You are on page 1of 3

Sứ Ðiệp Giáng Sinh 2000

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai


Radio Veritas Asia, Philippines
Sứ Ðiệp Giáng Sinh của ÐTC Gioan Phaolô II năm 2000.
Lời giới thiệu: Trưa ngày lễ Giáng Sinh, thứ hai 25 tháng 12/2000, liền sau Thánh Lễ do ÐHY
Angelo Sodano, quốc vụ khanh Tòa Thánh, chủ tế, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ÐTC Gioan
Phaolô II đến và ngồi trên ngai đặt trước bàn thờ chính, để đọc Sứ Ðiệp Giáng Sinh và Ban
Phép lành Tòa Thánh cho thành Roma (Urbi) và cho toàn thế giới (Orbi) (Urbi et Orbi), với ơn
Toàn Xá. Trong sứ điệp Giáng Sinh, trước hết ÐTC trình bày suy niệm của ngài về Mầu Nhiệm
Nhập Thể: Con Thiên Chúa làm người để ban lại cho con người ơn cứu rỗi, được nhận làm con
cái Thiên Chúa Cha. Mầu Nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm của sự sống và hy vọng, để đương đầu
với nền văn hóa của sự chết, chiến tranh, hận thù, khai thác, loại trừ. ÐTC đã nói như sau:
"Con người đầu tiên, Ađam, trở nên hữu thể có sự sống: còn Ađam cuối cùng trở nên thánh thần
ban sự sống" (1 Co 15,45).
Ðó là những lời của thánh tông đồ Phaolô tổng kết mầu nhiệm của nhân loại được Chúa Kitô
cứu chuộc. Một mầu nhiệm được dấu ẩn trong chương trình đời đời của Thiên Chúa; một mầu
nhiệm, theo một nghĩa nào đó, đã trở thành lịch sử, với sự nhập thể của Ngôi Lời hằng hữu của
Thiên Chúa Cha; một mầu nhiệm mà Giáo Hội đang sống một lần nữa với niềm xúc động sâu xa,
trong lễ Giáng Sinh của năm 2000, năm của Ðại Toàn Xá.
Ađam là con người đầu tiên, Chúa Kitô là thần khí ban sự sống: những lời của thánh tông đồ
Phaolô giúp chúng ta nhìn thấy sâu xa hơn, giúp chúng ta nhìn nhận nơi Con Trẻ giáng sinh tại
Bêlem là Con Chiên đã bị hiến tế, và là Ðấng mạc khải ý nghĩa của lịch sử (x. KH 5,7 - 9). Lúc
Người giáng sinh, thời gian và vĩnh cửu gặp nhau: Thiên Chúa nơi con người và con người nơi
Thiên Chúa.
2. "Con người đầu tiên Ađam trở thành hữu thể có sự sống". Thiên tài bất tử Michelangelo đã vẽ
ra trên trần Nhà Nguyện Sixtine giây phút Thiên Chúa Cha trao ban hồng ân sự sống cho con
người đầu tiên, và làm cho nó trở thành "hữu thể có sự sống".
Giữa ngón tay của Thiên Chúa và ngón tay của con người đưa ra hướng về nhau và gần như là
chạm vào nhau, nơi khoảng cách đó xem ra như có một lằn lửa vô hình: Thiên Chúa thông truyền
cho con người sức mạnh của chính sự sống Ngài, khi tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài và
giống như Ngài.
Thần Khí nầy là nguồn gốc của phẩm vị duy nhất của mọi hữu thể con người, của khát vọng vô
cùng của nhân tính hướing về cái vô biên. Tư tưởng chúng ta ngày hôm nay hướng về chính giây
phút đầu tiên của mầu nhiệm không thể thấu hiểu được, giây phút khởi đầu của sự sống con
nguời trên mặt đất, khi chúng ta chiêm ngắm Con Một của Thiên Chúa Cha, Ðấng trở thành con
của loài nguời, dung mạo đời đời của Thiên Chúa được phản chiếu trong dung mạo của Con Trẻ.
3. "Con người đầu tiên Adam trở thành hữu thể có sự sống". Do bởi ánh lửa thần đặt vào bên
trong con người, mà con người là một hữu thể có trí khôn và sự tự do, và như thế có khả năng
chịu trách nhiệm quyết định đối với chính mình và vận mệnh riêng của mình.
Bức Họa nổi tiếng của Nhà Nguyện Sixtine tiếp tục với cảnh về tội nguyên tổ: con rắn, quấn
tròn theo thân cây, thuyết phục nguyên tổ đầu tiên của chúng ta ăn trái cấm. Thiên tài của nghệ
thuật và chiều sâu của biểu tượng kinh thánh được hòa nhập tuyệt vời với nhau để gợi lên giây
phút bi thảm đó, giây phút khởi đầu của một lịch sử phản loạn, tội lỗi và đau buồn, từ phía nhân
loại. Nhưng thử hỏi liệu Thiên Chúa có bỏ quên công việc do tay ngài tạo nên, tuyệt tác của tạo
vật, hay sao? Chúng ta biết được câu trả lời của đức tin như sau: "Khi thời giờ đã nên trọn, Thiên
Chúa Cha sai Con Ngài xuống, sinh ra bởi người nữ, sinh ra trong lề luật, để cứu chuộc những ai
sống dưới lề luật, ngõ hầu chúng ta có thể được quyền trở nên dưỡng tử của Ngài" (Gal 4,4- 5).
Những lời của thánh Tông Ðồ Phaolô vang lên với sự hùng hồn đích thực, khi chúng ta chiêm
