You are on page 1of 10

Tiểu luận triết học

Họ và tên: Nguyễn Susan Lớp: Tài chính tiên tiến K50

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN TRONG VIỆC NHẬN


THỨC VĂN HOÁ ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã đi được một chặng đường dài trong công cuộc hơn 20
năm xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Một chăng đường không phải là
ngắn với rất nhiều những thách thức và khó khăn. Tuy vậy chúng ta cũng đã
gặt hái được những thành tựu bước đầu về chính trị, kinh tế và văn hoá xã
hội. Đất nước đang tiếp tục đi lên theo định hưóng xã hội chủ nghĩa ngày
càng toàn diện và hoàn thiện hơn. Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực
từ nền kinh tế bao cấp, lạc hậu đã trở thành nền kinh tế thị trường đa dạng
nhiều thành phần. Bên cạnh đó là nét văn hoá truyền thống tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc còn được lưu giữ và phát huy cho tới tận ngày hôm nay.
Một đất nước có đang trên đà phát triển kéo theo nó là công nghiệp,
dịch vụ phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân được
nâng cao cải thiện. Vì thế, người ta biết nhiều hơn đến những nơi được gọi là
công cộng, những nơi là điểm đến là tập trung của số đông, những nơi diễn
ra các sự kiện lớn, những nơi mà tất cả mọi người đều có thể tham gia vào
các hình thức hoạt động khác nhau như rạp chiếu phim, công viên, các lễ hội
hay đơn giản là trên đường phố... Và bất cứ nơi nào con người, cùng sự tồn
tại, hoạt động, giao tiếp và ứng xử của họ thì nơi đó sẽ xuất hiên cái được
gọi là văn hoá- văn hoá ứng xử. Và với mỗi quốc gia thì có lẽ văn hoá ứng
xử, và đặc biệt là văn hoá ứng xử nơi công cộng lại chính là những nét trực
diện đại diện cho hình ảnh, cho bộ mặt của cả một dân tộc. Nếu như văn hoá
truyền thống, văn hoá của những gía trị tinh hoa đut là một nét đẹp ngầm cần
phải được lục tìm, khám phá thì văn hoá ưng xử nơi công cộng lại giống như
một nét đẹp phải và luôn luôn hiện hữu từng ngày từng giờ trong cuộc sống.
Việt Nam cũng không phải một quốc gia nằm ngoại lệ , văn hoá ứng xử
cũng đang từng ngày từng giờ khắc hoạ lên hình ảnh con người Việt Nam
trong chính tiềm thức của người Việt Nam và trong sự nhìn nhận của bạn bè
thế giới.
Nguyên tắc toàn diện trong phương pháp nhận thức biện chứng có lẽ
là một nguyên tắc phù hợp để ta đưa ra một cách nhìn không chủ quan lệch
lạc về rất nhiều sự vật, hiện tuợng và các vấn đề trong xã hội, cuộc sống.
Cùng với mong muốn tìm hiểu và có sự nhìn nhận đúng đẵn, thoả đáng về
nét văn hoá ứng xử nơi công cộng của người Việt Nam, nên em đã quyết
định lựa chọn đề tài: “ Nguyên tắc toàn diện và vận dụng nhận thức văn
hoá ứng xử nơi công cộng của người Việt Nam”
Em chia bố cục bài tiểu luận thành các ý cơ bản sau:
Chương 1: Lý luận và phân tích lý luận
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: nguyên lý mối liên
hệ phổ biến
2. Nội dung và một vài yêu cầu vận dụng nguyên tắc toàn diện
Chương 2: Vận dụng lý luận vào nhân thức thực tiễn
1. Thực trạng văn hoá ứng xử nơi công cộng của người Việt Nam

2. Nhìn nhận thực trạng dựa trên nguyên tắc toàn diện
3. Tổng kết và một vài giải pháp
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ PHÂN TÍCH LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện_Nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến
Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các
mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới, đông thời nó cũng dùng
để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới, trong đó
những mối liên hệ phổ biến nhất tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng và đó chính
là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Tính chất của mối liên hệ thể hiện trên ba phương diện:
Thứ nhất là tính khách quan: nghĩa là sự tác động, quy định hay
chuyển hoá lấn nhau của các sự vật hiện tượng ( hay trong chính bản thân
chúng) là cái vốn có, tồn tại độc lập với ý thức và mong muốn của con
người.
