You are on page 1of 21

Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI

1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Tên công ty: Công ty cổ phần Sữa Hà Nội
Tên giao dịch: Hanoimilk.JSC
Trụ sở chính: Km9 đường Bắc Thăng Long Nội Bài-Khu công nghiệp Quang
Minh, thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: (84-04)8866567/63 Fax: (84-04)8866564
Email: info@hanoimilk.com Website: www.izzi.com.vn
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: Số 1903000210 đăng kí lần đầu ngày
1/11/2001, đăng kí lại lần 1 ngày 5/5/2006, đăng kí thay đổi lần thứ 10 ngày
07/12/2007 do Sở kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc cấp.
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và buôn bán sữa bò, sữa đậu nành;
Các sản phẩm từ sữa; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và sản phẩm ngành sữa,
ngành chế biến thực phẩm.
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (Phụ lục 1)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần
- Ban kiểm soát: gồm 3 đến 5 người, thực hiện giám sát hội đồng quản trị, tổng
giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội
cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền hành cao nhất, quyết định mọi
phương hướng phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai.
- Tổng giám đốc(TGĐ): Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm với Nhà nước về mọi hoạt động của công ty.

Mạc Thị Xuân Quỳnh 1 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
- Phó tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của TGĐ công ty, làm việc theo sự phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền của TGĐ.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu, giúp việc Ban giám đốc
công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính của công ty.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Giúp việc tham mưu cho TGĐ về công tác chất
lượng sản phẩm và chỉ đạo công tác chuyên môn ở các phân xưởng.
- Phòng Tài chính-Kế toán: Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế, theo
dõi và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh trong
mọi hoạt động của doanh nghiệp, tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý kinh tế.
- Phòng Marketing: Nghiên cứu sản phẩm, thị trường; Xây dựng các chương
trình PR, các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh xúc tiến bán hàng
- Phòng kế hoạch cung ứng: Tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty, đảm
bảo việc cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng.
- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế
hoạch cho từng bộ phận phòng ban, bộ phận sản xuất.
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 2)
Bộ máy kế toán tài chính của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.
Mọi quyết định về chỉ đạo kế toán đều do phòng kế toán tài chính là người đại điện
và có thẩm quyền cao nhất là trưởng phòng kế toán.
- Trưởng phòng kế toán kiêm kế toán TSC&XDCB: Là người có quyền hạn và
trách nhiệm cao nhất trong phòng, chịu trách nhiệm trực tiếp trong công ty về Báo
cáo tài chính hàng quý, hàng năm; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác
tài chính kế toán ở công ty, cung cấp thông tin kế toán và giúp lãnh đạo phân tích
hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định trong quá trình hoạt động của đơn vị.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán thuế và kế toán doanh thu: Thực hiện chức
năng và nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng, điều hành công việc của
phòng kế toán khi trưởng phòng đi vắng và được sự ủy quyền của trưởng phòng.
- Kế toán bán hàng và công nợ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ
tình hình tiêu thụ sản phẩm với từng khách hàng về mặt số lượng và giá trị.
Mạc Thị Xuân Quỳnh 2 Lớp 931
Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
- Kế toán chi phí bán hàng: theo dõi, ghi chép, tập hợp toàn bộ chi phí bán hàng
phát sinh trong kì liên quan đến các mặt hàng bán ra trong kì
- Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi, phân loại các khoản phải thu,
phải trả theo thời hạn thanh toán để có biện pháp huy động nguồn vốn kịp thời. Phả
- Kế toán sản xuất: Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất và tiến hành phân bổ chi phí sản xuất.
- Kế toán viết hóa đơn: Theo dõi những đơn đặt hàng và yêu cầu của nhà phân
phối, căn cứ vào đó sẽ lập hóa đơn bán hàng.
- Kế toán thành phẩm: Theo dõi và nhập kho toàn bộ số lượng, chủng loại thành
phẩm đã sản xuất ra trong kỳ, cuối kỳ thống kê số lượng thành phẩm tồn kho.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, hàng ngày kiểm kê số tiền tồn quỹ và
chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt khi có giấy tờ hợp lệ.
1.2.2 Khái quát một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
+ Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
+Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo QĐ15/2006/
QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính
+ Báo cáo tài chính của cty được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực
kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Bao gồm 4 loại báo cáo:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Thuyết minh báo cáo tài chính
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức “ghi sổ Nhật ký chung”
trên phần mềm kế toán Accnet (Phụ lục 3)
- Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc

Mạc Thị Xuân Quỳnh 3 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
- Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho: Đơn giá bình quân gia quyền cả tháng
- Kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ
1.2.3. Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong những năm gần đây
Số liệu để phân tích dựa trên: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2006 -2007” – (Phụ lục 5)
Qua bảng phân tích trên cho thấy Hanoimilk vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng
trên thị trường. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu năm 2007 chỉ đạt 1.4%, giảm sút
so với năm 2006, và còn xa mới đạt mức chỉ tiêu doanh thu năm 2007 là
445,000,000 trong kế hoạch 2 năm 2007-2008 mà Hanoimilk đã đưa ra.
Các khoản giảm trừ trong năm 2007 giảm 2.1 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ
47.5%, công ty chỉ có duy nhất một khoản giảm trừ là hàng bán bị trả lại. Nguyên
nhân của việc hàng bán bị trả lại là do về phía công ty chậm trễ trong quá trình vận
chuyển dẫn đến hạn sử dụng quá ngắn không đủ đảm bảo thời gian tiêu thụ cho
nhà phân phối. Do đó việc các khoản giảm trừ giảm đi chứng tỏ có sự cải thiện
quản lý rất tốt trong công tác bán hàng.
Trong năm 2007, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 3.2%, tăng nhanh hơn
xấp xỉ 2.3 lần so với tốc độ tăng của doanh thu đã dẫn đến lợi nhuận gộp của doanh
nghiệp năm 2007 giảm 1.5% so với năm 2006.
2007 đánh dấu một năm hoạt động hiệu quả trên lĩnh vực tài chính của công
ty, doanh thu hoạt động tài chính tăng xấp xỉ 657.6% so với năm 2006; trong đó
khoản thu từ lãi chênh lệch tỷ giá là 863 triệu, chiếm 60% trong tổng doanh thu, đã
giúp cho Hanoimilk vẫn giữ được lợi nhuận thuần ở mức tăng cao, năm 2007 lợi
nhuận thuần tăng xấp xỉ 5.5 tỷ.
Nhìn chung, trong năm 2007 Hanoimilk vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng trên
thị trường, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 83.9% so với năm 2006.
Hiện tại, với 3 dòng sản phẩm chính là sữa IZZI, sữa chua YO-HA, sữa chua
YOTUTI, Hanoimilk đang chiếm thị phần khoảng 28% thị trường sữa cho trẻ em
cũng chính là thị trường mục tiêu của công ty. Có thể nói, Hanoimilk đang khẳng

Mạc Thị Xuân Quỳnh 4 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
định vị thế là một trong những thương hiệu mạnh của ngành sản xuất sữa trong
nước.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI

2.1. Tổ chức kế toán tiền lương tại công ty


2.1.1. Nội dung quỹ tiền lương tại công ty
Quỹ tiền lương tại công ty là toàn bộ tiền lương mà công ty trả cho người lao
động bao gồm các khoản:
- Tiền lương tính theo thời gian
- Tiền công trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, thời gian nghỉ phép, thời gian điều động công tác làm nghĩa vụ
cho doanh nghiệp theo quy định
- Các khoản phụ cấp trách nhiệm, các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên
2.1.2. Nội dung các khoản trích theo lương
- Bảo hiểm xã hội (BHXH): trích 20% trên tổng quỹ tiền lương, trong đó 15%
do công ty nộp tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do người lao động đóng
góp và được trừ vào lương.
- Bảo hiểm y tế (BHYT): Mức tính 3% trong đó 2% do công ty nộp tính vào
Chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): trích 2% trên tổng quỹ tiền lương và do công ty
nộp tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Các hình thức trả lương cơ bản đang áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng duy nhất một hình thức trả lương là trả lương theo thời gian
tính trên 26 ngày công cho toàn bộ cán bộ công nhân viên.
2.1.4. Các phương pháp tính lương đang áp dụng tại công ty
Tiền lương của cán bộ công nhân viên được tính theo công thức sau:
Lương tháng = Lương cơ bản×Hệ số lương×Hệ số SX-KD × Số ngày làm

Mạc Thị Xuân Quỳnh 5 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán

Số ngày làm việc tiêu chuẩn việc thực tế


Lương thực tế = Lương tháng + Phụ cấp

Ví dụ 1: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tháng 01/2008 cho ông Trần Đăng
Trung, chức vụ: Trưởng phòng cung ứng. Hệ số lương: 10.89; Hệ số sản xuất kinh
doanh: 1.15; Phụ cấp chức vụ: 0.4; Số ngày nghỉ: 0
540,000 × 10.89 × 1.15
Lương tháng = × 26 = 6,762,690
26
Lương thực tế = 6,762,690 + 540×0.4 = 6,762,906
2.1.5. Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng thanh toán tiền thưởng;
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội; Phiếu chi
2.1.6. Tài khoản sử dụng
-TK 334: “Phải trả công nhân viên”; TK 338: “Phải trả phải nộp khác”
Và các tài khoản khác liên quan: TK 111, 112, 641, 642
2.1.7. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Ví dụ 2: Căn cứ trên bảng thanh toán tiền lương tháng 01/2008. Kế toán tiền lương
hạch toán
- Tính tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng 01/2008
Nợ TK 622: 370,081,300
Nợ TK 627: 295,327,200
Nợ TK 641: 660,549,000
Nợ TK 642: 202,232,000
Có TK 334: 1,528,189,500
- Tạm giữ lương tháng 01/2008
Nợ TK 334: 10,664,000
Có TK 338(8): 10,064,000
- Các khoản khấu trừ vào lương trong tháng
Nợ TK 334: 6,511,800

