You are on page 1of 35

THÁNH AN-PHONG

1696 - 1787
Tổ phụ
ngày 1 tháng 8

Thánh An-phong sinh tại


Marianella gần Naples ngày
27.9.1696.

Ngài là con cả trong một gia đình


khá đông anh em, thuộc giới quý tộc
thành Naples. Ngài hấp thụ một nền
giáo dục bao gồm các môn nhân văn,
cổ ngữ , ngôn ngữ hiện đại, nhạc và
họa. Ngài sáng tác từ bài ca Giáng
Sinh phổ biến nhất ở Ý đến bản song
tấu Thương Khó, bài Tu Scendi Dalle
Stelle và

một số bài thánh ca khác. Ngài hoàn tất bậc đại học với bằng
tiến sĩ cả luật đạo lẫn đời rồi bắt đầu hành nghề luật sư.

Sau một quá trình nhận thức dài, năm 1723, ngài bỏ nghề
luật. Dù gặp sự phản đối rất mạnh của thân phụ, ngài vẫn theo
chương trình chủng viện và được trao sứ vụ linh mục ngày
21.12.1726 ở tuổi 30. Ngài sống năm đầu đời linh mục với
những kẻ vô gia cư, những người trẻ sống bên lề xã hội ở
Naples. Ngài lập những “nhà nguyện ban đêm” do chính những
người trẻ điều hành. Đó là những điểm cầu nguyện, sinh hoạt,
chia sẻ Lời Chúa, hoạt động xã hội và giáo dục. Vào lúc ngài
mất, có 72 nhà nguyện như thế cùng với hơn 10 ngàn thành
viên.

Năm 1729, cha An-phong rời gia đình dọn vào ở trong Học
viện người Hoa. Ở đó, ngài nếm trãi công việc thừa sai cho
người Hoa ngay trong lòng vương quốc, nơi ngài gặp thấy
những người nghèo, bị bỏ rơi hơn bất cứ đứa trẻ đường phố nào
ở Naples.

Ngày 9.11.1732, thánh An-phong lập Hội Dòng của Đấng


Cứu Thế chí thánh, quen gọi là Dòng Chúa Cứu Thế, để noi
gương Chúa Giê-su Ki-tô, rao giảng Tin Mừng cho người nghèo
khó và bị bỏ rơi nhất. Từ đây cho đến cuối đời, ngài hiến toàn
thân cho sứ mạng mới này.

Thánh An-phong yêu chuộng cái đẹp: âm nhạc, hội họa, thơ
văn. Ngài vận dụng mọi sáng tạo văn chương nghệ thuật phục
vụ cho việc rao giảng, và ngài yêu cầu những ai cộng tác với
nhà dòng cũng hãy làm như thế. Ngài viết 111 tác phẩm thần
học và linh đạo. Với 21500 lần in và tác phẩm được dịch ra 72
thứ tiếng, ngài là một trong những tác giả được nhiều người đọc
nhất. Những tác phẩm nổi tiếng nhất là: Tầm quan trọng của
việc cầu nguyện, Thực hành yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô, Vinh
quang Mẹ Maria, Viếng Thánh Thể.

Cầu nguyện, yêu thương, kết hiệp với Chúa Ki-tô, kinh
nghiệm mục vụ trực tiếp đụng chạm với những nhu cầu của các
tín hữu làm cho thánh An-phong trở nên bậc thầy vĩ đại về đời
sống tâm linh.

Sự đóng góp lớn lao nhất của thánh An-phong cho Giáo Hội
nằm trong lãnh vực thần học luân lý. Suy tư của ngài phát sinh
từ kinh nghiệm mục vụ, đáp ứng cho những vấn đề thực tế hàng
ngày được đặt ra từ phía đoàn chiên. Ngài chống lại thói nệ luật
cứng nhắc, thứ luân lý không sức sống; ngài loại bỏ chủ trương
khắt khe thời ấy ... là sản phẩm của một hàng giáo sĩ sính
quyền lực. Theo thánh An-phong, đó không phải là con đường
dẫn người ta đến Tin Mừng, vì “sự sợ hãi như thế chẳng bao giờ
được dạy dỗ cũng như thực hành trong Hội Thánh”. Ngài biết
cách làm thế nào để đưa những suy tư thần học vào phục vụ
cho sự cao thượng và phẩm giá của con người, cho một lương
tâm trong sáng, và cho lòng thương xót của Tin Mừng.

Thánh An-phong được bổ làm giám mục giáo phận thánh


Agatha năm 1762 khi 66 tuổi. Ngài cố từ chối vì cảm thấy đã
lớn tuổi và bệnh tật, không đủ sức chăm sóc đoàn chiên. Năm
1775, được phép nghỉ ngơi rời giáo phận, ngài về sống với anh
em trong Dòng ở Pagani, nơi ngài qua đời vào ngày 1.8.1787.

Năm 1831, ngài được phong hiển thánh.

Năm 1871, được tôn phong Tiến sĩ Hội Thánh.

Năm 1950, Quan thầy các cha giải tội và các nhà luân lý.

THÁNH CLEMENT HOFBAUER


1751 - 1820
Linh mục
ngày 15 tháng 3

Nhìn vào đời sống của thánh


Clement Hofbauer, chúng ta có thể
học từ nơi đó: một ước mơ thành
hiện thực, sự cầu nguyện và phục vụ,
sự kiên trì trong đời sống Ki-tô hữu,
nên thánh trong từng cảnh ngộ mỗi
ngày và sử dụng từng khoảnh khắc
cho có ý nghĩa. Thánh Clement
không phải là một vị thánh hay làm
phép lạ hay là một nhà thần bí,
nhưng ngài là một tu sĩ Dòng Chúa
Cứu Thế thánh thiện và vĩ đại, phục
vụ dân Chúa hết khả năng mình.

Chào đời và thời niên thiếu

Thánh Clement của chúng ta chào đời ngày Lễ Thánh Tê-


pha-nô, 26 tháng 12 năm 1751 tại Tasswitz, Moravia. Ngài là
con thứ chín trong một gia đình 12 anh chị em, mẹ là bà Mary
và cha là ông Phao-lô Hofbauer. Được rửa tội sau khi sinh một
ngày, ngài được đặt tên là Hansl (Gio-an). Ngài mang tên ấy
hơn hai mươi năm, cho tới khi bước vào đời sống khổ tu với cái
tên Clement.

Karl, anh trai của Hansl gia nhập đội kỵ binh Hungary chống
lại quân Thổ. Dù chưa đủ tuổi, Hansl cũng muốn khoác đồng
phục xanh dương viền bạc, đội mũ lưỡi trai nỉ màu nâu viền đỏ
như anh. Nhưng cậu còn nhìn về một hướng khác. Khi giúp lễ
cậu tưởng tượng mình là linh mục đang đứng ở bàn thờ, trang
trọng trong bộ áo lễ, hướng dẫn đông đảo giáo dân thờ phượng
và cầu nguyện với Chúa.

Cuối cùng thì sứ vụ linh mục đã thắng sự nghiệp quân đội,


nhưng xuất thân từ một gia đình nghèo, Hansl khó có cơ hội
vào chủng viện hay một dòng tu.

Hansl bắt đầu học tiếng La-tinh ở nhà xứ. Cha xứ là một linh
mục già tốt bụng, nhận ra hạt giống ơn gọi nơi cậu bé nhà
Hofbauer. Hằng ngày thầy trò già trẻ gặp nhau để học tiếng La-
tinh. Đó là bước đầu tiên trên con đường dài tiến tới chức linh
mục. Giai đoạn học hành này chấm dứt đột ngột với cái chết của
vị mục tử, lúc Hansl mới 14 tuổi. Cha xứ mới không có giờ giúp
cậu học tiếng La-tinh.

Không thể tiếp tục học làm linh mục, Hansl phải học một
nghề. Năm 1767, cậu học việc ở một hiệu bánh. Năm 1770,
Hansl đến làm bánh tại tu viện Premonstratensian của các tu sĩ
dòng thánh Norbert (còn gọi là dòng Kinh Sĩ Trắng) ở Kloster
Bruck. Vào lúc ấy, hậu quả chiến tranh và đói kém đang kéo
nhiều kẻ đói khát, vô gia cư đến tu viện xin giúp đỡ. Hofbauer
làm việc ngày đêm để cung cấp lương thực cho đám dân nghèo
đến gõ cửa tu viện. Khi mà con đường linh mục vẫn bế tắc thì
đây lại là cơ hội để Hofbauer cộng tác vào công việc cung cấp
cơm bánh cho dân Chúa.

Vào năm 1771, chuyến đi Ý đưa Hofbauer tới Tivoli. Ngài


quyết định trở thành một nhà tu khổ hạnh ở Đền thờ Đức Bà
Quintiliolo và xin giám mục địa phương một nơi trú ngụ. Đây là
thời điểm Hansl Hofbauer nhận cái tên Clement Mary: Clement
là giám mục Ancyra ở châu Á và Đức Ma-ri-a Mẹ chúng ta. Như
một ẩn sĩ, Clement cầu nguyện cho chính mình và cho mọi
người trên thế giới quên cầu nguyện. Ngài làm việc tại đền và
giúp đỡ khách đến hành hương. Chưa được 6 tháng thì ngài từ
giã Quintiliolo. Ngài ra đi không phải vì muốn tìm sự thoải mái
hơn. Ngài vẫn nhận thấy nhu cầu nguyện ngắm của dân Chúa
và công việc ở đền là tốt lành, nhưng ngài thao thức về con
đường linh mục vẫn còn tăm tối.

Clement trở lại tu viện các Kinh Sĩ Trắng ở Kloster Bruck để


làm bánh và lại bắt đầu học tiếng La-tinh. Dù đã hoàn tất
chương trình triết năm 1776, ngài không thể tiến xa hơn.
Hoàng đế không cho phép tu viện nhận một tập sinh nào. Thế là
một lần nữa, Clement lại phải tìm đường khác tiến đến chức linh
mục.

Ngài trở về quê, sống như một nhà tu khổ hạnh, ẩn dật tại
Muehlfraun trong 2 năm, buộc mình trong chay trường nhiệm
nhặt, thực hành khổ chế và cầu nguyện lâu giờ trong đêm. Vì sự
nài nỉ của mẹ, ngài rời nơi ẩn dật, một lần nữa trở về với nghề
làm bánh. Ngài làm việc tại một hiệu bánh danh tiếng ở Vienna,
và tại đây, ngài gặp được hai mệnh phụ đã giúp đỡ ngài nhiều
nhất.

29 tuổi, sau khi đã làm thợ bánh ở 3 nơi, làm ẩn sĩ ở 2 nơi,


Clement mới bước chân vào được Đại học Vienna. Kể từ khi nhà
nước đóng cửa tất cả các chủng viện, các ứng sinh linh mục đều
phải học tại các đại học do nhà nước kiểm soát. Clement thất
vọng vì sách vở tràn ngập chủ nghĩa duy lý, đầy những quan
điểm và giáo huấn chặt chẽ dựa trên đầu óc con người. Một
cách dũng cảm, ngài tiếp tục đi tìm chân lý của niềm tin và theo
đuổi ước mơ làm linh mục.

