You are on page 1of 15

Tiểu Luận Hướng Nghiệp

1. Thông tin sơ lược về người được phỏng vấn:


• Tên:
• Tuổi: 28
• Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
• Nơi thường trú: Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh
• Chức danh: Nhân viên kinh doanh (sales executive)
• Nơi làm việc: Công ty TNHH xyz
Phòng kinh doanh – marketing
• Lĩnh vực, phạm vi làm việc: Điều khiển hoạt động kinh doanh lĩnh vực bán
lẻ (sales retail) trên phạm vi khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
• Trình độ học vấn: Đại học – tốt nghiệp hệ tại chức ngành tài chính của
trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mô tả chi tiết công việc thường ngày của người được phỏng vấn:

Một nhân viên kinh doanh không những chỉ lĩnh vực bán lẻ, mà cho dù ở lĩnh vực
nào đi nữa thì công việc cơ bản của họ đó là xúc tiến việc kinh doanh sản phẩm của
công ty trên lĩnh vực mà họ đảm nhận.

Như vậy, chị đã làm những gì để xúc tiến việc kinh doanh của khâu bán lẻ?

Hằng ngày, chị bắt đầu công việc của mình vào 8 giờ 30 sáng bằng cách kiểm tra
hộp mail trong công ty hay hộp mail cá nhân của mình để kiểm tra các thư từ bên
ngoài hay bên trong công ty gởi cho chị nhằm:

Đối với các thư từ bên ngoài công ty gửi:

• nhận các đơn đặt hàng từ phía khách hàng


• kiểm tra các đơn đặt hàng … và hoàn trả thông tin lại cho các khách hàng
• nhận thư, thông tin về hợp đồng, về thay đổi địa điểm bán hàng, thay đổi
cách thức nhận hàng … từ phía các khách hàng gởi tới.
• để giải đáp các thắc mắc, trả lời các yêu cầu mà khách hàng hỏi

Trang 1
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

• …

Đối với các thư từ bên trong công ty gửi:

• nhận thông tin hay công việc các sếp giao, phổ biến
• trả lời thư, thông tin mà các sếp cần biết
• nhận thông tin từ phía các đồng nghiệp về công việc, về khách hàng hay cả
về chuyện cá nhân …
• giải đáp thắc mắc từ phía các đồng nghiệp
• cung cấp các thông tin cho các đồng nghiệp
• …

Tiếp đến, chị kiểm tra lại kế hoạch làm vệc của mình trong ngày đã được lên lịch
trước, rồi bổ sung các việc cần làm, cần giải quyết phát sinh thêm và cuối cùng sẽ
sắp xếp lại các công việc theo trình tự cần làm hợp lý nhất có thể.

Sau đó, chị lần lượt kiểm tra các thông tin bán hàng, bảng giá, xem xét các sản
phẩm hiện tại … như thế nào, có cần điều chỉnh thay đổi hay không.

Sau khi sắp xếp kế hoạch ổn thỏa, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, chị tiến hành
phần công việc quan trọng hằng ngày của mình đó là đi thăm các khách hàng, hay
đi kiểm tra tình hình hàng tiêu thụ như thế nào tại các siêu thị, các shop … bán lẻ
trên địa bàn khu vực mà kế hoạch chị đã lên tại thành phố Hồ Chí Minh. Các công
việc cụ thể chị sẽ làm là như sau:

• Xem xét hàng của công ty được sắp xếp trưng baỳ như thế nào?
• Xem xét tình trạng hàng của công ty ra sao? Hàng tiêu thụ có bị hư hỏng hay
không, còn hạn sử dụng hay không? Có cần rút hàng về hay không? Nếu hàng cần
rút về (có nghĩa là hàng cận hay hết hạn sử dụng hay hàng hư hỏng) chị sẽ tiến hành
làm thủ tục rút hàng về với siêu thị hoặc các cửa hàng.
• Kiểm tra hàng hóa trên kệ siêu thị hay các cửa hàng tiêu thụ như thế nào?
• Mặt hàng nào tiêu thụ nhanh, mặt hàng nào tiêu thụ chậm ?

