You are on page 1of 12

Thời báo Kinh tế Việt Nam

(Niên giám kinh tế)


XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ NHẬP SIÊU-
KẾT QUẢ 2009 VÀ DỰ BÁO 2010

Minh Ngọc
Tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vượt mục tiêu đề ra, nhưng là
tốc độ thấp nhất tính từ năm 2000. Sự sụt giảm tốc độ này không phải do
yếu tố vốn đầu tư (so với GDP vẫn đạt cao hơn năm trước), cũng không
phải do tiêu thụ trong nước (khi tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ yếu tố tăng giá vẫn đạt cao
gấp rưỡi tốc độ tăng của năm trước và cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng
trưởng kinh tế),... Ngoài một số yếu tố khác, có lẽ nguyên nhân chính
nằm ở lĩnh vực xuất, nhập khẩu và nhập siêu.
Bức tranh tổng quát của xuất, nhập khẩu, nhập siêu năm 2009 như
sau.
TỐC ĐỘ TĂNG, GIẢM XUẤT, NHẬP KHẨU, NHẬP SIÊU HÀNG
HOÁ NĂM 2009 (%)

%
-5,1 -10,8
0
Tổng KN XK của KV XK của KV Tổng KN NK của KV NK của KV Mức nhập
-10 XK KT trong có vốn NK KT trong có vốn siêu
-9,7 nước ĐTNN nước ĐTNN
-20 -13,5 -14,7 -16,8
-30
-32,1
-40

Nguồn: Báo cáo năm của Tổng cục Thống kê


Xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hoá năm 2009 có một số mặt sáng. Xuất khẩu của
khu vực kinh tế trong nước giảm ít hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng cao do tái xuất vàng, một số
mặt hàng kim ngạch tăng so với năm trước như: sắn và sản phẩm của sắn,
chè, hạt tiêu, máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, rau quả, điện tử máy
tính và linh kiện, hoá chất và sản phẩm hoá chất. Nhiều mặt hàng xuất khẩu
tăng về lượng, như: hạt tiêu, xăng dầu, than đá, chè, gạo, cao su, cà phê, hạt
điều. “Câu lạc bộ” các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở
lên gồm 12 thành viên, tăng 1 thành viên so với năm trước, trong đó dệt
may đã vượt dầu thô và thuỷ sản đã vượt giày dép. Một số thị trường xuất
khẩu tăng khá, như châu Phi gấp 8 lần, Hàn Quốc tăng 15%, Trung Quốc
tăng 4,9%, hoặc giảm ít hơn tốc độ giảm chung như Mỹ giảm 5,5%. Nhập
siêu giảm so với năm trước cả về quy mô tuyệt đối (12,2 tỷ USD so với 18
tỷ USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (21,6% so với 27,8%),...
Tuy nhiên, xuất khẩu năm 2009 cũng có những mặt hạn chế, bất cập.
Tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 56,6 tỷ USD, bị sụt giảm so
với năm trước tới gần 6,1 tỷ USD hay 9,7%.
Nếu không kể xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm, thì mức
giảm và tốc độ giảm còn lớn hơn (trên 7,2 tỷ USD và 11,7%). Đây là năm
thứ hai tính từ năm 1986 kim ngạch xuất khẩu bị giảm so với năm trước
(năm 1991 kim ngạch xuất khẩu bị giảm 12,5%, do một mặt bị hụt hẫng về
thị trường tại Liên Xô cũ và Đông Âu, mặt khác do bị Mỹ bao vây cấm
vận). Năm 1998, tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực
sau mấy năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, nhưng
kim ngạch xuất khẩu không bị sụt giảm mà vẫn tăng 1,9%. Năm 2001, sau
khi ký Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ, tuy kinh tế Mỹ bị
khủng hoảng chu kỳ và gặp sự kiện 11/9, nhưng xuất khẩu của Việt Nam
vẫn tăng 3,8%.
Do tổng kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm, nên kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người tuy vẫn đạt khá so với các năm từ 2007 trở về trước,
nhưng đã bị giảm so với năm 2008 (năm 2009 ước đạt 658 USD/người, năm
2008 đạt khoảng 740 USD, năm 2007 đạt khoảng 577 USD,...) và còn là
mức thấp so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới.
Do kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm, trong khi GDP tính theo tỷ giá
hối đoái vẫn tăng lên (năm 2009 ước đạt xấp xỉ 90,9 tỷ USD, năm 2008 đạt
89,1 tỷ USD, năm 2007 đạt gần 71 tỷ USD,...), nên tỷ lệ kim ngạch xuất
khẩu so với GDP, tuy vẫn còn cao hơn các năm từ năm 2005 trở về trước và
thuộc loại cao trên thế giới, nhưng đã thấp hơn trong 7 năm qua.
TỶ LỆ XUẤT KHẨU SO VỚI GDP (%)

