You are on page 1of 157

NGUYỄN XUÂN CỰ - ĐỖ ĐÌNH SÂM

TÀI NGUYÊN RỪNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


1
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO
Tổng biên tập. PHẠM THÀNH HƯNG
Chịu trách nhiệm nội dung.
Hội đồng nghiệm thu giáo trình
Trường ĐHKHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người nhận xét.
GS.TS. LÊ VĂN KHOA
TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ
Biên tập:
ĐỨC HỮU
NHƯ QUỲNH
Trình bày bìa:
NGỌC ANH

2
MỞ ĐẦU

Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành
nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật.
Rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong từ
nhiên. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vi có
tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy,
rừng không chi có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà
nó còn có ý nghĩa đác biệt trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái.
Ngay từ buổi đầu tiên trong lịch sử phát triển nhân loại. Rừng
đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng đối với đời sống con
người. Rừng cung cấp nơi cư trú, lương thực, thực phẩm,
nguyên liệu, nhiên liệu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người.
Sự phát triển ngày càng cao của kinh tế - xã hội, đặc biệt là
trong giai đoạn hiện đại dựa trên nền tảng sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật đã làm đa dạng hơn quá trình sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và làm thay đổi sự phụ thuộc của con người vào
rừng. Con người đã rời bỏ từng phần hoặc toàn bộ sự lệ thuộc
vào rừng di chuyển xuống sông ở các lưu vực sông. Nơi có các
điều kiện dễ dàng hơn và có năng suất cây trồng cao hơn. Các
cộng đồng dân cư đã phân bố rộng khắp từ những vùng đô thị
đến các vùng nông thôn ven biển. Tuy nhiên một bộ phận quan
trọng gồm nhiều công đồng dân cư khác nhau vẫn sống trong
rừng hoặc ở các vùng ven rừng. Họ tiếp tục nền sản xuất nông
nghiệp truyền thống tự cung tự cấp, sử dụng đất rừng để canh
tác nông nghiệp và khai thác các tài nguyên rừng phục vụ trực
tiếp cho cuộc sống của họ.
Ngày nay do dân số tăng nhanh nhu cầu về tài nguyên ngày
càng lớn. Quá trình sản xuất phát triển dựa trên một nền khoa
học công nghệ cao đã gáy sức ép ngày càng lớn đối với các
3
nguồn tài nguyên nói chung. Trong đó, tài nguyên rừng được
huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về lương thực,thực phẩm, nhu cầu gò củi và các nguyên
liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội của loài người. Điều này đã
dẫn dấn làm suy giảm đáng kể nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Rừng bị suy giảm do bất kỳ một
nguyên nhân nào cũng đều có thể gây ra các vấn đề về sinh thái,
môi trường như: Gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến khí hậu
toàn cầu, làm giảm đa dạng sinh học, gây xói mòn đất và có
nguy cơ dẫn đến sa mạc hóa các vùng đất. Cuối cùng chúng sẽ
gây hậu quả về kinh tế, xã hội và dẫn đến đói nghèo.
Rừng không chỉ có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của
từng địa phương mà nó đồng thời cũng là bộ phận cấu thành
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Những
nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ít nhiều có sự thay đổi
theo từng vùng nhưng trước hết đều có liên quan trực tiếp đến
các cộng đồng người sống trong rừng hoặc ở các vùng ven rừng.
Do vậy, để bảo vệ và phát triển rừng. Chính phủ và các tồ chức
có liên quan cần ủng hộ, trợ giúp các quá trình sản xuất nhằm
phát triển đời sống các cộng đồng dân cư địa phương.
Việt Nam cũng như nhiều nước dang phát triển khác đang
đứng trước những vấn đề cấp bách về môi nhường. Tài nguyên
rừng đất nước, khoáng sản đang được huy động mạnh mẽ cho
quá trình phát triển kinh tế và bị suy giảm nhanh chóng nhiều
loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng môi
trường đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm. Bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giữ ổn định
cân bẵng sính thái trong sinh quyển."Chính vì vậy bảo vệ tài
nguyên rừng đã được xác định là một trong những mục tiêu lớn
trong chiến lược hành động cho sự phát triển bền vững ở nước ta
nói riêng và trên toàn thế giới nới chung.
Là một bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo cử nhân
khoa học môi trường, giáo trình "Tài nguyên rừng" nhằm trang
4
bị những kiến thức cơ bản về rừng và tài nguyên rừng, về vai trò
của rừng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bao vệ môi
trường cho sinh viên khoa Môi trường. Đồng thời được dùng
làm tài liệu tham khảo cho các ngành khoa học có liên quan. Với
mục đích đó, giáo trình "Tài nguyên rừng" đề cập cái những nội
dung chính có liên quan đến các khái niệm, các quá trình cơ bản
của rừng, vai trò của rừng những vấn đề xe tài nguyên rừng
cũng như việc tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng cho
sự phát triển bền vững.
Các tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
chuyên gia và các nhà khoa học để sửa chửa bổ sung và hoàn
chỉnh nội dung nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của quá
trình đào tạo.

5
Chương I:

NHỮNG KHÁI NIÊM CƠ BẢN VÀ Ý


NGHĨA SINH THÁI CỦA RỪNG

1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỪNG.

Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và
có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi
trường. Trên thực tế, rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng
những hiểu biết về rừng chỉ mới thức sự có được từ thế kỷ XIX.
Cùng với sự ra đời của sinhthái học, các khái niệm về rừng và
khoa học rừng dần dần được sáng to: Theo quan điểm học
thuyết về hệ sinh thái rừng được xem như là hệ sinh thái điển
hình trong sinh quyển (Temslay, 1935; Vili, 1997; Odum, 1966).
Mặt khác trên cơ sở học thuyết về rừng của morodov, Sukasov
thì rừng được coi là một sinh địa quần lạc (Biogeocenose).
Thực ra thì hai học thuyết này là không khác nhau về bản
chất, nhung mỗi học thuyết nhấn mạnh về một khía cạnh đặc
trưng riêng của rừng. Cả hai học thuyết đều sử dụng các nguyên
lý cơ bản của sinh thái học khi nghiên cứu một đơn vị tự nhiên
trong sinh quyển. Chung đều được thừa nhận và sử dụng trong
khoa học nghiên cứu về rừng.
1.1.1. Rừng là một hệ sinh thái .
Vili (1957) đã khái niệm hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên
bao gồm các yếu tố sống và không sống, giữa chúng có sự trao
đổi vật chất và năng lượng tạo nên một hệ thống ổn định. Nói
cách khác, hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh
vật và các yếu tố môi trường vật lý, trong đó có sự tương tác
giữa chúng vôi nhau.

6
Các yếu tố môi trường vật lý trong hệ sinh thái bao gồm khí
hậu (như nhiệt độ, độ ẩm), ánh sáng, không khí và các yếu tố
dinh dưỡng (như N, P, K, Ca, Mg, Mo, H2O).
Quần xã sinh vật bao gồm các loài thực vật, động vật, vi sinh
vật. Đây là thành phần sống và biến động nhất trong hệ sinh
thái. Xét về quan hệ dinh dưỡng, người ta chia các sinh vật ra
làm 2 nhóm: (l) Sinh vật tự dưỡng hay sinh vật sản xuất, chủ yếu
là các cây xanh có khả năng chuyển hóa năng lượng mặt trời
nhờ quá trình quang hợp; (2) Sinh vật dị dưỡng bao gồm sinh
vật tiêu thụ (chủ yếu là các loại động vật) và các sinh vật phân
hủy (nấm và các vi sinh vật). Các sinh vật tiêu thụ lại được chia
thành sinh vật tiêu thụ bậc 1, tiêu thụ bậc 2, tiêu thụ bậc 3, ...
Chức năng cơ bản của hệ sinh thái là thực hiện vòng tuần
hoàn vật hất và dòng năng lượng. Bắt đầu từ các thực vật, chúng
sử dụng các chất khoáng, CO2 và H2O dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Một phần
các chất hữu cơ này sẽ được chuyển sang các sinh vật tiêu thụ
thông qua chuỗi thức ăn. và cuối cùng chúng bị phân hủy trả lại
các hợp chất vô cơ cho môi trường, khép kín chu trình vật chất
trong hệ sinh thái. Dòng năng lượng từ bức xạ mặt trời được
thức vật cố định cũng được vận chuyển trong hệ sinh thái thông
qua chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, năng lượng là dòng hở, nó bị tiêu
hao dần qua các bậc dinh dưỡng. Có thể biểu diễn vòng tuần
hoàn dinh dưỡng và dòng năng lượng trong hệ sinh thái bằng sơ
đồ đơn giản như hình 1. Tùy theo phạm vi nghiên cửu, hệ sinh
thái có thể có giới hạn rộng hẹp khác nhau khác nhau: Một khi
rừng, một đồng cỏ, một vùng biển, hoặc có thể nhỏ chỉ là một
cái ao, thậm chí chỉ là. một bể cá nhỏ. Cả hành tinh của chúng ta
dược coi là một hệ sinh thái khổng lồ. Do có đa dạng sinh học
cao và cấu trúc phức tạp nên rừng được xem là hệ sinh thái phức
tạp nhất trong các hệ sinh thái trên cạn.

7
- Mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng:
Cây xanh tự dưỡng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và
các chất vô cơ tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ đây là nguồn
thức ăn cung cấp trực tiếp cho các sinh vật tiêu thụ bậc 1 là các
động vật ăn thực vật như trâu, bò, ngựa, hươu, nai, thỏ, chuột
đồng, sóc và nhiều loài chim ăn hạt như chim bồ câu, gà lôi
(Gaulus gtandarins). Côn trùng lấy phấn hoa và mật (ong, ruồi
hoa, các loài bướm) có vai trò quan trọng trong việc truyền phấn
hoa cho các cây rừng như phong lan, anh đào. Côn trùng ăn và
phá hoại các loài thực vật như ong xinip, sâu cuốn lá, một sâu ăn
lá, ăn chồi. Các côn trùng ăn thực vật tuy có khối lượng không
lớn nhưng có tác động rõ rệt đến hệ sinh thái rừng. Các động vật
ăn thịt bậc 1: Ăn các loại động vật ăn thực vật như cáo, chồn.
Nhiều loại chim như chim chích, gõ kiến và một số động vật nhỏ
hơn như nhện ăn sâu bọ. Đến lượt mình, chính các động vật ăn
thịt bậc 1 lại bị các động vật khác ăn thịt (ăn thịt bậc 2). Ví dụ
như cú ăn thịt, diều hâu chuyên săn bắt các loại chuột, gà.

8
Cuối cùng trên đỉnh tháp dinh dưỡng thể hiện mối tác động
tương hỗ về thức ăn trong hệ sinh thái gồm các vật ký sinh trên
động vật ăn thịt bậc 1 và bậc 2 như ve, bét. Trên thực tế mối
quan hệ thức ăn trong hệ sinh thái rừng là rất phức tạp. Mỗi một
sinh vật tiêu thụ có thể đồng thời tham gia một số chuỗi dinh
dưỡng khác nhau. Tập hợp tất cả các mối quan hệ thức ăn (các
chuỗi thức ăn) sẽ tạo thành một mạng lưới dinh dưỡng (mạng
lưới thức ăn) nhiều nhánh.
Các sinh vật sản xuất và tiêu thụ ở mức độ dinh dưỡng khác
nhau khi chết đi trả lại cho đất một khối lượng lớn các chất hữu
cơ. Đây là nguồn thức ăn nuôi sống một số lượng lớn các động
vật hoại sinh sống trong đất và trên mặt đất thuộc các nhóm
khác nhau như bộ cánh cổng, bộ hai đuôi (Diptera), bộ nhiều
chân (Scolopendromorpha), giun tròn, giun đất. Sự phân hủy
cuối cùng các chết hữu cơ để trả lại chất vô cơ cho đất là do
nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn đảm nhận.
Sinh khối của các nhóm sinh vật trong:hệ sinh thái rừng là
khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, đặc biệt lả Loài
cây ưu thế. Ví dụ như trong 1ha rừng sồi và dẻ 120 tuổi ở châu
Âu có thành phần sinh khối của các nhóm sinh vật chủ yếu như
sau:
Cây gỗ
Lá 4 tấn
Cành 30 tấn
Thân 240 tấn
Cỏ 1 tấn
Động vật có vú (lợn lòi, hươu, nai) 5 kg
Chim 1,5 kg
Động vật đất (chủ yếu là giun đất) 600 kg

9
Nhìn chung trong hệ sinh thái rừng, khối lượng, động vật chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với sinh khối thực vật. Tuy nhiên về
số lượng cá thể thì lại rất lớn Ước tính số lượng các cá thể động
vật trên 1 ha rừng cũng nhiều gấp 20 lần so với dân số trên trái
đất. Trong quẩn xã sinh vật rừng, tỉ lệ giữa các nhóm sinh vật
luôn có sự biến động và điều chỉnh nhằm thiết lập sự cân bằng
động giữa chúng với nhau và với môi trường tạo nên sự ổn định
của hệ sinh thái.
Năng suất hệ sinh thái rừng
Năng suất sơ cấp của rừng bao gồm tổng lượng vật chất hoặc
năng lượng tích lũy được do các sinh vật sản xuất sơ cấp tích luỹ
được hệ sinh thái rừng và được tính bằng lượng chất hữu cơ
(hay C ) hoặc năng lượng được tích lũy trong 1 đơn vị thời gian
trên 1 đơn vị diện tích. Năng suất rừng phụ thuộc chủ yếu vào
khả năng quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên một phần lớn năng
lượng cố định được lại bị tiêu hao cho các hoạt động của hệ sinh
thái nên phần tích lũy lại trong thực vật (bao gồm cả thân, lá,
hoa, quả và rễ) là không lớn lắm. Nhiều nghiên cứu ở vùng rừng
Trung Âu cho thấy khoảng 45% sản phẩm đồng hóa được sử
dụng cho quá trình hô hấp của thực vật, gần 16 % mất đi do
cành lá rụng, 3% mất đi qua hệ thống rễ, 1% do quả, 3% do rễ
chết và 8% do các nguyên nhân khác. Chỉ có khoảng 29% là mô
gỗ có thể sử dụng trong thực tiễn. Theo tính toán như vậy thì
lượng chất hữu cơ tổng hợp trong quá trình quang hợp ở rừng
châu Âu có thể đạt 8-23 tấn/ha năm tương ửng với 2-8 tấn gỗ.
Kết quả này là phù hợp với lượng gỗ khai thác được trên thực tế,
dao động trong khoảng 1-7 tấn/năm.
Năng suất cây rừng cũng phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện
khí hậu, đất đai. Ở Tây âu có thể đạt tới 12 m3 /ha/năm, trong
khi ở vùng cực Bắc chỉ vào khoảng 0,5 m3/ha/năm. Do vậy chu
kỳ khai thác rừng ở Tây âu vào khoảng 6 - 9 năm, còn ở cực Bắc
thì chu kỳ này kéo dài tới 30 - 40 năm. Hiện nay, việc biểu thị
10
năng suất cây rừng thường dược biểu thị bằng thể tích gỗ (m3)
thực ra không phản ánh đầy đủ lượng vật chất thực tích lũy được
của hệ sinh thái rừng, vì chất lượng các loại gỗ khác nhau là rất
khác nhau. Các cây gỗ nhẹ có độ xốp lớn thường có mức tăng
trưởng nhanh nhưng thực tế lượng vật chất tích luỹ được không
cao. Ví dụ như 1 ha rừng thông tăng dược 18 m3 gỗ và rừng dẻ
tăng lượng gỗ trong một năm. Nhưng thực chất lượng nhất khô
tích luỹ được ở loại rừng này có sự khác nhau không nhiều vì gỗ
thông có độ hổng là 10% trong khi gỗ dẻ chỉ là 63%.
Thực tế cho thấy tâng, nếu trong các diều kiện có tiềm năng
cho năng suất như nhau và các cây rừng đều thích ứng với khí
hậu và đất đai thì rừng cây lá kim thường có, tăng trưởng gỗ về
thể tích lớn hơn so với các rừng cây lá rộng, gỗ cứng. Tuy nhiên,
xét về thực chất từ khối lượng vật hất sản xuất được tỷ lệ sai
khác ít hơn nhiều. Ví dụ như rừng cây vân sam có mức tăng
trưởng là 11,1 m3/ha/năm còn rừng cây lá rộng chỉ là 3,8
m3/ha/năm. Trong khi xét về trọng lượng chất khô tương ứng là
2,7 và 1,4 tấn chất khô/năm.
Việc tính toán năng suất của hệ sinh thái rừng là một vấn đề
quan trọng, nhưng thường gặp nhiều khó khăn nên các chỉ số
ước tính về năng suất rừng còn khác nhau khá nhiều. Schroeder
(1919) lấy năng suất 2,5 tấn C ha/năm làm cơ sở để tính thì năng
suất rừng trên toàn trái đất (44 triệu km2) sẽ là 11 tỷ tấn C hay
22 tỷ tấn chất hữu cơ trong một năm. Theo Ovington và Pẹrsal,
thì năng suất ở rừng cây lá rộng ở Anh là 2,55 tấn C/ha/năm.
Còn năng suất trung bình ở rừng thường xanh nhiệt đới là 4,8
tấn C/ha/năm tương ứng với hiệu suất quang hợp là 1% (Foog,
1958).
Một tính toán khác vào năm 1955, trên trái đất có 11,4 triệu
km2 rừng được khai thác, cung cấp 2,390 triệu m3/năm hay 2,1
m3 gỗ/ha tương ứng gõ tan C (nếu tính cả cành và lá thì lượng C
sẽ là 1triệu). Trên cơ sở này người ta ước tính năng suất rừng
trên toàn thế giới sẽ là 8,3 tỷ tấn gỗ hoặc 4,1 tỷ tấn chẩt khô, hay
2,08 tỷ tấn C. Nếu tính cả cành lá và rễ cây thì hàng năm rừng
11
trên thế giới có khả năng tích lũy khoảng 4 tỷ tấn C hay 8 tỷ tấn
chất hữu cơ.
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới:
Nhờ có điều kiện khí hậu, đất dai thuận lợi khu hệ thực vật
của rừng mưa nhiệt đới rất phong phú và được xem là khu bảo
tồn thiên nhiên đầy đủ nhất trên lục địa. Do có lượng bức xạ dồi
dào và lượng ẩm khá lớn, quátrình trao đổi chất và năng lượng
xảy ra mạnh tạo điều kiện cho các loài cây ưa ẩm thường xanh
chiếm ưu thế. Với lịch sử phát triển lâu dài và sự đa dạng sinh
học cao của mình, rừng mưa nhiệt đới được xem là trung tâm
tiến hóa của giới thực vật.
Cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới thường rất phức tạp. kín tán
các với loài cây gỗ chiếm ưu thế khác tuổi, nhiều tầng dày rậm,
phong phú về dây leo và thực vật phụ sinh. Bánh rễ và hiện
tượng ra hoa quả trực tiếp trên thân là những đặc trưng chỉ có ở
rừng mưa nhiệt đới. Ngoài ra trong rừng mưa nhiệt đới còn có
nhiều loài cây gỗ quý có ý nghĩa kinh tế và giá trị sử dụng cao.
Tuy nhiên do điều kiện khí hậu thuận lợi, sự sinh trưởng và
phát triển của thực vật diễn ra quanh năm đã làm cho thành phần
loài cây và quá trình tái sinh rừng mưa nhiệt đới diễn ra rất phức
tạp. Rừng thường bao gồm nhiều loài cây sống hỗn giao, thành
phần và tuổi cây cũng không đồng nhất nên gây khó khăn trong
quản lý, khai thác cũng như chăm sóc rừng. Nhìn chung, rừng
nhiệt đới có các loài cây tia sáng có hiệu suất quang hợp cao,
nhưng cường độ hô hấp lớn nên tiêu hao nhiều sản phẩm hữu cơ
và năng lượng đã tích luỹ dược.
Phần lớn diện tích rừng nước ta mang đặc trưng của rừng
mưa nhiệt đới. Rừng có sự đa dạng sinh học cao và nhiều loài gỗ
quý. Đặc biệt là còn có nhiều loại động thực vật đượẫtem là đặc
trưng ít gặp ở các khu rừng khác trên thế giới.
1.1.2. Rừng là một quần lạc sinh địa.

12
Học thuyết về "Quần lạc sinh địa" được Sukasov đưa ra vào
năm 1964. Theo Sukasov quần lạc sinh địa là tổng hợp trên mặt
đất nhất định các hiện tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển, đá
mẹ, đất, thảm thực vật, thế giới động vật, vi sinh vật và các điều
kiện thủy văn) có đặc thù riêng về sự tương tác giữa các hợp
phần tổ thành. Chúng là một thể thốn ơ nhất biện chứng giữa các
mâu thuẫn nội tại, và luôn vận động phát triển không ngừng.
Theo nghĩa chung, quần lạc sinh địa là một khái niệm rộng bao
gồm cả quần lạc sinh địa rừng và quần lạc sinh địa đồng cỏ. Một
quần lạc sinh địa bao gồm các thành phần chủ yếu như sinh cảnh
(ánh sáng, khí hậu, đất) và các quần lạc sinh vật (quần lạc thực
vật, quần lạc động vật, quần lạc vi sinh vật). Bản chất của mối
quan hệ giữa các hợp phần trong quần lạc sinh địa là quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sukasov gọi đây là quá trình
sinh địa quần lạc, nó quyết định quá trình phát triển và diễn thế
rừng. Mỗi một kiểu rừng có một quá trình sinh địa quần lạc đặc
trưng do tổ thành tầng cây cao giữ vai trò quyết định. Trong đó
loài cây lập quần ưu thế sinh thái) có vai trò chủ đạo trong việc
hình thành nặn hoàn cảnh bên trong của quần thể (tiểu hoàn
cảnh rừng). Chỉ có quần thể thực vật rừng mới có khả năng tạo
nên "nội cảnh" riêng biệt khác với môi trường ba ngoài. Do vậy,
đặc trưng cơ bản nhất của rừng là trong tô thành thực vật, loài
cây cao phải chiếm ưa thế. Chúng có một mật độ nhất định mọc
chung với nhau trên một diện tích nhất định luôn có sự tác động
tương hô giữa các cây rừng với nhau và với môi trường tạo nên
một tiểu hoàn cảnh riêng biệt..
Quần lạc sinh địa rừng dược hiểu là một khoảng rừng nhất
định có sự đồng nhất về tổ thành cấu trúc và đặc tính của các
thành phần hợp thành. Nghĩa là đồng nhất về thảm thực vật, thế
giới động vật, thế giới vi sinh vật, các điều kiện về khí hậu, đất
đai. Trong đó có sự đồng nhất về các quá trình tác động qua lại
lẫn nhau, có cùng một kiểu trao đổi vật chất và nặng lượng giữa
các hợp phần trong quần lạc và với môi trường (Sukasov, 1964).

13
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
ĐẾN RỪNG

1.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự hình
thành và phân bố rừng.

Môi trường bao gồm nhiều yếu tố khác nhau (khí hậu, đất
đai; sinh vật), chúng luôn tác động đồng thời tạo thành một tổ
hợp sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển
của các loài thực vật. Mỗi vùng địa lý khác nhau có một điều
kiện sinh thái nhất định và cũng có một kiểu rừng đặc trưng với
một cảnh quan địa lý riêng biệt. Ở vùng ôn đới có đặc trưng cơ
bản của cấu trúc rừng cây lá kim thuần loài, đều tuổi. Còn rừng
mưa vùng nhiệt đới được đặc trưng bởi các cây lá rộng thường
xanh, có cấu trúc phức tạp về thành phần loài, khác tuổi. Khả
năng tập hợp các loài cây thành các quần hợp khác nhau là một
sự kiện trong thực tế thiên nhiên đây không phải là sự ngẫu
nhiên. Trong điều kiện môi trường của vùng nhiệt đới với lượng
mưa dồi dào) lượng nhiệt và ánh sáng đầy đủ và chênh lệch
không lớn trong năm là thích hợp với biên độ sinh thái hẹp của
nhiều loài cây đã tạo ra thảm thực vật phong phú riêng của rừng
nhiệt đới. Sự đấu tranh sinh tồn ở Tây Âu tuy vẫn xảy ra nhưng
không gay gắt, do đó mà các cá thể của nhiều loài có thể cùng
tồn tại bên nhau. Tuy nhiên trong những điều kiện khí hậu, đất
đai nhất định có những loài cây thích hợp sẽ chiếm ưu thế trong
từng sinh thái của quần thể: Theo Thái Văn Trừng (1970), số
loài cây ưu thế trong một hệ sinh thái rừng thường không quá 10
loài, tỉ lệ cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm khoảng 5%, và tổng
số cá thể của 10 loài ưu thế đó phải chiếm 40-50% tổng số cá
thể cây của tầng tập quần của quần thể trên một đơn vị diều ra.
Khí hậu được xem là yếu tố quyết định sự hình thành các đai
rừng theo vĩ độ khác nhau trên thế giới. Trong các yếu tố khí
hậu thì nhiệt đó và độ ẩm có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên sự
phân bố rừng theo vĩ độ và theo độ cao (Hình 2). Trong cùng
14
một diều kiện khí hậu thì đất đai sẽ có vai trò quan trọng hình
thành nên các thực vật khác nhau. Như đất ngập mặn ven biến
hình thành các rừng ngập mặn, đất đối núi hình thành từ các loại
đá mẹ khác nhau sẽ hình thành những quần thể thực vật tương
ứng.
Ngày nay, con người cũng có tác động không nhỏ làm thay
đổi sự phân bố của các loại cây rừng. Nhiều khu rừng tự nhiên
đã bị biến mất hoặc thay vào đó là các khu rừng trồng với những
loài cây không phải là khu vực phân bố tự nhiên của chúng, như
các rừng bạch đàn hay keo đang được trồng khá nhiều ở vùng
đồi núi phía bắc nước ta.

15
16
1.2.2. Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng và phát triển
của rừng.

Các yêu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh
hưởng đồng thời đến đời sống của sinh vất. Các yếu tố về bức xạ
mặt trời, nhiệt, nước, thành phần và sự chuyển động của không
khí có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, cấu trúc, sinh trưởng,
phát triển và năng suất của rừng. Paeson(1956) đã mô hình hóa
các mối quan hệ giữa khả năng tăng trưởng của cây gỗ với
những nhân tố cơ bản cửa khí hậu bằng phươngtrình sau:
T G E
CVP = XP X X
T. 12 200
Trong đó: CVP chỉ một quan hệ giữa khí hậu (C), thực vật
(V) và sản lượng (P), T là nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất
(oc), T. là biên độ nhiệt trung bình tháng nóng nhất vả tháng lạnh
nhất (oc), G là thời gian sinh trưởng (tháng) và là lượng bức xạ
mặt trời, P là năng suất.
Trên cơ sở phương pháp của paleson, Pado (1964) đã xác lập
mối quan hệ tuyến tính giữa lượng tăng trưởng và chỉ số cuả
Paleson dưới dạng phương trình:
Y = A +B x CVP
Bức xạ mặt trời .
Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho
toàn bộ hoạt động của hệ sinh thái rừng và có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất của rừng. Nhìn chung cường độ quang hợp có
quan hệ tỉ lệ thuận với cường độ chiếu sáng. Trong điều kiện
vùng nhiệt đới, thực vật rừng có khả nẫng quang hợp cao tạo ra
nhiều sản phản chất hữu cơ. Tuy nhiên cũng do điều kiện nhiệt
độ cao và độ ẩm lớn mà quá trình hô hấp cũng xảy ra mạnh làm
têu hao một lượng đáng kể năng lượng đã tích lũy được dẫn đến
làm cho năng suất thực tế bị hạn chế một phần. Theo các tính
toán của VanTo cho thấy không có sự khác nhau rõ rệt giữa sản
17
lượng của rừng nhiệt đới nguyên thủy và rừng Fagus slvatica.
(Bảng 1).
Bảng 1. Sản phẩm quang hợp và năng suất hai loại rừng ở châu
Âu (tấn/ha)
Loại rừng Sản phẩm Tiêu hao Năng suất
quang hợp do hô hấp. thực tế.
Rừng nguyên thủy nhiệt 42.5 29.1 13,4
đới.
Rừng Fagus savatil 23,5 10,0 13,5
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do rừng
nhiệt đới bao gồm cấu trúc nguyên sơ với các cây lá rộng nhiều
tầng, nhiều cành nhánh. Những cây ở tầng dưới do bị che bóng
nên có năng suất quang hợp thấp. Trong khi ở rừng ôn đới đã
được con người chọn lọc với những cây trồng có khả năng sinh
trưởng nhanh, phần gỗ kinh tế chiếm tỉ lệ cao hơn ánh sáng
không chỉ làm tăng khả năng sinh trưởng mà còn có ảnh hưởng
mạnh đến quá trình ra hoa kết quả của cây rừng. Do khả năng
tiếp nhận ánh sáng khác nhau mà ngày trên cùng một cây phần
tán lá nhận được nhiều ánh sáng sẽ ra hoa kết quả nhiều hơn
phần tán lá bị che bóng (Phùng Ngọc Lan, 1986).
Trên thực tế, các cây sống dưới bóng rừng không hoàn toàn
là các cây ưa bóng mà trong đó có rất nhiều cây chịu bóng. Khi
điều kiện ánh sáng được cải thiện thì khả năng sinh trưởng của
chúng sẽ tăng mạnh. Khả năng chịu bóng của cả , rừng chỉ thể
hiện rõ rệt trong giai đoạn cây còn nhỏ, khi tuổi tăng lên khả
năng chịu bóng sẽ giảm đi.
Dựa vào nhu cầu ánh sáng có thể chia cây rừng làm hai nhóm
cơ bản là cây ưa sáng và cây chịu bóng. Cây ưa sáng là loại cây
không có khả năng sống dưới bóng rợp như bồ đề (Stvrax
tonkinensis), thông (Pinus sụp), sau sau (Liquydamba
formosama). Cây chịu bóng là các cây có khả năng sống dưới
bóng rợp như hồi (il1cium ve rum), dọc (Garcinia sụp). Các cây
18
chịu bóng lại có thể chia ra cây rất chịu bóng, cây chịu bóng cây
chịu bóng vừa và cây chịu bóng ít. Nhu cầu về ánh sáng là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân bố không gian của quần
thể thực vật rừng.
Nhiệt độ.
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây rừng.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố sinh lý của cây như khả
năng quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, khá năng hấp thụ dinh
dưỡng. Trên thực tế sự biến đổi của nhiệt độ thường đi kèm
cùng các yếu tố ánh sáng và độ ẩm sẽ có ý nghĩa quyết định đến
sự hình thành và phân bố các đai rừng khác nhau trên thế giới
(Hình 3).
Nước:
Ảnh hướng của nước đến cây rừng được thể hiện dưới 3 dạng
cơ bản là lượng mưa, độ ẩm không khí và độ ẩm đất. Lượng
mưa và sự phân bố trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, cấu trúc và trạng mùa của quần thể thực vật rừng. Mưa
là nguồn cung cấp nước chính cho cây rừng.
Độ ẩm đất là nguồn cung cấp nước trực tiếp cho thực vật
rừng và có tính quyết định đến thành phần loài, số lượng cá thể
của quần thể thực vật rừng. Độ ẩm đất thích hợp sẽ tạo điều kiện
cho cây rừng phát triển tốt. Khi đất quá khô sẽ hạn chế sinh
trưởng của lớp thảm thực vật rừng.

19
Thành phân và sự chuyển động của không khí.
Thành phần chủ yếu của không khí bao gồm 3 loại khí là N2
(78%), O2 (21%), CO2 (0,03%). Đây là những chất khí có ý
nghĩa sống còn đối với đời sống của các loài sinh vật. CO2 và O2
rất cần cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây xanh. Giả sử
nếu không có chu trình tuần hoàn C trong tự nhiên thì chi sau 30
năm toàn bộ lượng CO2 trong khí quyển sẽ bị cây xanh sử dụng
hết. Lượng CO2 được trả lại cho khí quyển chủ yếu là do quá
trình phân hủy các chất hữu cơ. Theo Ludogo, đất cát ít mùn có
khả năng giải phóng CO2), còn ở đất cát pha hay sét pha nhiều
mùn giải phóng khoảng 4 kg CO2/ha trong 1 giờ.
Hàm lượng N2 trong khí quyển tuy nhiều, nhưng nhìn chung
thực vật không sử dụng được một cách trực tiếp. Chỉ có một số
loài vi sinh vật sống tự do như Azotobacter, Clostridium, các
20
loài tảo như Anbaena, Nostoc và các loài vi khuẩn cố định N2
sống cộng sinh ở rễ cây họ đậu mới có khả năng sử dụng trực
tiếp N2 từ khí quyển. Do vậy, lượng nitơ bổ sung cho đất rừng
phụ thuộc chủ yếu vào sự có mặt của các nhóm sinh vật này.
Một phần khác nitơ dinh dưỡng của cây rừng còn được bổ sung
từ các trận mưa dông.
Bên cạnh các yếu tố có lợi, trong không khí cũng có chứa
nhiều yếu tố độc hại có ảnh hưỏng xấu đến đời sống cây rừng,
như các khí SO2, H2S, CO, F2 NO2 ... Bụi trong khí quyển cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cây rừng thông qua ảnh
hưởng của chúng đến bức xạ mặt trời làm giảm khả năng quang
hợp và trao đổi chất giữa cây với khí quyển.
Sự chuyển động của không khí cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng. Gió làm thay
đổi thành phần không khí, nhiệt độ, độ ẩm. Gió cũng có vai trò
quan trọng trong truyền phấn hoa, phát tán hạt giống mở rộng sự
phân bố của cây rừng. Ngoài ra, gió còn có ảnh hưởng dấn hình
thái cây rừng. Gió mạnh làm cây bị va đập và bị tổn thương, đặc
biệt có thể làm cây bị đổ gãy.
1.2.3. Ảnh hưởng của dải đất đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây rừng.

Đất là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ sinh thái rừng.
Trong những điều kiện khí hậu nhất định đất có vai trò quyết
định đến việc hình thành thảm thực vật, sinh trưởng phát triển và
năng suất của rừng. Ví dụ như ở nước ta trên các núi đá vôi ở
Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn tổ thành rừng chủ yếu gồm
các loài cây như đinh (Markhtzmia spp), nghiến
(Bureliodendron toninens), trai (Garcinia fagraeodes). Rừng
thông (Pinus spp) phân bố chủ yếu trên đá mẹ sa thạch. Trên
phiến thạch miền ở vùng núi trung tâm phía Bắc là các loài cây
mỡ (Mangliata glanca), vầu (Phylostachys spp.), dẻ (Quercus
spp ) Cây phi lao (Casuarina equysetifolia) thích hợp ỏ đất cát
21
thoát nước. Cây tếch (Tectonạ grandis) sinh trưởng tốt ở đất ẩm,
độ phi cao và tầng dày khá.
Đối với cây rừng, các tính chất vật lý đất như tầng dày, độ
ẩm, thành phần cơ giới, cấu trúc, độ thoáng khí có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phân hóa thành phần thức vát trong rừng (Ham,
1936; Risa 1952). Trong khi đó, các tính chất hóa học đất như
thành phần dinh dưỡng và phản ứng của dung dịch đất lại có ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất cây rừng. Đặc biệt
là các cây non rất mẫn cảm với sự thiếu hụt các chất dinh
dưỡng. Thiếu sắt cây sẽ mắc bệnh vàng lá, thiếu kim ]á cây bị
nhăn nheo và xoăn lại, thiếu càn xi chồi đỉnh và rễ cây dễ bị chết
thiếu canxi và phátpho cây rừng sinh trưởng chậm, ra hoa ít
thậm chí không có khả năng ra hoa kết quả. Các cây bụi thảm
tươi cũng rất mân cảm với độ chua của đất nhiều cây có tác
dụng chỉ thị cho điều kiện của môi trường đất như sim
(Rhodomyrtus onentosa) mua (Melasloma candidull) là chỉ thị
cho đất chua có pa khoảng 4-5; các loài cây họ nước
(Rhlzophoracae) đặc trưng cho đất ngập mặn ven biển.
Khu hệ sinh vật đất (động vật, nấm và vi sinh vật) tham gia
tích cực trong quá trình phân giải chất hữu cơ và chuyển hóa các
chất trong đất, làm khép kín vòng tuần hoàn dinh dưỡng giữa đất
cây trồng. Đặc biệt trong đất rừng còn có nhiều loại nấm sống
cộng sinh trên rễ giúp cây có khả năng huy động nguồn dinh
dưỡng và nước từ ngoài vùng rễ.
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG ĐẾN KHÍ HẬU VÀ ĐẤT
ĐAI .

1.3.1. Ảnh hưởng của rừng đến các yếu tố khí hậu.

Ảnh hưởng của rừng đến gió.