Trong cuộc hành hương năm 1784, Clement và bạn đồng


hành của ngài là Thaddeus Huebl quyết định vào một dòng tu.
Hai chủng sinh được nhận vào nhà tập Dòng Chúa Cứu Thế tại
San Giuliano, Ý. Ngày lễ thánh Giu-se 19.3.1785, Clement
Hofbauer và Thaddeus Huebl trở thành tu sĩ Dòng Chúa Cứu
Thế, tuyên thệ sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Mười
ngày sau, họ được trao sứ vụ linh mục tại Vương cung thánh
đường Alatri.

Một tháng sau lễ thụ phong, hai cha Dòng Chúa Cứu Thế
người nước ngoài này được Cha Bề Trên Tổng Quyền De Paola
mời đến. Họ được lệnh vượt qua dãy Alps, trở về quê hương để
lập Dòng tại Bắc Âu. Đây là công việc khó khăn và bất thường
đối với hai linh mục mới vừa chịu chức. Theo thánh An-phong,
hội dòng mà vượt ra khỏi dãy Alps là bằng chứng chắc chắn
rằng Dòng Chúa Cứu Thế sẽ tồn tại cho đến ngày tận thế. Còn
đối với thánh Clement, đó là ước mơ thành sự thật.

Warsaw và St. Benno's

Tình hình chính trị không cho phép Clement tiếp tục ở lại
trên quê hương mình. Hoàng đế nước Áo đóng cửa hơn 1000 tu
viện và các nhà tu kín, không cho phép nhận tu sĩ mới để lập
thêm nhà. Thấy thế, hai tu sĩ Chúa Cứu Thế đi qua Ba-lan.
Tháng 2 năm 1787, họ đến Warsaw, thành phố 124.000 dân. Dù
có đến 160 nhà thờ với hơn 20 tu viện nam nữ, nhưng nói một
cách chung chung thì nó là một thành phố vô thần. Dân chúng
nghèo và thất học, nhà cửa của họ cần sửa chữa. Nhiều người
Công giáo đã chuyển qua Hội Tam Điểm. Những giáo dân và linh
mục đạo đức và trung thành chịu nhiều đau khổ. Trong 20 năm,
thánh Clement và cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế nhỏ bé của
ngài đã chia sẻ những đau khổ này với Chúa và với các tín hữu
Ba-lan.

Khi Clement đến vào năm 1787, Ba-lan đang ở vào thời
chính trị vô cùng rối ren. Vua Stanislaus II thực tế chỉ là bù
nhìn trong tay Nữ hoàng Catherine II của Nga. Trước đó, năm
1772, đã xảy ra việc Áo, Nga, Phổ chia nhau Ba-lan lần đầu
tiên. Việc chia cắt tương tự như thế lại xảy ra một lần nữa vào
năm 1793, rồi lần thứ ba vào năm 1795. Napoleon và đội quân
chinh phục hùng mạnh đi khắp châu Âu càng làm tình hình
chính trị thêm căng thẳng. Hai mươi mốt năm Clement ở
Warsaw là thời gian hòa bình không dễ có.

Trong hành trình đi đến Ba-lan, hai linh mục Dòng Chúa Cứu
Thế có thêm Peter (nay gọi là Emmanuel) Kunzmann, một bạn
làm bánh đã từng đồng hành với Hansl trong một cuộc hành
hương. Đây là vị tu huynh đầu tiên không phải là người Ý. Họ
cùng nhau đến Warsaw không một xu dính túi. Clement có 3
đồng bạc cuối cùng thì đã cho các kẻ ăn xin dọc đường. Họ gặp
vị đại diện các tông đồ: Tổng giám mục Saluzzo, người giao cho
họ trông coi nhà thờ St. Benno's để phục vụ giáo dân Warsaw
nói tiếng Đức. Học ngôn ngữ mới, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
bắt đầu mở rộng công việc tông đồ trong vùng St. Benno's.

Mỗi khi Clement thấy một trẻ đường phố thì ngài mang về
nhà xứ, tắm rửa, cho ăn uống, dạy nghề và hướng dẫn nó sống
đời Ki-tô hữu. Đến khi chúng tăng lên quá nhiều, nhà xứ không
còn đủ chỗ chứa, Clement mở ra Mái Ấm Chúa Hài Đồng.

Nuôi trẻ ăn, cho chúng mặc, ngài phải thường xuyên đi xin
mà không ngượng ngùng. Có lần đến một tiệm bánh để mua
bánh mì, ngài biết tiệm đang trong tình trạng thiếu thợ. Thế là
Clement trổ hết tài nghệ của mình cả ngày tại máng nhào bột
và lò nướng bánh. Nhờ vậy ngài có bánh cho trẻ ngày hôm đó
và cho nhiều ngày tới nữa.

Một trường hợp khác, chuyện kể lại rằng ngài đến một quán
rượu trong vùng để xin. Khi Clement mở lời xin giúp đỡ, một
trong những người khách khinh miệt tạt bia vào mặt Clement.
Chùi bia trên mặt, ngài đáp: "Đó là phần của tôi, bây giờ anh có
gì cho các con trai tôi không?". Những người trong quán rượu
sửng sờ kinh ngạc vì câu trả lời như Đức Ki-tô ấy. Họ đã cho
Clement hơn 100 xu bạc.

Ngày các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế mở cửa lại nhà thờ, họ
dạy dỗ cho những băng ghế trống ! Có nhiều chuyện đã làm dân
chúng xa Chúa, và họ cũng khó mà đặt niềm tin vào mấy ông
linh mục nước ngoài ! Phải mất vài năm các tu sĩ mới chiếm
được con tim của giáo dân. St. Benno's trở nên một trung tâm
nhộn nhịp của Giáo hội Công giáo tại Warsaw.

Năm 1791, bốn năm sau khi các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
đến, mái ấm của trẻ em đã thành một trường tư. Một trường nội
trú cũng được mở ra cho các thiếu nữ do một số mệnh phụ quý
phái Warsaw trực tiếp chăm sóc. Số trẻ mồ côi đến ngày càng
đông. Tiền bạc để trung tâm hoạt động được một số ân nhân
thường xuyên và nhiều người khác giúp đỡ bằng đủ mọi cách,
nhưng thánh Clement vẫn phải đi xin hết nhà này sang nhà
khác, tìm miếng ăn cho trẻ mồ côi.

Trong nhà thờ, Clement cùng với 5 linh mục và 3 thầy trợ sĩ
bắt đầu phổ biến lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thay vì
chỉ có lễ sáng hàng ngày, họ có một chương trình phủ kín cả
ngày, trong cả năm. Hàng ngày bạn có thể đến St. Benno's và
biết chắc rằng mình sẽ được nghe 5 bài giảng bằng cả hai thứ
tiếng Đức và Ba-lan. Có 3 thánh lễ cử hành long trọng, giờ kính
Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Đầy Ơn Phúc, giờ Chầu Thánh Thể, đi
Đàng Thánh Giá, Kinh chiều, các giờ cầu nguyện và các giờ đọc
kinh. Có linh mục sẵn sàng giải tội bất cứ lúc nào, ngày cũng
như đêm.

Đến năm 1800, người ta đã có thể thấy được sự tăng trưởng


của cả nhà thờ lẫn cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế. Năm 1787 có
2 ngàn người rước lễ thì nay đã lên đến hơn 100 ngàn. Số người
phục vụ ở St. Benno's đã tăng lên 21 linh mục và 7 tu huynh.
Lại còn có 5 tập sinh và 4 đệ tử người Ba-lan nữa.

Tất cả mọi công việc đều được làm trong tình trạng thiếu
điều kiện. Đất nước Ba-lan chia ba khiến hao tổn xương máu
trầm trọng. Kosciusco, nhà chiến đấu vĩ đại cho tự do của Ba-
lan cũng có những lúc thắng thế, nhưng dân chúng thì chẳng
thể nào cầm cự nổi trước đông đảo quân ngoại quốc xâm lăng.
Chiến tranh đến với Warsaw vào những ngày tuần thánh năm
1794. Các tu sĩ và tất cả cư dân trong thành phố sống sót qua
cơn nguy biến kéo dài. Ba quả bom rơi xuyên qua mái nhà thờ
nhưng không nổ. Trước những trận giao tranh, thánh Clement
và anh em kêu gọi hòa bình. Điều này chỉ làm tăng thêm tiếng
la ó thề chống lại các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế vốn đã bị dán
nhãn hiệu là bọn phản bội.

Hầu như ngay từ đầu, họ đã bị tấn công từ hai mặt. Về


chính trị, họ là người nước ngoài. Họ đã có thể hòa mình với dân
chúng, làm việc tông đồ, từ thiện, mục vụ. Họ đã có thể chăm
sóc hàng trăm trẻ mồ côi, dâng hàng ngàn thánh lễ, mang hàng
ngàn người đến gần Chúa hơn, nhưng các tu sĩ Dòng Chúa Cứu
Thế người Đức vẫn là người nước ngoài trong một quốc gia
thường xuyên có chiến tranh.

Sự tấn công ở mặt thứ hai còn đau đớn hơn cả mặt thứ nhất.
Đó là sự tấn công của những người bỏ Giáo Hội gia nhập Hội
Tam Điểm. Họ họp lại thành những nhóm bí mật chống lại người
Công giáo, làm hại các linh mục, đóng cửa nhà thờ khiến cho
việc thờ phượng công khai chấm dứt.

Các tu sĩ luôn phải ở trong tư thế phòng thủ. Kẻ thù rình


ném đá hay phang gậy vào họ. Người ta đặt một miếng thịt ở
cửa tu viện như thông điệp báo tử. Có ai đó gởi cho các cha một
cái đùi súc vật. Bốn linh mục bị đầu độc bằng thịt tẩm
ptomaine. Đó là bi kịch khủng khiếp mà thánh Clement phải
chịu đựng. Ngài thấy số anh em chùn bước nhiều hơn là vững
tin. Chúa quan phòng ! Chẳng bao lâu sau tai nạn xảy ra, lại có
bốn người mới gia nhập cộng đoàn. Nhưng Clement chẳng bao
giờ quên những anh em đã bị hại.

Cái chết của cha Thaddeus Huebl, người bạn thân cùng lớp,
còn làm thánh Clement choáng váng hơn. Người ta giả vờ mời
cha Huebl đến thăm một bệnh nhân. Vài giờ sau, ngài bị ném ra
khỏi cỗ xe ngựa đang chạy nhanh sau khi đã bị đánh đập tả tơi.
Vài ngày sau đó, ngài qua đời. Clement vô cùng đau đớn nhìn
bạn ra đi. Bây giờ ngài sẽ phải đi một mình.

