thực vật (chủ yếu là động vật) đã có thể xâm chiếm cả
hai lục địa này và được phân bổ trong quần xã sinh vật taiga. Các nhóm sinh vật khác thì
khác biệt theo khu vực, thông thường với mỗi chi có vài loài khác biệt, chúng chiếm các
khu vực khác nhau của rừng taiga. Rừng taiga cũng có một số loài cây gỗ lá nhỏ sớm
rụng như bạch dương, tống quán sủi, liễu và dương rung; chủ yếu trong các khu vực
không có mùa đông quá lạnh. Tuy nhiên, các loài thông rụng lá lại sinh sống trong những
khu vực có mùa đông lạnh giá nhất ở Bắc bán cầu, tại miền đông Siberi. Phần phía nam
của rừng taiga còn có các loài cây như sồi, phong và du rải rác trong các rừng cây lá kim.
II.1.1.3. Rừng mưa nhiệt đới:
Phân bố¬ chủ yếu ở vùng khí hậu nóng, mưa nhiều và có tính đa dạng sinh học cao
nhất.Hệ cây rừng quanh năm có lá,dây leo chằng chịt,phía dưới đất tối âm u, nóng và ẩm
Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống con người do có¬ khối lượng sinh
học cao phong phú về số lượng cũng như chất lượng nên đang bị con người khai thác một
cách triệt để
Diện tích chỉ còn khoảng 50% so với¬ trước và chỉ còn chiếm 8% so với diện tích lục
địa.
VD: Rừng Cúc Phương khu rừng nhiệt đới điển hình, có diện tích 22,000 mẩu. Đây là
một rừng nguyên sinh trong vùng đá vôi với rất nhiều hang động. Có những động còn di
tích chứng tỏ rằng loài người đã xử dụng từ 12.500 năm về trước.
Có cây sống đến hàng ngàn tuổi. Đường kính đến vài thước và cao đến 50 m…Có cây to
vài chục người ôm không xuể.
Rừng Cúc Phương với hàng trăm loài động vật hoang dã, hàng ngàn loài côn trùng, độ
1.800 loại, hai trăm họ và 30 bộ.
Năm 1996 đã tổng kết với 71 loài thú, 319 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư.
Voọc quần đừi trắng( Trachipythecus francoisi delacouri) là biểu tượng của rừng Cúc
Phương. Ngoài ra những loài Cu li lùn, Tê Tê đang nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Rừng có hai loài sóc bay.
Đặc biệt là một loài Sóc bụng đỏ ( Callosciurus erythraeus cucphuongensis) chỉ có ở rừng
Cúc Phương mà thôi.
Rừng có hai loại dơi. Dơi Đốm Hoa (Scotomanes ornatus) thấy lần đầu tiên ở Việt Nam
tại Rừng Cúc Phương.
Trong số 4 loài gà, ba loại là chim quý được bảo vệ, đó là Công (Pavo muticus), Gà Tiền
(Polyplectron bicalcaratum) và Gà Lôi Trắng (Lophura nycthemera). Đồng thời có những
chim quý khác như Hồng Hoàng và Cao Cát.
Rừng còn có 17 loài rắn, 13 loại thằn lằn, và ba loại rùa…
II.1.1.4. Rừng phòng hộ:
Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói
mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ
dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn đầu nguồn phải tạo thành vùng tập
trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.
Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn
chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven
biển. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu,
chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch.
Rừng phòng hộ 5,42 triệu ha, chiếm 46,8% (năm 2000)
II.1.1.5. Rừng đặc dụng:
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh thái,
bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học…
Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa lịch sử và môi
trường
Rừng đặc dụng 1,443 triệu ha, chiếm 12,46% (năm 2000)
II.1.1.5.1.Vườn quốc gia:
Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, đáp
ứng yêu cầu sau:
• Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc
ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch.
• Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những
tác động xấu của con người.
• Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên.
• Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
II.1.1.5.2Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh):
Là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp
ứng các yêu cầu sau:
• Là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao.

• Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch.


• Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động
vật hoang dã quý hiếm.
• Đủ rộng để chứa được một hay nhiếu hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.
II.1.1.5.3.Khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường:
Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa-
lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:
• Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
• Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.
II.1.1.5.4.Nguyên tắc bảo vệ và phát triển:
• Phải đảm bảo sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan
của khu rừng
• Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải xác định số phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,
phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ. Ba phân khu này gọi là
vùng lõi của rừng đặc dụng ngoài ra còn có vùng đệm.
• Mọi hoạt động của rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy
chế quản lý rừng.
II.1.1.5.5.Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
Là khu vực được đảm bảo toàn nguyên vẹn và quản lý bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi
diễn biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu
rừng. Cơ chế bảo vệ: nhà nước cẩm hoàn toàn các hoạt động sau:
• Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên.
• Làm ảnh hưởng thay đổi đến đời sống tự nhiên của các loái động thực vật hoang dã.
• Cấm thả và nuôi trồng các loài động thực vật từ nơi khác tới.
• Cấm khai thác tài nguyên sinh vật.
• Cấm chăn thả gia súc.
• Cấm gây ô nhiễm môi trường.
• Cấm mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa trong rừng, ven rừng

II.1.1.6. Rừng ngập mặn:


Các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng
thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, một Rừng ngập mặn có chiều
rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và giảm 50% năng lượng của
sóng. Trong đợt động đất và sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004, tại đảo Pulau Sêmplu
của Inđônêxia nằm gần tâm ngoài của trận động đất, chỉ có 100 người bị chết vì những
người dân trên đảo đã học được kinh nghiệm chạy trốn lên vùng đất cao và những vùng
có rừng ngập mặn bao quanh...
Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường
xuyên phải hứng chịu những cơn bão và triều cường gây thiệt hại lớn. Trước đây, nhờ có
các dãy rừng ngập mặn tự nhiên và những dãy rừng được trồng ở các vùng cửa sông, ven
biển nên đê điều ít khi bị vỡ.
Nhưng gần đây do việc phá rừng ngày càng tăng, nạn lở đất, lũ lụt xảy ra nhiều nên cuộc
sống của cộng đồng dân cư ven biển ngày càng bị đe doạ. Ngay trong năm 2005, Việt
Nam đã phải gánh chịu những thiệt hại to lớn về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Nhiều
đoạn đê biển bị vỡ hoặc sạt lở nghiêm trọng. Nhưng sau những thiệt hại mà bão số 2, bão
số 6 và bão số 7 gây ra, nhiều người dân ở vùng biển đều có nhận xét rằng: ở những khu
vực có rừng ngập mặn, đê biển không hề sạt lở.
Tại tỉnh Thanh Hoá, bão số 7 đã gây những thiệt hại nghiêm trọng, nhưng cũng qua cơn
bão này, người dân càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của rừng ngập mặn. Bà Viên
Thị Hoa - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thanh Hoá nói: "Sau bão số 7, chúng tôi có dịp đi
một số tỉnh nằm trong dự án trồng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch và hội
Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Tận mắt chứng kiến những đoạn đê vỡ, những khu nhà
ngập trong nước và có dịp so sánh với những quãng đê lành lặn được che chở bởi những
cánh rừng ngập mặn hoặc những khoảng tre gai... chúng tôi dễ dàng nhận thấy một điều:
ở đâu có rừng ngập mặn, sức tàn phá của sóng biển bị suy giảm. Rừng ngập mặn là vành
đai xanh góp phần quan trọng trong việc phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai".
Giáo sư-Tiến sĩ Phan Nguyên Hồng - một chuyên gia trong lĩnh vực rừng ngập mặn cho
biết: "Rừng ngập mặn có ý nghĩa to lớn trong việc phòng vệ đê chống xói lở ở vùng ven
biển. Nếu chỗ nào không có rừng ngập mặn thì khi có bão dễ bị phá. Ở các nước có Rừng
ngập mặn, họ rất quan tâm giúp đỡ các nước không có rừng ngập mặn như Nhật Bản, Hà
Lan. Một số nước Bắc Âu muốn Việt Nam phát triển rừng ngập mặn để bảo vệ dân,
người ta đã đầu tư nhiều tiền cho chúng ta phục hồi rừng, nhưng một số địa phương lại có
chủ trương phá rừng đi để làm đầm tôm, vì lợi ích trước mắt không tính đến hậu quả lâu
dài. Hậu quả cơn bão số 7, số 6 là những bài học rất đắt giá cho chúng ta".
Chúng ta đều biết rằng, ngay sau trận sóng thần và động đất xảy ra ở khu vực Nam Á
cuối năm ngoái, rất nhiều hội thảo khoa học về thảm hoạ thiên tai đã được tổ chức và tầm
quan trọng của rừng ngập mặn trong việc phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai đã được các
quốc gia đặc biệt quan tâm, chú ý. Bài học nhãn tiền từ sự thiệt hại về người, về tài sản ở
Thái Lan - đất nước quá quan tâm đến việc phát triển kinh doanh du lịch mà chưa tính
đến sự tổn thất phải trả giá đắt vì thiên tai dường như chưa đủ vì ở một số địa phương vẫn
còn tình trạng phá rừng làm đầm nuôi trồng thuỷ sản.
II.1.1.7. Rừng sản xuất:
Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, đặc sản rừng, động vật rừng
và kết hợp bảo vệ môi trưòng sinh thái
Rừng sản xuất 4,717 triệu ha, chiếm 40,73% (năm 2000)
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây thực sự là
động lực để thúc đẩy các chủ rừng tham gia trồng rừng sản xuất, đảm bảo bình quân mỗi
năm có thêm 250.000ha (bao gồm cả diện tích trồng lại rừng sau khai thác).
Tổng mức đầu tư để thực hiện chương trình này khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó huy
động các thành phần kinh tế khoảng 31.000 tỷ đồng, vốn NSNN 9.000 tỷ đồng.
Cụ thể, ở các xã đặc biệt khó khăn (theo QĐ 164/2006/QĐ-TTg), bà con được hỗ trợ 3
triệu đồng/ha khi trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản
địa trên đất trống, đồi núi trọc, hay 2 triệu đồng/ha với các loài cây sản xuất gỗ nhỏ.
Riêng chủ rừng trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha, ngoài
mức hỗ trợ trên.
Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc xã
đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha nếu trồng rừng sản xuất. Nếu trồng rừng
khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) còn được trợ vốn bằng 60% giá thành trồng
rừng được duyệt.
Khi trồng rừng, chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng. Hơn nữa, khi khai
thác, sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm
thuế và tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành. Chủ rừng chỉ phải nộp cho ngân sách
xã 80kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng khi khai thác để xây dựng quỹ phát triển rừng của xã
và quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, sâu bệnh
được xác định theo đúng quy định của Bộ NN-PTNT, người trồng rừng không phải hoàn
trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
Quyết định 147 cũng nêu rõ, các rừng giống, vườn giống cũng được hỗ trợ tối đa là 30%
tổng diện tích được quy hoạch. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 1,5 tỷ đồng
cho một trung tâm giống.
Đối với các DN, Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với nhà máy sản xuất ván ghép thanh kết hợp
với ván dăm hoặc ván ghép thanh kết hợp với ván MDF để tận dụng nguyên liệu. Nhà
máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuấttrong vòng 20 năm.
Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu 10.000 m3/năm; thiết bị máy
mới 100%; DN phải có diện tích rừng sản xuất đã trồng đến thời kỳ được thu hoạch bảo
đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tối thiểu đạt 50% công suất thiết kế, hoặc nơi đặt
nhà máy đã có vùng nguyên liệu bảo đảm cung cấp cho nhà máy đạt 100% công suất thiết
kế cũng được hỗ trợ từ nguồn ngân sách này, kể cả các DN ngoài quốc doanh.
Nếu là DNNN, Chính phủ chỉ hỗ trợ cơ sở chế biến gỗ đã được cổ phần hóa với phần vốn
nhà nước chiếm không quá 50%.
II.2.Vai trò của rừng:
• Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm
sản ngoài gỗ
• Cung cấp động vât, thựcvật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân
cư.
• Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
• Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
người.
• Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm...phục vụ nhu cầu đời sống xã
hội...
+Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
• Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi
thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ
gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
• Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước
mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...
• Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm
thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
• Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn
hán, tăng độ ẩm cho đất...
• Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
• Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ
sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
+Vai trò xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân
bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội...
+Vai trò của rừng trong cuộc sống
• Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt
đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay
44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất
trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
• Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối
với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước,
nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
• Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông
30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
• Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây
xanh tạo ra trong một năm.
II.2.TÌNH TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ.
II.2.1.Hiện trạng rừng Việt Nam:
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ
khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9- 23 độ vĩ bắc, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20
triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc (Tổng cục thống kê năm 1994).
-Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2.
-Đến năm 1958 chỉ còn 44,05 triệu km2 (chiếm khoảng 33% diện tích đất liền).
-Năm 1973 còn 37,37 triệu km2.
Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 triệu km2.
+ Ở Việt Nam:
-Vào năm 1943 có khoảng 14 triệu ha, tỉ lệ che phủ 43% diện tích.
-Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%.
-Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30%.
-Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỉ lệ che phủ còn 28%.
Ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích, tức là dưới mức báo động cân bằng
3%.
+Còn trên thế giới:
-Tổng số rừng có trữ lượng gỗ trên 50 m3/ha chỉ có khoảng 2,8 tỉ ha, còn lại là rừng thưa
khoảng 1,2 tỉ ha.
-Phần lớn diện tích rừng kín phân bố ở vùng nhiệt đới.
II.2.2. Tình Hình Chung Về Nạn Phá Rừng:
+ Chặt phá rừng bừa bãi:
-Từ 7000 năm trước việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác định ở
Trung và Nam Phi, còn ở Ấn Độ được xác định vào 9000 năm trước. Tuy nhiên, vào
những năm trước việc chặt phá rừng làm nương rẫy theo quy mô nhỏ nên không tác động
xấu đến môi trường.
- Ở những vùng nhiệt đới việc chặt phá rừng xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX
do mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và công nghiệp.
-Theo FAO từ năm 1950 rừng nhiệt đới mất khoảng 50%, nhiều nhất là ở Trung Mỹ
(60%), Trung Phi (52%), Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng là 37 và 38%.
- Đến những năm đầu của thế kỷ 80 rừng nhiệt đới bị mất theo tốc độ 113000 km2/năm,
trong đó có khoảng 3/4 rừng kín. Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng ngày
càng gia tăng mạnh, dự đoán đến năm 2020 khoảng 40% rừng còn lại bị phá huỷ nghiêm
trọng.
- Ở nước ta, tốc độ kinh tế tăng nhanh tương ứng với tốc độ phá rừng, mỗi năm rừng Việt
Nam mất đi 13-15 nghìn ha chủ yếu do nạn du canh du cư, lấy gỗ, đốt rừng lấy đất trồng
cây công nghiệp xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu giao thông, khai thác mỏ, xây dựng đô thị,

