You are on page 1of 7

Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu quốc gia được thành lập từ

Quốc gia Việt Nam (1949–1955), có chủ quyền lãnh thổ chính thức ở miền
Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau khi đầu hàng lực
lượng Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa vào ngày 30 tháng 4 năm 1975
Các đời Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa (1955–1975):
Thứ
Tên Từ Đến Đảng Chức vụ
tự
1 Ngô Đình 26 tháng 10 2 tháng 11 Cần lao Tổng
Diệm năm 1955 năm 1963 Nhân vị thống
2 Dương Văn 2 tháng 11 30 tháng 1 Quân đội Chủ tịch
Minh năm 1963 năm 1964 Hội đồng
quân
nhân cách
mạng
3 Nguyễn 30 tháng 1 8 tháng 2 Quân đội Chủ tịch
Khánh năm 1964 năm 1964
4 Dương Văn 8 tháng 2 16 tháng 3 Quân đội Quốc
Minh năm 1964 năm 1964 trưởng
5 Nguyễn 16 tháng 3 27 tháng 8 Quân đội Quốc
Khánh năm 1964 năm 1964 trưởng
6 Dương Văn 27 tháng 8 8 tháng 9 năm Quân đội Ủy ban
Minh năm 1964 1964 lãnh đạo
Nguyễn quốc gia
Khánh
Trần Thiện
Khiêm
7 Dương Văn 8 tháng 9 26 tháng 10 Quân đội Chủ tịch
Minh năm 1964 năm 1964 Ủy ban
lãnh đạo
quốc gia
8 Phan Khắc 26 tháng 10 14 tháng 6 Không Quốc
Sửu năm 1964 năm 1965 đảng phái trưởng

9 Nguyễn Văn 14 tháng 6 1 tháng 9 năm Quân đội Chủ tịch


Thiệu năm 1965 1967 Hội đồng
lãnh đạo
quốc gia
10 Nguyễn Văn 1 tháng 9 21 tháng 4 Quân đội Tổng
Thiệu năm 1967 năm 1975 Mặt trận thống
Dân chủ
Xã hội
Quốc gia
11 Trần Văn 21 tháng 4 28 tháng 4 Không Tổng
Hương năm 1975 năm 1975 đảng phái thống

12 Dương Văn 28 tháng 4 30 tháng 4, Quân đội Tổng


Minh năm 1975 1975 thống
Bài báo cáo này đề cập đến Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.