Mạc Thị Xuân Quỳnh 6 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
Có TK 141: 3,000,000
Có TK 338(2): 3,511,800 (Đoàn phí công đoàn)
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 622: 29,763,709
Nợ TK 627: 21,576,260
Nợ TK 641: 37,167,663
Nợ TK 642: 14,620,657
Có TK 338: 103,128,289
SCT: - TK 338(2): 30,563,790
- TK 338(3): 64,027,500
- TK 338(4): 8,536,999
- Trích BHXH 5%, BHYT 1% trừ vào thu nhập của người lao động:
Nợ TK 334: 25,611,000
Có TK 338(3): 21,342,500
Có TK 338(4): 4,268,500
- Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng
Nợ TK 334: 27,041,500
Có TK 333(5): 27,041,500
Các định khoản trên được thể hiện trên Sổ cái TK 334 (Phụ lục 24)
2.2. Tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ tại công ty
2.2.1. Nội dung và phân loại Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ
2.2.1.1.Nguyên vật liệu (NVL)
a) Phân loại: NVL tại công ty được phân thành hai loại: NVL chính và NVL phụ
b) Nội dung:
- NVL chính: bao gồm các yếu tố cấu thành nên dung dịch sữa. NVL chính
được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm N1: bột sữa béo, bột sữa gầy, sữa bò tươi, kem không sữa, đường,
dầu bơ, dầu thực vật,…

Mạc Thị Xuân Quỳnh 7 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
+ Nhóm N2: Các loại hương, chất ổn định, vitamin, màu, bao bì, hộp sữa,
ống hút, thìa nhựa…
- NVL phụ (N3): Vỏ hộp sữa, các loại ống hút (đối với sản phẩm sữa nước);
màng khuôn, nắp hộp, thìa (đối với sản phẩm sữa chua ăn); thùng bìa đóng gói…
2.2.1.2. Công cụ dụng cụ
Bao gồm chủ yếu các vật tư, phụ tùng thay thế cho máy móc nhập của Tetra
Pak-Thụy Điển
2.2.2. Phương pháp xác định trị giá NVL, CCDC nhập kho
NVL, CCDC tại công ty 100% được mua ngoài, trị giá NVL, CCDC tại
công ty được xác định theo giá thực tế

Giá thực tế Giá mua (-Chiết Chi phí Thuế nhập khẩu, thuế
= + +
nhập kho khấu, giảm giá) thu mua khác(nếu có)

Đối với chi phí thu mua : Công ty giao toàn bộ các khoản chi phí: Chi phí dỡ
container, phí cầu cảng, phí lưu kho, phí DO, phí vận chuyển về kho công ty…cho
hai nhà vận chuyển của công ty ở Hải Phòng là công ty Cổ phần Minh Nhật và
công ty Cổ phần Bảo Thắng. Cuối tháng hai công ty vận tải sẽ tập hợp toàn bộ chi
phí phát sinh cho những đơn hàng nhập khẩu trong tháng của công ty và chuyển về
phòng kế toán. Kế toán căn cứ vào đó sẽ tiến hành phân bổ chi phí cho NVL nhập
kho trong tháng. Chi phí thu mua được phân bổ theo khối lượng của đơn hàng.
Chi phí phân bổ Tổng chi phí phân bổ Tiêu thức cần
= ×
cho từng lô hàng Tổng tiêu thức phân bổ phân bổ
Ví dụ 3: Ngày 7/1/2008 nhập kho sữa bột gầy(SMP) nhập khẩu từ Mỹ theo tờ
khai Hải quan 13673-Invoice 14633, số lượng thực nhập 95,300 kg; Trị giá lô hàng
chưa thuế: 6,864,844,965; thuế nhập khẩu: 205,945,349
Ngày 31/01, nhận được hóa đơn của bên công ty Cổ phần Bảo Thắng về việc
thanh toán các chi phí phát sinh cho các lô hàng nhập khẩu trong tháng; tổng chi
phí: 62,071,445; tổng lượng hàng nhập khẩu: 283,419kg; kế toán tiến hành phân bổ