Rừng là vật cản trên đường vận chuyển của gió. Nó không
chỉ ảnh hưởng đến vận tốc (Bảng 2) mà lên thay đổi hướng gió

22
và thông quạ đó làm thay đổi các nhân tố khác của hoàn cảnh
sinh thái.
Bảng 2: Ảnh hưởng của rừng đến tốc độ gió (theo Nesterop)
Chỉ số theo dõi Mặt đón gió : Mặt khuất gió .
Cự ly cách bia 117 81 3 0 0 64 170 256 470
lửng (m)
Tốc độ gió (%) 100 82 98 85 23 28 30 l98 100

Nhìn chung nếu gọi h là chiều cao của dải rừng thì phạm vi
ảnh hưởng của rừng giảm tốc độ gió rõ rệt trong phạm vi 5-10 h
ở mặt đón gió và 20-30 h ở mặt khuất gió. Ở các vùng ven biển
thường trồng các dải rừng chắn gió và chần cát báy có tác dụng
làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp. Như các rừng chắn
tăng năng suất lúa tăng 10 %, đặc biệt năm có bão có thể tăng
gấp 2-3 lần so với nơi trống gió (Phùng Ngọc Lan, 1986).
Ảnh hưởng của rừng nên thành phần khí quyển:
Rừng không chỉ chăn gió mà nó còn làm sạch không khí và
có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn các bon trong tự nhiên.
Trên thực tế, rừng được xem như những nhà máy lọc bụi không
lồ Theo Mendan (1956) thì trong một năm, 1 ha rừng thông có
khả năng hút 36,4 tấn bụi trong không khí, lá cây có khả năng
hấp thụ 50% lượng ion phóng xạ trong không khí: Nhiều nghiên
cứu cho thấy, nước mưa ở nơi không có rừng chứa các chất
phóng xạ cao hơn 39 lần so với nước mưa trong rừng. Bên cạnh
đó rừng cũng góp phần làm giảm đáng kể tiếng ồn. Ví dụ như
một dải cây rộng 50 m ở cạnh đường giao thông có khả năng
làm giảm tiếng ồn 20-30 dB. Khả năng làm giảm tiếng ồn cũng
phụ thuộc vào cấu trúc rừng. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng làm cân bằng hàm lượng O2và CO2 trong khí quyển. Hàng
năm có khoảng 100 tỉ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang
hợp do cây xanh và một lượng tương tự được trả lại khí quyển
do quá trình hô hấp của sinh vật. Tuy nhiên do tác động của con
23
người đã có ảnh hưởng xấu đến cân bằng CO2 trong khí quyển.
Nếu chỉ tính từ năm 1958 đến nay lượng CO2 trong khí quyển
tăng hơn 5% với tốc độ gia tăng 1,5 ppm/năm (Woodwell 1978).
Nếu toàn bộ sinh khối của rừng mưa nhiệt đới được đốt trong
vòng 50 năm tới, và lượng CO2 giải phóng ra không được thay
thế bằng các nguồn hấp thụ khác thì CO2 sẽ được giải phóng với
tốc độ gấp đôi hiện nay.
Trên lục địa, hầu hết lượng cácbon được tích luỹ trong cây
rừng, đặc biệt là ở rừng mưa nhiệt đới. Một phần ít hơn nhiều
được tích trữ ở trong đất. Woodwell và Pecan (1973) đã ước tính
lượng cácbon tích trữ ở các hợp pháp khác nhau trên lục địa như
sau (tỉ tấn C):
Rừng mưa nhiệt đới . 340
Rừng nhiệt đới gió mùa : 12
Rừng thường xanh ôn đới: 80
Rừng Phương Bắc: 108
Đất trồng trọt: 7
Tổng cácbon ở lục địa: 827
Ảnh hưởng của rừng đến khí hậu.
Rừng có ảnh hưởng đến thành phần khí quyển và do vậy nó
có ảnh hưởng lớn đến khí hậu vùng cũng như toàn cầu. Rừng có
ảnh hưởng mạnh đến nhiệt độ trái đất thông qua việc phát thải
và làm điều hòa các chất khí đặc biệt là các khí nhà kính. Khi
nhiệt độ trung bình trên Trái đất tăng làm CO2 hòa tan trong đại
dương giảm cung dẫn đến làm tăng lượng CO2 trong khí quyển.
Người ta dự đoán rằng, nếu cứ tốc độ như hiện nay thì vào năm
2050 nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi và nhiệt độ
Trái đất tăng 2oc. Lúcđó, các khối băng tan làm mực nước biển
có thể dâng cao l-3m vào cuối thế kỷ XXI.
Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ cây rừng có tác dụng
24
điều tiết khí hậu. Số lượng nước thoát ra ở thực vật là rất lớn và
phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Ở Thụy Điển, 1 ha rừng vân sâm
trên đất khô lượng nước thoát vào khoảng 2100 m3/năm; tương
ứng với lượng mưa 210 mm, trong khi 1 ha rừng loại này trên
đất xám sẽ thoát ra gần 4000 mm nước/năm tương ứng lượng
mưa 378 mm. Nhìn chung lượng thoát hơi nước từ thực vật ở
rừng lá kim trung bình đạt 2-8 nghìn tấn/ha/năm, còn ở rừng
thường xanh có thể đạt 4-6 nghìn tấn/ha/năm. Sự bốc hơi nước
vật lý xa lưới tán rừng lâu hơn nhiều so với nơi đất trống thường
chỉ vào khoảng 100 tấn/ha trong một năm ở rừng Trung Âu.
Rừng còn tạo ra một môi trường tiểu khí hậu có tác dụng tốt
đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ
ẩm không khí. Đặc biệt nhiều loài cây có khả năng tiết ra các
chất phytonxit có tác dụng diệt khuẩn như thông (Pinus spp)
long não (Cinamomum camphora), bạch đàn (Eucaltus spp ):
quế (Cinallollunl cassia). Cũng cần phải chú ý rằng ở rừng nhiệt
đới do quá ẩm ướt, nước trong xác hữu cơ thối rùa tạo điều kiện
thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh, ruồi muỗi phát triển và gây
ô nhiễm nguồn nước.
1.3.2. Ảnh hưởng của rừng đến đất đai.

Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản
một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại
lượng nước này. Các nghiên cứu ở vùng ôn đới cho thấp nước
mưa được thực vật rừng giữ lại là 25% tổng lượng mưa. Lượng
nước đước tán cây giữ lại sẽ chạy từ tán lá qua cành, theo thân
cây rồi thấm vào dết hoặc đổ vào dòng chảy trên mặt; một phần
khác sẽ bay hơi trở lại khí quyển. Một phần nước mưa thấm vào
đất được giữ lại trong đất lại được rễ cây hút lên và một phần
thoát hơi nước vào khí quyển.
Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối
với tầng đất mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thẩm và giữ nước
của đất hạn chế dòng chạy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả
25
năng giữ lại lượng nước bằng 100-900 % trọng lượng của nó.
Chính vì vậy đã làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nhiều
nghiên cứu cho thấy ở nơi có rừng lượng đất xói mòn hàng năm
chỉ vào khoảng 1- 1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi không có rừng
có thể lên tới 100 -150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng 3- 4 lần.
Fraisơ (1936) nghiên cứu tình hình ngăn đón nước mưa của
rừng thường xanh ở Brasil cho thấy kết quả như sau:
+ Nước lọt qua tán lá được do ở độ cao 1,5 m 33%.
+ Bốc hơi trực tiếp từ tán cây 21%
+ Chảy xuống theo thân cây 46%
+ Bốc hơi bề mặt 92%
+ Vỏ cây hấp thụ 9,2%
+ Xuống tới gốc cây 27,6%
+ Rễ cây hấp thụ 20,7%
+ Xuống nước ngầm 6,9%
Do có quá trình phát triển lâu dài các thảm thực vật rừng tồn
tại tự nhiên đã thích nghi với chu trình nước của địa phương nơi
chúng sinh sống tạo nên một trạng thái cân bằng nước tương
đối. Vì vậy, khi trồng một số loài cây có chế độ nước không
thích hợp sẽ gây ảnh hưởng đến cân bằng nước nói riêng và môi
trường xung quanh nói chung.
Hiện nay việc chặt phá rừng cho sản xuất nông nghiệp hoặc
khai thác gỗ đang diễn ra với tốc độ rất lớn dã dẫn đến phá vỡ
chu trình vật chất và làm nghèo kiệt tài nguyên trong hệ sinh
thái rừng ở nhiều nơi. Nhìn chung trong các kiểu rừng khác
nhau, canxi luôn bị cây trồng sử dụng nhiều nhất. Theo tính toán
của Rennie (1957) thì trong mỗi ha rừng cây lá rộng chứa một
lượng canxi nhiều gấp 4 lần so với rừng thông, và gấp lần với
rừng lá kim khác. Trong khi đó lượng kim và photpho hấp thụ
bởi thực vật ở rừng lá rộng và lá kim không thuộc họ thông có
26
sự khác nhau không đáng kể. Còn ở rừng thông, lượng canxi,
phốtpho, kim chứa trong thực vật là ít hơn nhiều (Bảng 3)
Bảng 3. Hàm lượng các chết chứa trong thân lá và rễ cây
rừng 100 tuổi (kg/ha)

Loại rừng CO K P
Rùng cày lá ròng 1283 320 70
Rừng cây lá kim (không thuộc 676 475 70
họ thông)
Rừng thông vùng ôn đới 282 138 30

Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban
đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình
hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11-17 tấn/ha còn ở
rừng trồng là 9-10 tấn/ha. Thảm mực rừng là kho chứa các chất
dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của
đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh
vật, nhiều loài côn trùng và động vật đất. Tạo môi trường thuận
lợi cho động vật và hi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng
đến các quá trình xây ra trong dết. Hệ rễ cây có ảnh hưởng lớn
đến tính chất ly hóa dết từ đó tạo cho đất rừng khác với sản xuất
nông nghiệp. Rễ cây ăn sâu vào trong lòng đất nó trở nên tơi
xốp, tăng khả năng thấm nước và giữ đất chống lại quá trình xói
mòn.
Sự phân bố các chất hữu cơ ở các hệ phán khác nhau trong hệ
sinh thái rừng là rất khác nhau phụ thuộc vào kiểu rừng. Nhìn
chung rừng nhiệt đới, chất hữu cơ phân bố chủ yếu ở phần trên
mặt đất (đặc biệt là lớp phủ thực vật) trong khi ở rừng ôn đới
phần hữu cơ tích lũy ở trong dết lại chiếm ưu thế (Bảng 4, theo
Kha và Sidai, 1967). .

27
Bảng 4. Sự phân bố các ion hữu cơ ở trên và trong đất trong hệ
sinh thái rừng.
Nơi Phân bố Cácbon hữu cơ (%)

Rừng nhiệt đối Rừng ôn đới


Lá 4 5
Gỗ 72 31
Thảm mục 4 9
Đất 20 55
Như vậy, ở rừng ôn đới có trên 60% lượng cácbon hữu cơ
nằm ở trong đất và tầng thảm mục, còn rừng nhiệt đới lại có tới
3/4 lượng cácbon nằm ở lớp thực bì: Thêm vào đó rừng nhiệt
đới có 58% N trong sinh khỗi (44% N nằm ở phần trên mặt đất).
Còn ở rừng ôn đới (rừng thôn ở Anh) chỉ có khoảng 6% N trong
sinh khối (3% ở phần trên mặt đất). Nhờ có thảm thực vật phong
phú mà cân bằng dinh dưỡng ở rừng nhiệt đới mới được duy trì.
Một khi cây rừng nhiệt đới bị phá hủy sẽ có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cân bằng dinh dưỡng của hệ sinh thái. Những nghiên
cứu của Đỗ Đình Sâm (1990) cũng cho thấy trong điều kiện khí
hậu ở Việt Nam các chất hữu cơ và mùi được tích lũy trong đất
rừng cây lá rộng là lớn hơn nhiều so với rừng cây lá kim (Bảng
5)
Bảng 5. Tích luỹ mùn và nitơ tổng số trong đất (0-100cm)
dưới các loại rừng khác nhau (tấn/ha)

Loại rừng > 1700m 1700-1000m 1000-500m < 500m


Mùn Nitơ Mùn Nitơ Mùn Nitơ Mùn Nitơ

Rừng lá rộng 848 26.4 385 16.8 254 1 14.0 216 11.5
Rừng lá kim 256 9.5 57 7,2

28
Các chất khoáng được cây rừng hút từ đất do xây dựng cơ
thể. Một mặt khác cây rừng không ngừng trả lại vát chất cho đất
dưới dạng các hợp chất hữu cơ bằng các sản phẩm rơi rụng lá
trao đổi qua rễ. Các chất hữu cơ khi rơi vào đất lại bị phân hủy
(khoáng hóa) trả lại các chất vô cơ cho đất. Quá trình này tạo
điều kiện làm khép kín vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong
rừng. Trên thực tế, vòng tuần hoàn này không hoàn toàn khép
kín, một phần vật chất đi ra khỏi hệ sinh thái do quá trình khai
thác gỗ hoặc rửa trôi và xói mòn đất (Hình 4). Theo Sanchez
(1976) thì trong điều kiện của rừng tự nhiên nhiệt đới có tới 80
% các chất dinh dưỡng tham gia vào cứu trình vật chất khép kín,
còn 20 % bị mất đi do các quá trình xảy ra trong đất. Trong hệ
sinh' thái rừng mưa nhiệt đới vòng tuần hoàn dinh dưỡng
khoáng diễn ra với cường độ lớn. Các chất hữu cơ bị phân giải
nhanh, quá trình rủa trôi và xói mòn xảy ra mạnh làm cho đất bị
nghèo kiệt. Chỉ nhờ có thảm thực vật phong phú mới có khả
năng chống lại xu thế nghèo kiệt của đất rừng. Nghiên cứu về
29
vấn đề này Vanto (1936), Ham (1936), Mino (1937) đã có chung
nhận xét là đất dưới thảm thực vật tự nhiên của rừng mưa nhiệt
đới đã đạt đến trạng thái cân bằng trong đó tự nghèo kiệt về đất
đai nếu không phải là hoàn toàn dừng lại thì nó cũng diễn ra cực
kỳ chậm chạp. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái
cân bằng đồng mỏng manh, dễ bị phá vỡ. Những thay đổi về
thảm thực vật rừng sẽ dẫn đun phá hủy toàn bộ cân bằng vật
chất trong hệ sinh thái rừng. Đất nhanh chóng bị xói mòn, rửa
trôi làm nghèo liệt các chất dinh dưỡng và hệ sinh thái rừng khó
lập lại trạng thái ban đầu.
1.4. QUÁ TRÌNH TÁI SINH VÀ DIỄN THỂ RỪNG

1.4.1. Tái sinh rừng

1.4.1.1. Khái niệm


Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ
sinh thái rừng. Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những
loài cây gô ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng,
khoảng trống trong rừng, trên dết rừng sau khi khai thác hoặc
sau khi làm nương rẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi.
Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành
phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Sự xuất hiện lớp cây con mới làm phong phú thêm số lượng
và thành phần loài trong quần thể sinh vật. Động vật, thực vật, vi
sinh vật đóng góp vào việc làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật
chất và năng lượng trong hệ sinh thái. Do đó theo nghĩa rộng tái
sinh rừng là sự tái sinh nhằm bảo đảm cho sự tồn tại liên tục của
một hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng có thể diễn ra theo các cách
thức khác nhau.
Xét về mặt sinh học thì tái sinh rừng diễn ra theo 3 hình thức:
Tái sinh hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm. Trong đó tái
sinh hạt là quá trình mà thế hệ các cây rừng mới được hình :

30
thành từ các hạt giống như thông, lim, bạch đàn, bồ đề. Quá
trình tái sinh hạt phải trải qua 3 giai đoạn: Ra hoa kết quả; phân
tán hạt giống; hạt giống nảy mầm và sinh trưởng của cây tái
sinh. Tái sinh chồi là quá trình vô tính cây con được phát triển từ
một phần cua cây mẹ như bạch đàn. xoan, mỡ. Tái sinh thân
ngầm là trường hợp các cây con được phát triển từ thân ngầm
như tre nứa.
Trên quan điểm triết học tái sinh rừng dược xem như một quá
trình phủ định biện chứng, cây non thay thế cây già trên cơ sở
được thừa hưởng hoàn cảnh thuận lợi do thế hệ rừng ban đầu tạo
nên. Về mặt kinh tế. có thể coi tái sinh rừng là quá trình tái sản
xuất mở rộng.
Các rừng tái sình sẽ có xu hướng phát triển thích ứng ngày
càng tốt hơn với các điều kiện ngoại cảnh. Trong kinh doanh
rừng, một trong những vấn đề then chốt là cần phải xác định
được phương thức tái sinh rừng có hiệu quả. Trên thực tế tùy
theo điều kiện tự nhiên, kinh tế và kỹ thuật có thể tiến hành tái
sinh rừng theo các phương thức thích hợp. Có 3 phương thức cơ
bản để tái sinh rừng là tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo và xúc
tiến tái sinh tự nhiên. Tái sinh tự nhiên là quá trình tạo thành thế
hệ cây rừng giới bằng con đường tự nhiên, về cơ bản không có
sử tác động của con người. Kết quả rừng tái sinh phụ thuộc hoàn
toan vào các quy luật và điều kiện tự nhiên ưu điểm của tái sinh
tử nhiên là lợi dụng được nguồn giảng tại chỗ và hoàn cảnh rừng
hiện có. Điều kiện để áp dụng tái sinh tự nhiên là phải có nguồn
tương tự nhiên và hoàn cảnh sinh thái thích ép cho sinh trưởng
của cây tái sinh. Trong điều kiện rừng nhiệt đới, quá trình tái
sinh tự nhiên ít đạt được kết quả mong muốn. Tái sinh rừng tự
nhiên se không điều tiết được thành phần loài cũng như mật độ
cây phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sử dụng rừng. Tái sinh
nhân tạo là phương thức tái sinh có tác động trực tiếp của con
người từ gieo trồng chăm sóc để tạo rừng mới trên đất có rừng.
ưu điểm của phương thức này là chủ động chọn loại cây trồng,
điều khiển được tổ thành, mật độ cây thích hợp cho mục đích
31
của con người: Nhược điểm chính của nó là đòi hỏi có điều kiện
kinh tế kĩ thuật và nhân lực nên khó triển khai trên diện tích lớn.
Xúc tiến tái sinh tự nhiên là phương thức trung gian giữa tái
sinh nhân tạo và tái sinh tự nhiên. Trong đó tận dụng triệt đi
những ưu điểm của tái sinh tự nhiên với tự tham gia tích cực của
con người để tái sinh rừng đạt hiệu quả cao hơn. Con người có
thể can thiệp ở mức hướng dẫn tái sinh tự nhiên theo mục đích
mong muốn.
1.4.1.2. Đặc điểm tái sinh rừng nhiệt đới.
Nhìn chung, tái sinh rừng nhiệt đới diễn ra rất phức tạp, các
nghiên cứu còn ít và phần lớn tập trung vào một số loài cây có
giá trị kinh tế. Tái sinh rừng nhiệt đới có một số đặc trưng chính
như sau:
- Tái sinh phân tán liên tục, vì trong điều kiện khí hậu thích
hợp với tổ hợp các loài cây phức tạp nhiều loài khác tuổi nên
thời kỳ tái sinh diễn ra quanh năm. Tuy nhiên chỉ có cây non của
những loài nào chịu được bóng trong giai đoạn nhỏ mới có khả
năng tồn tại dưới tán cây rừng. Trong giai đoạn này cây con
thường yếu ớt, sinh trưởng chậm. Khi gặp điều kiện thuận lợi nó
mới vượt lên tầng cao và sinh trưởng, phát triển nhanh chóng.
- Tái sinh vệt, đặc biệt là đối với cây ưa sáng và thường gặp ở
rừng nguyên sinh già. Khi cây gỗ lớn bị tàn lụi chết đi hình
thành những khoảng trống có đủ ánh sáng sẽ tạo điều kiện cho
quá trinh tái sinh diễn ra mạnh. Các cây tái sinh chủ yếu gồm
các cây ưa sáng, có khả năng sinh trưởng nhanh, đời sống ngắn,
gỗ mềm hoặc có hạt giống lưu tồn sẵn trong đất, hoặc do đưa từ
nơi khác đến. Những cây này là các cây tiên phong hàn gắn
những lỗ hổng trong rừng. Sau khi tạo được tầng tán thì các cây
chịu bóng trong thành phần rừng nguyên sinh mới xuất hiện và
phát triển, dần dần chúng lấn át và tiêu diệt thế hệ cây tiên
phong để tham gia vào thành phấn cây rừng.
- Ở Việt Nam; táì sinh rừng cũng mang đặc trưng chung của
32
Vùng rừng nhiệt đới, nhưng thường bị xáo trôn khá phức tạp do
tác động mạnh mẽ của con người. Quá trình tái sinh phân tán
liên tục không chỉ xảy ra ở rừng nguyên sinh mà cả ở rừng thứ
sinh. Nhiều vùng có hiện tượng nảy mầm "đồng thời” tạo ra thế
hệ rừng cây tiên phong tương đối thuần loài như rừng bồ đề,
rừng sau sau. Sau đó, tổ hợp cây rừng khá phức tạp dần và có xu
hướng trở lại tổ thành của thế hệ rừng ban đầu nếu điều kiện
sinh trưởng của cây rừng là thích hợp. Hiện tượng tái sinh tự
nhiên cũng diễn ra ngay cả ở rừng trồng nhất là ở nơi đất còn
tốt như rừng mỡ ở Phú Thọ. Tổ thành các loài cây tái sinh có
liên hệ chặt chẽ với tổ thành các loài cây củ rừng trước đây vì . :
1.4.2. Diễn thế rừng .

1.4.2 .1. Khcái niệm


Diễn thế rừng là sự thay thế thế hệ cây rừng thay bằng thế hệ
cây rừng khác mà trong đó tổ thành các loài cây gỗ nhất là loại
cây ưu thế sinh thái, có sự thay đổi cơ bản. Nơi rộng hơn diễn
thế rừng là sự thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái
rừng khác. Theo Odum (1956), diễn thế là quá trình phát triển
theo thứ bậc của các quần thể liên quan tới những biến đổi về
cấu trúc của các loài và của các quá trình tiến triển trong quần
thể theo thời gian. Mọi quy trình diễn thế đều có liên hệ cơ bản
của dòng năng lượng nhằm duy trì một hệ thống ổn định (Dolam
và Pinketop, 1955; Magalep, 1968). Diễn thế rừng có thể xảy ra
thế 2 chiều hướng tiến bộ hoặc thoái hoá. Diễn thế tiến hoá lạ sự
thay thế hệ sinh thái rừng cũ bằng hệ sinh hái rừng mới có cấu
trúc phức tạp dẫn tới tính ổn đỉnh cao hơn, có khả năng tận dụng
các điều kiện hoàn cảnh tốt hơn và có năng suất; sinh khối cao
hơn. Diễn thế thoái hóa là quá trình đơn giản hóa cấu trúc, khả
năng tận dựng điều kiện ngoại cảnh bị hãng chế và do vậy năng
suất, sinh khố giảm: Diễn thế rừng là quá trình liên lục và có
tính kế thừa.

33
1.4.2.2. Nguyên nhân diễn thế rừng.
Có nhiều nguyên nhân làm cho rừng bị biến đổi dẫn đến các
quá trình diễn thế khác nhau. Những nguyên nhân do các mâu
thuẫn nảy sinh ngay bên trong hệ sinh thái được gọi là nguyên
nhân nội hạt. Ví dụ như do sức cạnh tranh các điều kiện sống
giữa các loài cây bên trong hệ sinh thái. Sự cạnh tranh này có
thể dẫn đến làm thay đổi hoàn cảnh bên trong của hệ sinh thái cớ
thể là lợi cho loài cây này nhưng bất lợi cho loại cậy khác. Cuối
cùng các loài cây gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển lấn át c8c
loài cây khác dẫn đến diễn thế của rừng. Những nguyên nhân
bên ngoài là sự biến đổi của các điều kiện khí hậu, đất đai vượt
qứa khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cũng dẫn đến quá trình
diễn thế rừng. Các loài thích ứng tốt với sự thay đổi tuỳ sẽ phát
triển còn những loài không có khả năng thích ứng sẽ bị tiêu diệt.
Quá trình diễn thế rừng trong tự nhiên diễn ra rất chấm thường
gán liền với các biến đổi của khí hậu, đất đai. Ngày nay, con
người cũng được xem như là một nguyên nhân quan trọng của
diễn thế rừng. Tác động của con người làm quá trình diễn thế
xảy ra nhanh chóng hơn nhiều so với các quá trình tự nhiên, và
cũng theo 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực. Trên thực tế, quá trình
diễn thế rừng xảy ra thường là đo những uyên nhân tổng hợp
bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài luôn tác động
một cách đồng thời.
1.4.2.3. Quá trình diễn thế nguyên sinh .
Diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thế dẫn đến hình thành
một: hệ sinh thái rừng tương đối ổn định trên đất chưa từng có
rừng. Ngày nạy, quá trình này có thể gặp ở vùng đất mới được
thành tạo như các đảo mọi hình thành, các bãi bồi hoặc trên tro
núi lửa. Quá trình diễn thế nguyên sinh bao gồm 4 giai đoạn
chính: (l) Di cư của các mầm mống thực vật đến vùng đất mới,
(2) Định cư và sinh trưởng của các loại thực vật đơn lẻ; (3) quần
tụ và tái sinh hình thành các nhóm cậy con xung quanh cây mẹ;
(4) Xâm nhập của nhóm thực vật này vào nhóm thực vật khác.
34
Khi các mối quan hệ qua lại bữa các loài thực vật với nhau và
với một trường được thiết lập đạt tới trạng,thái cân bằng thông
đôi thì các sinh thái trở nên ổn định .
Quá trình diễn thế rừng ngập mặn (Mangrwe) là ví dụ điển
hình cho diễn thế nguyên sinh của thảm thực vật ven biển nhiệt
đới Có thể tôm tắt 4 giai đoạn của diễn thế nguyên sinh hình
thành rừng ngập mặn ở vùng bờ biển Quảng Ninh như sau (Phan
Nguyên Hồng, 1970):
- Giai đoạn tiên phong cây mắm đen (avicenna marna): Mắm
đen được coi là cây tiên phong lấn biển nhờ khả năng sinh
trưởng nhanh, tái sinh tốt trên lớp phù sa ngập mặn ven biển ở
dạng bùn nhão.
- Giai đoạn hỗn hợp: Khi bãi lầy lược nâng cao dần và bùn
chặt lại, các loại cây khác như sú (Aegiceras majzls), vẹt dù
(Bruguiera gymnerhiza), trang (Kandelia - candel), được
(Rhizophora stylosa) phân tán đều và được rễ cây mắm giữ lại.
Gặp điều kiện thuận lợi nảy mầm và phát triển. Do cây mắm ưa
sáng thích bùn mềm nên quần thể cây mắm không còn thích
hợp, sinh trưởng chậm lại Trong khi đó sú, đước vẹt, trạng
phát:triển nhánh đào thải đần cây mắm ra khỏi quần xã.
- Giai đoạn vẹt dù chiếm ưu thế. Khi bãi bồi ổn định và nâng
cao, vẹt dù là cây có bộ rễ khỏe cạnh tranh tốt lấn át các loài
khác (trừ một số cây được) và vươn lên chiếm ưu thế trong quần
thể. Cây sú có khả năng chịu mặn cao hơn phân bố ở các lạch
nước mặn và phát triển thành các đai rừng sú thuần loài.
- Giai đoạn diễn thế cuối cùng: Giai đoạn này có diễn thế
phức tạp phụ thuộc địa hình. Nơi còn chịu ảnh hưởng của thủy
triều thì còn ít cây vẹt sống sót, còn các cây khác chết dần do đất
rắn chắc lại: Lúc này các loài cây như cúc biển (Heritiera
litoralis), tra (Hibiscus tiliaceus), giá (Excoecaria agallocha):
đậu tím (Pongagria glabru) xuất hiện tham gia hình thành tập
đoàn các cây gỗ ưa thắn không chịu ảnh hưởng của nước thủy

35
triều.
1 4.2.4. Quá trình diễn thế thứ sinh.
Diễn thế thứ sinh xảy ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh bắt
đầu từ giai đoạn hệ sinh thái rừng bị phá hủy hết hoặc từng
phần:dọ chặt phá, cháy rừng, chăn thả gia súc. Tập quán làm
nương đốt rãy, phá huỷ tài nguyên rừng là nhưng nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới quá trình diễn thế thứ sinh của rừng nhiệt đới.
Do tác động tái diễn nhiều lần tính cân bằng ổn định của hệ sinh
thái rừng luôn bị phá vỡ do vậy xu hướng diễn thế của quán..thể
thực vật cũng trở nên rất khó xác dinh. Quá trình diễn thế thứ
sinh phụ thuộc vào tính chất. quy mô và phạm vi tác động của
các yêu tốbễn ngoài:
Trong tự nhiên quá trình diễn thế thử sinh là hướng tới sự
phục hồi lại quần thể nguyên sinh ban đầu. Tuy nhiên do tác
động của con người và các yếu tố môi trường thay đổi làm quá
trình diễn thế bị chệch hướng với các quần thể gồm các loài cỏ
chiếm ưu thế. Hệ sinh thái rừng ban đầu không được tái lập lại.
Ví dụ diễn thế rừng tìm xanh diễn ra ở các vùng khác nhau được
Trần Ngũ Phương (1970) mô tả như sau (Hình 5 a,b).

36
37
38
Ở nước ta thường gặp 2 loại diễn thế thứ sinh chính như sau
(Thái Văn Trừng, 1970, 1978): Diễn thế trên đất rừng còn
nguyên trạng có xu hướng phục hồi hệ sinh thái rừng nguyên
sinh ban đầu xảy ra trong trường hợp khi con người một tác
động vào quần thể thực vật, đất vẫn giữ nguyên tính chất đất
rừng ban đầu. Tuy nhiên do tác động lặp lại nhiều lần đã dẫn
đến hình thành rừng thứ sinh có cấu trúc đơn giản hơn nhiều so
với rừng nguyên sinh. Diễn thế trên đất rừng đã bị thoái hóa ở
các mức độ khác nhau dẫn đến hình thành các trảng cỏ, trảng cỏ
cây bụi thấp hoặc cây bụi gai.

39
Chương 2

PHÂN LOẠI RỪNG

2.1. KHÁI NIỆM CHUNG.

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái hoặc một quần lạc sinh
địa, là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng và phát triển
giữa sinh vật, đất và môi trường. Với một đối tượng rừng rộng
lớn, để tiến hành nghiên cứu cũng như các hoạt động kinh doanh
rừng ổn định bền vững trước hết phải phân loại rừng thành
những đơn vị cơ bản có những đặc điểm tự nhiên giống nhau.
Những đơn vị cơ bản đó được gọi là các kiểu rừng.
Trong phân loại rừng không chỉ dựa vào một thành phần
riêng biệt như chỉ dựa vào các tầng cây gỗ, lớp thảm tươi của
rừng mà còn phải đề cập đến các yếu tố môi trường và những
ảnh hưởng tương hỗ giữa rừng với môi trường. Hiện nay có
nhiều trường phái phân loại rừng áp dụng cho các vùng ôn đới.
nhiệt đới và các khu vực khác nhau trên thế giới.
2.2. PHÂN LOẠI RỪNG ÔN ĐỚI.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong cách phân chia rừng ở
vùng ôn đới. Ở châu âu mà chủ yếu là Liên Xô cũ có 2 trường
phái phân loại theo sakasov và Pogrepnhiac.
Phân loại rừng theo Sukasov:
Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại rừng của Sukasov
(1964) là kiểu rừng. Kiểu rừng lả một loại hình quần lạc sinh
địa, hay tập hợp những khu rừng giống nhau về thành phần loài
câyĩớn và có chung những đặc điểm qua các tầng thực vật, khu
hệ động vật và phức hệ tổng hợp của các điều kiện sinh trưởng
của rừng (khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn), cũng như về quá trình
40
tái sinh và không diễn thế rừng. Đối với mỗi kiểu rừng thì trong
những điều kiện kinh tế giống nhau có thể áp dụng các biện
pháp kinh doanh giống nhau. Khi tiến hành phân loại kiểu rừng
thì yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là địa hình. Tiếp theo là kiểu
quần lạc sinh địa (lớp phủ thực bì và thổ nhưỡng) .
Theo Sukakov thì ở nơi không có rừng có thể phân loại theo
kiểu điều kiện lập địa. Nghĩa là tập hợp những khoảnh đất có
cùng điều kiện khí hậu, đất đai và do vậy chúng có khả năng làm
xuất hiện những thảm thực vật rừng giống nhau.
Phân loại rừng theo Pogrepnhiac:
Phân loại rừng theo Pogrepnhiac (1968) là đưa vào sự thống
nhất giữa sinh vật và điều kiện hoàn cảnh, trong đó hoàn cảnh là
cái có trước có vai trò chủ đạo và tương đối ổn định. Phân loại
rừng cần phải chỉ ra được khả năng của nguồn tài nguyên rừng
về sinh thái học, vì vậy tốt nhất là dựa vào điều kiện lập địa để
phân loại kiểu rừng. Trong hệ thống phân loại của Pogrepnhiac
có 3 cấp là kiểu lập địa, kiểu rừng và kiểu lâm phần.
Kiểu lập địa là cấp phân loại lớn nhất, bao gồm mọi khu đất
có cùng điều kiện thổ nhượng, kể cả có rừng và không có rừng
trong đó chú ý đến độ phủ và độ ẩm. Dựa vào các cây chỉ thị
ông chia độ phì đất ra 4 cấp khác nhau: Đất rất nghèo (l). đất
nghèo (2). đất tốt trung bình (3), đất tốt (4). Về độ ẩm chia làm 6
cấp: Rất khô (0), khô (l), ẩm vừa (2); ẩm (3); ướt (4), lầy (5). Độ
ẩm đất dựa vào chỉ thị của thảm tươi vì chúng khá nhỏ cầm với
sự thay đổi độ ẩm. Tổng hợp 4 cấp độ phì và 6 cấp độ ẩn sẽ có
24 kiểu lập địa khác nhau.
Kiểu rừng là tập hợp những khu đất có điều kiện thổ nhưỡng
và khí nậu giống nhau. Như vậy, kiểu rừng là kiểu lập gia trong
một điều kiện khí hậu nhất định, bất kể là khu đất có rừng hoặc
không có rừng. Bởi vì chúng có khả năng làm xuất hiện những
thảm thực vật rừng tương tự như nhau.
Kiểu lâm phần là nằm trong cùng một kiểu rừng nhưng do tác
41
động của các yếu tố bên ngoài như cháy rừng, khai thác gô có
thể làm xuất hiện các quần lạc sinh vật thứ sinh có cấu trúc khác
nhau. Như vậy kiểu lâm phần bao gồm những khoảnh rừng
giống nhau cả về điều kiện thổ.nhưỡng, khí hậu và quần lạc thực
vật rừng.
2.3. PHÂN LOẠI RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.3.1. Phân loại rừng nhiệt đới

Phân loại rừng của Shimper:


Người ta cho rằng hệ thống phân loại rừng nhiệt đới đầu tiên
là do Shimper đưa ra vào năm 1898. Trong cuốn "Địa lý thực
vật trên cơ sở sinh thái học", Shimper chia những quần thể thực
vật rừng thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ
vùng núi.
Trong quần hệ khí hậu gồm 6 kiểu rừng: Rừng mưa (Rain
forest), rừng gió mùa (Monsoon forest), rừng trảng (Savannah
forest), rừng gai (Thorn forest), thảo nguyên nhiệt đới (Tropical
grass), hoang mạc nhiệt đới (Tropical desert).
Quần hệ thổ nhưỡng gồm 4 kiểu rừng: Rừng hành lang
(Gallery forest), rừng đầm lầy nước ngọt (Fresh water swamp
rôrest), rừng gỗ ven biển (littoral woodlnd) rừng ngập mặn
(Mangrove woodland).
Quần hệ vùng núi gồm có rừng mưa á nhiệt đới; rừng mưa ôn
đới, rừng cảnh tiên (Elrm forest), thảo nguyên núi cao (Alpine
forest) hoang mạc núi cao (Alpịne desert).
Nhược điểm của phương pháp phân loại theo shimper là đã
xếp ngang hàng các yếu tố khí hậu với thổ nhưỡng. Trên thực tế
những quần hệ vùng núi cũng là những kiểu thảm thực vật do
tác độn của các yếu tố khí hậu như nhiệt ẩm gây ra.
Phán loại rừng ( do Aubreville):
42
Kiểu phân loại rừng này là đại diện cho trường phái của
Pháp, nó đã được áp dụng ở nhiều nước thuộc địa cũ của chấp ở
Châu Á như Lào, Việt Nam và một số nước ở châu phi. Theo
Aubreville, trước hết cần chia ra các vùng khí hậu lớn rồi mới
tìm các kiểu quần thể thực vật trong đó. Các quần thể thực vật
được chia thành 2 nhóm lớn là quần thể. thân gỗ và quần thể hỗn
hợp thân gỗ và thân cỏ. Ông chia các kiểu quần thề thưa ra kiểu
rừng thưa, truông cỏ (hay thảo nguyên giả), tràng cỏ thảo
nguyên (hay bãi thảo nguyên).
Ưu điểm của phương pháp phân loại này là làm nổi bật giá trị
độ tán che trên nền dết của tầng ưu thế sinh thái. Tuy nhiên
những mối quan hệ của các yếu tố hình thái và thảm thực vật
không được làm rõ trong cách phân chia này .
Phân loại theo Champion (1936):
Khác với Aubreville, Champion đã chú ý đến quan hệ nhân
quả giữa thảm thực vật với chế độ nhiệt ẩm. Dựa vào điều kiện
nhiệt độ. Ông chia 4 đai thảm thực vật lớn là nhiệt đới, á nhiệt
đới ôn đới và núi cao. Trong đó tuỳ theo chế độ khô hạn khác
nhau mà phân biệt thành 9 kiểu ở vùng thấp trong vành dai nhiệt
đới theo vĩ độ; và 3 kiểu trong mỗi vành đai khác nhau theo độ
cao (trung bình lên cao 100 m giảm 0,5 oc).
Nhược điểm của phương pháp này là không làm nổi bật được
quan hệ qua lại giữa các yếu tố sinh thái với nhau như đặc trưng
của một hệ sinh thái. Những kiểu rừng phức tạp hình thành do
tác động phối hợp của nhiều nhân tố không được đề cập đến
trong hệ thống phân loại rừng này.
Nhìn chung do tính chất phức tạp của rừng nhiệt đới gồm
nhiều loài, khác tuổi nên rất khó xác định loài cây ưu thế sinh
thái. Hơn nữa phần lớn rừng mưa nhiệt đới hiện nay đều là rừng
thứ sinh do tác động phức tạp của con người làm cho việc phân
loại rừng nhiệt đới càng trở nên khó khăn và phức.tạp. Vì vậy
cho đến nay vẫn chưa có công trình nào có thể giải quyết thỏa