NGUYỄN VĂN THIỆU


Nguyễn Văn Thiệu là người con thứ tám trong một gia đình có cha làm nghề đi biển và lo
chuyện ruộng đồng tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nay
là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Một số tư liệu cho rằng, ông ta sinh ra
vào ngày 5/4/1923. Tuy nhiên, cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về ngày, giờ và năm
sinh của ông ta. Những định kiến và những suy diễn dị đoan rất quen thuộc với chính
trường Sài Gòn cũ đã càng làm tăng thêm sự rối lẫn xung quanh những dữ kiện này.
Theo sách "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" của Đỗ Mậu, người từng làm Giám đốc An
ninh Quân đội dưới cái gọi là thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, khi gia đình họ Ngô trấn
giữ chính quyền Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu dường như có một lá số tử vi cực oách:
Tuổi Giáp Tý (sinh năm 1924), sinh vào giờ Tý (nửa đêm), tháng Tý (tháng 11 Âm lịch)
và cung Mệnh Viên cũng nằm ở Tý (?!). Thêm vào đó, theo sách bói toán, mệnh Kim
của Nguyễn Văn Thiệu lại được nằm ở cung Thủy cũng là một sự rất hiếm hoi (?!). Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, nếu thực sự lá số tử vi của Nguyễn Văn Thiệu là tốt đẹp thì ông
ta đã không phải kết thúc cuộc đời mình trong cảnh tha hương như thế ở tuổi 78, vào
ngày 27/9 năm Tân Tỵ 2001.
Gia đình vị tổng thống tương lai của chế độ Sài Gòn cũ tuy không thuộc loại khá giả
nhưng cũng có đủ điều kiện cho cậu con trai đi học tiểu học và trung học ở Phan Rang dù
học lực của cậu bé lầm lì và đa nghi từ nhỏ rất tầm tầm. Hết lớp 9 ở quê nhà, Nguyễn
Văn Thiệu đã lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị (sau đổi là Trường
Cao Thắng) rồi lại nhảy sang học ở Trường Hàng hải dân sự.
Trong bối cảnh Việt Nam thời đó đang sôi sục phong trào chống ngoại xâm, Nguyễn Văn
Thiệu đã không chọn con đường đi cùng nhân dân đứng lên bảo vệ nền độc lập non trẻ
của dân tộc mà lại xung vào đội ngũ những tay sai mới cho thực dân Pháp chống lại đất
nước. Có thể lúc đó chàng trai quê ra tỉnh không hình dung được rõ tất cả những hệ lụy
nảy sinh từ định mệnh mà mình đã chọn mà chỉ vui sướng với những phù hoa hiện hữu
nhỡn tiền dễ dãi trong kiếp làm lính phục vụ ngoại bang.
Nhưng đã đâm lao thì phải theo lao, Nguyễn Văn Thiệu không còn lối lui trong những nỗ
lực công danh được xây dựng bởi cuộc đời binh nghiệp tưởng như phục vụ cho lý tưởng
dân chủ tự do nhưng thực chất chỉ là theo đóm ăn tàn phản dân hại nước. Đây chính là
một sai lầm định mệnh, khiến cho mọi nỗ lực sau này của Nguyễn Văn Thiệu đều trở
thành vô nghĩa, mặc dù không thể phủ nhận được những phẩm chất lính tẩy cá nhân của
ông ta.
Tháng 12/1948, Nguyễn Văn Thiệu đã vào học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường
Sĩ quan Đập Đá (Huế) cùng với hơn 60 phần tử khác. Tốt nghiệp trường này vào tháng
6/1949 (do nhu cầu chiến tranh nên quan thầy Pháp đã không thể dành nhiều thời gian
hơn để đào tạo lứa tay sai đầu tiên của thế hệ "hậu 1945"), Nguyễn Văn Thiệu với quân
hàm thiếu úy đã tham gia binh nghiệp trong lực lượng người Việt trong quân đội liên hiệp
Pháp và đã được quan thầy cử tới khu vực miền Tây Nam Bộ. Ở đó có lẽ ông ta cũng đã
sớm bộc lộ khá rõ sự hung hăng và trung thành với "mẫu quốc" nên đã được chọn đi thụ
huấn ở trường sĩ quan căn bản bộ binh tại Coequidan, Pháp.
Trong thời gian trước năm 1954, là một sĩ quan trong cái gọi là quân đội quốc gia của
chính quyền do thực dân Pháp dựng lên, Nguyễn Văn Thiệu đã cầm súng chống lại nhân
dân ta ở nhiều nơi trong nước, ở cả Hưng Yên… Năm 1952, sau khóa đào tạo tiểu đoàn
trưởng và liên đoàn lưu động tại Hà Nội, Nguyễn Văn Thiệu được điều chuyển cùng với
Cao Văn Viên, lúc đó cũng là Trung úy, và Đại úy Đỗ Mậu về Bộ Chỉ huy Mặt trận Hưng
Yên do Trung tá Dương Quý Phan làm chỉ huy trưởng. Tại đó, Đỗ Mậu được giữ chức
Tham mưu trưởng, còn Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Trưởng phòng Ba và Cao Văn Viên