Chi phí phân bổ cho 62,071,445


= × 95,300 = 20,871,633
lô hàng SMP 07/01 283,419
Mạc Thị Xuân Quỳnh 8 Lớp 931
Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
Giá thực tế nhập kho = 6,864,844,965 + 20,871,633 + 205,945,34 = 7,091,661,947
2.2.4. Phương pháp xác định trị giá NVL, CCDC xuất kho
Tại công ty, trị giá NVL, CCDC xuất kho được xác định theo phương pháp
đơn giá bình quân gia quyền cả tháng
Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
Đơn giá xuất kho =
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Ví dụ 4: Căn cứ vào Bảng cân đối nhập-xuất-tồn trong tháng 01/2008 của nguyên
liệu sữa bò tương: Số lượng tồn đầu kỳ: 21,664 lít, trị giá tồn đầu kỳ: 184,401,798;
Số lượng nhập trong kỳ: 482,786 lít; trị giá nhập trong kỳ: 4,089,101,866.
Ta xác định được đơn giá xuất kho của sữa bò tương trong tháng 1 như sau:

184,401,798 + 4,089,101,866
Đơn giá xuất kho = = 8,471.61
21,664 + 482,786
2.2.5 Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán NVL, CCDC tại công ty
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa; Hóa đơn cước phí vận chuyển

2.2.6. Tài khoản kế toán sử dụng


TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu”; TK 153: “Công cụ, dụng cụ”
Và các tài khoản liên quan: TK 111, 112, 621, 627…
2.2.7. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
Tại công ty, kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ được áp dụng theo
phương pháp thẻ song song (Phụ lục 11)
2.2.8 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC tại công ty
a) Hạch toán tăng NVL, CCDC : NVL tăng do mua nhập kho
Ví dụ 5: Theo ví dụ 3, kế toán hạch toán nhập kho NVL như sau:
+ Bút toán 1: Phản ánh nhập kho NVL
Nợ TK 152(1): 7,070,790,314 – NVL chính
Có TK 333(3): 205,945,349
Có TK 331(PS International LTD): 6,864,844,965
+ Bút toán 2: Phản ánh thuế Giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu

Mạc Thị Xuân Quỳnh 9 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
Nợ TK 133(1): 707,079,031.4
Có TK 333(12): 707,079,031.4
+ Bút toán 3: Phản ánh chi phí mua hàng:
Nợ TK 152(1): 20,871,633
Có TK 331(8BT): 20,871,633
Định khoản trên được thể hiện trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu kèm Invoice
(Phụ lục 7, 8), phiếu nhập kho (Phụ lục 9)
b) Hạch toán kế toán giảm NVL, CCDC: Xuất kho vật liệu cho sản xuất
Ví dụ 6: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 01/08PX001 xuất nguyên vật liệu cho sản
xuất sữa tiệt trùng 180B ngày 02/01/2008; Kế toán định khoản:
Nợ TK 621: 228,910,167
Có TK 152(1): 154,124,864
Có TK 152(2): 74,785,303
Định khoản trên được thể hiện trên phiếu xuất kho (Phụ lục 10)
2.3. Tổ chức kế toán Tài sản cố định tại công ty

2.3.1. Nội dung và phân loại Tài sản cố định (TSCĐ) tại công ty
- Nội dung: TSCĐ tại công ty bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị
phục vụ công tác chế biến sữa; Phương tiện vận tải;Thiết bị, dụng cụ quản lý; Các
phần mềm quản lý, phần mềm kế toán
- Phân loại:TSCĐ tại công ty được chia thành ba loại: TSCĐ hữu hình; TSCĐ vô
hình; TSCĐ thuê tài chính
2.3.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ tại công ty
TSCĐ của công ty được đánh giá theo Nguyên giá và Giá trị còn lại

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn

Ví dụ 7: Ngày 16/04/2008 mua một điều hòa LG 24 000 BTU sử dụng cho bộ
phận điều hành sản xuất; Nguyên giá: 14,800,000; Đưa vào sử dụng và tính khấu
hao trong tháng 04, trích khấu hao tháng 4: 246,667. Giá trị còn lại sau khi trích
khấu hao tháng 04
Giá trị còn lại = 14,800,000 – 246,667 = 14,553,333
Mạc Thị Xuân Quỳnh 10 Lớp 931
Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
2.3.3. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao tháng =
Số tháng tính khấu hao
Ví dụ 8:Tính khấu hao cho điều hòa LG theo ví dụ 3, thời gian khấu hao:60 tháng
14,800,000
Mức khấu hao 1 tháng = = 246,667
60 tháng
2.3.4. Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán TSCĐ
Hóa đơn Giá trị gia tăng; Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản đánh giá lại
TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ
2.3.5. Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán TSCĐ
TK 211:“TSCĐ hữu hình”;TK 212: “TSCĐ thuê tài chính”;TK 213: “TSCĐ
vô hình”;TK 214: “Hao mòn TSCĐ”;Và các tài khoản liên quan: TK 112,627,641..
2.3.6. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại công ty
- Kế toán tăng TSCĐ hữu hình
Căn cứ trên hóa đơn FA 04/02/8 mua một điều hòa LG 24 000 BTU sử dụng
cho bộ phận điều hành sản xuất, trị giá mua vào: 14,800,000. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 211: 14,800,000
Có TK 111(1): 14,800,000
Định khoản trên được thể hiện trên hóa đơn FA04/02/8 (Phụ lục 12)
- Trích khấu hao tháng 4 cho bộ phận điều hành sản xuất
Nợ TK 627: 246,667
Có TK 214: 246,667
Định khoản trên được thể hiện trên bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 4(Phụ lục 13)
- Kế toán giảm TSCĐ hữu hình
Ví dụ 9: Ngày 18/03/2008 nhượng lại một xe Toyota Carmy Seri LE 3.5 Model
2007 cho ông Nguyễn Quốc Hùng. Nguyên giá: 1,044,808,180; số đã khấu hao:
161,696,509; giá trị còn lại: 883,111,671. Kế toán hạch toán:
- Bút toán một: Kế toán hạch toán ghi giảm TSCĐ tại công ty