Bị công kích liên tục, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trở thành
đề tài cho những trò cười trong nhà hát. Các linh mục Ba-lan
không làm việc chung nữa. Sau 20 năm xây đắp niềm tin cho
dân chúng ở Warsaw, họ bị rình rập, quấy rối, tấn công. Năm
1806, luật cấm các cha xứ không được phép mời Dòng Chúa
Cứu Thế đến giảng tại xứ mình được thông qua. Luật này theo
sau một khoản luật khác còn giới hạn hơn nữa: không được
giảng dạy và giải tội tại St. Beno's.

Thánh Clement phản đối những phán quyết như thế trực
tiếp với vua nước Đức đang cai trị Ba-lan. Dù biết những điều
tốt đẹp Dòng Chúa Cứu Thế đang làm nhưng ông không đủ sức
mạnh để chận lại ý muốn của nhiều người thuộc các nhóm Tam
Điểm và Jacobin. Họ muốn trục xuất Dòng Chúa Cứu Thế khỏi
Ba-lan. Lệnh trục xuất được đóng ấn vào ngày 9 tháng 6 năm
1808. Mười một ngày sau, nhà thờ St. Beno's đóng cửa, 40 tu sĩ
bị giam. Họ sống bốn tuần trong tù rồi được lệnh trở về quê
quán.

Vienna: một khởi đầu mới

Tháng 9 năm 1808, sau khi bị đuổi khỏi Ba-lan, thánh


Clement đến Vienna. Ngài lưu lại đây gần 13 năm, cho đến khi
qua đời. Vào năm 1809, khi quân của Napoleon tấn công
Vienna, Clement đang làm tuyên úy cho một bệnh viện chăm
sóc nhiều thương binh. Thấy Clement có lòng nhiệt thành, Đức
Tổng giám mục nhờ ngài coi sóc thêm một nhà thờ nhỏ của
người Ý ở Vienna. Ngài ở lại đó 4 năm cho tới khi được bổ nhiệm
làm tuyên úy cho các nữ tu dòng Ursuline vào tháng 7 năm
1813.

Phục vụ cho hạnh phúc thiêng liêng của các nữ tu và tín


hữu lui tới nhà nguyện của họ, sự thánh thiện thực sự của
Clement càng tăng tiến: tôn kính Chúa trên bàn thờ, nói những
lời dân chúng cần nghe trên tòa giảng. Ngài giáo huấn để họ
thấy tội lỗi của mình, nhận ra lòng nhân hậu của Thiên Chúa và
sống theo ý Người. Nếu Clement là sư tử trên tòa giảng thì
trong tòa giải tội ngài hiền hòa như chiên. Ngài lắng nghe tội lỗi
của hối nhân, khuyến khích họ, xin Chúa ban ơn cho họ và chúc
họ ra đi bình an.

Vào đầu thế kỷ 19, Vienna là trung tâm văn hóa lớn của
châu Âu. Clement vui lòng mất thì giờ với sinh viên và giới trí
thức. Họ đến nhà ngài, cá nhân hay nhóm, trò chuyện, cơm
nước chung với nhau. Họ tham khảo ý kiến ngài. Sau này, nhiều
người trong số họ trở thành tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài
mang nhiều người giàu có và nghệ sĩ về với Giáo hội, trong số
đó có Frederik và Dorothy von Schlegel (cô là con gái
Mendelssohn, người đi tiên phong trong trường phái lãng mạn);
nghệ sĩ Frederick von Klinkowstroem; Joseph von Pilat, bí thư
của Metternich; Frederick Zachary Werner sau này chịu chức
linh mục và trở thành một nhà giảng thuyết lừng danh và
Frederik von Held sẽ là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, sau này mang
nhà dòng đi đến tận Ai-len.

Ở Vienna, một lần nữa Hofbauer bị tấn công. Ngài bị cấm


giảng dạy, bị đe dọa trục xuất. Hoàng đế Áo quốc Franz sẽ ký
lệnh này, nhưng khi ấy ông đang du hành Rô-ma. Ông yết kiến
Giáo hoàng Pi-ô VII. Tại đây, ông biết những việc làm của
Hofbauer được đánh giá cao như thế nào. Ông cũng thấy rằng
phải tưởng thưởng cho những năm tháng phục vụ tận tụy của
ngài bằng cách cho phép ngài đặt nền tảng cho Dòng Chúa Cứu
Thế ở Áo.

Vậy là thay vì lệnh trục xuất, Hofbauer lại được yết kiến
hoàng đế Franz. Kế hoạch nhanh chóng được hình thành. Một
nhà thờ được chọn và tu sửa để trở thành tu viện Dòng Chúa
Cứu Thế đầu tiên tại Áo. Nhưng sự khởi đầu ấy đã không có
Clement. Ngài lâm bệnh vào đầu tháng 3 năm 1820 và chết
ngày 15 tháng 3 năm đó. Như Mô-sê trong lịch sử Do-thái, ông
đã đưa dân đến đất hứa nhưng chính mình lại không còn sống
để vào. Thánh Clement chết mãn nguyện biết rằng ước mơ thứ
hai của ngài đã thành hiện thực.

Kết luận

Thánh Clement Hofbauer được Đức Giáo hoàng Leo XIII


phong chân phúc ngày 29 tháng 3 năm 1888, được ghi vào sổ
bộ các thánh Giáo Hội Công giáo ngày 20 tháng 5 năm 1909.
Năm 1914, Đức Giáo hoàng Pi-ô X phong cho ngài danh hiệu
Tông Đồ và là Đấng Bảo Trợ thành Vienna. Ngày nay, hơn 150
năm sau khi ngài qua đời, lễ thánh Clement hàng năm được dân
chúng Vienna tổ chức rất long trọng. Trên thế giới nay đã có
6000 linh mục và tu huynh khoác áo Dòng Chúa Cứu thế như
thánh Clement.

Điều gì đã khiến Clement Hofbauer thành một vị thánh ?


Ngài không làm phép lạ lóa mắt chúng ta, cũng không xuất
thần, thị kiến khiến chúng ta kính nể. Hơn thế, ngài lại còn có
khuyết điểm: một người Đức dễ nổi nóng, dễ cộc cằn. Tuy vậy,
nếu lưu lại với ngài ít giờ, chúng ta sẽ nhận ra nơi ngài một lòng
tin mạnh mẽ khác thường, sự điềm tĩnh bình an lạ lùng, một
người có thể làm việc không mệt mõi vì các linh hồn.

Giản đơn chính là nét đặc biệt trong sự thánh thiện của
Clement. Khi thánh ý Chúa đến, ngài đón nhận và làm tất cả
mọi điều tốt lành có thể làm. Ngài sống thanh khiết và hết lòng
phục vụ cho vinh quang Thiên Chúa và lôi kéo những người
khác đến thờ phượng Người. Với một đường lối đơn giản để nên
thánh, thánh Clement là gương mẫu cho tất cả chúng ta.
THÁNH GIÊ-RA-ĐÔ

1726 - 1755
Tu huynh
ngày 16 tháng 10

Thánh Giê-ra-đô sinh năm 1726


ở Muro, một thị trấn nhỏ miền nam
nước Ý. Ngài diễm phúc có bà mẹ
Benedetta đạo đức. Bà dạy con về
tình yêu vô biên của Thiên Chúa và
quả thật con bà hạnh phúc vì thấy
mình gần gũi Thiên Chúa.

Cha mất năm 12 tuổi, Giê-ra-đô


trở thành lao động chính trong nhà.
Ngài học việc với một hiệu may trong
thị trấn, và chẳng tránh được chuyện
bị đàn anh đập đánh. Sau 4 năm học
việc, ngay khi thành nghề, Giê-ra-đô
bảo

rằng mình sẽ là tôi tớ phục vụ cho Đức Giám Mục giáo phận
Lacedonia của ngài. Bạn hữu can ngăn, vì đức cha thường
xuyên giận dữ quát mắng vô cớ khiến đầy tớ không ai chịu nổi
hơn vài tuần. Không đến nổi nào đối với Giê-ra-đô. Ngài làm đủ
mọi việc, và làm cho đến khi đức cha qua đời: 3 năm ! Giê-ra-đô
làm bất cứ việc gì, chỉ cần tin rằng đó là ý Chúa. Bị giám mục
hay thợ cả đánh đập la mắng, dù đúng sai thế nào ngài vẫn
chấp nhận, vì ngài thấy chịu đau khổ như thế là bắt chước Đức
Ki-tô. Ngài nói: “Chúa muốn điều tốt cho tôi”, rồi ngài đến quỳ
trước Thánh Thể lâu giờ, trước bí tích Chúa Giê-su chịu nạn và
phục sinh.

Năm 1745, 19 tuổi, ngài trở về Muro mở hiệu may của mình.
Công việc làm ăn phát đạt nhưng chủ tiệm không có lắm tiền vì
hay làm phúc. Ngài để riêng số tiền cần thiết cho mẹ và các em,
còn lại thì cho người nghèo hoặc xin lễ cầu nguyện cho các linh
hồn nơi luyện ngục. Cuộc sống cứ thế trôi đi, không có chuyển
biến gì ngoại trừ lòng mến của Giê-ra-đô ngày một tăng tiến
vững chắc hơn. Mùa chay 1747, ngài dốc quyết trở nên giống
Chúa Ki-tô hết sức có thể. Ngài thực hành khổ chế nhiệm nhặt
và tìm sự khiêm hạ thật sự: giả vờ điên và lấy làm vui khi bị
thiên hạ cười nhạo trên đường phố.

Muốn hoàn toàn phục vụ Chúa, ngài đi theo các thầy dòng
Capuchin nhưng các thầy không nhận. Ở tuổi 21, ngài cố gắng
sống như một nhà tu khổ hạnh. Ngài muốn nên giống Chúa Ki-
tô đến độ chụp ngay lấy một vai chính trong hoạt cảnh Thương
Khó thật sống động trình diễn tại Vương Cung thánh đường
Muro.

Với các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế

Vào năm 1749, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đến Muro. Có
15 vị thừa sai và họ cuốn hút 3 xứ đạo của thị trấn nhỏ này.
Giê-ra-đô theo sát công việc của các cha các thầy và xác quyết
đây đúng là cuộc sống của ngài. Ngài muốn theo đoàn nhưng
cha bề trên Cafaro không nhận vì lý do sức khỏe. Giê-ra-đô nài
nỉ họ đến nỗi khi sắp rời thị trấn, cha Cafaro phải đề nghị gia
đình khóa cửa nhốt chàng lại trong phòng.

Một việc xảy ra gây xúc động nhiều thanh niên sau này:
Giê-ra-đô buộc khăn trải giường lại, thòng xuống, trèo qua cửa
sổ đi theo các thừa sai. Phải đi vội vả 12 dặm ngài mới bắt kịp
họ. Giê-ra-đô nói: “Cho con đi với, cho con thử đi, nếu con
không tốt thì hãy trả con về”. Cha Cafaro không thể làm gì hơn
trước tình cảnh như thế, ngài cho Giê-ra-đô một “cơ hội”. Cha
gởi Giê-ra-đô đến cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế ở Deliceto,
trong thư giới thiệu, ngài viết: “Con gởi đến cho các cha một
người mà theo con chẳng làm được việc gì ...”

