You are on page 1of 18

Thông tấn xã Zenit

phỏng vấn ÐTGM Nguyễn Văn Thuận


về tuần tĩnh tâm cho giáo triều Rôma

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Thông tấn xã Zenit phỏng vấn ÐTGM Nguyễn Văn Thuận về tuần tĩnh tâm
cho giáo triều Rôma.

Vatican 12/3/2000 - Vài hàng giới thiệu về thân thế của ÐTGM Phanxicô
Xaviê Nguyễn Văn Thuận: Gia tộc của ÐTGM Nguyễn Văn Thuận đã bị bắt
bớ kể từ năm 1698, khi một vị tổ-tiên của ngài, từng làm sứ thần nhà vua ở
Trung-Quốc, vì chịu phép rửa tội, đã bị đuổi ra khỏi triều-đình và bị tịch-thu
tài-sản.

Tháng tư năm 1975, Ðức Giáo-Hoàng Phaolồ Ðệ Lục bổ-nhiệm ngài làm
Tổng Giám-Mục Phó Thành Phố Sài Gòn với quyền kế vị. Nhà nước cộng-
sản đã gán cho việc bổ-nhiệm này là một âm mưu chính trị nên chỉ hơn ba
tháng sau họ đã bỏ tù ngài ròng-rã 13 năm, trong đó 9 năm bị biệt giam. Khi
được trả tự-do vào cuối tháng 11 năm 1988, Ngài được tạm trú tại Tòa Tổng
Giám Mục Hà Nội, nhưng không được thi hành chức vụ Giám Mục. Ðến
cuối năm 1991, ngài bị cưỡng bách rời khỏi Việt-Nam. Cho dù gặp bao-
nhiêu khổ đau và, có thể vì lý-do đó mà Ðức Tổng Giám-Mục Nguyễn-Văn-
Thuận là một chứng-nhân có một không hai về đức tin, hy-vọng và tha-thứ
của Kitô-Hữu.

Chứng-nhân của Hy-Vọng

Bắt đầu hôm nay cho đến thứ bảy tới, Ðức Cha sẽ thuyết giảng TuầnTĩnh-
Tâm cho Ðức Thánh Cha Gioan Phaolồ Ðệ Nhị và các cộng-sự-viên của
Ngài trong Giáo-Triều Rôma. Ðề-tài của các bài suy-niệm là Hy-Vọng: "Hy-
Vọng ở Chúa"," Hy-Vọng trực diện với Hy-Vọng", "Cuộc Phiêu Lưu và
Niềm Vui của Hy-Vọng", ''Canh Tân và Con Người của Hy-Vọng," là những
đề tài suy-niệm mà ngài đã chuẩn-bị cho tuần giảng phòng này. Vì thế không
phải ngẫu-nhiên mà quyển sách đầu tiên Ðức Cha viết trong thời gian bị
giam cầm đã được dịch ra 11 thứ tiếng và phổ-biến khắp thế-giới, mang tựa
đề "Ðường Hy-Vọng."
Ðức Cha Thuận không bao giờ đánh mất niềm hy-vọng, ngay cả ngày 15
tháng tám năm 1975, khi ngài bị bắt đột ngột và di-chuyển ban đêm hoàn
toàn bí mật, ra khỏi thành phố Saigon 450 cây số. Người bạn đồng-hành
duy-nhất của ngài là tràng chuỗi Mân-Côi. Lúc bấy giờ, khi mọi sự đều bị
đánh mất, ngài đã hoàn-toàn phó-thác vào sự Quan-Phòng của Chúa . Ðối
với những bạn tù ngoài Kitô-Giáo, họ rất ngạc-nhiên tại sao ngài có thể giữ
vững niềm hy-vọng như thế. Và ngài đã trả lời: "Tôi đã bỏ mọi sự để theo
Chúa Giêsu là vì tôi yêu mến những khuyết điểm của Ngài."

Thật vậy, những "khuyết điểm" của Chúa Giêsu là một trong những đề-tài
mà vị thuyết giảng cho Ðức Thánh Cha sẽ trình-bày trong tuần lễ tĩnh tâm
này.

Chúa Giêsu không có trí nhớ

Ðức Cha chia sẻ: "Trong cơn hấp-hối của Chúa trên thập-tự-giá, người ăn
trộm xin Ngài nhớ đến anh ta khi Ngài trở về trong Thiên-Quốc của Ngài,
nếu là tôi thì tôi sẽ trả lời như sau: 'Tôi sẽ không quên anh, nhưng anh phải
đền tội anh ở trong Luyện-Ngục trước đã.' Ngược lại, Chúa Giêsu đã trả lời:
"Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên Thiên-Ðàng." Ngài đã quên mất tội-lỗi của
anh ta. Ðiều đó cũng đã xảy ra với bà Maria Mađalêna, và với Ðứa Con
Hoang Ðàng. Chúa Giêsu không có trí nhớ nên Ngài tha-thứ cho mọi
người."

Chúa Giêsu không rành về Toán-Học và Luận Lý

"Chúa Giêsu không rành về toán-học. Ðiều đó đã được chứng-minh qua dụ-
ngôn Người Mục-Tử Nhân-Lành. Người đó có một trăm con chiên, một con
bị lạc mất và ông đã không ngần-ngại đi tìm kiếm con chiên lạc mất đó, để
99 con kia trong chuồng. Với Chúa Giêsu, một con chiên cũng có giá-trị như
99 con, và có thể còn hơn nữa."

"Ngoài ra, Chúa Giêsu không phải là một nhà lý luận tài giỏi. Một người
đàn bà có mười đồng tiền, đánh mất một đồng và đã thắp đèn đi tìm. Khi bà
ta tìm thấy thì kêu lối xóm và nói: "Hãy vui mầng với tôi, vì tôi tìm thấy
đồng tiền đã mất." Có hợp lý không khi rầy rà bè bạn chỉ vì một đồng tiền và
còn tổ chức một buổi liên-hoan vì đã tìm thấy đồng tiền đó?" Ðức Cha trầm
ngâm suy nghĩ. và nói tiếp: "Hơn nữa, khi mời bạn bè để thiết tiệc, bà ta
chắc đã chi phí nhiều hơn là đồng tiền được tìm lại. Thật ra, điều đó chỉ để
chứng tỏ nỗi vui mầng của Thiên-Chúa đối với sự hoán-cải của chỉ một tội-
nhân."