Mạc Thị Xuân Quỳnh 11 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
Nợ TK 214(1): 161,696,509 - Hao mòn TSCĐ hữu hình
Nợ TK 811: 883,111,671
Có TK 211(3): 1,044,808,180 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Bút toán hai: Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131(6KN): 844,661,000
Có TK 711: 767,873,636
Có TK 33311: 76,787,364
Định khoản trên được thể hiện trên hóa đơn GTGT số 27855 (Phụ lục 14) kèm
theo Quyết định của Hội đồng quản trị công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Phụ lục 15)

2.4. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Sữa
Hà Nội
2.4.1. Đánh giá thành phẩm nhập kho
- Các chứng từ liên quan đến quá trình nhập kho thành phẩm: Phiếu nhập kho,
biên bản giao nhập kho
- Thủ tục nhập kho hàng hóa: Căn cứ vào “Phiếu nhập kho thành phẩm từ sản
xuất” (Phụ lục 16) sau khi đã có đại diện sản xuất và thủ kho ký xác nhận chuyển
cho phòng kế toán, kế toán sẽ tiến hành hạch toán thành phẩm nhập kho:
Nợ TK 155: Trị giá thành phẩm nhập kho
Có TK 154: Tổng chi phí sản xuất liên quan đến thành phẩm nhập kho
2.4.2. Đánh giá thành phẩm xuất kho
- Các chứng từ liên quan đến quá trình xuất kho: Đơn đặt hàng của phòng dịch
vụ khách hàng; Ủy nhiệm chi của khách hàng
- Thủ tục xuất kho hàng hóa: Phòng Dịch vụ khách hàng tiếp nhận những đơn
hàng của khách hàng và làm đơn đặt hàng sau đó sẽ fax đơn đặt hàng và Ủy nhiệm
chi của khách hàng sang cho phòng Kế toán. Kế toán hóa đơn căn cứ vào đơn đặt
hàng và Ủy nhiệm chi làm hóa đơn xuất kho chuyển xuống bộ phận kho. Tại bộ
phận kho sẽ làm thủ tục xuất cho lái xe mang đến giao cho nhà phân phối.

2.4.3. Kế toán bán hàng tại công ty

Mạc Thị Xuân Quỳnh 12 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
2.4.3.1. Nôị dung doanh thu bán hàng tại công ty
Doanh thu bán hàng của công ty bao gồm doanh thu bán các sản phẩm sữa,
hàng hóa được chế biến từ sữa bò nguyên chất.
2.4.3.2. Hình thức bán hàng
- Bán hàng theo phương thức thu tiền ngay
- Bán hàng theo phương thức trả chậm
2.4.3.3. Chứng từ kế toán sử dụng
Hóa đơn GTGT; Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho; Giấy báo có…Và các chứng
từ khác liên quan
2.4.3.4. Tài khoản kế toán sử dụng
K 5111: “Doanh thu bán thành phẩm”;Và các TK liên quan: TK 112,131…
2.4.3.5. Phương pháp kế toán
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay
Ví dụ 10: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 006595 ngày 08/01/2008 bán cho hộ kinh
doanh cá nhân Lê Tuấn Hải, địa chỉ: số 50 đường Quang Trung, TP Nam Định, trị
giá lô hàng: 152.452.364, thuế VAT 10%: 15.245.236 thanh toán ngay bằng
chuyển khoản. Kế toán định khoản:
Nợ TK 112107: 167,697,600 (Tiền VN gửi VCB_CN Vĩnh Phúc)
Có TK 5111: 152,452,634
Có TK 33311: 15,245,236
Định khoản này được thể hiện trên hoá đơn GTGT số 6595 (Phụ lục 17), lệnh
chuyển Có (Phụ lục 18); Phiếu xuất kho(Phụ lục 19); Sổ cái TK 5111(Phụ lục
25);Sổ Cái TK 112107(phụ lục 31)
- Trường hợp khách hàng chậm thanh toán
Ví dụ 11 : Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0007328 ngày 2/1/2008 bán cho Coop
mart Phú Lâm, địa chỉ 199-205 Nguyễn Thái Học, Q1, TP HCM. Trị giá lô hàng
4,456,545 thuế GTGT 10%: 445,655. Kế toán định khoản:

Nợ TK 131 (16N01): 4,902,200

Mạc Thị Xuân Quỳnh 13 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
Có TK 5111: 4,456,545
Có TK 33311: 445,655
Định khoản được thể hiện trên hoá đơn GTGT số 7328 (Phụ lục 20), Sổ cái
TK 5111 (Phụ lục 25)
2.4.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Hanoimilk không phát sinh khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng
bán do đó tại công ty chỉ có phần hạch toán hàng bán bị trả lại
Kế toán Hàng bán bị trả lại
Trong trường hợp hàng hỏng do lỗi của Hanoimilk, công ty sẽ nhận lại hàng
bên nhà phân phối trả.
Qui trình: Nhà phân phối trả hàng, xuất hóa đơn của nhà phân phối theo số
thực tế trả về kèm theo tờ giải trình của giám sát bán hàng, bên kho làm thủ tục
nhận hàng và bên QA kiểm tra chất lượng sản phẩm gửi biên bản và kết quả về
phòng kế toán, căn cứ vào đó kế toán sẽ nhập kho hàng trả lại.
Ví dụ 12: Ngày 20/1/2008, Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Nam Oanh trả lại
hàng theo hóa đơn GTGT số 15166. Trị giá hàng bán bị trả lại ghi trên hóa đơn:
5.602.908, thuế GTGT 10%: 560.290. Kế toán định khoản:
Nợ TK 531: 5,602,908
Nợ TK 33311: 560,290
Có TK 131: 6,163,198
- Phản ánh giá vốn của hàng trả lại
Nợ TK 155: 4,129,388
Có TK 632: 4,129,388
- Cuối tháng kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại sang TK 5111
Nợ TK 5111: 5,602,908
Có TK 531: 5,602,908
Định khoản này được thể hiện trên hoá đơn GTGT số HTL12/004, tờ trình về
việc đổi hàng cận date (Phụ lục 21), sổ cái TK 5111 (Phụ lục 25), sổ cái TK
531(Phụ lục 26), sổ cái TK 632 (Phụ lục 27), sổ cái TK 911(Phụ lục 30)
2.4.5. Kế toán giá vốn hàng bán
Mạc Thị Xuân Quỳnh 14 Lớp 931
Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp đơn
giá bình quân gia quyền cả tháng
Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
Đơn giá xuất kho =
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Ví dụ 13: Để tính đơn giá xuất kho ngày 08/01 cho sản phẩm sữa tiệt trùng IZZI
Dâu 110W (Đơn vị tính: hộp).Số lượng tồn đầu kỳ: 664,373 hộp, trị giá tồn đầu kỳ:
1,087,983,870; số lượng nhập trong kỳ: 2,340,489, trị giá nhập trong kỳ:
3,893,870,976 (Nguồn: Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn – phụ lục 12)
1,087,893,870 + 3,893,870,976
Đơn giá xuất kho = = 1,657.58
664,373 + 2,340,489
Trị giá xuất kho = Số lượng sản phẩm xuất kho * Đơn giá
Cách tính như trên ta xác định được trị giá vốn lô hàng xuất kho ngày 08/01:
1,765.15*25,920 hộp +1,402.62*4,128 hộp +1,657.58*38,400 hộp = 115,193,775
Căn cứ vào đó kế toán hạch toán:
Nợ TK 632: 115,193,775
Có TK 155: 115,193,775
Định khoản được thể hiện trên Sổ cái TK 632 (Phụ lục 27)

Ví dụ 14: Trong tháng 1 phát sinh tổng giá vốn hàng bán bị trả lại là 4,129,388
Cuối tháng tính ra số giá vốn thực tế xuất kho:
17,127,506,806 – 4,129,388 = 17,123,377,418
Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911:
Nợ TK 911: 17,123,377,418
Có TK 632: 17,123,377,418
Định khoản thể hiện trên Sổ cái TK 632(Phụ lục 27); Sổ cái TK 911(Phụ lục 30)
2.4.6. Kế toán chi phí bán hàng
2.4.6.1. Nội dung chi phí bán hàng của công ty:
Bao gồm: Chi phí tiền lương, các khoản tính theo lương; Chi phí khấu hao
TSCĐ;Chi phí quảng cáo, thực hiện các chương trình PR, tài trợ cho gameshow;
Chi phí khuyến mại, thưởng nhà phân phối, hỗ trợ vận chuyển nhà phân phối.