Giê-ra-đô cảm thấy hoàn toàn yêu thích lối sống mà thánh
An-phong, đấng sáng lập dòng đã vạch ra. Ngài bị thôi thúc
khám phá tình yêu của Chúa Giê-su Thánh Thể, và ngài cũng
mến yêu Mẹ Maria không kém.

Ngày 16.7.1752, Giê-ra-đô khấn lần đầu vào dịp lễ Chúa


Cứu Thế, hôm ấy lại trùng với lễ Đức Mẹ Ca-mê-lô. Sự trùng hợp
này khiến ngài thích thú. Từ đó, ngoại trừ hai lần đến Naples và
thời gian ở Caposele nơi ngài qua đời, hầu như cả cuộc đời tu sĩ
của thánh Giê-ra-đô là phục vụ ở cộng đoàn Iliceto.

Câu “chẳng làm được việc gì” của cha Cafaro chừng như
không đúng nữa. Giê-ra-đô làm việc rất siêng năng, những năm
sau đó ngài làm đủ thứ việc: làm vườn, ông từ nhà nguyện, thợ
may, khuân vác, đầu bếp, thợ mộc, đốc công coi việc xây dựng
nhà ở Caposele. Giê-ra-đô học hỏi rất nhanh, đi thăm xưởng
chạm khắc gỗ chẳng bao lâu, ngài trở nên một tay khắc tượng
chịu nạn nhà nghề. Ngài là kho báu của cộng đoàn, nhưng ngài
chỉ có một khát vọng: làm theo ý Chúa trong mọi sự.

Năm 1754, khi cha linh hướng yêu cầu thầy Giê-ra-đô viết
điều thầy mong ước hơn hết, thầy viết: “Yêu Chúa nhiều, luôn
hiệp nhất với Chúa, làm mọi sự vì Chúa, yêu mọi sự vì Chúa,
chịu nhiều đau khổ vì Chúa, công việc duy nhất của con là làm
theo ý Chúa”

Thử thách lớn

Sự thánh thiện thật sự luôn luôn phải được trắc nghiệm


bằng thập giá. Vào năm 1754, thánh Giê-ra-đô đã phải trải qua
một thử thách lớn khiến ngài đáng được ơn đặc biệt để giúp đỡ
các bà mẹ và trẻ em. Có một thời công việc mà ngài nhiệt tình
làm là khuyến khích và giúp đỡ các cô gái muốn đi tu. Thường
thì ngài giúp số tiền hồi môn cần thiết để những cô gái nhà
nghèo được nhận vào tu viện.

Neria Caggiano là một trong những cô gái như thế. Nhưng


rồi cô chán tu, ở tu viện được 3 tuần thì cô về nhà. Để giải thích
cho hành động của mình, Neria bắt đầu rêu rao những chuyện
sai sự thật về đời sống các nữ tu. Khi những người tốt ở Muro
không tin những chuyện như thế lại xảy ra trong một tu viện
mà Giê-ra-đô giới thiệu, cô quyết định cứu lấy tiếng tốt của
mình bằng cách làm mất thanh danh ân nhân của cô. Cô gởi
một lá thư cho thánh An-phong, bề trên của Giê-ra-đô, tố cáo
rằng thời gian vừa qua thầy Giê-ra-đô đã lỗi đức khiết tịnh với
một cô gái nhỏ trong gia đình mà ngài thường đến trọ khi đi
làm việc.

Thầy Giê-ra-đô bị thánh An-phong gọi lên để trả lời. Thay vì


chống đỡ, thầy im lặng theo gương Thầy Chí Thánh. Trước sự im
lặng này, thánh An-phong không quyết định được gì ngoài việc
bắt thầy phải chịu một hình phạt sám hối nghiêm khắc: không
được rước lễ, không được liên hệ với bên ngoài.

Đối với thánh Giê-ra-đô, thật chẳng dễ gì lấy công việc nặng
nhọc phần xác mà đổi được việc đọc kinh cầu nguyện phần hồn,
nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ so với chuyện bị tước mất Thánh
Thể. Ngài cảm thấy mất mát đến độ xin đừng cho ngài giúp lễ
nữa, kẻo ước muốn được rước Chúa khiến ngài cướp mất Mình
Thánh Chúa trên tay cha chủ tế.

Một thời gian sau, cô Neria lâm bệnh nguy kịch, cô viết một
bức thư cho thánh An-phong thú nhận tội vu khống của mình.
Thánh An-phong lòng tràn ngập mừng vui vì con cái mình vô
tội. Nhưng Giê-ra-đô đã chẳng ngã lòng trong cơn thử thách thì
nay cũng chẳng lấy làm phấn chấn lắm khi được chứng minh là
vô tội. Trong cả hai giai đoạn, ngài cảm thấy ý Chúa được vẹn
tròn, đối với ngài như thế là đủ.

Người làm phép lạ

Ít vị thánh có quá nhiều sự kiện lạ lùng được ghi nhận như


thánh Giê-ra-đô. Qua tiến trình xin phong chân phúc và hiển
thánh cho ngài, người ta thấy các phép lạ ngài làm quả thực
muôn màu muôn vẻ và vô cùng phong phú.

Thánh Giê-ra-đô thường rơi vào trạng thái ngất trí khi cầu
nguyện hay khi ước muốn thiết tha kết hợp với Chúa. Trong
những lúc như thế, cả người ngài được nhắc lên khỏi mặt đất.
Có những ghi nhận đáng tin cậy chứng minh rằng hơn một lần
ngài có mặt và trò chuyện ở hai nơi khác nhau cùng một lúc.

Những phép lạ nổi tiếng nhất của ngài là những phép lạ


giúp đỡ người khác. Khi đọc hạnh thánh Giê-ra-đô, những việc
lạ lùng cứ theo nhau xảy ra khiến người ta dần dần cảm thấy
như đó là chuyện bình thường. Ngài cứu sống một cậu bé rơi từ
vách đá cao, chúc lành cho phần lúa mì ít ỏi của một gia đình
nghèo khiến nó cứ còn mãi không vơi cho đến mùa gặt, đi trên
mặt nước để đưa một chiếc thuyền đánh cá vượt qua cơn bão an
toàn vào bờ. Nhiều lần ngài làm cho bánh hóa nhiều để phân
phát cho người nghèo. Có khi ngài nhắc người ta về những tội
kín đáo của họ khiến họ phải ngượng ngùng thú nhận, rồi ngài
giúp họ hoán cải để được ơn tha thứ.

Việc ngài nâng đỡ các bà mẹ đã bắt đầu rồi, ngay khi ngài
còn sống. Một lần nọ, khi từ giã gia đình người bạn là Pirofalo,
cô con gái trong nhà chạy theo đưa cho ngài chiếc khăn ngài bỏ
quên. Lúc ấy Giê-ra-đô nói tiên tri: “Cứ giữ nó đi, một ngày nào
đó cháu sẽ cần nó”. Cái khăn ấy được giữ như một vật kỷ niệm
quý giá. Sau này, cô gái ấy có nguy cơ chết khi sinh con. Cô nhớ
lại lời thánh Giê-ra-đô và nhờ người mang lại cho cô tấm khăn
ấy. Hầu như ngay lập tức cơn nguy hiểm qua đi và cô sinh con
khỏe mạnh. Trong một trường hợp sinh khó khác, bà mẹ xin
mọi người đọc kinh kính thánh Giê-ra-đô thì cả hai mẹ con an
toàn qua cơn nguy hiểm.

Chết và vinh quang

Với thể chất yếu ớt, rõ ràng thánh Giê-ra-đô không thể sống
thọ. Năm 1755, xuất huyết trầm trọng và bệnh lỵ đã bắt lấy
ngài. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng ngài vẫn còn nợ
anh em một bài học quan trọng về sức mạnh của đức vâng
phục. Bề trên ra lệnh cho ngài phải khỏe lại, nếu đó là ý Chúa.
Lập tức bệnh của ngài dường như biến mất, ngài rời khỏi giường
và lại tiếp tục công việc bình thường với anh em. Tuy nhiên,
ngài biết sự chữa lành này chỉ là nhất thời và ngài chỉ còn sống
được hơn một tháng nữa thôi.

Chẳng bao lâu ngài lại trở về giường bệnh và bắt đầu chuẩn
bị cho cái chết của mình. Ngài không còn nhận ra ý Thiên Chúa
chút nào nữa, những giòng chữ này được ghi trên cửa: “Tại đây
ý Thiên Chúa được thi hành, khi Người muốn và như Người
muốn”. Thường thì ngài muốn nghe đọc lời nguyện này: “Lạy
Chúa, con muốn chết để làm theo thánh ý Chúa”. Trước nửa
đêm 15.10.1755 một chút, linh hồn trong trắng của thánh Giê-
ra-đô về với Thiên Chúa.

Lúc thánh Giê-ra-đô qua đời, thầy coi nhà nguyện, theo sự
sôi nổi của mình đã đánh chuông lễ thay vì chuông báo tử. Hàng
ngàn người đến viếng “ông thánh của họ” và cố gắng tìm một
chút kỷ vật của người đã thường giúp đỡ họ. Sau cái chết của
thánh Giê-ra-đô, trên khắp nước Ý, người ta bắt đầu thuật lại
các phép lạ ngài đã làm. Năm 1893, Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII
phong Chân Phúc cho ngài. Ngày 11.12.1904. Đức Giáo Hoàng
Pi-ô X đặt ngài lên hàng hiển thánh.

Vị thánh của các bà mẹ

Nhờ sự cầu bầu của thánh Giê-ra-đô, Thiên Chúa đã thực


hiện nhiều việc lạ lùng cho các bà mẹ nên các bà mẹ ở Ý rất yêu
mến ngài và nhận ngài làm đấng bảo trợ. Trong tiến trình
phong chân phúc cho ngài, một nhân chứng đã xác quyết rằng
ngài được mệnh danh là “il santo dei felice parti” tức là vị thánh
giúp mẹ tròn con vuông. Lòng sùng kính này rất phổ biến ở Bắc
Mỹ, cả Hoa Kỳ lẫn Canada.

Hàng ngàn bà mẹ được ơn nhờ sự cầu bầu của thánh Giê-ra-


đô qua sinh hoạt Liên Minh Thánh Giê-ra-đô. Nhiều bệnh viện
đặt khoa sản dưới sự bảo trợ của ngài, trao cho bệnh nhân huy
hiệu và kinh cầu nguyện với thánh nhân. Hàng ngàn đứa trẻ
được cha mẹ đặt tên theo thánh Giê-ra-đô vì tin rằng nhờ ngài
mà con cái họ chào đời mạnh khỏe. Không phải chỉ có bé trai
mới được đặt tên theo ngài, cả các bé gái cũng thế. Thật thú vị
khi chúng ta nghe gọi những tên như Gerarda, Geralyn,
Gerardine, Geriane, Gerardette.

THÁNH JOHN NEUMANN

1811 - 1860
Giám mục
ngày 5 tháng 1

Giám mục Philadelphia, sinh tại


Prachatitz, Bohemia ngày 28 tháng
3 năm 1811, con ông Philip
Neumann và bà Agnes Lebis. Ngài
học ở Budweis và vào chủng viện
năm 1831.

