You are on page 1of 18

BAØI THUYEÁT TRÌNH

Nhoùm:
phan vaên tuaán
MÔØI CAÙC BAÏN XEM ÑOAÏN
PHIM SAU
NGUYEÂN NHAÂN DAÃN ÑEÁN BAÏO LÖÏC GIA ÑÌNH

 Hầu hết bạo lực gia đình là do học tập và tăng cường hơn là do sinh
học, di truyền học.
 Bạo hành gia đình có thể khởi sự khi một bên cảm thấy nhu cầu kiểm
soát và thống trị người kia.

 Một số đàn ông mang niềm tin truyền thống rằng, họ được quyền
kiểm soát phụ nữ, và rằng phụ nữ không bình đẳng với nam giới.
 Trẻ em làm nhân chứng hoặc là nạn nhân của bạo lực sẽ có thể đi
đến niềm tin rằng, bạo lực là phương thức hữu lý để giải quyết xung
đột giữa con người với nhau.
 Rượu chè và các lạm dụng chất khác hay bị quy cho hành vi bạo
lực. Một kẻ say xỉn, nghiện ngập, hoặc mắc thói vênh váo sẽ ít thích
kiểm soát xung lực bạo hành của anh ta/ chị ta
 Bạo lực gia đình thường liên quan đến lòng tự trọng kém. Một
đứa trẻ lớn lên trong một gia đình bạo lực có thể có rất ít giá trị bản
thân
Điều 2.
LUẬT PHOØNG CHOÁNG BAÏO LÖÏC GD CỦA QUỐC HỘI KHÓA

XII, KỲ HỌP THỨ 2, SỐ 02/2007/QH1NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM


.
2007
Các hành vi bạo lực gia đình:
:
1. Các hành vi bạo lực gia
đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi,
đánh đập
hoặc hành vi cố ý
khác xâm hại đến
sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha,
mẹ và con; giữa vợ và chồng;
giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép
kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá
hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong
gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
HIEÄN TRAÏNG VEÀ BAÏO LÖÏC GD

• Theo điều tra Gia đình ở Việt Nam năm 2006 (do Bộ Văn Hóa, Thể
thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ Nhi
đồng Liên hiệp quốc thực hiện) cứ 5 gia đình thì có 1 gia đình có
một trong các hành vi bạo hành, như đánh, đe dọa tinh thần hoặc
ép quan hệ tình dục.
• Khi có bạo lực, các cặp vợ chồng hiếm khi nhờ đến sự can thiệp
của cha mẹ, bạn bè hoặc chính quyền vì họ sợ mất mặt hoặc không
muốn "vạch áo cho người xem lưng".
• Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo
lực trong gia đình vẫn đang tiếp diễn ở mọi vùng miền, từ nông thôn
đến thành thị, mọi gia đình có thu nhập khác nhau.
• Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam,
tình trạng bạo hành gia đình xuất phát từ nguyên nhân căn bản, sâu
xa nhất là tư tưởng nam coi thường nữ được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Người phụ nữ phải chăm lo và duy trì tổ ấm và
trong các mối quan hệ trong gia đình, người phụ nữ luôn phải phục
tùng nam giới.
HIEÄN TRAÏNG BAÏO LÖÏC GD