+ Hậu quả cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ để lại một tổn thất không nhỏ, đã làm mất đi
1/4 diện tích rừng nguyên sinh Việt Nam.
+Rừng bị tàn phá, bị khai thác quá mức đã trở nghèo kiệt, các hệ sinh thái rừng bị phá
hủy. Nhiều loại thực vật rừng quý đang bị chặt hạ, thu hái không có kế hoạch nên đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
II.2.3.Vấn đề quản lý và bảo vệ rừng:
- Quản lý và bảo vệ rừng không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng hiện nay đó đang là
một vấn đề hết sức cấp bách.
+ Trong cuộc sống, do những nhận thức về rừng chưa đầy đủ cùng với sức ép về dân số,
sức ép về xã hội, con người đã lợi dụng các sản phẩm từ rừng một cách trực tiếp hay gián
tiếp. Dù có ý thức hay không có ý thức, con người đã luôn tác động đến rừng, ở đây
nghĩa là tác động đến thành phần của hệ sinh thái rừng, tác động và làm thay đổi các quy
luật vận động đang diễn ra một cách ổn định, dù chỉ một tác động nhỏ đến rừng cũng làm
thay đổi rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong rừng.
+ Dự đoán trong tương lai, nếu không có chính sách bảo vệ hữu hiệu của Nhà nước thì
rừng Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng: gây lũ lụt, xói mòn đất, diện
tích đất trống đồi trọc ngày càng tăng,…
-Nguồn tài nguyên rừng, đất rừng quốc gia hiện có cũng như trong tương lai trên cơ sở ổn
định lâu dài để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về lâm sản, bảo vệ môi trường, nâng cao
sản lượng rừng,…
-Hệ sinh thái rừng luôn có khả năng duy trì và điều hoà. điều đó có nghĩa là nếu rừng
được bảo vệ tốt, tức là các quá trình vận động, các chu trình trong hệ sinh thái rừng
không bị ảnh hưởng. Bảo vệ rừng tốt tức là ngăn chặn các tác động có hại đến rừng như
lửa rừng, phá rừng để thực hiện các hoạt động phi lâm nghiệp, khai thác rừng quá mức để
cho các quá trình tự điều chỉnh của rừng diễn ra thuận lợi theo đúng qui luật vốn có của
nó.
-Hệ sinh thái rừng có tính ổn định khi được bảo vệ. Nếu không có sự can thiệp của con
người, các hệ sinh thái rừng tiến hoá theo hướng ngày càng phức tạp và bền vững. Phá đi
các hệ sinh thái rừng tự nhiên và thay vào đó là các hệ sinh thái rừng nhân tạo, con người
đã làm cho chúng mất đi tính phức tạp và tính bền vững.
-Do đó, bảo tồn cả hệ sinh thái rừng là một đòi hỏi cấp bách, nhất là đối với hệ sinh thái
rừng nhiệt đới. Biện pháp bảo tồn duy nhất và hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn hệ sinh
thái rừng là bảo tồn tại chổ. Biện pháp bảo tồn này cho phép điều tra, nghiên cứu các đặc
điểm sinh học, sinh thái và các điều kiện môi trường, các qui luật hình thành hệ sinh thái
cũng như để phát hiện ra các biến dị duy truyền của các loài trong đó. Từ những năm 60,
Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề này và cho đến nay đã có một hệ thống bảo tồn tại
chỗ dưới 3 hình thức khác nhau: Công viên Quốc gia, Khu bảo tồn, Khu văn hoá- lịch sử
và môi trường gọi chung là hệ thống rừng đặc dụng.
-Bảo tồn nguồn gen thực vật rừng là một việc làm cấp thiết và thường xuyên, vừa nhằm
phục vụ các mục tiêu trước mắt và lâu dài của công tác cải thiện giống, vừa góp phần
quan trọng vào công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
-Quan trọng hơn là tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc trồng, bảo vệ và quản
lý, phát triển rừng có hiệu quả vì lợi ích của môi trường chung. Song song với vấn đề đó
cần phải đóng góp cải thiện đời sống, tăng việc làm cho nhân dân, đặc biệt là các cộng
đồng miền núi.