%
80 65,3 68,2 71,3
61,1 62,3
46,3 50,6 58,4
60 47,6
46,4
40 26,2
20
0
1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Ước
2009

Do tốc độ tăng xuất khẩu mang dấu âm, nên nếu hệ số giữa tốc độ
tăng xuất khẩu so với tốc độ tăng GDP mang dấu dương, thậm chí thuộc
loại cao (từ năm 2003 đến năm 2008 đều đạt trên 2,5 lần, trong đó năm
2004 và năm 2008 còn đạt trên 4 lần), thì năm nay hệ số đó đã mang dấu
âm, mà còn “âm” tới 2 lần. Chính “hệ số âm” này đã “kéo” tốc độ tăng
trưởng kinh tế xuống thấp so với 10 năm trước.
Sự sụt giảm của xuất khẩu diễn ra ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế
trong nước giảm 5,1% (nếu không kể xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản
phẩm thì còn giảm tới 12,3%). Khu vực có vốn ĐTNN giảm 13,5%, trong
đó dầu thô giảm tới 40%, còn các hàng hoá khác của khu vực này giảm
2,2%.
Sự sụt giảm của xuất khẩu diễn ra ở nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu. Trong đó giảm nhiều hơn tốc độ giảm chung, như cà phê, dầu thô, sản
phẩm chất dẻo, cao su, túi xách ví vali mũ ô dù, sản phẩm mây trẻ cói thảm,
gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, sản phẩm gốm sứ, dây điện và cáp điện,
phương tiện vận tải và phụ tùng.
Sự sụt giảm của xuất khẩu do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan
trọng là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế thế giới. Trong các ngành và lĩnh vực, thì xuất khẩu được coi là lĩnh
vực bị tác động trực tiếp, lớn nhất của cuộc khủng hoảng (lượng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện bị giảm 13% hay giảm 1,6 tỷ USD, nhưng do
giải ngân nguồn vốn phát triển chính thức tăng cao gần 1,4 tỷ USD, nên
tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện từ 2 nguồn trên chỉ giảm khoảng 0,2
tỷ USD hay giảm chưa đến 2%, trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6
tỷ USD). Cuộc khủng hoảng tác động đến xuất khẩu của Việt Nam trên
nhiều mặt. Thị trường xuất khẩu lớn, do tác động của khủng hoảng, đã bị
“co lại”, như:
- Xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 27,7%, hay giảm gần 2,4 tỷ USD;
- Xuất khẩu vào Ôxtrâylia giảm 48,0%, hay giảm khoảng 2 tỷ USD;
- Xuất khẩu vào ASEAN giảm 16,4%, hay giảm gần 1,7 tỷ USD;
- Xuất khẩu vào EU giảm 14,4%, hay giảm gần 1,6 tỷ USD;
- Xuất khẩu vào Mỹ giảm 5,5%, hay giảm 0,7 tỷ USD;
Một số thị trường khác tuy tăng với tốc độ cao, nhưng mức tăng kim
ngạch tuyệt đối lại không lớn, nên không bù đắp được cho sự sụt giảm của
các thị trường bị sụt giảm.
Giá xuất khẩu bị sụt giảm mạnh so với năm trước, trực tiếp làm kim
ngạch xuất khẩu bị giảm:
- Dầu thô do giá giảm 38,5%, làm giảm 3.892 triệu USD;
- Gạo do giá giảm 26,6%, làm giảm 966 triệu USD;
- Xăng dầu do giá giảm 37,6%, làm giảm 762 triệu USD;
- Cà phê do giá giảm 26,5%, làm giảm 616 triệu USD;
- Cao su do giá giảm 32,2%, làm giảm 569 triệu USD;’
- Than đá do giá giảm 26,6%, làm giảm 478 triệu USD;
- Hạt điều do giá giảm 13,1%, làm giảm 126 triệu USD;
- Hạt tiêu do giá gaỉm 24,5%, làm giảm 115 triệu USD;
- Chè do giá giảm 4,7%, làm giảm 9 triệu USD;
Chỉ với 9 mặt hàng (tính được đơn giá) như trên đã làm giảm 7.533
triệu USD, bằng 36,1% kim ngạch xuất khẩu trong năm trước của 9 mặt
hàng này; còn lớn hơn mức giảm của tổng kim ngạch xuất khẩu 6.078 triệu
USD. Điều đó chứng tỏ, nếu loại trừ yếu tố giảm giá thì lượng xuất khẩu
năm 2009 tăng chứ không phải giảm.
Việc thanh toán của một số khách hàng nhập khẩu do việc vay vốn
ngân hàng để nhập hàng gặp khó khăn hơn.
Để ngăn chặn suy thoái, kích thích và bảo vệ sản xuất trong nước,
nhiều nước đã dựng lên những hàng rào kỹ thuật để hạn chế hàng nhập khẩu
từ Việt Nam, đặc biệt là những mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn như
dệt may, giày dép, thuỷ sản,...
Có nguyên nhân quan trọng không kém là do cơ cấu hàng xuất khẩu
của Việt Nam không thay đổi. Hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô khai thác
(dầu thô, than đá,...), là hàng nông, lâm- thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc
mới sơ chế (gạo, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, sắn và sản phẩm
sắn, cao su,...), là hàng chế biến nhưng mang nặng tính gia công (dệt may,
giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính,...) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu (khoảng 68,8%). Giá trị giá tăng thấp, thực thu ngoại
tệ không cao.
Xuất khẩu dịch vụ gia tăng trong các năm trước, nhưng đã bị sụt giảm
trong năm 2009.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ
QUA CÁC NĂM (triệu USD)
triệu USD'
8000 6460 7040
5766
6000
4265 5100
4000