43
đáng được các vấn đề đặt ra trong phân loại rừng.
2.3.2. Phân loại rừng Việt Nam

2.3.2.1.. Phân loại rừng theo phát sinh học


Phân loại rừng Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu
(Sơvalie: 1918; Morang: 1943,1953; Dương Ham, 19õ61 Thái
Văn Trừng, 1963,1970,1978: Trần Ngũ Phương 1970). Trong đó
cách phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh của Thái
Văn Trừng và Trần Ngũ Phương là được chú ý hơn vì nó có
nguyên tắc và tiêu chuẩn phân loại rõ ràng.
Trên quan điểm hệ sinh thái và quần lạc sinh địa quần thể
thực vật và các nhân tố ngoại cảnh luôn có sự tác động qua lại
thành một tổ hợp thống nhất tồn tại và phát triển theo những quy
luật riêng của nó. Có 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh ảnh
hưởng đến việc hình thành các loại rừng khác nhau là nhóm
nhân tố địa lý địa hình, nhóm nhân tố khí hậu thủy văn, nhóm
nhân tố đá mẹ thổ nhưỡng, nhóm nhân tố khu hệ thực vật nhóm
nhân tố sinh vát khác và con người (Thái Văn Trừng,
1960,1970).
Nhóm nhân tố địa lý, địa hình:
Việt Nam thuộc vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, có vị trí
trong khoảng 23o24’- 8030' độ vĩ Bắc, 102030' - 109030' độ kinh
Đông (Thái Văn Trừng, 1970). Về địa hình, Việt Nam có dạng
hình chữ S dài và hẹp, kéo dài từ gần đường xích đạo đến vát chi
tuyến bắc (khoảng là vĩ độ) với bờ biển dài và địa hình chia cắt
phức tạp. Theo độ cao, địa hình Việt Nam có thể chia làm hai
vùng lớn: (l) Vùng thấp và vùng có độ cao trung bình bao gồm
đồng bằng. dồi gò và vùng chân núi; (2) Vùng cao gồm núi là
cao nguyên có độ cao trên 1000 m ở miền Nam và trên 700 m ớ
miền Bắc, với các dãy núi lớn như Hoàng liên Sơn. Trường Sơn,
và các cánh cung thuộc vùng Đông Bắc Bắc bộ (Sông Gam,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Đỉnh núi cao nhất Việt Nam

44
được nhiều người biết đến là Fanxipan (3.143 m thuộc dãy
Hoàng Liên sơn (Thái Văn Trừng 1970). Những đặc điểm địa
hình như trên có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng thảm thực vật rừng. Nó có tác động làm thay đổi các
nhóm yếu tố sinh thái khác nhau như khí háu. thủy văn. thổ
phương và khu hệ động thực vật. Vị trí địa lý độc đặc trưng
bẵng kinh độ, vĩ độ; còn địa hình thể hiện qua độ cao, độ chia
cắt mặt đất, hướng phơi, độ dốc.
Trên cơ sở các yếu tố địa hình, Thái Văn Trừng chia ra 2
nhóm thảm thực vật lớn là: Quần thể thực vật theo độ vĩ và thao
độ cao. Ông phân biệt vùng có dốc trên 1000 m ở miền Nam và
trên 700 m ở miền Bắc. Vùng thấp có độ cao dưới 1000 m ở
miền Nam và dưới 700 m ở miền Bắc.
Nhóm nhân tố khí hậu - thủy văn:
Nhóm nhân tố khí hậu-thửy văn được đặc trưng bằng chế độ
nhiệt ẩm (nhiệt độ và lượng mưa hàng năm). Đây là nhóm chủ
đạo quyết định sự hình thành cấu trúc thảm thực vật rừng theo
kiểu khí hậu.
Việt Nam có chế độ khí hậu nhiệt đới điển hình, trừ một số
vùng ở điểm cực Nam có tính chất cận xích đạo và ở miền Bắc
mang tính chất á nhiệt đới với mùa đông lạnh bất thường (Thái
Văn Trừng, 1970). Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của gió mùa đã
làm cho khí hậu nước ta trở.nên phức tạp hơn. Nhìn chủng, khí
hậu Việt Nam có nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao (20-
250c), độ ẩm tương đối lớn và lượng mưa dồi dào (lượng mưa
trung bình 1500-2000 mm/năm). Trong một năm có 2 mùa khác
rõ rệt là mùa mưa nóng ẩm và mùa khô lạnh.
Ở các vùng núi cao có sự hình thành các vành đai thực vật
khác nhau theo Thái Văn Trừng (1970) các vùng núi cao của
Việt Nam được chia ra thành 3 vành đai chính: Từ 1000 đến
1800 m ở miền Nam (từ 700 đến 1600 m ở miền Bắc) là vành
đai á nhiệt đới núi thấp tầng dưới, có nhiệt độ trung bình năm là
45
15-20 0c. Các loài cây ưu thế thuộc họ dẻ (Fagaceae), họ rẻ
(Lauraceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magnoliaceae), họ
óc chó (Juglandaceae), họ hoa hồng (Rosaceae). Ngoài ra còn
có thông 3 lá (Pinus khasya). thông 2 lá (Ptnus morusi) ở miền
Nam, thông dầu hay du sam (Ketelaerta daudiana) ở miền Bắc
ít thấy các cây khí hậu nhiệt đới vùng thấp và đề cao trung::.bình
như : họ đậu (Dpterocarpaceae), lim (Rythropl1eum fordill ai
- Từ 1800 đến 2600 m ở miền Nam (1600 – 2400 m miền
Bắc) là vành đai ôn đới ẩm núi thấp tầng trên, có nhiệt độ trung
bình hàng năm là 10-15 0c. Bao gồm nhiều loài gỗôn đới như
Alnus, Acer, Carpinus, Belula sống lẫn với các lá kim như
Darrvdium, Libocedrus, Cephaloxus, Cryptom,Fokeluz. Đây là
vành đai của vùng thông 5 lá Đà Lạt (Pinus dalatensis) và đặc
biệt có loài thông lá dẹt (Ducampopnas krempi) là loại thông có
đặc hữu của Việt Nam.
- Từ 2600 m trở lên ở miền Nam (từ 2400 m trở lên ở miền
Bắc) là vành đai ôn đới lạnh núi vừa tầng dưới. Ở đây đã có
tuyết phủ trong mùa dông. Vùng này còn ít được nghiên cứu.
Thực vật bao gồm các loại cây dẻ dạng cây bụi rụng do mùa
đông, một số loài thuộc họ đỗ quyên và một số cây lá kim ôn đới
lạnh như vàn sâm (Abies pindrow), thiết sam (Tsuga
yunnanensis).
Phụ thuộc vào chế độ khô ẩm khác nhau thảm thực vật cung
mang tính chất địa phương rõ rệt. Nhìn rên phần lớn lãnh thổ,
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Dựa vào
lượng mưa, Thái Văn Trừng chia làm 4 cấp độ ẩm dùng làm cơ
sở cho việc phân loại những kiểu chăm thực vật hình thành do
yếu tố khí hậu:
Cấp I : Mưa ẩm, có lượng mưa trấn 2500 mm/ năm.
Cấp II : Ẩm và hơi ẩm có lượng mưa:1200-1500 mm/năm.
CấpIII: Hơi khô và khô có lượng mưa từ 800-1000 mm/năm.
Cấp IV: Hạncó lượng mưa 300-600 mm/năm. .
46
Nhóm nhân tố đá mẹ- thổ nhưỡng:
Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng quyết định sự hình thành
các kiểu thảm thực vật thổ nhưỡng khí hậu và kiểu phụ thổ
nhưỡng. Trong một đổi khí hậu có thể hình thành rừng thưa,
trảng cỏ rừng gai phụ thuộc vào tính chất đất.
Các loại đá hình thành đất cửa Việt Nam là rất phong phú bao
gồm nhiều loại khác nhau như gơnai; phiến thạch sét, gianh, đá
phiến mịch, các đá trầm tích. Trong điều kiện khí hậu và địa
hình biến đổi đa dạng đã hình thành nên nhiều loại đất khác
nhau. Ở vùng thấp và cao trung bình, quá trình feralit chiếm ưu
thế hình thành các đất đỏ vàng (đất feralit). ở các vùng núi cao,
quá trình feralit xảy ra yếu, tạo điều kiện hình thành các đất
vàng giống với đất vàng á nhiệt đới của Trung Quốc. Đặc biệt ở
các núi cao (thường trên 2800 mi có thể hình thành các đất mùn
trên núi cao. Tất cả các điều kiện về thổ nhưỡng là cơ sở cho
việc phân loại những kiểu thổ nhưỡng - khí hậu hay những kiểu
phụ thổ nhưỡng của thảm thực vật rừng Việt Nam.
Nhóm nhân tố khu hệ thực vật:
Nhóm nhân tố khu hệ thực vật có tính chất quyết định cấu
trúc tổ thành các loài cây của kiểu thảm thực vật rừng. Đặc biệt
là thành phần nguồn gốc các loài thức vật bản địa có ý nghĩa
quyết định hình thành các kiểu phụ miền thực vật.
Theo nhiên cứu của Vidal (1963): Sims (1962) thì khu hệ
thực vật ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài từ đại cổ. Tuy
nhiên hệ thực vật Việt Nam (chỉ phát triển toàn diện lầu như bao
gồm tất cả những chỉ hiện còn tồn tại từ thời kỳ đại Tân sinh.
thông số các loài thực vát hiện nay có khoảng 50% số loài có
nguồn gốc sản địa đặc hữu được hình thành và phát triển từ kỉ đệ
tam. Cũng trong thời kỳ này do điều kiện địa chất, khí hậu và
thổ nhưỡng thuần lót nhiều thực vát từ các vùng lân cận "đi cư"
xâm nhập vào làm phong phú thêm khu hệ thực vật của Việt
Nam. Có 3 luồng di cư chủ yếu được ghi nhận như sau (Thái
47
văn Trừng, 1970):
+ Luồng di cư từ phía Nam lên (từ Malaysia- Indonesia)
chiếm khoảng 15% tổng số các loài thực vật (theo Gagnellain
được Thái Văn Trừng trích 1970). Bao gồm chủ yếu các loài cây
họ dầu (Dipterocarpaceae) thường xanh hoặc rụng lá.
+ Luồng di cư từ Tây Bắc xuống gồm các thực vật có nguồn
gốc ôn đới theo đó vĩ từ phía chân dãy núi Himalaya, phía Nam
Trung Quốc. Bao gồm chủ yếu các loại cây lá kim thuộc ngành
phù hạt trần (Gynllzospernlae) như Pinis merkusis, Pinus
khasya, Tsuga ylmlalensis. Ngoài ra còn có các cây lá rộng rụng
lá trong mùa đông lạnh thuộc họ dẻ (Fagacae), họ thích
(Aceracae), họ chu (Oleacl)ae), họ óc chó (Juglandaceae). họ
đỗ quyên (Ericaceae). Các thực vật di cự thuộc nhóm này chiếm
khoảng 10 %(Poas Tamis 1965).
+ Luồng di cư từ phía Tâm và Tây Nam đến hay là từ các
dung khô hạn của Ấn Độ - Miến Điện với các loài cây tiêu biểu
thuộc họ bàng (Combelaceae) gồm phần lớn là các chi có đặc
tính rụng lá trong mùa khô. Ngoài ra còn có những cây rụng lá
Khác như tếch (Tetolla gralldis). lõi thọ (Gmelila arborea), săng
lẻ (lagertroemia spp.), gạo (Gossampinls nlalabaricus). Các loại
thực vật thuộc luồng di cư này chiếm khoảng 14%.
Như vậy, ngoài thành phần có nguồn gốc bản địa (50 %),
nhập cư tính cả 3 luồng kể trên (39%): số còn lại 1 do có nguồn
gốc từ vùng ôn đới. nhiệt đới và các vùng khác nhau trên thế
giới .
Nhóm nhân tố sinh vật và con người:
Nhóm này đề cập đến vại trò của các sinh vật khác ngoài thực
vật như động vật, vi sinh vật và con người. Động vật và vi sinh
vật có tác động mạnh đến sự sinh trưởng phát triển của cây rừng.
Nhiều côn trùng có vai trò quan trọng trong việc truyền phấn
hoa. Động vật tham gia trong việc làm phát tán hạt giống mở

48
rộng vùng phán bố của thực vật. Vi sinh vật có vai trò lớn trong
việc phân hủy các chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho
thực vật.
Ngày nay, hoạt động của con người cung có ý nghĩa quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của rừng. Sự tác động của
con người có ảnh hưởng mạnh đến quá trình diễn thế rừng.
Thậm chí dẫn đến làm thay đổi cả hình thái và cấu trúc của quấn
thể thực vật. Đỉnh cao của sự tác động này là triệt phá rừng.
trồng rừng mới, biến các thảm thực vật rừng thành quần thể cây
trồng nông nghiệp. Những hoạt động của con người thể hiện ở
việc chặt phá, đốt cháy rừng lấy đất làm nông nghiệp, khai thác
gỗ củi và các tài nguyên lửng phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau của các quá trình sản xuất. Bên cạnh đó con người cũng có
thể khôi phục và cải tạo các khu rừng tủ nhiên tiến hành trồng
rừng với các giống cây mới được đưa từ vùng này sang vùng
khác.
Ở việt Nam, ngoài các (cào gỗ nhập nội như kèn (trectora
gralldis), bạch đàn trắng (Eucatyptus tereticornis). bạch dàn đỏ
(Eucalyptus robusta). bạch dàn liễu (Eucalyptus exerta), xà cử
(Khuya sareơnlensis). Cây cỏ lào (Eupátoricum odoratum)
thuộc họ cức cũng được con người đưa từ châư Mỹ qua con
đường bộ vào cách đây không lâu. Đây là loại cây có vai trò tích
cực làm hạn chế sự phát triển của cỏ tranh (mperata cylindrica)
cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ xâm nhập vào Việt Nam từ lâu
đời và trở thành loại cỏ hoang dại.
Phát loại rừng theo Thái Văn Trừng (1962, 1970):
Trên quan điểm phát sinh học theo 5 nhóm yếu tố trình bày ở
trên: 4 tiêu chuẩn đặc trưng cho hình thái và cấu trúc thảm thực
vật được lựa chọn là:
Dạng sống ưu thế trong tầng ưu thế sinh thãi.
Tán che đất của tầng ưu thế sinh thái.

49
Hình thái sinh thái của lá với các yếu tố ngoại cảnh.
Trạng thái mùa của tán lá.
Chủ yếu kết hợp của 2 yếu tố đầu. Thái Văn Trừng (1970) đã
chia thành kiểu quần thể lớn với 14 kiểu rừng:
(1) Các kiểu rừng kín vàng thấp: Gồm 4 kiểu rừng là rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm
nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đối, rừng kín lá cứng hơi
khô nhiệt đới.
(2) Các kiểu rừng thưa: Gồm 3 kiểu rừng là rừng thưa cây lá
rộng hơi khô nhiệt đới, rừng thưa cây lá ẩm hơi khô nhiệt đới
rừng thưa cây lá rộng hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
(3) Các kiểu tráng, truông: Gồm 2 kiểu cơ bản là tráng cây to
cây bụi, có cao khô nhiệt đới và kiểu truồng bụi gai hạn nhiệt
đới.
(4) Các kiểu rừng kín vùng cao: Gồm 3 kiểu rừng là rừng kín
thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới kín thấp, rừng kín hỗn hợp cây
lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng kín lá kim ẩm ôn
đới ấm núi vừa.
(5) Các kiểu quan hệ khó lạnh vùng cao: Gồm 2 kiểu chính
là kiểu quần hệ khô vùng cao và kiểu quần hệ lạnh vùng cao.
Phẫu diện và chiếu tán của rừng kín, rừng thưa tráng cỏ và
truông bụi gai ở Việt Nam được Thái Văn Trừng mô tả ở hình 6
a,b.
Phân loại rừng Việt Nam theo Trần Ngũ Phương (1966-
1970):
Hệ thống phân loại rừng theo Trần Ngũ Phương gồm có 3
cấp: Đai rừng, kiếu rừng và kiểu phụ (loại hình). Việc phân chia
ra các đai rừng dựa trên những đặc trưng của khi hậu chủ đạo (3
đai rừng). Còn kiểu rừng được phân ra do sự chi phối của các
yếu tố khí hậu đặc trưng và thổ nhưỡng. Kiểu phụ (loại hình)
50
được phân chia trên cơ sở các đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng địa
phương với loài cây ưu thế.
- Đai rừng nhiệt đới mưa mùa có 5 kiểu rừng:
Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn. Sinh
trưởng ở vùng ven biển ngập mặn (mắm, đước, vẹt) và dạng
rừng già vừa thoát khỏi đầm lầy mặn nhưng vẫn ảnh hưởng của
đất mặn.
Kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh chủ yếu
gồm các rừng tìm và rừng gụ huỳnh. Loại rừng lim có 4 kiểu
phụ là kiểu phụ khí hậu vùng- Quảng Ninh, Hữu Lũng- Sông
phương, Vinh Phú - Tuyên Quang và Nghệ An. Loại rừng gụ
huỳnh có kiểu phụ cây gụ và kiểm phụ cây huỳnh.

51
52
53
Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh chỉ có một loại
hình rừng táu sinh trưởng ở những nơi có lượng mưa trung bình
1500 - 1800 mm/năm. Đặc biệt là ở những nơi có lượng mưa
trung hình cao hơn trong đai khoảng 200 mm. Kiều rừng táu
gồm 2 kiểu phụ là kiểu phá rừng táu và kiểu phụ rừng tán - sến.
Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thùng lùng chịu ảnh hưởng ẩm
ướt quanh năm của vùng thung lũng. Có 2 kiểu phụ là chò chỉ.
chò xanh và kiểu phụ rừng dầu rái.
Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi. Điền
hình là loại rừng nghiến trên núi đá vôi với 4 kiểu phụ: Nghiến
trai, nghiến-mạng tèo, nghiến- mạng bông, nghiến - ôrô.
- Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa:
Phân bố ở vùng cao hơn đai rừng nhiệt đới mưa mùa thường
ở độ cao 400-700 m đến 1600-1800 m ở các tỉnh miền Bắc. Cây
phổ biến là dẻ, tô hạp, vân sâm, hoàng đàn, kim giao. Đai rừng á
nhiệt đội mưa mùa có 3 kiểu rừng:
Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh có nhiều kiểu phụ:
Dẻ gai ở độ cao 400-600 m, dẻ gai ở độ cao 600-1000 m, tô hạp
ở Điện Biên-Tây Bắc và kiểu phụ đẻ trên núi đá vôi.
Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đất có 1 kiểu phụ vân
sâm.
Kiểu rừng á nhiệt đối lá kim trên núi đá vôi, có 3 kiểu phụ là
vân sâm, kim giao, hoàng đàn.
Đai rừng á nhiệt đội mưa mùa núi cáo:
Phân bố ở cao hơn đai rừng á nhiệt đới mưa mùa, thường ở
độ cao 1900 - 2000 m trở lên ở vùng núi phía Bắc như Cao
Bằng, Lào Cai. Có loại hình là pơ mu, sa mộc, đỗ quyên và dẻ.
Trong các kiểu rừng trên lại có nhiều kiểu phụ do thổ nhưỡng
địa hình và thảm thực vật quyết định.

54
2.3.2.2. Phân tán rừng theo trạng thái và chức năng.
Trong thực tiễn việc phân loại rừng thường gắn liền với ý
nghĩa sử dụng tài nguyên và xây dựng bản đồ rừng nên việc
phán loại chú ý nhiều đến trạng thái và chức năng của rừng.
Trên bản đồ chung ta thường gặp các loại rừng sau: Kiểng lá
rộng thường xanh , rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng rụng lá cây họ
dầu, rừng hỗn loài cây lá rộng và lá kim, rừng hỗn loài cây lá
rộng và tre nứa, rừng cây lá kim, rừng tre nứa, rộng trên núi đá
vôi rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm, quần hệ cây bụi và quần
hệ cây cỏ.
Phân loại cây rừng theo trạng thái của rừng.
Theo Locachau (1966) việc phân loại rừng theo trạng thái
chủ yếu phục vụ cho kinh doanh rừng. Ông chia ra các loại rừng
như sau: (l) Trảng cỏ và cây bụi: (2) Rừng non mới phục hồi:
Rừng đã bị khai thác ở các mức độ khác nhau. Trong đó có thể
chia nhỏ thành các loại 3a. 3b, 3c. ... tùy theo mức độ khai thác
và (4) Rừng chưa chịu tác động hay rừng nguyên sinh.
Ngoài ra còn có thể dựa vào trữ lượng gỗ để chia thành các
loại rừng khác nhau như rừng giàu, trung bình và nghèo. Ở Việt
Nam rừng giàu có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha, rừng trung bình
là 80-150 m3/ha và rừng nghèo là <80 m3/ha. Việc phân chia này
chủ yếu được áp dụng trong việc đánh giá tài nguyên phục vụ
cho khai thác rừng.
phân loại rừng theo chức năng:
Thực chất việc phân chia này là dựa vào tính chất rừng và
mục đích sử dụng. Rừng được chia làm 3 loại :
- Rừng phòng hộ (Protecion forest): Gồm các rừng được sử
dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khi hậu, bảo vệ môi trường sinh
thái. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ
đầu nguồn (Watershed forest),rừng phòng hộ chống cát bay

55
(Sangfixing forest), rừng phòng hộ chắn sóng ven biển
(Seawave preventing forest).
- Rừng đặc dụng (Special use forest): Được sử dụng chủ yếu
để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái hoặc vườn quốc
gia, bảo tồn nguồn trên động thực vật rừng phục vụ công tác
nghiên cửu khoa học bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh phục vụ cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc đụng bao
gồm các vườn Quốc gia (National Parks), khu bảo tồn thiên
nhiên (National Reserves), khu rừng văn hóa - lịch sử và môi
trường (Cultural- Historical and Environmental Reserves).
- Rừng sản xuất (Production Forest): Bao gồm các loại rừng
được sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng;
động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.

56
Chương 3.

TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở


VIỆT NAM

3.1. SỰ HÌNH THÀNH THẢM CÂY GỖ CỦA RỪNG

3.1.1. Những nguyên lý cơ bản trong hình thành các kiểu


rừng.

Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự
hình thành các quần lạc thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều
kiện khí hậu. Trong mỗi quần lạc thực vật được hình thành thì
khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và
tiềm năng phát triển rừng. Sự phân bố các quần lạc thực vật
(associations of plants) là sự đồng nhất về sinh lý sinh thái và
được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật độc lập chúng kết
hợp với nhau ít nhiều thành vành đai theo vĩ độ và theo độ cao
thành những đai rừng trên trái đất. Sự phần bố các đai rừng về
cơ bản không chịu ảnh hưởng tác động của con người. Sự phân
chia các quần lạc thực vật chủ yếu là dựa vào dạng ưu thế sính
thái. Một số kiểu thực vật rừng quan trọng trên thế giới là:
Rừng lá kim (rừng taiga) vùng ôn đới có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới. Phân bố chủ
yếu ở Bắc Mỹ, châu âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao
nhiệt đới. Các loại cây chủ yếu là thông, vân nam, lãnh sâm.
Rừng rụng lá ôn đới chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam mỹ, châu
Âu, một phần Trong Quốc, Nhật Bản,Úc.
Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất. Phân
bố chủ yếu ở vùng xích đạo như lưu vực sông Amazôn (Nam
57
Mỹ, sông Cống Gô (châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó, dải
rừng Ấn Độ - Malaysia có sự đa dạng sinh học trên một diện
tích cao nhất, có tới 2.500-10.000 loài thực vật trong một khu
vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý như lim, gu
chờ, lát. Do có sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió và nhiệt,
rừng nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần loài và cấu
trúc của rừng.
3.1.2. Đặc điểm một số kiểu rừng ở vùng nhiệt đới.

3.1.2.1. Rừng mưa nhiệt đới.


Rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở vùng đất thấp (Eegreen
Tropical Rain Forest of the Low Land):
Kiểu rừng này được hình thành và phát triển ở những nơi có
độ ẩm và nhiệt độ cao quanh năm. Bao gồm các cây thường
xanh phát triển tốt và không có sự thay đổi rõ rệt theo mùa về
cấu trúc tán lá. Khác với rừng ôn đới rụng lá, rừng nhiệt đới
thường xanh bao gồm nhiều loài cây với các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau. Trong kiểu rừng này rất giàu về thành phần
các loại cây và phát triển nhanh. Bao gồm chủ yếu các cây gỗ lá
rộng, thân gỗ cứng, rừng hỗn giao nhiều loài, nhiều tầng. Có các
cây gỗ tròn ít cành ở thấp, tán lá cao, nhiều loài cây có đặc điểm
hình thành bạnh rễ ở phần gốc. Có các cây ra hoa và quả trên
thân (Caulinory), nhiều dây leo và cây sống phụ sinh. Tuy
nhiên, tầng cây bụi và tầng cỏ phát triển kém ở các rừng kín.
kiểu rừng nhiệt nhiệt đời thường xanh có nhiều ở lưu vực sông
Amazon, guyana, Conggô, Gumea,Indonesia. Đây là nơi
cung cấp gỗ quan trọng để sản xuất đồ dùng chất lượng cao ít
nguyên liệu thô cho công nghiệp gỗ nói chung.
Rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở vùng núi (Evegree
Tropical Mountain forget).
Thường phân bố ở độ cao từ 600-800 m. Trong điều kiện
vùng núi nhiệt độ vào khoảng 18-22 oc làm cho thảm thực vật có
58
sự biến đổi so với loại rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở những
vùng đất thấp. Trong rừng xuất hiện nhiều loài dương sỉ thân gỗ
nhưng các loài dây leo và các cây gỗ tròn cao giảm. Đặc biệt là
sự xuất hiện các cây họ đậu trong thành phần các loài cây rừng
Khi càng lên cao và càng xa vùng xích đạo thì sự khác nhau này
càng thể hiện rõ.
Rừng nhiệt đới nửa rụng lá(Semi Deciduous Tropical Forest)
Phân bố ở các vùng có lượng mưa < 500 mm/năm. Có giai
đoạn ít mưa hoặc không mưa kéo dài 1-3 tháng trong năm. Loại
rừng này có nhiều ở Trung và Tây Phi, Đông Nam á. Ngoài các
cây thường xanh. Trong rừng còn có số lượng đáng kể các loại
cây rụng lá vào mùa đông lạnh.
3.1.2.2. Rừng nhiệt đới ẩm rụng lá (semi Decidllolls Tropical
Forest)
Loại rừng này phân bố cách đường xích đạo hơn các loại
rừng trên hoặc chịu ảnh hưởng bởi gió mùa khí hậu trong năm
có sự khác biệt gồm 2 mùa rõ rệt là mùa khô lạnh và mùa nóng
ẩm. Với lượng mưa < 2000 mm/năm. Tính chất đặc trưng loại
rừng nó là có một số lượng lớn cácloài thực sật ở tầng cao vị
rụng lá trong mùa khô lạnh. Mật độ cây có kích thước lớn thấy
và số loài cũng kém phong phú hơn so với rừng nhiệt đới
thường xanh. Phân bố chủ yếu ở Miến Điện, Tây ấn Độ, Thái
Lan, Malaysia, Đông Indonesia và Nam Mỹ (Côlômbia,
Venezuela)
3.1.2.3. Rừng nhiệt đới khô rụng lá (Deciduous Tropicar Dry
Forest )
Phân bố ở những nơi có lượng mưa 600-1200 mm/năm và có
mùa khô kéo dài từ 5-7 tháng trong năm. Thảm thực vật ít nhiều
mang tính chất của thảm cây gỗ của rừng.nhiệt đới ẩm rụng lá.
hoặc hình thành các kiểu rừng sa van với cây gỗ. Trong thành
phần thực vật có nhiều cây họ đậu. Một số loại cây không có lá
(vì bị rụng) kéo dài hầu hết thời gian trong năm. Cây thường có
59
tán nhọn hình chóp, thân cây có vỏ dày. Loại rừng này có nhiều
ở Trung và Nam Phi, Đông và Nam Mỹ, miền Trung ấn Độ,
Miến Điện, châu úc.
3.1.2.4. Quần hệ cây gỗ thưa (Open Woody Formations)
Thường được hình thành ở những nơi có lượng mưa thấp
300-1000 mm/năm. Đặc trưng của loại hình này 1ặ có các cây
gỗ, cây bụi mọc thưa và có vỏ dày. Thảm thực vật có cấu trúc
khác xa với rừng mưa nhiệt đới. Phân bố chủ yếu ở vùng khô
hạn của châu Phi (Su dan). ở các vùng có độ ẩm khá hơn (gần
xích đạo) mật độ cây dày hơn với các cây lá rộng cao đến lê in
và thường có vỏ dày.
3.1.2.5 Quần hệ cây bụi nhiệt đối (Tropical Shrub Formations)
Phân bố ở nơi có lượng mưa nhỏ 280 - 450 mm/năm. Có thời
gian khô hạn kéo dài 8-10 tháng/năm. Thảm thực vật nghèo nàn
chủ yếu là các cây họ đậu thân gỗ. Có nhiều ở vùng khô hạn của
châu Phi.
3.2. TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN THẾ GIỚI.

3.2.1. khái niệm chung.

Ngay từ thời cổ xưa, cuộc sống của con người đã gắn chặt
với rừng và các nguồn tài nguyên rừng. Sự phát triển nền văn
minh nhân loại cũng kéo theo sự tăng cường việc sử dụng các
loại tài nguyên rừng và trước hết là gỗ. Gỗ được dùng làm nhiên
liệu, vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp khác nhau.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, nhiều khu rừng rộng lớn ở châu
Âu đã được khai thác để sản xuất than củi cần thiết cho việc nấu
chảy kim loại. Ngày nay, gỗ được sử dụng cho điều mục đích đa
dạng hơn: Gỗ trụ mỏ, làm giấy, chất dẻo, sơn. Gỗ còn được coi
là nguyên liệu đầu tiên của ngành công nghiệp hóa học.

60
Những thống kê vào năm 1958 cho thấy riêng Bắc Mỹ, Đông
âu và Liên Xô cu đã đóng góp 63% tổng sản lượng gỗ khai thác
trên thế giới. Lường gỗ khai thác trên thế giới được sử dụng như
sau: 45% làm nhiên liệu, 35% cho xây dựng, 12% cho sản xuất
giấy, 3% làm trụ mỏ, 5% vào các mục đích khác như nguyên
liệu cho công nghệ hóa học, cột hàng rào, chung gỗ để thu nhựa,
metanol, axit axetic, dầu. Người ta cũng có thể sản xuất đường
và các sản phẩm khác từ gỗ. Thủy phân một tấn gỗ có thể thu
được từ 550 - 650 kg đường gỗ, và từ đường gỗ này có thể chế
biến thành rượu (220 - 240 lít) hoặc sử dụng để nuôi cấy nấm
men (50 kg) giàu protein và vitamin B.
Rừng không chỉ cung cấp gỗ củi, vật liệu cho xây dựng và
nguyên liệu cho nhiều mục đích khác như nhựa cây dược
liệu,....Rừng còn là nơi cung cấp thực phẩm, đất đai để mở rộng
sản xuất nông nghiệp, điều hòa khí hậu vùng và toàn cầu.
Nhìn chung rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan
trọng nhất cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là
nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc, nhiều bộ lạc với cuộc
sống tự cung tự cấp. Khai thác tài nguyên rừng đã đóng góp
phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã-hội của nhiều nức
trên thế giới.
Hiện nay,rừng đang bị suy thoái mà nguyên nhân chủ yếu là
do con người khai thác gô củi, .nguyên liệu cho các quá trình
sản xuất và mở rộng sản xuất nông nghiệp. Khai thác chặt phá
rừng bừa bãi, chăn thả quá mức, đốt nương làm rẫy lặp đi lặp lại
liên tục đã không chỉ làm thay đổi thanh phần loài cây gỗ mà
còn dẫn đến phá hủy các hợp phần khác nhau của hệ sinh thái
rừng như đất, thảm cỏ, chế độ nước và kết quả cuối cùng là rừng
bị phá hủy.
Rừng là hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học cao nhất trên cạn.
Rừng chiếm khoảng 1/3 diện tích đất trên hành tinh và có năng
suất trung bình 5 tấn chất khô/ha/năm. Tuy nhiên, năng suất
rừng thay đổi rất lớn tùy thuộc vào từng loại rừng và các điều
61
kiện khí hậu đất đai. Tài nguyên rừng (mà trước hết ) tài nguyên
sinh vật được xem là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Trên
quan điểm sinh học, để duy trì hệ sinh thái rừng thì mức khai
thác sử dụng phải nhỏ hơn khả năng tái sinhcủa nó. Như vậy để
bảo đảm cho sự tồn tại của rừng thì việc đốn chặt khai thác cần
phải nhỏ hơn khả năng sinh trưởng của rừng. Tuy nhiên trên
thực tế, nhiều nơi đã không đến mức độ cân bằng giữa khả năng
tăng trưởng của rừng và lượng gỗ cho phép khai thác dẫn đến
làm suy thoái dần nhiều khu rừng trên thế giới.
3.2.2. Diễn biến tài nguyên rừng trên thế giới

3.2.2.1. Phân bố rừng trên thê giới


Việc thống kê và đánh giá diện tích rừng trên thế giới gặp rất
nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nguyên
nhân quan trọng đó là sự phân loại rừng còn theo nhiều cách
khác nhau. Người ta ước tính rừng chiếm khoảng 20–25% diện
tích đất trên hành tinh. Trong tổng số khoảng 4 tỉ ha rừng trên
thế giới thì rừng kín có trữ lượng trên 50m2/ha chiếm 2.8 tỉ ha
(Bảng 6), phần còn lại 1,2 tỉ ha là rừng thưa có trữ lượng gỗ
thấp. Phần diện tích rừng kín phân bố ở vùng nhiệt đới (60%
diện tích rừng kín). Trong các rừng nhiệt đới bao gồm chủ yếu
là các loài cây lá rộng và đây cũng là loại rừng có sinh khối lớn
nhất. Khu rừng nhiệt đới lớn nhất là rừng Amazon có diện tích
trên 330 triệu ha.
Báng 6. Diện tích và trữ lượng gô của rừng trên thế giới (Số
trong ngoặc chỉ % so với tổng số (theo Person, 1974))
Loại rừng Diện tích Trữ lượng Tổng trữ
thiệu ha) (m3/ha) lượng (tỉ m3 )

62
Rừng nhiệt đới:
Rừng thường xanh 560 (20) 350 196 (49)
Rừng ẩm rụng lá 308 (11) 160 49 (12)
Rừng khô 784 (28) 50 39 (10)
Các loại khác 28 (1) 80 5 (2)
Cộng 1680 (60) 289 (73)
Rừng ôn đời và Phương
Bắc
Rùng ôn đới 448 (16) 1 67 (17)
Rừng Phương Bắc 672 50 40 (10)
Cộng (24) 60 107 (27)
1120 (40)
Tổng cộng 2800 396 (100)
(100)

Các rừng cây lá kim (Cọniferous forest) phân bố ở các vĩ độ


lớn, thường nằm ở phía Bắc của rừng rụng lá ôn đới. Hầu hết
diện rừng lá kim phân bố ở 2 vành đai lớn là Bắc Mỹ và vành
đai âu - á từ Scandinavia đến Đông Siberia. Khu rừng tai ga ở
Nga có diện tích khoảng 1,1 tỉ ha (20% diện tích rừng trên thế
giới) được coi là lớn nhất thế giới. Trong đó, loài thông rụng lá
chiếm 38% diện tích rừng.
Rừng tiếng hiện nay có diễm tích khoảng 150 triệu ha, chiếm
4% tổng diện tích rừng. Hầu hết , rừng trồng nằm ở các nước
phát triển và ở vùng ôn đới. Trong những nấm gần đây, diện tích
rừng trồng đã tăng đáng kể ở các nước đang phát triển. Nhìn
chung, các rừng trồng có thành phần loài đơn giản và thường
bao tìm các loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh hơn so với
rừng tự nhiên và mức độ tăng trưởng ở rừng trồng cũng rất cao
(Bảng 7).
Bảng 7. Mức độ tăng trưởng gỗ rừng trên thế giới
(Theo Evants, 1982; Sedjo, 1984: Kanki và Savill. 1982)
63
Vùng Tăng trưởng (m3/ha/năm)
Nhiệt đới và cận nhiệt đới:
Rừng tự nhiên trên núi cao. 0,5 - 2
Rừng trồng. 25 - 40
Vùng ôn đối:
Rừng tự nhiên. 1 - 3,3
Rừng trồng. 11 - 30

3.2.2.2. Sự phân bố các loại rừng ở vùng nhiệt đới.


Rừng kín (Close forest) chiếm khoảng l/2 diện tích rừng nhiệt
đới (khoảng 62% rừng tự nhiên). Trong đó, rừng ẩm nhiệt đới
chiếm tỷ lệ là 11/12 về diện tích, còn lại 1/12 diện tích là rừng
rụng lá hoặc nửa rụng lá (Oecltiuous and semldecltiuous forest)
bảng 8. Khoảng 2/3 rừng ẩm nhiệt đội là rừng mưa với các loài
cây lá rộng thường xanh, có khả năng ra hoa trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm cao. Rừng nhiệt đới ẩm rụng lá (Tropical
moisdeciduous forest) hoặc rừng nhiệt đớị gió mùa (Tropical
monsoon forest) có các loài cây bị rụng lá vào mùa khô. Rừng
thưa ở vùng nhiệt đới có diện tích ít hơn. gồm các dạng cây bụi,
cỏ với cây gỗ rải rác chiếm phần lớn các loại rừng còn lại.
Bảng 8. Diện tích của các loại rừng ở vùng nhiệt đới.
Loại rừng Tổng diện tích thiệu km2

64
Rừng kín 12.0
+ Rừng mưa ẩm nhiệt đới 11,0
Rừng thường xanh nhiệt đối 7.4
Rừng rụng lá ẩm nhiệt đới 3,6
+ Rừng rụng lá vả nửa rụng lá 1.0
Rừng thưa 7.34
Rừng thứ sinh .
Rừng trồng 4.10
Rừng trồng cây công nghiệp 0.07 0,11
Rừng trồng cây gỗ khác 0,04
Cộng 23.55
Sự phân bố của rừng nhiệt đới được trình bày ở bảng 8 và
hình 7. Việc phân chia các loại rừng ở dân là dựa trên cấu trúc tổ
thành của các loại cây. Theo FAO thì rừng kín có trên 20% diện
tích: còn rừng thưa có 5-20% diện tích được che phủ bởi tán
rừng...rừng thưa có tầng cây gỗ mọc thưa thớt nhưng vẫn còn là
tầng ưu thế thái thường thì có một tầng cây gỗ mọc liên tục. Cây
thường có lá củng giòn và rụng lá vào mùa khô. Thân cây
thường cong queo và đâm cành thấp) có vỏ dày chồi ngọn được
bảo vệ bằng lá bắc có lớp lông tơ như cây du sâm. có óc chó,
cây thông nhựa. Mật độ cây thường dưới 100 cây/ha. Tầng cỏ có
nhiều loại ưa sáng mọc thành từng khoảng không liên tục ớ
những khoảng trống mong rừng.
Cho đến hiên nay có khoảng 97% diện tích rừng nhiệt đới bị
tác động bởi con người trở thành các rừng thoái hóa,ở các mức
độ khác nhau hoặc bỏ hoang cho cây mọc tự nhiên hình thành
các kiểu rừng nghèo nàn và phức tạp diện tích đất dược trồng lại
rừng là rất nhỏ.