VI. Sự mất dần đa dạng sinh học:


-Sự giảm sụt diện tích rừng:1943 rừng che phủ 50% cả nước song hiện nay chỉ còn
33,2%.Năm 1995 rừng che phủ chỉ còn 28% .Sự suy giảm rừng gây ra những hậu quả vô
cùng lớn đối với đa dạng sinh học350 loài thực vật và 300 loài động vật có mặt trong
sách đỏ Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động).
Nguyên nhân làm suy thoái DDSH :
-Phổ biến toàn cầu: khí hâụ, động đất.Có thể tái tạo lại trở lại được .Đáng lo ngại là các
nguyên nhân từ con người.
-Sự tăng dân số không bình thuờng:biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Từ 1994 đến nay tăng
10 triệu dân, đến 2004 là 845 triệu người. Dự báo với độ tăng hiện nay thì đến 2050 dân
số Việt Nam sẽ là 158 triệu người.
-Thương mại nông sản, lâm sản, hải sản, phá rừng trồng café
-Việc hoạch định các chính sách thuế không thấy hết giái trị của môi trường và tài
nguyên môi trường
1976 đến 1987: VN đã khai thác và xuất khẩu 11700 mẫu gỗ tròn.1986:22000km2 ; năm
1991: 240000m3
-Sự bất bình đẳng trong quản lí sở hữu
- sự suy thoái DDSH bắt nguồn từ sự hủy hoại các hệ sinh thái khác: đất ngập mặn, hệ
sinh thái rừng, hệ sinh thái san hô cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người

Phục hồi rừng ngập mặn: bảo vệ bờ biển và giảm nhẹ tác động
biến đổi khí hậu

07 January 2008 | News - News story

Cuối tháng 11/2007, IUCN đã cùng với các đối tác địa phương và quốc tế tổ chức
Hội thảo "Phục hồi rừng ngập mặn để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững” tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của buổi hội thảo nhằm tăng cường những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
cho rừng ngập mặn Cần Giờ, cũng như áp dụng các bài học thu được cho những khu rừng
ngập mặn khác tại Việt Nam.