2000

0
2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009

Xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ năm 2005 đạt 11,6%, năm 2006 đạt 11,4%, năm 2007 đạt 11,7%, năm
2008 đạt 10,1%, năm 2009 giảm còn 9,2%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ, thì dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất (năm thấp nhất chiếm
52,9%, năm cao nhất đạt trên 58%), tiếp đến là dịch vụ vận tải hàng không,
dịch vụ vận tải biển, dịch vụ tài chính, dịch vụ khác.
Nhập khẩu
và nhập siêu
Nhập khẩu háng hoá năm 2009 ước đạt 68.830 triệu USD, giảm
14,7% so với năm trước. Đây là năm đầu tiên tính từ năm 1999 nhập khẩu
bị giảm và tốc độ giảm lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm 0,8% của năm
2008 khi Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu
vực. Sự sụt giảm của nhập khẩu diễn ra ở cả 2 khu vực, trong đó khu vực
kinh tế trong nước giảm nhiều hơn khu vực có vốn ĐTNN; diễn ra ở 20/28
nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Sự sụtg iảm kim ngạch xuất khẩu chủ
yếu do giá nhập khẩu giảm. Giá nhập khẩu của những mặt hàng (tính được
đơn giá) như sau:
- Xăng dầu do giá giảm 41,8%, đã làm giảm 4.416 triệu USD;
- Sắt thép do giá giảm 32,2%, làm giảm 2.536 triệu USD;
- Chất dẻo do giá giảm 23,8%, làm giảm 880 triệu USD;
- Kim loại thường khác do giá giảm 21,2%, làm giảm 834 triệu USD;
- Phân bón do giá giảm 35,4%, làm giảm 741 triệu USD;
- Khí đốt hoá lỏng do giá giảm 22,6%, làm giảm 329 triệu USD;
- Lúa mỳ do giá giảm 39,8%, làm giảm 209 triệu USD;
- Sợi dệt do giá giảm 14,6%, làm giảm 135 triệu USD;
- Giấy các loại do giá giảm 12,3% đã làm giảm 107 triệu USD.
Chỉ với 9 mặt hàng trên do giá giảm đã làm giảm 10.187 triệu USD,
lớn hơn mức giảm 6.998 triệu USD của tổng kim ngạch xuất khẩu của
những mặt hàng này và gần bằng mức giảm 11.862 triệu USD của mức
giảm của tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều đó chứng tỏ kim ngạch nhập
khẩu giảm chủ yếu là do giá giảm; còn lượng nhập khẩu vẫn tăng lên, như
lúa mỳ tăng 79,8%, phân bón tăng 41,9%, chất dẻo tăng 23,8%, sợi dệt tăng
19,5%, sắt thép tăng 13,8%, kim loại thường tăng 14,8%, ô tô nguyên chiếc
tăng 49,4%.
Trong các mặt hàng nhập khẩu, đáng lưu ý có:
Là nước nông nghiệp, có tỷ lệ diện tích núi rừng, diện tích đánh bắt
nuôi trồng thuỷ sản lớn, có bờ biển dài, nhưng nhập khẩu nông, lâm- thuỷ
sản với khối lượng và giá trị không nhỏ, như:
- Thuỷ sản 280 triệu USD và còn có xu hướng tăng lên nữa;
- Sữa và sản phẩm sữa 514 triệu USD;
- Dầu mỡ động thực vật 506 triệu USD;
- Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1.723 triệu USD;
- Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 888 triệu USD.
Đó là chưa kể nhập khẩu đường, trứng, thịt gia súc gia cầm, bột
giấy,...
Do tính gia công cao, nên việc nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như
nguyên phụ liệu dệt may, giày dép 1.935 triệu USD; bông sợi gần 1,2 tỷ
USD, vải trên 4,2 tỷ USD,...
Khối lượng và giá trị nhập khẩu một số loại hàng hoá không nhỏ, như
ô tô nguyên chiếc 76,3 nghìn chiếc, với 1.171 triệu USD; xe máy 110,6
nghìn chiếc với 132 triệu USD; hoá mỹ phẩm, điện thoại di động,...
Nhập siêu cả năm ước đạt trên 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với
năm trước, nhưng nếu không kể xuất khẩu đá qúy, kim loại quý và sản
phẩm tăng thì nhập siêu lên đến gần 14,2 tỷ USD, còn cao hơn cả năm
2007; tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu lên đến 21,6%, cao hơn mục tiêu đề
ra.
NHẬP SIÊU QUA CÁC NĂM
(triệu USD)
%
20000 17510
14121
15000 12246
10000 5107 5454 4314 5065
5000 1189 3040
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ
2009