Rừng kín gồm các loài cây lá rộng thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới. Quần hệ thực vật với nhiều tầng tán kín rậm, tán rừng
nhấp nhô không đều. Cấu trúc rừng gồm 3 tầng cây gỗ, 1 tầng
cây bụi, 1 tầng cỏ và dương xỉ.

65
Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới có 25-75% cá thể thuộc
loài rụng lá. Chúng có thể rụng hết lá trong một thời gian ngắn
hoặc rụng lá từ từ trong một thời gian dài (nhưng phải rụng toàn
bộ lá hàng năm). Cấu trúc cây rằng có 3 tầng cây gỗ, tảng vượt
tán nhô cao hẳn làn khỏi tầng ưu thế sinh thái, còn tầng dưới tán
và tầng cây bụi mọc thưa hơn ở rừng kín. Tầng cỏ khá rậm với tỉ
lệ cao của các loài dương xỉ và cây họ dừa không có thân gỗ.
Rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới có cấu trúc đơn giản hơn, chỉ
có 2 tầng cây. Tầng cao có cấu trúc gần như liên tục với cây ưu
thế thuộc loài rụng lá như sông lẻ, cây họ đậu rụng lá, cao trung
bình 25 m. Có thể có một số loài cây cao vượt hơn như cây
thung. Tầng dưới cao 15-20 m thường thưa thớt. Cây có nhiều
loài khác nhau phụ thuộc đất đai độ ẩm. Tỷ lệ cá thể rụng lá
chiếm trên 75%, vào mùa khô sẽ thể hiện rõ tính rụng lá của
thảm thực vật' rừng.
3.2.2.3. Xu hướng biến động tài nguyên rừng trên thế giớ.i
Theo thống kê của FAO (1958) thì trên trái đất có 44,05 triệu
km2 rừng chiếm khoảng 33% diện tích đất liền. Nếu lấy năng
xuất sơ cấp là 5 tấn/ha/năm thì tổng sản lượng sơ cấp của cây
rừng là 22 tỷ tấn chất khô/năm. Nếu lấy trữ lượng gỗ trung bình
(thân, cành) của các rừng đang khai thác là 110 m3 /ha để tính
toán thì trữ lượng trên toàn thế giới là 484 tỉ m3 hay 266 tỷ tấn
chất khô, với mức tăng trưởng hàng năm là 2.8 tỷ m3 Vào thời
điểm hiện tại chỉ có 27,33 triệu km2 rừng (62% tổng số rừng
trên thế giới) là có khả năng khai thác được, trong đó chỉ có
14.65 triệu km2 (33% tổng diện tích rừng) là thực sự được khai
thác với trữ lượng gỗ khoảng 1,55 tỷ m3. Con số này là nhỏ hơn
so với tổng số 200-300 tỷ m3 (trong 29,4 triệu km2 rừng) chưa
có khả năng khai thác.
Việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác định
có từ 7000 năm trước ở Trung và Nam Phi, 9000 năm trước ở ấn
Độ. Tuy nhiên trong giai đoạn dài trước đây, việc chặt phá rừng
làm nương rẫy chỉ ở quy mô nhỏ nên hầu như không có tác động
66
xấu đến môi trường.
Diện tích rừng trên thế giớ ngày càng bị thu hẹp nhanh
chóng. Vào đầu thế kỷ XX có khoảng 6 tỷ ha rừng, năm 1958
còn 4,4 tỷ ha, năm 1973 còn 3,8 tỷ ha .và năm 1995 còn 2,3 tỷ
ha. Tốc độ mất rừng hàng năm vào khoảng 20 triệu ha.
Theo Hougton (1983) thì 15% rừng trên thế giới đã bị biến
mất trong khoảng thời gian 1850 đến l980. Rừng trên thế giới đã
giảm đi 70 triệu ha (gần 2%) trong khoảng từ 1980-1990. Riêng
ở vùng Đông Nam á, trong thời gian 1980-1990 diện tích rừng
giảm khá nhanh. Như ở Indonesia rừng giảm đi 1.212 nghìn ha,
Thái Lan là 515 nghìn ha, Malaysia là 396 nghìn ha, ấn Độ là
339 nghìn ha. Philippin là 316 nghìn ha. Việt nam là 139 nghìn
ha và Lào là 129 nghìn ha (Bảng 9).
Bảng 9. Biến động diễn tích rừng trên thế giới từ 1980 đến
1990 (Theo FAO.-1990. không kể phần Liên xô cũ)
Diện tích (triệu hạ) Biến động
Khu vực 1980 1 990 Triệu %
ha
Toàn thế giới 4100,3 4.027,8 - 72.5 - 1.8
Các nước phát triển 1868,4 1.899,9 +31.5 +1,7
Các nước đang phát.triển 223,1 2. 27,7 - 104.1 - 4.7
Châu âu 155,7 157,1 + 1.4 +o 9
Châu Mỹ La Tinh 946,2 892,8 - 53,4 - 5.6
Châu Phi 659,4 635,1 - 24.3 - 3.7
Châu 558,9 535,6 - 23,3 - 4.2
Việc chặt phá rừng ở vùng nhiệt đới, bắt đầu diễn ra mạnh
mẽ từ thế kỷ XVIII và XIX do việc mở rộng diện tích trồng cây
nông nghiệp và cây công nghiệp. đặc biệt là từ 1945. Theo FAO
thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá hủy từ 1950, nhiều nhất là
ở Trung Mỹ (66%) tiếp đến là Trung Phi (52%), Nam Phi và
67
Đồng Nam á tương ứng là 31 và 38%.
Vào những năm đầu của thập kỷ 80 (1980) tốc độ mất rừng
nhiệt đới là 113.000 km2/năm. Trong đó có khoảng 3/4 là rừng
kín.Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng gia tăng
mạnh mẽ hơn. Người ta ước tính khoảng 40% rừng còn lại sẽ bị
phá hủy nghiêm trọng vào năm 2020
3.2.2.4 Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng và suy thoái rừng
trên thế giới
Dân số tăng nhanh là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến phá rừng
để mở rộng sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu càng tăng
của con.
Hiện nay có khoảng 10% dân số thế giới sống ở trong các
vùng rừng núi và khoảng 40% khác sống ở các vùng tiếp giáp.
Như vậy có khoảng 1/2 dân số thế giới ít nhiều có quan hệ tác
động trực tiếp dân nguồn tài nguyên và sự phát triển của rừng.
Dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu đất nông nghiệp
đã là một vấn đề đòi hỏi ở nhiều nước đang phát triển. Những
chính sách quản lý đất đai không đúng, làn sóng di cư từ vùng
này đến vùng khác cũng là nguyên nhân của việc chặt phá rừng.
Nhiều nghiên cứu dã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng
dân số và diện tích rừng bị phá. Nguyên nhân chính là do nhu
cầu diện tích sản xuất nong nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên dân
không phải là nguyên nhân duy nhất của viêc mất rừng. Các số
liệu thống kê trong những năm 1980 – 1990 có tới 70 triệu ha
rừng bị chặt phá trong khi diễn tích đất trồng trụ chỉ tăng 30
triệu ha. Dân số được xác định là nguyên nhân dẫn đến làm
giảm diện tích rừng, tuy nhiên chỉ đơn thuần do dân số đông đôi
khi không lý giải đầy đủ cho nguyên nhân của việc chặt phá
rừng. Ví dụ như ở Brasin và Mỹ có mật độ dan số tương tự như
nhau trong khi ấy là nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới
nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt hơn: Trong đó Brasil lại có tốc
độ phá rừng khá cao cho sản xuất nông nghiệp. Những nguyên
68
nhân phá rừng là rất đa dạng, có thể tóm tắt những nguyên nhân
cơ bản sau:
+ Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản
xuất lương thực, khai thác gỗ và thu hái củi... Trong đó những
người sản xuất nhờ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất làm
phá hủy rừng. Rowe (1992) cho rừng có đấn 60% rừng nhiệt đới
bị chặt há hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng
diện tích nông nghiệp ở châu á và châu Phi đang xảy ra với tốc
độ mạnh hơn so với châu Mỹ La tinh.
Hàng năm quá trình du canh đã phá huỷ khoảng gần nghìn
km2 rừng và đến nay đã làm suy thoái trên 10 triệu km2 rừng
mưa nhiệt đới. Hiện nay vẫn con khoảng 250 triệu người du
canh trong các vùng rừng mưa nhiệt đới trong phạm vi diện tích
rừng là 300 triệu ha. Du canh trong điều kiện đông dân sẽ làm
cho thời gian bỏ đất hoang hóa rút ngắn, độ phì nhiêu của đất bị
giảm mạnh và rừng không có khả năng phục hồi.
+ Do nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt
cũng là nguyên nhận quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ờ
nhiều vùng. Việc sử dụng gỗ làm củi đốt đe dọa trước hết các
khu rừng gần nơi dân cư và ở các khu vực tiếp giáp với đồng
bằng. Nhưng rừng này thường bị thu hái củi vượt quá khả năng
tái sinh của rừng. Ở các nước đang phát triển có khoảng 80% gỗ
được sẽ dụng làm nhiên liệu. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt
trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300
triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người
chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn sưởi ấm. Riêng ở châu
Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.
+ Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác
đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là no lyên nhân làm
giảm diện tích rừng. Ở châu Mỹ La tinh, có khoảng 35% rừng bị
chất phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại
được gây nên do chăn thả súc vật. Riêng Nam mỹ việc mở rộng
diện tích các đồng cỏ cho chăn nuôi với tốc độ 20 nghìn
69
km2/năm trong giai đoạn 1950-1980. Còn ở Brasil, khoảng 3/4
diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazon đến 1980 có liên quan
trực tiếp đến việc chăn nuôi bò. Việc chăn nuôi tăng nhanh là do
chính sách trợ giá của Chính Phủ, giá thuê đất rẻ và nhu cầu thịt
bò cho xuất khẩu tăng. Ở châu Phi và châu Á thì vỏ chăn thả gia
súc là nguyên nhân không đáng kể mà chủ yếu là do việc mở
rộng sản xuất gây nông nghiệp và cây công nghiệp.
Do chăn thả quá mức, độ phì nhiêu của đất bị giảm đi nhanh
chóng, cấu trúc đất bị phá hủy,đất bị chặt bí làm giảm khả năng
sinh trưởng của cây trồng. Các cây cỏ dại ít có ý nghĩa xâm lấn
dần, đòi hỏi phải có các vùng đất khác thay thế. Ví dụ như ở
vùng Amazon có lẽ nghìn km~ đồng cỏ vào năm 1977, chỉ sau 1
năm chăn thả (1978) đã có 1/3 số đất này bị thoái hóa và bị xâm
nhập bởi các cây không có giá trị khác. Việc phá rừng mở rộng
diện tích đồng cỏ là rẻ hơn việc áp dụng các biện pháp để duy trì
độ phì nhiêu của đất. Do vậy, diện tích rừng ngày càng bị thay
thế dần bằng các đồng cỏ.
+ Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng do nền kinh tế chậm
phát triển, nhiều nước đã phải khai thác mạnh mẽ tài nguyên
rừng, chuyển đất rừng thành đất trồng các cây đặc sản để xuất
khẩu cũng là một xu thế đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới
Chính vì vậy mà nợ nước ngoài cũng là nguyên nhân dẫn đến
làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước.
Xuất khẩu gỗ đã đem lại nguồn tài chính không nhỏ nhiều
nước đang phát triển. Các nước xuất khẩu gỗ chủ yếu trên thế
giới là các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới. Còn các nước
nhập khẩu gỗ chủ yếu là các nước phát triển ở châu Á là nguyên
nhân đe dọa trực tiếp sự tồn tại của nhiều vùng rừng nhiệt đới
hiện nay. Khoảng trên l/3 diện tích rừng mưa ở vùng Trung Mỹ
đã bị khai thác gỗ cho mục đích thương mại trong giai đoạn
1950-1983 làm giảm diện tích rừng từ 1.15 triệu km2 - xuống
còn 0.71 triệu km2. Ở châu Phi việc xuất khẩu gỗ cũng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến rừng. Kết cục hiện nay một số nước dã
70
phải nhập khẩu gỗ trở lại như Nigieria.

Việc buôn bán gỗ đang xảy ra mạnh mẽ ở Đông Nam Á,


chiếm đến gần 50% lượng buôn bán trên thế giới. Đã làm diện
tích rừng ở hầu hết các nước Đông Nam á giảm đi nhánh chóng.
Indonesia và Philippin là những nước xuất khẩu gỗ lớn, trong
khi Nhật Bản là nước nhập khẩu gỗ chủ yếu từ vùng Đông Nam
Á (Hình 8). Ở Malaysia có rừng nguyên sinh che phủ gần như
toàn bộ đất nước vào năm 1900 đến năm 1960 đã có trên một
nửa diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở
Philippin, đấn năm 1980 rừng đã bị phá huỷ khoảng 2/3 diện
tích. Trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một pầân lớn.
+ Do phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản:
nhiều diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá đẻ lấy đất trồng cây
công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục
đích là để thu lợi nhuận cao nhất mà không quan tâm đến lĩnh
vực môi trường. Như ở thái Lan: Một diện tích rừng lớn đã bị
chặt phá để trồng sắn ngoài phục vụ tiêu dùng trong nước còn
xuất khẩu sang châu Âu làm thức ăn chăn nuôi hoặc trồng côca
để sản xuất chocolate.
Ở Pêru nhân dân phá rừng để trồng coca lấy lá sản xuất
71
cocaine. Diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng
của Pêru. Brasil cũng là một nước có diện tích rừng bó chặt phá
cho mục đích trồng cây công nghiệp khá lớn. Các cây công
nghiệp như cao su, cọ đầu cũng đã thấy thế nhiều vùng rừng
nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaysia và nhiều nước
khác.
Việc thay thế cây rừng tự nhiên bằng các cây kinh doanh độc
canh đã dẫn đến nhiều vấn đề như làm phá huỷ hệ sinh thái rừng
làm, sâu bệnh phát triển, đặc biệt có nhiều trường hợp dẫn đến
làm mất bằng cung và cầu về một loại sản phẩm nào đó và làm ứ
đọng không tiêu thụ được.
+ Do cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến các
nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh
chóng. Ví dụ như năm 1997 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước
thuộc châu Âu, châu á và châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia
trong một đợt cháy rừng (năm 1991) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha
rừng. Còn ở Mỹ trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị
cháy
- Một nguyên nhân khác: Có nhiều nguyên nhân khác cũng
trực tiếp hoặc gián tiếp làặcgng quá trình phá rừng trên thế giới.
như do các chính sách quản lý rừng chính sách đất đai,chính
sách về di cư, định cư chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án
phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các
công trình thuỷ điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng
làm gia tăng dáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngoài ra các nguyên nhân do kỹ thuật khai thác không hợp lý
cũng dẫn đến làm thoái hóa rừng và làm nghèo kiệt đất đai. Sự
hạn chế về công nghệ cũng làm cho việc khai thác và sử dụng
kém hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và làm gia tăng quá trình
phá hủy rừng.
Trên thực tế sự tác động đồng thời của 2 hay nhiều nguyên
nhân đã làm cho tình hình phá rừng và suy thoái tài nguyên rừng
càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.
72
3.2.3. Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới.

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới là
khác nhau tùy theo công nghệ, truyền thống và tập quán xã hội
của từng vùng hoặc từng nước. Có thể phân chia thành phương
thức chính về khai thác sử dụng tài nguyên rừng như sau:
(1). Phương thức truyền thống thường khai thác tài nguyên
rừng ở các quy mô nhỏ, chủ yếu tham gia phục vụ tiêu dùng của
người dân địa phương. Bao gồm các hình thức như chăn thả gia
súc quy mô nhỏ, nông nghiệp truyền thống (du canh). thu hái
các loại lương thực thực phẩm cây thuốc, nhựa cây, thuốc
nhuộm, gỗ làm nguyên liệu xây dựng, củi đun và làm các dụng
cú gia đình.
(2). Khai thác với quy mô lớn phục vụ cho các ngành sản
xuất công nghiệp và huy động tài nguyên phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội cũng Là nguyên nhân, nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp, sản xuất giấy.
(3) Khai thác tài nguyên rằng với cái chức năng dịch vụ
không tiêu dụng như bảo vệ đất, nước, bảo vệ thiên nhiên bảo vệ
đa dạng sinh học và phục vụ cho du lịch giải trí của con người.
- Tình hình khai thác gỗ trên thế giới:
Trữ lượng gỗ rừng trên thế giới ước tính có khoảng 300- 400
tỉ m3. Hàng năm rừng có khả năng tăng trưởng khoảng 10 tỉ m3
và mức độ khai thác hiện nay vào khoảng 3,5 - 4,4 tỉ m3
(shorma, 1992). Như vậy về lý thuyết thì tốc độ khai thác gỗ ăn
nằm trong phạm vi cho phép của sự phục hồi rừng và sẽ không
có hiện tượng thiếu hụt gỗ trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế
việc khai thác gỗ quá mức đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới. Nguyên nhân là do có rất nhiều khu rừng ở nơi xa xôi hẻo
lánh con người không có khả năng tiếp cận khai thác. Bên cạnh
đó có nhiều diện tích rừng được quy định là các khu bảo tồn cần
khai thác, như vùng gỗ kém chất lượng không có ý nghĩa sử

73
dụng và thương mại. Do vậy sự thiếu hụt gỗ đã và dang xảy ra ở
nhiều nước như ở Anh và nhiều nước châu âu khác. Thiếu hụt
gỗ cũng là động lực thúc đẩy các nước áp dụng các biện pháp
thâm canh rừng ngay từ thế kỷ XIX, bao gồm cả hình thức trồng
rừng mới.
Nhu cầu gỗ ở các nước đang phất triển là rất lớn chiếm 56%
luợng khai thác trên thế giới. Trong thời gian 1980- 1990 ở các
nước phát triển sản lượng gỗ khai thác chỉ tăng 11%
Trong khi các nước đang phát triển tăng 23%, (trung bình thế
giới là 18%), hình 9.

- Gỗ sử dụng trên thế giới:


Gỗ sử dụng cho công nghiệp bao gồm gỗ cho xây dựng gỗ
xẻ, gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy cũng như nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp khác. Trong thời gian trước đây, gỗ sử
dụng cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn ở các nước phát triển.
Riêng Liên Xô cũ,Canada và Mỹ chiếm trên một nửa lượng gỗ
cho công nghiệp trên thế giới. Trong các loại gỗ công nghiệp, có
đến 70% được khai thác từ các loại rừng cây lá làm và rừng
trồng. Tỷ lệ sử dụng gỗ cho công nghiệp trên thế giới đã thay
đổi trong. thời gian gần dây. Gỗ cho công nghiệp mỏ và xây
dựng giảm đi, trong khi đó gỗ cho cống nghiệp chế biến gỗ và
74
bột giấy 7 tăng lên. Tỷ lệ buôn bán gỗ nguyên liệu đã giảm và
gỗ ở dạng thành phẩm đã tăng lên. Hiện nay có khoảng 20% sản
phẩm gỗ đi vào thị trường quốc tế trong đó phần lớn là ở dạng
đã qua chế biến.
Các loại gỗ quý ở rừng nhiệt đới ngày càng giảm thị trường
gỗ thế giới với lượng mua bán tăng 24 lần từ năm 1946 đến
1980 (Larman, 19S8). Các nước đang phát triển là những nước
Nhất khẩu gỗ lớn trong khi do các nước phát triển là các nước
nhập khẩu gỗ chính. Nhật Bản là nước nhập khẩu gỗ lớn từ vùng
Đông Nam á và châu Âu. Các nước ở châu âu nhập khẩu gỗ chủ
yếu từ các nước thuộc châu Phi. Còn Hoa Kỳ là nước nhập khẩu
gõ quan trọng nhất của các nước ở Nam Mỹ (Hình lo):

Nhu cầu gỗ chất đốt ở các nước dang phát triển là lớn hơn
các nước phát triển, ở nhiều nư đang phát triển có tới 80- 90% từ
nó gỗ khai thác sử dụng làm nhiên liệu, trong khi đó 80% lượng
gỗ khai thác được sử dụng trong công nghiệp ở các nước phát
triển. Trên thế giới nhu cầu gỗ củi vẫn tiếp tục tăng nhanh trong
thời gian vừa qua. Từ 1980 đến 1990, gỗ công nghiệp tăng 14%
75
trong khi gỗ làm chất đốt tăng 21%.
Theo tài liệu của FAO (1982) thì những năm đầu của thập kỷ
80 đã có khoảng 100 triệu người phải đương đầu với việc thiếu
củi đùn. vi khoảng 1 tỉ người phải chịu đựng sự khan hiếm củi
đốt. Sau năm 2000 số người này có thế lên tới 3 tỉ người.
-Dịch vụ:
Bên cạnh việc cung cấp gỗ và các đặc sản rừng khác rừng
cung có vai trò quan trọng phục vụ cho các mục đích khác của
con người như dịch vụ du lịch, nghĩ ngơi; bảo vệ môi trường bảo
vệ quy gen sinh học bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói
mòn.
Vai trò dịch vụ của rừng rất khó xác định dược một cách
riêng rẽ với các mục đích sử dụng khác. Nhìn chung, các nước
thường sử dụng rừng đồng thời với nhiều mục đích bao.gồm ca
bán xuất gỗ và các mục đích kinh tế xã hội khác. Những mục
đích dược ưu tiên sẽ phụ thuộc vào từng nói và từng điều kiện
cụ thể.
3.3. TÀI NGUYÊN RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI.

3.3.1. Sự phân bố và cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới.

3.3.1.1. Diện tích và phân bố rừng thưa nhiệt đới.


Rừng mưa nhiệt đới phân bố hình thành một vành đai xanh
không liên tục xung quanh quả đất trong phạm vi 23,50 vĩ độ
Bắc (Cancer) và 23.5o vĩ độ Nam (Capricorn); chủ yếu là giữa vĩ
độ Bắc và Nam chung quanh đường xích dạo. Những vùng có
diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn là châu Mỹ La tinh, vùng Kích
đạo phía Tây châu Phi và Đông Nam á. Ngoài ra rừng mưa nhiệt
đới còn phân bố ở Trung Mỹ, Bắc nước úc, Nam Trung Quốc.
Riêng lưu vực sông Amazon và Orinoca đã chiếm tới 56%
tổng số rừng mưa trên thế giới. Trong đó có 3,31 triệu km2
(khoảng 48 % rừng mưa nhiệt đới trên thế giới) tập trung ở
76
Brasil; phần còn lại phân bố ở Pêru; ecuador, Colombia,
Venezuela, French Guiana....
Rừng mưa nhiệt đời còn phân bố rải rác ở 16 nước thuộc Tây
và Trung Phi (18%), Đông Nam châu á bao gồm cả Tây và Tây
Nam ấn Độ (16%), châu úc - Thái Bình Dương (10%). Theo
thống kê của Viện Tài nguyên Thế giới (World Resource
Institute, 1988) thì diện tích rừng nhiệt đới phân bố ở các châu
lục như được trình bày ở bảng 10.
Bảng 10. Phân bố rừng ở vùng nhiệt đới

Diện tích không kể rừng trống (Triệu km2)

Đất Rừng Rừng Rừng cống


kín thưa thứ sinh rừng

Châu Phi 2 1,90 2,17 4.86 1,66 8,69


Châu á-Thái Binh
Dương 9,45 3,06 0,31 0,73 4,10
Châu Mỹ La Tinh. 16,80 6,79 2,17 1,71 10,87

Cộng 48,15 12,02 7,34 4,10 23,46

Đặc trưng quan trọng nhất của khí hậu đối với sự phân bố
rừng mưa nhiệt đới là nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm. Các
rừng mưa nhiệt đới phát triển trong phạm vi nhiệt độ dao động
khá hẹp trong khoáng 17-35oc (trung bình 20-28oC), những
lượng mưa lại có biên độ dao động khá rộng từ 500 mm đến trên
2000 mm/năm (Hình 1 1). Ghi chú: oc = 5/9 (oF-32).

77
Sự dao động mùa trong năm ở rừng mưa nhiệt đới là không
rõ rệt như ở vùng ôn đới. Trong năm hầu như chỉ có một đặc
trưng khi hậu quan trọng là nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Sự phân
biệt mùa hè và mùa đông là không rõ rệt mà chỉ là mùa mưa và
mùa khô với điều kiện nóng ẩm khá thuần nhất quanh năm. Tuy
nhiên ở một số vùng sự xuất hiện của khí hậu gió mùa đã hình
thành các rừng nhiệt đới gió mùa và làm đa dạng hơn các loại
rừng mưa.
3.3.1.2. Tuổi và tính ổn định của rừng mưa nhiệt độ
Trong các hệ sinh thái trên cạn. từng mưa nhiệt đới được coi
là có tuổi già nhất và tính ổn định nhất. Điều này được xác nhận
không chi bằng các hệ sinh thái rừng hiện tại mà còn qua các
dấu hiệu hóa thạch. Một số nhà nghiên cửu cho rằng rừng mưa
nhiệt đới có cách dây khoảng 150 triệu năm, rừng Amazon đã
xuất hiện và tồn tại tương đối ổn định từ 100 triệu năm. Tuy
nhiên đa số các nhà nghiên cứu bằng rừng mưa nhiệt độ đã.
được hình thành ồn định từ cách đây khoảng 70 triệu năm, và nó
78
phát triền mạnh với sự phân bố rộng.rãi trên thế giới vào khoảng
45 triệu năm lại đây.
Trong giai đoạn đầu mới được hình thành rừng nhiệt đới có
tính ổn định chưa cao và dễ bị phá huỷ. Tất cả những thay đổi
của các điều kiện tự nhiên tác động vào rừng làm chúng thích
ứng và phát triển thành hệ sinh thái rừng phức tạp, đa dạng, có
tính ổn định cao ở trạng thái đỉnh cực. Do có thời gian ổn định
lâu dài đã cho phép các loài thực vật và động vật thích nghi,
đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển thêm
nhiều loài mới. Điều này cung góp phần giải thích sự đa dạng
phong phú của thế giới sinh vật ở rừng mưa nhiệt đối.
3.3.1.3. Cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới.
Rừng mưa nhiệt đới có khu hệ thực vật rất đa dạng với thành
phần loài phức tạp. Cây rừng mưa nhiệt đới bao gồm nhiều loại
cây ưa sáng nên thường vươn cao để tiếp nhận ánh. Độ cao
trung bình của cây gỗ vào khoảng 50 m những cây cao 90- 100 l
m cũng rất phổ biến ở nhiều rừng mưa tầng tán rừng thường ở
độ cao 10-25 m, có nơi đến 30-85 m nhìn từ bên ngoài cây rừng
khá giống nhau nhưng thực tế chúng bao gồm rất nhiều loại với
kích thước và tuổi khác nhau.
Về cơ bản cây rừng có những đặc điểm thích ứng kiện khí
hậu nóng ẩm như lá cây ở thấp thường có lớp lông mỏng ta có
ngọn nhọn chức xuống nát, để hứng và tập trung nước rơi xuống
đất hơn là bay hơi trên lan. Nhiều lá có lớp sáp trên mặt để nước
trượt dễ dàng. Thân cây thường mọc thẳng, ít cành nhánh ở thấp.
Mật độ cây tương đối lớn (trên 1 ha có tới 400 - 600 cây có
đường kính > 10 cm).
Tầng tán rừng thường dày rậm được hình thành bởi loại cây
ưu thế sinh thái. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không một
loại cây nào chiếm ưu thế tuyệt đối nên tầng tán rừng sẽ là tập
hợp của nhiều loại cây gỗ khác nhau. Rừng mưa nhiệt đới khác
rừng ôn đới là nó rất giàu dây leo, rêu, dương xỉ và phong lan.
79
Nhiều loại đây leo thân gỗ có chiều dài 200 m hoặc hơn. Các
dây leo liên kết các cây gỗ riêng rẽ tạo thành lớp phủ dày đặc.
Các loại rêu, dương xỉ, địa y sông bám trên các cây gỗ, chúng
hút nước và các chất dinh dưỡng từ không khí và bụi. Chúng
không phải là cây ký sinh và không trực tiếp gây hại cho cây
chủ.
Hệ rễ kém hơn so với phần sinh khối ở trên mặt đất. Nó
thường phát triển nông để thích ứng với tầng đất mỏng. Do vậy
phần sinh khối lớn của thân lá được đứng vững một phần nhờ sự
liên kết giữa các cây qua hệ thống dây leo chằng chịt. Nhiều loại
cây ừng nhiệt đới có rễ mọc ở trên mặt đất (rễ phụ) hoặc hình
'hành banh rễ (buttreses) ở phần gốc cây (Hình 12). Chức năng
của banh rễ thực ra còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng nó có tác dụng làm tăng khả năng
chống gió bão và giúp cây huy động thức ăn và nước từ những
vùng rộng hơn.
Sự phân bố ánh sáng trong rừng mưa nhiệt đới là rất khác
nhau. Nhìn chung rừng có cường độ chiếu sáng ở các tầng trên,
sự cạnh tranh về ánh sáng làm cho cây thường xuyên mọc vươn
cao và có tán lá rộng để tăng khả năng ánh sáng. Chỉ có khoảng
10%, thậm chí l% ánh sáng lọt qua tầng tán rừng tới mặt đất. Do
vậy ở mặt đất thường chiếu ánh sáng và tầng dưới tán rừng chỉ
rám rạp và dày đặc trong giai đoạn đầu của sự phục hồi rừng sau
khi một vùng nào đó bị chặt phá hoặc cây bị đổ gãy.
Một đặc trưng quan trọng khác của rừng mưa nhiệt đới là có
sự sinh trưởng và phát triển quanh năm. Quá trình rụng lá, nảy
mầm, ra hoa, kết quả và chết diễn ra liên tục trong năm. Với sự
đa dạng phong phú của các loài sinh vật và số lượng cá thể rất
lớn đã tạo nên mối quan hệ phức tạp giữa các sinh vật, và làm
cho sự cạnh tranh giữa các sinh vật xảy ra mạnh mẽ trong hệ
sinh thái rừng. Cuối cùng những loài có khả năng thích ứng cao
sẽ phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong rừng.
Rừng mưa nhiệt đới có cấu trúc phúc tạp cả về Chiều ngang
80
và chiều thẳng đứng. Theo Collịnson (1977) cấu trúc của một
rừng mưa nhiệt đới điển hình có 5 tầng cây khác nhau; theo thứ
tự từ trên cao xuống mặt đất gồm, (5) Tầng cây trên, (4) Tầng
cây giữa, (3) tầng cây thấp, (2) tầng cây bụi và (l) tầng cỏ (Hình
12).
(5) Tầng cây trên (tầng vượt tán, Tầng A1) là tầng cây cao
nhất trong rừng, thường có độ cao trên 35 m. Các cây ở tầng này
có tán lá rộng hình chóp (như cái ô) được phơi toàn bộ ra ngoài
ánh sáng và tạo thành từng tán cây riêng rẽ. Có những cây mọc
riêng rẽ vượt cao đến trên 70 m động vật ở tầng này chủ yếu là
các loại chim và côn trùng.

(4) Tầng cây giữa (tầng ưu thế sinh thái Tầng A2) là tầng tán
liên tục dày đặc được hình thành từ các loài cây ưu thế sinh thái,
thường có độ cao 10 25 m. Tầng này có khả năng hấp thụ 70-
80% lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới. Ở tầng này thường có
các loài cây sống bám như dương xỉ, rêu, dây leo. Đây cũng là
81
nơi cư trú chinh của nhiều loại động vật có đời sống trên cây ít
khi đi chuyển xuống mặt đất. Tầng cây giữa có vai trò quan
trọng nhất quyết định đặc trưng của hệ sinh thái rừng.
(3) Tầng cây thấp (tầng dưới tán rừng, Tầng A3) thường ở độ
cao 5-10 m. Cây mọc dà đặc chủ yếu là các cây non, thường có
tán lá kéo dài và thu hẹp. Có nhiều loài cây ra hoa và quả trực
tiếp trên cành và trên thán cây. Động vật bao gồm các loại có
đời sống liên quan nhiều đến đất trong đời sống thường xuyên
phải xuống mãi đất trong những thời gian ngắn.
(2) Tầng cây bụi (Tầng B) gồm các cây non và cây bụi.
Trong điều kiện thiếu ánh sáng và không gian nên cậy móc
yếu ớt, thân nhỏ. Các cây dương xỉ và cỏ cao mọc ở những
kéo.ỉng trống giữa các cây gỗ lớn. Động vật ớ tầng này nghèo
bàn và không có đặc trưng rõ rệt.
(l) Tầng cỏ quyết (Tầng C) gồm các loại cỏ, rêu, dương xỉ
mọc trên mặt đất. Thực vật thường nghèo nàn và khả năng tăng
trưởng chậm do thiếu ánh sáng. Động vật chủ yếu là các loài côn
trùng và các loài có đời sống kiếm ăn trực tiếp ở trên mặt đất.
Thông thường có thể gộp 3 tầng A1,A2 và A3 làm 1tầng gọi
chung là tầng tán rừng. Những cây có đường kính ở độ cao 1,3m
là 10-15 cm thì tán thường nằm ở tầng A3 sẽ được tính vào trữ
lượng rừng. Những cây của tầng rừng có D 1,3 dưới 10 cm chủ
yếu nằm ở tầng B và C được xếp vào cây tái sinh cây tương lai
của rừng.
Ở mỗi tầng tán lá rừng ít nhiều đều có sự khác nhau về nhiệt
độ, độ ẩm và ánh sáng. Vì vậy mỗi tầng sẽ có những tính chất
riêng và có sự phân bố khác nhau về thực vật, động vật và côn
trùng. Có những loài cây chỉ tập trung ở những tầng nhất định,
nhưng cũng có nhiều loài cây có mặt ở nhiều tầng tán lá khác
nhau như các loại dây leo.
3.3.2. Đa dạng sinh học trong rừng mưa nhiệt đới.

