You are on page 1of 3

Sứ Ðiệp Phục Sinh 1998

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai


Radio Veritas Asia, Philippines
Thánh Lễ Phục Sinh và Sứ Ðiệp Phục Sinh của ÐTC Gioan Phaolô II vào Trưa Chúa Nhật Phục
Sinh 12/04/1998.
Vào lúc 10:30 sáng Chúa Nhật vừa qua, ÐTC Gioan Phaolô II đã cử hành Thánh Lễ
Phục Sinh tại Quảng Trường Trước Ðền Thờ Thánh Phêrô ở Roma, với sự hiện diện của
gần một trăm ngàn tín hữu. Quanh Bàn Thờ chính, có rất nhiều hoa đẹp đến từ Hòa Lan.
ÐTC đã không có giảng sau Phúc Âm, vì vào cuối Thánh Lễ, ÐTC đọc sứ điệp Phục Sinh
gởi toàn thể Dân Chúa trên thế giới, cùng với Phép Lành Trọng Thể với ơn Toàn Xá. Ðây
là phép lành Tòa Thánh thường được gọi là URBI et ORBI, nghĩa là cho Thành ROMA
và cho toàn THẾ GIỚI.
Sau đây là nguyên văn bản dịch tiếng Việt của Sứ Ðiệp Phục Sinh của ÐTC.
1. "Anh chị em biết những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu thành Nazareth? Chúng tôi đây là chứng
nhân cho tất cả những gì đã được Chúa thực hiện tại miền Giuđêa và tại Giêrusalem" (x. TÐCV
10,37-39).
Ðó là những lời mà Tông Ðồ Phêrô, người chứng của sự Phục Sinh của Chúa Kitô, ngỏ với viên
quan Cornelio và gia đình Ông.
Ngày hôm nay các chứng nhân làm chứng. Họ nói lên lời chứng; họ là những chứng nhân tận
mắt, có hiện diện trong những biến cố của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh; họ là những kẻ trước đó
đã lo sợ trước Công Nghị Do Thái, những kẻ vào ngày thứ ba đã gặp thấy mồ trống. Những
chứng nhân của sự Phục Sinh Chúa trước hết là những người nữ thành Giêrusalem và Maria
Magdala; sau đó đến các tông đồ được các người nữ báo tin: trước là Phêrô và Gioan, rồi đến tất
cả những người khác. Cả Saolô thành Tarsô cũng là chứng nhân; ông đã trở lại cùng Chúa trước
cửa thành Damasco; Chúa đã thương cho ông được cảm nghiệm quyền năng của sự Phục Sinh
Ngài, ngõ hầu ông trở thành "chiếc bình sành được tuyển chọn" cho công việc truyền giáo của
giáo hội sơ khai.
2. Phải, ngày hôm nay, các chứng nhân nói lời làm chứng. Không phải chỉ những chứng nhân
đầu tiên, những chứng nhân tận mắt, mà cả những ai đã biết được sứ điệp phục sinh từ các chứng
nhân đầu tiên, và đã làm chứng cho Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại, từ thế hệ nầy sang
thế hệ khác. Vài người đã là chứng nhân cho đến đổ máu mình ra; và nhờ các ngài, Giáo Hội đã
tiếp tục tiến bước cả giữa sự bách hại và những ngoan cố chối từ.
Dựa trên lời chứng liên lỉ nầy, Giáo Hội được lớn lên và được phổ biến khắp nơi trên mặt đất.
Ngày hôm nay là lễ của tất cả những chứng nhân, cả của những chứng nhân của thế kỷ 20 chúng
ta, đã rao giảng Chúa Kitô "giữa cuộc thử thách to lớn" (KH 7,14), bằng việc tuyên xưng cái
Chết và sự Sống Lại của Chúa nơi những trại tập trung và trong những Gulag, duới sự hăm dọa
của bom đạn, giữa sự khủng khiếp do lòng thù ghét mù quáng gây ra, một sự thù ghét đã xúc
phạm đến các cá nhân và cả những dân tộc nữa. Ngày hôm nay những chứng nhân đó đến từ
cuộc thử thách to lớn và hát bài ca tôn vinh Chúa Kitô. Trong Chúa Kitô, Ðấng sống lại từ bóng
tối sự chết, sự sống được biểu lộ.
3. Ngày hôm nay, cả chúng ta đây cũng là những chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh, và chúng
ta lặp lại lời rao giảng của Chúa về Hòa Bình cho toàn thể nhân loại đang tiến về ngàn năm thứ
ba. Chúng ta làm chứng cho cái Chết và sự Sống Lại của Chúa, đặc biệt cho con người thời đại
chúng ta, những kẻ có liên lụy trong những cuộc chiến huynh đệ và tàn sát lẫn nhau, những cuộc
chiến mở lại những vết thương của những tranh chấp chủng tộc và đang xảy ra tại nhiều vùng
của mọi đại lục, nhất là tại Phi Châu và Âu Châu, vừa gieo rắc những mầm giống của sự Chết