Nhập siêu trong năm 2009 còn có 2 điểm đáng lưu ý. Một, nhập siêu
chủ yếu từ khu vực kinh tế trong nước (17,2 tỷ USD so với 12,2 tỷ USD);
nếu không kể xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm thì nhập siêu của
khu vực kinh tế trong nước còn lớn hơn nữa (trên 19,1 tỷ USD); còn khu
vực có vốn ĐTNN xuất siêu gần 5 tỷ USD, nếu không kể dầu thô thì các
ngành khác của khu vực này cũng chỉ có trên 1,2 tỷ USD. Hai, thị trường
nhập siêu. Với các thị trường có kỹ thuật – công nghệ cao. công nghệ
nguồn, thì Việt Nam xuất siêu lớn (như Mỹ 8,4 tỷ USD, EU 3,8 tỷ USD,
Australia 1,2 tỷ USD,..). Ngay Nhật Bản, do năm nay xuất khẩu của Việt
Nam sang đây bị giảm nhiều hơn nhập khẩu (giảm 27,7% so với giảm
11,3%), nên mới nhập siêu chứ các năm trước thường nhập siêu). Với các
thị trường mà kỹ thuật – công nghệ thấp hơn các nước trên, thì Việt Nam lại
nhập siêu lớn, trong đó lớn nhất là các thị trường sau đây.
Lớn nhất là thị trường Trung Quốc, năm 2009 xuất khẩu của Việt
Nam vào đây đạt 4,8 tỷ USD, tăng 4,9% so với năm trước. Các mặt hàng mà
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là cao su, than đá, dầu thô,
gỗ, hạt điều, hàng rau quả, hàng thuỷ sản. Nhập khẩu của Việt Nam từ
Trung Quốc năm 2009 lên tới 16,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm trước.
Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là sắt thép,
vải, máy móc thiết bị thông tin liên lạc, phân bón, xăng dầu, tổ máy phát
điện và máy biến đổi điện quay, sản phẩm hoá chất,... Trong quan hệ thương
mại với Trung Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu, với mức nhập siêu lớn
nhất và có xu hướng tăng lên (nếu năm 2000, Việt Nam xuất siêu gần 1,4 tỷ
USD, thì từ năm 2001 đã chuyển sang nhập siêu, trong đó năm 2005 nhập
siêu gần 2,7 tỷ USD, năm 2008 vọt lên trên 11,1 tỷ USD, năm 2009 cũng ở
mức 11,3 tỷ USD, gần bằng với tổng mức nhập siêu của Việt Nam).
Hàn Quốc cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn.lớn thứ hai.
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang đây đạt 2,5 tỷ USD, tăng 15% so với
năm trước. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Hàn Quốc là
hàng thuỷ sản, dầu thô, hàng dệt may, cao su, sản phẩm gỗ, giày dép, cà
phê,.. Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2009 đạt 6,7 tỷ USD,
giảm 5,3% so với năm trước. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ
Hàn Quốc là vải, xăng dầu, chất dẻo, sắt thép, máy móc thiết bị thông tin
liên lạc, linh kiện điện tử, tivi, máy tính và linh kiện, phụ liệu may mặc, ô tô
nguyên chiếc,.. Trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc, Việt Nam ở thế
nhập siêu và mức nhập siêu rất lớn (năm 2000 là 1,4 tỷ USD, năm 2005 là
trên 2,9 tỷ USD, năm 2008 là gần 5,3 tỷ USD, năm 2009 nhờ xuất khẩu
tăng, nhập khẩu giảm, nên mức nhập siêu năm nay giảm so với năm trước,
nhưng vẫn ở mức 4,2 tỷ USD).
Khu vực ASEAN cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn.
Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ở trong khu vực này ước
