You are on page 1of 5

Câu 1:Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta theo khuynh hướng

phong kiến và tư sản đầu thế kỷ XX là:


Như chúng ta đã biết, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã biến nước ta thành thuộc
địa của chúng. Chúng đã thiết lập một bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác
nhắm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của
chúng. Người dân bị bần cùng hóa, một cổ hai chòng. Từ đó làm xuất hiện các mâu thuẫn gây gắt
giữa dân tộc VN với thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Sự áp bức bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó
càng gay gắt, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc ắt sẽ ơhair diễn ra rất gay gắt và
mạnh mẽ, với sự đa dạng về nội dung, hình thức cũng như các tầng lớp tham gia.
- Trong nửa đầu thế kỷ XX nổi lên các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư
sản. Nổi bật nhất là các phong trào như Cần Vương (1885 - 1896); khởi nghĩa Yên Thế; phong trào
Đông Du; phong trào Duy Tân; các phong trào Quốc gia cải lương; phong trào dân chủ công khai
hay phong trào cách mạng quốc gia tư sản…Tuy các phong trào này nổ ra rất mạnh mẽ, các tấm
gương anh dũng, bất khuất, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta,
nhưng kết quả đều không giành được thắng lợi. Nguyên nhân thất bại của các phong trào nói trên là:
-Thứ nhất, họ không có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức có khả năng dẫn dắt và lãnh
đạo.
- Thứ hai, họ chỉ dựa vào uy tín cá nhân của từng người chứ không dựa vào quần chúng và nhân dân
lao động.
Thứ ba, đó là họ sử dụng khuynh hướng lỗi thời, lạc hậu, vũ khí thô sơ, nghèo làn, chủ trương nóng
vội. Trong giai đoạn này không thể dùng các tư tưởng phong kiến như các phong trào chống giắc
phương Bắc của cha ông được. Nó không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nữa.
Thứ tư, các phong tràotheo khuynh hướng tư sản cũng thất bại vì họ tuy có tiếp thu được hệ tư
tưởng mới song lập trường, hệ tư tưởng của họ không ổn định và thiếu đúng đắn. Họ mang nặng tư
tưởng cá nhân. Chính cái tư tưởng này sẽ không thể giành được thắng lợi cho toàn bộ dân tộc được.
Cộng thêm nữa là giai cấp tư sản VN quá nhỏ bé, cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương
cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từ những nguyên nhân trên đã đặt ra yêu cầu mới cho các mạng VN đó là phải tìm ra một con
đường mới, một tư tưởng mới, một giai cấp đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành giải
phóng dân tộc.
Câu 2 : Hãy trình bày những chuyển biến của thế giới và Việt Nam đầu thế kỷ XX
*Những chuyển biến của thế giới
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB phát triển mạnh sang giai đoạn tư bản độc quyền. Chúng
tăng cường phát triển kinh tế để làm tăng sức mạnh của chúng. Vì vậy chúng cần nhiều hơn về
nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn. Vì thế những
nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam đã trở thành miếng mồi ngon cho chúng, để chúng biến
thành thuộc địa.
Đầu thế kỷ XX, CMT10 Nga thành công. Nó làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa. Cuộc cách mạng
vô sản đầu tiên trên thế giới đã thành công, nhà nước XHCN đầu tiên đã ra đời, người dân được giải
phóng hoàn toàn về sức lao động. Nó như một thiên đường trên mặt đất. CMT10 Nga thành công
cổ vũ mạnh mẽ cao trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tháng 3/1919, Quốc tế cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế cs Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.L Leenin được công bố. Luận cương đã chỉ
ra con đường giải phóng dân tộc cho các dân tộc thuộc địa. Chính luận cương này cũng được Bác
Hồ vận dụng vào cách mạng Việt Nam. Sau khi Quốc tế cộng sản được thành lập, hàng loạt các
Đảng cs ra đời trên khắp thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cs, các Đảng này liên kết với nhau
tạo liên minh lớn, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Những chuyển biến trên có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam.
Những biến đổi của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Năm 1858,thực dân Pháp xâm lược VN.Sau khi đặt ách đô hộ,chúng thi hành chính sách phản
động toàn diện.
-Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp,mọi quyền hành đều nằm trong
tay bọn tư bản Pháp,vua quan phong kiến vhir là bù nhìn tay sai.Chúng dung chính sách “chia để
trị “, thủ tiêu mọi quyền tự do,dân chủ ;thẳng tay đàn áp và khủng bố khốc liệt các tư tưởng,hoạt
động yêu nước,làm cho dân tộc VN lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị
-Về kinh tế:Chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa quy mô nhằm khai thác tài nguyên,
bóc lột nhân công, cướp ruộng đất của nông dân, biến VN và Đông Dương thành thuộc địa cảu
Pháp. Tuy có những biến đổi trong cơ cấu kinh tế, ra đời một số nghành công nghiệp, kinh tế đồn
điền…, mang tính chất tư bản – thực dân nhưng vẫn không đủ làm biến đổi nền sản xuất phong
kiến nghèo nàn lạc hậu.
-Về văn hóa tư tưởng : Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, lập nhà từ nhiều hơn trường
học; đầu độc thanh niên bằng rượu cồn, thuốc phiện; mị dân, tuyên truyền xuyên tạc lich sử, văn
hóa VN; bưng bít ngăn cản văn hóa tiến bộ trên thế giới du nhập vào VN, gây tâm lý tự ti dân
tộc…;tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và nền văn hóa
dân tộc của ta.
VN từ xã hội phong kiến độc lập đã thành xã hội thuộc địa, nữa phong kiến. Dân tộc VN bị mất
độc lập tự do, kinh tế không phát triển, đời sống vô cùng cực khổ
-Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tính hình giai cấp – xã hội VN biến đổi sâu sắc
Ngoài hai giai cấp cũ là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, xã hội VN xuất hiện các giai cấp
mới: giai cấp công nhân,giai cấp tiểu tư sản và tư sản.
+ Giai cấp địa chủ phong kiến một thời đã từng thống trị dân tộc, nay để mất nước. Bộ phận phản
động nhất làm tay sai cho thực dân Pháp. Số còn lại phân hóa sâu sắc, trong đó có những bộ phận
có thể tham gia khá tích cực vào phong trào dân tộc (phong kiến vừa, nhỏ, trí thức phong kiến)
+ Giai cấp nông dân: bị bần cùng hóa vì chính sách bóc lột tàn bạo của đế quốc, phong kiến, họ
khao khát độc lập và ruộng đất, là lực lượng chủ lực của phong trào giải phóng dân tộc
+ Giai cấp công nhân mới ra đời, số lượng ít nhưng nhanh chóng trưởng thành. Do những ưu thế
đặc biệt lên sẽ là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản: mới xuất hiện, ngày càng đông đảo, bị đế quốc, phong kiến bóc lột chèn ép.
Họ rất nhạy cảm (đặc biệt là lớp trí thức), có tinh thần dân tộc, yêu nước.
+ Tư sản mại bản: gắn liền với lợi ích tư bản Pháp, tham gia vào đời sống trính trị, kinh tế của thực
dân Pháp.
+ Tư sản dân tộc: mâu thuẫn với tư bản Pháp và địa chủ phong kiến, có tinh thần dân tộc, dân chủ,
nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc, do đó khuynh hướng chính trị là cải lương.
*/ Dưới xã hội thuộc địa nửa phong kiến, VN có hai mâu thuẫn cơ bản phải giải quyết
- Mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc, tay sai (đay là mâu thuẫn chủ yêu); mâu thuãn giữa
nhân dân VN (nông dân) với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết và quy
định lẫn nhau. Giải quyết đúng đắn hai mâu tuẫn này sẽ tạo điều kiện cho cách mạng VN phát
triển.
- Hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng VN:
+ Nhiệm vụ dân tộc: chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc.
+ Nhiệm vụ dân tộc: chống phong kiến phản động, đòi quyền dân chủ và ruộng đất.
Hai nhiệm vụ có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau; trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là đế quốc
tay sai, giành độc lập dân tộc.
Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc- dân chủ có ý nghĩa
quyết định đến toàn bộ cuộc vận động cách mạng ở VN đương thời
Câu 3: Nói Đảng cộng sản VN ra đời là một tất yếu khách quan vì:
Sau khi thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược nước ta, đất nước rơi vào chế độ thuộc địa nửa
phong kiến. Nhân dân lầm than, cực khổ. Mâu thuẫn giữa dân tộc VN vơi thực dân Pháp và bè lũ
tay sai ngày càng gay gắt. Tức nước, ắt vỡ bờ. Các phong trào yêu nước diễn ra liên tục trong giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng phong kiến và tư sản. Tuy nhiên các
phong trào này đều chỉ “đi” đến thất bại. Nguyên nhân là do họ chưa có đường lối đúng đắn, chưa
có tổ chức lãnh đạo…Cách mạng nước ta đang bị khủng hoảng về đường lối lãnh đạo.
Hơn thế nữa, các tổ chức đảng kế tiếp nhau ra đời. Các tổ chức này có tác động nhật định đến việc
tuyền truyền tư tưởng mới, cổ vũ lòng yêu nước của dân tộc nhưng chưa vạch ra được đường lối
cách mạng phù hợp với tình hình hiện tại. Nguy hiểm hơn là các tổ chức đảng này còn công kích lẫn
nhau, gây chia rẽ dân tộc.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc như vậy cùng với sự mâu
thuẫn, tách rời của các tổ chức đảng, Quốc tế cộng sản đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cấp bách nhất và
quan trọng nhất của tất cả những người cộng sản ở đông dương là thành lập một đảng cách mạng có
tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng CS có tính chất quần chúng ở Đông
Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức công sẳn duy nhất ở Đông Dương”.
Chính vì những nguyên nhân tất yếu trên mà đến ngày 03/02/1930 Đảng CSVN ra đời. Tại Hội
nghị thành lập đảng, các thành viên đã thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo. Nội dung cương lĩnh đã chỉ ra con đường cứu nước phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc
bấy giờ. Nó thể hiện được sự đoàn kết của mọi giai cấp và thể hiện được sự đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp với xu thế hiện đại.
Đảng ra đời đã để lại ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Đảng là một sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Leenin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước.
Tổ chức đảng chặt chẽ cùng với cương lĩnh đúng đắn đã chấm dứt giai đoạn khủng hoảng về đường
lối lãnh đạo cách mạng của dân tộc ta kéo dài mấy chục năm qua. Đảng ra đời đã chứng tỏ gccn Việt
Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Một trang mới của lịch sử đã được
mở ra - trang sử có sự lãnh đạo của đảng. Nó đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách
mạng Việt Nam.
Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia tự giác vào phong trào cách mạng thế giới.
Đảng được thành lập khẳng định dứt khoát con đường cách mạng Việt Nam ngay từ đầu là con
đường cách mạng vô sản. Đồng thời khẳng định ngay vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng
Việt Nam.
Câu 4: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình
tóm tắt do Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản như sau:
Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn
toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông
binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công
nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.
Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo
hướng công nông hoá.
Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc, chống
phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và
phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản,
trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ
phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ.
Chủ trương tập hợp lực lượng trên đây phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.
"Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì
của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. "Đảng là đội tiền phong của
vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh
đạo được dân chúng".
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, "liên kết với những dân tộc bị áp
bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp".
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo
theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng
yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc
vì độc lập tự do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội
cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
Nhờ sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã quy tụ
được lực lượng và sức mạnh của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm
và đồng thời là một ưu điểm của Đảng, làm cho Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của
cách mạng Việt Nam, sớm được nhân dân thừa nhận là đội tiền phong của mình, tiêu biểu cho lợi
ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân tộc.
Sự đúng đắn trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã được khẳng định bởi quá trình khảo
nghiệm của lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc trong suốt 78 năm qua dưới sự lãnh đạo của
Đảng và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng
XHCN.
Câu 5: Sự lãnh đạo của Đảng đối với cao trao cách mạng 1930-1935
Ngay từ khi mới ra đời ĐCSVN đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành một cao trào cách
mạng,làm cuộc tập dượt đầu tiên cho CMT8 1945. Đường lối lãnh đạo cao trào được vạch ra trong
2 cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
- Phương hướng chiến lược của CMVN là làm CMTS dân quyền và CM thổ địa dể đi tới XHCS
- Nhiệm vụ cụ thể của CM gồm 2 nhiệm vụ chính chống ĐQ và chống PK trong đó nhiệm vụ
chống ĐQ được đua lên hàng đầu.