Trang 2
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

• Hỏi thăm khách hàng.


• Kiểm tra các giấy tờ thủ tục, việc công nợ …
• Lấy thông tin từ người mua sắm, giới thiệu sản phẩm nếu cần.
• Sau đó dựa trên các ghi chép của mình, chị lập đơn đặt hàng cho các siêu thị
hay các cửa hàng có yêu cầu.
• Chào hàng mới, thương lượng các hợp đồng
• …

Trung bình một ngày chị đi thăm, kiểm tra khoảng từ 2 đến 5 cửa hàng bán lẻ.

Đối với một số siêu thị bán lẻ đặc biệt như An Phú, thì ngoài các việc phải làm như
trên, chị còn phải đích thân chuẩn bị hàng hóa giao tận nơi siêu thị, làm các thủ tục
nhập, xuất hàng, rồi sắp xếp hàng lên kệ, quầy trưng bày.

Sau khi đi thăm khách hàng, kiểm tra các cửa hàng, siêu thị, chị quay về công ty,
hoàn tất thủ tục giấy tờ, đơn đặt hàng, gửi các giấy tờ cần thiết, đơn đặt hàng … cho
các bộ phận có liên quan để tiến hành giao hàng, tính toán công nợ …

Kế đến chị sẽ tiến hàng xem xét các hợp đồng, nếu như hợp đồng hết hạn hay có gì
thay đổi được thông báo từ phía khách hàng, chị sẽ cân nhắc chỉnh sửa hợp đồng và
đưa cấp trên duyệt ký.

Hoặc chị xem xét lại các thông tin đã thu thập về khách hàng, về đối thủ để tiến
hành làm các bảng so sánh, đánh giá để tìm ra các cách giúp nâng cao mức doanh số
kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng, sự cạnh tranh so với đối thủ …

Để hoàn tất một ngày của mình, chị sẽ viết một báo cáo ngắn gọn về các công việc
hoàn thành trong ngày. Và các báo cáo này được lưu vào hồ sơ bán hàng (sales
report) theo năm của công ty.

Trang 3
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

3. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà người phỏng vấn cần có và cần phải
tự hoàn thiện kể từ khi tốt nghiệp ra trường để thực hiện tốt công việc của
mình.

Nếu như ngay từ đầu khi phỏng vấn để trúng tuyển vào vị trí của một nhân viên
kinh doanh của công ty nhập khẩu thực phẩm Xyz, bên cạnh một hồ sơ xin việc tốt,
bất kỳ ai được hỏi những câu hỏi rất cơ bản như “em có khả năng bắt chuyện
chứ ?”, “em có chịu cực được không ?”, “em có tính tiểu thư hay không ?”, “em có
chịu đi lại hay không?”, “em có khả năng cầu tiến hay không?” hay những câu
tương tư đại loại như vậy và nghĩ rằng những câu hỏi ấy có ý nghĩa đơn giản là chỉ
đặt ra để hỏi, kiểm tra ứng viên mà thôi, thì người ấy sẽ ngỡ ngàng khi bắt đầu một
công việc như một nhân viên kinh doanh tại đây.

Tại công ty Xyz, các cấp lãnh đạo coi trọng năng lực làm việc, kỹ năng của nhân
viên hơn là khía cạnh kiến thức, bằng cấp. Bằng cấp có thể là 1 phần thuận lợi của
bất kỳ nhân viên nào nhưng không phải là yếu tố quyết định nên tất cả.