82
Những số liệu thống kê cho thấy rừng mưa nhiệt đới rấtphong
phú và giàu có về nguồn tài nguyên sinh vật ít nhất có đến 1/2
các loài động vật và thực vật đã được biết đến trên thế giới chỉ
có ở rừng mưa nhiệt đới mặc dù nó chứ chiếm 8% diện tích đất
tự nhiên. Có trên 60% các loài thực vật đã biết (l55.000 trong
tổng số 250.000 loài), 40% các loài chim, 80% các loài côn
trùng và trên 90% các loài khỉ được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt
đới Riêng côn trùng ước tính có khoảng 30 triệu loài sống trong
các tầng cây của rừng mưa nhiệt đới. Rừng mưa nhiệt đới ở
vừng Đông Nam á được xem là có mật độ các loài sinh vật nhất
còn ở châu Phi là nghèo nhất. Nếu xét về tổng thể thì rừng
Amazon ở Nam Mỹ là giàu có nhất về đa dạng loài, ước tính có
1,5 đến 2 triệu loài thực vật và động vật.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 50-200 loài cây gỗ
khác nhau trên một ha rừng mưa nhiệt đới, ở nhiều nơi có thể
lên tới 230 loài. Trong khi đó trên 1 ha rừng ôn đới chỉ có
khoảng 7-10 loài, còn ở rừng rụng lá ở Bắc Mỹ là 10-30 loài cây
và rừng thông ở Bắc Canada chỉ có 1 - 5 loài cây gỗ. Thông
thường rừng mưa nhiệt đới có số loài cây nhiều gấp 5 - 20 lần ở
rừng ôn đôi (Chris Lark, 1995).
Bên cạnh sự đa dạng về các loài cây gỗ, rừng mưa nhiệt đới
cũng rất phong phú về các loài cây hòa thảo, dương xỉ, nấm và
côn trùng. Mỗi loài cây gỗ ở rừng mưa nhiệt đới có thể là nơi cư
mí cho khoảng 400 loài côn trùng. Chính do sự đa dạng cao của
chúng trong rừng đã làm cho sự cạnh tranh giữa chúng rất gay
gắt, kết quả là không một loài nào chiếm ưu thế tuyệt đối. Các
loài sinh vật thường phân bố rải rác khắp trong rừng
Động vật và chim trong rừng là biến động mạnh hơn nhiều so
với thực vật. Một số loài động vật có thể tìni'kiếm thức ăn ở
những tầng tán rừng khác nhau. Có rất ít loài chuyển từ tầng mặt
đất lên các tầng tán rừng để kiếm ăn. Hầu hết chúng thích ứng
sống và kiếm mồi ở những phần nhất định của rừng. Sự xuất
hiện và phân bố của các loài động vật trong rừng tuy có sự dao
83
động lớn nhưng nhìn chung về cấu trúc và sự biến động
củachúng ở các khu rừng khác nhau của cùng một kiểu rừng là
theo những quy luật tương tự nhau.
Hầu hết động vật rừng mưa có kích thước thích hợp để chúng
có thể di chuyển dễ dàng qua các tầng tán rừng và tránh sự phát
hiện của kẻ thù. Do điều kiện thiếu ánh sáng và thức ăn nên đã
không thu hút các loài động vật lớn ăn cỏ vào sinh sống trong
rừng mưa. Ngược lại, trong rừng mưa nhiệt đới lại rất phong phú
về các loại côn trùng và các vi sinh vật. Chúng có vai trò quan
trọng trong vòng tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái rừng.
Tất cả các dạng cơ thể sống trong rừng mưa đều có sự phụ
thuộc chặt chẽ vào nhau. Do vậy, một sự thay đổi về chỗ ở hoặc
số lượng của mê loài nào đó sẽ gây tác động mạnh dấn các chuỗi
thức ăn và kết quả là sẽ gây tác động đến toàn bộ hệ sinh thái.
Trên thực tế các chuỗi thức ăn trong rừng mưa nhiệt đới là đa
dạng, phức tạp và rất khó nghiên cứu.
Các sinh vật sản xuất sơ cấp (Primary prođucers) là các thực
vật bậc cao có vai trò chủ đạo trong hệ-sinh thái rừng. Đây là
nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở chủ yếu cho các động vật rừng.
Các loài ăn thực vật có thể phân bố ở tất cả các tầng tán rừng.
Các sinh vật tiêu thụ khác trong rừng hoạt động mạnh nhất ở
tầng ưu thế sinh thái, như các loài chim. dơi và các động vật
khác an lái quả và ăn côn trùng. Khi các sinh vật trong rừng chết
rời xuống mặt đất sẽ nhanh chóng bị phân hủy giải phóng các
chất dinh dưỡng cung cấp trở lại cho cây rừng.
3.3.3. Vòng tuần hoàn dinh dưỡng và đất rừng thưa nhiệt
đới
Khác với rừng ôn đới, các chất dinh dưỡng trong hệ sinh
thái rừng mưa nhiệt đới dược tích lũy trong các cơ thể sống là
Chính, chủ yếu là trong sinh khối thực vật. Các xác hữu cơ được
phân hủy khá nhanh ở hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là nguyên
nhân làm cho tầng thảm mục ít được hình thành, hoặc nếu có thì
84
cũng rất mỏng. Khi xác động thực vật rơi xuống đất thườg bị
mối nghiền nát với tốc độ khá nhanh. Sự tham gia tích cực của
các sinh vật đất như giun đất, côn trùng nấm vi khuẩn, kiến, mối
và các sinh vật khác trong điều kiện môi trường thuận lợi dã
nhanh chóng phân hủy các chất hữu cơ thành dạng các chất dinh
dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng. Khoảng 80% các chất
dinh dưỡng được cây rừng sử dụng lại. Đặc biệt có tới 99%
lượng Ca và P quay trở lại vòng tuần hoàn vật chất do cây sử
dụng, chỉ có 1% bị rửa trôi xuống tầng đất sâu (Sanchez, 1976).
Vòng tuần hoàn vật chất trong cây ở rừng mưa nhiệt đới xảy ra
nhanh chóng góp phần hạn chế rửa trôi song cũng là nguyên
nhân làm cho các chất dinh dưỡng ít được tích lũy trong đất.
Nhìn chung, đất rừng mưa nhiệt đới có tuổi tuyệt đối cao ăn
các loại đất khác. Đất thường nghèo dinh dưỡng, ví dụ như 90%
diện tích đất ở rừng Amazon nghèo N và P, và 80 % nghèo
kali; đất thường chua, giàu sét và có sự tích lũy tương đối sắt
nhôm.
Thảm thức vật rừng là nơi chứa chất dinh dưỡng chủ yếu
trong vòng tuần hoàn vật chất hệ đất – cây (có tớ 95% các chất
dinh dưỡng được tích luỹ trong phần sinh khối). Do vậy rừng có
vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đất chống xóị mòn. Việc chặt
phá rừng để làm nương rẫy là rất nguy hại cho hệ sinh thái, làm
đất nhanh chóng bị nghèo kiệt, thoái hóa gây ảnh hưởng xấu đến
sự phục hồi rừng trên các đất này.
3.4. TÁC ĐỘNG VÀ THIỆT HẠI DO VIỆC PHÁ RỪNG
MƯA NHIỆT ĐỚI .

3.4.1. Mất đa dạng sinh học

Rừng mưa nhiệt đới được xem là có đa dạng sinh học cao
nhất trong các hệ sinh thái trên cạn. Tuy nhiên sự đa dạng sinh
học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang bị suy giảm dần do tác
động của các quá trình khai thác và chặt phá rừng. Sự suy thoái
85
rừng được biểu hiện ở sự suy giảm về số lượng và chất lượng gỗ
( mất tài nguyên ), ở sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật
(mất về sinh thái), và mất các tài nguyên rừng khác cũng như
mất dần tính chất dịch vụ của rừng.
Vấn đề lớn nhất của đa dạng sinh học liên quan đến việc
phá rừng là có tuyệt chủng của các loài sinh vật. Đây tuy không
phải là vấn đề giới mới nhưng nó càng có xu hướng gia tăng
mạnh trong thời gian gần đây khi rừng bị chặt phá càng nhiều.
Những quan sát sinh học đã ghi nhận có 1.590 loài chim di cư từ
Bắc Mỹ xuống Trung Mỹ vào mùa đông đã có số lượng cá thể
giảm. Hàng năm các loài chim bị tiêu diệt với_tốc độ 1- 4 %.
Những nguyên nhân của việc giảm đa dạng sinh học là rất nhiều
và có liên quan trước hết đến việc chặt phá rừng. Phá rừng làm
mất nơi cư chú của các sinh vật và ảnh hưởng đến tổ sinh thái
của chúng dẫn đến làm tặng sức cạnh tranh giữa các cá thể loài
cũng như giữa các loài với nhau. Rừng là một hệ sinh thái đã
được thiết lập ở trạng thái cân bằng. Trong đó mỗi loài đều có
vai trò không thể thiếu để chúng duy trì hoạt động của toàn bộ
hệ sinh thái. Do vậy khi một loài bị suy giảm hoặc bị biến mất
sẽ có ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài khác, và cuối cùng
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ sinh thái rừng.
Những dữ đoán về số lượng các loài sinh vật sống trong
rừng nhiệt đới còn có nhiều khác nhau. Hầu hết cho rằng có ít
nhất 1/2 trong tổng số các loài đã biết trên trái đất (khoảng 5
triệu loài), trong đó có trên 70% các loài thực vật có ở rừng mưa
nhiệt đới. Riêng rừng Amazon đã có khoảng l,5 - 2 triệu loài
động thực vật, trong đó có khoảng 1.600 loài chim và hàng trăm
các loài cây có giá trị.
Hiện nay, các nhà khoa học mới ghi nhận được khoảng 1,5
triệu loài sinh vật còn rất nhiều loài chưa được biết đến. Người
ta cho rằng có tới 41 % các loài ở rừng nhiệt đội đã bị giảm đi
hoặc biến mất trong đó hầu hết là côn trùng (UNEP, 1990).
Trung bình cứ mỗi một nửa giờ sẽ có một loài biến mất và một
86
năm sẽ mất đi là 8.740 loài. Một số liệu khác lại cho rằng mỗi
ngày có từ 1 đến 50 loài bị tiêu diệt, và có từ 365 đến 18.250
loài bị tuyệt chủng trong 1 năm. Những dự báo cho rằng đến
năm 2000 sẽ có 750.000 loài bị tuyệt chủng và trong thế kỷ tới
sẽ có 1600.000 loài chiếm 1/3 toàn bộ sinh vật trên trái đất sẽ bị
tiêu diệt. Phá rừng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến làm giảm
đa dạng sinh vật và nguồn tiền trên Trái đất.
3.4.2. Mất tài nguyên thiên nhiên.

Rừng nhiệt đới được ví như là một cái kho của cải dành cho
loài người. Rừng cung cấp gỗ, tre, nứa, các loại lương thực, hoa
quả củi gỗ, nguyên vật liệu cho công nghiệp, dược phẩm và các
khả năng dịch vụ khác cho con người. Mất rừng được xác định
như là mất từng phần các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện
nay con người mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ các loài sinh
vật phục vụ cho đời sống hàng ngày (khoảng 1% các loài đã
biết). Do quá trình khai khác diện tích rừng ngày càng bị thu
hẹp, rừng ngày càng nghèo kiệt, nguồn tài nguyên rừng bị suy
giảm đáng kể, khả năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công ngiệp đặc biệt là gỗ giảm dần. Các nguồn lợi về lương
thực, thực phẩm và dược phẩm cung ngày càng giảm. Nhiều loài
cây có giá trị cao, và nhiều loài hiện nay còn chưa biết hết tác
dụng đang cạn kiệt thậm chí có nguy cơ bị tiêu diệt là mối đe
đoạ lớn cho việc khai thác và sử dụng trong tương lai.

87
Phá rừng có tác động lớn đến cân bằng nước, làm tăng
cường độ lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Cuối
cùng lại ảnh hưởng trở lại tới quá trình phục hồi của nguồn tài
nguyên rừng. Các mối quan hệ giữa việc phá rừng với quá trình
hạn hán lũ lụt có thể mô tả tóm tắt trong hình 13.
88
Phá rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài
nguyên đất và nước. Làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn làm
giảm độ phì nhiêu của đất dẫn đến phá hủy vòng tuần hoàn dinh
dưỡng giữa đất - cây. Rừng bị phá hủy làm tăng xói mòn đất
nhiều nơi xói mòn để lộ lớp đá ong làm cho đất mất khả năng
sản xuất. Lượng đất xói mòn được vận chuyển đi xa, bồi lấp các
các dòng chảy, các hồ nước và các vùng hạ lưu, gây lũ lụt và
làm nhiễm bẩn các nguồn nước.
3.4.3. Ảnh hưởng của phá rừng đến khí hậu địa phương,
vùng và toàn cầu.

Việc phá rừng mưa nhiệt đới có ảnh hưởng rất lớn đến các
yếu tố khí hậu bằng nhiều cách khác nhau và ở nhiều phạm vi
khác nhau từ địa phương đến vùng và toàn cầu. Khí hậu địa
phương và vùng chịu tác động chủ yếu do thay đổi khả năng
phản xạ bức xạ bề mặt (Surface albedo), và sự thay đổi điều kiện
thủy văn địa phương. Phá rừng có ảnh hưởng đến chu trình
nước, làm giảm quá trình bay hơi nước và lượng mưa dẫn đến
làm tăng nhiệt độ, tăng tần xuất và cường độ hạn hán.
Sự phản xạ bức xạ mặt trời (albedo) là số phần trăm của bức
xạ mặt trời được phản xạ trở lại từ mặt đất. Khi albedo càng nhỏ
thì lượng bức xạ bị đất hấp thụ càng nhiều và khả năng đốt nóng
trên mặt đất càng ít. Khả năng phẫn xạ và hấp thụ nhiệt của mặt
đất phụ thuộc vào tính chất mặt đất và cây trồng. Đất ít được che
phú và có màu sáng như cát, sa mạc se có albedo cao (khoảng
40 om) trong khi bề mặt đất sẫm màu hoặc có bề mặt gồ ghề
(như rừng) sẽ có albedo thấp. Rừng mưa nhiệt đới có albedo vào
khoảng 9% như ở Kenya.
Khi rừng bị phá hủy, nhiệt năng từ mặt trời tới mặt đất sẽ
tăng lên và làm tăng quá trình đất nóng mặt đất và tầng khi
quyển gần mặt dết. Khi nhiệt độ mặt đất tăng lên sẽ làm tăng
quá trình đá ong hóa và quá trình phân giải chất hữu cơ trong
đất
89
Phá rừng cũng làm tăng mức độ giao động nhiệt trong
không khí cụng như trong đất giữa ngày và đêm. Nhiệt độ ở nơi
không có rừng sẽ cao hơn về ban ngày và thấp hơn về ban đêm
so với nơi có rừng. Sự dao động nhiệt còn chịu ảnh hưởng gián
tiếp thông qua sự thay đổi độ ẩm khi rừng bị phá hủy.
Bốc hơi nước kể cả từ mặt đất và từ thực vật là cơ chế chính
để trao đổi năng lượng giữa đất và khí quyển. Thoát hơi nước ở
rừng nhiệt đới là lớn hơn bất cứ thảm thực vật nào khác. Do
lượng mưa lớn, thoát hơi nước mạnh đã hình thành các đám
mây mưa ở trên các khu rừng nhiệt đới. Chu trình nước thông
thường xảy ra trong thời gian tương đối ngắn ở xung quanh rừng
mưa nhiệt đới. Những nghiên cứu ở rừng Amazon cho thấy có
khoảng 50-80% lượng nước mưa rơi trên rừng là do chính từ
nguồn nước bốc hơi từ khu vực này trong khoảng thời gian 5
ngày. Khi rừng bị phá hủy, lượng thoát hơi nước giảm đi đồng
thời cũng làm lượng mưa bị giảm đi. Có nhiều biểu hiện cho
thấy có một liên quan giữa phá rừng và lượng mưa giảm như dã
được ghi nhận ở ấn Độ, Malaysia, Philippin và Costa Rích. Hậu
quả của phá rừng gây ra hàng loạt nguyên nhân của hạn hán như
giảm lượng mưa, tăng lượng nước chảy bề mặt, giảm lượng
nước sạch trữ trong đất làm cho nhiều vùng của miền Nam
Brasil đã phải chịu đựng khô hạn kéo dài. Những kết quả tương
tự cũng được ghi nhận ở một số vùng thuộc châu Phi (Chris
Clark, 1995.
Mặc dù quan hệ giữa việc chặt phá rừng và giảm lượng
mưa đã được thừa nhận, nhưng nguyên nhân trực tiếp của mối
liên hệ này là gì thì còn là điều chưa thật rõ ràng. Nhiều người
cho rằng do 3 nguyên nhân sau: (l) Do giảm lượng bốc hơi nước
tổng số đã làm giảm việc hình thành mây và độ ẩm không khí;
(2) Tăng cường lượng nước chảy bề mặt, giảm nước thấm vào
trong đất, điều này làm cho nước tích lũy trong đất ít và do vậy
lượng nước bốc hơi nước sẽ ngày càng giảm đi: (3) Do bề mặt
đất không được che phủ bởi thảm thực vật làm tăng cường tốc

90
độ gió thổi qua khu vực, tăng cường quá trình đốt nóng mặt đất
và làm giảm lượng nước mưa.
Ảnh hưởng của việc phá rừng không chỉ ở một khu vực hẹp
xung quanh diện tích rừng bị phá mà còn có khả năng gây ảnh
hưởng đến mốt vùng rộng lớn hơn nhiều. Những nghiên cứu về
khí tượng thủy văn cho thấy chu trình mưa ở vùng Bắc bán cầu
cũng chịu tác động do nạn phá rừng ở vùng nhiệt đới.
Phá rừng có ảnh hưởng rõ rệt đến vòng tuần hoàn khí qưyển
cũng như thành phần các chất khí, đặc biệt là các khí nhà kính,
và có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên mức độ và sự
tác đông ở những vùng khác nhau là không giống nhau. Trong
điều kiện bình thường, những đám mây che phủ bầu trời vùng
nhiệt đổi được hình thành hầu hết do chính quá trình bốc hơi
nước từ vùng rừng mưa nhiệt đới. Những đám mây này phản xạ
bức xạ mặt trời và ngăn cản một phần nhiệt tới mặt đất. Dòng
đối lưu không khí ở tầng trung lưu (Troposphere) mang những
đám mây từ vùng nhiệt đới đến vùng có vĩ độ cao hơn. Hơi nước
ngưng tụ và hình thành mưa làm ấm tương đối ở các vùng xa
xích đạo. Bằng cách này quá trình bốc hơi ở rừng mưa nhiệt đới
đã có vai trò đáng kể giữ cân bằng nhiệt trong bầu khí quyển.
Phá rừng làm giảm sự thoát hơi nước, làm giảm lượng mây từ
vùng nhiệt đới và đề đó làm giảm sự vận chuyển nhiệt ẩm từ
vùng xích đạo đến hai vùng cực trái đất.
Phá rừng mưa nhiệt đới cũng làm tăng các chất ô nhiễm
trong khí quyển. Trên thực tế rừng được xem là những máy lọc
các chất ô nhiễm khổng lồ. Trong một năm 1 ha rừng có khả
năng giữ lại khoảng 36.4 tấn bụi từ không khí. Rừng có vai trò
quan trọng làm cân bằng lượng khí O2. và CO2 trong khí quyển.
Khi rừng bị phá có thể dẫn đến sự thiếu hụt O2 cho sự sống trên
trái đất. Chính vì vậy mà rừng nhiệt đới được ví như "lá phổi "
của trái đất. Phá rừng và quá trình đốt cháy sinh khối làm mất
cân bằng trao đói nhiệt và khí trong hệ sinh thái tự nhiên, làm
tăng các khí nhà kính và thúc đẩy quá trình đốt nóng trái đất.
91
Khí CO2 có vai trò rất quan trọng đóng góp trong thành phần
các khí nhà kính. Khi rừng bị phá hủy lượng CO2 được giải
phóng sẽ càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do các sinh khối
bị đất cháy. Bên cạnh đó quá trình phân giải các chất hữu cơ
giải phóng CO2 trong đất cũng xảy ra mạnh mẽ hơn trong khi đó
nguồn hấp thụ CO2 chủ yếu (cây xanh) lại giảm đi. Trong khí
quyển, lượng CO2 đóng góp khoảng 1/2 tổng số hiệu ứng của
các khí nhà kính, vì vậy nó có vai trò quan trọng nhất trong các
khí nhà kính. Nhiều nghiên cứu cho thấy phá và đất rừng là
nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng khí CO2 trong khí
quyển. Hàng năm lượng khí CO2 thải vào khí quyển từ việc đốt
rừng ước tính là 5 - 10 tỉ tấn, trong đó 3- 6 tỉ tấn có nguồn gốc
từ vùng nhiệt đới.
Bên cạnh khí CO2, việc phá rừng và đốt cháy sinh khối cũng
góp phần làm tăng các khí nhà kính khác như NOX và CH4.
Lượng khí này tuy có số lượng ít nhưng hiệu quả hấp thụ nhiệt
của chúng lớn hơn CO, rất nhiều lần (trong vòng 100 năm qua. 1
phân tử CH4 đã hấp thụ một lưỡng nhiệt gấp 24,5 lần, nitơ
dioxyt (NO2) gấp 320, và CFC gấp hơn 1000 lần so với khí
CO2) Nhiều nhà khoa học đã dự đoán rằng, lượng CO2 trong khí
quyển sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050 nếu cứ tiếp tục với tốc
độ phát thải như hiện nay, và lúc đó nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên
2-3oc (Chris Clark, 1995)
3.5. TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM.

3.5.1. Diện tích, phân bố và trữ lượng rừng Việt Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta vào khoảng 33 triệu
ha (quy tròn), trong đó có 2/3 là đất đồi núi: Diện đất trống đồi
núi trọc chiếm tỷ lệ khá lớn (30% diện tích đất tự nhiên),bảng
11.

92
Bảng 11. Tình hình sử dụng đất của Việt Nam
Loại sử dụng đất Diễn tích (triệu ha) %
Nông nghiệp 6.9 21
Lâm nghiệp 9,8 30
Đồi trọc 13,0 39
Đô thị đường xá 1,6 5
Đất khác 1.7 5
Cộng 33,0 100

Hiện nay diện tích đất phân loại là đất rừng chiếm 19 triệu
ha, trong đó 9,3 triệu ha là có rừng che phủ còn lạ là cây bụi
rừng thưa và bãi cỏ đất trống chưa sử dụng còn khă năng lớn
(Bảng 12). Theo tài liệu của Maurand thì vào thời gian trước
1945 rừng nước ta có 14,3 triệu ha với trữ lượng gỗ vào khoảng
200-300 m3/ha, trong đó các loại gỗ quy như đinh, lim, sến, táu,
nghiến, trai, bầu là rất phổ biến. Những cây gỗ đường kính 40-
50 cm chỉ chiếm tới 40 - 50 % trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa
với những cây tre có đường kính 18-20 cm, nứa từ 4-6 cm và
vầu 8- 12 cm là rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998).
Bảng 12. Diện tích các loại rừng và đất rừng (1995)
(Nguồn. Nguyen Tuong Van. 1997)
Loại rừng Cỏ rừng Không có rừng Tổng số :
Triệu ha % Triệu ha % Triệu ha %

Rùng đặc dụng 0,9 10 0,3 3 1,2 6


Rừng phòng hộ 3,5 38 4,5 46 8,0 42
Rừng sản xuất 4,9 52 5,0 51 9,9 52
Cộng 9,3 100 9,8. 100 19,1 100
49% 51% 100%
Do rừng bị phá hủy đã làm chó tỉ lệ che phủ giảm nhanh

93
trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian trước 1990. Sau
có xu hướng ổn định và tăng lên trong thời kỳ 1990-1995 do có
nhiều diện tích rừng được trồng mới. Tính bình quân trên đầu
người diện tích rừng giảm từ 0.23 ha năm 1976 xuống còn 0,16
ha năm 1985 ,14 ha năm 1990 và 0.13 ha năm 1995.
Năm 1943 diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3
triệu ha. với tỷ lệ che phủ là 43%. Năm 1976 giảm xuống còn 11
triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu ha
và tỷ lệ che phủ là 30% , (Bảng 13). Diện tích rừng bình quân
cho 1 người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình vùng
Đông Nam Á (0,42 ha/người).
Bảng 13. Sự biến động diện tích rừng Việt Nam thời gian
1943-1995 (1000 ha)
Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Diện tích Tỷ lệ che phủ(cm)

1943 14.000 0 14.000 43,0


1976 11.077 92 11.169 33,8
1980 10.486 422 10.608 32.1
1985 9.308 584 9.892 30.0
1990 8.430 745 9.175 27,8
1995 8.252 1050 9.302 28.2
Nguồn: Báo cáo trinh Quốc hội về kế hoạch sử dụng đất việt
Nam đến 2010 (được trích dẫn bởi Jyrki Salmi và cộng sự
1999).
Trong thời kỳ 1945-1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha
rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra
nhanh hơn ở giai đoạn 1975-1990: Mất 2,8 triệu ha, bình quân
140 000 ha/năm. Nguyên nhân chính làm mất rừng giai đoạn từ
là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá
trình khai hoang lấy đất trồng, các cây công nghiệp như cà phê
chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu diễn ra mạnh. Tuy nhiên
94
từ những năm 1990 do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã
phần nào làm cho diện tích rừng tăng chút ít.
Tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giảm không
nhiều trong thời gian 1990-1995, từ 6848,5 nghìn ha xuống còn
6787,0 nghìn ha. Tuy nhiên chất lượng rừng thì giảm đi đáng kể.
Diện tích rừng giàu ( >150 m3/gỗ/ha) và trung bình (80-150 m3
ha) giảm từ 2485,7 nghìn ha xuống còn 2165,3 nghìn ha, trong
khi rừng nghèo (< 80 m3/ha) và rừng phục hồi tăng từ 4389.8
nghìn ha lên 4621,7 nghìn ha cũng trong thời gian trên (Viện
điều tra quy hoạch rừng, 1975) trữ lượng gỗ rừng 1993 ước tính
vào khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Tốc độ tăng
trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1-3
m3/ha/năm. Đối với rừng trồng có thể đạt tới 5- 10 m3/ha/năm
(Castren, 1999).
Phần lớn rừng tự nhiên hiện nay tập trung ở vùng Tây
Nguyên. Phần còn lại phân bố rải rác ở các vùng khác nhau
trong cả nước. Diện tích rừng theo các vùng sinh thái được thê
hiện ở bảng 14.
Bảng 14. Dân tích rừng phân theo các vùng sinh thái (triệu ha)
(theo Hà Chu Chử. 1995)
Vùng Diện tích đất tự nhiên Diện tích đất rừng .
Tây Bắc 3,7 0,4
Đông Bắc 3,4 0,8
Vùng trung tâm 3,3 0,6
Khu 4 cũ 5,1 1,7
Ven biển miền Trung 4,5 1,6
Tây Nguyên 5,6 3,3

Trên thực tế rất khó đánh giá chính xác về tốc độ biến đổi và
95
các tổn thất về tài nguyên rừng Việt Nam trong những năm vừa
qua. Nguyên nhân là do quá trình chặt phá rừng diễn ra rất phức
tạp, diện tích rừng trồng mới có hiệu quả không cao.
Theo Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn), tổn thất hàng năm về diện tích rừng khoảng 110.000
ha, trong khi diện tích rừng trồng được khoảng 130.000 -
150.000 ha/năm. Tuy nhiên, chất lượng các rừng trồng không.
cao chủ yếu là cây nhập nội như bạch đàn (Eucaludts
camaldulensis, E. tereticornis, E.urophylla), và keo (Acasia
duricaliormis, A. mangium) chiếm khoảng 50 %. Các loài cây
bản địa chủ yếu là các loài thông (thông nhựa, thông 3 lá), bồ
đề, mỡ, trâu và một số loài cây họ dầu. Hiện nay các loài cây
bản địa đang được trồng nhiều trong dự án trong rừng phòng hộ
các vùng đệm rừng đặc dụng và các vườn quốc gia.
Các loài tre nứa ở rừng Việt Nam có khoảng 40 loài có ý
nghĩa thương mại dùng làm vật liệu xây dựng sản xuất bột giấy
làm thực phẩm ước tính trong rừng nước ta hiện nay có khoảng
4 tỉ cây tre nứa. Song mây có khoáng 400 loài được sử dụng làm
bàn ghế, dụng cụ gia đình. Hàng năm khai thác khoảng 50.000
tấn.
Trong rừng Việt Nam cũng phong phú về các loài cây dược
liệng trong đó có rất nhiều loài đã dược biết đến và khai thác
phục vụ cho việc chế biến thuốc. Nhiều loài cây có chất thơm,
truân, tinh dầu và dầu béo. Ngoài ra rừng còn cung cấp nhiều
loại sản phẩm quý khác như cánh kiến, nám, mật ong, hoa lan,
thịt thú rừng.
Rừng Việt Nam rất đa dạng về thành phần các kiểu rừng.
Theo thống kê tài nguyên rừng Việt Nam (1975) rừng tự nhiên
được phân chia ra các kiểu rừng chính như sau:
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá : Rừng với các
loài cậy gỗ có lá rộng thường xanh quanh năm chiếm 75% trở
lên gọi là rừng lá rộng thường xanh các loài cây gỗ rụng lá vào

96
mùa khô chiếm từ 25 – 27 % gọi là rừng nửa rụng lá. Diện tích
các loại rừng này hiện nay còn 5183,3 nghìn ha, phân bố chủ
yếu ở Bắc bộ, Duyên Hải Trung bộ và Tây Nguyên. Trên 1 ha
rừng có khoảng 100 loài cây gỗ khác nhau. Rừng thường phân
chia thành 5 tầng, 3 tầng trên thuộc cây gỗ, tiếp theo là tầng cây
bụi và bên dưới là tầng thảm tươi gồm cỏ, dương xỉ, các loài cây
thuốc. Các loài cây đại diện chủ yếu thuộc họ đậu (Fabaceae),
họ rẻ (Lauraceael)họ mộc lan (Magnoliaceae), họđầu
(Dipterocarpaceae), họ dẻ (Fagaceae), v.v.. Các loài cây rụng lá
thường gặp là săng lẻ (Largetroema tomentosa) bồ đề (Styrax
tonkinensis), xoay (Dialinum cochinchillenss) go đỏ hay cà te
(Afzel1a xylocarpa), gụ mật (Sindora sianlensis), sau sau
(Liquyamoar formosana).
- Rừng rụng lá (còn gọi là rừng khớp): Hầu hết các loài cây
rụng lá vào mùa khô (> 75 % cá thể thuộc các loài cây rụng lá).
Diện tích hiện có 935 nghìn ha phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên
và Duyên Hải Trung bộ (Bình Thuận). Loài cây chủ yếu thu họ
dầu (Dipterocarpaceae) như đầu đồng (Diprocàrpus
tuberculatus), dầu trà beng (D. obtusfolus), dầu lóng (D.
gracilis).
- Rừng lá kim: Hiện có diện tích là loài nghìn ha với các
loài cây ưu thêm thông nhựa (Pinus meusl), thông 3 lá (Pnus
khasya) phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, đặc biệt là Lâm Đồng
- Riêng hỗn giao cây lá rộng và lá kim: Có diện tích 71,1
nghìn ha phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên. Tỷ lệ cây lá kim có
thê chiếm 30-35%. Các loài cây lá kim chủ yếu là thông nàng
(podocarpus imbricatus), du sâm (Keteleerul evelyniana), thông
nhúa (P. merkusii), thông ba lá (P. khasya), thông năm lá (P.
dalatensis), thông hai lá dẹt (P.krempr;), Pơmu (Fokenia
hodginsii), v.v. .
Rừng trên núi đá vôi: Có diện tích 396,2 nghìn ha phân bố ở
các vùng núi đá vôi ở miền Bắc. Các loài cây đặc trưng là đinh
(Markhamia stipulata), trai (Fágraea frngrans), nghiến
97
(Parapantae tonkinensis), kim giao (Podocarpus //euryi).
- Rừng tre nứa: Bao gồm chủ yếu là các loài nứa lá to), nứa
lá nhỏ, lồ ô, tre, giang, luồng, trúc thường mọc thuần loài. Diện
tích hiện còn 846 nghìn ha phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc
ở miền Nam thường gặp lồ ô.
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: Có diện tích khoảng 618,8
nghìn ha. Chủ yếu là các loài cây gỗ lá rộng mọc xen lẫn tre nứa
với các tỷ lệ khác nhau.
Rừng ngập mặn: Cho đến nay, diện tích chỉ còn 34,7 nghìn
ha so với năm 1990 là 73,5 nghìn ha. Rừng ngập mặn đã giảm đi
qua nửa trong vòng 5 năm qua chủ yếu là do chặt phá rừng để
nuôi tôm và sản xuất nông nghiệp. Rừng ngập mặn phâm bố tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở tỉnh Minh Hải. Ở
miền Bắc phân bố ở vùng ven biển Quảng Ninh, Hà- Nam-Ninh
và ven biển miền Trung (Nghệ An; Hà Tĩnh, Quảng Bình). Các
bãi bồi ven bờ biển đất chưa ổn định thường xuất hiện quần thể
cây mắm (mắm trắng và mắm đen, Avicennia spp) hoặc bần;"
tiếp theo khi đất đã ổn định xuất hiện quần thể được
(Rhizophoral iculata) và nơi đất cao hơn; chặt hơn thường phân
bố các loài cóc, dà (Ceriops spp.), giá (Excoecaria spp),chà là, ô
rô nước.
- Rừng trên đất chua phèn phèn: Xuất hiện sau rừng ngập
mặn trên đất chua phèn với loài cây ưu thế là trạm (Melaleuca
cajuputi). Diện tích rừng tràm hiện chỉ còn 13,6 nghìn ha so với
năm 1990 Là 34,1 nghìn ha, nghĩa là diện tích cũng đã giảm đi
trên một nửa . Rừng tràm phân bố chủ yếu ở một số tỉnh thuộc
dòng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở tỉnh Minh Hải.
3.5.2. Đa dạng tài nguyên sinh vật rừng Việt Nam.