Chúa Giêsu là người dám liều mà không có chút ý niệm về kinh tế

"Chúa Giêsu là người dám liều. Những ai muốn được sự tán trợ của người
khác thì thường hứa hẹn nhiều điều, trong khi Chúa Giêsu lại hứa hẹn với
các môn-đệ của Ngài bằng những kiện-cáo và bắt bớ. Nhưng rồi, suốt 2000
năm lịch-sử, người ta đã chứng-kiến vẫn có những kẻ dám liều lĩnh bước
theo chân Chúa Giêsu."

Ðức Cha nói tiếp: "Chúa Giêsu không có một ý-niệm về tài-chánh hay kinh-
tế. Trong dụ ngôn những người làm vườn nho, người chủ trả tiền lương như
nhau cho người làm việc từ sáng sớm cũng như cho người bắt đầu làm trễ.
Có phải Chúa đã nhầm lẫn khi tính sổ chăng? Hay là Chúa đã sai lầm?
Không, Chúa làm như thế là có chủ-đích, bởi vì Chúa Giêsu yêu mến chúng
ta không phải vì công-trạng của chúng ta. Tình yêu của Ngài thì nhưng
không và vượt lên trên chúng ta một cách vô giới-hạn. Chúa Giêsu có
"khuyết điểm" vì Ngài yêu thương. Tình yêu đích thực không lý-luận hay
tính toán; tình yêu đó không có biên cương hay điều-kiện, không xây thành
đắp lũy và không ghi khắc vào tâm khảm những lần bị xúc-phạm."

Yêu kẻ thù

ZENIT: Yêu kẻ thù có phải là một đề-tài khác mà Ðức Cha đã chọn cho
tuần Tĩnh Tâm này?

- Một điểm đặc-biệt của tình yêu trong Kitô-Giáo là yêu kẻ địch thù của
mình, thường khi người ngoài Công-Giáo không thể hiểu được. Một ngày
kia, một trong những lính gác hỏi tôi: "Ông có thương yêu chúng tôi
không?"

Tôi trả lời: "Có, tôi thương yêu anh."


"Chúng tôi đã giam cầm ông trong nhiều năm mà ông vẫn thương yêu
chúng tôi? Tôi không tin điều đó..."

Rồi thì tôi nhắc nhở anh ta: "Tôi đã sống nhiều năm với anh. Anh đã thấy
điều đó và rõ sự thật..."

Người lính gác hỏi tôi: "Khi ông được thả về, ông có cho bổn đạo của ông
tới đốt nhà chúng tôi và giết người nhà của chúng tôi không?"

"Không, dù anh muốn giết tôi, tôi vẫn thương yêu anh."

"Tại sao?" anh ta hỏi gằn.

"Bởi vì Chúa Giêsu đã dạy tôi thương yêu mọi người, cho dù là kẻ địch.
Nếu tôi không làm như thế, tôi không xứng đáng mang danh-nghĩa Kitô-
hữu. Chúa Giêsu đã nói: 'hãy yêu kẻ địch thù của anh em và cầu-nguyện cho
những ai bắt bớ anh em.'"

"Ðiều đó rất hay, nhưng khó hiểu được..."

ZENIT: Ðối với sự tha-thứ cũng thế: nhiều người nhắc-nhở tới nhưng ít
người thực-hành lắm...

- Những người Ký-Lục và Biệt Phái công-phẫn vì Chúa Giêsu đã tha tội.
Chỉ có Thiên-Chúa mới có quyền tha tội. Tình yêu khoan-dung cải tử hoàn
sinh, cả thể xác lẫn tinh-thần. Chúa Giêsu luôn luôn tha thứ mọi người. Chúa
tha-thứ mọi tội, dù nặng nề đến đâu. Với sự tha-thứ, Ngài ban sự sống mới
cho nhiều người đến độ họ đã trở nên dụng-cụ cho tình yêu khoan-dung của
Ngài. Chúa đã biến đổi Phêrô, người chối bỏ Ngài ba lần, thành vị Ðại-Diện
của Ngài trên trần-gian; và Phaolồ, kẻ đã bắt bớ Kitô-hữu, thành Tông-Ðồ
của Dân Ngoại, sứ giả về lòng từ-bi lân-mẫn của Chúa, bởi vì, như lời
Thánh-nhân: "nơi nào tội-lỗi dẫy đầy thì ân-sủng tràn-trề nhiều hơn."

- ZENIT: Như mục-sư Martin Luther King Jr. với những "ước mơ", đâu
là những ước mơ của một con người tràn-trề hy-vọng như Ðức Cha?

- Tôi có một ước mơ về một Giáo-Hội như cánh Cửa Thánh ôm-ấp mọi
người, đầy lòng trắc-ẩn và cảm-thông đối với những khổ đau của nhân-loại.
Tôi có một ước mơ về một Giáo-Hội sẽ trở nên bánh, bánh Thánh-Thể, ước
muốn trở thành một tặng-phẩm cho phép mọi người tiêu-thụ, để thế-giới sẽ
được sự sống dư-dật. Tôi có một ước mơ về một Giáo-Hội ấp-ủ trong tim
Chúa Thánh Thần, và nơi nào có Thánh Thần, nơi đó có tự-do, đối-thoại
chân-thành giữa lòng trần-thế, nhận chân những dấu-chỉ của thời-đại chúng
ta. Học-thuyết xã-hội của Giáo-Hội, phương-tiện để phúc-âm-hóa, giúp
chúng ta nhận chân những thay đổi về xã-hội ngày nay.

Back to Radio Veritas Asia Home Page

Nội Dung Tóm Lược


Bài Giảng ngày 15/3/2000 của ÐTGM N.V. Thuận:
"Lạy Cha, Lạy Cha, sao Cha bỏ con?"
Suy ngắm về Mầu-Nhiệm Thánh-Giá

Anh Ðổ Tấn Hưng và LM Phan Văn Hiền Chuyển Ngữ

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Vatican, ngày 15 tháng 3 năm 2000


"Lạy Cha, Lạy Cha, sao Cha bỏ con?"
Suy ngắm về Mầu-Nhiệm Thánh-Giá.