Không chỉ Chị mà rất nhiều nhân viên ở đây có nền tảng kiến thức từ trung cấp
hay cao đẳng học liên thông lên đại học. Hay có nhiều anh chị, tuy có bằng đại học
nhưng lại là những chuyên ngành trái ngành, công việc mà họ làm ví dụ cụ thể như
chị Anh; chị tốt nghiệp và ra trường với bằng đại học về lĩnh vực ngữ văn anh, và
công việc tương lai đúng nghĩa theo ngành của chị đó là cô giáo nhưng chị lại là
một nhân viên kinh doanh giỏi lĩnh vực tỉnh, các khu resort … của công ty.

Chị đã có nhận định sau bằng tuy quan trọng nhưng thực tế kinh nghiệm làm việc
và năng lực mới quan trọng hơn tất cả. Và khi chị được hỏi là đã hài lòng với trình
độ kiến thức và tấm bằng mình có chưa hay chị có ý định học lên cao nữa không thì
chị đã trả lời rằng “Chị không biết nữa em. Chị lười lắm. Chị thấy học đến đại học
là được rồi sau đó khi đi làm công việc sẽ dạy em nhiều điều và em sẽ biết cần phải
bổ sung gì thêm để hoàn thiện mình.”

Theo thực tế kinh nghiệm đi làm của mình, để làm tốt và hoàn thiện công việc của
mình, chị đã học thêm các kiến thức, kỹ năng sau:

Trang 4
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

• Kỹ năng kinh doanh, bán hàng


• Kỹ năng về giao tiếp, thương lượng
• Kỹ năng vi tính, ngoài các kiến thức cơ bản về word, excel, power point thì
chị cũng cần biết thêm về photoshop, outlook, …
• Kỹ năng ngoại ngữ - theo chị đây là kỹ năng quan trọng nhất cần phải có.
Hiện tại, trình độ tiếng anh chị vẫn còn ở mức trung cấp, và chị đang cố gắng để
nâng cao hơn khả năng này của mình.
• Các kiến thức về sản phẩm của công ty, các kiến thức có liên quan đến sản
phẩm công ty – chị phải học các tên sản phẩm về phô mai và cần phải biết thêm làm
sao để sử dụng chúng, các bí quyết nấu ăn, các thành phần trong sản phẩm, cách
chúng được tạo ra như thế nào …
• Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nấu ăn.
• …

4. Những thuận lợi, những điều tâm đắc hay thích thú cũng như những điều
khó chịu hay khó khăn mà người được phỏng vấn đã trãi qua và đang gặp phải
trong công việc, công ty.
Sau một thời gian bắt chuyện, tìm hiểu, trò chuyện, Chị đã bật mí như sau:

Về công việc

Những điều tâm Khi làm kinh doanh ở lĩnh vực bán lẻ, thật tình so với các lĩnh
đắc hay thích vực khác như nhà hàng, khách sạn hay khu vui chơi … theo chị
thú là hơi buồn tẻ; nhưng cũng khi làm công việc này, chị đã có cơ
hội gặp gỡ nhiều con người khác nhau, nhiều trưởng phòng,
sếp lớn của các cửa hàng, siêu thị lớn như Big C, Lotte Mart
…. Ngoài ra chị còn được đi các khu trung tâm mua sắm lớn,
biết nhiều hơn về khâu bán lẻ - một khâu đang và sẽ phát triển
rất mạnh ở nước ta, được quan sát và học hỏi thêm nhiều điều,

Trang 5
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

nắm rõ giá cả các mặt hàng, và có cơ hội đi shopping ngay


trong giờ làm việc.

Chị cho hay, những điều chị tâm đắc cũng là một số các thuận
lợi mà chị cảm nhận được trong công việc:

• cơ hội gặp gỡ nhiều con người khác nhau


• biết nhiều hơn về khâu bán lẻ
• nắm rõ giá cả các mặt hàng
• có cơ hội đi shopping ngay trong giờ làm việc.
Những thuận lợi
Ngoài ra, những yếu tố như:

• biết thêm về các kiến thức nấu ăn


• biết thêm về các chương trình internet, vi tính
• …

Tất cả là nhưng thuận lợi mà chị cảm thấy trong công việc, hay
công việc đã mang lại cho chị.