chóc và của những cuộc xung đột mới, mở ra một tương lai đau buồn. Lời rao giảng Hòa Bình
nầy được gởi đến tất cả những ai đang sống xem ra như không cùng trên đồi Calvariô, bị thiệt
thòi trong những khát vọng của họ có được phẩm giá, được hưởng những quyền lợi của nhân vị,
được hưởng sự công bằng, có công ăn việc làm và những điều kiện sống công bằng hơn.
Ước chi lời rao giảng Hòa Bình nầy soi sáng cho những vị trách nhiệm các dân tộc và mọi người
thiện chí, đặc biệt tại Trung Ðông và nhất là tại Giêrusalem, nơi mà Hòa Bình bị nguy hiểm vì
những quyết định chính trị liều lĩnh. Ước gì lời rao giảng Hòa Bình nầy mang lại can đảm cho
những ai đã tin tưởng và hiện còn tin tưởng vào sự đối thoại, để giải quyết những căng thẳng
quốc gia và quốc tế. Ước gì lời rao giảng Hòa Bình nầy đổ vào trong tâm hồn của tất cả sự can
đảm của niềm hy vọng, một niềm hy vọng được phát sinh từ sự thật được nhìn nhận và được tôn
trọng, ngõ hầu được mở ra, trong thế giới, những chân trời mới và đầy triển vọng của tình liên
đới.
4. Lạy Chúa Kitô, Ðấng đã chết và sống lại cho chúng con, Chúa là nền tảng của niềm hy vọng
chúng con. Chúng con muốn lấy làm của mình lời chứng của Phêrô và lời chứng của biết bao
anh chị em qua các thế kỷ, để đem đặt chúng nơi ngưỡng cửa của ngàn năm mới. Quả thật,
"phiến đá mà những thợ xây loại bỏ, đã trở thành đá góc tường" (TV 117(118),22). Trên nền tảng
"Ðá Góc Tường" nầy, được xây lên giáo hội của Thiên Chúa hằng sống, giáo hội của Chúa Kitô
phục sinh. Trong phụng vụ ngày hôm nay, Giáo Hội Chúa hát lên bài ca cũ nhưng luôn luôn mới.
Với những lời đầy sự hăng say, Giáo Hội công bố chiến thắng của sự sống trên sự chết. "Mors et
Vita duello".. Sự sống và sự chết, hai bên song đấu. Chúa của sự sống đã chết, nhưng bây giờ lại
sống và chiến thắng. Và dường như chuyện mới vừa xảy ra hôm qua, Giáo Hội hướng về Maria
Magdala, người đầu tiên đã gặp Chúa Phục Sinh, mà hỏi rằng: Dic nobis, Maria. Hỡi Maria, hãy
nói cho chúng tôi biết, trên đường đi, bà đã thấy gì? (Tôi đã thấy) Ngôi Mộ của Chúa Kitô hằng
sống, Vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh, Các Thiên Thần làm chứng cho Chúa , Tấm khăn
liệm và các miếng vải quấn. Chúa Kitô niềm hy vọng của tôi đã sống lại. Và Chúa đi trước các
ông đến Galilêa.
5. Ngày hôm nay, Lạy Chúa phục sinh, Chúa muốn gặp gỡ với chúng con, tại khắp mọi nơi trên
mặt đất, như (hôm qua, xưa kia) Chúa đã gặp các tông đồ tại Galilêa. Nhờ cuộc gặp gỡ nầy,
chúng con có thể lặp lại rằng: Scimus Christum surrexisse a mortuis vere. Ðúng vậy, chúng con
biết chắc Chúa Kitô đã sống lại thật.
Lạy Chúa, Vua vinh hiển, xin mang đến cho chúng con Ơn Cứu Rỗi của Chúa.
Ðó là nguyên văn sứ điệp Phục Sinh của ÐTC Gioan Phaolô II. Sau những lời trên, ÐTC
chúc mừng phục sinh bằng 52 thứ tiếng, bắt đầu bằng tiếng Ý và kết thúc bằng tiếng
BaLan. Một lần nữa, như năm 1997 vừa qua, tiếng Việt Nam đã không được nghe ÐTC
nói. Phản ứng của các hảng tin quốc tế, là ÐTC đã kín đáo nhắc đến nguy cơ chiến tranh
tại Thánh Ðịa, khi ngài nói: Hòa binh bị nguy hiểm tại Trung Ðông và Giêrusalem vì
những quyết định chính trị liều lĩnh. Và cũng đã kín đáo nhắc đến tiến trình hòa bình vừa
bắt đầu tại Ái Lên, khi ÐTC nói: "Ước gì lời rao giảng Hòa Bình nầy mang lại can đảm
cho những ai đã tin tưởng và còn đang tin tưởng vào sự đối thoại, để giải quyết những
căng thẳng quốc gia và quốc tế" (xin xem đoạn 2, của số 3 sứ điệp).
Cuối cùng, ÐTC đã long trọng ban Phép Lành cho thành Roma và cho toàn Thế Giới,
với ơn Toàn Xá.
Kính chúc quý vị và các bạn nhiều Ơn Lành của Chúa Phục Sinh.
Back to Radio Veritas Asia Home Page

You might also like