Hơn 120 đại diện từ ban ngành chính phủ, cơ quan nghiên cứu và tổ chức đoàn thể đã
tham dự buổi hội thảo, cùng thảo luận những giải pháp lý luận và thực tiễn nhằm khôi
phục rừng ngập mặn tại Việt Nam. Sau buổi hội thảo, các đại biểu đã có chuyến đi thăm
rừng ngập mặn Cần Giờ, từ đó có cái nhìn thực tế về các vấn đề đã được bàn luận trong
buổi hội thảo.

Rừng ngập mặn là hệ thống sinh thái có giá trị bảo vệ môi trường cao vì chúng đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động ngăn ngừa thiên tai và phát triển kinh tế xã hội. Những
khu rừng ngập mặn dọc vùng ven biển Việt Nam làm giảm thiểu tác động tiêu cực của lũ
lụt và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng cũng đồng thời làm nhẹ các tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu đã được các chuyên gia thay đổi khí hậu dự báo là vô cùng
khắc nghiệt ở Việt Nam. Rừng ngập mặn Việt Nam hiện tại đang bị suy thoái nghiêm
trọng do sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, do đó đặt ra nhu cầu cấp bách cho việc
phục hồi rừng ngập mặn.

Buổi hội thảo đồng thời hỗ trợ chương trình mở rộng tại châu Á của IUCN: "Rừng ngập
mặn vì tương lai". Chương trình này nhắm tới các quốc gia bị ảnh hưởng từ trận sóng
thần 2004 ở Ấn Độ Dương, cũng như các quốc gia trong khu vực Châu Á - Ấn Độ Dương
trong đó có Việt Nam. Đây là một sáng kiến đa cơ quan, đa quốc gia hướng tới việc bảo
tồn lâu dài và phát triển bền vững cho hệ thống sinh thái vùng ven biển.

Kết thúc buổi hội thảo, người tham dự và ban tổ chức, bao gồm cả Trung tâm phục hồi hệ
thống sinh thái rừng ngập mặn (MERC), Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổ chức Hành động
Khôi phục rừng ngập mặn Nhật Bản (ACTMANG) và ban quản lý Rừng ngập mặn phòng
hộ Cần Giờ, khẳng định cam kết hỗ trợ hoạt động khôi phục rừng ngập mặn và ủng hộ
chính phủ Việt Nam ban hành những biện pháp phục hồi rõ ràng.

Participants in the Mangrove Restoration Workshop

Photo: IUCN

Bảo tồn rừng ngập mặn


trước đe doạ của biến đổi
khí hậu gây ra có giá trị to
lớn về nhiều mặt, vừa tạo ra
sự bảo vệ ven biển chống
lại nước biển dâng cao và
tấn công của bão, vừa có
thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu
tan các đợt sóng triều và
giảm 50% năng lượng của
sóng.

Việt Nam nằm trong vùng


nhiệt đới gió mùa, hàng năm
thường xuyên phải hứng chịu
những cơn bão và triều
cường gây thiệt hại lớn.
Trước đây, nhờ có các dải
rừng ngập mặn tự nhiên và
những dải rừng được trồng ở
các vùng cửa sông, ven biển nên đê điều ít khi bị vỡ. Nhưng gần đây do việc phá rừng tràn lan
nên làm gia tăng nạn lở đất, lũ lụt, gây khó khăn cho cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển.

Để phục hồi những cánh rừng ngập mặn, từ năm 1994 đến nay Hội, Chữ thập đỏ Việt Nam đã
phối hợp với các địa phương ven biển tổ chức trồng khoảng 22.000 ha rừng ngập mặn. Mặc dù
để trồng và bảo vệ được những cánh rừng ngập mặn này phải tiêu tốn tới 1,1 triệu USD, nhưng
lại tiết kiệm được 7,3 triệu USD mỗi năm đầu tư cho việc bảo dưỡng đê điều. Ước tính có khoảng
7.750 gia đình được hưởng lợi trực tiếp và lâu dài từ nguồn thu hoạch cua, ghẹ, tôm và các động
vật nhuyễn thể do chương trình phục hồi rừng ngập mặn mang lại. Việc duy trì những giống cây
truyền thống là một công cụ quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu, đảm bảo sẵn có
những giống cây trồng thích hợp với các điều kiện khác nhau. Bên cạnh đó, bảo tồn gen nói
chung và bảo tồn nguồn gen thực vật rừng ngập mặn góp phần tăng đa dạng sinh học, đóng vai
trò trung tâm trong nhiều chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, rừng ngập mặn có vai trò quan trọng
trong việc giảm nhẹ lực tác động của sóng và bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở vùng ven
biển. Nơi nào có rừng ngập mặn còn nguyên vẹn thì thiệt hại rất ít vì rừng ngập mặn có thể làm
giảm 50-75% chiều cao của sóng và 90% năng lượng của sóng lớn. Rừng ngập mặn có khả năng
chống lại sự tàn phá của sóng thần và bão lớn nhờ hai phương thức khác nhau. Đó là khi năng
lượng sóng không quá lớn, quần xã các loài có thể đứng vững (hoặc chỉ bị tàn phá ở viền ngoài)
bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư ở đằng sau chúng. Còn khi năng
lượng sóng rất lớn phá huỷ rừng ngập mặn thì chúng có thể hấp thu nguồn năng lượng khổng lồ
bằng cách hy sinh chính mình bảo vệ cuộc sống của con người./.
Các từ khóa theo tin:
Tuấn Nghĩa

NƯỚC NON NGÀN DẠM...

