You are on page 1of 2

Quán Thế Âm Bồ Tát (tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara) là một trong những bồ tát quan trọng

nhất trong Phật Giáo. Tên của ngài (“Quán-Thế-Âm” hay “Quan Âm”) nghĩa là người quán sát
mọi âm thanh, tiếng kêu khổ não của chúng sanh trên thế gian. Ngài biểu tượng cho lòng từ bi
vô lượng trong đạo Phật.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa,
nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được
nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với
tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Quan Âm thường được
thờ cùng Phật A Di Đà và Bồ Tát Đại Thế Chí, để trở thành bộ tượng Di Đà Tam Tôn. Di Đà Tam
Tôn có nhiệm vụ tiếp dẫn chúng sinh vào cõi Cực lạc phương Tây. Kinh A Di Đà ghi chép nếu
người nào thành tâm thành ý niệm danh hiệu của phật A Di Đà và quán tưởng cõi Tây Phương
Cực Lạc thì lúc mệnh chung sẽ thấy phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí và vô số Phật,
Bồ Tát ngồi tòa sen dẫn độ về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Quan Âm hiện hình tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn (ngàn tay ngàn mắt) vì lòng đại bi vô lượng
nên đã hóa thân thành ngàn mắt, ngàn tay để thấy và cứu giúp được chúng sanh trong tất cả
các cõi. Truyền thuyết kể rằng lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh trong
cõi ta-bà thì đầu Bồ Tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà, vị đạo sư của ngài Quán Thế
Âm, xếp các mảnh đó lại thành 10 đầu, mỗi hàng có ba đầu để nhìn ba hướng khác nhau, tổng
cộng là chín hướng. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn,
quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Đầu thứ mười là đầu của một hung thần, để trấn
áp yêu ma bảo vệ chúng sanh. Ở trên cùng là đầu của A-di-đà Phật, để đưa tất cả chúng sinh
về cõi A-di-đà. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ Tát mọc ra nghìn tay,
trong mỗi tay có một mắt, công năng cứu độ tăng lên ngàn lần.

Ở hai cánh tay chính giữa là viên ngọc Như Ý, biểu tượng cho Bồ-Đề-Tâm giác ngộ, là báu vật
chứa công đức vô lượng (ngài còn có tên khác là Như Ý Quán Thế Âm). Hai cánh tay chấp lại
với nhau, bắt ấn cầu nguyện cho chư Phật và Bồ Tát ở mười hướng để cứu độ chúng sinh khỏi
cõi khổ. Ba cánh tay phải của ngài bắt ấn bố thí, cầm bánh xe Phật Pháp (Dharmacakra) và
tràng hạt thủy tinh, biểu tượng cho công năng của Quán Thế Âm giải thoát chúng sinh bằng
cách chỉ ra chân lí của luân hồi. Ba cánh tay trái của ngài cầm một bình nước cam lộ, một cặp
cung tên và một đóa hoa sen hồng biểu thị cho trí tuệ siêu việt không tì vết đã nhận ra tính
Không của thế gian (nên ngài còn được gọi là Liên Hoa Thủ, padmapāṇi).

Quán Thế Âm thường được biểu tượng ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc
dưới hình tượng một nữ nhân áo trắng, dung mạo phi phàm. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một
đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc
cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng
phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình
nước Cam lồ. Ở Tây Tạng người ta hay cầu nguyện Quán Thế Âm bằng chân ngôn (mantra):

Om mani padme hum (Án ma ni bát mê hồng)

(Thu thập từ nhiều nguồn)


[Chân Ngôn Quan Âm Tiếng Tây Tạng

(Thu thập từ nhiều nguồn)

You might also like