Thánh Phaolô viết:"Lần đầu tiên tôi phải tự bào chửa trước tòa, không ai ở
bên cạnh tôi. Mọi người đã bỏ rơi tôi. Nhưng Chúa đã ở với tôi và tăng sức
mạnh cho tôi, để rồi ngay trong hoàn-cảnh đó tôi có thể rao truyền sứ-điệp
của Ngài." Với những lời đó của Thánh Phaolồ, Ðức Tổng Giám-Mục
Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận đã bắt đầu ngày thứ tư của tuần lễ tĩnh-
huấn cho Ðức Thánh Cha. Hôm nay, Ðức Tổng Giám-Mục đã suy ngắm
Chúa Kitô trên Thập-Giá, lắng nghe từ tận đáy lòng mình tiếng kêu của
Chúa Kitô: "Lạy Cha, lạy Cha, sao Chúa bỏ con?" "Sự bỏ rơi mà Thánh
Phaolồ đã cảm-nghiệm, chính tôi cũng đã từng chứng-nghiệm suốt 13 năm
giam cầm trong lao-tù. Nhiều khi tôi cảm thấy bị bỏ rơi, nhất là trong đêm
01 tháng mười hai năm 1975, khi tôi bị còng chung với một tù-nhân và cùng
với các tù-nhân khác, chúng tôi được dẫn bộ từ trại giam xuống chiếc tàu
thủy sẽ đưa chúng tôi ra miền Bắc, cách giáo-phận của tôi khoảng 1,700 cây
số. Tôi cảm thấy thật đớn đau về phương-diện mục-vụ, tuy-nhiên, tôi có thể
quả-quyết rằng Cha trên trời đã không bỏ rơi tôi, và Ngài đã cho tôi sức
mạnh."
"Có thể tất cả chúng ta, ở vào những cảnh-ngộ khác nhau, đã hay đang trải
qua những giờ phút bị bỏ rơi. Chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi khi chúng ta bị
nhận chìm trong cô-đơn và cảm giác thất-bại; khi chúng ta cảm thấy gánh
nặng của thân-phận làm người và tội-lỗi chúng ta. Chúng ta cảm thấy bị bỏ
rơi khi những sự hiểu lầm và bất trung khuynh-đảo những tương-giao
huynh-đệ của chúng ta; khi chúng ta nghĩ rằng mình đang ở trong trạng-thái
hổn loạn và tuyệt-vọng không có lối thoát; và khi chúng ta cảm nghiệm được
những khổ đau của Giáo-Hội và của quảng-đại quần-chúng."

"Ðó là những 'đêm tối của tâm-hồn', vắn hay dài, đã làm tối sầm sự hiện-
diện của Thiên-Chúa trong ta. Tuy-nhiên, Chúa vẫn ở gần ta và đã cho cuộc
đời ta một ý-nghĩa. Trong những khoảnh khắc đó, cho dẫu niềm vui và sự
yêu-thương đều xem như bị dập tắt, chính những lúc đó là khi chúng ta có
thể hiểu tỏ-tường "mầu-nhiệm thập-giá."

"Các thánh cũng đã trải qua những đêm dài tuyệt-vọng, khi mà các ngài
cảm thấy bị mọi sự và mọi người bỏ rơi. Tuy nhiên, là những người đã thực-
sự lão-luyện về tình yêu của Chúa, họ không bao giờ ngại-ngùng bước theo
con đường thánh-giá cho đến cùng, để mặc cho thánh-giá soi dẫn và tôi-
luyện, cho dẫu phải trả giá bằng chính sinh-mạng của mình. Ðó là lề-luật
Phúc-Âm: 'Nếu hạt giống gieo xuống đất mà không bị hủy-diệt thì còn lại
trơ-trọi, nếu bị hủy-diệt thì sẽ sinh nhiều hoa trái.' Ðó cũng chính là lề-luật
của Chúa Giêsu: cái chết của Ngài là trung-thực, nhưng sự sống sung-mãn
tuôn tràn từ cái chết đó lại càng trung thực hơn nữa."

"Trong thư gởi cho Giáo-Ðoàn Philipphê, Thánh Phaolồ trình bày Ðức Kitô
"bị tước bỏ thiên-tính của Ngài, nhận lấy 'thân phận tôi đòi' để 'nên giống
con người' hoàn toàn. Ðó là hình ảnh của một Thiên-Chúa 'tự hủy-diệt', 'dốc
bỏ' chính mình Ngài để tự hiến mạng sống mình vô điều-kiện, cho đến độ
chết trên thập-tự-giá để gánh hết mọi tội lỗi của nhân loại, và cho đến độ
mặc dầu là "Ðấng vô tội', 'Ðấng công-chính" Ngài đến trong trần-gian như
một phàm-nhân tội-lỗi. Ðó là sự trao-đổi kỳ-diệu giữa Thiên-Chúa và con
người, mà Thánh Augustinô mô tả như là cuộc "trao đổi tình yêu" và Thánh
Lêo Cả gọi là "trao đổi cứu rổi."

"Ðức Kitô gánh lấy tội-lỗi nhân-loại nặng nề đến độ từ trên thập giá Ngài
phải kêu lên cùng Chúa Cha: "Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con?" Ngài đã
bị con người phản-bội, những người thân-thuộc của Ngài không còn ở với
Ngài, và giờ đây Thiên-Chúa mà Ngài gọi là 'Cha' ('Abba'), cũng lặng thinh.
Ðức Chúa Con cảm thấy sự trống vắng của Chúa Cha, Ngài mất hẳn niềm
vui của sự hiện-diện Chúa Cha. Niềm xác quyết tuyệt đối sẽ không bao giờ
bị bỏ rơi một mình, luôn luôn được Chúa Cha nghe đến, và luôn thực thi
thánh ý Chúa Cha, đã khiến Ngài kêu lên lời khẩn-khoản bi-thiết trên đây."