Thứ hai là tính phổ biến: không có bất kỳ sự vật hiện tuợng nào tồn
tại tuyệt đối độc lạp trong mối liên hệ với những sự vật hiện tượng khác hay
chính nó không phải là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ
với nhau và cấu thành nên nó.
Thứ ba là tính đa dạng và phong phú: các sự vật, hiện tượng có các
mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại,
phát triển của nó; mặt khác, bản thân mỗi mối liên hệ ấy trong những điều
kiện hòan cảnh và những thời điểm khác nhau lại có một vị trí vai trò rất
khác nhau đối với sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Có rất
nhiều kiểu mối liên hệ như: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, chủ yếu và
thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp…
2. Nguyên tắc toàn diện:
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện
tượng, triết học Mác-Lênin đã rút ra nguyên một nguyên tắc phương pháp
luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có là quan điểm toàn
diện hay có thể gọi là nguyên tắc toàn diện.
Nội dung cơ bản nhất của nguyên tắc toàn diện là những yêu cầu đòi
hỏi trong trong quá trình nhận thức và xử lý tình huống:
1. Muốn nghiên cứu, phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật hiện tượng,
phải xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,
các yếu tố của chính sự vật, đồng thời phải đăt sự vật trong mối liên hệ tổng
thể với các mối liên hệ biện chứng của các sự vật hiện tượng khác. Nhưng
không được đặt các mối liên hệ đó ngang nhau mà người nghiên cứu sau đó
phải đúc rút, xác định được đâu là mối liên hệ bản chất, tất yếu tác động đến
quá trình và xu hướng vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
2. Do sự vật hiện tượng có tính khách quan không phụ thuộc vào ý
thức con người nên luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng
muốn nhận thức không bị phiến diện, bó hẹp , phải tổng hợp sự vật hiện
tượng trên khoảng không gian đủ rộng và khoảng thời gian dủ dài. Tính toàn
diện ở đây thể hiện trên khía cạnh không-thời gian. Hơn thế nữa không gian
và thời gian là vô tận nên không được tuyệt đối hoá tri thức được tìm ra mà
phải luôn thừa nhận tính tương đối, hạn chế và cần được bổ sung cho phù
hợp với thời gian và hoàn cảnh.
3. Đối với các vấn đề các nghiên cứu xã hội thì phải xem lại các
nghiên cứu, các lý luận đã có trước đó để tham khảo, đối chiếu, so sánh với
thực trạng xã hội hiện tại đang vận động để có một cái nhìn không chủ quan,
và tránh lặp lại các sai lầm đã có về đề tài đang nghiên cứu.
Như vậy, chủ nghĩa duy vât biên chứng thể hiện một quan điểm tiến
bộ về phương pháp nhận thức biện chứng so với chủ nghĩa siêu hình hay chủ
nghĩa duy tâm. Khi chủ nghĩa siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng tồn
tại rời rạc, chẳng có sự liên kết nào với nhau, hay có chăng những mối liên
hệ đó chỉ mang tính tạm thời, ngẫu nhiên thì quan điểm duy vật biện chứng
đã khẳng định thế giới tồn tại là một thể thống nhất trong các mối liên hệ
quy định, tác động và chuyển hoá qua lại lẫn nhau. Khi chủ nghĩa duy tâm
quy cho nhân tố cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là
năng lực siêu nhiên, là cảm giác của con người ( theo Beccơli_chủ nghĩa duy
tâm chủ quan) hay ý niệm tuyệt đối ( theo Hêghen_chủ nghĩa duy tâm khách
quan) thì quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định cơ sở
của tất cả các mối liên hệ biện chứng đó là tính thống nhất vật chất của thế
giới.