giữ chức Trưởng phòng Nhì… Cũng cần phải nhớ rằng, Hưng Yên trong những năm
tháng đó đã là nơi xảy ra rất nhiều vụ việc đẫm máu mà binh lính Pháp và tay sai đã gây
ra cho đồng bào ta…
Thực chất, việc Nguyễn Văn Thiệu được điều chuyển ra Hưng Yên không phải là một
minh chứng cho sự tín nhiệm của bộ máy tay sai Pháp đối với ông ta, mà có lẽ là ngược
lại, ít ra là nếu ta xét đoán theo hồi ức của Đỗ Mậu. Trong cuốn sách đã dẫn, Đỗ Mậu
viết:
"Hồi bấy giờ, "ra Bắc" được xem như là một biện pháp chế tài đối với những sĩ quan ở
miền Trung và miền Nam, vì tình hình sôi động của chiến sự và vì những tổn thất nặng
nề về phía những quân nhân Việt Nam. Hầu hết những sĩ quan Việt Nam trung cấp bị đổi
ra Bắc đều ít nhiều có hồ sơ chống Pháp, hoặc chống Bộ Tổng Tham mưu của tướng
Nguyễn Văn Hinh…".
Đỗ Mậu kể tiếp:
"Nguyễn Văn Thiệu, có thêm Trung úy Cao Văn Viên và tôi, được lệnh thuyên chuyển ra
mặt trận Hưng Yên, trình diện với Trung tá Dương Quý Phan, một sĩ quan nổi tiếng thân
Pháp, tay chân của tướng Cogny. Tư Lệnh miền Đông Bắc Việt đang đóng ở Hải Dương.
Mặt trận Hưng Yên vừa được Bộ tư lệnh Pháp trao trả phần trách nhiệm lại cho quân đội
quốc gia Việt Nam và đang bị những áp lực nặng nề. Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn chỉ
định tôi làm Tham mưu trưởng, Cao Văn Viên làm Trưởng phòng Nhì và Nguyễn Văn
Thiệu làm Trưởng phòng Ba. Còn phòng Tư vẫn do một đại úy người Pháp phụ trách. Bộ
chỉ huy và trung tâm hành quân khu chiến được đặt tại ngôi giáo đường to lớn rộng rãi
của tỉnh lỵ Hưng Yên mà linh mục bề trên đã vui lòng cho quân đội Pháp sử dụng từ
trước.
Ba anh em chúng tôi được cấp phát chung một căn phòng nhỏ vừa đủ để ba cái ghế bố
loại nhà binh và hàng ngày ăn cơm tại câu lạc bộ sĩ quan. Buổi tối, lúc trở lại phòng để
chuẩn bị đi ngủ, Thiệu và tôi thường phân tích và luận bàn về tình hình chính trị và chiến
sự đến khuya. Riêng Viên vốn tính ít nói nên chỉ thỉnh thoảng góp ý kiến mà thôi…".
Vốn là người không nông nổi và sớm biết lo xa, nhưng lại không thể hình dung ra tương
lai của mình ở ngoài kiếp làm tay sai cho ngoại bang, ngay trong thời gian đi theo quân
Pháp ở Hưng Yên, trước thực tế ngày càng bất lợi cho "mẫu quốc", Nguyễn Văn Thiệu đã
sớm tính tới nước thay thầy đổi chủ. Trong hồi ký của mình, Đỗ Mậu nhận xét:
"Thiệu trầm tĩnh khôn ngoan, lại có khả năng về tham mưu, đã từng được Đại tướng Pháp
De Linarès, Tư lệnh chiến trường Bắc Việt phê điểm rất tốt: Thông minh sắc bén, siêng
năng, có phương pháp và tỉ mỉ. Sĩ quan hảo hạng. Có ý thức tuyệt hảo về tổ chức và bảo
mật…". Một số người thân cận với Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận xét, ông ta là "người có
tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển"…
Đỗ Mậu cũng có một nhận xét nữa về Nguyễn Văn Thiệu:
"Có một điều tôi vô ý là dù quen biết Thiệu đã lâu ngày nhưng mãi cho đến khi nhìn ông
Thiệu qua màn ảnh truyền hình tôi mới thấy được cặp mắt "láo liên", biểu hiện sự gian trá
và làm cho ông Thiệu trở thành tay gian hùng, tham nhũng. (Cái tướng có cặp mắt láo
liên của ông Thiệu cũng giống như cái ẩn tướng không dám nhìn thẳng vào mặt người đối
thoại của ông Diệm đều là tướng người bất chánh)…".
Còn đây là nhận xét của Cao Văn Viên về người chiến hữu từ thời trai trẻ của mình khi
ông này so sánh Nguyễn Văn Thiệu với Ngô Đình Diệm ở trên cương vị tổng thống của
chế độ Sài Gòn: "Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm duy trì chế độ như
một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống Cộng… Còn Nguyễn Văn Thiệu thì
theo đường lối "độc tài trong dân chủ", vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong thì chi phối cả
hai ngành lập pháp và tư pháp, bàn tay sắt trong đôi găng nhung… Nguyễn Văn Thiệu
"đa nghi Tào Tháo" và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối
phương như ông ta đã làm tại quốc hội. Ông ta chủ trương "làm chính trị phải lỳ". Những
năm tại chức, Nguyễn Văn Thiệu luôn bị ám ảnh bởi cái chết của Ngô Đình Diệm…".