"Ðó là tình-cảnh bị bỏ rơi thê thảm dễ nhận thấy nhất mà Chúa Giêsu đã
kinh-nghiệm trong cuộc sống như Thánh Gioan Thánh-Giá đã mô tả. Như
vậy Ðức Kitô đã bị hủy-diệt và hoàn-toàn trở thành số không. Và cũng như
Thánh Gioan Thánh-Giá tiếp-tục giải-thích, chính khi Ngài bị bức bách,
Ngài đã hoàn tất kỳ-công tuyệt-diệu nhất đối với tất cả những gì mà Ngài đã
thực-hiện trong suốt cuộc đời trần-thế, đầy dẫy những phép lạ dấu kỳ. Với
cái chết, Ngài đã hòa-giải và nối kết Thiên-Chúa với loài người. Ở trong tình
yêu năng động diệu kỳ của Thiên-Chúa, mọi đau khổ của chúng ta đều được
thâu nhặt và chuyển biến, mọi khoảng trống đều được lấp bằng, mọi tội-lỗi
đều được cứu chuộc. Việc chúng ta bị bỏ rơi và khoảng cách giữa chúng ta
với Thiên-Chúa đã được khỏa lấp đến tràn-trề."

Back to Radio Veritas Asia Home Page

Nội Dung Tóm Lược


Bài Giảng ngày 16/3/2000 của ÐTGM N.V. Thuận:
BÍ-TÍCH THÁNH-THỂ

Anh Ðổ Tấn Hưng và LM Phan Văn Hiền Chuyển Ngữ

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Vatican, ngày 16 tháng 3 năm 2000


BÍ-TÍCH THÁNH-THỂ.

Cuộc tĩnh-tâm của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolồ Ðệ-Nhị được tiếp-tục hôm
nay với sự suy-niệm về Bí-Tích Thánh-Thể. Cũng như những ngày trước
đây, Ðức Tổng Giám-Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận đã làm nổi
bật những đích-điểm của cuộc tĩnh-tâm bằng những mẫu chuyện của chính
đời ngài, nhất là phác họa từ 13 năm tù đày của ngài.

"Khi mới bị bắt ở tù vào năm 1975, một câu hỏi dằn vặt tâm-tư tôi: 'Làm
sao tôi có thể dâng Thánh-Lễ được?? Thật vậy, khi tôi bị bắt, họ không cho
tôi mang theo gì cả. Hôm sau, tôi được phép viết thư về nơi tôi bị bắt đi để
yêu-cầu gởi những thứ cần-thiết như áo quần, thuốc đánh răng, vân vân...
Trong đó tôi xin gởi cho tôi ít rượu thuốc đau bao-tử. Người được phép thăm
nuôi tôi hiểu ngay lập-tức điều tôi muốn nói và đã gởi cho tôi một chai rượu
nhỏ có dán nhản-hiệu "Thuốc đau bao-tử" cùng với vài mẫu bánh lễ được
dấu trong một lọ chống ẩm."

Công-an đã hỏi tôi: "Ông bị đau bao-tử sao?"

"Vâng,"

"Ðây là thuốc của ông."

"Tôi chắc không bao giờ mình được vui sướng như thế. Mỗi ngày tôi dâng
Thánh-Lễ với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay tôi. Hằng
ngày tôi có thể quì gối trước Thánh-Giá của Chúa Giêsu, uống với Ngài
chén cay đắng nhất. Mỗi ngày, khi đọc lời truyền phép, tôi đã cam-kết với cả
con tim và với hết tâm-hồn một giao-ước mới, một giao-ước vĩnh-cửu giữa
Chúa Giêsu và tôi, hòa lẫn Máu Ngài với máu của tôi. Ðó là những Thánh-
Lễ đẹp nhất trong đời tôi."

"Trong thời gian mới bị đưa ra Bắc, tập trung trong trại cải tạo, tôi được xếp
vào một đội gồm 50 tù-nhân. Chúng tôi ngủ chung với nhau trong cùng một
phòng. Mỗi người chỉ chiếm một khoảng 50 phân. Mỗi đêm chúng tôi dàn
xếp để năm người Công-Giáo có thể nằm cạnh tôi. Ðèn tắt lúc 21 giờ 30 và
mọi người đều ngủ. Trong giường, tôi đã dâng Thánh Lễ thuộc lòng và trao
Mình Thánh Chúa bằng cách đưa tay dưới chiếc mùng muỗi. Chúng tôi đã
làm những hộp nhỏ bằng bao giấy gói thuốc lá để đựng Mình Thánh Chúa.
Tôi luôn luôn mang Mình Thánh Chúa Kitô trong túi áo của tôi."

"Từ khi có buổi học tập hằng tuần mà tất cả mọi đội 50 người của trại cải-
tạo tham-dự, tôi lợi-dụng giờ nghỉ, và với sự trợ-giúp của các bạn-bè Công-
Giáo, Mình Thánh Chúa được trao ban cho bốn đội tù-nhân kia. Tất cả đều
biết rằng Chúa Giêsu đang ở giữa họ và Ngài chửa lành mọi đớn đau thể xác
cũng như tâm thần. Ban đêm, các tù-nhân thay phiên nhau chầu Mình Thánh
Chúa. Sự hiện-diện âm-thầm của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể đã làm
nên nhiều điều kỳ diệu: nhiều người Công-Giáo đã bắt đầu tin-tưởng trở lại
một cách nhiệt tình. Và xác chứng của họ về sự phục-vụ và yêu-thương đã
có một ảnh-hưởng lớn lao hơn bao giờ hết đối với các tù-nhân khác, ngay cả
những anh em Phật-Giáo và ngoài Công-Giáo cũng tin theo. Sức mạnh của
Chúa Giêsu vô phương đối kháng. Ðêm tối của lao-tù biến thành ánh sáng
Phục-Sinh."

"Chúa Giêsu đã bắt đầu cuộc cách mạng trên thập giá. Cuộc cách mạng của
văn-minh tình thương bắt nguồn từ Bí-Tích Thánh-Thể, và từ đó phát ra
nguồn sinh-lực."

"Tôi muốn kết-thúc bằng một ước mơ mà trong đó Giáo-Triều Rôma là một
tấm bánh thánh lớn, ở trung-tâm-điểm của Giáo-Hội như là một Nhà Tiệc Ly
lớn. Tất cả chúng ta cũng giống như những hạt lúa mì phải được nghiền nát
do những nhu-cầu cấp-bách của sự hiệp-thông để làm nên một thân-thể duy-
nhất, liên-kết chặt-chẻ và hiến-dâng trọn-vẹn, như bánh hằng sống cho trần-
thế, như một dấu-chỉ của niềm hy-vọng cho nhân-loại. Chỉ có một tấm bánh
và chỉ có một thân-thể."