Đăng bởi: huetourist, 07/01/2010

Bồng bềnh sóng nước Tam Giang

Khám phá vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với những vẻ đẹp khó cưỡng

Cái tên Tam Giang như gợi mở một vùng sông nước mênh mang lắm. Chẳng biết thuở xa
xưa, vùng sóng nước này còn hoang sơ đến đâu mà để phải ghi dấu vào trong ca dao của
người dân Huế như huyền thoại về một vùng đất hiểm địa “Thương em anh cũng muốn
vô. Ngại Truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”.
Không biết Phá Tam Giang có thực sự đã từng là một nơi làm trở ngại cho tình yêu của đôi trai gái hai xứ

Đàng Ngoài, Đàng Trong như trong câu ca dao xưa hay không. Nhưng giờ đây, nếu được một lần du ngoạn

bồng bềnh trên sóng nước Tam Giang, khám phá một hệ đầm phá được mệnh danh là kỳ vĩ nhất khu vực

Đông Nam Á với những vẻ đẹp quyến rũ, bình yên của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây, hẳn

bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị đến khó quên trong đời.

Tuệ Anh

Từ Huế, chỉ mất khoảng 15km, đi theo hướng ra cửa biển Thuận An, một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra

trước mắt. Qua khỏi thành phố Huế trầm mặc, chậm rãi trong nhịp sống, vút qua những ngôi làng ngoại

thành Huế hiền hòa, cô quạnh soi bóng bên những nhánh sông nhỏ của dòng Hương Giang, ta sẽ chạm

ngay một vùng sóng nước. Một không khí tươi mới, khoáng đạt, rộng mở. Gió nồng nàn và nắng cũng như

khiến người ta phải say…

Ấn tượng nhất trên Phá Tam Giang là lúc hoàng hôn buông xuống. Mặt trời vàng rực ẩn sau những đụn

mây hồng tỏa một thứ ánh sáng le lói. Cả mặt phá đỏ rực như lửa cháy. Rồi dần dần chuyển qua sắc vàng.

Những ráng mây hồng hắt xuống mặt nước dần dần đã chuyển sang màu cánh nhạn lai hồng. Mặt trời tỏa

những áng vàng le lói phía cuối chân trời. Nhè nhẹ chìm xuống. Bàng bạc dần cái ánh vàng hiu hắt, để lại

một khoảng trời nho nhỏ và một vùng mặt phá như nửa thực nửa mê, như một bức tranh thủy mặc tươi

nguyên cuộc sống thực.

Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ

cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà tỉnh

Thừa Thiên-Huế.

Nơi những dòng sông hò hẹn…

Cái tên Tam Giang, ngay khi thốt lên đã khiến người ta liên tưởng tới một nơi giao hòa dòng chảy của 3 con

sông. Nơi của những con sông, sau chuỗi ngày uốn lượn, tha thướt lướt qua dải đất liền, xuyên qua Thành

phố Huế cổ kính, chảy qua những ngôi làng bình yên thì hòa vào nhau rồi đổ ra cửa biển Thuận An và Tư

Hiền, tạo nên một vùng đầm phá rộng lớn. Con sông Bồ bắt nguồn từ dãy núi Sơn Hồ chảy theo tuyến Phú

Ốc đến Phú Lễ; chia ra một nhánh chảy về phía Tây Nam, đi ra sông Sình và về biển Ðông; một nhánh khác

chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp, Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hợp với sông Nam Phù

chảy vòng lại phía Ðông Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra phá Tam Giang. Dòng Hương Giang khởi thủy

bằng hai nguồn bắt đầu từ dãy Trường Sơn, một nhánh từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc

gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại

ngã ba Bằng Lãng. Dòng Ô Lâu cũng bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua Quảng Trị, rồi vòng qua
Phong Điền và đổ ra cửa Thuận An. Ba con sông, ba dòng chảy cùng gặp gỡ nhau nơi cửa Thuận An để

hòa vào đại dương mênh mông. Có lẽ vì thế chăng mà Tam Giang như mang cả những nét đẹp hiện hữu

của từng dòng sông ấy. Cái dịu dàng, xanh thẳm và mê đắm của dòng Hương Giang. Sự hiểm nguy và

mạnh mẽ của dòng sông Bồ hay sự thất thường, trái tính của con nước dòng Ô Lâu.

Từ Abalone Resort & Spa — khu resort độc đáo nằm ngay trên bờ Phá, chúng tôi bắt đầu chuyến hành

trình bằng phương tiện xe đạp. Đạp xe khoảng chừng 10 phút thì ra đến bến đò chở khách vượt Tam Giang

ra các hòn đảo trên phá. Vác xe đạp bỏ lên đò, thuyền tròng trành rồi rung lên bần bật lướt qua con sóng để

tiến ra giữa vùng đầm phá. Cái nắng của buổi ban trưa như muốn làm khô khốc mọi thứ. Nhưng chỉ đi một

quãng ngắn, những cơn gió ùa về từ ngoài khơi biển Thuận An như làm vơi đi cái nóng nực ngày đầu hè.