• Trong tổng số gần 10.000 hộ gia đình được điều tra trên quy mô cả nước
cho thấy tỷ có 9,2 % người chồng ở thành phố ép vợ lên giường khi người
vợ không có nhu cầu, trong khi ở nông thôn con số này chỉ có 7,6%.
• Ngoài ra, tỷ lệ người vợ ở thành phố đánh chồng cũng cao hơn gần 4 lần
so với ở nông thôn (1,8% ở thành phố và 0,5% ở nông thôn). Tuy nhiên, tỷ
lệ vợ đánh chồng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,6%) so với con số chồng đánh
vợ (3,4%).
• Các nguyên nhân được kết luận từ cuộc điều tra này đứng đầu là say rượu,
tiếp đến là có những ý kiến khác nhau trong làm ăn, trong sinh hoạt và khó
khăn về kinh tế. Trong đó nguyên nhân say rượu là lý do để chồng đánh vợ
(37,5%) và cũng là lý do để vợ đánh chồng (37,8%).
• Có khoảng 21,2% cặp vợ chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như: đánh,
mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Trong đó,
7,3% tỷ lệ cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra hai hiện tượng bạo lực trên.
• Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em nam bị cha mẹ quát mắng,
đánh đập nhiều hơn trẻ em nữ. Và hình vi bạo lực chủ yếu là quát mắng.
Chỉ có 14% các bậc cha mẹ sử dụng biện pháp đánh đập với con cái khi
chúng mắc lỗi. Tỷ lệ này còn ít hơn đối với trẻ em nữ.
)
Trong phiên họp chiều (1/11 sau khi nghe Chủ nhiệm Uỷ ban
Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo tiếp thu,
chỉnh lý Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các đại biểu
QH đã tiếp tục thảo luận về dự thảo luật này
• Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - TP Đà Nẵng, thực tế cho thấy tình
trạng bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng gây ra những bất ổn
tiềm ẩn cho xã hội. Tuy nhiên, việc phát hiện, xử lý lại đang gặp nhiều khó
khăn, bởi vì thủ phạm phủ nhận, nạn nhân thì cam chịu, xóm giềng thì né
tránh, chính quyền bàng quan. Thái độ đó chủ yếu xuất phát từ quan niệm
coi va chạm, bạo lực là chuyện nội bộ gia đình. Vì vậy, việc ban hành Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết và cấp thiết.
• Một số đại biểu QH cho rằng, bạo lực gia đình hiện nay không còn là việc
riêng của mỗi gia đình. Đã có cảnh báo về vấn nạn này trên phạm vi toàn
thế giới, theo kết quả nghiên cứu quốc tế có từ 20%-50% số phụ nữ đang là
nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Tại Việt Nam theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao trong 5 năm qua
các Toà án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm trên 352.000 vụ việc
về hôn nhân và gia đình, trong đó có khoảng 186.000 vụ có hành vi đánh
đập ngược đãi chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
HAÄU QUAÛ CUÛA BAÏO HAØNH GD
MOÄT KEÁT QUAÛ BI THÖÔNG CHO GIA ÑÌNH NAÏN NHAÂNVAØ
NHÖÕNG AI CHÖÙNG KIEÁN

• Bị chồng bạo
hành,
một phụ nữ
đã uống
bả chó tự tử,
để lại nỗi đau
không thể nào
gột rửa...
BAÏ0 HAØNH GIA ÑÌNH KHOÂNG CHÆ ÔÛ VÔÏ VAØ
CON MAØ CAÛ NGÖÔØI SINH THAØNH RA MÌNH
NÖÕA
Video này được quay lén bởi 1 bạn trẻ Thông tin ban đầu có
được : - Người mẹ ruột lặn lội từ Quảng Nam vào Tp.HCM
sống với thằng con trai… - Vì bà cụ di chuyển chậm chạp,
chiếm chỗ trong nhà nên ngày nào hắn cũng chửi bới và
đánh bà… - Dù đã cao tuổi, ước tính hơn 80 nhưng hàng
ngày vẫn phải làm lụng việc nhà như là ôsin… - Câu gây sốc:
“Sao bà ko chết mẹ ở ngoài đó cho rồi, ráng lết vào đây chết
cho tui tốn tiền nữa hả?” - Hiện chưa thấy bất cứ sự can
thiệp nào của người dân xung quanh và chính quyền BL: các
bạn chú ý theo dõi đoạn video ngắn sẽ thấy hành động tát bà
cụ của người đàn ông đó. Giả sử đây không phải là mẹ con
thì hành động ngược đãi người già của người đàn ông này
cũng không thể chấp nhận được. Nhìn cảnh bà cụ dò dẫm
từng bước đi để lau nhà trong khi hắn bình thản đứng nhìn
thật không đáng là con người. Rất tiếc bạn trẻ cung cấp
video này đã ko để lại thông tin gì nhiều về bà cụ và tên tuổi
của người đàn ông bất lương đó.
NAÏN BAÏO HAØNH ÔÛ ÑAKLAK