NHỮNG ẢNH HƯỞNG BẤT NGỜ

Năm nay là lần đầu tiên một vị thuyết giảng từ thế giới thứ ba được chọn
giảng Tuần Tĩnh-Tâm cho Ðức Thánh Cha và các cộng-sự-viên của Ngài
thuộc Giáo-Triều Rôma. Quyết-định của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolồ Ðệ-
Nhị mời Ðức Tổng Giám-Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận hướng-
dẫn các bài suy-niệm đã hoàn-toàn đạt được mục-tiêu. Những bài suy-niệm
Mùa Chay chưa bao giờ gây nhiều hứng-khởi như năm nầy, nhờ vị thiết
giảng đã từng sống kinh nghiệm lao tù suốt 13 năm.

Những chia sẻ của Ðức Tổng Giám-Mục Nguyễn-Văn-Thuận không những


chỉ giúp Ðức Thánh Cha và thành viên Giáo Triều Roma suy-tư mà còn lan
rộng ra khắp thế giới. Ban bình-luận của ZENIT đã nhận được nhiều thư
khen ngợi và cám ơn Ðức Tổng Giám-Mục về chiều sâu và giản-dị của các
bài chia sẻ ngay từ ngày thứ hai của tuần tĩnh tâm.

Những thư yêu-cầu tái bản những bài suy-niệm đã đến từ nhiều nơi không
ngờ trước, chẳng hạn như Oslo, Na Uy. Những tờ báo đời có tính cách
thông-tin tổng-quát ở Nam Mỹ, Phi-Luật-Tân và Tây-Ban-Nha cũng đã ấn-
hành một số bài suy-niệm. Ngay cả phản-ứng của chính những người được
nghe Ðức Cha thuyết-giảng cũng không kém hào hứng. Ða số các vị đó là
những Hồng-Y, Giám-Mục và cộng-sự-viên ở Giáo-Triều Rôma, đã hết sức
chăm-chú theo dõi 22 bài suy-niệm của Ngài.
Những bài suy-niệm được mộ mến đặc-biệt bởi vì "đơn-giản nhưng sâu-
sắc," tổng hợp một cách hài-hòa giữa "chiều-kích Thánh-Kinh, Giáo Phụ,
thần học với kinh nghiệm cá-nhân" được truyền-đạt "không những bằng lời
nói mà còn bằng cả con tim." Một trong số các Ðức Hồng Y tham dự chia
sẻ: "Ðây là một cuộc nói chuyện về Phúc-Âm có tính cách đơn-giản. Thật là
rõ-rệt, chúng ta phải đi theo phương cách nầy."

Ðức Tổng Giám-Mục đã xen kẻ vào những bài thuyết-giảng bằng những
câu pha trò, một yếu-tố giúp thính-giả "hội-nhập" với những suy-tư của
Ngài. Ðể trả lời cho một trong những cộng-sự-viên của Ðức Thánh-Cha đã
biết rỏ nét độc-đáo của lối trình-bày, Ðức Cha Nguyễn-Văn-Thuận đã nói:
"Nội-dung luôn luôn là một. Nhưng cách nấu nướng thì có tính cách Á-
Ðông. Do vậy, vào năm 2000, thay vì dùng muỗng nỉa để ăn, chúng ta ăn
bằng đôi đũa."

Phần Kết Luận:


Ðức Thánh Cha yêu-cầu Ðức Cha Thuận in các bài giảng thành sách

Vào cuối Tuần Tĩnh Tâm, Ðức Thánh Cha đã yêu-cầu Ðức Tổng Giám-Mục
Nguyễn-Văn-Thuận viết lại thành sách những suy-tư đó để có thể giúp ích
cho nhiều người." Ngoài ra, trước khi rời Tòa Thánh để đi hành hương
Thánh-Ðịa, Ðức Thánh Cha đã gởi cho Ðức Tổng Giám-Mục một bức thư
riêng, trong đó Ngài viết:

"Cha hy-vọng rằng trong Năm Ðại Thánh là thời-gian đặc-biệt để tỏ bày
những chứng-nghiệm của những người đã khổ đau vì Ðức Tin, và đã can-
trường trải qua nhiều năm tháng dài trong chốn lao-tù, thiếu-thốn đủ thứ.
Ðức Cha đã chia-sẻ chứng-nghiệm đó cho chúng tôi với tâm tình nồng ấm
và xúc động, chứng tỏ rằng trong đời sống mỗi cá-nhân, lòng thương xót khi
trổi vượt lên trên mọi lý-luận nhân-sinh thì vô bờ bến, nhất là vào những lúc
đớn đau tột độ. Ðức Cha đã liên-kết chúng tôi với những người ở những
phần đất khác nhau trên thế-giới đang còn phải trả một giá rất cao cho Ðức
Tin của họ ở nơi Ðức Kitô."

"Dựa vào Thánh-Kinh và giáo-huấn của các Giáo-Phụ, cũng như những
kinh-nghiệm bản thân, nhất là trong những năm tù đày vì Ðức Kitô và Giáo-
Hội của Ngài, Ðức Cha đã chứng-tỏ quyền-năng của Lời Chúa mà, đối với
các môn-đệ, là sự kiên-cường trong Ðức Tin, là của ăn nuôi sống phần hồn
và là một mùa xuân trong sáng và viên-mãn của đời sống tinh thần."

Back to Radio Veritas Asia Home Page

Nội Dung Tóm Lược


Bài Giảng ngày 13/3/2000 của ÐTGM N.V. Thuận:
Chỉ có Chúa
là nơi nương tựa chắc chắn của chúng ta
Kitô-hữu phải trao ban cho thế-giới
niềm Hy-Vọng nầy

Anh Ðổ Tấn Hưng và LM Phan Văn Hiền Chuyển Ngữ

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

VATICAN, ngày 13 tháng 3 năm 2000


Chỉ có Chúa là nơi nương tựa chắc chắn của chúng ta
Kitô-hữu phải trao ban cho thế-giới niềm Hy-Vọng nầy.