Hai năm sau, ngài học thần học


tại đại học Charles Ferdinand ở
Prague.

Năm 1835, ngài hân hoan mong


chờ được trao sứ vụ linh mục khi mà
giám mục thì lại quyết định sẽ
không phong chức cho ai nữa. Đây
thật là điều khó tưởng tượng đối với

chúng ta bây giờ, nhưng Bohemia khi ấy đã tràn ngập linh mục.
Gio-an viết thư đến các giám mục khắp châu Âu, nhưng đây là
tình trạng chung ở khắp nơi, chẳng ai muốn có thêm giám mục
nữa. Gio-an chắc chắn mình có ơn gọi linh mục nhưng dường
như mọi cánh cửa dẫn đến đó đều đóng trước mặt ngài.

Không bỏ cuộc. Ngài học tiếng Anh bằng cách làm việc
trong một nhà máy có công nhân nói tiếng Anh để có thể viết
thư cho các giám mục ở Mỹ. Cuối cùng, giám mục New York
đồng ý phong chức cho ngài. Để bước theo tiếng gọi của Thiên
Chúa trong chức linh mục, Gio-an phải rời bỏ quê hương mãi
mãi, vượt đại dương đến một vùng đất mới đầy gian khó.

Ở New York, Gio-an là một trong 36 linh mục lo cho 200


ngàn giáo dân. Giáo xứ của ngài ở phía tây New York trải dài từ
hồ Ontario đến Pennsyvania. Nhà thờ không có tháp chuông
cũng không có sàn. Nhưng không thành vấn đề, vì Gio-an hầu
như dành trọn thì giờ để đi thăm hết làng này sang làng khác,
vượt núi thăm người bệnh, dạy dỗ trên gác hay trong các quán
rượu, dâng lễ trên bàn trong nhà bếp.

Vì công việc và cũng vì giáo xứ của ngài lẻ loi đơn độc nên
cha Gio-an mong được liên lạc và gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế,
một hội dòng gồm các linh mục và tu huynh tận tụy lo cho
người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất.

Là linh mục đầu tiên vào Dòng tại Mỹ, ngài khấn dòng tại
Baltimore ngày 16 tháng giêng năm 1842.

Ngay từ buổi đầu, ngài đã được anh em hết lòng kính trọng
vì sự thánh thiện rõ nét, sự nhiệt thành và nhã nhặn của ngài.

Khả năng biết 6 thứ tiếng khiến ngài thích ứng đặc biệt với
công việc trong xã hội Mỹ đa ngôn ngữ vào thế kỷ 19.

Sau khi làm việc tại Baltimore và Pittsburgh, năm 1847,


ngài được bổ nhiệm làm Vị Kinh Lược hay Bề trên Dòng Chúa
Cứu Thế tại Mỹ.

Các nhà ở Mỹ thuộc về tỉnh Bỉ. Cha Frederick von Held, giám
tỉnh Bỉ, đã nói về ngài thế này: "Ngài là một người rất đáng kính
trọng, vừa có lòng đạo đức, vừa mạnh mẽ và khôn ngoan".
Neumann cần những phẩm chất ấy trong hai năm tại vị, khi mà
muốn đặt nền tảng cho Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ thì phải nổ
lực chỉnh đốn lại. Lúc ngài trao gánh nặng cho cha Bernard
Hafkenscheid, Dòng Chúa Cứu Thế Mỹ đã được chuẩn bị tốt hơn
để trở thành một tỉnh độc lập vào năm 1850.

Cha Neumann trở thành Giám mục Philadelphia, ngài được


tấn phong tại Baltimore ngày 28 tháng 3 năm 1852. Giáo phận
của ngài mênh mông và đang trong thời kỳ phát triển mạnh.

Ngài là vị giám mục đầu tiên tổ chức hệ thống trường Công


giáo trong giáo phận, là người đặt nền tảng cho giáo dục Công
giáo ở quốc gia này. Ngài nâng con số trường Công giáo trong
giáo phận từ 2 lên đến 100.

Ngài lập nhóm các nữ tu dòng ba Phan-xi-cô để dạy trong


các trường học.

Trong số hơn 80 nhà thờ được xây dựng trong giáo phận,
phải kể đến Vương cung thánh đường Phê-rô và Phao-lô mà
ngài khởi xướng.

Thánh Gio-an Neumann vóc người nhỏ bé, chẳng bao giờ
thấy dồi dào sức khỏe, nhưng với cuộc sống ngắn ngủi, ngài lại
làm được những việc lớn lao. Cùng với bổn phận mục vụ, ngài
còn dành được thì giờ cho hoạt động văn chương đáng lưu ý.

Ngài viết nhiều bài cho các nhật báo Công giáo cũng như
cho các tạp chí định kỳ. Ngài xuất bản hai quyển giáo lý. Vào
năm 1849, quyển lịch sử Kinh thánh viết cho các trường học ra
đời.

Ngài liên tục hoạt động cho đến hơi thở cuối cùng.

Ngày 5 tháng giêng năm 1860 (48 tuổi) ngài ngã xuống
trên một con đường trong thành phố thuộc giáo phận và qua
đời không kịp nhận các bí tích sau hết.

Ngài được Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI phong Chân phúc


ngày 13 tháng 10 năm 1963 và được ghi vào sổ bộ các thánh
ngày 19 tháng 6 năm 1977.

CHÂN PHÚC PETER DONDERS

1809 - 1887
Linh mục
ngày 14 tháng 1

Cha Phê-rô Donders sinh ngày


27 tháng 10 năm 1809 tại Tilburg,
Hà Lan. Ngài là con ông Arnold
Denis Donders và bà Petronella van
den Brekel. Vì gia đình nghèo nên
dù có chút tiền để hai cậu con trai
được đi học nhưng cả hai phải làm
việc phụ giúp gia đình. Tuy vậy, từ
thời niên thiếu, Peter đã có ước mơ
trở thành linh mục. Với sự nâng đỡ
của cha xứ, ngài đã có thể thi đỗ
vào tiểu chủng viện năm 22 tuổi.
Rồi cũng đến lúc ngài được thụ
phong linh mục vào ngày 5 tháng 6
năm 1841.

Khi còn đang học thần học, ngài đã được bề trên chủng viện
hướng tới sứ vụ tại Surinam, thuộc địa của Hà Lan. Ngài đến
Paramaribo, thành phố chính của Surinam ngày 16 tháng 9 năm
1842 và thích nghi ngay với công việc mục vụ ở đây, nơi sẽ giữ
lấy ngài cho đến chết. Bổn phận trước tiên của ngài là viếng
thăm thường lệ các đồn điền dọc theo những con sông, nơi ngài
dạy dỗ và cử hành các bí tích chủ yếu cho dân nô lệ. Những bức
thư ngài viết bày tỏ sự bất bình của ngài khi thấy dân châu Phi
bị đối xử khắc nghiệt, buộc phải làm việc trong các đồn điền.

Năm 1856, ngài được gởi đến trại phong Batavia. Đây là nơi
cha Donders làm việc cho đến cuối đời, rất ít khi bị gián đoạn.
Lòng mến của ngài không chỉ giới hạn trong việc mang lại ơn
phúc về mặt tôn giáo cho bệnh nhân nhưng còn thể hiện trong
việc đích thân chăm nom họ cho đến khi thuyết phục được các
nhà cầm quyền cung cấp cho họ các dịch vụ chăm sóc thích
đáng. Bằng nhiều cách, ngài cải thiện điều kiện sinh sống của
bệnh nhân phong qua việc vận động nhà cầm quyền thuộc địa
lưu tâm đến nhu cầu của họ. Khi Dòng Chúa Cứu Thế đến truyền
giáo tại Surinam vào năm 1866, cha Donders và một linh mục
bạn của ngài vào Dòng.

Hai ứng sinh sống thời gian nhà tập dưới sự trông nom của
Đức Giám mục Gio-an Tẩy giả Winkels, đại diện tông tòa. Cả hai
tuyên lời khấn ngày 24 tháng 6 năm 1867. Cha Donders về lại
Batavia ngay. Ngài đã giúp đỡ người phong, bây giờ với tư cách
là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ngài dành hết thời gian để làm một
việc ngài dự định đã lâu: về với người da đỏ, đám dân mà trước
đây ngài không thể đảm đương nổi vì thiếu nhân lực. Hầu như
ngài phục vụ họ cho đến khi qua đời. Ngài bắt đầu học tiếng thổ
dân và dạy cho họ về niềm tin Ki-tô giáo cho đến khi sức khỏe
buộc ngài phải rời họ, những kẻ ngài đã khai tâm.
Năm 1883, vị Đại diện tông tòa muốn chia sẻ gánh nặng mà
cha Donders đã vác quá lâu, ngài chuyển cha về Paramaribo, rồi
sau đó về Coronie. Dầu vậy, cha Donders vẫn trở lại Batavia vào
tháng 11 năm 1885, lại tiếp tục những công việc trước đây cho
đến khi sức lực suy tàn. Cuối cùng, vào tháng 12 năm 1886,
ngài không ngồi dậy nổi nữa, và cứ thế khoảng hai tuần cho đến
khi chết vào ngày 14 tháng giêng năm 1887. Hương thơm thánh
thiện của ngài bay xa khỏi Surinam và Hà Lan quê hương ngài,
ngài được giới thiệu tại Rô-ma, và được Đức Giáo Hoàng Gio-an
Phao-lô II phong Chân Phước ngày 23 tháng 5 năm 1982.

THÁNH PHANXICÔ XAVIER

NGƯỜI BIẾT ƯỚC MUỐN VÀ NHẬN ĐỊNH

Philippe LéCrivain, s.j.

Người dịch: Cosma Hoàng Văn Đạt, s.j. (Paris 8.10.2002)

Rạng sáng ngày 3.12.1552, cách nay đúng 450 năm,


thánh Phanxicô Xavier đã qua đời trên đảo Thượng Xuyên,
sát cửa biển tỉnh Quảng Đông của Trung Hoa. Lúc ấy, tay
ngài đang cầm một cây nến cháy sáng, do một thanh niên
Trung Hoa tên là Antonio, người bạn đồng hành duy nhất
của ngài trao. Cả lục địa mênh mông trước mắt ngài sắp
đón nhận ánh sáng của rạng đông. Khi được tin ở Rôma,
cha Polanco, thư ký của thánh I-nhã, đã viết: “Thiên Chúa
nhân hậu (đã gợi lên nơi cha Phanxicô) những ước muốn ấy
để ngài được thêm công phúc, nhưng nhất là chính ngài đã
muốn bắt chước Chúa Giêsu chết đi như một hạt lúa được
gieo xuống đất, ngay cửa ngõ Trung Hoa, để những người khác đến gặt hái
hoa quả dồi dào hơn”. Cái chết âm thầm lặng lẽ ấy chẳng bao lâu sẽ trở nên
như một chuyện thần kỳ.