đạt 8,5 tỷ USD, giảm 16,4%, lớn hơn tốc độ giảm chung của tổng kim
ngạch xuất khẩu. Những nước trong khu vực trên mà Việt Nam xuất khẩu
lớn nhất là Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Thái Lan,...
Những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang đây có kim ngạch lớn là dầu
thô, gạo,... Nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN năm 2009 ước đạt 13,4 tỷ
USD, giảm 31,3% so với năm trước. Trong quan hệ thương mại với
ASEAN, Việt Nam thường ở vị thế nhập siêu, nhưng do năm 2009 tốc độ
giảm nhập khẩu nhiều hơn tốc độ giảm của xuất khẩu, nên mức nhập siêu
năm 2009 đã giảm chỉ còn bằng một nửa mức nhập siêu trong năm trước
(4,9 tỷ USD so với 9,6 tỷ USD). Song đó cũng là mức nhập siêu lớn. Trong
các nước này, Việt Nam Nhập siêu lớn nhất là từ Singapore, tiếp đến là Thái
Lan, Malaysia, Indonesia.
Nhập siêu dịch vụ liên tục tăng qua các năm cả về kim ngạch tuyệt
đối, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu dịch vụ: năm 2005 là 215 triệu USD và 5%,
năm 2006 là 692 triệu và 13,6%, năm 2007 là 716 triệu USD và 11,1%, năm
2008 là 919 triệu USD và 13,1%, năm 2009 là 1071 triệu USD và 18,6%.
Xuất, nhập khẩu
và nhập siêu 2010
Mục tiêu ưu tiên năm 2010, xuất khẩu tăng 6%, tức là đạt khoảng 60
tỷ USD, nhập siêu không quá 20% xuất khẩu, theo đó nhập siêu không quá
12 tỷ USD, nhập khẩu không quá 72 tỷ USD, hay nhập khẩu chỉ tăng không
quá 4,6%! Như vậy, theo mục tiêu đề ra thì năm 2010, nhập siêu sẽ tiếp tục
giảm so với năm trước về quy mô tuyệt đối (12 tỷ USD so với 12,2 tỷ USD
và 20% so với 21,6%).
Thực tế tháng 1/2010, theo công bố của Tổng cục Thống kê, xuất
khẩu đạt 4,9 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Đó là tốc độ
tăng khá cao, nếu xét đến tháng 1 năm trước xuất khẩu đá quý, kim loại quý
và sản phẩm đạt gần 1,4 tỷ USD, trong khi tháng 1 năm nay chỉ đạt 18 triệu
USD. Tăng trưởng cao đạt được ở cả 2 khu vực (khu vực kinh tế trong nước
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài); ở hầu hết các mặt hàng chủ lực
(trong đó có những mặt hàng đạt kim ngạch cao gấp 2, gấp 3 lần cùng kỳ,
như máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, dây điện và cáp điện, cao su, sắn và
sản phẩm từ sắn; một số mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung, như than đá,
gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, hạt tiêu, hoá chất và sản phẩm hoá chất,
điện tử máy tính); tăng trưởng đạt được cả về lượng xuất khẩu (như cao su,
chè, cà phê, hạt điều, gạo, hạt tiêu), cả về giá xuất khẩu (như dầu thô, cao
su, than đá, gạo, hạt tiêu, hạt điều). Cũng trong tháng 1, nhập khẩu ước đạt
6,2 tỷ USD, tuy thấp hơn tháng 12 (giảm 16,2%), nhưng lại tăng rất cao so
với cùng kỳ năm trước (tăng 86,6%). Tăng cao ở cả hai khu vực và ở tất cả
các mặt hàng chủ yếu, trong đó cao gấp 2, gấp 3 lần có kim loại thường
khác, phân bón, thuốc trừ sâu, sợi dệt, thức ăn gia súc, ô tô, bông, điện tử