Vào ngày thứ hai tuần lễ tĩnh-tâm của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Ðệ
Nhị và các cộng-sự-viên của Ngài thuộc Giáo-Triều Rôma, các bài suy-niệm
đều được hướng về niềm "Hy-Vọng ở nơi Thiên-Chúa". Sống trong một thế-
giới đầy dẫy mâu-thuẫn giữa tiến-bộ và thoái-hóa, Ðức Tổng Giám-Mục
Phanxicô Xavie Nguyễn-Văn-Thuận là vị thuyết giảng người Việt đã nhấn
mạnh rằng đời sống chỉ có ý nghĩa đích thực khi biết đặt niềm hy-vọng ở nơi
Thiên-Chúa.

Xà lim không cửa sổ

"Trong chín năm biệt giam, có một thời gian tôi bị giam kín trong một xà
lim không có cửa sổ. Ðôi khi đèn điện bật sáng ngày nầy qua ngày khác, có
khi lại ở trong tối tăm tuần nầy sang tuần nọ, tôi cảm thấy ngột ngạt vì sức
nóng và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên. Lúc bấy giờ tôi là một giám-mục trẻ
tuổi với tám năm kinh-nghiệm mục-vụ. Tôi không thể ngủ được. Tôi bị giày
vò bởi ý nghĩ phải bỏ rơi giáo-phận, phải bỏ dở những công việc của Chúa.
Tôi cảm thấy một sự phẫn-uất nổi lên trong tôi."

Chỉ có Chúa thôi

"Một đêm kia, tự trong thâm tâm vọng lên một tiếng nói như sau: "Tại sao
con phải tự giày vò mình như thế? Con phải biết phân-biệt giữa Chúa và
công việc của Chúa. Mọi việc con đã làm và còn muốn tiếp tục làm như
thăm viếng mục-vụ, huấn-luyện chủng-sinh, tu-sĩ nam nữ, giáo-dân, thanh
thiếu niên, xây cất học-đường, mở mang các thí-điểm truyền-giáo... đều rất
tốt, nhưng đó chỉ là công việc của Chúa, chứ không phải là Chúa. Nếu Chúa
muốn con rời bỏ những công việc đó và trao phó con trong tay Ngài thì con
hãy tức khắc vâng theo và hoàn toàn tín thác nơi Ngài. Chúa sẽ giao việc của
con cho những người khác có nhiều khả-năng hơn con. Con đã chọn Chúa,
chứ không phải công việc của Chúa."

"Áng sáng đó đã cho tôi một sức mạnh mới giúp biến đổi hoàn toàn cách
suy tư của tôi, và giúp tôi lướt thắng những khoảnh khắc mà xét về mặt thể
lý thì không tài nào chịu đựng nổi. Từ đó, một sự an bình mới tràn ngập tâm
hồn tôi và lưu lại nơi tôi suốt 13 năm tù đày. Tôi cảm thấy sự yếu hèn của
con người mình, nhưng tôi luôn luôn nhắc lại điều đã quyết-định khi phải
đối diện với nghịch-cảnh. Nhờ thế tôi không bao-giờ mất sự bình an. Chọn
Chúa chứ không phải việc của Chúa. Ðó là nền tảng của đời sống Kitô-hữu
trong mọi lúc."

"Tôi hiểu được rằng, bất cứ lúc nào, cuộc đời tôi cũng là một chuỗi những
quyết-định giữa Chúa và công-việc của Chúa. Một quyết-định luôn luôn đổi
mới là một sự hoán-cải. Ðiều cám dỗ của dân Chúa luôn luôn ở chỗ không
hoàn toàn tín thác nơi Ngài mà cố tìm kiếm sự nương tựa và an toàn ở nơi
khác. Ðó là kinh-nghiệm đớn đau mà những khuôn mặt sáng giá như Môi-
sen, Ða-vít, Sa-lô-môn... đã phải chịu đựng."

"Thánh-Kinh đã nói rõ ràng như thế. Ðó là kinh-nghiệm của các Thánh Tổ-
Phụ, các Ngôn-Sứ và những Kitô-hữu đầu tiên. Theo như đoạn 11 Thư gởi
tín-hữu Do-Thái, thành-ngữ 'bởi đức tin' xuất hiện 18 lần và thành-ngữ 'với
đức tin' chỉ một lần." Ðó cũng là chìa khóa khi đọc hạnh vô số các thánh
nam nữ suốt hai ngàn năm lịch-sử Kitô-giáo và họ đã thí mạng sống mình vì
đạo. Trong những gương sáng đó, Ðức Maria là người nổi bật nhất. Mẹ là
người phụ-nữ "đã chọn Chúa mà quên đi những dự tính riêng tư mặc dầu
hoàn toàn không chút thông hiểu gì về mầu-nhiệm đang xảy ra trong cơ-thể
của Mẹ cũng như định-mệnh đang an bài trên Mẹ."

Câu trả lời cho thế-giới ngày nay

"Chọn Chúa, chứ không phải công-việc của Chúa: đó là câu trả lời xác thực
nhất cho thế-giới ngày nay, là hành-trình đưa đến kế-hoạch của Chúa được
hoàn thành trong ta, trong Giáo-Hội, trong nhân-loại ngày nay. Có thể những
kẻ chọn Chúa phải trải qua những khổ nạn, nhưng họ vui-vẻ chấp-nhận tiêu
tan sản-nghiệp, vì họ biết rằng họ có những sản-nghiệp lớn lao hơn mà
không ai có thể lấy khỏi họ được."

Back to Radio Veritas Asia Home Page

Nội Dung Tóm Lược


Bài Giảng ngày 14/3/2000 của ÐTGM N.V. Thuận:
Bí Quyết của sự Thánh Thiện:
Sống mỗi ngày như là ngày cuối cùng

Anh Ðổ Tấn Hưng và LM Phan Văn Hiền Chuyển Ngữ

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Vatican, ngày 14 tháng 3 năm 2000


Bí Quyết của sự Thánh Thiện:
Sống mỗi ngày như là ngày cuối cùng

Hôm nay, tiếp-tục giảng thuyết Tĩnh-Tâm cho Ðức Thánh Cha Gioan
Phaolồ Ðệ-Nhị và các cộng-sự-viên của Ngài ở trong Giáo-Triều Rôma, Ðức
Tổng Giám-Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận đã đề-cập đến sự
"Phiêu Lưu của niềm Hy-Vọng."