Khi thực hiện công việc, một số điều mà chị trực tiếp hay gián
tiếp đề cập tới gây nên sự khó chịu hay khó khăn trong công
việc hay trong chị đó là:
Những điều khó
• Do đặc thù của công việc của chị là nhân viên bán hàng,
chịu hay khó
đi rất nhiều, có nhiều điều chị không thích:
khăn
Chị nhiều lúc không muốn phóng nhanh nhưng
công việc buộc chị phải trở thành “những tay đua
kiết xuất”.
Người khác yêu thích trời gió mát trong nắng đẹp,
còn chị chỉ thích trời âm u - đừng có nguyên ông
mặt trời càng tốt, như vậy, khi làm việc chị cảm
thấy đỡ mệt hơn.

Trang 6
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

Chị ghét hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá Việt


Nam: lô cốt, ổ voi, ổ gà, hẻm hốc ….
• Các cửa hàng bán lẻ nằm rãi rác nhiều quận trong thành
phố, để đi kiểm tra, xem xét tình hình kinh doanh … của
các cửa hàng trong ngày là rất khó khăn.
• Khi đi giao hàng cho các siêu thị bắt buộc phaỉ giao
hàng tận nơi, xếp hàng lên kệ, chị phaỉ tự mình lo hết
các khâu (từ nhập hàng vào kho đến dán tem, đến xuất
Những điều khó hàng ra siêu thị, đến việc đưa hàng mới lên kệ, rút hàng
chịu hay khó cũ về, làm thủ tục xuất hàng cũ, và cuối cùng là lấy đơn
khăn đặt hàng mới) mà không có người phụ giúp.
• Nhiều lúc hàng giao chuẩn bị không tốt, hay gặp sự cố
do nhân viên kho hay nhân viên giao hàng gây ra, chị
phải điều đình giải quyết các vấn đề.
• Khi hàng không đủ bán mà số lượng tiêu thụ, khách
hàng đang có nhu cầu càng khiến chị khó khăn hơn. Chị
vừa tiếc vì không bán được hàng để đạt mục tiêu, vừa
phải năn nỉ, hẹn lần hẹn lựa khách hàng của mình kiên
nhẫn chờ đợi.
• Một vấn đề khác khiến chị đau đầu đó là vấn đề công
nợ. Nhiều lúc chị phải căng thẳng nghĩ ra cách khéo léo
để kêu gọi khách hàng thanh toán công nợ mà không
mất lòng và cách trình bày vấn đề này sao cho tường tận
trước trưởng phòng hay giám đốc.
• Khi chào hàng cho các khách mới cũng có một số điều
gây khó khăn cho chị như khách hàng không chịu tiếp,
khách hàng đòi hỏi quá cao, khách hàng không hiểu sản
Những điều khó phẩm của công ty …
chịu hay khó • Đôi lúc môi trường văn hoá công ty cũng gây khó chịu

Trang 7
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

cản trở cho chị khi làm việc như: công ty có một thời
gian bắt buộc nhân viên phải mặc váy khi đi làm; các
khăn lãnh đạo đưa ra các mục tiêu hay các đòi hỏi quá khó,
quá cao, quá xa vời; đồng nghiệp làm sai sót gây ảnh
hưởng liên quan đến chị ….