Mạc Thị Xuân Quỳnh 15 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
2.4.6.2. Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công; Hóa đơn GTGT, hóa đơn vận chuyển; Giấy tạm ứng…
2.4.6.3. Tài khoản sử dụng
TK 641: “Chi phí bán hàng”; Và các tài khoản liên quan: TK112, 131, 5122…
2.4.6.4. Trình tự kế toán chi phí bán hàng
Hanoimilk luôn có những chương trình khuyến mại hàng tháng và định kì sẽ
có những chương trình khuyến mại lớn bằng hiện vật. Đối với những chương trình
khuyến mại hàng tháng, nhà phân phối của Hanoimilk sẽ ứng trước trả cho khách
hàng, sau khi tổng kết chương trình khuyến mại trong tháng, Hanoimilk sẽ trả sản
phẩm khuyến mại cho nhà phân phối. Khoản này được coi như Doanh thu bán
hàng nội bộ và tập hợp trên TK 641.
Trong kỳ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế
toán phản ánh vào TK 641. Cuối kỳ kế toán tập hợp Chi phí bán hàng kết chuyển
sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng.
Ví dụ 15: Tập hợp chi phí bán hàng trong tháng 1/2008.
Nợ TK 641: 4,447,200,493
Có TK 1121: 218,212,012
Có TK 131: 20,142,128
Có TK 141: 176,959,876
Có TK 142(2): 162,465,398
Có TK 214: 26,484,157
Có TK 331: 399,746,358
Có TK 334: 660,549,000
Có TK 335: 835,251,511
Có TK 338: 181,428,904
Có TK 5122: 1,722,586,527
Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911, kế toán hạch toán
Nợ TK 911: 4,447,200,493
Có TK 641: 4,447,200,493

Mạc Thị Xuân Quỳnh 16 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
2.4.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4.7.1. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp; Chi phí dịch vụ mua ngoài;Chi phí thành
phẩm tiếp khách; Các khoản phí, lệ phí; Chi phí khấu hao TSCĐ
2.4.7.2. Chứng từ sử dụng
Ủy nhiệm chi, hóa đơn, các chứng từ khác liên quan…
2.4.7.3. Tài khoản sử dụng
TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”; Và các TK112, 334, 338, 5122…
2.4.7.4. Trình tự hạch toán
Trong tháng phát sinh các chi phí liên quan đến công tác quản lý, kế toán tập
hợp trên TK 642, công ty không mở chi tiết cho TK 642 mà tập hợp chi phí theo
những khoản mục phí.
Ví dụ 16: Trong tháng 1/2008 kế toán tập hợp được chi phí quản lý doanh nghiệp
là 659,117,744 kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642: 659.117.744
Có TK 111: 5,816,064
Có TK 1121: 202,031,613
Có TK 141: 34,798,180
Có TK 214: 76,122,377
Có TK 331: 35,102,972
Có TK 334: 202,232,000
Có TK 338: 74,111,158
Có TK 5122: 28,903,380
Cuối tháng kết chuyển sang TK 911- xác định kết quả bán hàng:
Nợ TK 911: 659.117.744
Có TK 642: 659.117.744
2.4.8. Kế toán xác định kết quả bán hàng
Việc xác định kết quả bán hàng tại công ty được thực hiện theo từng tháng,
quý, năm. Cuối kỳ, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển sang TK 911 và căn

Mạc Thị Xuân Quỳnh 17 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
cứ vào số phát sinh nợ hoặc số phát sinh có của TK này để kết chuyển sang TK
421-“Lợi nhuận chưa phân phối” từ đó xác định kết quả lãi (lỗ).
+)Kết quả bán hàng tại công ty được xác định như sau:

Kết quả Doanh thu thuần Giá vốn Chi phí Chi phí quản lý
= - - -
Bán hàng về bán hàng hàng bán bán hàng doanh nghiệp
+)Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng tại công ty như sau (trích tài
liệu kế toán tháng 01/2008)
- Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 5111: 5,602,908
Có TK 531: 5,602,908
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng
Nợ TK 5111: 22,700,556,768
Nợ TK 5122: 1,751,489,907
Có TK 911: 24,452,046,675
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 17,123,377,418
Có TK 632: 17,123,377,418
- Kết chuyển Chi phí bán hàng
Nợ TK 911: 4,447,200,493
Có TK 641: 4,447,200,493
- Kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911: 659,117,744
Có TK 642: 659,117,744
- Kết chuyển lợi nhuận bán hàng trong kỳ:
Nợ TK 911: 2,222,351,020
Có TK 421: 2,222,351,020
PHẦN 3: THU HOẠCH BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
3.1. Nhận xét chung về tổ chức kế toán tại công ty