"Sau khi bắt tôi vào tháng tám năm 1975, hai người công an đã dẫn tôi ban
đêm đi từ Saigon ra Nha-Trang, một hành-trình dài 450 cây số. Như vậy là
khởi đầu cuộc đời tù đày của tôi, không giờ giấc, không ngày đêm. Ở trong
nước tôi có một thành-ngữ như sau: 'Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại'
(nghĩa là: một ngày ở trong tù bằng ngàn năm ở ngoài tự-do). Chính tôi đã
kinh-nghiệm điều đó. Khi ở trong tù, ai nấy đều chờ đợi được trả tự-do, từng
ngày, từng phút. Ðầu óc tôi chồng chất những tâm-tư lẫn-lộn: buồn chán, sợ
hãi, căng thẳng. Tôi cảm thấy cõi lòng tan nát vì sống xa cách tín-hữu của
tôi. Trong đêm tối dày đặc nầy, ở giữa đại dương của khắc-khoải và ác
mộng đó, dần dần tôi bắt đầu tĩnh thức: 'Tôi phải đương đầu với thực-tại.
Tôi đang ở tù. Phải chăng đây là một cơ hội tốt để làm một điều gì hay? Và
rồi đây, trong cuộc đời có bao lần tôi lại được một dịp tốt như thế này nữa?
Ðiều chắc chắn trong đời là cái chết. Do đó, tôi phải lợi-dụng những cơ-hội
xảy đến cho tôi mỗi ngày để chu-toàn những công-việc tầm thường hằng
ngày một cách phi thường.'" (ÐHV số 818)

"Trong những đêm dài quẫn bách, tôi tự nhủ rằng sống giây phút hiện-tại là
đường lối đơn-giản và chắc-chắn nhất để đạt tới sự thánh-thiện. Niềm xác-
tín đó đã gây cảm-hứng cho lời cầu nguyện sau đây: "Lạy Chúa Giêsu, con
sẽ không chờ đợi, con muốn sống giây phút hiện-tại cho tràn đầy tình
thương. Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi
chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Ðường
hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Ðời hy vọng do mỗi phút hy vọng. (ÐHV số
977). Lạy Chúa Giêsu, cũng thế, Chúa đã luôn luôn làm hài lòng Ðức Chúa
Cha. Mỗi phút giây, con muốn thưa cùng Chúa rằng: Lạy Chúa Giêsu, con
kính mến Chúa, con thật sự luôn luôn làm lại với Chúa một giao-ước mới và
vĩnh-cửu. Mỗi phút giây con muốn cùng toàn thể Giáo-Hội ca tụng Chúa:
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh-Thần..."

Sứ-điệp viết trên giấy lịch

"Trong những tháng kế tiếp, khi tôi bị quản-thúc ở làng Cây Vông, Nha
Trang, ngày cũng như đêm, ở dưới sự canh chừng thường xuyên của công
an, một tư-tưởng đã ám-ảnh tôi: 'giáo-dân mà tôi rất mến thương đã như một
đàn chiên không có chủ chăn! Làm sao tôi có thể tiếp-xúc với giáo-dân của
tôi, chính ngay lúc nầy đây, khi họ rất cần đến một mục-tử?' Các nhà sách
Công-Giáo đã bị tịch-thu; trường học Công-Giáo bị đóng cửa; các giáo-viên,
nam nữ tu-sĩ bị phân tán; một số đi nông-trường lao-động, số khác đi 'vùng
kinh-tế mới'. Sự xa lìa giáo-dân là một cú "sốc" làm tan nát tim tôi".
"'Tôi sẽ không chờ đợi', Tôi tự nhủ như thế. 'Tôi sẽ sống giây phút hiện-tại,
làm cho nó tràn đầy tình thương. Nhưng như thế nào?' Một đêm kia tôi chợt
hiểu ra rằng: 'Phanxicô, rất đơn-giản, hãy làm như Thánh Phaolồ đã làm khi
Ngài bị cầm tù: hãy viết thư cho các giáo-đoàn.' Hôm sau, vào tháng mười
năm 1975, tôi ra hiệu gọi một cậu bé 5 tuổi tên Quang là một Kitô-hữu. 'Con
về nói với má con mua cho ông mấy xấp lịch cũ.' Ngay hôm đó, vào lúc đêm
tối, cậu bé Quang mang đến cho tôi mấy xấp lịch cũ và mỗi đêm trong các
tháng mười và mười một năm 1975, tôi đã viết sứ-điệp cho giáo-hữu của tôi
từ trong ngục tù. Mỗi buổi sáng, cậu bé đến lấy những mảnh giấy lịch tôi đã
viết để mang về nhà. Rồi anh chị cậu chép lại những sứ-điệp đó. Thế là sách
"Ðường Hy-Vọng" đã được viết ra. Hiện nay cuốn sách này đã được dịch ra
11 ngôn-ngữ khác nhau."

(Mặc dù Ðức Tổng Giám-Mục Nguyễn-Văn-Thuận đã không đề-cập tới,


những suy tư của ngài đã được chuyền tay nhau giữa dân chúng. Và cuối
cùng những sứ điêp đó đã rời khỏi nước cùng với các "Thuyền-Nhân" vượt
biên.)

Con Ðường đưa đến sự Thánh-Thiện

"Khi ra khỏi nước, tôi đã nhận được một lá thư của Mẹ Têrêxa ở Calcutta
với những lời lẽ sau đây: 'Ðiều đáng kể không phải là số lượng công-tác
được hoàn thành, nhưng là mức-độ tình yêu mà ta để vào trong mỗi công-
tác.' Kinh-nghiệm đó đã củng-cố trong tôi ý niệm là phải sống mỗi ngày,
mỗi phút giây của cuộc đời ta như là phút giây cuối cùng; hãy dẹp bỏ những
gì là phụ-thuộc; chỉ tập-trung vào những gì là chính yếu. Mỗi chữ, mỗi cử-
chỉ, mỗi cú điện-thoại, mỗi quyết-định phải là những phút giây đẹp nhất đời
ta. Chúng ta phải thương yêu mọi người, chúng ta phải tươi cười với mọi
người mà đừng đánh mất một giây phút nào."

