You are on page 1of 4

[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] 2009

AXIT, BAZƠ, MUỐI VÀ pH CỦA DUNG DỊCH


1. Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ, trong đó số ion SO42, khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2, đốt nóng, cho
một khí, một kết tủa X, một dung dịch Y. Dung dịch Y sau khi axit hoá bằng HNO3, tạo với AgNO3 kết tủa trắng hoá
đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung được a gam chất rắn Z. Giá trị của a thay đổi tùy lượng Ba(OH)2 dùng: Nếu
vừa đủ a đạt cực đại, còn lấy dư a giảm dần đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51g thấy Z chỉ
phản ứng hết với 50 ml dung dịch HCl 1,2M và còn lại bã rắn nặng 6,99g. Lập luận xác định 2 muối trong dung dịch.
(Đại học Bách Khoa TPHCM năm 1991)
2. Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl, CuCl2, NaCl với điện cực
trơ, có màng ngăn.
Hãy cho biết pH của dung dịch sẽ thay đổi như thế nào (tăng hay giảm) trong quá trình điện phân?
(Đại học Y Thái Bình năm 1995)
3. a. Nếu lần lượt nhúng giấy quỳ tím vào các dung dịch các muối sau đây: (1) NH4Cl; (2) KNO3; (3) Na2S thì quỳ
tím có màu gì? Giải thích vắn tắt và viết phương trình phản ứng minh họa.
b. Phèn chua là gì? Viết công thức hoá học của nó. Giải thích tác dụng của phèn chua làm cho nước trong. Viết
phương trình phản ứng minh họa.
(Học viện công nghệ bưu chinh Viễn thông năm 1998)
4. Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính: NH4+; Al(H2O)3+; C6H5O; S2;
Zn(OH)2; Na+; Cl? Tại sao?
Hoà tan 5 muối NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, C6H5ONa vào nước thành 5 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dich
một quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì? Tại sao?
(ĐạI học Y dược TPHCM năm 1996)
5. a. Hãy đánh giá gần đúng pH (> 7, = 7, < 7) của các dung dịch nước của các chất sau đây:
(1) Ba(NO3)2, CH3COOH, Na2CO3
(2) NaHSO4, CH3NH
b. Trong số chất trên, những chất nào có thể phản ứng với nhau? Nếu có, hãy viết phương trình phản ứng ion thu
gọn.
(Đại học Thăng Long năm 1997)
6. Trình bày hiện tượng thuỷ phân của hợp chất vô cơ và nêu bản chất của hiện tượng đó. Nước đóng vai trò gì trong
quá trình thuỷ phân, cho ví dụ minh họa.
(Đại học Hằng Hải năm 1998)
7. Theo định nghĩa mới về axit, bazơ thì NH3, NH4 chất nào là axit, chất nào là bazơ? Cho phản ứng minh họa, giải
thích tại sao NH3 có tính chất đó.
(Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông năm 1999)
8. Theo quan niệm mới về axit - bazơ (theo thuyết Bronstet) thì phèn nhôm – amoni có công thức là NH4Al(SO4)2.
12H2O và xô đa có công thức là Na2CO3 là axit hay bazơ. Viết các phương trình phản ứng để giải thích.
(Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông năm 2000)
9. a. Thế nào là muối trung hoà, muối axit? Cho ví dụ. Axit photphorơ H3PO3 là axit, 2 lần axit, vậy hợp chất
Na2HPO3 là muối axit hay muối trung hoà?
b. Chỉ dùng quỳ tím và các dung dich HCl và Ba(OH)2 có thể nhận biết được ion nào trong dung dịch chứa đồng thời
các ion sau:
Na+, NH4, CO32, HCO3 và SO42
(Đại học Đà Lạt năm 1995)
10. Các dung dịch KCl; K2CO3; NH4Cl; (CH3COO)2Ba có môi trường gì? Giải thích.
(Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1995)
11. Viết phản ứng tạo thành NH4Cl từ HCl và phương trình điện li của NH4Cl trong dung dịch nước. Trình bày sự tạo
thành các liên kết N-H trong ion NH4+. Cho HCl tác dụng vừa đủ với dung dịch amoniac, dung dịch thu được có pH
như thế nào?
(Đại học Quốc gia TPHCM - Đại học Đại cương năm 1996)
12. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm (khối lượng) của chất tan trong dung dịch bão hoà.
(ĐH Ngoại Thương năm 1994 -Đại học Y dược TPHCM năm 1995)
13. Phát biểu định nghĩa axit, bazơ của Bronsted. Cho quỳ tím vào dung dịch sau đây: NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2,
Na2CO3. Các dung dịch sẽ có màu gì? Giải thích.
(Đại học Mở Hà Nội năm 1997)
14. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và iôn thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch: H2SO4
loãng, KOH, Ba(OH)2 dư. Trong mỗi phản ứng đó, ion HCO3 đóng vai trò axit hay bazơ?
(Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1998)
15. a. Sự điện ly là gì? Làm thế nào để biết được một chất A khi hoà tan vào nước có điện li hay không?