Không khí mát lành và thoáng đãng. Những làn nước tung trắng xóa theo mũi thuyền lướt, bám vào người

chúng tôi như muốn chia sẻ sự dịu mát của làn nước nơi này. Chọn điểm đứng ngay trước mũi thuyền, mặc

nắng cháy trên đầu và nước làm ướt chân phía dưới, thả tầm mắt cho vẫy vùng khoảng không gian trước

mặt, đầy phấn khích và hào hứng đến khôn cùng.

Không như nhiều hệ đầm phá khác mà tôi đã đi qua, nước thường rất đục, màu nâu xám hoặc màu nâu đỏ,

dòng nước trên phá Tam Giang lại xanh ngắt như nước biển, trong vắt và mang một vị mằn mặn nhẹ chứ

không gắt như vị mặn mà của nước biển.

Rừng xanh giữa sóng nước

Điểm dừng chân đầu tiên mà thuyền chúng tôi ghé đến là Rú Chá. “Rú” trong tiếng địa phương nơi đây để

chỉ khu rừng và chá là một loại cây thân gỗ mọc ở vùng đất ngập mặn, cùng họ với tràm, đước, sú vẹt. Cây

Chá là loại cây phổ biến nhất ở nơi này, mọc nhiều tạo thành một khu rừng xanh tươi, hay nói đúng hơn là

một ốc đảo xanh ngay trên phá.

Đò cập bờ. Men theo những con đê nhỏ dẫn lối, khoảng chừng hơn 200m là đã vào đến rừng. Đặt chân

xuống Rú Chá, men theo lối mòn của các đìa nuôi tôm, du khách bắt đầu tiến sâu vào khu rừng nguyên sinh

duy nhất còn sót lại ở vùng phá Tam Giang này. Luồn lách dưới những vòm cây Chá, trong không gian mát

rượi của bóng cây và gió biển, ta sẽ khám phá được sự độc đáo của loại cây “vua” trên vùng đầm phá này.

Cây Chá có tán rộng, vươn dài với bộ rễ tỏa ra tua tủa cắm xuống đất, cành đan cành, rễ xen rễ nối tiếp

nhau. Chính vì thế khi bước vào rừng, tán lá của cây tạo thành một mái che tuyệt vời mà họa hoằn lắm mới

có vài tia nắng lọt vào được qua kẽ lá. Khác với những khu rừng ngập mặn thường thấy ở Nam Bộ, với đặc

trưng những tầng thực vật ngập mặn lùi dần vào đất liền theo độ nhiễm mặn của đất, nước. Mức độ mặn ở

phá Tam Giang tương đối ổn định vì thế chỉ thấy bạt ngàn toàn Chá.. Không khí trong rừng mát lạnh và yên

ắng. Không như những vùng rừng ngập mặn khác muốn di chuyển phải men theo những bờ đê bé tý ty,

hoặc phải đi bằng thuyền hay cano len lỏi qua từng gốc cây, ô rừng. Ở trong rừng chá gần như là đất liền
vậy, chá sống ở vùng ngập mặn nhưng rừng không ngập nước. Vì vậy có thể tha hồ tung tăng trên những

khoảng rừng thưa, hoặc những con đường mòn dẫn lối. Thậm chí nếu hứng thú, có thể vác xe đạp lên đây

để đạp cũng rất thú vị. Giữa mênh mông chá và nước có một ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông bà Nguyễn

Thị Hồng. Năm nay đã ngoài 60 tuổi, ông bà Hồng đã có hơn 16 năm tình nguyện sống tại đây để bảo vệ

rừng.

Đi một lúc thì gặp ngay một ngôi mộ khá lớn và một đình thần khá cổ xưa. Cô hướng dẫn viên của Abalone

Resort cho biết đây là đền thờ Thành Hoàng- vị thần che chở cho sự bình yên của dân làng và bảo hộ nghề

chài lưới cho ngư dân sinh sống ven vùng đầm phá. Bao quanh Rú Chá là phá… Có những vuông mặt

nước người ta vây lại bằng những hàng rào lưới (hàng đáy) để giăng bắt thuỷ hải sản. Cuộc sống của

người dân quanh đây phụ thuộc rất nhiều vào phá. Họ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và giao thông đi lại

ngay trên phá. Có những người dân sống hẳn trên những con thuyền lênh đênh mãi trên phá Tam Giang.

Đó là nhà của họ. Sáng sáng chiều chiều giăng lưới bắt cá. Ghe thuyền nào đi ngang qua, thích thì tấp lại

mua vài ba con cá. Hoặc dăm ba bữa họ cũng dong thuyền tấp vào bến nào đó để mua vài ba thứ cần

dùng.... Cuộc sống lênh đênh nhưng với họ, có khi như thế lại là một cái gì đấy hạnh phúc.