• Trường hợp của chị P.M.T (26 tuổi ở phường Tự An-TP Buôn Ma
Thuột) là một điển hình. Theo lời kể, chồng chị là anh V. D. C ( 34
tuổi), anh chị lấy nhau được 5 năm, có một con gái. Do cuộc sống
gia đình phát sinh nhiều mâu thuẫn, anh ta đã đánh chị liên tục và
gần đây - vào cuối tháng 11/2009 là lần nặng nhất, khiến chị phải
vào Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk điều trị với đa chấn thương, khắp
người bầm tím.Chị T cho biết: đau đớn, tủi nhục nhưng người
chồng vẫn không buông tha. Lúc người nhà đưa chị đến bệnh viện,
anh chồng còn mang theo hung khí là đoạn xích sắt dài 1,5m để
tiếp tục rượt đuổi đánh vợ. Trước hành vi hung hãn của người
chồng, bảo vệ Bệnh viện phải nhờ Cảnh sát 113 can thiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống

bạo lực gia đình (BLGĐ).


• Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra BLGĐ có quyền quyết định cấm
người gây BLGĐ tiếp xúc với nạn nhân trong thời hạn không quá 3
ngày khi có đủ 3 điều kiện sau: Có đơn yêu cầu của nạn nhân
BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền; Đã có hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe
dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân BLGĐ;
Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau
trong thời gian cấm tiếp xúc.
• Người có hành vi BLGĐ bị cấm đến gần nạn nhân trong khoảng
cách dưới 30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi BLGĐ và
nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn
cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân) hay bị cấm sử dụng
điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại
chúng khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân
• Nghị định cũng nêu rõ các chính
sách khuyến khích đối với người
trực tiếp tham gia phòng, chống
BLGĐ như: Khen thưởng người trực tiếp tham gia phòng,
chống BLGĐ có thành tích; người có hành vi dũng cảm
cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực
tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi BLGĐ, nếu bị chết
thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ; nếu bị thương làm
suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem
xét để hưởng chính sách như thương binh...
• Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày
ký ban hành
Xử phạt vi phạm trong phòng chống bạo lực
gia đình
 Ngày 01/07/2008, Luật Phòng chống bạo lực có hiệu lực thi hành.
Và Chính phủ cũng đã có những dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.

• Theo các điểm a, c, d, h khoản 1, điều 11, Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành
vi: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia
đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội
khác nhằm cô lập thành viên đó; Không cho thành viên gia đình đọc
sách, báo, xem ti vi, nghe đài hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng
hàng ngày; Thường xuyên đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu
cầu không chính đáng hoặc vượt qua khả năng của thành viên gia
đình đó; Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã
hội hợp pháp, lành mạnh
• Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với hành vi thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì lý do
ghen tuông
Xử phạt vi phạm trong phòng chống bạo lực
gia đình
• Điểm c, khoản 2, điều 11: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành
động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục
• Điểm d, khoản 2 , điều 9: Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đối với hành vi
thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật
mà người đó sợ. (Đây là việc mà anh chị em thường đem ra để “tống…tiền”,
tống…công việc… )
• Điểm đ, khoản 2 , điều 9: Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đối với hành vi
ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hoá phẩm đồi
trụy, kinh dị
• Khoản 3, điều 9: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi ép buộc thành viên gia đình bán dâm (khoản này phải xử hình sự
chứ nhỉ? Vậy thì nhẹ quá! )
• Khoản b, điều 10: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành
vi cưỡng ép thành viên gia đình lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc
nơi công cộng

You might also like