1 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] 2009

b. Dùng thuyết Bronsted hãy giải thích vì sao các chất Al(OH)3, H2O, NaHCO3 được coi là chất lưỡng tính.
(Đại học Dân lập Hùng Vương năm 1999)
16. a. Nồng độ dung địch là gì?
b. Thế nào là dung dịch bão hoà, quá bão hoà, chưa bão hoà?
(Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội năm 1995)
17. Các dung dịch trong H2O của từng chất: NaCl, Na2CO3, NH4Cl, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3 có pH = 7 lớn hơn 7 hay bé
hơn 7? Vì sao?
(Học viện Quân y năm 2000)
18. Thế nào là muối axit, muối trung hoà? Khi cho CO2 tác dụng với nước vôi trong có thể thu được những loại muối
nào? Trong số đó những muối nào gặp trong tự nhiên? Nêu một ứng dụng hoặc ý nghĩa của muối đó? Na2HPO3 là
muối gì?
(Đại học Y Thái Bình năm 1995)
19. Những loại muối nào dễ bị thủy phân? Phản ứng thuỷ phân có phải là phản ứng trao đổi proton hay không? Nước
đóng vai trò axit hay bazơ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi loại muối bị thuỷ phân?.
(Trung tâm đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ Y tế năm 1998)
20. Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng thuỷ phân các muối:
NaHCO3; NH4Cl; NH4HCOO; K2SO4.
a. Trong các phản ứng này nước đóng vai trò axit hay Bazơ?
b. Các dung dịch NaHCO3; NH4Cl; K2SO4. có tính axit, tính bazơ hay trung tính.
(Đại học Y Thái Bình năm 1995)
21. Cho dung dịch phenoltalein vào dung dịch amoniac loãng chữa a mol NH3 được dung dịch A có màu. Hỏi màu
của dung dịch biến đổi như thế nào trong từng trường hợp:
a. Thêm a mol HCl vào dung dịch A
b. Thêm a/3 mol AlCl3 vào dung dịch A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra . Giải thích.
(Đại học Dân lập Văn Lang năm 1999)
22. Do nhiều nguồn ô nhiễm, trong khí quyển thường tồn tại các khí SO2, NO và CO2; có một phần SO2 và NO bị oxi
hoá. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho nước mưa có pH thấp hơn nhiều so với nước nguyên chất. Viết các phương
trình phản ứng diễn tả những biến hoá hoá học đã xảy ra.
(Đại học Sư phạm I Hà Nội - Học viện hành chính Quốc gia năm 2000)