Và việc có được cơ sở lý luận vững chắc như vậy mà nguyên tắc toàn
diện không những đối lập với quan điểm phiến diện ở chỗ chú ý, xem xét
nhiều mặt, nhiều mối liên hệ mà nó còn tránh sa đà vào chủ nghĩa chiết
trung hay thuật nguỵ biện. Tức là với chủ nghia chiết trung, tuy có để ý, xét
toàn diên các mặt, các khía cạnh, song các mặt, các mối quan hệ được đặt
ngang bằng nhau, không có nguyên tắc cụ thể, kết hợp với nhau tạo nên hình
ảnh sai lệch về bản chất sự việc, hiện tượng. Còn thuật nguỵ biện thì lại làm
đảo lộn vị trí, vai trò của các mối liên hệ, mối liên hệ ngẫu nhiên thành tất
yếu, mối liên hệ không bản chất lại thành mối liên hệ bản chất…
Tóm lại, áp dụng nguyên tắc toàn diện với tư cách là phương pháp
luận để nhận thức sự vật đúng đắn sẽ phải trải qua các giai đoạn là: đi từ ý
niệm cái toàn thể để nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật,
hiện tượng; nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó; cuối cùng
khái quát nhận thức phong phú đó và rút ra nhận thức cơ bản nhất, tất yếu
nhất về sự vật hiện tượng đó.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
1. Thực trạng vấn đề văn hoá ứng xử nơi công cộng của người
Việt Nam
Việt Nam đã dần dần từng bước hồi phục kinh tế sau chiến tranh, và
cho đến thời điểm 2009, cái tên Việt Nam trên trường quốc tế không còn gắn
với hình ảnh của một quốc gia đang chìm trong mất mát và đau thương, mà
là một hình ảnh Việt Nam nhỏ bé đang vươn đôi cánh của mình ra cùng bạn
bè năm châu quốc tế trong quá trình hôi nhập. Cảng biển sầm uất hơn trước,
sân bay cũng tấp nập hơn trước với những đoàn khách du lịch ở cửa nhập và
những chính những hành khách Việt Nam ở cửa xuất cảnh. Sự thay đổi ấy
thể hiện một tương lai phát triển kinh tế về công nghiệp, về dịch vụ và đặc
biệt là về du lịch.
Con người Việt Nam hiền hoà, mến khách, cảnh vật Việt Nam hoang
sơ, thơ mộng hùng vĩ là những yếu tố hứa hẹn cho phát triển du lịch nhưng
bấy nhiêu thôi là chưa đủ, điều lôi kéo du khách quay trở lai Việt Nam phải
là nét văn hoá thanh lịch, truyền thống mà có lẽ, một trong những nét văn
hoá bộc lộ trực tiếp và ấn tượng nhất chính là văn hoá ứng xử của người Việt
Nam tại nơi công cộng.
Nhưng, có lẽ chúng ta cần phải để tâm một chút đến những hành vi
ứng xử tưởng chừng như là nhỏ nhặt và đơn giản nhất ở nơi công cộng. Sẽ
không quá khó để tìm thấy một đám đông tụ tập ở trên đường phố chỉ để
thoả mãn tính hiếu kỳ, tính tò mò về một vụ tai nạn giao thông, hay một vụ
gây lộn giữa đường mà ví dụ không xa là một vụ hoả hoạn mới xảy ra gần
đây ở một quán ăn trên phố Hàng Tre. Khi người trong quán hoảng loạn tìm
lối thoát, khi 2 chiếc xe cứư hoả không thể tìm đương len vào giữa đám
đông để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của mình thì đám đông vẫn đứng đó
để xem và…có người cười thích thú. Cũng không phải quá khó khăn để tìm
thấy một hàng người chen lấn xô đẩy trước các quầy hàng đang phát quà
miễn phí, hay tiếng cãi nhau, thậm chí là xô xát trong hàng người đang chờ
thanh toán tiền ở siêu thị.
Thế còn tiếng xì xào trong một buổi hội thảo, tiếng bình luận trong
một rạp chiếu phim, tiếng di động trong một cuộc họp, mùi thuốc lá trong
một quán cà phê…những thứ đó có bao giờ làm bạn khó chịu hay có lúc vô
tình nhận ra mình đang làm điều đó? Có lẽ đa phần câu trả lời nhận được sẽ
là có.
Và gần đây nhất có lẽ phải kể đến lế hội Phố Hoa tổ chức vào đầu
năm 2009, và lề hội Hoa Anh Đào tổ chức vào hai ngày 11 và 12/4/2009,
người ta không khỏi sững sờ vì những hình ảnh còn lại sau lễ hội chỉ có một
hai ngày. Phố Hoa tan tác, hoa dập nát, méo mó, không còn nhận ra đâu là
những hình dáng mà các nghệ nhân trồng hoa đã mất công làm nên. Lễ hội
hoa Anh đào cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi mà chỉ mới được khai mạc
chưa đầy một ngày đã bị giày xéo tơi tả, hoa rụng cành rơi. Những lễ hội hoa
lớn như vậy để hướng tới kỷ niệm thủ đô văn hiến ngàn năm còn không
được giữ gìn thì có khó gì đâu để người ta sẵn sàng xả rác ra đường phố, bẻ
cành, ngắt hoa hay ngồi vô tư lên cỏ.