+ về CT: đánh đổ ĐQCN Pháp và bọn PK, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính
phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
+ Kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn ĐQ giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu
ruộng đất của bọn ĐQ làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang CN và NN,miễn thúe
cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ
+ VHXH: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng
công nông hoá.
- Lực lượng cách mạng:
+Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đ/c NAQ soạn thảo đã chỉ rõ Đảng chủ trương tập
hợp đại bộ phận gccn, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm
CMRĐ, lôi kéo TTS, trí thức, trung nông, …đi vào phe VS giai cấp; đói với phú nông, trung-tiểu
đia chủ, TB An Nam mà chưa lộ rõ bản chất phản CMthì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng
trung lập, bộ phạn nào đã ra mặt phản CM thì phải loại bỏ.
+ Trong luận cương chính trị do đ/c Trần Phú soạn thảo, do không nhận thức đươc đầy đủ các mâu
thuẫn ở VN và do chưa đánh giá đúng mức vai trò CM của TS, TTS nên không lôi kéo họ vào
cuộc đấu tranh.
- Lãnh đạo CM là gccn thông qua ĐCS
- Phương pháp cách mạng: là con đường võ trang bạo động.
- Vị trí: CMVN là 1 bộ phận của CMTG, liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng VS
trên TG, đặc biệt là với quần chúng VS Pháp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong traof đấu tranhanh của qc trên đà phát triển từ năm 1929 đã
bùng lên mạnh mẽ khắp 3miền.
- Từ 1-4/1930, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra liên tiếp ở khắp nơi trên cả nc: Đấu tranh của các nhà
máy xi măng Hải phòng, dệt Nam Định, diêm cưa Bến Thuỷ…, phong trào đấu tranh của nông
dân Hà Nam, Thái Bình, Nghệ Tĩnh…
- Đến 5/1930 phong trào phát triển thành cao trào. Từ thành thị đế nông thôn, ở đâu cũng thấy cờ
đỏ búa liềm, truyền đơn, mit tinh, tuần hành. Chỉ tính riêng tháng 5 dã có 16 cuộc đấu tranh của cn,
34 của nd và 4 của hssv. Từ 6-8/1930 dã có tới 121 cuộc đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh
của nd huyện Nam Đàn và Thanh Chương.
- Đến 9/1930 phong trào phát triển dến đỉnh cao với những hình thức đấu tranh quyết liệt làm cho
chính quyền địch ở nhiều nơi bị tan rã. Chính quyền của nhân dân theo hthức các uỷ ban tự quản
kiểu XV dc hthành và thực hiện 1 số chính sách về KT, CTrị, VHoá. Tuy mới được thành lập ở 1
số xã và chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn nhưng các UBTQ kiểu XV này đã tỏ rõ bản chất và tính
ưu việt của nó. Đây thực sự là 1 chính quyền của dân, do dân và vì dân.
- Từ khi chính quyền XV ra đời cuộc đấu tranh của nhân dân ta ngày càng trở nên gay go quyết
liệt hơn. Tuy nhiên khi phát triển lên tơi đỉnh cao thì xhiện khuynh hưóng tả, nhấn mạnh đấu tranh
gc làm cho cuộc đấu tranh mang đậm màu sắc gc hơn màu sắc dtộc.
-từ đầu năm 1931, khủng bố của kẻ thù ngày càng dữ dội, thêm vào đó nạn đói xảy ra rất nghiêm
trọng, phong trào đấu tranh của quần chúng gặp nhiều khó khăn và giảm sút dần.
- gđ từ 1931 đến 1935 là gđ đấu tranh cực kì gian khổ nhằm chống khủng bố trắng, khôi phục lại
ht tổ chức Đảng và phong trào CM của quần chúng.
-Nhờ sự cố gắng phi thường của Đảng ta và đc sự chỉ đạo của QTCS, đến cuối năm 1934, đầu
năm 1935 ht tổ chức của Đảng đc khôi phục, phong trào quần chúng tiếp tục vươn lên. Sau giai
đoạn này CMVN đã trưởng thành hơn rất nhiều cả về lãnh đạo và phong trào đấu tranh của quần
chúng.

You might also like