DẠNG TOÁN : pH của dung dịch


pH là đại lượng biểu thị nồng độ ion H+ trong dung dịch nước dưới dạng biểu thức toán học
pH= - lg[ H+]
--------------------------------------------------------------------------
pH 0 7 14
dung dịch có tính axit dung dịch có tính bazơ
Cách xác định pH
Bước 1: Tìm nồng độ [ H+].
Bước 2 : Xác định pH qua công thức
pH= - lg[ H+] hay
Đối với dung dịch có môi trường kiềm thì ta
- xác định [OH-].
- suy ra pOH qua công thức
pOH= - lg[ OH-]
- Từ biểu thức pOH + pH = 14 rồi suy ra pH
* Chú ý : * Biết pH suy ra [ H+] = 10-pH.
* Đối với dung dịch axít yếu và bazơ yếu thì độ điện li 
CChất phân li số mol phân li
 = ------------------- = ------------------------
Cchất hòa tan ban đầu Số mol ban đầu
* Đề bài cho 1 axit tác dụng với nhiều bazơ hoặc 1 bazơ tác dụng nhiều axit thì ta đưa bài toán về dạng phương trình
ion thu gọn để giải
* pH của dung dịch muối
- Muối của axit mạnh bazơ yếu pH < 7 dung dịch muối có axit, quì tím chuyển sang màu đỏ
- Muối của axit yếu bazơ mạnh pH > 7 dung dịch muối có bazơ, quì tím chuyển sang màu xanh
- Muối của axit mạnh bazơ mạnh pH = 7 dung dịch muối trung tính, quì tím không đổi màu .
- Muối của axit yếu bazơ yếu tương đương pH = 7 dung dịch muối trung tính, quì tím không đổi màu

2 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] 2009

1. Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH
của dung dịch thu được?
ĐS : pH= 12 Đề thi Đại học khối A 2004
2. Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l thu được m
gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH= 13. Tính a và m?
ĐS : a = 0,15 mol/l m = 2,33 gam Đề thi Đại học khối B 2003
3. Cho dung dịch HCl có pH= 4. Hỏi phải thêm thể tích H2O bao nhiêu lần thể tích dung dịch ban đầu để được dung
dịch có pH= 5.
ĐS : 9 lần Đề thi Đại học SP TP Hồ Chí Minh
4. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH=
12. Tính a?
ĐS : 0,05 M Đề thi Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí
X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước, được 300 ml dung dịch Y. Viết phương trình hoá học của các phản ứng
xảy ra và tính pH của dung dịch Y.
pH= 1 Đề thi Đại học khối A 2006
Bài 1.
a-Trộn 300ml dd HCl 0,05M với 200ml dd Ba(OH)2 xM được dd mới có pH=2.Tính x.
b-Trộn 250ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,04M vào 250 ml dd NaOH yM thu được dd mới có
pH=12.Tính y.
Bài 2.
Hoà tan 3,87g hỗn hợp kim loại M và R có hoá trị tương ứng là III và II vào 250ml dd chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M
thu được ddB và 4,368l khí ở đktc.
a-Chứng minh rằng trong dd thu được thu được vẫn còn dư axit.
b-Tính khối lượng muối khan thu được trong B.
Bài 3.
Cho A là dd HCl và B là dd NaOH.
a-Lấy 10ml A pha loãng thành 1000 ml dd mới thu được có pH =2.Tính nồng độ mol của ddA và để trung hoà 100
gam dd B cần 150ml ddA.Tính C% của ddB.
b-Hoà tan hết 9,96g hỗn hợp gồm nhôm và sắt vào 1,175l A được dd A1 .Thêm 800 g ddB vào trong A1 lọc kết tủa
thu được đem nung đến khối lượng không đổi thu được 13,65g chất rắn .Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp
ban đầu.
Bài 4.
Cho A và B là hai dd HCl có nồng độ khác nhau .Trộn V1l A với V2l ddB rồi cho tác dụng với 1,768g hỗn hợp kim
loại gồm nhôm , sắt ,đồng thì thấy vừa đủ để hoà tan các kim loại hoạt động và thu dược 0,016 mol khí ở đktc.Chất
rắn còn lại đem oxi hoá rồi hoà tan bởi HCl cũng cần một lượng đúng như trên.Biết thể tích dd sau pha loãng là
0,052l và nồng độ ban đầu của B gấp 4 lần nồng độ của A và V2/2 lít ddB hoà tan vừa hết 1/6 lượng Fe của hỗn hợp .
a-Tính %m của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b-Tính nồng độ ban đầu của mỗi dd.với các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 5.
Trộn 200ml dd gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dd Ba(OH)2 aM được m gam kết tủa và dung dịch có
pH=13.Tính a và m.
Bài 6.
Trộn dd A chứa NaOH và dd B chứa Ba(OH)2 theo tỉ lệ thể tích bằng nhau được dd C.Trung hoà 100ml C cần 35ml
dd H2SO4 2M thu được 9,32g kết tủa.Tính nồng độ của dd A và B.Cần trộn bao nhiêu ml dd B với 20ml dd A để hoà
tan hết 1,08g bột nhôm.
Bài 7.
a-Chỉ dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4.Viết các phương trình phản ứng.
b-So sánh pH của dd có cùng nồng độ :NH3,NaOH,Ba(OH)2.Nêu giải thích ngắn gọn.
c-Cho hai dd H2SO4 có pH =1 và pH=2.Thêm 100 ml KOH 0,1M vào trong 100ml mỗi dd trên .Tính nồng độ của các
dd thu được.
Bài 8.
Trong 500 ml dd A chứa 0,4925g một hỗn hợp gồm muối clorua và hidroxit của một kim loại kiềm có pH=12.Diiện
phân 1/10 A cho đến hết khí clo thu được 11,2 ml khí clo ở 2730C và 1atm.
a-Xác địmh kim loại kiềm.
b-Cho 1/10 A tác dụng vừa đủ với 25ml dd CuCl2 .Tìm nồng độ của dd CuCl2.
c-Hỏi phải điện phân 1/10 A trong vòng thời gian bao lâu để thu được dd có pH=13.
Bài 9.