5. Những ý kiến mong muốn của người đó để thực hiện tốt hơn công việc hiện
tại

5.1 Về nội bộ công ty


• Đảm bảo nguồn cung các mặt hàng ổn định. Tránh trường hợp phải từ chối
hay làm phật lòng khách hàng do hàng không có, hết hàng …
• Đảm bảo quy trình chọn lọc hàng, nhập hàng vào kho an toàn, lưu kho bảo
quản hàng hoá tốt.
• Nâng cao hơn nữa việc giao nhận hàng
 tránh các trường hợp: khách hàng than phiền (về chất lượng hàng
hoá, hàng hết hạn sử dụng, hàng bị hư hỏng, hàng giao không đúng
yêu cầu) hoặc nhất là các trường hợp hàng bị trả về.
• Mong muốn công ty nâng cao hơn chính sách đào tạo, đãi ngộ nhân viên,
tưởng thưởng thích đáng.
• Mong muốn nội bộ công ty bớt có các xung đột, chèn ép, bắt bẻ nhau … để
mọi người vui vẻ làm việc với nhau.
• Mong muốn cấp lãnh đạo lắng nghe hơn nữa các ý kiến, nhu cầu của nhân
viên. Nhìn thấy rõ hơn nhân viên cần gì, muốn gì mà không phải gây áp lực cho
nhân viên bằng cách dò xét. Tránh việc cấp trên đưa ra các ý kiến, quyết định, đòi
hỏi chủ quan mà khiến nhân viên khó xử khi làm việc.

5.2 Về môi trường ngoài công ty

Trang 8
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

• Mong rằng đường xá thành phố được quy hoạch tốt hơn, không có ổ gà, ổ
voi, không có lô cốt …
• Mong muốn môi trường ngày càng bớt ô nhiễm, bớt bụi…
• Mong muốn là các cơ quan từ cơ quan hành chính nhà nước đến các doanh
nghiệp hay khách hàng có thái độ làm việc tốt hơn, tránh tình trạng lề mề, chậm
chạp, nhiều thủ tục rườm rà, quan liêu …; mong rằng các cơ quan, doanh nghiệp có
thái độ làm việc hoà nhã, thân thiện, tích cực …
• Mong muốn chính phủ, nhà nước đảm bảo việc phát triển kinh tế, kiểm soát
các yếu tố thiết yếu như giá xăng dầu, tỷ giá hối đoái, lạm phát … để từ đó ổn định
giá bán, tránh trường hợp biến động giá bán quá nhiều theo chiều hướng tăng khiến
sản phẩm khó tiêu thụ, người tiêu dùng hoang mang …

6. Nhận định của người đó về sự phát triển của lãnh vực nghề nghiệp mà họ
đang theo đuổi.

Nhận định của chị về họat động kinh doanh phân phối thực phẩm khu vực bán lẻ
tuy có vất vả, cực nhọc và có phần hơi buồn chán, nhưng nhìn nhận một cách thực
tế thì khu vực bán lẻ ngày càng phát triển trong hiện tại và tương lai.

Chị cho hay có đi ra ngoài nhiều, có làm việc nhiều mới thấy các trung tâm, cửa
hàng bán lẻ ngày càng phát triển, ngày càng nhiều và rất đa dạng. Lý do tại sao mà
khu vực bán lẻ lại phát triển với tốc độ nhanh như vậy và nhất là tại thành phố Hồ
Chí Minh hay các tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế lớn là do sự phát triển về mọi
mặt nhất là dân số và kinh tế. Ngoài ra, một lý do khác đó là sự hội nhập.

Kinh nghiệm của chị khi đi công tác tại một số nước tiên tiến thì hình thức chợ của
Việt Nam tồn tại tương đối ít chủ yếu là các chợ đầu mối, còn khi dần vào các trung
tâm kinh tế … thì đa phần là các cửa hàng bán lẻ, siêu thị …. Một cách dễ hiểu là
con người ngày càng đỏi hỏi cao hơn về sự tiện lợi, về vệ sinh, về chất lượng …. Và
cũng khi kinh tế phát triển thì các khu dân cư cao cấp dần sẽ hình thành ngày càng

Trang 9
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

nhiều, một cách dây chuyền các cửa hàng bán lẻ cũng ngày nhiều hơn để đáp ứng
nhu cầu các khu vực dân cư ấy.