Hoàng hôn trên phá Tam Giang

Rời Rú Chá, đò tiếp tục chạy đưa chúng tôi đến làng Thai Dương Hạ. Ngôi làng được coi là giàu nhất nhì

vùng biển Thuận An khi hầu hết các gia đình nơi đây đều có người nhà sinh sống ở ngoại quốc. Ngôi làng

nhỏ bé, bình yên, nằm nép mình bên bờ phá, giữa mênh mông sóng nước. Làng Thai Dương Hạ nổi tiếng

vì giàu có thì ít, nổi tiếng vì thành phố lăng thì nhiều. Những lăng tẩm của các vị tiên tổ được xây dựng

hoành tráng, to đẹp, trị giá hàng tỷ đồng. Gia đình nào cũng cố gắng xây mộ tổ thật to đẹp như muốn các vị

được nở mày nở mặt mà con cháu cũng được tiếng thơm thảo, có phúc làm ăn. Cả một dải dọc dài ven bờ

phá, kéo dài lên đến đồi là một thành phố lăng nhấp nhô mà quy mô công trình và kiến trúc đẹp gấp vạn lần

những ngôi nhà của người sống. Một thành phố lăng tẩm độc đáo và ấn tượng mạnh.

“Đến Tam Giang mà không đi ngắm hoàng hôn trên phá, thong dong chứng kiến sự biến đổi giữa ngày và

đêm và cái lãng mạn của sóng nước nơi đây thì coi như chuyến đi chẳng còn ý nghĩa gì nữa” — Anh Trần

Quang Hào, Giám đốc Abalone Resort & Spa quả quyết khi chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình. Quả thật,

đến Phá Tam Giang để mà tìm địa điểm du lịch nào đó nổi tiếng, hoành tráng hay cầm được, sờ mó được

thì có lẽ là… không tưởng. Vì rằng nơi này bình dị lắm. Thế nhưng, điểm khiến khó ai đi một lần rồi có thể

quên đươc chính là cái cảm giác được lênh đênh, tròng trành giữa sóng nước, vừa ngắm những cạnh vật

thiên nhiên rất yên bình vừa có thể lênh đênh trên thuyền để ngắm hoàng hôn trên phá. Một cảnh tượng mà

có lẽ nếu ở thành phố khó có thể chiêm ngưỡng được. Và cũng khác hẳn quanh cảnh hoàng hôn trên biển.

Mặt trời dần dịu nắng, rồi chuyển sang đỏ rực, rồi tỏa sắc vàng bàng bạc lấp loá trên mặt đầm phá. Vài chú
chim bói cá cứ lao mình xuống rồi lại vút lên cao, vẽ những mũi tên trên nền trời xanh thẳm xanh. Những

chiếc thuyền chài đã ầm ào kéo về bến cá. Cả cảng cả huyên náo bởi tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng xôn xao

của ngư phủ. Những chiếc thuyền câu cũng chuẩn bị giăng lưới, giăng đèn. Thấp thoáng trên mặt phá rộng

lớn, những chiếc vó khổng lồ phản chiếu chút nắng cuối ngày, lấp lánh ánh bạc, những chiếc thuyền chở

khách như vội vã tăng tốc cho kịp cập bến kẻo tối trời. Thoảng đâu đó từ rất xa, một tiếng hò khoan của ai

đó nghe như có như không, như kéo người ta vào một khoảng lặng đến nao lòng. Để rồi bỗng những tiếng

cười khach khách, hồn nhiên và trong trẻo của lũ trẻ vạn đò như khiến người ta bừng tỉnh khỏi cái khung

cảnh huyền hoặc đó của đất trời, sông nước. Những hàng đáy lại vẽ thêm những đường kẻ ô so le nhau

giữa trời và nước. Và rồi, ở xa xa, mây trắng chuyển dần sang xám, xoá dần đi đường chân trời....để hoàng

hôn nhượng màu cho đêm đang bắt đầu.... Những cánh cò trắng sau một ngày bay đi kiếm ăn, cũng đang

nhộn nhịp tụ về Rú Chá. Tiếng đập cánh, tiếng gọi bầy náo loạn cả một vùng rừng.

Những chiếc thuyền trên phá vẫn chậm rãi trôi, lấp lóe những ánh đèn. Một cuộc sống về đêm của những

ngư dân lại bắt đầu. Trăng dần lên không tỏ rạng, chỉ một khối tròn nằm chếch hướng mặt trời vẫn chưa tắt

hẳn, giữa cái nền trời đã xám màu còn vương chút ánh vàng. Nếu có thời gian, du khách có thể theo thuyền

làm một chuyến đi giăng lưới trên phá. Giữa bốn bề mênh mang sóng nước, giữa ánh trăng vằng vặc và gió

biển lạnh se, hẳn Tam Giang trong bạn sẽ là một kỷ niệm khó phai nhạt.

Thông tin cho bạn:

- Giá tour: 50 USD/người cho đoàn khách từ 4 người, 22USD/người cho đoàn khách từ 10 người. Giá tour

càng giảm khi đoàn có nhiều khách. Giá bao gồm một bữa ăn nhẹ trên thuyền và phí bảo hiểm.

- Liên hệ:

HUETOURIST JSC

Add: 39 Chu Van An Str., Hue City, Vietnam

Tel: ++84.54.3816263 / 3931727 * Fax: ++84.54.3831989

Email: info@huetouristvietnam.com

Website: www.huetouristvietnam.com

Yahoo & Skype online: huetourist

You might also like