Nhưng chúng ta hãy tạm dừng lại ở đây để, theo gợi ý của cha Xavier
Léon-Dufour, dõi bước theo hành trình của thánh Phanxicô Xavier, đặc biệt ở
ba thời điểm quan trọng nhất, tức là khi ngài rời Ấn Độ đi Maluku, đi Nhật Bản
và đi Trung Hoa. Ba lần lên đường này có thể hiểu được dựa trên các kinh
nghiệm thánh Phanxicô Xavier đã trải qua ở Paris và Rôma, nhưng cũng đưa
chúng ta vào những chiều sâu khác nữa. Lần thứ nhất đánh dấu một quyết
định quan trọng; lần thứ hai ghi dấu một cuộc chiến đấu cam go; và lần thứ
ba là cơ hội tự hiến đến trọn vẹn.

ĐI MALUKU

Vì thánh Phanxicô Xavier không để lại nhật ký, nên chúng ta chỉ có thể
theo bước chân ngài qua những lá thư ngài gửi cho anh em Dòng Tên ở Châu
Á hay cho thánh I-nhã và các bạn ở Rôma, hoặc cho cha giám tỉnh hay vua Bồ
Đào Nha. Đây là những tài liệu khá tản mạn, nhưng không phải là không để
lại những dấu ấn cá nhân đáng kể.

Phục vụ một “vua đời tạm”

Vừa đặt chân đến Goa, thánh Phanxicô Xavier bắt tay ngay vào việc:
giảng thuyết, dạy giáo lý, giải tội. Ngài hết sức tận tụy. Ngày 20.9.1542, trong
thư gửi về Rôma, ngài viết: “Tôi tin rằng ai thực lòng yêu mến thánh giá Chúa
Kitô sẽ tìm thấy an nghỉ khi đương đầu với những thử thách. Còn cái chết nào
tệ hơn đời sống của người, sau khi đã biết Chúa Kitô, lại bỏ Chúa để chạy
theo sở thích và quyến luyến riêng! Thật không có gì buồn hơn. Trái lại, ai
chết đi mỗi ngày, tức là đi nguợc lại ý riêng, không tìm những điều thuộc về
mình, nhưng là những điều thuộc về Chúa Giêsu Kitô, sẽ được bình an biết
bao” (Bt 15,15). Ngài cũng báo tin sẽ xuống phía nam, đồng thời gửi cho
thánh I-nhã hai thư khác, một mặt xin Tòa Thánh rộng ban các đặc ân cho
giáo dân Ấn Độ (Bt 16), mặt khác đề cập vai trò quan trọng của vị Tổng Trấn
và của một trường học tại Goa (Bt 17). Trong hai năm sau đó, thánh Phanxicô
Xavier đã “vất vả ngày đêm” nhằm mục đích “chinh phục khu vực ngoại
giáo”(Lt 93). Năm 1543, cùng với các tân tòng, ngài đối diện với những hoạt
động thù nghịch của những tín đồ Ấn giáo và Hồi giáo. Ước nguyện duy nhất
với ngài - đây cũng là ước nguyện của vị Giám Mục và của vị Tổng Trấn sở tại
- là nới rộng biên cương Hội Thánh dưới quyền “bảo trợ” của Bồ Đào Nha. Việc
ngài thiếu thiện cảm với văn hóa và tôn giáo Ấn Độ chỉ hiểu được trong bối
cảnh ấy. Từ năm 1544, ngài không còn đơn độc ở Mũi Comorin nữa: ngài có
bạn đồng hành là Malsilhas, người Bồ Đào Nha, một tập sinh được ngài nhận
vào Dòng Tên. Trong các thư gửi cho tập sinh này, chúng ta thấy những hoạt
động mục vụ và bác ái của ngài trong lúc giáo đoàn gặp nhiều khó khăn. Rồi
tiếng kêu cứu từ Sri Lanca, từ Maluku. Ngài bị xâu xé: phải bảo vệ quyền lợi
của Bồ Đào Nha hay phải bênh vực người Ấn Độ?

Cuối cùng, ngài dứt khoát. Ngày 20.1.1545, ngài viết thư xin vua João III
của Bồ Đào Nha nghiêm túc xem xét lại những mục tiêu đã đề ra ở Châu Á.
Nhưng không phải vì giận người Bồ Đào Nha mà ngài bỏ đi; thư gởi về Rôma
sau đó mấy ngày cho thấy những lý do tích cực hơn và có lẽ cũng sâu xa hơn.

Đến với Thiên Chúa bằng một con đường khác

Thánh Phanxicô Xavier đã hiểu ra: việc phục vụ một vua đời tạm chỉ
nhằm mục đích “giúp chiêm ngắm đời sống vị vua muôn đời”(Lt 91). Phải trải
qua kinh nghiệm ngài mới vào được trong khoa sư phạm ấy: liên kết ý muốn
của con người với ý muốn của Thiên Chúa, mục tiêu với
phương tiện của một tình yêu đích thực.

Chúng ta hãy theo ngài. Ngày 20.9.1542, ngài viết:


“Xin Chúa ban sức mạnh cho chúng ta ở đời này, để chúng
ta phục vụ Chúa trong mọi sự, như Chúa truyền dạy, và chu
toàn thánh ý Chúa ở đời này.”(Bt 15, câu kết). Ngày 15.1.1544, ngài tiến
thêm một bước: “Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này là suốt thời gian đang
phải lưu đày, chúng ta cảm nghiệm được, từ bên trong tâm hồn, và chu toàn
ý muốn rất thánh Chúa Người.”(Bt 20, câu kết). Ngày 27.1.1545, ngài bước
thêm một bước dài: “Xin Chúa ban cho chúng ta được biết và nhận ra ý muốn
rất thánh thiện của Chúa, và khi đã nhận ra, xin Chúa ban dồi dào sức lực và
ân sủng, để với đức mến, chúng ta chu toàn thánh ý ngay ở đời này.”(Bt 48,
câu kết).

Kế đến, ngày 7 tháng 4 năm ấy, ngài viết cho Mansilhas: “Chúa muốn
chúng ta luôn sẵn sàng chu toàn thánh ý mỗi khi Người bày tỏ và cho chúng
ta cảm nhận được từ trong lòng. Muốn sống tốt ở đời này, chúng ta phải làm
khách hành hương để đi bất cứ đâu, đến nơi chúng ta có thể phục vụ
Chúa.”(Bt 50,2). Sau khi cho biết ở “Malacca”, vì thiếu người giúp, nên nhiều
người không theo đạo được, ngài kết luận: “Tôi còn nguyên tháng 5 để quyết
định.” (Bt 50,3). Ngài đến São Tomé để nhận định. Cha Coelho, cha sở nơi đó,
người đã cho ngài trọ, sau này kể lại: “Ngài có thói quen cứ tối đến là lén…
đến chòi lá sát đền kính vị tông đồ… Một đêm, đang khi thầm thĩ cầu nguyện,
ngài kêu lên nhiều lần: Thưa Mẹ, vậy Mẹ không giúp con sao?” Tối tăm bao
trùm trong khi Chúa Thánh Thần thinh lặng. Nhưng cuối cùng, ngài nhận được
ánh sáng. Trong thư gửi về Goa ngày 8.5.1545, ngài viết: “Luôn sẵn lòng từ
bi, đang đã thương nhớ đến tôi, và tôi đã cảm nhận được an ủi nội tâm mạnh
mẽ, nên biết ý Chúa là tôi phải đi vùng Malacca” (Bt 51,1).

Kết quả, ngài đã đến tận đảo Môrô, điểm tận cùng của ý Chúa và của
“an ủi”. Ngài viết cho anh em Dòng Tên ở Rôma ngày 20.1.1548: “Tôi nhớ là
xưa nay chưa từng được an ủi thiêng liêng lớn lao và liên tiếp như trên các
đảo này, lại ít cảm thấy phải cực nhọc vê phần xác (…) Thay vì gọi đó là Các
Đảo Môrô, có lẽ nên gọi là Các Đảo Hy Vọng Vào Chúa thì hơn” (Bt 59,4).

GIỮA SÓNG DẬP GIÓ VÙI

Nhờ ơn Chúa, ngay trên quần đảo


Inđônêxia, thánh Phanxicô Xavier đã tận hiến
cho Thiên Chúa: “Sau khi đã suy nghĩ, con
muốn và ước ao nên giống Chúa, miễn là
điều này giúp con phục vụ và ca ngợi Chúa
hơn…” (Lt 98). Nhưng ở Malacca, trên bán
đảo Mã Lai, đang khi ngài chờ tàu đi Ấn Độ,
có một người Nhật Bản đến gặp ngài (Bt
59,15).

Một lựa chọn đúng và tốt


Kể từ ngày ấy, các hòn đảo Nhật Bản chiếm một chỗ
quan trọng trong tâm trí ngài. Ngày 20.1.1548, ngài viết
cho thánh I-nhã: “Con chưa quyết định dứt khoát là trong
khoảng một năm rưỡi nữa con sẽ phải đi Nhật Bản cùng với
một hay hai anh em trong Dòng, hoặc con sẽ phải gửi hai
anh em trong Dòng đến đó. Có điều chắc chắn là nếu con
không đi được, con sẽ gửi người đi. Cho đến nay, con nghiêng về phía chính
con đi hơn. Con đang xin Chúa cho con biết rõ điều nào phù hợp với ý Chúa
hơn” (Bt 60,4). Cùng hôm ấy, ngài nói rõ ý định của mình trong các thư gửi
vua João III và anh em Dòng Tên ở Rôma. Trong thư trước, ngài đã nghĩ đến
việc không ở lại Ấn Độ nữa: “Tôi chưa quyết định dứt khoát đi Nhật Bản,
nhưng dần dần tôi sẽ biết phải làm gì, vì tôi rất ít tin tưởng là tôi sẽ được giúp
đỡ thực sự ở Ấn Độ, cả để đạo thánh tiến triển cũng như để duy trì tình trạng
đạo như hiện nay” (Bt 61,9). Trong thư sau, ngài có cái nhìn tích cực hơn về
việc ra đi: “Tôi nghĩ (người Nhật Bản) hiếu học hơn tất cả các dân khác chúng
ta từng biết cho đến nay” (Bt 59,16). Ít lâu sau, ngày 2.4.1548, viết cho ông
Diogo Pereira, ngài đã dứt khoát: “Tôi rất ước ao và rất vui báo cho ông đôi
điều, như với một người bạn đích thực và tâm phúc của tôi, về chuyến đi Nhật
Bản mà tôi dự tính sẽ thực hiện trong vòng một năm nữa” (Bt 65,1).