Bên cạnh đó, do khi đất nước ngày càng mở rộng hoạt động kinh tế hơn ra thế giới
thì các hãng bán lẻ hàng đầu thế giới nhất định sẽ vào thị trường vẫn còn tiềm năng
như nước ta. Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế khiến số lượng người nước ngoài đến
đây công tác, sinh sống và làm việc ngày càng nhiều. Mà theo chị nhận định, ở đâu
có người nước ngoài nhất là người Tây phương thì các cửa hàng bán lẻ ngày càng
gia tăng do các đặc điểm hay thói quen của họ là thích sự tiện lợi, vệ sinh, quen đi
siêu thị chứ không quen đi chợ, trả giá.

7. Nhân vật nổi tiếng trong lãnh vực nghề nghiệp mà người đó biết và tôn
trọng:

Như chị chia sẻ: chị không quan tâm hay “chẳng biết nói thế nào” về những nhân
vật nổi tiếng nào thuộc lãnh vực nghề nghiệp của chị. Lúc đầu chị cũng ngưỡng mộ
họ, cũng có gì đó rất nể … với họ nhưng dần khi đi làm, va chạm, tiếp xúc thì chị
thấy họ cũng bình thường…”

Tuy nhiên, chị cũng cho hay là khi va chạm với xã hội, thực tế cuộc sống cho đến
lúc này thì có hai người mà chị tôn trọng nhất. Chị không rõ là họ có thật sự là
“nhân vật nổi tiếng” hay không nhưng chị rất tôn trọng họ:

Người thầy giáo cũ dạy kỹ năng kinh doanh cho chị. Chị cho hay người thầy giáo
ấy rất giỏi. Cái quan trọng mà thầy đã dạy cho chị đó là làm công việc mình yêu
thích hay tìm sự yêu thích để yêu công việc của mình làm. Thầy tuy là một doanh
nhân, nhưng điều người thầy giáo đó thích nhất là việc dạy học. Người thầy ấy đã
chỉ cho chị rằng chị có thể kết hợp hai công việc để làm tốt, để làm công việc yêu
thích. Như chị chia sẻ: khu vực bán lẻ mà chị phụ trách có vẻ buồn chán hơn; lúc
đầu chị cũng ngán ngẩm lắm. Nhưng người thầy đó đã giúp chị thay đổi để bây giờ
chị có thể làm tốt và dần yêu thích hơn công việc của mình.

Trang 10
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

Ông chủ lớn của công ty – người Pháp. Trong một lần làm việc với ông, do khả
năng tiếng Anh vẫn còn hạn chế của chị (có thể hiểu nhưng khó diễn đạt) nên chị đã
làm sai, tuy nhiên ông chủ lớn không vì vậy mà khó chịu, trách móc hay nạt nộ …
với chị. Một cách ngược lại hoàn toàn, ông vỗ vai và nói rằng: “bạn cứ hãy bình
tĩnh và từ từ, hồi trước tôi cũng như bạn, tôi cũng từ tay trắng làm nên, do đó tôi rất
hiểu.”; rồi sau đó ông từ từ hướng dẫn lại.

Chị nói đó là hai người mà chị rất tôn trọng. Lúc đầu chị cảm thấy họ bình thường,
không có ấn tượng gì sâu xa, nhưng thực tế đã cho chị sự tôn trọng về hai con người
đơn giản ấy.

8. Những lời khuyên của người được phỏng vấn cho những sinh viên mới ra
trường.
• Đa phần sinh viên mới ra trường “còn non nớt lắm, phải lăn lộn nhiều vào”.
• “đi làm nhiều vào em ơi, đi làm rồi em sẽ trưởng thành hơn”
• “dù trong trường em có học giỏi như thế nào, có điểm cao bao nhiêu thì khi
vào một tổ chức, em vẫn là một người mới. Và người mới cần phải thích nghi, gặp
nhiều vấn đề. Thường hay nói là ma cũ bắt nạt ma mới”
• “chị sẵn sàng có thể cho em thêm hai ba ngày hay cả một tuần để em quan
sát, nhìn nhận các chị, các khâu làm việc như thế nào để em biết hiểu rõ và quen
dần cái đã”
• “chuyện ngộp lúc đầu là chuyện bình thường, ai khi vào công ty, cần coi
catalogue chị cũng cho, cho để em quen trước hình dạng các sản phẩm như thế nào,
rồi em xuống kho, khi em thấy vật đó thì em sẽ chợt nhớ ra, à là nó hả hay nó là gì,
rồi mở lại coi em sẽ nhớ"
• “em có phải công nhận kinh doanh và marketing có liên quan nhau không.
Khi em kinh doanh một mặt hàng sản phẩm nào đó đâu phải em vác hàng tới là họ
sẽ phải mua. Em phải chào thế nào, giới thiệu ra sao, ưu đã thế nào, đó là marketing