Con đường trở thành tổng thống


Khi chính phủ bù nhìn do thực dân Pháp dựng nên lập ra các đơn vị quân sự, Nguyễn
Văn Thiệu đã trở thành một trong những trung úy trẻ đầu tiên của lực lượng này. Và ông
ta đã thăng tiến khá nhanh. Mới ngoài 30 tuổi, năm 1955, Nguyễn Văn Thiệu đã là Tư
lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, tại Huế. Ba năm sau, ông ta được thăng cấp trung tá và giữ chức
Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt.
Các cố vấn Mỹ, lúc đó mới sang miền Nam Việt Nam để giúp đỡ chính quyền của Ngô
Đình Diệm, đã mau chóng để ý tới viên sĩ quan thâm sâu và kín võ này. Kết quả là
Nguyễn Văn Thiệu đã được đưa sang tu nghiệp hàng loạt khoá quân sự cấp cao về tham
mưu, chính trị tại các cơ sở đào tạo quân sự của Mỹ như Port Leavenwort, Fort Blifshay
Okinawa trên lãnh thổ Nhật...
Trong giai đoạn hết sức nhạy cảm và phức tạp đối với chế độ của anh em Ngô Đình Diệm
và Ngô Đình Nhu, khi các cố vấn Mỹ luôn toan tính thay đổi luật chơi trên chính trường
Sài Gòn, từ năm 1959 tới năm 1963, Đại ta Nguyễn Văn Thiệu đã ngồi ở vị trí cực kỳ
quan trọng và có thế lực trong các cuộc thay ngựa giữa dòng là chức Tư lệnh Sư đoàn 5
bộ binh, đồn trú ngay tại Biên Hòa.
Và ông ta đã tận dụng uy lực quân sự trong tay để tìm cho mình những mối lợi lớn nhất
trong các cuộc binh biến. Ngày 1-1-1963, nhờ đã đóng góp kịp thời vào việc dẹp bỏ anh
em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu đã được thăng làm thiếu tướng,
giữ chức Tư lệnh Quân đoàn IV.
Hai năm sau, cũng trong một cuộc xáo lộn các quân bài chính trị ở Sài Gòn, ngày 18-1-
1965, Nguyễn Văn Thiệu không chỉ được thăng trung tướng, mà còn được cử Đệ nhị Phó
Thủ tướng trong nội các do ông Trần Văn Hương cầm chịch. Ngày 4-9-1967, trong một
cuộc bầu cử đã bị lũng đoạn, Nguyễn Văn Thiệu đã đắc cử Tổng thống chính quyền Sài
Gòn. Ông ta cũng đã tái đắc cử vào vị trí này tháng 4-1972 với nhiều tai tiếng.
Cuộc đời làm tổng thống của Nguyễn Văn Thiệu gắn liền với một đặc điểm của nền
chính trị Mỹ lúc đó: gần như bị chia rẽ vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Thiệu là người có
tư tưởng chống cộng, thân Mỹ, nhưng lại không dễ bảo chút nào. Châu Trần, nguyên thư
ký quốc hội Sài Gòn cũ, nói: “Ông Thiệu rất thông minh và tốt, nhưng xét ở khía cạnh
một người lãnh đạo, thì thành công và thất bại của ông lúc đó gắn liền với chính quyền