Đến ngày 1.2.1459, việc nhận định kết thúc: ngài sẽ cùng với cha Cosma
de Torres khởi hành vào tháng 4. Ngài viết cho thánh I-nhã: “Ở Nhật Bản, tất
cả là lương dân, không có người Hồi giáo cũng không có người Do Thái, mà lại
có đầu óc tò mò, rất muốn học biết cái mới, cả về Thiên Chúa cũng như về
những điều tự nhiên khác, nên con đã quyết định sẽ đến đó. Con thấy tâm
hồn rất phấn khởi… Con không ngại đi Nhật Bản, vì con cảm nhận trong tâm
hồn mình cái gì đó dào dạt, mặc dầu con hầu như chắc chắn sẽ gặp nhiều
nguy hiểm lớn lao hơn những gì con từng gặp xưa nay” (Bt 70,8.10). Tin chắc
là đã được chính Thiên Chúa thúc bách, ngài nêu lên những lý do (Lt 180-
183). Ngài giải thích với thánh I-nhã là ở Nhật Bản “anh em trong Dòng chúng
ta có thể dùng đời sống làm trổ sinh hoa trái, và sau đó chính họ sẽ tiếp nối”
(Bt 70,8). Về điều này, ngài đã được xác chuẩn: Anjiro, người Nhật Bản ngài
đã gặp ở Malacca, cùng với hai người bạn đã sẵn sàng lên đường. Ngài viết
cho thánh I-nhã: “Ở Học viện Đức Tin tại Goa, có ba thanh niên sinh trưởngt
tại đảo Nhật Bản ấy. Họ cùng từ Malacca đến đó với con năm 48. Họ đã cho
con biết nhiều điều về khu vực Nhật Bản, và con hiểu dân chúng ở đó có
phong hóa tốt, lại rất thông minh, cách riêng là Phaolô… Trong vòng 8 tháng,
Phaolô đã học đọc, viết và nói tiếng Bồ Đào Nha, và hiện đang tập Linh Thao.
Anh ấy tiến rất xa và đi sâu vào những điều thuộc Đức Tin. Con rất hy vọng,
điều này chỉ đặt hết nơi Thiên Chúa, là ở Nhật Bản sẽ có nhiều người theo
đạo” (Bt 71,8). Với cha Simão Rodrigues, ngài nói rõ: “Trong các khu vực này
(Ấn Độ), người ta không cần đến tôi lắm nữa, vì có các cha đến trong năm
nay” (Bt 73,3).

Viết cho vua João III, ngài nói khác: “Kinh nghiệm đã dạy cho tôi biết là
Hoàng Thượng thi hành quyền bính ở Ấn Độ không phải chỉ vì muốn tăng số
người tin vào Đức Kitô: Hoàng Thượng thi hành quyền bính cũng để chiếm
hữu của cải vật chất ở Ấn Độ nữa. Xin Hoàng Thượng thứ lỗi vì tôi nói toạc ra
như vậy (…) Tôi không hy vọng chút nào là những mệnh lệnh hay chỉ thị có lợi
cho giáo đoàn mà Hoàng Thượng gửi đến sẽ được tuân giữ ở Ấn Độ. Chính vì
vậy mà tôi đi Nhật Bản, gần như bỏ trốn, để khỏi mất thêm thời giờ như trước
kia đã mất” (Bt 77,2.3). Đến Malacca vào mùa xuân năm 1549. Ngài biết rõ là
những nguy hiểm do bão tố và cướp biển luôn chờ đợi ngài. Với những ai sợ,
ngài trả lời: “Vì Thiên Chúa có quyền trên chúng ta hết thảy, nên tôi không sợ
ai, ngoại trừ Thiên Chúa… Còn những nỗi sợ, những nguy hiểm khác, những
đau khổ khác, mà bạn bè nói tới, tôi kể là số không. Tôi chỉ còn sợ Thiên
Chúa, vì nỗi sợ đối với các thụ tạo chỉ lớn tới mức Đấng Sáng Tạo ra chúng
cho phép là cùng” (Bt 78,2).

Nhưng một cuộc chiến khác đang chờ đợi người “khách hành hương”.

Đương đầu với “thủ lãnh các kẻ thù”

Lúc còn ở Ấn Độ, để khích lệ cha Henriques đang ở Travancore, ngài đã


viết: “Hãy thấy là cha sinh được nhiều hoa trái ở vương quốc Travancore này
hơn cha nghĩ, vì từ khi cha đến đó, bao nhiêu trẻ em đã được rửa tội và đã
qua đời, hiện nay đang sống trong vinh quang Thiên Đàng (…) Kẻ thù của loài
người rất thù ghét cha, và muốn cha tránh xa xứ ấy, để đừng ai rời bỏ vương
quốc Travancore mà lên Thiên Đàng nữa. Ma quỉ thường nhử những người
đang phục vụ Đức Giêsu Kitô là họ sẽ phục vụ Thiên Chúa được nhiều hơn,
với ý xấu là làm cho một linh hồn đang phục vụ Thiên Chúa được ở nơi này
phải áy náy và bối rối, vì vậy bỏ đi nơi khác, thế là nó đuổi được người ấy ra
khỏi nơi họ đang phục vụ được Thiên Chúa” (Bt 68,3). Mấy tháng sau, đang
khi chờ tàu tại Malacca, ngài viết thư gửi anh em Dòng Tên Ấn Độ: “Kẻ Thù
vùng vẫy rất nhiều để ngăn cản tôi thực hiện chuyến đi này: tôi không biết nó
sợ gì trong việc chúng tôi đi Nhật Bản.” Rồi ngài viết tiếp: “Thực ra, tôi luôn
luôn giữ trước mắt và trước trí khôn tôi điều tôi đã nhiều lần nghe cha I-nhã
nói: những ai muốn thuộc về Dòng này phải chịu gian khổ để thắng được
mình và đuổi xa mọi nỗi sợ là điều ngăn cản người ta tin, cậy và mến Chúa,
và muốn được như vậy, phải sử dụng những phương thế thích đáng” (Bt
85,8.13). Đây chẳng phải là ngài ám chỉ các qui tắc nhận định sao (Lt 325-
327)?

Nhưng mặt biển mới là nơi thử thách nặng nề. Trên chiếc thuyền gỗ của
một nhà buôn Trung Hoa có biệt danh là Hải Tặc, một bức tượng Thủy Tề
được đặt trang trọng ở mũi thuyền. Thánh Phanxicô Xavier kinh hoàng và khổ
sở: “Người ta mang theo một tượng thần trên thuyền, đặt ngay ở phía trước;
anh thuyền trưởng và các kẻ ngoại khác cầu khẩn cúng bái bức tượng liên
tục, và chúng tôi không sao ngăn cản được họ nhiều lần gieo quẻ để hỏi
tượng thần xem chúng tôi có đến Nhật Bản được không, gió cần cho thuyền
chạy có kéo dài không: khi thì họ nói là tốt, khi thì họ nói là xấu, theo như họ
tin (…) Anh em thấy là chúng tôi phải khổ sở thế nào trong chuyến đò ấy, vì
chúng tôi có đi Nhật Bản được hay không là tùy thuộc ý kiến của ma quỉ và
các tôi tớ của nó, mà những người điều khiển và hướng dẫn con thuyền thì cứ
nhất nhất làm theo như ma quỉ nói với họ qua các thẻ”(Bt 90,2.4). Hẳn là ngài
nghĩ đến điều thánh I-nhã viết trong Linh Thao: Luxiphe gửi thuộc hạ đi “bủa
lưới và xiềng xích” khắp nơi (Lt 142). Bão tố nổi lên, các tai họa dồn dập, và
thánh Phanxicô Xavier bị thử thách tận trong đấy lòng. Chính ngài phải chiến
đấu: “Tôi cảm nhận được, biết được bằng chính cảm nghiệm, nhiều điều liên
hệ đến những nỗi kinh hoàng rụng rời do ma quỉ gây ra” (Bt 90,7). Nhưng
chính Thiên Chúa cũng chỉ cho ngài lối thoát: “Phương
thuốc tốt nhất cần dùng trong những hoàn cảnh như vậy là
hết sức dũng cảm chống lại Kẻ Thù, đừng tin tưởng chút
nào nơi mình, nhưng đặt hết tin tưởng nơi Thiên Chúa, đặt
tất cả sức mạnh và tất cả hi vọng nơi Người, và nhờ Đấng
Bảo Vệ vĩ đại như vậy, chúng ta trở nên mạnh mẽ; đừng
hèn nhát và không chút nghi ngờ việc mình sẽ chiến thắng” (Bt 90,7). Vậy là
ngài trở nên rất khiêm tốn, thoát ra khỏi chính mình, đặt mình trọn vẹn trong
tay Chúa: ngài đang chiến đấu dưới cờ hiệu của Đức Kitô, “ở một nơi khiêm
tốn, xinh đẹp và dễ thương”, chứ không phải như Luxiphe hay các thuộc hạ
của nó “dữ tợn và đáng sợ, ngồi trên ngai lửa và khói” (Lt 140 và 143).

Bão tố đến rồi đi. Vì có hải tặc, người chủ thuyền không dám ghé vào
Quảng Đông như dự tính, nhưng tiến thẳng đến Nhật Bản, và mọi chuyện êm
xuôi. Trong lá thư đề ngày 29.1.1552, gửi anh em Dòng Tên ở Rôma, thánh
Phanxicô Xavier kể khá kỹ về thời gian ngài lưu lại trên đất Nhật Bản, đặc biệt
là những câu hỏi người ta nêu lên về Thiên Chúa và việc Sáng Tạo (Bt 96).
Nhưng người Nhật Bản vẫn thắc mắc: Tại sao người Trung Hoa không biết và
tin Chúa Giêsu?

HƯỚNG VỀ TRUNG HOA

Trên đường trở lại Ấn Độ, thánh Phanxicô Xavier dừng chân tại Malacca.
Ngài nhận được nhiều thư từ và tin tức, đặc biệt thư của thánh I-nhã thiết lập
Tỉnh Dòng Ấn Độ và đặt ngài làm giám tỉnh, và tình trạng đáng lo ngại ở Học
viện Thánh Phaolô tại Goa. Ngài có nhiều việc phải lo hơn, nhưng cũng được
tự do trong hoạt động tông đồ hơn.

