You are on page 1of 4

Bài 27: NHÔM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. NHÔM

I. Vị trí và cấu tạo

1. Vị trí

Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng HTTH

2. Cấu tạo của nhôm

- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1 .

- Số oxi hoá: +3.

II. Tính chất vật lí

Al màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (2,7g/cm3), t0nc = 6600C, dẫn điện
và nhiệt tốt.

III. Tính chất hóa học

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh sau kim loại kiềm và kiềm thổ.

Al → Al3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

Tác dụng trực tiếp và mạnh với nhiều phi kim như: O2, Cl2, S,…

o
Ví dụ: Al + O2 
t
→ Al2O3

2. Tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng → H2↑:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2↑

1
Với HNO3 loãng hoặc đặc nóng, H2SO4 đặc nóng thì nhôm khử và xuống số oxi hoá thấp
hơn.

Al + 4HNO3 loãng→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2+ 6H2O

- Với HNO3 và H2SO4 đặc nguội: không tác dụng .

4. Tác dụng với nước

Nhôm có thể khử được nước →H2↑: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑

Những vật bằng nhôm được phủ màng Al2O3 rất mỏng, mịn, bền nên không cho nước và
khí thấm qua.

5. Tác dụng với dung dịch kiềm.

Nhôm tan trong dung dịch kiềm : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 (dd) + 3H2↑

Hiện tượng trên được giải thích như sau:

- Màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2+ 2H2O

- Nhôm khử nước: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 +3H2↑

- Màng Al(OH)3 bị phá hủy: Al(OH)3 + NaOH → 2NaAlO2 (dd) + 3H2↑

IV. Ứng dụng và sản xuất.

1. Ứng dụng

- Chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ, trang trí nội thất, bột nhôm trộn bột
sắt( tecmit) dùng hàn đường ray.

2. Sản xuất

2
- Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân.
Có 2 công đoạn:Tinh chế quặng boxit(Al2O3.2H2O): loại bỏ tạp chất SiO2, Fe2O3…Điện
phân Al2O3 nóng chảy( hỗn hợp Al2O3 với criolit Na3AlF6): 2Al2O3 4Al + 3O2 ↑

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM

I. NHÔM OXIT – Al2O3

1. Lý tính

Trạng thái rắn, màu trắng, không tác dụng với nước va không tan trong nước, t0nc ở
20500C.

2. Trạng thái tự nhiên: tồn tại ở 2 dạng

- Dạng ngậm nước: boxit (Al2O3.nH2O) → sản xuất nhôm

- Dạng khan: emery có độ cứng cao dùng làm đá mài

3. Tính chất hoá học :

a. Tính bền vững: Lực hút giữa Al3+ và O2- rất mạnh tạo ra liên kết bền vững → có t0nc rất
cao, khó bị khử thành kim loại nhôm.

b. Tính lưỡng tính

- Tính bazơ : Al2O3 + 6HCl → 2 AlCl3 + 3 H2O

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3 H2O

- Tính axit : Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2+ 3 H2O

Al2O3 + 2OH- → 2 AlO2-+2H2O

4.Ứng dụngL àm đồ trang sức, công nghiệp kĩ thuật cao, vật liệu mài ( đá mài ), nguyên
liệu sản xuất nhôm kim loại

II. NHÔM HiĐROXIT Al(OH)3

3
1. Tính chất vật lý : Chất rắn, kết tủa keo, màu trắng

2. Tính chất hoá học

a. Hợp chất kém bền : Dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ

o
Al(OH)3 
t
→ Al2O3 + H2O

b. Là hợp chất lưỡng tính

* Tính bazơ : Al(OH)3 + 3 HCl → AlCl3 + 3H2O


Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

* Tính axit :

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2+ 2H2O Al(OH)3 + OH- → AlO2-+2H2O

 Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính

III. NHÔM SUNFAT

Phèn chua K2SO4. Al2(SO4)3 .24H2O. viết gọn: KAl(SO4)2.12H2O

Nếu thay K+ bằng Na+, Li+ hay NH4+ muối kép khác (phèn nhôm)

Phèn chua được sử dụng trong thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu, làm trong
nước.

IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH

- Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư thì kết tủa keo rồi kết tủa tan tạo dung dịch Al3+.

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- dư→ AlO2-+2H2O

You might also like