Mỹ. Người ta chỉ có thể nhớ đến ông như một người tốt bụng, một người chồng, người
cha tốt”. Nhà báo, sử gia Mỹ Stanley Karnow (tác giả cuốn Vietnam: A History, và loạt
phim truyền hình 13 tập Việt Nam - thiên lịch sử truyền hình) nhận xét: “Chỗ dựa chính
của Nguyễn Văn Thiệu là sự hiện diện của quân đội Mỹ. Ông lãnh đạo không mấy hiệu
quả. Nhưng người Mỹ lại rất khó hành xử với ông ta. Dư luận gọi ông ấy là con rối của
Mỹ (ám chỉ thái độ thân Mỹ quá mức của Thiệu), nhưng giả dụ có là con rối thật thì
Thiệu cũng có những sợi dây riêng của mình”.
Ban đầu, khi mới nhậm chức, Tổng thống Thiệu mang lại sự ổn định và gắn kết cho một
chính quyền đang rối loạn. Nhưng những năm sau đó, Thiệu bắt đầu cai trị với bàn tay
sắt, đưa ra các quyết định một cách độc đoán, hoặc cùng lắm, chỉ có sự cố vấn của 1-2
người thân cận, dường như không chấp nhận sự chống đối. Thiệu lãnh đạo không hiệu
quả. Càng gần đến thời điểm sụp đổ, chính quyền Sài Gòn càng rơi vào khủng hoảng.
Nạn tham nhũng tràn lan, tình hình kinh tế xuống cấp.
Một loạt sai lầm về mặt quân sự đã khiến quân đội Việt Nam Cộng hòa thất bại liên tiếp
và sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn là không thể tránh khỏi. Dù được sự hỗ trợ của
hơn 540.000 binh lính và cố vấn Mỹ, dù có trong tay số viện trợ quân sự khổng lồ, Thiệu
chẳng bao giờ có thể đứng vững trước sức mạnh của quân giải phóng miền Bắc. Nhưng
thái độ chống cộng không khoan nhượng của ông không thay đổi. Cho đến lúc quân giải
phóng tiến như vũ bão về Sài Gòn, chiến tranh sắp kết thúc với kết cục thất bại rõ ràng
thuộc về Việt Nam Cộng hòa, Thiệu vẫn còn tuyên bố: “Chúng ta sẽ chiến đấu đến viên
đạn cuối cùng, đến hạt gạo cuối cùng”.
Là người ủng hộ thuyết thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản, Nguyễn Văn Thiệu kiên
quyết chống lại “phe cộng sản”, không chịu nhượng bộ ngay cả khi quân Sài Gòn thất bại
liên tiếp. Thiệu liên tục bác bỏ việc hình thành một chính phủ liên minh giữa những
người trung lập và những người cộng sản. Chính thái độ chống cộng và thân Mỹ đó đã
trở thành điểm bất lợi cho ông. Hồi kết đã đến. Tất cả nội các chính quyền Sài Gòn đều
đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức để mở đường cho đàm phán hòa bình với miền Bắc, tránh
đi một cuộc chiến đẫm máu