máy tính, khí đốt hoá lỏng, chất dẻo, sữa và sản phẩm sữa. Nhiều mặt hàng
nhập khẩu tăng cao về lượng (như phân bón, kim loại thường khác, bông,
sợi dệt, ô tô nguyên chiếc, sắt thép, giấy các loại, khí hoá lỏng, lúa mỳ, xe
máy nguyên chiếc,...) và tăng về giá (như xăng dầu, sợi dệt, kim loại thường
khác, khí đốt hoá lỏng, bông, giấy các loại). Nhập siêu trong tháng 1 tuy
thấp hơn tháng 12/2009 cả về kim ngạch tuyệt đối (1.300 triệu USD so với
1.928 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu (26,5% so với 35,3%), nhưng vẫn là
mức cao so với mục tiêu (bình quân 1 tháng 1 tỷ USD và tỷ lệ không quá
20%).
Từ diễn biến của tháng 1- tháng khởi đầu- và những yếu tố tác động
trong thời gian tới, có thể dự báo về xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu năm
2010 như sau.
Xuất khẩu năm 2010 có thể tăng cao hơn mục tiêu đề ra. Năm trước
kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu do giá xuất khẩu bị giảm (chỉ tính riêng
các mặt hàng dầu thô, xăng dầu, cao su, gạo, cà phê,hạt tiêu, hạt điều, than,
chè do giảm đã làm giảm 7.055 triệu USD, lớn hơn cả tổng mức giảm chung
là 6.078 triệu USD của tổng kim ngạch xuất khẩu). Còn lượng xuất khẩu
nhiều loại tăng (như hạt tiêu, xăng dầu, gạo, than đá, cà phê, cao su, chè, hạt
điều). Trong khi năm nay giá xuất khẩu lại tăng khá cao. Các khó khăn về
thị trường, về thanh toán đã được cải thiện hơn do tăng trưởng của các đối
tác chủ yếu đã phục hồi dần, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng tăng. Vấn đề đặt ra là
cơ cấu, hiệu quả của hàng xuất khẩu của Việt Nam và các hàng rào kỹ thuật
của các nước nhập khẩu. Vì vậy, cần giảm tính gia công, đa dạng hoá thị
trường, đa dạng hoá mặt hàng, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”.
Nhập khẩu sẽ tăng cao hơn mục tiêu đề ra bởi nhiều nguyên nhân. Có
nguyên nhân do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước tăng lên trong khi
tăng trưởng kinh tế cao lên. Có nguyên nhân do công nghiệp phụ trợ còn
kém phát triển, tính gia công còn lớn, nhất là hàng dệt may, giày dép, gỗ và
sản phẩm gỗ,... Có nguyên nhân do hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá
sản xuất trong nước còn thấp. Là nước nông nghiệp có diện tích núi rừng
lớn, có bờ biển dài, nhưng vẫn nhập khẩu lớn tới trên 1,7 tỷ USD thức ăn
gia súc và nguyên phụ liệu, trên 500 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, trên
500 triệu dầu mỡ động thực vật, gần 1 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ, trên 760
triệu USD giấy các loại, gần 290 triệu USD rau quả, gần 300 triệu USD
thuỷ sản,... Có nguyên nhân do giá nhập khẩu tăng mạnh, nhất là giá xăng
dầu, kim loại, sợi, bông, khí đốt,... Người viết dự báo tốc độ tăng của nhập
khẩu còn cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu.
Nhập siêu vì thế sẽ không dừng ở mức 1 tỷ USD/tháng và cả năm là
12 tỷ USD, có thể vượt mức của năm 2009, 2007 và đứng thứ hai từ trước
tới nay (sau năm 2008)
(Đào Ngọc Lâm, ĐTNR: 35620512 ĐD: 0912174812)’

You might also like