Khu hệ thực vật rừng Việt Nam là rất phong phú. Hiện nay
đã thống kê được khoảng 12.000 loài và có tới 1.000 loài là đặc
hữu của Việt Nam (Võ Quý, 1988). Có ít nhất 1.000 loài cây đạt

98
kích thước lớn đủ để khai thác gỗ, 354 loài có khả năng sản xuất
gỗ thương mại nhưng chỉ có 50 loại gỗ có chất lượng cao (Bộ
Lâm nghiệp, 1988).
Những họ có trên 100 loài là rất nhiều như họ phong lan
(Orchidaceae) 901 loài, họ thầu dầu (Euphorbúzceae) 333 loài,
họ cà phê (Rubaceae) 286 loài, họ cỏ lúa (Paaceae) 262 loài, họ
đậu (Fabaceae) 290 loài, họ dẻ (Fagace) 107 loài, họ dâu tằm
(Moraceae) 122 loài, họ na (Annonaceae) 107 loài.
Những họ khác tuy ít loài hơn nhưng lại có số lượng cá thể
lớn, có vai trò quan trọng trong thảm thực vật rừng như họ đậu
(Dipterocapaceae), họ rẻ (Lauraceae), họ xoan (melialae), họ
bồ hòn (Sapindaceae), họ xoài (Anacarodiaceae), họ cam quýt
(Rutaceae), họ búa (Clusiaceae), họ sim (Myriaceae), họ chè
(Theaceae), họ bàng (Comờretaceae), họ trám (Burseraceae),
họ mộc lan (M2ynoliceae). Những họ có nhiều chi có nguồn gốc
ôn đới như họ óc chó (Juglandaceae), họ liễu (Salicaceaẻ), họ
thích (juglandareae), họ dẻ (Fagaceae), họ đỗ quyên
(Ericaceae).
Rừng Việt Nam có nhiều loài cây đặc hữu như: Cây lớn
(Erythophleum fordii) thuộc họ vang Cacsalpanceae. Cây săng
lẻ (Lagersiroema tomentosa) rụng lá vào mùa khô, thuộc họ tử
vi (Lythraceae). Cây tô hạp (Altngia takhtajanii) thuộc họ
Altinglaceae là cây thường xanh. Nhiều cây có bánh rễ lớn như
gội (Aylaia gigalltea) thuộc họ Melaceae, chờ xanh
(Terminaliamyriocarya sinenss) thuộc họ Juglandaceae. Cậy có
hoa, quả mọc trên thân và cành gồm các loài thuộc họ Moraceae
(Ficus, Arrocarpus, Dimerocarpus), họ Euphorblaceae
(Helicia). Dây leo và cây nửa phụ sinh sinh có khoảng 750 loài,
thường trong họ na (Annonaceae), họ nho (Ampelidaceae), họ
gắm (Gnetaceae). Cây phụ sinh có hơn 60o loài thuộc các họ
phong lan (Orchidaceae), hạ mã tiền (Loganiaceae). Cây kí sinh
có khoảng 50 loài thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae), họ đàn
hương (Sanitalaceae) .
99
Cấu trúc rừng kín Việt Nam thường có 5 tầng, 3 tầng cây
gỗ, 1 tầng cây bụi thấp và 1 tầng cây cỏ và dương xỉ. Tầng vượt
tán thường cao 40 - 50 m với các cây thường xanh thuộc họ dầu
họ bâng, họ dâu tằm, họ đậu. Tầng ưu thế sinh thái cao 20 - 30
m với các cây thuộc họ dẻ, họ rẻ, họ vang, họ trinh nữ, họ cánh
bướm, họ bồ hòn, họ xoan, họ mộc lan, họ trám. Tầng dưới tán
cao 8 - 15m gồm các cây chủ yếu thuộc họ bứa (Clusiaceae), họ
máu chó (Myriticaeae), họ thầu đầu (Euphorbiaceae). Tầng cây
bụi thấp 2,8 m với các cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae), họ trúc
đào (Apocynaceae), họ cam quýt (Rutaceae), họ na
(Annonaceae), họ mua (Melastomaseae), họ nhâm sâm
(Araliaceae), các cây gỗ giả học dừa (Palmae), họ tre nứa
(Bambuseae), các loài quyết thân gỗ. Tầng cỏ quyết cao 0-2 m.
gồm các cây ô rô (Acanthaceae), họ gừng (Zingziberoceae), họ
hành toi (liliaceae) dương xỉ.
Những đai rừng có độ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới
1000 m ở miền Nam có những loại ưu thế như cây họ dầu
(Dipteroea.paceae), họ đậu (Fabaceae), họ trám (Burseaceae),
họ dâu tằm (Moraceae), họ xoan (Meliaceae) thầu đầu
(Euphorbiaceae), được (Rhizophoraceae), tre nứa (Bambueae).
- Đai rừng 700 - 1600 m ở miền Bắc, 1000-1800 m ở miền
Nam và cao nguyên thường có các cây phổ biến như họ long não
(Lauracea), dẻ (Fagaceae), chè (Theaceae), ngọc lan
(Magnolủzceae), kim giao (Podocarpacea)..
Đai núi cao trên 1600m ở miền Bắc và trên 1800 m ở miền ,
Nam có các loài cây như pơ mu, (Fokienia), thông (rodocar us),
đỗ quyên (Laricaceae), thiết sâm (Tsuga). Từ độ cao 2400 -
2900 m , có khoảng 67% loài cây đến từ ngoài nước ta.
Hệ thực vật Việt Nam đặc trưng bởi tỉ lệ các loài đặc hữu
cao (khoảng 33% ở miền Bắc và 25% cho cả nước). Số lượng
lớn các loài đặc hữu tập trung ở 4 khu vực chính: Dãy Hoàng
Liên Sơn, khu vực núi cao Ngọc Lĩnh ở miền Trung, cao
nguyên Lâm Viên ở Lâm Đồng và khụ vực rừng ẩm ở Bắc
100
Trung bộ.
Hiện nay có nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng đã được bảo vệ, cấm khai thác theo nghị định số
18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng đáng chú ý
là: Sâm bông (Amentotaxus argotennia) phân bố chính ở vườn
quốc gia Tam Đảo; trầm hương (Aquylaria crassnd) phân bố
nhiều ở miền Trung và Tây Nguyên; bách xanh (Calocedrus
macroleps) có ở vườn quốc gia Ba Vì , Lâm Đồng, hoàng dàn
(Cupressus torulosa) ở Lạng Sơn, Tây Nguyên; thủy tùng
(Glyptostrobus pensilis) chỉ còn sót lại ở đắc Lắc; du sâm
(Keteleeria calcarea) ở Cao Bằng; thông Đà Lạt (Pin
dalatenl1s) ở Lâm Đồng, Đắc Lắc; thống Pà Cò (pinus
kwangtungensis) ở Pà Cò, Hòa Bình; thông tre (PodDcarpus
neriifolius) ở Trung bộ, Tây Nguyên; thông đỏ miền Bắc (Taxus
chinensis) gặp ở vườn quốc gia Ba Vì, thông đỏ miền Nam
(Taxus wall chiana) gặp ở Tâm nguyên chủ yếu là Lâm Đồng.
Các loài cây gỗ trong rừng Việt Nam ước tính có khoảng
1000 - 1600 loài thuộc trên 100 họ thực vật. Trong thực tiễn
kinh doanh và sử dụng mới phân cấp được 354 loài và xếp
thành 8 nhóm gỗ thương phẩm (Bộ Lâm nghiệp. 1977):
Nhóm I : Gỗ quý gồm 41 chiếm 11,6% các loài gỗ thương
phẩm, trong đó đại diện là gỗ cẩm lai (Dalbergia bariensis):
giáng hương (Pterocarpus macroCapus), gụ mật (Sindora
siamensis), lát hoa (chukrasuz tabularis).
Nhóm II và III: Gồm 50 loài chiếm 14,1% đại diện là 4 loài
gỗ quý được sử dụng phổ biến nên còn gọi là gỗ “tứ thiết" như
đinh mật (Markhamia stipưlata), lim xanh (Erythrophloeum
fordii), sến mật (Madhuca pásquyeri), tán mật (Vatica odorata).
Nhóm IV và V: Còn gọi là gỗ hồng sắc gồm 99 loài chiếm
28% phổ biến là gội nếp (Aglaia gigantea), đổi xanh (Michelia
hypolampra), mỡ (Manglietia glaúca), rẻ (Cinnamomum.sụp.) .
Nhóm VI, VII và VIII: Gồm các loại gỗ có chất lượng thấp (gỗ

101
tạp). Có 164 loài chiếm 46%, như ba bét (Mallotus
cochinchinensis), cheo (Engelhardtia roxburghiạna), côm
(Elaeocarpus spp), ngát (Gironniera subaequalis).
Các tài nguyên ngoài gỗ cũng rất đa đạng và phong phú.
Cho tới nay chưa tiến hành điều tra được đầy đủ. Có thể phân
chia tài nguyên ngoài gỗ thành các nhóm chính sau:
Nhóm cây làm thuốc: Theo nước đoán tỷ lệ cây làm thuốc
trong rừng chiếm khoảng 22% trong tổng số loài cây trong nước
ta. Một số loài có giá trị được sử dụng và lưu thông trên thị
trường trong và ngoài nước phổ biến như sa nhân (Amomum
sụp.), đỗ trọng thảo quả (Amomum costaum), nhân sâm
(Panaxglnseng).
Nhóm Cây cho tinh dầu: Các cây cho tinh dầu tương đối
nhiều, mong cho đến nay môi thốn ơ kệ được lao loài chiếm
khoảng 22 % tổng số loài đã biết. Các loài cây tinh dầu có giá
trị kinh tế cao là hồi (Amoum verum), quế (Cinamomum cassia)
và trăm (Melaleuca cajuputi). Tinh đầu hồi dùng kỹ hợp chế
biến rượu mùi, chế biến thực phẩm, kẹo, thuốc lá. Nước ta đã
xuất khẩu xả và tinh dầu hồi vỏ quế sang nhiều nước. Tinh dầu
quế sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và y dược.
Nhóm cây cho nhựa: Đáng chú ý là nhựa cánh kiến đỏ do
bọ rùa cánh kiến tiết ra. Sống định cứ trên một số loài cây chủ
như cọ phèn; cọ khiết, đậu thiều,sung; vả. Các sán phẩm chế từ
nhựa cánh kiến được sử dụng rất nhiều trong công nghệ như làm
chất đánh bóng gỗ, chất cách điện, nhuộm vải, lụa, tơ,..v.v.
Nhựa thông lấy từ thông nhựa, thông 3 lá, đặc biệt là thông 2 lá
gồm các sản phẩm chủ yếu là tùng hương và dầu thông được sử
đụng rộng rãi trong công nghiệp giấy và sơn. Cánh kiến trắng là
nhựa cây bồ đề (Stynu tonkinensis) thọc ở độ cao 700 - 800 m
trở lên, có nhiều ở Sơn La, Hòa Bình, vùng ven sông Đà, sông
Mã. Nhựa cánh kiến trắng được sử dụng trong công nghiệp
hương liệu y dược và thực phẩm Dầu rái (còn gọi là dầu nước)
là sản phẩm nhựa của dầu rái Diptorocarpus alatus và
102
Diptorocarpus grandi Zorlls. Dầu rái dùng trát thuyền chống rò
rỉ nước và dùng để thấp sáng.
Nhóm cây cho dầu béo: Cây quan trọng trong nhóm này là
điều hay đào lộn hột (Anncardium occidentale) được trồng
nhiều ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Sản phẩm chính được sử
dụng là hạt. Hạt sến mật (Madhưca pasquyeri) được ép làm dầu
ăn đã sử dụng từ lâu. Hiện nay sến mật có diện tích tập trung
khá lớn tại Tam Quy (Thanh Hóa) ước khoảng trên 100 ha.
Nhóm cây cho dầu nhờn: Có giá trị kinh tế nhất là dầu trấu.
Có 2 loại trấu là trấu tạ (Vernicia montana) mọc tự nhiên ở Bắc
bộ và Bắc Trung bộ, và được gây trồng trên một diện tích rộng
ở Lai Châu, Hòa Bình, Quang Nam v.v. Loài trấu nhẵn hay còn
gọi là trâu Trung Quốc (Vernicia fordi) mọc ở vĩ độ lớn và độ
cao khá so với mặt biển, có nhiều ở Cao Bằng Hà Giang. Dầu
trấu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sơn cao cấp (sơn
máy bay, xe ô tô v.v.).
Nhóm cây cho tanin : Hiện mới thống kê được khoảng 600
loài cây cho tanin. Trong công nghiệp thuộc da thường sử dụng
các loài có hàm lượng tanin cao như củ nâu,các loài cây trong
rừng ngập mặn (được, sú, vẹt, đước, cóc, v.v.).
Tre nứa, song mây : Đây là những loài cây được sử dụng
rộng rãi trong nhân dân, trong chế biến các mặt hàng gia dụng.
và xuất khẩu. Một số loài song mây thường được khai thác
trong rừng tự nhiên ở nước ta là song mây (Calamus
platyacanthus), song đá (Calamus rudentum).
Cùng với sự phong phú về thực vật, hệ động vật rừng Việt
Nam cũng rất giàu có. Những số liệu thống kê hiện nay cho
thấy trong rừng Việt Nam có khoảng 273 loài thú 4 chân, 827
loài chim, 261 loài bò sát (Reptiles), 82 loài lưỡng cư
(amphibiam) Vừa Sống ở nước vừa sống ở cạn và hàng triệu
loài không xương sống (nvertebrates) . Trong khu hệ động vật
rừng Việt Nam có nhiều loài quy hiểm cần được bảo vệ, 78 loài
103
thú 4 chân, 83 loài chim, 54 loài bò sát và lưỡng cư đã được ghi
trong sách đỏ. Trong đó có nhiều loài chỉ phân bón Đông Nam á
như bò xám, gà lôi hồng tía gà tiền mặt đỏ.
Có nhiều loài chỉ có ở bán đảo Đông Dương như hoẵng
Nam bộ vượn đen bạc má. Có loài là đặc hữu của Việt Nam như
voọc Hà Tĩnh, voọc đầu trắng, gà lôi vằn, khướu mỏ dài, rắn lục
sừng: nhiều loài thú quý hiếm có giá trị kinh tế cao như với rùa
và một số loài rắn.
Gần đây đã phát hiện những loài mới như sao la, mang lớn
(Pseudoryx ngheeinhensis) có ở Nghệ Tĩnh bò sừng xoắn ở Tây
Nguyên. Một số loài thế giới đặc biệt quan tâm như bò xám
(Kouprey), tê giác một sừng cũng có ở Tây Nguyên. Các loài
động vật có giá trị khác như gấu chó hươu xa, bò tót, vo , hiện
đang bị đe dọa tiêu diệt do săn bắn quá mức và rừng bị phá hoại
nhanh. Việt Nam là một nước có các loài linh trưởng phong phú
với nhiều loài đặc hữu, và được xem là nơi phát sinh ra các loài
vượn, voọc đen.
3.5.3. Hệ thống rừng phòng hộ và đặc dụng của Việt Nam
Hệ thống rừng phòng lũ bao gồm các khu rừng đầu nguồn,
rừng chẵn cát và chắn sóng ven biển. Rừng đặc dụng gồm các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và khu dành cho văn
hóa lịch sử, môi trường. Hiện.nay, trong 19 triệu ha đất lâm
nghiệp chỉ có 3,3 triệu ha là rừng phòng hộ và 0,9 triệu ha rừng
đặc dụng. Chúng ta đang phấn đấu để đạt tới 6 triệu ha rừng
phòng hộ, bao gồm
Rừng phòng hộ đầu nguồn là 5,645 triệu ha (hiện có 3,119
triệu ha).
Rừng phòng hộ chống cát bay ven biển là 0,13 triệu ha
(hiện có 70.000 ha)
Rừng phòng hộ môi trường ở các thành phố và khu công
nghiệp là 70.000 ha.
104
Rừng phòng hộ đầu nguồn phân bố ở thượng nguồn các hệ
thống sông chính như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu
Bồn, sông Đồng Nai. Rừng phòng hộ đầu nguồn có nhiệm vụ
điều hòa nguồn nước và bảo vệ đất .Rừng phòng hộ đầu nguồn
lại được chia làm 3 khu vực là rất xung yếu, xung yếu và ít xung
yếu. Hiện nay nước ta đã thành lập 4 khu rừng phòng hộ trọng
điểm cấp quốc gia là Sông Đà, Thạch Nham, Dầu Tiếng và Trị
An. Rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà có diện tích lớn nhất là
2,6 triệu ha, trong đó có 800 nghìn ha là vùng xung yếu thuộc
địa bàn các tỉnh ở VùngTây Bắc.
Rừng phòng hộ chống cát bay chủ yếu là các dải rừng phi
lao ven biển. Các mô hình nông lâm kết hợp cũng được áp dụng
rộng rãi trong khi thiết lập các khu rừng phòng hộ này. Hiện nay
ở vùng ven biển miền Trung (Quảng Trị) còn trồng các loại keo
cũng cho kết quả tốt.
Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển gồm các rừng ngập mặn
phân bố chủ yếu ở các tỉnh ven biển miền bắc như Quảng Ninh,
Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, và đặc biệt là ven
biển vùng đồng bằng sông Cửa Long. Các loại cây chủ yếu ở
rừng ngập mặn là cây mắm (Avicenruz alba), bần (Sonneratia
spp ), dược (R. apiculata).
Các rừng đặc dụng theo quy hoạch có diện tích khoảng 2
triệu ha (diện tích hiện có là 898,3 nghìn ha) chủ yếu là, các
vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Các vườn quốc
gia được chia thành 3 khu vực quản lý là khu bảo tồn nghiêm
ngặt, khu phục hồi sinh thái và vùng đệm.
Đến năm 2001 nước ta đã thành lập được hệ khu rừng đặc
dụng. Có 13 vườn quốc gia với diện tích 247.690 ha, gồm Cúc
Phương (Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa), Ba Vì (Hà Tây),
Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang), Ba Dễ (Bắc
Cạn), Cát Bà (Hải Phòng), Bến En (Thanh Hóa), Bạch Mã (Đèo
Hải Vân, Thừa Thiên Huế). Yordon (Đắc Lắc), Cát Tiên (Đồng
Nai) và Côn Đảo (Bà Dịa - Vũng Tàu), Tràm chim (Đồng
105
Tháp), Bái Tử Long (Quảng Ninh), phú quốc (Kiến Giang) có
70 khu bảo tôn thiên nhiên với diện tích l.699.617 ha. Trong đó
có những khu quan trọng như Mường Nhé (Lai Châu), Xuân
Nha (Sơn La), Thượng Tiên (Hòa Bình), Núi Hoàng Liên Sơn
(Lào Cai), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Ngọc Lĩnh (Kon tâm), Phú
Quốc (Cà Mau, Minh Hải). Có 33 khu rừng lịch sử văn hóa và
môi trường với diện tích 189.101 ha. Trong đó có những khu
quan trọng như Mường Phăng (Lai Châu), Đảo hồ Sông Đà
(Hòa Bình), Hương Tích (Hà Tây), Phăc Bó (Cao Bằng), hồ Núi
Cốc (Thái Nguyên), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Núi Bà Đen
(Tây Ninh), Dương Minh Châu (Tây Ninh).
Sau đây là đặc điểm của một số vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên quan trọng ở nước ta:
Vườn Quốc gia Cúc Phương được thành lập năm 1962, có
diện tích 22.220 ha (20.480 ha rừng) nằm trên địa phận tiếp giáp
của 3 tỉnh (Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa). Thực vật có
1944 loài thuộc 908 chi của 224 họ đặc trưng của vùng nhiệt
đời ở miền Bắc. Có những loại cây lâu năm như chờ xanh
(Terminalia myriocarapa) cao 45 m, chủ vi gốc đến 25 m, Chò
chỉ (Parashorea chinensis) cao 65 m đường kính 5 m, Cây vù
hương (Cnamomum balansae) đường kính 2,5 m cao trên 45 m.
Có một số loài cần được bảo vệ như kim giao (Podocarpuss
fleurer), Vù hương (Cinamomum balansae), chò chỉ. Hệ động
vật cũng rất phong phú, gồm 70 loài thú, 319 loài chim, 33 loài
bò sát, 16 loài lưỡng cư. Có nhiều loại quý hiếm như báo gấm:
(Neophelisnebulosa), gấu ngưa (Selenaretos thibetanus), voọc
quần đùi trắng (Trachipythecus francoiside/acourrl).
Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) thành lập năm 1986, có
diện tích 15.200 ha với khoảng 620 loài thực vật thuộc 437
giống và 123 họ. Có nhiều loài quý hiếm như kim giao
(Podocarpus euryi), trai lý (Garcillia [agraoides), lát hoa
(Chukrasia tabulars), dinh (Markhomia spp). Có những loài cần
bảo vệ như bách xanh (Calocedrus macrolepis). Hệ động vật
106
cũng khá phong phú tiêu biểu như voọc đầu trắng (Tacypis -
fancos -.polcephal) nhiều loài chim đẹp như khướu (Garuax),
bói cá (Ceryle rudis insignis).
Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập năm 1992 có tổng
diện tích 38.411 ha, nằm trong lãnh thổ của huyện Tân Phú
(Đồng Nam) đồng thời là nơi tiếp giáp của 3 tỉnh Đồng Nai,
Sông Bé và Lâm Đồng. Thực vật có 653 loài của 442 chi và 125
họ với đặc trưng là các loại cây gỗ họ dầu và họ đậu. Các cây
quý hiếm như cẩm lai (Dalber baraensis), trắc (Delbergia
cochinenses), gọ đỏ (Afzeia xylocarpa), trầm hương (Aquylaria
crasna). Trong vườn Quốc gia Cát Tiên có cả rừng lá rộng
thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa,
rừng tre nứa và thảm thực vật đầm lầy. Khu hệ động vật được
đặc trưng bởi các loài của bộ móng guốc với những loài ưu thế
như nai, heo rừng, hoẵng, bò rừng. Các loài thú quý hiếm như
bò rừng, hổ, cầy bay, gấu chó, voi, báo hoa mai, voọc ngũ sắc.
Vườn Quốc gia Yordon (Đắc Lắc) thành lập năm 1992, có
diện tích t)8.200 ha. Hệ thực vật được thống kê gồm có 464 loài
thuộc 91 họ. Có 2 loài mới được phát hiện trong hệ thực vật
Việt Nam là quan xẻ tua (Steospermum ferebnaun) và gạo bông
len (Bombax insigne). Giá trị bảo tồn nguồn tiền các loài cây họ
đầu là rất quý và chúng đã được hình thành từ lâu đời, ước tính
hàng trăm năm. Các loài cây cần được bảo vệ là cẩm lai
(Dalbergia sụp), giáng hương (Dipterocarpus indicus), gọ đỏ
(Afzea xylocarpa), vên vên (Allisoptera costata), dầu rái
(Depterocarpus alatus), sao đen (Hopea odorata). Vườn Quốc
gia Yordon là khu vực duy nhất ở nước ta còn nhiều đóng vật
quy hiểm với số lượng lớn, đặc biệt là voi, bò tót, bò rừng, hổ.
Trong số 56 loài động vật quý hiếm của Đông Dương, vườn
Quốc gia Yordon có 38 loài với 17 loài có tên trong sách đỏ thế
giới. Chim quy có 14 loài bò sát quy hiếm và cá sấu nước ngọt.
Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-pà Cò (May Châu Hòa
Bình) có diện tích là 15.226 ha. Thực vật có 329 loài, 265
107
giống, 99 họ. Có các cây quý như thông Pa Cò (Ptllus
tonangtungensis) thông đỏ (Tacus chinenses), nghiến
(Burretiodendun hsienmu), mạ nang (Platanus keng)
- Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang - Phong Nha (Hà Tĩnh,
Quảng Bình) có diện tích 52.000 ha với 307 loài thực vật thuộc
23 giống, 99 họ. Có loài có giá trị kinh tế cao như trầm hương,
pơ mu, thông, lửa xanh, cẩm lai, gu, lát, tùng bạch mã, song
mật.
Khu bảo tồn thiên nhiênm Bình Châu- Phước Bửu (Đồng
Nai) có diện tích 7.371 ha, 340 loài thực vật thuộc 91 họ. có
những loài cây quý như giáng hương (Perocarpus
macrocarpus),trai, huỳnh đường, gụ mật (Sendora
cochinchinensis) sao đen, vên vên, sến.
3.5.4. Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Việt Nam

Tài nguyên rừng được khai thác chủ yếu là các loại tre nứa. Gỗ
được khai thác phục vụ cho các mục đích gia dụng và sản phẩm
gỗ xẻ phục vụ các ngành kinh tế khác nhau: Gỗ cho sản xuất
giấy và gỗ chuyên dùng khác (gỗ trụ mỏ, ván sàn) chiếm tỉ trọng
nhỏ (Bảng 15). Phần lớn gỗ được sản xuất tiêu thụ trong nội địa.
chiếm 98 % gỗ tròn, 92% gỗ xẻ và 80% sản phẩm giấy. Nếu tính
theo đầu người về gỗ xẻ và sản phẩm giấy của nước ta chỉ đạt
0,0094 m và 1,3 kg/năm (1989). Trong khi cũng trong thời gian
này ở Indonesia là 0.038 m và 4.6 kglnăm.
Bảng 15. Tiêu thụ gỗ ở Việt Nam, năm 1989
Mặt hàng Đơn vị Số lượng

108
Gỗ xẻ m3 607.000
Ván sàn . m3 32.000
Gỗ tròn và gỗ gia dụng m3 3.115.000
Gỗ bột giấy m3 117.000
Trụ mỏ m3 41.000

Tổng m3 3.912.000

Một phần gỗ và các lâm đặc sản như quế, dầu hồi, hạt tiêu,
cánh kiến được xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ, Nhật Bản,
Hồng Kông, Singapore, thái Lan. Trong những năm qua, ngành
chế biến gỗ và lâm sản cũng đã có đóng góp tích cực vào việc
phát triển kinh tế của đất nước. Trong giai đoạn 1986-1990 tham
gia xuất khẩu trị giá 300 triệu rúp-đô la. Tính đến 1994: năng
lực chế biến gỗ của nước ta theo thiết kế có công suất khoảng
4,3 triệu m3 , trong đó gỗ rừng tự nhiên là 1,7 triệu m3 và gỗ
rừng trồng là 2,6 triệu m3. Như vậy, khả năng cung cấp gỗ là
không đủ cho ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, việc cung cấp
các lâm sản khác cũng ở tình trạng thiếu hụt, như song, mây
thiếu khoảng 10.000 tấn, nhựa thông thiếu 2.000 tán.
Trong giai đoạn 1985 - 199l: giá trị sản xuất của ngành lâm
nghiệp tăng khá nhanh đặc biệt là vốn đầu tủ cho nuôi trồng
rừng. Tuy nhiên do mức độ khai thác diễn ra mạnh trong thời
gian 1985 - 1990 đã là m cho diện tích rừng bị phá hủy rất lớn
trong khi rừng bị giảm sút. Quá trình này đã được cải thiện đáng
kể trong thời gian 1990 - 1995 (bảng 16). Có thể nói rằng từ
1990 trở lại đây sản lượng gỗ khai thác hàng năm đã giảm, diện
tích rừng trồng tăng góp phần cải thiện tỷ lệ che phủ từng ở
nước ta.
Bảng 16: Tích hình sản xuất lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
1985 - 1995. Nguồn: Tổng cục thống kê 1996.
Lấy giá trị cố tình năm 1989.

109
Danh mục 1986 1990 1995
Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 1.123 1,380 1.449
Nuôi trồng rừng tỷ đồng 192 185 345
Khai thác rừng (tỷ đồng) 918 1.182 1.079
+ gỗ 406 411 335
+ củi 426 477 449
+ tre tuồng 97 132 201
+ lâm nghiệp khác 13 13 26
+ thu nhặt 12 12 -
+ săn bắn 1.6 1.0 -
Rừng trồng (nghìn ha) . 168,7 100.3 206,6
Rừng bị phá (nghìn ha) 3.388 37.8 28,4
Khai thác gỗ (nghìn m 3) 28.395 4.446 2.793
Khai thác củi (nghìn Ste) 32.069 29.946
Nhìn chung giá trị xuất kiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế
quốc dân. Ví dụ như giá trị xuất khẩu lâm sản năm 1989 chiếm
tỉ trọng 3.6% (65 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của kinh tế quốc dân (giảm so với vài năm trước đó năm có giá
trị xuất khẩu cao như năm 1986 cũng chỉ đạt 80,1 triệu USD
chiếm 9,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu
đa số là sản phẩm thô không có sức cạnh tranh cao do vậy thị
trường thu hẹp dần như cánh kiến đỏ, quế làm cho giá cả giảm
xuống thấp. Chế biến nhựa thông chủ yếu dùng trong thị trường
nội địa.
Các sản phẩm hàng hóa của công nghiệp chế biến gỗ và lâm
sản còn ở dạng sơ chế hoặc chế biến ở trình độ thấp là chính.
Các phế liệu ít được tận dụng trong quá trình chế biến. Trong
thời gian gần đây, công nghiệp sản xuất giấy có tiến bộ hơn do
việc xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất mới (như nhà máy
giấy Bãi Bằng, Vĩnh Phú). Công suất sản xuất hiện nay là khá
lớn, nếu cung cấp đủ nguyên liệu sẽ có khả năng xuất khẩu giấy
Từ nay tới năm 2010 sẽ hướng tới nâng cấp và xây dựng các
110
nhà máy giấy có công suất 500.000 tấn/năm trở lên: Các nhà
máy ván gỗ nhân tạo (30 - 50 nghìn m3 sản phẩm/năm), nhà máy
ván dăm quy mô nhỏ (5-15 nghìn m3/năm). Đồng thời chú ý
nâng cao sản lượng và chất lượng các xí nghiệp chế biến song
mây và nhựa thông.
Việc chế biến gỗ của nước ta gặp nhiều khó khăn máy mốc
phương tiện cũ kỹ lạc hậu, hiệu suất trung bình sản phẩm ở các
xưởng cưa chỉ đạt 35 - 45%. Hơn nữa do tính chất chức năng
máy móc và nguyên liệu đầu vào hạn chế nên mặt hàng gỗ xẻ ít
phong phú.
Rừng tự nhiên của nước ta tuy có nhiều loại gỗ quý có giá
trị trị nhưng lượng lớn đều đã bi khai thác, chỉ còn lại những
cây có đường kính không lớn, cong hoặc có những khuyết tật.
Thêm vào đó, thành phần chủng loại gỗ trong rừng rất phức tạp
nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác, nhất là khai thác ở quy
mô công nghiệp. Một khó khăn khác trong khai thác gỗ là hệ
thống đường giao thông chưa phát triển. Máy móc xe cộ cho
khai thác vận chuyển còn yếu và hiếu dẫn đến lãng phí gỗ. Có
những lượng gỗ đã khai hác nhưng đề mục nát không tiêu thụ
được.
Trong nhiều năm trước đây do kế hoạch tập trung buộc các
lâm trường khai thác đáp ứng các chỉ tiêu gỗ đã gây nên việc
khai thác nhiều lần theo luân kì ngắn ( 2- 3 năm) đã làm suy
thoái rừng diễn ra nhanh chóng hơn. Hiện nay chúng ta đang áp
dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế khai thác gỗ và bảo vệ
rừng. Ví dụ như trong thời gian 1986 - 1995, sản lượng gỗ khai
thác trung bình vào khoảng 2,5 - 3,2 triệu m3/năm, có năm tới
4,4 triệu m3. Từ năm 1997 tới nay lượng khai thác giảm dần và
tiến tới chỉ khai thác bình quân 300 nghìn m3/năm.
Trong giai đoạn từ 1990 trở lại đây, do áp dụng nhiều chính
sách mới trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên
rừng như chính sách giao đất giao rừng. Phát triển lâm nghiệp
theo hướng xã hội hóa có sự tham gia của nhiều thành phần
111
kinh tế vàlực lượng xã hội khác nhau, các chương trình dự án
trồng rừng, nên tình hình quản lý phát triển rừng đã có nhiều kết
quả tốt. Ví dụ như từ 1993 đến 1999 tổng giá trị sản xuất lâm
nghiệp đã tăng từ 5.034 tỷ đồng lên 5.415 tỷ đồng (lấy giá trị cố
định của năm 1994). Diện tích rừng trồng tăng từ 128 nghìn ha
lên 1.390 nghìn ha. Nâng tổng diện tích rừng nước ta từ 8.759
ha năm 1993 lên 10.885 nghìn ha vào năm 1.999. Trong giai
đoạn 1995 - 1999 mức độ khai thác gỗ củi và diện tích rừng bị
phá đã giảm đáng kể. Diện tích rừng bị cháy nhìn chung giảm
đi, từ năm 1998 do khô hạn và nhiều nguyên nhân khác nhau đã
làm cho diện tích rừng bị cháy tăng đột biến, đặc biệt là ở đồng
bằng sông Cửu Long (l0213 ha) và Đông Nam bộ (2459 ha).
Diện tích rừng trồng hàng năm vẫn ổn định ở mức khá, khoảng
210 nghìn ha/năm (bảng 17).
Bảng 17. Khai thác gô củi vả phát triển vốn rừng ở nước ta
giai đoạn 1995 – 1999. Nguồn: Tổng cục thống kê 2000.

Danh mục 1995 1996 1 997 1998 1999

Khai thác gỗ (nghìn m3) 2.793 2.833 2.480 2 217 2.036


Khai thác củi (nghìn ste) 29.828 28.827 27.356 25.491 25.204
Rừng bì cháy (ha) 7.457 4.198 1.755 19.943 1 .865
Rừng bị phá (ha) . 18.914 5.527 7.123 7.503 3.928
Rừng trồng (nghìn ha) tập 209.6 202.9 221,8 208.6 211.3
trung
Hiện nay nước ta đã cấp phép và khai thác tre nứa ở các
rừng giàu và trung bình (Rừng gỗ có trữ lượng trên 80 m3 rừng
tre, luồng có từ 3 đến 3.5 nghìn cây /ha trở lên, rừng nứa vầu có
từ 6 đến 7 nghìn cây/ha trở lên). Chì được tiến hành khai thác
chọn lọc, cường độ chặt củi giới hạn không quá 35% đối với gỗ
và 50% đối với tre nứa theo tổng trữ lượng toàn vùng.
Chỉ dược phép khai thác các cây gỗ có đường kính trên 45
cm với các loại gỗ quý (Nhóm I, II,), 40 cm với gỗ thuộc nhóm
112
III, IV, V, VI, và 35 cm với gỗ tạp thuộc nhóm VII, VIII. Trong
kinh doanh gỗ nhỏ (gỗ trụ mỏ) đường kính phải đạt 19-23 cm
(để làm gỗ lò cái) còn các kích thước nhỏ hơn từ 6-18 cái (để
chèn) chủ yếu lấy từ quá trình chăm sóc rừng. Luân kỳ khai thác
giữa 2 lần tùy thuộc vào quy hoạch thiết kế cho từng loại lừng.
thường là 7-10 năm cho rừng kinh doanh gỗ nhỏ 15-20 năm
hoặc 20 - 30 năm với rừng kinh doanh gỗ lớn.
Đối với tre nứa, đối tượng chặt là các cây già (từ 3 tuổi trở
lên), thân cây thường có mốc trắng, gõ vào tiếng nghe đanh.
Luân kỳ chặt với các loại nứa nhỏ là 3 năm, ván là 4 năm, tre và
nứa to là 6 năm.
3.5.5. Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở Việt
Nam.

Ngoài những nguyên nhân làm suy thoái rừng chung trên
thế giới như đã trình bày ở phần trên, rừng Việt Nam bì suy
thoái còn do những nguyên nhân mang tính chất đặc thù đo
những điều kiện và hoàn cảnh riêng của đất nước ta.
Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, nhiều diện tích rừng ở nước ta
đã bị khai quang để trồng cao su, ca phê , chuối . Trước 1945,
phần lớn rừng ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và
những khu rừng khác dọc ven sông suối vùng thấp, ven biển bị
khai quang lấy đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tính đến
giai đoạn này văn còn khoảng 43 % diện tích cả nước được che
phủ bởi rừng.
Thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ (khoảng 30 năm kịp
theo), rừng bị phá hoại do chiến tranh là rất lớn. Chỉ tính riêng ở
miền Nam, với 13 triệu tấn bom đạn, 72 triệu lít hóa chất độc,
kèm theo là sự phá hoại của trái phá, bom, mìn, bom napan đã
phá hủy nhiều khu rừng rộng lớn. Tính đến năm 1975, có
khoảng 500 nghìn ha rừng bị phát quang, chiếm 23% tổng diện
tích rừng bị chiến tranh phá hoại với khối lượng gỗ bị phá là 78

113
triệu m3. Các chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh đã phá
hủy hơn 2 triệu ha rừng và khoảng 700 nghìn ha rừng ngập mặn,
tương ứng với 57 % diện tích rừng bị phá hoại do chiến tranh
(Nguyên Ngọc Sinh, 1984).
Dân số tăng nhanh từ 35 triệu năm 1945 lên 65 triệu năm
1989 với tỉ lệ tăng bình quân 2,7% năm và đạt tới trên 76 triệu.
người năm 1999 cũng làm tăng nhanh sức ép đối với nguồn tài
nguyên rừng. Riêng ở vùng núi phía Bắc nước ta, dân số đã tăng
từ 2,5 triệu lên 7,5 triệu trong thời gian 1960 - 1993. Trong đó
phần đáng kể dân cư tăng là do người miền xuôi lên khai hoang.
Đây là nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng
trong vùng. Diện tích rừng đã giảm đáng kể từ 2 triệu ha (1960)
xuống còn 700.000 ha (1993), với tỷ lệ mất rừng trung bình là
2,1 % mỗi năm (Hoàng Hòe, 1998). Để đáp ứng nhu cầu lương
thực và các nhu cầu cần thiết khác cho con người, rừng tiếp tục
bị phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Du canh vẫn còn là hình
thức sản xuất nông nghiệp phổ biến của nhiều cộng đồng người
dân tộc thiểu số như dân tộc H'mông, Thái, Tày, vùng. Đến năm
1989, ở nước ta vẫn còn khoảng 2,8 triệu người làm nông
nghiệp du canh, phân bố trên một diện tích rừng khoảng 3,5
triệu ha (Đỗ Đình Sâm, 1994).
Sau chiến tranh rừng tiếp tục bị tàn phá do sức ép dân số
cho mục tiêu phát triển kinh tế, du canh du cư, khai thác rừng
bừa bãi nạn cháy rừng. Tính đến năm 1985 có 230.000 hạ rừng
tự nhiên và rừng trồng bị cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể kể ra 5 nguyên nhân chính gây nên mất rừng và làm
suy thoái rừng ở nước ta là:
- Đốt nương làm rẫy: Trong tổng diện tích rừng bị mất hàng
năm thì khoảng 40-50 % là do đốt nương làm rẫy. Tình trạng di
dân tự do hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số vào . Tây
Nguyên đã góp phần đáng kể phá rừng tự nhiên còn lại ở vùng
này. Tính sơ bộ ở Đắc Lắc từ 1991 đến 1996 mất trung bình
3000-3500 ha rừng/năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất
114
đi do làm nương rẫy.
- Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh:
đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở
Tây Nguyên chiếm 40 – 45 % diện tích rừng bị mất trong khu
vực.
- Khai thác quá mức vượt quá khả năng tăng trưởng của
rừng. Tình trạng khai thác “càn đi, quét lại” nhiều lần trên cùng
một diện tích dẫn đến làm rừng trở nên nghèo kiệt. Bên cạnh đó.
do kỹ thuật, phương tiện khai thác lạc hậu và sự lãng phí tài
nguyên rừng đã làm tăng cường thoái hóa rừng.
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong
chiến tranh.
- Do cháy rừng, đặc biệt là các rừng tràm, rừng thông, rừng
khớp rụng lá.

115
Chương 4

QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG.

4.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG QUẢN LÝ TÀI


NGUYÊN RỪNG

Phát triển bền vững theo nghĩa chung nhất là quá trình phát
triển nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ những nhu cầu của hiện
tại nhưng không được làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu
cầu cần thiết của các thế hệ mai sau (UNEP, 1983). Điều đó
đòi hỏi các thế hệ hiện tại không chỉ khai thác sử dụng mà phải
giữ gìn và duy trì nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Hệ sinh thái toàn cầu hoặc sinh quyển là nguồn cung cấp
tài nguyên cho hệ thống kinh tế và đồng thời là chỗ chứa đựng
tất cả các chất thải. Các nguồn tài nguyên được khai thác từ
thiên nhiên được đưa vào hệ thống kinh tế và sau đó quay trở
lại hệ sinh thái như là các chất thải. Nguồn tái sinh tài nguyên
và đồng hóa chất thải của hành tinh là có hạn và nó bị ~ủc ép
ngày càng tăng do hệ thống kinh tế trở nên tương đối quá lớn
so với; sinh quyển (Goodland. 1991).
Zarsky (1983) đưa ra 2 nguyên lý hàng đầu của phát triển
bền vừng cần phải tôn trọng là: (l) Hiệu quả sử dụng tài
nguyên: (2) Giữ tỉ lệ sử dụng tài nguyên trong phạm vi tái sính
có hạn của sinh thái. Phát triển bền vững ở đây nhấn mạnh vào
khía cạnh giá trị sinh thái của việc sử dụng tài nguyên, nó vượt
xa hơn sự tiếp cận hiệu quả kinh tế thông thường trong các
hoạt động sản xuất của con người. Phát triển bền vững cần phải
đồng thời gắn với các vấn đề kinh tế và môi trường.
Cách đánh giá bền vững trong quản lý và sử dụng tài
116
nguyên rừng cũng có những thay đổi theo thơi gian. Từ thế kỷ
XVIII, bền vững được đánh giá dựa trên tính ổn định của việc
khai thác gỗ. Trong thế kỷ XIX lại dựa vào lợi nhuận từ khai
thác gỗ. Ở thế kỷ XX, tính bền vững của rừng được đánh giá
không chỉ dựa trên khả năng cung cấp gỗ mà còn dựa trên sự
duy trì các chức năng cơ bản của rừng nhằm đáp ứng lâu dài
các nhu cầu cho con người cả về tài nguyên và sinh thái môi
trường. Tính bền vững của rừng được đánh giá dựa trên tính
bền vững về diện tích, về khả năng cung cấp gỗ và chất lượng
gỗ, về chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, về mặt sinh thái, về
tính bền vững của kinh tế xã hội và bảo đảm việc làm cho con
người . (Wolfganơ .Tzchupke. 1998).
Để sử đụng và phát triển bền vững tài nguyên rừng cần
phải quản lý, sử dụng chúng theo hướng bảo vệ tính mđa dạng
sinh học, duy trì tính sản xuất và khả năng tái sinh của rừng
kết hợp với các chức năng sinh thái, kinh tế xã hội không chỉ
trong phạm vi địa phương mà cả đối với quốc gia và quốc tế
không chỉ cho hiện tại mà còn cho tương lai. Để bảo đảm phát
triển bền vững việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
cũng cần phải được thực hiện cùng với công tác kiểm soát dân
số giải quyết việc cung cấp năng lượng và tìm các nguồn
nguyên vật liệu khác thay thế.
Sử dụng tài nguyên rừng đã được xác định là một trong
những vấn đề quan trọng trong hội nghị thượng đỉnh về môi
trường họp tại Rio de Janeiro, Brasil (1992). Hội nghị này cũng
đã thông qua các nguyên tắc về rừng bao gồm các vấn đề sau:
(1) Tài nguyên rừng và đất rừng phải được quản lý sử dụng
bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế, sinh thái, văn hóa - xã
hội và tinh thần cho hiện tại cũng như cho các thế hệ mai sau.
Trong các nhu cầu đó có gỗ, nguồn nước, lương thực thực phẩm,
được liệu, chất đốt, nguyên vật liệu, công ăn việc làm và cảnh
quan cho vui chơi giải trí.
(2) Thừa nhận vai trò quan trọng của rừng đối với việc bảo
117
vệ sinh thái, các lưu vực nước và là nguồn dự trữ nước ngọt, đa
dạng sinh học và kho chứa cácbon khổng lồ: Do vậy, các chính
sách về rừng nên được kết hợp đa dạng vôi các chính sách kinh
tế thương mại và môi trường.
(3) Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia trong khai thác nguồn
tài nguyên rừng của họ để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Nhưng mỗi quốc qia cần phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm
các hoạt động bên trong đất nước mình mà không làm ảnh
hưởng tới môi trường các nước khác.
(4) Các chi phí cho hoạt động bảo đảm lợi ích cho phát triển
bền vững đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và sự công bằng
giữa các cộng đồng trên thế giới nhằm giúp đỡ các nước nghèo
quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng.
(5) Các quốc gia cũng cần tôn trọng quyền lợi của những
người dân địa phương và những người sống trong rừng.
(6) Những nguồn tài chính mới và sự tiếp thu kỹ thuật phải
được tạo điều kiện dễ dàng cho các nước dang phát triển để
quản lý sử dụng và phát triển bền vùng nguồn tài nguyên rừng.
(7) Hàng rào thuế quan nên được giảm bớt hoặc rỡ bỏ để
bảo đảm sự thâm nhập thị trường và giá cả hợp lý cho các sản
phẩm rừng phù hợp với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế.
(8) Cần phải kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm khí quyển
có phương hại đến hệ sinh thái rừng .
4.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN RỪNG.