Mạc Thị Xuân Quỳnh 18 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
3.1.1. Ưu điểm
- Thứ nhất, Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu công việc, mỗi nhân
viên phòng kế toán phụ trách một mảng kế toán nên việc theo dõi cập nhật thông
tin hàng ngày luôn được quản lý rất tốt.
- Thứ hai, Công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng giúp cho việc tổ
chức công tác kế toán trong đơn vị được chuyên nghiệp và thuận tiện hơn cho
phòng kế toán trong quá trình tác nghiệp.
- Thứ ba, Trên cơ sở áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, công ty đã xây dựng một
bảng hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Các
chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, những thông tin kinh tế đều được phản ánh kịp thời, đầy đủ, độ
chính xác cao phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Các chứng từ đều sử dụng
theo biểu mẫu của Bộ Tài chính ban hành. Kế toán doanh nghiệp chấp hành đúng
các chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước.
- Thứ tư, Công ty luôn có những Báo cáo tài chính dạng tóm tắt, 3 tháng một
lần để các cổ đông, các nhà quản lý kịp theo dõi thông tin tài chính của doanh
nghiệp, thể hiện sự minh bạch, rõ ràng của sổ sách kế toán
3.1.2. Tồn tại

- Về lập dự phòng phải thu khó đòi: Công ty vẫn chưa sử dụng TK 139- “Dự
phòng phải thu khó đòi”. Tính trong năm 2007, các khoản phải thu chiếm 15% so
với tổng tài sản và đã lên tăng 4.5% so với năm 2006. Như vậy công ty đã bị chiếm
dụng một khoản vốn khá lớn trên tổng tài sản và trong công nợ phải thu thì số nợ
phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (xấp xỉ 7.2% tính trong năm 2007).
Việc không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dẫn đến công ty có thể bị mất
vốn hoặc giảm lãi.(Nguồn dữ liệu phân tích: Bảng cân đối kế toán-Phục lục 4)

- Về hạch toán chiết khấu thương mại: Công ty không hạch toán các khoản
khuyến mại cho nhà phân phối - mà thực chất đó chính là các khoản chiết khấu
thương mại căn cứ vào giá trị đơn hàng của nhà phân phối - trên TK 521 mà đưa

Mạc Thị Xuân Quỳnh 19 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán
hết vào TK 641: “Chi phí bán hàng”, coi đó như một khoản doanh thu nội bộ của
doanh nghiệp. Việc hạch toán như vậy dẫn đến đẩy chi phí bán hàng lên rất cao và
không phản ánh đúng bản chất nội dung của nghiệp vụ kế toán.

- Về hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Hiện tại, công ty vẫn hạch toán
thuế thu nhập doanh nghiệp trên TK 3334 mà chưa chuyển sang TK 821. Việc
hạch toán này sẽ không thể hiện được bản chất vấn đề là thuế thu nhập doanh
nghiệp là một loại chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Nhận xét về công tác kế toán bán hàng tại công ty
- Với lượng đơn đặt hàng lớn từ 50-60 đơn hàng /1 ngày, đội ngũ kế toán bán
hàng đã kiểm soát tốt, quy trình làm việc khép kín có sự phối hợp hiệu quả với các
bộ phận kế toán liên quan.
- Khách hàng của công ty được phân theo khu vực địa lý và mỗi khu vực lại
được phân chia theo các kênh bán hàng. Hiện tại công ty có ba kênh phân phối:
kênh phân phối công nghiệp, kênh phân phối trường học và kênh phân phối siêu
thị. Đối với mỗi khách hàng, kế toán bán hàng đều mở một sổ riêng trên phần mềm
kế toán, thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi tình hình xuất bán hàng cũng như
công nợ của khách hàng
- Kế toán bán hàng chủ yếu theo phương thức thanh toán trước mới giao
hàng, điều này đảm bảo cho sự an toàn vốn cho doanh nghiệp và giúp giảm được
tối đa sự khó khăn trong kiểm soát công nợ của kế toán bán hàng.
- Phần lớn phương thức thanh toán công nợ đều chuyển qua tài khoản ngân
hàng, đảm bảo an toàn tài sản cho doanh nghiệp, tốc độ thanh toán nhanh và tiết
kiệm chi phí lưu thông.
Nhìn chung, tổ chức kế toán bán hàng tại công ty hoạt động hiệu quả và là
một trong những khâu kế toán quan trọng trong tổ chức bộ máy kế toán của công
ty

Mạc Thị Xuân Quỳnh 20 Lớp 931


Báo cáo thực tập tổt nghiệp Khoa Kế toán

Mạc Thị Xuân Quỳnh 21 Lớp 931

You might also like