3 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] 2009

Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và SO2 so với N2 .Cho 0,112lít khí X ở đktc lội chậm qua 500 ml Ba(OH)2 sau thí
nghiệm cần dùng 25ml HCl 0,2M để trung hoà lượng Ba(OH)2 dư.
a-Tính %n mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b-Tính nồng độ của dd Ba(OH)2 ban đầu.
c-Nêu phương pháp nhận biết từng khí trong hỗn hợp.
Bài 10
Cho A là dd HCl đặc ,B là dd HNO3 đặc.Trộn 400g A với 100 g B thu được ddC.Lấy 10g C hoà tan vào trong 990g
nước được ddD.Để trung hoà 50 g dd D cần 50ml dd NaOH 0,1M.Cô cạn dd đã trung hoà thu được 0,319g muối
khan.Xác định nồng độ phần trăm của dd A và B.
Bài 11.
Hỗn hợp gồm nhôm và nhôm oxit có tỉ lệ khối lượng là 0,18 :1,02.Cho A tan trong dd NaOH vừa đủ thu được 0,672l
khí ở đktc và dd B.Cho B tan trong 200ml dd HCl được kết tủa D.Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi
thu được 3,57g chất rắn.Tính CM của dd HCl.Nếu pha loãng dd HCl ban đầu 10 lần thì pH của dd thu được là bao
nhiêu?
Bài 12.
Trộn 3 dd H2SO4 0,1M,HNO30,2M;HCl 0,3M theo tỉ lệ thể tích bằng nhau thu được dd A.Lấy 300 ml dd A+dd B
gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M.Tính thể tích dd B cần dùng để sau khi phản ứng với 300ml dd A thì dd thu được
có pH=2.

4 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên

You might also like