ngắm biến cố đáng phục Giáng Sinh, trong năm của Ðại Toàn Xá. Nơi Con Trẻ mới sinh, nằm
trong máng cỏ, chúng ta chúc mừng "Adam mới", trở thành Thần Khí ban sự sống cho chúng ta.
Trọn cả lịch sử của thế giới hướng về Người, Ðấng được sinh ra tại Bêlem, ngỏ hầu thiết lập lại
niềm hy vọng cho từng người nam nữ trên mặt đất.
4. Từ máng cỏ, đôi mắt chúng ta hôm nay nhìn về toàn thể nhân loại, một nhân loại được mời
gọi lảnh nhận hồng ân của Adam thứ hai, tuy vẫn còn lãnh nhận phần gia tài tội lỗi của Adam thứ
nhất. Thử hỏi có phải lời thưa "Không" đầu tiên với Thiên Chúa, được lặp lại trong mỗi tội con
người phạm, (thử hỏi) có phải lời thưa "Không" đầu tiên đó tiếp tục làm méo mó dung mạo nhân
loại hay không? Những trẻ thơ phải chịu nạn bạo lực, bị hạ nhục và bỏ rơi, những người phụ nữ
bị hảm hiếp và bị lạm dụng khai thác, những nguời trẻ, những nguời lớn và những vị cao niên bị
loại ra ngoài lề xã hội, những đoàn nguời khôn cùng bị lưu đày và đi tị nạn, bạo lực và xung đột
tại biết bao nơi trên thế giới.
Tôi lo âu nghĩ đến Thánh Ðịa, nơi mà bạo lực tiếp tục làm cho con đường khó khăn dẫn đến hòa
bình, bị dính máu. Và có thể nói gì về những quốc gia - giờ đây tôi nghĩ đặc biệt đến Indonesia -
nơi mà những anh chị em chúng ta trong đức tin, đang phải trải qua giây phút khó khăn của thử
thách và đau khổ? Chúng ta không thể không gợi lại hôm nay rằng những bóng tối của sự chết
chóc đang hăm dọa mạng sống con người ở mọi hạng tuổi, và đặc biệt đang hăm dọa mạng sống
con người ở ngay lúc khởi đầu và lúc kết thúc tự nhiên của nó. Cám dổ trở nên mạnh mẽ hơn, để
làm chủ sự chết bằng cách làm cho nó đến sớm hơn, dường như thể chúng ta làm chủ mạng sống
mình cũng như mạng sống của những kẻ khác. Chúng ta đối diện với những dấu chỉ báo nguy
của nền văn hóa sự chết, đang hăm dọa nghiêm trọng tương lai.
5. Tuy nhiên, cho dù bóng tối xem ra dày đặc đến mấy đi nữa, niềm hy vọng của chúng ta vào
chiến thắng của Ánh Sáng đã xuất hiện trong Ðêm Thánh tại Bêlem, còn mạnh mẽ hơn. Quả thật,
có biết bao điều tốt đã được thực hiện một cách âm thầm, bởi những con người nam nữ hằng
ngày sống Ðức Tin, chu toàn công việc, dấn thân cho gia đình của họ và phục vụ điều thiện hảo
của xã hội. Và cũng thật là khích lệ những cố gắng của những ai, kể cả của những con người nam
nữ trong sinh hoạt công cộng, đang cố cỗ võ tôn trọng nhân quyền của mọi người, và cỗ võ gia
tăng tình liên đới giữa các dân tộc thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, ngõ hầu món nợ của
những quốc gia nghèo nhất được giải tha, và ngõ hầu những hiệp ước hòa bình trong danh dự
được đạt đến giữa các quốc gia đang xung đột với nhau thật bi thảm.
6. Với các dân tộc khắp nơi trên thế giới, đang can đảm tiến đến các giá trị dân chủ, sự tự do, sự
tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau, với tất cả mọi người thiện chí, bất luận thuộc về nền văn hóa
nào, sứ điệp vui mừng của Lễ Giáng Sinh hôm nay được gởi đến họ là: "Hòa Bình dưới thế cho
con người được Thiên Chúa yêu thương" (Lc 2,14).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã giáng sinh tại Bêlem vì chúng con,
Chúa yêu cầu nơi nhân loại đang tiến đến ngàn năm mới, hãy tôn trọng mọi người, nhất là những
kẻ bé mọn và yêu đuối,
Chúa yêu cầu chấm dứt mọi hình thức của bạo lực, chấm dứt chiến tranh, đàn áp và mọi tấn công
vào sự sống.
Lạy Chúa Kitô, mà chúng con hôm nay chiêm ngắm nằm trong đôi tay của Mẹ Maria, Chúa là lý
do cho niềm hy vọng của chúng con.
Thánh Phaolô nói với chúng con rằng: "Ðiều củ đã qua rồi, và đây điều mới đã đến" (2 Co 5, 17).
Trong Chúa và chỉ trong Chúa mà thôi, nhân loại được ban cho cơ may để trở thành "tạo vật
mới".
Lạy Con Trẻ Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì món quà nầy!
Nguyện chúc tất cả Lễ Giáng Sinh đầy hạnh phúc!
Sau những lời trên, ÐTC đã nói lời chào chúc bằng 59 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt Nam
(50): "Chúc Mừng Giáng Sinh". Cuối cùng, ÐTC ban phép lành tòa thánh cho thành Roma và
cho toàn thế giới, với ơn Toàn Xá.

Back to Radio Veritas Asia Home Page

You might also like