4.2.1. Kiểm kê đánh giá tài nguyên rừng là cơ sở cho việc đặt
kế hoạch quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

4.2.1.1. Nhiệm vụ của lâm nghiệp.


Lâm nghiệp là một phần của nền kinh tế quốc gia, vì vậy
118
nhiệm vụ hiện tại cũng như lâu đài của lâm nghiệp cần phải gắn
liền với mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước. Trên quan
điểm này, nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là như sau:.
- Duy trì và đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi
trường của rừng.
- Cung cấp lâu dài và ngày càng tăng lượng củi gỗ các sản
phẩm rừng và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết
của xã hội.
- Duy trì và phát triển tiềm năng tự nhiên của tài nguyên
rừng.
- Tăng cường sự sản xuất của quần thể cây gỗ
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng
đồng người dân địa phương.
4.2.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của quản lý tài nguyên rừng
Đối tượng chính cần quan tâm là quần thể cây gỗ và tính đa
dạng sinh học trong tiềm năng thiên nhiên và khả năng tái sản
xuất của nó nhằm quản lý và sử dụng chúng với lợi ích cao
nhất.
Các hoạt động của lâm nghiệp có nhiều điểm khác biệt so
với các ngành kình tế khác do có các đặc trưng như sau:
(1) Quản lý thường gặp nhiều khó khăn do rừng phân bố ở
các vùng xa xôi hẻo lánh, khó đi lại.
(2) Giai đoạn sản xuất kéo dài, thời gian từ lúc hình thành
tổ hơp cây gỗ và đến khi khai thác thường trên 30 năm, thậm
chí hàng trăm năm. Trong những điều kiện thuận lợi của vùng
nhiệt đới ầm với các cây sinh trưởng nhanh cũng phải mất 7 -
10 năm. Do thời gian sản xuất kéo dài nên nhu cầu thị trường
cũng thay đổi, vì vậy việc xác định cây trồng rừng cũng khó
khăn và cần được tính toán cẩn thận. Hơn nữa, vốn đầu tư cho
trồng rừng chỉ được thu hồi sau một thời gian dài.
119
(3) Cây rừng sinh trưởng và phát triển phụ thuộc chủ yếu
vào các điều tiện tự nhiên (khí hậu, đất đai), do vậy tự thích hợp
giữa cây trồng và các diều kiện sinh thái địa phương cần phải
được chú ý.
(4) Cây rừng được coi là tài nguyên có khả năng tái tạo, nó
cho phép thu hoạch hàng năm từ từng phần của cây rừng. Tuy
nhiên, các quả trình này có thể làm tăng hoặc giảm khả năng
sản xuất của rừng nên cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thích hợp.
Việc quản lý tài nguyên rừng trước hết cần phải đánh giá
khả năng sản xuất hiện tại và tiêm nặng của rừng, khả năng sử
dụng các loại cây gỗ cung cấp các nguồn lợi ích khác nhau của
rừng.
Đánh giá các rủi ro tự nhiên và xã hội đến quá trình sản xuất
và tái sinh rừng gỗ cũng như các tài nguyên khác trong rừng các
quá trình này bao gồm cả việc phân tích và tổng hợp các dữ liệu
thu được.
Để đạt được các mục tiêu trên, công tác quản lý tài nguyên
rừng cần đạt được các yêu cầu sau:
+ Kiểm kê đánh giá tài nguyên rừng theo từng giai đoạn.
+ Đặt kế hoạch trung hạn cho quá trình sản xuất có liên
quan đến điều chỉnh năng suất của quá trình sản xuất.
+ Giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã vạch ra.
Những yêu cầu trên đòi hỏi nhiệm vụ của quản lý tài nguyên
rừng cần thiết phải kiểm kê phân tích các điều kiện sinh trường
và phát triển của rừng. Đây là cơ sở cho công tác quản lý rừng,
đặt kế hoạch quản lý và phát triển rừng tạo thuận lợi cho rừng
phát triển tốt nhất. Đồng thời phải kiểm tra các biện pháp đã
thực hiện nhằm khẳng định các điều kiện cần thiết cho tính bền
vững và tái sản xuất cuả rừng.

120
4.2.1.3. Kiểm kê tài nguyên rừng .
Công tác kiểm kê tài nguyên rừng nhằm nắm được bức
tranh toàn diện về phạm vi, năng suất trữ lượng và giá trị sử
dụng các nguồn tài nguyên rừng .Công tác điều tra rừng cần
phải nắm được các vấn đề sau:
+ Điều tra diện tích được bao phủ bởi cây rừng, nắm được
diện tích và cấu trúc của các loại rừng, những điều kiện của khu
vực và loại rừng gỗ, sự phân bố không gian và khả năng sản
xuất và mức độ thoái hóa của rừng.
+ Đánh giá tốc độ sinh trưởng, như đo đạc đường kính cây,
tán lá, chất lượng và khả năng tái sinh rừng.
+ Đánh giá sự tăng trưởng hàng năm (nếu như có thể được).
+ Các điều kiện cho khai thác, đơn cây, vận chuyển và nhân
lực cho khai thác và tái sinh rừng.
+ Tìm hiểu mức độ thiệt hại của rừng gỗ, cũng như đất đai
và ảnh hưởng của nó đến việc bảo vệ nguồn nước.
Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong kiểm kê tài
nguyên rừng.
Kiểm kê rừng phải thỏa mãn được tất cả mục tiêu của
công tác điều tra đặt ra. Đánh của rừng và phát hiện trong
thành phần cây gỗ có thích hợp với những nhu cầu sử dụng có
liên quan. Thông thường công tác điều tra kiểm kê rừng được
tiến hành trong phạm vi hạn chế về kinh phí, thiếu chuyên giạ
của các ngành liên quan do đó đòi hỏi phương pháp tiến hành
phải đơn giản dễ thực hiện. Trong nhiều trường hợp phương
pháp kiểm kê thường được đơn giản hóa để phù hợp với điều
kiện thực tế của từng địa phương.
Mức độ chính xác của kết quả kiểm kê phụ thuộc vào công
tác tổ chức kỹ thuật của phương pháp và bán đề kinh tế xã hội.
Trong đó, việc đặt kế hoạch và mục tiêu kiểm kê trước khi tiến

121
hành thực địa có ý nghĩa quan trọng.
Các bước của kiểm kê tài nguyên rừng:
+ Điều tra thăm dò: Được tiến hành trước tiên ở từng
vùng hoặc toàn quốc nơi mà công tác kiểm kê chưa được thực
hiện trước đây. Công tác điều tra thăm dò nhằm thu thập
những số liệu những thông tin về diện tích bao phủ bởi các loại
thực vật khác nhau, sự phân bố của các loại cây được phát
hiện. Điều tra thăm dò để nắm được các thông tin chung về
phạm vi, diện tích phân bố của các khu vực rừng chính cũng
như thành phần của một số vùng với những loại cây nhất định.
Độ tra thăm dò thường đựoc tiến hành trên phạm, diện tích
phân bố vì vậy nó có tính chất khái quát, chi phí ít nhưng thu
thập được nhiều thông tin cần thiết, tuy nhiên độ chính xác thấp.
Chủ yếu nắm được sự xuất hiện của các kiểu rừng theo từng
vùng địa lý như rừng ngập mặn, cậy bin, rừng gỗ, rừng cọ.
Trong điều trả thăm dò, thường đi liền điều tra về địa hình,
phân bố đất nông nghiệp và lâm nghiệp, mật độ vế dân địa
phương định cư, quy hoạch sử dụng đất. Công việc điều tra
thăm dò là tập hợp các thông tin về rừng phục vụ cho điều tra
chi tiết và thường chú ý về số lượng rừng.
+ Điều tra nửa chi tiết: Điều trả nửa chi tiết hay điều tra
tổng quát được áp dụng khi công việc điều tra vẫn được thực
hiện ở diện tích lớn (thường trên 1 triệu ha). Nó không chỉ chú ý
về số lượng rừng mà còn đi sâu về chất lượng, tốc độ sinh
trưởng rừng.
Mục tiêu chung của điều tra tổng quát là nhằm đánh giá sơ
bộ về thành phần và trạng thái của các loại rừng gạo khác nhau
hoặc loại cây trồng cũng như khả năng sử dụng chừng. Kết quả
công tác điều tra này là phải xây dụng được “bản đồ” rừng và
danh mục các loại cây, ước đoán trữ lượng gỗ cửa các tây có giá
trị. Điều tra tổng quát là cơ sở cho sử dụng tài nguyên rừng và
đặt kế hoạch sử dụng hợp lý đất đai.
122
+ Điều tra chi tiết: Nhằm thu thập số liệu chi tiết, chính xác
về trữ lượng và chất lượng của một số loài cây gỗ chỉnh trên
một diện tích nhất dinh (thường khoảng 100 ha). Lập mạng lưới
các ô định vị để theo dõi lâu dài.
4.2.2. Khai thác hợp lý và sử dụng đa dạng tài nguyên rừng.

4.2.2.1. Khai thác hợp lý và việc sử dụmg đa dạng tài nguyên


rừng.
Rừng được coi là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Nếu
khai thác hợp lý sẽ bảo đảm cho việc sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên quý giá này. Khai thác hợp lý tài nguyên rừng được
hiểu là quá trình khai thác luôn nằm trong giới hạn cho phép,
của khả năng tác sinh của rừng. Bảo đảm cho sự khai thác ổn ,
đinh lâu dài đồng thời vẫn duy trì dược các tính năng của rừng,
về cung cấp tài nguyên, phòng hộ môi trường, bảo đảm sinh thái
cảnh quan cũng như tính đa dạng sinh học vốn có của rừng.
Sử dụng đa dang tài nguyên rừng nghĩa là nhằm quản lý sử
dụng một khu rừng với nhiều giá trị khác nhau như hàng hóa
hoặc dịch vụ. Sử dụng những vùng lân cận như một hợp phần
cấu thành làm đa dạng khả năng sử dụng tài nguyên rừng. Việc
sử dụng tài nguyên rừng có thể được luân chuyển theo thời gian
sử dụng khác nhau trên cùng một diện tích, hoặc sử dụng đồng
thời với nhiều mục đích trong cùng một thời gian.
Những biện pháp quản lý tài nguyên rừng phải , phù hợp
các điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội và nó sẽ thay đổi khi các
điều kiện này thay đổi. Những nhiệm vụ cơ bản trong quản lý
tài nguyên rừng là nhằm bão vệ nguồn tài nguyên vốn có trong
rừng tài nguyên sinh học, bảo vệ môi trường. Trong một số
trường hợp sẽ bao gồm các mục đích cho sản xuất và lâm nghiệp
xã hội,cung cấp củi, gỗ, lương thực thực phẩm. dù trong điều
kiện nào thì điều kiện quan trọng là cần phải các xác định được
sự phù hợp về lợi ích của nhân dân địa phương và lợi ích quốc

123
gia lâu dài.
Trong một chừng mực nào đó, việc sử dụng tài nguyên rừng
có thể không làm ảnh hưởng đến các chức năng khác của rừng,
ít nhất cũng ở một vài chức năng nào đó, ví dụ như việc chặt tỉa
một vài cây gỗ trong rừng rậm. Trong những trường hợp khác,
việc sử dụng ở mức độ lớn một loại tài nguyên rừng sẽ trực tiếp
ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên khác. Trong những điều
kiện nhất định, tài nguyên rừng là hạn chế và được xác định
trong khuôn khổ của những điều kiện đó: Sự phát triển chỉ là tự
hoàn thiện các chức năng trong hệ sinh thái rừng. Khi một chức
năng nào đó bị vi phạm vượt qua khả năng cho phép sẽ dẫn đến
phá hủy cấu trúc rừng hiện có, ảnh hưởng đến môi trường và
các nguồn tài nguyên rừng khác.
Nhiệm và các chính sách quản lý rừng là cố gắng để đạt tới
trạng thái thích hợp nhất cho sự hoạt động của các chức năng
của hệ sinh thái rừng trong mối quan hệ chặt chè với các hoạt
động của xã hội loài người, nhằm hạn thế đến mức thấp nhất khả
năng mất căn bằng sinh thái làm ảnh hưởng đến các chức năng
của rừng.
4.2.2.2. Các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên rừng.
Rừng trên thế giới đang bị phá hủy với một tốc độ lớn, nhất
là các khu rừng nhiệt đối. Người ta cho rằng, nếu cứ tốc độ khai
thác như hiện nay thì diện tích rừng thưa hiện còn sẽ gần như bị
phá hủy hoàn toàn vào những năm đầu của thế kỷ XXI, trừ một
vài diện tích nhỏ còn lại ở vùng Amazon. Chính vì vậy mà việc
bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng là vấn đề cần
thiết và có tính cấp bách trên phạm vi toàn cầu. Nó đã được
nhiều quốc gia xem như một nhiệm vụ ưu tiên nhằm cải thiện
điều kiện môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, việc tìm các biện pháp hữu hiệu để giữ vững, đặc
biệt là rừng nhiệt đới, vẫn là một vấn ôề'có nhiều khó khăn. Nó
không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào quản lý rừng mà còn vấn đề
kinh tế xã hội của mỗi vùng mỗi quốc gia. Do vậy, mỗi quốc gia
124
cần có những chính sách phù hợp với điều kiện tế của họ. Một
số biện pháp chung có thể tập trung vào những khía cạnh sau.
- Quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng hiện còn.
- Hạn chế việc chặt phá rừng
- Tăng cường trồng rừng.
- Trồng các cây công nghiệp phù hợp.
- Phát triển hình thức nông lâm kết hợp ở những vùng bắt
buộc phải trồng cây nông nghiệp trên đất dốc.
- Nâng cao hiệu suất sử dung củi đốt.
- Phát triển khí sinh học và sử dụng năng lượng mặt trời.
- Thâm canh cây công nghiệp và tạo việc làm mới để phát
triển nông thôn, giảm sức ép của sản xuất nông nghiệp đối với
các đất rừng còn lại.
Việc bảo vệ rừng phải đi đôi giữa bảo tồn, phục hồi với
trồng rừng và quản lý buôn bán gỗ nhằm phát triển vững tài
nguyên rừng. Việc áp dụng một giải pháp đơn lẻ nào đó sẽ
không có khả năng giải quyết được vấn đề này, dù chỉ là làm
chậm một cách có ý nghĩ và việc phá rừng hiện nay. Trong quá
trình áp dụng các giải pháp bảo vệ rừng, cần chú ý đảm bảo lợi
ích của những người dân bản xứ với nền văn hóa, lối sống và
kiếnthức bán địa của họ .
4.2.2.3. Một số vấn đề trong quản lý rừng ở vùng nhiệt đới
Do sức ép dân số, diện tích rừng nhiệt đới ngày càng bị thu
hẹp và rừng dần dần được thay thế bằng các diện tích đất nông
nghiệp và đồng cỏ cho chăn nuôi. Nạn chặt phá khai thác rừng
bừa bãi dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên rừng, thoái hóa đất đai
và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trong phạm vi
rộng lớn. Do vậy, quản lý rừng nhiệt đới được đặt ra như một
yêu cầu cấp bách.
Quản lý rừng thoái hóa trong các điều kiện khác nhau.
125
Rừng thoái hóa bao gồm các khu rừng đã hoặc đang bị phá
hủy nghiêm trọng, rừng bị suy thoái hoặc bị đe dọa bởi các quá
trình suy thoái rừng. Tùy theo chức năng cụ thể của rừng mà áp
dụng các biện pháp khác nhau.
+ Quản lý rừng đầu nguồn trên núi. Nguyên nhân chủ yếu
gây thoái hóa rừng là đo tác động của con người sổng ở các rừng
đầu nguồn từ phương thức canh tác lạc hậu, du canh du cư chặt
phá rừng bừa bãi gây ra.
Mục đích quản lý rừng ở đây là nhằm bảo đảm tính bền
vững của rừng để bảo vệ đất, nguồn nước việc quản lý rừng phải
trên cơ sở điều chỉnh hoạt động của con người theo hựớng bảo
vệ môi trường. Nhưng cần phải bảo vệ lợi ích của người dân địa
phương và nhân dân ở vùng chịu ảnh hưởng tác động của các
khu rừng nậy.
Biện pháp cần thiết là nhằm thay đổi phương thức sử dụng
đất theo các hướng sau hoặc kết hợp các phương thức này với
nhau: Trồng cây lâu năm làm ruộng bậc thang, các biện pháp kỹ
thuật trong canh tác trên đất dốc (trồng theo đường đồng mức,
hạn chế cày xới mặt đất...) nông lâm kết hợp, khai thác tài
nguyên rừng phụ khác, phát triển chăn nuôi và các nghề thủ
công mỹ nghệ truyền thống làm giảm sức ép sử dụng đất.
Việc trồng cây trên vùng đầu nguồn không chỉ với mục đích
sản xuất mà quan trọng hơn là, bảo vệ. Khoanh nuôi phục hồi
rừng là một trong các biện pháp hữu hiệu nâng cao độ che phủ
các rừng đầu nguồn trên núi.
+ Quản lý rừng ở những vùng thiếu chất đốt: Ở đây thường
bao gồm các vùng từng bị thoái hóa do dân số đông, đòi hỏi
lượng củi đốt lớn. Rừng ở đây thường thưa thốt hoặc đất có thể
ở dạng tiền sa mạc hóa.
Mục tiêu bảo vệ rừng phải gắn liền với việc sản xuất và
cung cấp gỗ củi cho nhu cầu của nhà dân. Đồng thời tăng cường
việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương. Trồng rừng để
chống lại xói mòn và sa mạc hóa.
126
Về nguyên tắc cần phải phục hồi thảm thực vật tự nhiên,
trồng rừng bằng các giống cây bản địa hoặc nhập nội thích hợp,
sinh trưởng nhanh, có thể theo từng khu cực nhỏ phục vụ cho
đốn chặt hàng năm để cung cấp củi đun. Điều độ chăn thả cho
phù hợp với khả năng của địa phương. Chuyển đổi sử dụng năng
lượng gỗ sang các ngồn năng lượng khác đồng thời áp dụng các
biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp chống xói mòn do nước
và gió.
+ Quản lý rừng ở nơi thiếu đất nông nghiệp: Do mật độ dân
số cao, lương thực không đủ cung cấp cho đời sống nhân dân
nên cường độ sử dụng đất lớn dẫn đến đất không có thời gian
phục hồi độ phì nhiêu. Cây bị chặt đốt để lấy đất cho sản xuất
nông nghiệp vào mùa mưa còn trong mùa khô chăn thả quá mức
đã dẫn đến làm đất bị thoái hóa nhanh chóng.
Mục tiêu của quán lý rừng ở những vùng này cần phải có kế
hoạch như tăng việc làm. Nó đòi hỏi phải giải quyết đồng thời
nhiều vấn đề cả về kinh tế, xã hội và tài nguyên. Trong nhiều
trường hợp, nông lâm kết hợp là biện pháp có hiệu quả tốt nhất
từng bước nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ tài nguyên
rừng, tiến tới sử dụng bền vững đất đai trong nông lâm nghiệp.
+ Quản lý rừng ở những vùng đất rừng đã bị thoái hóa:
Gồm các rừng, không chỉ tài nguyên .rừng mà kể cả dết cung đã
bị thoái hóa.
Mục đích của quản lý rừng là nhằm phục hồi hệ sinh thái
đảm bảo tái che phủ mặt dết bằng các cây trồng nhằm duy trì
các chức năng sản xuất của hệ thống. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp do rừng tự nhiên không còn và đất rừng đã bị thoát
hóa nên khả năng phục hồi lại hệ sinh thái rừng ban đầu là
không thể thực hiên được. Quá trình thực hiện đòi hỏi phải đầu
tư nhiều vốn và lao động từ khi trồng cho đến khi đạt tới trạng
thái ổn định của hệ sinh thái rừng trồng đa số là thuần loài cây
bản địa và một số cây nhập nội. Trồng rừng hỗn loài là một
trong những mục tiêu quan trọng đảm bảo rừng phát triển bền
127
vững, hạn chế sâu bệnh. Trong đó cần chú ý các biện pháp nông
lâm kết hợp. trồng cây lấy gỗ củi tùy theo diều kiện kinh tế xã
hội địa phương
+ Quản lý rừng ở vùng rừng bị khai thác quá mức: Trong
khai thác do thiếu các biện pháp quản lý thích hợp dẫn đến làm
cạn kiệt tài nguyên rừng hoặc do khai thác không đúng quy định
làm lãng phí tài nguyên.
Biện pháp để quản lý là áp dụng các biện pháp lâm sinh
nuôi dưỡng bảo vệ rừng. Có thể kết hợp các biện pháp nông lâm
nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống cho những
người làm nghề rừng trong khu vực này.
Quản lý rừng thứ sinh:
Rừng thứ sinh được hình thành sau khi rừng nguyên sinh bị
phá hủy, chủ yếu do con người khai thác gỗ gây ra khi có trên
90% rừng nguyên sinh đã bị phá hủy. Quan hệ giữa hệ thông sử
dụng đất và hình thành rừng thứ sinh được mô tả ở hình 14.
Trong rừng thứ sinh, cấu trúc động lực và loại cây, khả nặng tái
sinh và điều kiện tiểu khí hậu đã có biến đổi khác. Các rừng thứ
sinh có sinh khối kém hơn nhiều so với rừng nguyên sinh. Hiện
nay có khoảng 313 km2 rừng thứ sinh ở châu Phi, 130 km2 ở
châu Mỹ La Tinh và 88 km2 ở châu á (FAO, 1996). Do thường
năm gần các khu vực dân 'cư nên rừng thứ sinh có vai trò quan
trọng và luôn gắn liền với đời sống con người. Đây là nơi cung
cấp các sản phẩm khác, là nơi sản xuất lương thực và cây kinh
doanh đóng góp vào việc duy trì và ổn đinh đời sống cửa

128
Những đặc trưng cơ bản của rừng thứ sinh ở vụng nhiệt đới
là :
- Chiều cao của cây rừng thứ sinh thường thấp hơn ở rừng
nguyên sinh.
- Giai đoạn đầu của rừng thứ sinh có cấu trúc là đồng nhất,
sau đó tính đồng nhất bị phá vỡ dần.
- Chất lượng các cây gỗ thường kém, thường là các loại cây
ưa sòng, có đời sống ngắn, gỗ mềm, nhẹ và sinh trưởng nhanh.
Cây có sự phân bố rộng về địa lý ít có cây đặc hữu cho từng
vùng.
- Xuất hiện các loài cây rụng lá trong thành phần quần thể
thực vật.
Tùy theo mục đích và điều kiện kinh tế xã hội của từng
vùng mà đặt ra các nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng thích hợp.
Nhìn chung, nó phải được đặt trong sư quản lý tổng thể nguồn
tài nguyên rừng chứ không vì mục đích cung cấp gỗ đơn thuần.
4.2.3. Thành lập các khu bảo tồn thiển nhiên và vườn quốc
gia.

129
4.2.3.1.. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Tuy nhiên
với cách khai thác và phá rừng như đã từng xảy ra trong thời
gian qua, tài nguyên rừng đã không có đủ khả năng tự nó tái tạo
nhiều nguồn tài nguyên giá trị của rừng, đặc biệt là rừng nhiệt
đới nguyên thủy dã bị suy giảm thăm chí biến mất ở nhiều nơi.
Việc bảo vệ tài nguyên rừng có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ đa
dạng sinh học trên trái đất.
Những cố gắng đầu tiên mang tính chất toàn cầu nhằm làm
giảm sú mất rừng trên thế giới đã dược tiến hành từ những năm
1973 – 1974 với việc thực hiển chương trình: “Con người và
sinh quyển” (MAB) do tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục
của liên hiệp quốc (UNESCO) tài trợ. Tiếp theo là các tổ chức
của quỹ bảo vệ động vật hoang dã trên thế giới (WWF), hiệp
hội bảo vệ thiên nhiên quốc tế (IUCN). Đến năm 1990 đã có
khảng 560 khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia được thiết
lập ở vùng rừng mưa nhiệt đới, với tổng diện tích khoảng
780.000 km2 (chiếm 4% tổng diện tích rừng mưa nhiệt đới).
Để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên cần lựa chọn một
diện tích rưng nhất định có khả năng bảo tồn tính đa dạng sinh
học của hệ sinh thái và duy trì những loài đặc hữu dược dặt ra
trên cơ sở sinh thái học và một diện tích vành đai bảo vệ bằng
khoảng 10% tổng diện tích rừng cần bảo vệ. Khu rừng được dự
định cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng cho nhu cầu
hiện tại cũng như tương lai ở các mức độ quản lý khác nhau.
Những khu vực này thường đi liền với việc quản lý rừng cho các
yêu cầu khác như bảo vệ đầu nguồn nước, chống xói mòn. Một
số nơi chọn khu bảo tồn thiên nhiên ở phạm vi lớn có địa hình
dao dụng rộng từ thấp đến cao. Trung đó có những khu vực nhỏ
được chọn cho những yêu cầu cụ thể (nếu có).
Mục tiêu cụ thể của khu bảo tồn thiên nhiên là:
1- Nhằm duy trì và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh
130
vật.
2- Bảo vệ những mẫu hệ sinh thái và nguồn đến di truyền.
3- Duy trì nguồn tiền sinh học.
4- Hình thành các khu vực nhằm bảo vệ một mâu hình hệ
sinh thái rừng hoàn chỉnh. Điều này có thể có sự kết hợp của các
chương trình quốc gia hoặc quốc tế.
5- Đáp ứng việc nghiên cứu và soạn thảo luật hoặc các quỵ
định bảo vệ thiên nhiên do quốc gia hoặc với sự hợp tác quốc
tế.
6- Phục vụ cho công tác nghiên cứu vé các phương diện
duy trì năng suất ổn định lâu dài của một hệ sinh thái hay hệ
thống sử dụng các biện pháp nông lâm kết hợp và các bện pháp
nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng nhiệt đới
(nguồn tiền các tài nguyên hàng hóa khác và bảo vệ đất),
4.2.3.2. Thành lập các vườn quốc gia
Các vườn quốc gia trên thế giới đã dược thành lập 'từ rất
sớm ở nhiều nước khác nhau. Như ở Nam Phi có vườn quốc gia
dược thành lập từ 189S, ở ấn Độ từ 1908, ở úc từ 1915, ở
Argentina từ 1909.
Hội nghị quốc tế về vườn quốc gia lần thứ nhất họp năm
1962 ở Washington (Mỹ) lần thứ hai họp năm 1972 cũng tại Mỹ
đã xem xét vấn đề thành lập vườn quốc gia ở các nước và đã chỉ
rõ một số khó khăn trong việc thành lập vườn quốc gia ở vùng
nhiệt đới như thiếu vốn thiếu vật liệu, thiếu sự tài trớ và ủng hộ
của các quốc gia cũng như các tổ chức tư nhân.
Tháng 11/1971, tổ chức quốc tế về chương trình con người
và sinh quyển (IAB) đã đề ra chương trình hành động cho công
tác bảo vệ thiên nhiên nhằm các mục đích: Duy trì tính đa dạng
sinh học trong các hệ sinh thái tú nhiên, đặc biệt là bảo tồn đa
dạng nguồn đen sinh học. Cung áp những khu 1ực sinh thái và
môi trường cho nghiên cứu cá bên trong hệ sinh thái lẫn các
131
vùng phụ cận. Cung cấp các có sở dẫn liệu cho giáo dục và đào
tạo. Để đạt được các mục đích lên các khu vườn Quốc gia cân
phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Một khu vực tự nhiên đại diện cho sinh khối.
- Một hệ sinh thái thống nhất cho một điều kiện nhất định.
- Các cảnh quan do tác động của con người cũng có thể
được hình thành trong các vườn quốc gia.
- Kể cả vùng chính và vùng đệm của vườn quốc gia đều
được dùng trên cơ sở bảo tồn sự đa dạng sinh học, đa dạng mục
đích sử dụng với mục tiêu hàng đầu là bảo tồn thiên nhiên.
4.2.4. Quản lý rừng bển vững và chứng chỉ rừng

Do sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiến nhiên và sự suy


thoái của môi trường toàn cầu từ năm 1980 đã xuất hiện khái
niệm phát triển bền vững. Khái niệm này được xác định trong
cuốn sách "Tương lai chung của chúng ta" (Our Common
Future) xuất bản năm 1987 là một sự phát triển nhằm đáp ứng
những nhu cầu hiện tại mà không gây hại đến khả năng của các
thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của mình. Tổ
chức quốc tế về gỗ nhiệt đôi (ITTO) đã vận đụng khái niệm này
để soạn thảo cuốn "Hướng dẫn quản lý bền vững rừng nguyên
sinh nhiệt đôi" (1990), "Tiêu chuẩn xác định mức độ quản lý
bền vững rừng nhiệt đới" (1992), "Hướng dẫn thiết lập và quản
lý bền vững rừng trồng nhiệt dội (1993), "Hướng dẫn bảo tồn đa
dạng sinh học trong rừng sản xuất nhiệt đới" (1993). Tổ chức gỗ
nhiệt đới cũng thông qua một chiến lược đến năm 2000 nhằm
tiến tới đạt được quản lý bền vững rừng nhiệt đới và buôn bán
gỗ nhiệt đới khai thác từ những khu rừng được quản lý bền
vững. Điều đó nghĩa là gỗ được bán ta cừ những khu rừng có
chứng chỉ được xác định là quản lý bền vững: Do vậy đã hình
thành khái niệm chứng chỉ rừng.
Chứng chỉ năng được đinh nghĩa là một quá trình dẫn đến
132
việc chứng nhận bằng văn bản do một tổ chức thứ ba (ngoài
người sản xuất gỗ) vì người tiêu dùng gỗ độc lập thực hiện các
nhận về địa điểm và hiện trạng quản lý của khu rừng sản xuất gỗ
là bền vững thông thường có hai nội dung cơ bản thực hiện
trong quá trình cấp chứng chỉ rừng là: Kiển toán rừng và dán
nhãn cho phép, chứng chỉ rừng ra đời nhằm đảo bảo với người
tiêu dùng về nguồn gốc đáng tin cậy của các sản phẩm rừng về
các mặt sản xuất bền vừng (tài nguyên không bị suy giảm), an
toàn về môi trường và tuân thủ các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Cũng cần nhấn mạnh rằng chửng chỉ rừng không phải là
công cụ duy nhất bảo đảm quản lý rừng bền vững mà chỉ đóng
một vai trò hô trợ quan trong. Nếu áp dụng thành công có thể
giúp cho việc định hướng các chủ trương chính sách của các
quốc gia xong việc thực hiện quản lý rừng bền vững. Chứng chỉ
rừng có thể đóng một vai trò như một kinh tế trong một hệ thống
các công cụ chính sách và không thể thay thế cá( quy định, luật
pháp và giáo dục tuyên truyền trong việc thực hiện quản lý rừng
bề vững.
Một vấn đề đặt ra khi cấp chứng chỉ rừng là ai hoặc tổ chức
nào có quyền cấp chứng chỉ và tiêu chuẩn nào xác định các
chứng chỉ rừng.
- Người cấp chứng chỉ riêng:
Người cấp chứng chỉ rừng dược xác định là một tổ chức thứ
ba độc lập có đủ tư cách và trình độ nghiệp vụ dược đông đảo
các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội công nhận đồng thời
được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm. Hiện nay tổ chức
chứng chỉ rừng quốc tế lớn nhất là Hội đồng quản trị rừng
(Forest Stewardship Council-FSC) thành lập năm 1993 tại đại
hội các sáng lập viên tổ chức ỏ Toronto, Canada. Hội đồng quản
trị rừng FSC đã ủy quyền cho bốn tổ chức được phép cấp chứng
chỉ rừng là.
+ Chương trình bảo tồn rừng thuộc hệ thống chứng chỉ khoa
học, một tổ chức vì lợi nhuận của Mỹ.
133
+ Chương trình chứng chỉ gỗ "Smait Wood" thuộc hiệp hội
rừng mưa (Tổ chức phi chính phủ).
+ Tổ chức chứng chỉ gỗ "Wood mark" thuộc Hội Thổ
nhưỡng Anh (Tổ chức phi chính phủ).
+ Tổ chức Lâm nghiệp vì lợi nhuận Anh.
Tiêu chuẩn chứng chỉ riêng:
Hội đồng quản trị rừng FSC đã đề ra 10 nguyên tắc về quản
lý rừng bền vững để làm căn cứ đánh giá thẩm định chứng chỉ
rừng, mỗi nguyên tắc gồm nhiều tiêu chí chi tiết áp dụng cho tất
cả các loại rừng tự nhiên kể cả rừng sản xuất gỗ và sản xuất các
sản phẩm khác. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà các nước xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững trên cơ sở
thảo luận và nhất trí giữa các tổ chức môi trường, kinh tế và xã
hội, phù hợp với những công ước quốc tế về môi trường và đa
dạng sinh học (UNCED, CITES, CBD, TFAP). Các nguyên tắc
và tiêu chí phải bao gồm mọi khía cạnh của quản lý kinh doanh
rừng như tuân thủ chính sách, pháp luật quyền và trách nhiệm sử
dụng đất, quyền của các cộng đồng địa phương phấn phối lợi
nhuận, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm chống ô nhiễm môi
trường, chăm sóc bảo vệ rừng, kiểm tra đánh giá rừng v.v.. Các
chủ rừng không nhất thiết phải đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của
FSC một cách nghiêm ngặt nhưng phải tuân thủ những nguyên
tắc quan trọng nhất.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 triệu ha rừng tự nhiên ờ
15 nước đã được FSC cấp chứng chỉ, chủ yếu ở Ba Lan, Mỹ,
Thụy Điển, Bỉ, Mêhicô; Brasil.
4.3. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
RỪNG VIỆT NAM

4.3.1. Mục tiêu

Mục đích quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam là nhằm bảo
134
đảm cho việc sử đụng bền vững tài nguyên rừng và đất rừng
quốc gia phù hợp với các mục tiêu của Nhà nước về kế hoạch
phát triển kinh tế nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi
trường. Các mục đích cụ thể là:
Bảo vệ và quản lý nguồn tài .nguyên rừng và đất rừng quốc
gia hiện nay cũng như trong tương lai trên cơ sở ổn định lâu dài
để đáp ứng nhu cầu của Nhà thước và nhân dân về lâm sản và
bảo vệ môi trường.
- Nâng độ che phủ rừng đạt 43% diện tích lãnh thổ.
- Nâng cao sản lượng rừng sản xuất.
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh
tế vào việc trồng, bảo vệ và quản lý phát triển rừng, sản xuất và
sử dụng có hiệu quả chê mặt hàng lâm sản thiết yếu khai thác từ
rừng trồng vì ích lợI của môi trường.
- Đóng góp cải thiện đời sống, tăng việc làm cho nhân dân,
đặc biệt là các cộng đồng dân tộc miền núi.
4.3.2. Một số chiến lược về chính sách lâm nghiệp quốc gia

Ở nước ta "Tết trồng cây" đã được Bác Hồ phát động từ


mùa xuân 1961. Phong trào này vẫn còn được duy trì cho đến
ngày nay và đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong dịp đầu
xuân mới. Năm 1968 Ban bí thư Trung ương Đang đã chỉ rõ
phải quản lý và bảo vệ chặt chẽ các khu rừng hiện có, nhất là
rừng đầu nguồn, song song với công tác tuyên truyền giáo dục
cần ban hành sớm luật về rừng. Năm 1972, Nhà nước đã ban
hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III (1960), và lần thứ
IV (1976) cũng đã đề cập đến vấn đề bảo vệ rừng và đương lối
phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, trong báo cáo chính
trị của BCHRU Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V
đã ghi: "Kiên quyết áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo
135
vệ khôi phục rừng. Nhất thiết chặn đứng tình trạng phá rừng,
cháy rừng; xây dựng và phát triển vốn rừng. Trước hết quản lý
được vốn rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, đẩy mạnh phong
trào trồng cây gây rừng theo hướng chuyên canh thâm canh từ
đó vươn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về gỗ củi, lâm
sản và đặc sản rừng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bảo
đảm việc bảo vệ môi trường góp phần giữ vững cân bằng sinh
thái trong cả nước và ở từng khu vực."
Để phát triển nguồn tài nguyên rừng, công tác quản lý rừng
ở nước ta cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề sau:
(1) Xây dựng một lâm phần quốc gia ổn định lâu dài bao
gồm rừng và đất rừng đồng thời cần phải được giữ gìn và quản
lý phù hợp vội mục tiêu về môi trường kinh tế và xã hội. Phấn
đấu đưa diện tích được che phủ bởi rừng ở các vùng sinh thái đạt
tỷ lệ như sau:

Vùng ven biển 10 %


Đồng bằng 5 – 10 %
Trung du 20 – 30 %
Núi thấp 40 – 50 %
(2) Xây dựng hệ thống các rừng phòng hộ, vườn quốc gia và
các khu bảo tồn thiên nhiên. Quy hoạch tất cả các khu rừng do
nhà nước quản lý và có kế hoạch quản lý khai thác hợp lý nguồn
tài nguyên rừng.
- Quản lý rừng phòng hộ để khai thác tốt đa chức năng của
rừng. Có thể tiến hành nông lâm kết hợp, khai thác lâm sản phải
có sự giám sát trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của địa phương về củi
đốt và lương thực, lâm sản và thu nhập.
- Quản lý rừng sản xuất để lấy gỗ các loại cây có giá trị cao,
đồng thời tham gia tối đa vào việc bảo vệ môi trường tiến hành

136
các biện pháp lâm sinh cần thiết để tăng cường sản lượng gỗ,
phát triển tài nguyền động vật rừng và các lâm sản khác ngăn
cấm khai thác gỗ trong các khu rừng sản xuất đã nghèo kiệt để
rừng có thể tái sinh tự nhiên.
- Điều chế rừng đặc dựng để bảo vệ tối đa những vùng chủ
yếu, xây dựng các vùng đệm xung quanh và các vùng hỗ trợ để
đáp ứng nhu cầu lâm sản của nhân dân địa phương.
(3) Động viên sự tham gia của tất cả các ngành và các thành
phần kinh tế vào việc bảo vệ rừng. Thực hiện giao đất giao rừng,
khôi phục lại diện tích rừng bị thoái hóa trong rừng ở các vùng
đất trống đồi núi trọc.
(4) Xây dựng bộ máy quản lý và hệ thống tổ chức cần thiết
để thực hiện được những mục tiêu bảo vệ rừng và phát triển bền
vững tài nguyên rừng .
4.3.3. Các chính sách và giải pháp quản lý phát triển tài
nguyên rừng Việt Nam.