Trang 11
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

phải không ? … rồi từ đó họ mới thích em, mua hàng của em. Dù em là người xa lạ
nhưng họ khoái em là họ mua hàng của em”
• “nhiều khi em phải chấp nhận thương đau thôi. Em chào hàng cho họ, người
ta thích em thật đấy, người ta rất muốn mua hàng của em nhưng khả năng tài chính
của họ có ngần ấy thì sao họ mua được. Họ cũng phải nói là không thể mua. Muốn
lắm nhiều khi cũng chẳng được”
• Khi đi xin việc “em đừng bao giờ nghĩ là công việc đó không phù hợp với
mình, hãy thử đăng ký đi”
• “chẳng có gì là cao siêu cả, làm riếc rồi em sẽ biết thôi. Nhiều khi về sau em
còn giỏi hơn chị nữa …”
• “đừng bao giờ coi thường bất cứ một ai cả, ở mỗi người đều có cái để mà
mình cần phải học”
• “thực tế là vậy đó em, khác xa nhiều hơn lúc đi học, cái mà mình tưởng
tượng ra”
• “Nhìn bên ngoài mọi thứ không như cái thực tế bên trong của nó đâu”
• “khi đi làm em sẽ thấy mọi việc không đơn giản như vậy đâu, rồi em sẽ biết”
• “tranh thủ lúc còn trẻ mà học đi em, chứ càng về già học nản lắm, học nhiều
mà có vô được bao nhiêu”
• “em phải năng nổ hơn. Phải hỏi, tìm hiểu hơn về công việc của mọi người.
các khâu lúc nào cũng có liên quan tới nhau”
• “làm việc gì cũng phải có mục tiêu trước, không có thì sao em làm”
• “cẩn thận nhe em, làm cẩn thận khâu này thì về sau đỡ cực hơn, làm sai phải
mò lại mệt lắm đó em”
• “mình phải quan sát thực tế, người khách hàng đó mua hàng của mình ở siêu
thị với số lượng lớn đều đặn, nếu em tách người đó sang 1 khâu cung cấp hàng
riêng cho họ kèm các khoản ưu đãi thì sẽ hiển nhiên làm giảm doanh thu của khu
vực bán lẻ. Nhưng cái em cần nhìn vào đó là tổng thể, mình chấp nhận giảm lợi

Trang 12
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

nhuận khu vực này nhưng bù lại mang về lợi nhuận bền lâu khu vực kia. Tổng thể
mình hoàn toàn có lợi hơn”
• “mình cùng làm ăn với nó, đôi bên cùng có lợi thì việc gì phải chịu ép chứ.
Phải tính đường nào có lợi cho mình chứ”
• “đi làm mọi chuyện rất phức tạp. Nhiều lúc phải xô xát, mất lòng, nghe này,
nói kia. Cái gì nhịn được thì nhịn. Cái gì cho qua được thì cho qua”
• “hiền quá là bị bắt nạt đó em”
• …