Sức mạnh của lòng yêu mến

Trước khi đi Nhật Bản, thánh Phanxicô Xavier đã đi thăm một vòng các
anh em ở nhiều nơi để thảo luận về công cuộc truyền giáo và về việc thiết lập
hay phát triển các trường học. Riêng về Học viện Thánh Phaolô ở Goa, mặc
dầu ngài thấy cha viện trưởng Antonio Gomes quá độc đoán, cần phải thuyên
chuyển, nhưng ngài chưa dứt khoát. Ngài đã viết cho thánh I-nhã trong thư
ngày 1.2.1549: “Ở đây, anh em trong Dòng không lấy làm gương sáng lắm
trước lệnh do N. mang đến là bắt giam và trói bằng xiềng xích những ai, theo
N., không làm gương sáng lắm ở đây để gửi vể Bồ Đào Nha”(Bt 70,4). Rồi ngài
tâm sự với thánh I-nhã: “Con nghĩ rằng Dòng Tên là Dòng yêu mến và hiệp
nhất tâm hồn, chứ không phải là ép buộc hay sợ hãi như nô lệ”(Bt 70,5). Ba
năm sau, từ Nhật Bản trở về, ngài thấy tình hình trở nên tệ hại hơn, và ngài
vẫn không thay đổi ý kiến. Cha Antonio Gomes quả là không hiểu gì thánh
Phanxicô Xavier khi muốn biến Học viện Thánh Phaolô ở Goa thành một Học
viện Coimbra thứ hai: xây dựng thật lớn lao, nhưng chỉ nhận học sinh người
Bồ Đào Nha. Trái lại, ở Cochin, Dòng Tên cũng có một trường học, nhưng
không có một nhà thờ xứng đáng, ngài đã không ngần ngại tiếp nhận nhà thờ
Madre de Dios, của Hội Từ Thiện Casa da Misericordia, tổ chức tốt nhất của
người Bồ Đào Nha tại Châu Á thời ấy. Trong một thời gian ngắn, ngài thu xếp
mọi công việc đâu vào đó, để rồi lại thực hiện một chuyến đi xa nữa.
Thực ra, ước nguyện của thánh Phanxicô Xavier
không chỉ dừng lại ở việc làm “triển nở” cộng đồng tín
hữu Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, nhưng còn muốn góp phần tạo
ra những cộng đồng mới: không còn tranh chấp, kiện
tụng, gương xấu, nhưng giữa anh em Dòng Tên và hàng
giáo sĩ, triều cũng như dòng, có sự thông cảm và cộng
tác; còn những kỳ đà cản mũi trong Dòng Tên thì bị loại
trừ khỏi Dòng (Bt 100 và 101). Đi xa hơn nữa, ngài ra lệnh cho cha Berze,
viện trưởng mới của Học viện Thánh Phaolô: “Trong cách xử sự với các cha và
các anh em, phải rất quí mến, bác ái và khiêm tốn, đừng thô bạo hay gắt
gao…”(Bt 115,1); “Còn về cách giúp (các tín hữu) thì càng phổ cập hơn càng
tốt” (Bt 115,4). Ngài cũng muốn các tập sinh trong Dòng phải được huấn
luyện tử tế bằng việc tập Linh Thao và thực hiện nghiêm túc các thực nghiệm.
Nhưng ngài nhấn mạnh đặc biệt đến việc anh em trong Dòng phải hiệp nhất
với nhau và với bề trên (Bt 117). Ngài nghĩ cả đến việc được gọi trở về Rôma
để gặp thánh I-nhã. Trong thư ngày 29.1.1552, ngài gần như gợi ý với thánh I-
nhã: “Cha viết cho con là cha rất mong được gặp con trước khi lìa khỏi cõi đời
này… Đối với đức tuân phục thì không có gì là không thể được”(Bt 97,3). Thư
hồi âm của thánh I-nhã đến Ấn Độ thì thánh Phanxicô Xavier đã qua đời từ lâu
rồi!

Chẳng những là một người dễ gần gũi, mà thánh Phanxicô Xavier còn là
một người thích chia sẻ và hiệp thông nữa. Ngài học được với thánh I-nhã là
“mọi điều thiện hảo, mọi ân huệ đều từ trên cao ban xuống” (Lt 237), nên
việc kết hiệp với Thiên Chúa được đặt nền móng trên việc Người hiện diện
khắp nơi. Nhưng đối với thánh Phanxicô Xavier, kinh nghiệm này rất sống
động. Tìm gặp Thiên Chúa trong hiện tại chính là tìm kiếm Người mọi nơi mọi
lúc. Do đó, nơi ngài, việc nhận định được liên kết với việc mở rộng hoạt động
truyền giáo, và muốn tiến bộ trong chiêm niệm phải nhìn ngắm thế giới này
bằng con mắt thiêng liêng. Như trong bài “Chiêm niệm để đạt tới tình yêu”
trong Linh Thao (Lt 230-237), việc “tìm gặp Thiên Chúa trong mọi sự” được
nâng lên thành một chia sẻ và hiệp thông trong yêu mến, nơi đó con người
được mời gọi mở cửa cho Thiên Chúa, Đấng hoạt động cả bên trong cũng bên
ngoài.

“Xin đừng bao giờ để con lìa xa Chúa”

Vừa về đến Ấn Độ, thánh Phanxicô Xavier bày tỏ ngay với thánh I-nhã về
ước muốn đi Trung Hoa để phục vụ Thiên Chúa hơn. Chúng ta đã biết điều gì
thúc bách ngài, ở đây chúng ta để ý đến điểm đặc biệt là các suy nghĩ của
ngài rất gần với những điều được trình bày trong Hiến Chương Dòng Tên.
Nguyên tắc hướng dẫn việc lựa chọn hoạt động tông đồ của Hiến Chương
Dòng Tên là trong hoàn cảnh cụ thể, ưu tiên cho hoạt động nào “phục vụ
Thiên Chúa hơn và lợi ích phổ cập hơn”. Đó cũng chính là điều thánh
Phanxicô Xavier đã nghĩ khi viết: “Trong Thiên Chúa, tôi rất hi vọng là một
con đường sắp được mở ra, không chỉ cho anh em trong Dòng, mà còn cho
tất cả các dòng khác…” (Bt 96,52). Theo Hiến Chương Dòng Tên, phải chọn
nơi nào người ta sẵn sàng để hoa trái thiêng liêng trổ sinh hơn. Thánh
Phanxicô Xavier quyết định đi Trung Hoa vì người Trung Hoa “có trí khôn sâu
sắc” và “hiếu học” hơn người Nhật Bản nhiều (Bt 96,50). Theo Hiến Chương
Dòng Tên, “sự thiện càng phổ cập càng đẹp lòng Thiên
Chúa”, nên phải ưu tiên đối với những người sẽ làm cho
sự thiện đến được những người khác nữa, “những người
dưới quyền họ hoặc chịu ảnh hưởng của họ”. Đây cũng
chính là điều thánh Phanxicô Xavier nhắm tới: khi người
Trung Hoa đón nhận Đạo Chúa Kitô, họ sẽ giúp cho người
Nhật Bản bỏ lòng tin tưởng nơi các giáo phái từ Trung
Hoa truyền sang.

Đã nắm vững những nguyên tắc hướng dẫn ấy,


thánh Phanxicô Xavier chuẩn bị chuyến đi hết sức chu
đáo. Ngày 8.4.1552, ngài viết cho vua João III: “Ông Diogo Pereira đi với tư
cách là đại sứ (của Tổng Trấn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ), để đòi lại những người
Bồ Đào Nha đang bị (chính quyền Trung Hoa) cầm tù, và cũng để thiết lập
quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa Hoàng Thượng và vua Trung Hoa. Về phần
chúng tôi, các linh mục Dòng Tên Chúa Giêsu, tôi tớ của Hoàng Thượng,
chúng tôi đi để gây chiến tranh và bất hòa giữa ma quỉ với những người thờ
lạy chúng, thay mặt Thiên Chúa nài van trước là nhà vua, sau là tất cả dân
chúng trong vương quốc, để họ đừng thờ lạy ma quỷ nữa, nhưng thờ lạy Đấng
tạo thành trời đất, vì chính Người đã dựng nên họ, và chính Chúa Giêsu Kitô
đã cứu chuộc họ” (Bt 109,5). Trong lá thư cuối gửi cho thánh I-nhã, thánh
Phanxicô Xavier hạ giọng hơn, như thổ lộ tâm tình, trong đó chúng ta thấy sứ
mạng và chiêm niệm quyện vào nhau: “Mọi người đều nói với con là từ Trung
Hoa có thể đi Giêrusalem được”(Bt 110,12). Sau khi huấn dụ anh em Dòng
Tên ở Goa vào đêm thứ năm Tuần Thánh, ngài rời Goa đi Malacca để theo tàu
của ông Pereira đi Trung Hoa. Thật bất ngờ: hai người con của nhà thám hiểm
lỗi lạc Vasco da Gama cùng ở Malacca, nhưng đối xử với ngài hoàn toàn khác
nhau. Người anh là Pedro da Silva da Gama, trấn thủ trên đất, hết lòng ủng hộ
ngài, nhưng người em là Alvaro da Ataida da Gama, trấn thủ trên biển, nhất
định không cho tàu nhổ neo. Ngài phải lấy quyền Phái Viên Tòa Thánh để ra
vạ tuyệt thông, nhưng viên sĩ quan ấy cũng chỉ cho phép tàu đi mà không có
ông Pereira. Mọi sự bỗng nhiên như sụp đổ trước mắt ngài. Nhưng rồi ngài vẫn
đi, “không có một đặc ân nào của ai, hi vọng một người Môrô hay một kẻ
ngoại sẽ chở tôi vào đất liền ở Trung Hoa”(Bt 125,4).

Khoảng đầu tháng 9 năm 1552, ngài đặt chân lên đảo Thượng Xuyên,
một hòn đảo vốn hoang vu đã được các nhà buôn Trung Hoa và Bồ Đào Nha
biến thành một thương cảng. Nhờ các tàu buôn Bồ Đào Nha đi Malacca, thánh
Phanxicô Xavier tiếp tục điều hành Tỉnh Dòng qua thư từ. Trong khi nóng lòng
chờ đợi một nhà buôn Trung Hoa đến đón như đã hẹn, ngài đề ra những
phương án khả thi khác: trở về Ấn Độ, theo một phái đoàn sứ thần Thái Lan
để vào Trung Hoa. Nhưng rồi ngài ngã bệnh. Dầu vậy, ngài vẫn chưa ngã
lòng: “Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?”
(Rm 8,31). Nhưng ngài không dậy được nữa. Giờ đã đến để ngài dâng lên
Thiên Chúa của lễ tối hậu: “Lạy Chúa, xin thương nhận… Mọi sự đều là của
Chúa, xin Chúa sử dụng tùy ý Chúa. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng của
Chúa. Ơn Chúa làm thỏa lòng con” (Lt 234).

Nếu ước nguyện duy nhất của thánh Phanxicô Xavier là đem Tin Mừng
đến cho những người ở xa, thì mười năm ở Châu Á của ngài được ghi dấu
bằng ba cột mốc là ba chuyến đi lớn. Khi rời Ấn Độ đi Inđônêxia, ngài phần
nào tách khỏi quyền “bảo trợ truyền giáo” của Bồ Đào Nha và lao mình vào
nơi ngài chưa hề biết gì. Đó cũng là dịp để ngài đến với Thiên Chúa một cách
khác. Quyết định đi Nhật Bản là kết quả một cuộc nhận định lâu dài, nhưng
dọc theo bờ biển Trung Hoa, ngài khám phá ra Thiên Chúa đòi hỏi ngài hơn
nữa: phó thác trọn vẹn nơi Người. Chuyến đi cuối cùng của ngài vẫn nằm
trong ước nguyện cơ bản nguyên thủy: đó không phải là một cuộc chạy trốn
về phía trước, vì mặc dầu bất đắc dĩ phải ở lại Thượng Xuyên, ngài vẫn tận
tình chu toàn nhiệm vụ giám tỉnh. Nhưng chính lúc ấy, cái đến đến thật bất
ngờ. Chắc chắn ba chuyến đi ấy chưa làm cho ngài kiệt sức, nhưng đủ làm nổi
rõ những đường nét thâm sâu trong cuộc sống của ngài.

You might also like