Back to Radio Veritas Asia Home Page

Nội Dung Tóm Lược


Bài Giảng Khai Mạc của ÐTGM N.V. Thuận:
Hy vọng là thách đố lớn nhất
của thế giới ngày nay

Anh Ðổ Tấn Hưng và LM Phan Văn Hiền Chuyển Ngữ

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

(Vatican chiều ngày 12 tháng 3 năm 2000)


Bài Giảng Khai Mạc
Hy vọng là thách đố lớn nhất của thế gíới ngày nay

Chỉ có tình yêu là điều chắc chắn

"Những ngày tĩnh tâm này là thời gian thuận tiện để tạ ơn Thiên Chúa vì tình
thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Ngài nâng cao những người nhỏ
bé bần cùng và đặt họ ngang hàng với hạng vua chúa. Thật vậy, chúng ta
được Thiên Chúa chọn không phải vì tài trí hay công trạng của chúng ta,
nhưng chỉ vì do lòng thương xót của Ngài. Thiên Chúa phán: "Ta yêu
thương con đến muôn đời". Ðây chính là bảo đảm của chúng ta. Và đây cũng
là niềm hảnh diện của chúng ta vì chúng ta ý thức một cách rõ rệt mình được
chọn gọi là do tình yêu thương của Thiên Chúa."

Gia phả của Chúa Giêsu bao gồm cả những người tội lỗi và đàng điếm

Vấn đề tội lỗi và ân sủng. Nhìn lại danh sách các vua trong gia phả của Chúa
Giêsu Kitô, chúng ta chỉ tím thấy có hai vị giữ trung tín với Thiên Chúa. Ðó
là Hezekiah va Jeroboam. Tất cả các vua còn lại, kẻ thì thờ ngẩu tượng,
người thì sát nhân hoặc vô luân... Ngay cả vua David nổi danh cũng vừa
thánh thiện vừa tội lỗi. Bằng những giọt nước mắt đắng cay chua xót, David
đã tự thú tội ngoại tình và sát nhân của mình trong các Thánh Vịnh, nhất là
Thánh Vịnh 51, nay trở thành lời nguyện thống hối được lập đi lập lại nhiều
lần trong Phụng Vụ của Giáo Hội.

Ngay cả những người đàn bà trong gia phả của Chúa Giêsu cũng gây chấn
động không kém. Tất cả đều ngoại lệ. Tamar là người tội lỗi. Rahab làm đĩ.
Ruth là người ngoại kiều. Còn người đàn bà thứ tư, thánh sử Mathêô không
dám nhắc đến tên. Nhưng chúng ta biết đó là bà Bethshaba, vợ của Uriah mà
David đã ngoại tình.

Tội lỗi ca khen lòng thuơng xót của Thiên Chúa

"Tuy nhiên, dòng sông lịch sử ngập tràn tội lỗi đó trở thành nguồn nước tinh
tuyền khi thời gian viên mãn cận kề. Thật vậy, nơi Ðức Maria, người Mẹ;
nơi Ðức Giêsu, Dấng Cứu Thế, tất cả mọi thế hệ đều được cứu độ. Danh
sách những người tội lỗi mà thánh sử Mathêô ghi lại trong gia phả của Chúa
Giêsu Kitô không làm cho chúng ta xấu hổ khó chịu, trái lại, chính đó làm
nổi bật mầu nhiệm lòng xót thương của Thiên Chúa. Hơn nữa, trong Tân
Ước, chính Chú Giêsu cũng chọn những người xem ra bất xứng như Phêrô,
kẻ chối Chúa 3 lần; như Phaolô, kẻ bắt bớ Ngài, để trở thành rường cột của
Giáo Hội.

Khi viết sử, thông thường người ta chỉ kể lại những chiến công, những anh
hùng hay vĩ nhân của dân tộc. Còn lịch sử của dân Chúa, sử gia không ngần
ngại kể ra cả những khuyết điểm, tội lỗi của tiền nhân. Thật lạ lùng. Nhưng
điều này làm nổi bật mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa đối với dân của
Ngài."

Niềm hy vọng ngày nay

"Ý thức về sự yếu đuối của con người và tình yêu thương của Thiên Chúa là
2 yếu tố quan trọng của niềm hy vọng. Toàn bộ Cựu Ước đều hướng đến hy
vọng: Thiên Chúa đến để thiết lập Vương Quốc của Ngài, đến để tái lập
Giao Ước, đến để thành lập một Dân Mới, đến để xây dựng một Thành
Giêrusalem Mới, đến để kiến tạo một Ðền Thờ Mới và đến để tái tạo thế
giới. Với việc xuống thế làm người, triều đại Ngài đã đến giữa trần gian.
Nhưng Chúa Giêsu cũng cho chúng ta biết triều đại này chưa được hoàn tất.
Như hạt giống trong lòng đất, triều đại Ngài đang phát triển dần dần. Vì thế
Giáo Hội của Ngài luôn lữ hành như những con người của hy vọng."

"Ngày nay, hy vọng có lẻ là thách đố lớn nhất. Charles Peguy thường nói:
"Ðức tin mà tôi thích nhất là hy vọng. Ðúng vậy, bởi vì trong hy vọng, đức
tin, được biểu lộ qua việc bác ái, mở ra con đường mới đi vào tận tâm hồn
của con người. Ðức tin đó hướng người ta đến việc xây dựng một thế giới
mới, một nền văn minh tình thương và dẫn đưa cả thế giới đến tận hưởng
cuộc sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ðây chính là cách thế mà
Chúa Giêsu đã thực hiện và truyền đạt trong Tin Mừng. Và đây cũng là ơn
gọi của chúng ta. Như trong thời kỳ Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa tiếp
tục hành động nơi những con người có tinh thần nghèo khó, nơi những kẻ
khiêm nhường, và ngay nơi cả những người tội lỗi biết thật lòng thống hối
trở về với Ngài."

Back to Radio Veritas Asia Home Page

You might also like