2. Nhìn nhận vấn đề dựa trên nguyên tắc toàn diện
2.1 Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến những hành động thiếu văn hoá,
vô ý thức ấy của người dân khi ứng xử ở nơi công cộng.
Thứ nhất là bản thân nhận thức của mỗi người dân còn kém. Đặc
biệt là thế hệ trẻ không được giáo dục, dạy dỗ đầy đủ từ phía nhà trường và
gia đình. Họ không lường trước được những hậu quả của việc mình làm đối
với xã hội, môi trường hay đối với những người xung quanh. Nguyên nhân
này thường là đối với những ngưòi có dân trí thấp, không am hiểu hoặc
không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Thậm chí với cả những học sinh, sinh
viên nếu chỉ được giáo dục một phía, không toàn diện, chỉ chú trọng vào học
tập văn hoá.
Thứ 2 là ý thức tự giác của bản thân mỗi người, ý thức vì cộng đồng,
vì tập thể chưa cao. Mọi đối tượng đều có thể có hành vi không đẹp trong
văn hoá ứng xử ở nơi công cộng vì nguyên do này, kể cả những đối tượng có
nhận thức được sự việc, những người được coi là tầng lớp trí thức trong xã
hội. Nếu như họ không tự giác, đơn giản là làm theo số đông với suy nghĩ
người khác làm được thì mình làm cũng chẳng sao, hoặc họ đặt cái tôi cá
nhân của mình lên trước mọi người thì họ có thể sẽ có những ứng xử không
đẹp nơi công cộng. Ví dụ như chen lấn để mua vé xem phim, viết tên hay
khắc chữ lên di tích lịch sử, vượt đèn đỏ….
Thứ 3 là yếu tố tác động của môi trường xung quanh. Và nguyên
nhân này sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất tới các em nhỏ và các em tuổi đang
lớn. Nhân tố này thì rất khách quan nhưng sự tác động cũng không nhỏ đến
hành vi ứng xử nơi công cộng của các em sau này. Khi các em nhìn và ghi
nhận những hành động của ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè hay thậm chí
những người xung quanh, thì những hành động đó sẽ được lưu giữ và các
em sẽ bắt chước theo. Ví dụ như hành động khạc nhổ ra đường, dẫm lên cỏ
hay xả rác bừa bãi…
Thứ 4, một yếu tố nữa cũng góp phần hình thành nên nét văn hoá ứng
xử chưa đẹp của người Việt Nam là nguồn gốc lịch sử của người Việt Nam
vốn đa phần là những người nông dân lạc hậu và nghèo đói, lại quen với
cuộc sống yên bình dung dị của làng quê, khi đô thị hoá dồn dập tràn về
cùng những luồng văn hoá mới nhưng lại tiếp thu chưa được đầy đủ, sự
đông đúc, ồn ào, náo nhiệt… và người dân chưa kịp thích nghi với văn minh
đô thị.
2.2 Ảnh hưởng
Như đã đề cập ngay từ đầu trong vấn đề thực trạng thì văn hoá ứng xử
nơi công cộng có ảnh hưởng rất lớn đến các phương diện của đời sống và
không thể tách rời ra khỏi cuộc sống.
Trước hết, chúng ta cần phải thừa nhận một điều là văn hoá ứng xử ở
trước đám đông, trước công luận là cách mà chúng ta sẽ bản thân bộc lộ rõ
ràng và tự nhiên nhất. Qua đó, người ta hoàn toàn có quyền đánh giá về nhân
cách về học vấn của chúng ta. Sau đó, văn hoá ứng xử ấy sẽ được dùng như
một thước đo để đánh giá về hình ảnh cho tất cả những con người của một
dân tộc. Và sẽ không thể nào vui vẻ, không thể nào tự hào khi ở một đất
nước xa xôi, người ta chỉ vào người Việt Nam mà nói rằng: “đúng là người
Việt Nam” với những đặc điểm dễ thấy như hay lộn xộn, hay hiếu kỳ, hay
lớn tiếng…
Cách chúng ta hành động ở nơi công cộng cũng sẽ để lại những hậu
quả mà có thể chúng ta biết rất rõ nhưng cố tình lờ đi hoặc những hậu quả xa
hơn nữa mà chúng ta không nhận thức được. Ví như việc ngắt hoa, xả rác ra
đường sẽ để lại hệ quả về môi trường, việc khắc tên, viết chữ bừa bãi lên di
tích sẽ làm hỏng dần những giá trị văn hoá lịch sử lâu đời.Và xa hơn là khi
hình ảnh của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế ngày càng mờ nhạt, ngày
càng “ xấu xí” thì nó sẽ ảnh hưởng trước hết là đến các ngành kinh tế như
du lịch, dịch vụ, các ngành nghề cần thu hút đầu tư, và có thể ảnh hưởng đến
cả chính trị. Trong thời buổi hội nhập hiện nay, thật dễ để đem hình ảnh của
mình ra quảng bá với thế giới nhưng cũng không khó khăn gì để hình ảnh
“người Việt xấu xí” vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu có cơ hội.