Luật về rừng và hành động quản lý và phát triển tài nguyên


rừng (1991) đã xác định đất rừng bao gồm đất có rừng và các
đất chưa có rừng được quy hoạch cho trồng rừng. Từ cuối
những năm của thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 Việt Nam
đã thực hiện "Chương trình hành động về rừng", tuy nhiên
chương trình này chưa có hiệu quả cao. Từ năm 1993, chúng ta
đã chuyển dần từ chính sách quản lý Nhà nước đơn thuần sang
thực hiện chính sách mới về quản lý rừng theo phương thức
truyền thống với sự tham gia của người dân, gắn liền với việc
sử dụng đất một cách tổng hợp.
Chính sách và giải pháp cơ bản để quản lý, phát triển tài
nguyên rừng Việt Nam là chuyển từ nền lâm nghiệp tập trung
lấy lâm trường quốc doanh làm chính sang chính sách quản lý
mới gắn với nền lâm nghiệp xã hội có sự tham gia tích cực của
người dân. Họ được hưởng lợi ích từ rừng và gắn bó chặt chế
137
với rừng. Thực hiện giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp. Tiến tới tất cả rừng và đất rừng đều có
chủ quản lý thực sự, hướng tới xã hội hóa nghề rừng.
4.3.3.1. Quy hoạch sử dụng đất tâm nghiệp a xác định làm phân
ổn định.
Ngành lâm nghiệp hiện quản lý 9,3 triệu ha đất có rừng và-
9,7 triệu ha đất chưa có rừng. Rừng được chia làm 3 loại để lý
bảo vệ và phát triển khác nhau là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
và rừng sản xuất. Trừ diện tích núi đá trên 1 triệu ha, dự kiến
quy hoạch đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng là:
- Rừng phòng hộ: Quy hoạch 6 triệu ha, hiện đã có 3478,7
nghìn ha.
- Rừng đặc dụng: Quy hoạch 2 triệu ha, hiện có 898,3 nghìn
ha.
- Rừng sản xuất: Quy -hoạch 9,6 triệu ha, hiện có 4,9 triệu ha.
Tuy nhiên hiện nay việc xác định ranh giới cho mỗi loại rừng
còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trên thực tế. Tiêu chuẩn
xác định cho mỗi loại rừng chưa rõ ràng, khó thực hiện trong
quy hoạch. Trên thực tế nhiều diện tích đất không có rừng đã
được sử dụng và xâm canh. Ngành lâm nghiệp đang tiến hành
xác định ranh giới đất lâm nghiệp và các loại rừng từ xã, huyện
trở lên dễ có quy hoạch tổng thể, chính thức. Đây sẽ là cơ sở
quan trọng cho việc giao và khoán đất lâm nghiệp.
4.3.3.2. Chính sách giao đất khoán rừng.
Sau luật về bảo vệ và Phát triển rừng (1991) và luật đất đai
(1993), Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và các quy
định quan trọng trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt là
các Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 quy định về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định 02/CP ngày
138
15/1/1994 về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức; hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Chỉ
thị 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của thủ tướng Chính phụ
về việc đẩy mạnh việc hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất ở nông thôn vào
năm 2000.
Những quy định chính trong Nghị định 02/CP về việc giao
đất lâm nghiệp, thời gian và đối tượng được giao đất là:
- Đất lâm nghiệp được nhà nước giao cho tổ chức hộ gia
đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài bao gồm: Đất có rừng tự
nhiên đất dang có rừng trồng đất chưa có rừng được quy định để
gây trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật.
- Nhà nước đất lâm nghiệp do tổ chức hộ gia đình; cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài theo đúng mục đích sử dụng của từng
loại rừng.
Rừng phòng hộ, vùng khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật
được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống
xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên
nhiên mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của Quốc gia, nguồn tiền
thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch
sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi và du
lịch.
- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết
hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nhà nước giao dết lâm nghiệp có rừng tù nhiên: có rừng
trồng bẵng vốn của Nhà nước cho các tổ chức theo luận chứng
kinh tế kỹ thuật, dự án quản lý, xây dùng khu rừng được cơ
quan..quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: cho hộ gia

139
đình, cá nhân theo phương án quản lý, sử dụng rừng dược cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để bảo vệ,
phát triển và sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch kế hoạch
của Nhà nước.
- Nhà nước giao đất lâm nghiệp chưa có rừng giao đất vùng
khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật và có chính sách đầu tư, hỗ
trợ hợp lý để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo quy hoạch của Nhà nước.
Đối với đất có rừng, đất chưa có rừng mà chưa giao cho tổ
chức, hộ gia đình cá nhân nào thì Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ
Nóng nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý Nhà
nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp Chính phủ, ủy ban nhân
dân các cấp tổ chức quản lý và có kế hoạch từng bưu dưa vào sử
dụng.
- Đối tượng được giao đất lâm nghiệp: Tổ chức,gồm các
Ban , quản lý khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng các doanh
nghiệp Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Ngư nghiệp, các trang trại, xí
nghiệp giống lâm nghiệp; các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân; trường học, trường dạy nghề; các tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế khác. Các hộ gia đình cư trú tại địa phương
được ủy ban nhân dân xã, phường; thị trấn xác nhấn; và các cá
nhân.
- Thời gian giao đất lâm nghiệp để xử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp được quy định,như sau
Đối với tổ chức của Nhà nước thời hạn giao đ.Jư -c quy
định theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Đối với các tổ
chức khác, hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Hết thời.hạn quy
định nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân độ vẫn có nhu cầu và sử
đụng đúng mục đích thì được Nhà nước giao tiếp. Nếu trồng các
loài cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm được nhà nước giao
tiếp cho đến khi thu hoạch sản phẩm chính.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất lâm nghiệp:
140
Người sử dụng đất lâm nghiệp có các quyền lợi sau:
+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.
+ Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên
diện tích đất lâm nghiệp được giao.
+ Được hưởng thành quả lao động, kết quả dầu tư trên diện
tích dết được giao theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án
đầu tư hoặc theo hợp đồng khoán.
+ Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc
bảo vệ và phát triển rừng.
+ Được đền bù bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu
tư trên đất được giao theo thời giá thị trường và hiện trạng của
rừng đất trồng rừng trong trường hợp bị thu hồi theo quy định
của pháp luật.
+ Được thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, chuyển đổi
quyền sử dụng đất lâm nghiệp dược giao theo quy định của
pháp luật.
+ Được miễn hoặc giảm thuế trong trường hợp gây trồng
rừng trên đất trống, đồi núi trọc theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ sau:
+ Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các
quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển đất lâm
nghiệp được giao.
+ Đền bù, bồi hoàn theo thời giá cho chủ rừng, đất trồng
rừng bị thu hồi để giao cho mình theo quy định của pháp luật.
+ Nộp thuế theo quy định của pháp luật.
4.3.3.3. Các hình thức quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất
- Rừng phòng hộ:

141
Đất lâm nghiệp được quản lý phòng hộ gồm : Phòng hộ đầu
nguồn, phòng hộ chắn gió chắn cát bay, phòng hộ chắn sóng gần
biển, phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ giao cho các Ban quán lý các khu rừng
phòng hộ được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ (hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dán tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương). Việc quản lý các khu rừng này để bảo vệ, và được
xây dựng theo quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt.
Đối với các khu rừng phòng hộ đã giao cho các tổ chức
(kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp của Nhà nước,
đơn vị vũ trang nhân dân hoặc các tổ chức khác), Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị này có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ,
xây dựng các khu rừng đó theo quy hoạch, kế hoạch được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Đối với các khu rừng phòng hộ có diện tích nhỏ trong
phạm vi của một xã, chôn, bản nhưng chưa giao cho người sử
dụng cụ thể; Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ
chức quản lý, bảo vệ, xây dựng theo sự hướng dẫn của cơ quan
quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương.
Nhà nước giao đất trồng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân để gây trồng rừng phòng hộ hoặc khoanh nuôi, bảo vệ
thảm thực vật được kết hợp với sản xuất kinh doanh lâm nghiệp,
nông nghiệp, ngư nghiệp ở các vùng sau đây: Vùng phòng hộ
đầu nguồn ít xung yếu; vùng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
vùng phòng hộ chắn sóng, lấn biển mà đất đã ổn định; và vùng
phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Vùng rất xung yếu là phần đầu nguồn có độ dốc > 250 núi
đá nơi dễ bị sạt lở, mái dốc phía đường vận chuyển ô tô và đổ về
hồ chứa được tự nhiên cũng như nhân tạo. Vùng xung yếu
thường có độ dốc từ 21 – 250 mà trên đó rừng là chính. Vùng ít
xung nếu có độ dốc là 15 - 20o, trên diện tích và sẽ làm rừng,
trồng cây kết hợp làm vườn cây ăn quả. v.v...
- Rừng đặc dụng:
142
Các rừng đặc dụng gồm vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên
nhiên; khu rừng văn hoá - xã hội, di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, nghiên cứu thí nghiệm khoa học.
Rừng đặc dụng giao cho ban quản lý các vườn Quốc gia
khu bảo tồn thiên nhiên (được xác lập theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ) để quản lý, bảo vệ. Cụ thể được quy định như
sau: Đối với khu vực bảo tồn nguyên vẹn, nhưng chưa có điều
kiện chuyển dân ra khỏi vùng này, Ban quan lý khu rừng đắc
dụng giao khoán cho các hộ gia đình diện tích rừng phải được
bảo vệ theo hợp đồng khoán. Đối với khu phục hồi sinh thái,
Ban quản lý khu rừng giao cho các hộ gia đình diện tích phải
bảo vệ rừng, gây trồng rừng theo hợp đồng khoán. Đối với đất
trồng các cây hàng năm trong các khu rừng nói trên Ban quản lý
khu rừng có quyền giao lại cho họ gia đình, cá nhân sử dụng đất
để sản xuất nông nghiệp theo các quy định của pháp luật. Đối
với các khu rừng văn hóa-xã hồi, di tích lịch sử danh lam thăng
cảnh, nghiên cứu thí nghiệm được cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền xác lập thì giao cho Ban quản lý các công trình này
quản lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có dân
cư và đất trồng cây hàng năm trong khu vực này thì cũng được
giao lại cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định của
pháp luật.
Rừng sản xuất:
Rừng sản xuất được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia
cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sử dụng. Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất để trồng rừng,
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngữ nghiệp kết hợp ở các
vùng đất trống, đồi núi trọc. Nhà nước có chính sách hỗ trợ
trong việc trồng rừng, sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp, tổ
chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản bẩm và xây dựng kết cấu
hạ tầng.
4.3.3.4. Chương trình 327 và chương trình phục hồi 5 triệu ha
rừng .
143
Đây là những chương trình lớn của Quốc gia nhằm thúc đẩy
việc trồng rừng, bảo vệ và tăng cường nguồn tài nguyên rừng
cho đất nước. Chương trình 327 đã được thực hiện từ 1993, sau
đó được bổ sung vào năm 1995. Năm 1998, chúng ta bắt đầu
thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng.
Chương trình 327:
Chương trình 327 được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký
ngày 15/9/1992 về chính sách bảo vệ rừng, sử dụng đất trống,
đồi núi trọc, bãi bồi và mặt nước. Chương trình được thực hiện
thông qua các dự án do Nhà nước cấp kinh phí nhằm phủ xanh
đất trống dồi núi trọc, nâng cao độ che phủ của rừng và mở rộng
cho nhiều khu vực khác nhau kể cả bãi bồi và mặt nước. Từ
năm 1995 chỉ tập trung vào bảo vệ diện tích rừng hiện có và
trồng rừng mới trên các vùng được quy hoạch là rừng phòng hộ,
đặc dụng và các vùng đệm vườn quốc gia.
Mục tiêu chính của chương trình 327 là:
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng yết môi trường.
Định canh, định cư gắn liền và Phát triển kinh tế xã hội.
Ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
những người mới địng cư.
Tăng cường sự phục hồi tài nguyên đất nước.
Tăng cường an ninh quốc phòng quốc gia.
Kết quả của chương trình 327 đã đạt được là:
Quản lý và bảo vệ 1,6 triệu ha rừng trồng được trên 1,3 triệu
ha rừng bao gồm 700.000 ha khoanh nuôi bảo vệ và trồng mới
640.000 ha; trồng trên 88 nghìn ha cây công nghiệp và cây ăn
quả và trên 31nghìn ha vườn nhà; tạo được trên 466 nghìn việc
làm; xây dựng được khoảng 5 nghìn tìm đường giao thông nông
thôn, trên 88 nghìn m2 trường học, gần 17 nghìn trạm xá thực
hiện hàng nghìn dự án tưới tiêu nhỏ, và cung cấp nước sạch cho
144
trên 20.000 hộ gia đình (Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, được trích dẫn bởi Jyrki Salmi và cộng sự,
1999).
Trong thời kỳ 1986 - 1992, ở nước ta đã đưa vào trồng
khoảng 40 loài cây rừng khác nhau. Trong đó: diện tích bạch
đàn chiếm 46%, thông 17%, các loài cây bản địa là 37%. Trong
chương trình trồng rừng gần đây, các loài cây bản địa đã được
chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên các cây bản địa thường có khả năng
sinh trưởng chậm, chu kỳ dài và ít thích hợp cho vùng đất trống
đồi trọc, nơi mà đất đã bị .thoái hóa. Một số loài cây trồng rừng
chủ yếu áp dụng cho các vùng ở Việt Nam được trình bày ở
bảng 18.
Đề án đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên:
Một trong những nguyên nhân làm suy thoái chất lượng
rừng là tình trạng khai thác quá mức tăng trưởng của rừng và
khai thác nhiều lần trên cùng một diện tích. Hậu quả là khoảng
60% diện tích rừng hiện nay là rừng nghèo kiệt với trữ lượng gỗ
< 80 m3/ha rừng trung bình chiếm 33% với trữ lượng 80-150
m3/ha. Nhiều diện tích rừng tự nhiên cần phải có thời gian để
phục hồi phát triển nhằm đảm việc cung cấp gỗ cho tương lai.
Năm 1990 khối lượng gỗ khai thác khoáng 4.4 triệu m3. Từ
khi có lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn, lượng gỗ khai thác giảm
còn 2,5 - 2,8 triệu m3/năm, và những năm gần dây chì còn 700
nghìn m3/năm. Việc ngừng khai thác gỗ ở những diện tích rừng
nghèo hoặc trung bình để nuôi dưỡng được hiểu với thuật ngữ
"Đóng cửa rừng tự nhiên". Theo dự án đề xuất giảm từ 241 lâm
trường hiện đang khai thác xuống còn 105 lâm trường và chì
chọn những rừng có trữ lượng giàu và trung bình để khai thác.
Diện tích cho khai thác hàng năm giảm từ 20 nghìn ha (1996)
xuống còn 12 nghìn ha vào năm 2000, với lượng khai thác vào
khoảng 300 nghìn m3 gỗ/năm.

145
Bảng 17. Một số loài cây trồng rừng chủ yếu cho các vùng
ở Việt Nam , (Theo Hoàng Hòe. 1998)
vùng Những cây đã được khẳng định Nhưng cây có
triển vọng

Tây Bắc Lát hoa, May sao,Cọ phèn, Cọ Pơ mu,Du sâm.


thiết, Đậu thiều, Muỗm, Trầu. Tố hạp hương
Trung tâm Bắc bộ Bạch đàn (Camaldulensis Keo lá to. Keo
urophylla exsea), Bồ đề,Mỡ, Tre. lá năm. Ván
Diễn, Quế Cheo. Dẻ. Quế
Đông Bắc Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lá trảm.
Sa mộc, Bạch đàn, Hồi . Keo dâu Dõi.
Đồng bằng Bắc bộ Phi lao, Tre gai, Mây, Xoan ta, Huỳnh Cảm xe.
Bạch đàn Dâu rái. Lá
Bắc Trung bộ Phi lao, Thông nhựa, Lát hoa. buồng.
Mỡ. Thông Caribe
Nam Trung bộ Tre, Luồng Trám. Giới
Tây Nguyên Đào k n hột. Muông đen. Keo lá xanh Cám xe.
năm. Bach đàn Ven vén. gọ đỏ
Đông Nam bộ Thông 3 lá. Thông nhựa. Muông Sao đen. nén
đen. Cây họ đậu ven. Dầu rai
Đồng bằng sông Tếch. Dấu rái. Đảo rón hột. Keo
Cửu Long lá trám. Bach đàn
Chương trình phục hồi 5 triệu ha rừng ( gọi tắt là chuơng
trình 5 triệu ha)
Thực hiện Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998.
Chính phủ Việt Nam đã tiến hành chương trình quốc gia nhằm
khôi phục 5 triệu ha rừng. Dự án sẽ kéo dài trong 13 năm, từ
1998 đến 2010.
Mục tiêu chủ yếu của chương trình là:
+ Thiết lập 5 triệu ha rừng bằng tái sinh tự nhiên và trồng
mới để đưa diện tích che phủ cả nước từ 28 % năm 1990 lên
43% tương ứng vào năm 1943 được coi là tỷ lệ bảo đảm an toàn
sinh thái môi trường, nhằm giảm thiểu các thảm họa tự nhiên,

146
bảo vệ nguồn nước và bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm,
góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập
cho người dân địa phương, ổn định chính trị xã hội và an ninh
quốc phòng các vùng biên.
+ Cung cấp gỗ củi làm nguyên liệu giấy và cung cấp cho
các ngành công nghiệp khác, thỏa mãn nhu cầu gỗ củi cho tiêu
dùng trong nước cũng như cho xuất khẩu. Góp phần phát triển
kinh tế xã hội cho các vùng núi.
Nhiệm vụ của chương trình 5 triệu ha rừng gồm:
+ Thiết lập 2 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng, trong đó
có 1 triệu ha trồng mới và 1 triệu ha khoanh nuôi bảo vệ kết hợp
trồng bổ sung làm giàu rừng.
+ Thiết lập 3 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có 2 triệu ha
cho sản xuất nguyên liệu giấy sản xuất gỗ chống hầm lò, gỗ cho
xây dựng gia dụng và công nghiệp chế biến gỗ 1 triệu ha gồm
các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
+ Trồng rừng phân tán ở các vùng đất trống.
Các chính sách để thúc đẩy quá trình thực hiện:
- Chính sách đất đai:
+ Giao đất trồng rừng phòng hộ vì rừng đặc dụng.
+ Giao đất và cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
+ Xác định các giới hạn và dụng đất để giao và cho thuê.
+ Phát hành các giấy chứng nhận sử dụng đất.
- Chính sách đầu tư và tín dụng:
+ Đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho việc bảo vệ rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng, khoanh nuôi cho tái sinh và trồng
bổ xung làm giàu rừng, trồng rừng phòng hộ. Trồng các loại cây
rừng quý hiếm với chu kỳ trên 30 năm. Phí quản lý cho các dự
147
án bảo vệ rừng đặc dụng. Nghiên cứu khuyến nông - lâm, xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao đất và phí cấp giấp chứng nhận quyền
sử dụng đất.
+ Quỹ tín dụng cho việc bảo vệ và trồng rừng bảo vệ ở
những xung ít xung yếu hoặc trồng rừng sản xuất.
- Các chính sách cho người hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm:
+ Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ưu tiên cho các
hộ nghèo. Các hộ quản lý rừng được thu hái củi và các sản phẩm
tỉa thưa rừng, các sản phẩm rừng ngoài gỗ dưới tán rừng.
+ Đối với rừng sản xuất: Các hộ dầu tư vào rừng sản xuất là
các chủ rừng và có quyền quyết định thời gian và hình thức thu
hoạch nhưng phải trồng lại trong vòng 2 năm sau khi thu hoạch.
Được tự do lưu thông toàn bộ sản phẩm rừng. Khuyến khích
việc chế biến và xuất khẩu các hàng hóa đã qua chế biến. Các
chính sách ủng hộ việc tiêu dùng các sản phẩm từ rừng tự ông
để bảo đảm người trồng rừng có lợi.
Chính sách thuế:
+ Ưu đãi thuế đối với việc trồng rừng, cây công nghiệp lâu
nám và cho quá trình chê biến hàng hoá.
+ miễn thuế tài nguyên thiên nhiên, cho các sản phẩm thu
hái từ rừng trong.
+ Miễn thuế gián tiếp cho các sản phẩm từ rừng trồng.
- Chính sách về khoa học và kỹ thuật:
Tập trung vào việc sử dụng các loại cây rừng có giá trị cao
có khả năng thích ứng với điều kiện Việt Nam, các kỹ thuật
thâm canh sản xuất giống và chất lượng hạt giống.
- Đầu tư và hợp tác của nước ngoài:
+ Khuyến khích đầu tư nước ngoài cho việc trồng rừng dưới
dạng liên doanh các dự án thuê đất có 100% vốn nước ngoài.

148
+ Ưu tiên sử dụng vốn từ quy ODA (Ofilcial Development
Assistance) và tìm cách huy động tất cả các nguồn tài trợ quốc
tế.
4.3.3.5. Cuộc vận động định canh định cư.
Chính phủ đã tiến hành cuộc vận động định canh định cư từ
năm 1968 và tới nay còn tiếp tục thực hiện thông qua các dự án
của Nhà nước. Trước đây, nước ta có khoảng 3 triệu người du
canh thi hiện nay đã định cư được khoảng 2 triệu người trong đó
mới có khoảng 1 triệu người có đời sống tương đối ổn định. Gần
xuất hiện dòng người chủ yếu là đồng bào thiểu di cư từ các tỉnh
phía Bắc vào Tây Nguyên đã gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ
rừng tự nhiên. Vì vậy vấn từ định canh định cư hrạn chế đốt
nương làm rẫy nâng cao đời sống và dân trí cho đồng bào thiểu
số các vùng rừng núi là một trong những chính sách chú trọng
mà Chính phủ quan tâm nhằm tăng cường việc bảo vệ và quản
lý tốt rừng tự nhiên hiện có.
Rừng là một tài nguyên quan trọng của đất nước, nó không
chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có vai trò to lớn bảo vệ môi
trường sinh thái. Tất cả các chính sách, các giải pháp được đưa
ra đều nhằm mục đích quản lý bền vững tài nguyênrừng hiện có
và phát triển văn rừng cho tương lai. Những vấn để nổi bật góp
phần quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng cho tương lai. Những
vấn đề nổi bật góp phần phần ổn định cho cả 3 loại rừng phòng
hộ, đặc dụng và sản xuất trên thực tiễn: (2) Xác định rõ các chủ
rừng: (3) Xác định các quyền lợi và nghĩa vụ để tạo điều kiện
cho người dân gắn bó với rừng và được hưởng lợi từ rừng.
Trong thực tiễn hiện nay đã có nhiều hình thức sở hữu rừng,
chủ yếu dưới các dạng sau đây: Rừng Nhà nước, do các tổ chức
Nhà nước quản lý (các Ban quản lý rừng, các hạt kiểm lâm, các
Ijâm trường, ...), các tổ chức này có quyền giao khoán cho các
hộ gia dính gây trồng bảo vệ rừng theo thời gian và quy ước cụ
thể. Rừng tập thể là các rừng Nhà nước giao cho các hợp tác xã
nông -l âm nghiệp quản lý rừng cộng đồng do các thôn bản quản
149
lý, thường đã được hình thành từ nhiều thế hệ nối tiếp nhau;
hiện nay nhiều tỉnh cũng tiến hành giao một số diện tích rừng
nhất định cho thôn bản quản lý dưới 'hình thức rừng cộng đồng.
Rừng của các hộ gia đình, cá nhân được hình thành trong quá
trình giao đất giao rừng của Nhà nước chủ yếu là rừng trồng.
Hiện nay, ngành lâm nghiệp cũng đang tiến hành nghiên
cứu soạn thảo các quy định chuẩn bị cho việc cấp chứng chỉ
rừng. Trước mắt cần xác định các tiêu thức chủ yếu cho một khu
rừng được cấp chứng chỉ. Ngoài các giải pháp thực hiện trong
nước, Việt Nam còn tham gia ký kết và thực hiện các công ước
quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thực hiện một cách
có hiệu quả việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
rừng.

150
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Hòe (Chủ biên): 1998. Bảo vệ và phát triển tài


nguyên rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.
2. Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành. 1997. Môi trường và phát
triển bền vững ở miền núi. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
3. Phùng Ngọc Lan; Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc
Hiệp, Trần Cẩm Vân. 2000. Đất và Môi trường. Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
4. Phùng Ngọc Lan. 1986. Lâm sinh học. Tập 1. Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội.
5. Hoàng Thị Sản, Lê Trọng Cúc. 1978. Sinh quyển và vị trí
con người. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Sinh . (Chủ biên). 1984. Một trường và tài
nguyên Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Lê Bá Thảo. 1977. Thiên nhiên Việt Nam. Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.
8. Thái Văn Trừng. 1970, thảm thực vật rừng Việt Nam.
Nxb , Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ
rừng. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội; 1998.
10. Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của
Chính phủ Ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ơn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
11. Viện điều tra quy hoạch rừng. 1995. Báo cáo tồng kết
chương trình đánh giá và theo dõi diển biến tài nguyên rừng
toàn quốc giai đoạn 1991-1995.
151
12. Castren. 1999. Timbe trade and wood flow study.
Country report, Vietnam a report produed by project Poverty
reduction and environmental management in remote GMS
watersheds.
13. Chris C. Lark. 1995. Tropic81 Rain Forest Biddes Ltd.
Guidford and King's Lynnll .
14. David W. Klemperer. 1996. Forest Resource Kconomics
8nớ Finance. Mc Graw-Hill, Inc.
15. Do Dinh Sam. 1994. Shifting cultivatlon in vietnam:
The social, economic and environmental values relative to
alternative land use. IIED, LonDon.
16. Ellis S. and A. Mellor. 1995. : Soil and Environment.
Routlege, New York.
17. Gro Harlem Brundtland et al 1987: Our Common Future
WCED (World Comission on environment and Derelopment).
18. Helmut Dotzaner. 1998. The potential of secondary
fqre8t nanagement from a development pohcy point of view.
Plant Research and development: Focus on: Forest Management
and Sustainabihty. Vol 47/49 Institute for Scientiflc Cooperation
Tubingen, Germany.
19. Jyrki Salmi, Nguyen Xuan Nguyen, 1e Quang Trung.
1999 Study on Financing Strategy for Sustainable Forest.
Management in Vietnam. Ministry of Agriculture. and Rụral
Development, intẹrnational Cooperatlon Department. Hanoi,
Dec.1999.
20. Loeschau et al 1988 Focestry Resources Management
and Agroforestry. UNEPUNESCO International Post Gtaduate
eoưrse in ecơlical - Approarch to : Resource Development. Land
Manaơement and Impact Assessment in Developing Countnes.
Germany. Vol. 1,2,3,4

152
21. Mather A.S. and K. Chapman. 1996. Environment
Resources Longman, Singapore Publishers Ltd. 22. Nguyen
Tuong Van. 1997. Country report-vietnam. Asia Pacific forestry
sector outlook study Working paper series No. APFSOS/WPI31.
Rome-Bangkok.
23. Wolfgang Tzschuphe. 1998. Forest sustainability: A
contribution to Conserving the Basis on Our Existance. Plant
Research and Development: Focus on Forest Management and
Sustlinability.Vol. 47/49. 1nstitute for Seientiflc Cooperation,
Tubingen, Germany.

153
MỤC LỤC
TÀI NGUYÊN RỪNG................................................................ 1
MỞ ĐẦU ................................................................................ 3
Chương I: ................................................................................ 6
NHỮNG KHÁI NIÊM CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA SINH THÁI
CỦA RỪNG............................................................................ 6
1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỪNG............................................. 6
1.1.1. Rừng là một hệ sinh thái . ..................................... 6
1.1.2. Rừng là một quần lạc sinh địa............................. 12
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
ĐẾN RỪNG...................................................................... 14
1.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự hình
thành và phân bố rừng................................................... 14
1.2.2. Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng và phát
triển của rừng. ............................................................... 17
1.2.3. Ảnh hưởng của dải đất đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây rừng.......................................................... 21
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG ĐẾN KHÍ HẬU VÀ
ĐẤT ĐAI . ........................................................................ 22
1.3.1. Ảnh hưởng của rừng đến các yếu tố khí hậu...... 22
1.3.2. Ảnh hưởng của rừng đến đất đai......................... 25
1.4. QUÁ TRÌNH TÁI SINH VÀ DIỄN THỂ RỪNG ..... 30
1.4.1. Tái sinh rừng ....................................................... 30
1.4.1.1. Khái niệm......................................................... 30
1.4.1.2. Đặc điểm tái sinh rừng nhiệt đới...................... 32
1.4.2. Diễn thế rừng . .................................................... 33
1.4.2 .1. Khcái niệm ...................................................... 33
1.4.2.2. Nguyên nhân diễn thế rừng.............................. 34
1.4.2.3. Quá trình diễn thế nguyên sinh . ...................... 34
1 4.2.4. Quá trình diễn thế thứ sinh............................... 36
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG. .............................................. 40
2.2.. PHÂN LOẠI RỪNG ÔN ĐỚI.................................. 40
2.3. PHÂN LOẠI RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ Ở VIỆT NAM
........................................................................................... 42
154
2.3.1. Phân loại rừng nhiệt đới...................................... 42
2.3.2. Phân loại rừng Việt Nam .................................... 44
2.3.2.1.. Phân loại rừng theo phát sinh học................... 44
2.3.2.2. Phân tán rừng theo trạng thái và chức năng..... 55
Chương 3............................................................................... 57
TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
............................................................................................... 57
3.1. SỰ HÌNH THÀNH THẢM CÂY GỖ CỦA RỪNG . 57
3.1.1. Những nguyên lý cơ bản trong hình thành các kiểu
rừng. .............................................................................. 57
3.1.2. Đặc điểm một số kiểu rừng ở vùng nhiệt đới...... 58
3.1.2.1. Rừng mưa nhiệt đới. ........................................ 58
3.1.2.2. Rừng nhiệt đới ẩm rụng lá (semi Decidllolls
Tropical Forest)............................................................. 59
3.1.2.3. Rừng nhiệt đới khô rụng lá (Deciduous Tropicar
Dry Forest ) ................................................................... 59
3.1.2.4. Quần hệ cây gỗ thưa (Open Woody Formations)
....................................................................................... 60
3.1.2.5 Quần hệ cây bụi nhiệt đối (Tropical Shrub
Formations) ................................................................... 60
3.2. TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN THẾ GIỚI................. 60
3.2.1. khái niệm chung. ................................................. 60
3.2.2. Diễn biến tài nguyên rừng trên thế giới .............. 62
3.2.2.1. Phân bố rừng trên thê giới................................ 62
3.2.2.2. Sự phân bố các loại rừng ở vùng nhiệt đới. ..... 64
3.2.2.3. Xu hướng biến động tài nguyên rừng trên thế
giớ.i ............................................................................... 66
3.2.2.4 Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng và suy
thoái rừng trên thế giới.................................................. 68
3.2.3. Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới.
....................................................................................... 73
3.3. TÀI NGUYÊN RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI............... 76
3.3.1. Sự phân bố và cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới.. 76
3.3.1.1. Diện tích và phân bố rừng thưa nhiệt đới. ....... 76

155
3.3.1.2. Tuổi và tính ổn định của rừng mưa nhiệt độ.... 78
3.3.1.3. Cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới...................... 79
3.3.2. Đa dạng sinh học trong rừng mưa nhiệt đới........ 82
3.3.3. Vòng tuần hoàn dinh dưỡng và đất rừng thưa nhiệt
đới ................................................................................. 84
3.4. TÁC ĐỘNG VÀ THIỆT HẠI DO VIỆC PHÁ RỪNG
MƯA NHIỆT ĐỚI . .......................................................... 85
3.4.1. Mất đa dạng sinh học .......................................... 85
3.4.2. Mất tài nguyên thiên nhiên.................................. 87
3.4.3. Ảnh hưởng của phá rừng đến khí hậu địa phương,
vùng và toàn cầu. .......................................................... 89
3.5. TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM. ......................... 92
3.5.1. Diện tích, phân bố và trữ lượng rừng Việt Nam . 92
3.5.2. Đa dạng tài nguyên sinh vật rừng Việt Nam....... 98
3.5.3. Hệ thống rừng phòng hộ và đặc dụng của Việt
Nam............................................................................. 104
3.5.4. Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Việt Nam
..................................................................................... 108
3.5.5. Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở
Việt Nam. .................................................................... 113
Chương 4............................................................................. 116
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN RỪNG. .............................................................. 116
4.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN RỪNG ........................................................... 116
4.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN RỪNG................................................... 118
4.2.1. Kiểm kê đánh giá tài nguyên rừng là cơ sở cho
việc đặt kế hoạch quản lý và phát triển bền vững tài
nguyên rừng. ............................................................... 118
4.2.1.1. Nhiệm vụ của lâm nghiệp. ............................. 118
4.2.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của quản lý tài nguyên
rừng ............................................................................. 119
4.2.1.3. Kiểm kê tài nguyên rừng ............................... 121

156
4.2.2. Khai thác hợp lý và sử dụng đa dạng tài nguyên
rừng. ............................................................................ 123
4.2.2.1. Khai thác hợp lý và việc sử dụmg đa dạng tài
nguyên rừng. ............................................................... 123
4.2.2.2. Các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên
rừng. ............................................................................ 124
4.2.2.3. Một số vấn đề trong quản lý rừng ở vùng nhiệt
đới ............................................................................... 125
4.2.3. Thành lập các khu bảo tồn thiển nhiên và vườn
quốc gia. ...................................................................... 129
4.2.3.1.. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên ......... 130
4.2.3.2. Thành lập các vườn quốc gia ......................... 131
4.2.4. Quản lý rừng bển vững và chứng chỉ rừng ....... 132
4.3. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM....................................... 134
4.3.1. Mục tiêu ............................................................ 134
4.3.2. Một số chiến lược về chính sách lâm nghiệp quốc
gia................................................................................ 135
4.3.3. Các chính sách và giải pháp quản lý phát triển tài
nguyên rừng Việt Nam................................................ 137
4.3.3.1. Quy hoạch sử dụng đất tâm nghiệp a xác định
làm phân ổn định......................................................... 138
4.3.3.2. Chính sách giao đất khoán rừng..................... 138
4.3.3.3. Các hình thức quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất ................................................. 141
4.3.3.4. Chương trình 327 và chương trình phục hồi 5
triệu ha rừng . .............................................................. 143
4.3.3.5. Cuộc vận động định canh định cư.................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 151

157

You might also like