Và rồi . . .
Ngày 21/4, đúng 7 giờ 30 tối (giờ Sài Gòn), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài phát
biểu dài khoảng hai giờ đồng hồ với quốc dân và trước khoảng 200 quan chức Chính
quyền Sài Gòn tại Dinh Tổng thống. Trong diễn văn này, Thiệu tự kể công trạng của
mình và những khó khăn của Chính quyền Sài Gòn trước việc Mỹ từ chối cấp bổ sung
viện trợ quân sự.
Cuối bài diễn văn, Thiệu bỗng nghẹn ngào, rơi lệ công bố quyết định từ chức của mình
đồng thời trao Chính quyền Sài Gòn cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương điều hành.
Thiệu nói: Giờ đây một nửa miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay Bắc Việt, “vì lợi ích của
nhân dân” ông ta thuận lòng hy sinh thân mình.(1 sự giả dối đến trắng trợn đối với nhân
dân.Chẳng bao giờ lợi ích của nhân dân được đặt trên quyền lợi của chúng)
Tổng thống Thiệu vừa kết thúc bài diễn văn, tướng Cao Văn Viên liền lên đài phát thanh
tuyên bố ngắn gọn rằng quân đội của ông ta sẽ tiếp tục chiến đấu “để bảo vệ Tổ quốc
chống lại giặc ngoại xâm”.(Thật là lố bịch!)
Và ngày 30-4-1975, quân đội giải phóng đã tràn vào Dinh Độc Lập, buộc tướng Dương
Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng. Trước đó không lâu, Nguyễn Văn Thiệu đã sang Đài
Loan rồi tới nước Anh tị nạn bằng chiếc DC-6 của Tòa Đại sức Mỹ từ Thái Lan bay qua
Sài Gòn trong đêm 25-4-1975.
Trong cuốn "Decent Interval", trưởng đại diện CIA ở Sài Gòn năm 1975 Frank Snepp kể
lại rằng, vào hồi 5h30" chiều 25-4, trùm CIA Thomas Polgar gọi tướng Charles Timmes
và anh ta vào văn phòng và ra lệnh cho họ phải giúp cho ông ta đưa Nguyễn Văn Thiệu
và Trần Thiện Khiêm đi Đài Loan vào tối hôm đó. Khoảng 8h30" tối, tướng Timmes,
Frank Sneep cùng 2 nhân viên CIA khác lái ba trên chiếc xe đến tư gia của Trần Thiện
Khiêm trong Bộ Tổng tham mưu và khoảng 9h tối thì Polgar cũng đến nơi.
Ít lâu sau thì một chiếc Mercedes chạy đến đậu ngay trước nhà. Nguyễn Văn Thiệu và
Trần Thiện Khiêm vội vã bước vào nhà. Theo lời thuật của Frank Sneep, khi ấy, Nguyễn
Văn Thiệu có mái tóc bạc chải bóng loáng, quần áo ủi thẳng nếp và trong lúc trời còn
tranh tối tranh sáng, ông ta có vẻ giống như là "một người mẫu trong Tạp chí
Gentleman"s Quarterly hơn là một cựu tổng thống".
Đoàn tùy tùng của ông Thiệu người nào người nấy đều to con vạm vỡ tay xách những
chiếc va li quá khổ đến những chiếc xe của Tòa đại sứ Mỹ và họ đòi phải để cho họ đích
thân đặt những chiếc va li đó vào thùng xe sau. Frank Sneep nói ông ta không biết trong
những va li đó đựng gì, tuy nhiên có vẻ rất nặng vì những hành lý đó được đặt xuống xe
thì nghe như có tiếng kim loại chạm vào kim loại... Theo nhận định của Frank Sneep,
thực chất đấy là một cuộc bỏ trốn vì khi ra đi, Nguyễn Văn Thiệu đã chẳng có một giấy
tờ gì chính thức biện minh cho việc ra đi không ngày trở lại.
Còn theo một nguồn tin khác, để cho việc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu có vẻ hợp pháp,
ông Trần Văn Hương lúc đó đã ký một sắc lệnh cử viên cựu Tổng thống này làm đại diện
đặc biệt đến Đài Loan để phân ưu về việc Tổng thống Tưởng Giới Thạch từ trần ngày 5-
4. Thật ra thì đây là một chuyện khôi hài vì tang lễ của cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch
đã diễn ra tại Taipei cách đó ba tuần lễ và là người đại diện cho chính quyền Sài Gòn
"phân ưu" chính là ông Hương...
Cũng theo Frank Sneep, anh ta đã lái chiếc xe chở Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay Tân Sơn
Nhất. Xe đi từ ngôi nhà ở trong khu Bộ Tổng tham mưu của Trận Thiện Khiêm, người
giữ chức Thủ tướng trong liên doanh với Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi tới Đài Loan,
Nguyễn Văn Thiệu đã không đi tiếp tới Mỹ mà xin tới định cư tại Anh. Tới cuối đời,
Nguyễn Văn Thiệu mới sang định cư tại Boston và chết vì bệnh ở đó vào ngày 29-9-
2001. Ông ta không để lại một trang hồi ký nào vì ngại công bố những suy nghĩ thực của
mình về một chặng đường đen bạc của chế độ Sài Gòn mà giờ đây, nhiều người buộc cho
ông ta trọng tội góp tay vào làm cho nó tan rã.
Những năm cuối đời của Nguyễn Văn Thiệu thực sự tủi nhục,phải sống tha hương nơi xứ
người,phải chịu sự oán hận của những người mà ông gọi là đồng bào và chẳng được chết
trên mảnh đất quê hương.Đó là hậu quả cho việc trước đây ông đã khiến cho nhân dân ta
đau khổ khi mượn tay thế lực ngoại bang đàn áp nhân dân chỉ vì muốn mưu cầu danh lợi
cho bản thân.Hi vọng đây sẽ là bài học cho những kẻ vẫn còn đang ôm mộng “ xây dựng
1 chế độ mới” và bản thân sẽ được trở thành 1 “khai quốc công thần”.Đừng mơ mộng khi
nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ đất nước này,đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.

You might also like