3. Tổng kết và một số giải pháp:

Với những nguyên tắc và đánh giá trên đây của cá nhân tôi về vấn đề
văn hoá ứng xử nơi công cộng của người Việt Nam dựa trên nguyên tắc toàn
diện, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng và rất nhiều nguyên do dẫn
tới thực trạng không mong muốn ấy. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính yếu và
cơ bản nhất của vấn đề văn hoá ứng xử nơi công cộng đối với người Việt
Nam chính là nhận thức và ý thức tự giác của mỗi người dân, đặc biệt chú
trọng đến thế hệ trẻ.
Sau đây, tôi xin đề ra một số giải pháp cụ thể:
1.Nâng cao nhận thức cho mỗi người dân. Mỗi người phải xác định
được vai trò, vị trí của mình cũng như các hành vi của mình đối với nhà
nước, đối với xã hội và đối với cộng đồng. Từ đó, chủ động nâng cao nhận
thức cũng như ý thức cá nhân mỗi khi xuất hiện ở những nơi đông người,
đồng thời góp ý, nhắc nhở những công dân khác cùng thực hiện, ý thức, văn
hoá nơi công cộng. Có thể tận dụng sức ảnh hưỏng, khả năng lan rộng của
các phương tiện truyền thông bao đài.
2. Tăng cường, chú trọng giáo dục đạo đức văn hoá bên cạnh những
kiến thức cơ bản cho các em học sinh trong trường phổ thông. Luyện tập cho
các em những thói quen và hành vi đúng đắn đặc biệt với em nhỏ cấp 1 hoặc
học sinh mấu giáo
3. Gia đình phối hợp cùng nhà trường để định hướng, giáo dục cho
con em mình những nếp sống phù hợp văn minh nơi đông người. Bản thân
ông bà, bố mẹ, tât cả những người lớn cũng phải làm gương, có cách ứng xử
phù hợp, đúng đắn nơi công cộng để làm gương cho con em mình.
4. Nhà nước nên có một bộ luật riêng về văn hoá, quy định các điều
luật và chế tài xử phạt, trong đó bao gồm cả các điều luật quy định hành vi
vi phạm ở nơi công cộng, các hành vi được coi là vô văn hoá hay thiếu ý
thức.
TẠM KẾT
Với một ví dụ nhỏ trong việc vận dụng nguyên tắc toàn diện để đánh
giá, nhìn nhận một vấn đề xa hội đã cho chúng ta thấy vai trò và phạm vi
ứng dụng của phương pháp nhận thức triết học trong cuộc sống. Tôi đã vân
dụng nguyên tắc toàn diện vào việc phân tích, xem xét các khía cạnh liên
quan đến văn hoá ứng xử của người Việt nơi công cộng. Xem xét nó trên
góc độ những tác động của hành vi, văn hoá ứng xử với những mặt khác của
cuộc sống, và bản thân những nguyên nhân nội tại hình thành nên nó. Và
cuối cùng tôi đưa đến những nhận xét bản chất nhất về vấn đề và đề ra một
số giải pháp cho hoạt động thực tiễn.
Và theo nhìn nhận, đánh giá trên tất cả các mặt có liên quan đến vấn
đề thì rút ra được hai yếu tố cơ bản cốt lõi nhất của vấn đề: một là người
Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn cùng với ý thức cần được nâng cao; và
thứ hai đây là vấn đề cần sự góp sức xây dựng của toàn xã hội, của mọi đối
tượng chứ không phải của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ nào.
Do khả năng của bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên
chắc chắn bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em
kính mong thầy cô, cùng bạn bè đóng góp ý kiến để bài tiểu luận lần sau
được thành công hơn.

You might also like