9. Những kinh nghiệm rút ra được cho chính bản thân


• Cố gắng, cố gắng và đừng nản chí.
• Thực tế sẽ khác biệt từ một khía cạnh nào đó cho đến rất nhiều so với những
kiến thức đã học.
• Đừng bao giờ mơ tưởng, hy vọng quá mức về một điều gì đó nhất là khi xin
việc, khi đi làm … vì nếu mọi chuyện không giống như điều nghĩ ra, hy vọng thì sẽ
rất dễ bị sốc khi thực sự bước vào công việc đó.
• Đừng bao giờ nghĩ là mình không làm được việc gì đó, không phù hợp với
mình. Hãy thử rồi mới biết mình có làm được không, có phù hợp không … – “việc
gì đó” không phải là những việc xấu hay có tính tiêu cực.
• Mắt nhìn, tai nghe, miệng lựa cái mà nói.
• Lựa chọn thời điểm mà ứng xử. Ngây ngô, không biết, giả vờ … chưa chắc
là xấu là thiệt; Lanh lẹ, láu táu, thông minh, nhanh nhẹn … chưa chắc là lợi.
• Khi nhìn nhận một ai đó cần có thời gian từ mọi khía cạnh và nhất là đừng
nhìn vẻ bên ngoài. Tùy người mà làm.
• Lúc nào cũng phải tỉnh táo.
• Đừng nghĩ mọi việc, sự kiện không có liên quan đến nhau. Phải suy nghĩ,
nghiền ngẫm cho thật kỹ.
• Nhìn một vấn đề phải nhìn ở nhiều khía cạnh.

Trang 13
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

• …

10. Những đề xuất của sinh viên về nội dung, phương pháp đào tạo của chuyên
ngành để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Thực tiễn khác gần 70% so với những gì được đào tạo trong trường. Thực tiễn thiên
về kiến thức, kỹ năng mềm do môi trường kinh doanh toàn cầu hơn kiến thức, lý
thuyết nền tảng, cứng. Do đó, chuyên ngành cần đào tạo thiên về phần mềm hơn.
Tức là:

• Trước hết phải cho sinh viên thấy được mục đích đào tạo của chuyên ngành
là gì, các yêu cầu, đỏi hỏi.
• Phải giúp sinh viên hiểu rõ rằng học chuyên ngành này xong, ra trường họ sẽ
là ai? là những gì? công việc của họ là gì? …
• Tuyển đúng sinh viên vào chuyên ngành cả về khả năng lẫn ý thích.
• Nâng cao khả năng ngoại ngữ của sinh viên
• Nâng cao trang thiết bị lớp học, 2 micro trong lớp học …
• Cải thiện chất lượng tài liệu giảng dạy. Sách học thân thiện, dễ đọc, dễ hiểu
với người đọc.
• Dạy cho sinh viên sự lanh lẹ, linh hoạt, năng động, dễ thích nghi với các môi
trường khác nhau;
• Dạy cho sinh viên sự tư duy linh hoạt, không cứng ngắc, theo sách vở;
• Phải hướng sinh viên đi theo một con đường mới, học phải kèm với thực tiễn
ứng dụng. Các môn học như môn simulation, các hoạt động học tập như nhà trường
cấp vốn có hoàn laị cho sinh viên học kinh doanh, các hoạt động sàn chứng khoán
ảo … cần được phát triển thành những phần trong việc giảng dạy. Dùng hoạt động
mô phỏng thực tế để dạy các kiến thức ngành vừa lý thú, vừa đáp ứng sát với thực
tế.
• Cần phải liên hệ nhiều hơn với các doanh nghiệp, kêu gọi sự đầu tư từ họ
trên cơ sở hai bên cùng có lợi; về phía nhà trường là có vốn để nâng cao việc đào

Trang 14
Tiểu Luận Hướng Nghiệp

tạo, có được chỗ cho sinh viên thực tập đúng ngành, có chỗ cho sinh viên làm việc
sau ra trường …; về phía doanh nghiệp là doanh nghiệp có thể tham gia quá trình
đào tạo từ đó tuyển được nhân viên theo ý, quảng bá được hình ảnh của công ty ….
• …

Trang 15

You might also like