You are on page 1of 14

Bài tập Xác suất – Thống kê

Chương I: Biến cố ngẫu nhiên và xác suất

1. Kiểm tra theo thứ tự một lô hàng gồm N sản phẩm. Các sản phẩm đều thuộc một trong 2 loại: tốt
hoặc xấu. Ký hiệu Ak (k=1, 2, …, N) là biến cố chỉ sản phẩm kiểm tra thứ k thuộc loại xấu. Viết bằng
ký hiệu các biến cố sau đây:
a. Cả N sản phẩm đều xấu.
b. Có ít nhất một sản phẩm xấu.
c. m sản phẩm đầu là tốt, các sản phẩm còn lại là xấu.
d. Các sản phẩm theo thứ tự chẵn là xấu, thứ tự lẻ là tốt.
e. Không gian các biến cố sơ cấp có bao nhiêu phần tử.

2. Cho ba biến cố A, B, C. Viết biểu thức chỉ biến cố


a. Chỉ có A xảy ra.
b. A và B xảy ra nhưng C không xảy ra.
c. Cả ba biến cố cùng xảy ra.
d. Có ít nhất một trong ba biến cố A, B, C xảy ra.
e. Có ít nhất hai biến cố cùng xảy ra.
f. Có một và chỉ một trong ba biến cố ấy xảy ra.
g. Chỉ có hai trong ba biến cố xảy ra.
h. Không có biến cố nào trong ba biến cố đó xảy ra.
i. Không có quá hai biến cố trong ba biến cố đó xảy ra.

3. Bắn 3 viên đạn vào một bia. Gọi Ai: “Viên đạn thứ I trúng bia” (i = 1, 2, 3). Hãy biểu diễn các biến
cố sau:
a. Có đúng 1 viên đạn trúng bia.
b. Có ít nhất 2 viên trúng bia.
c. Cả 3 viên đều không trúng bia.

4. Một lô hàng gồm 1000 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ lô
hàng.
a. Tìm xác suất để sản phẩm lấy ra là sản phẩm tốt.
b. Lấy ngẫu nhiên (1 lần) 10 sản phẩm từ lô hàng. Tìm xác suất để trong 10 sản phẩm lấy ra có đúng 8
sản phẩm tốt.

5. Hộp I đựng 30 bi trắng, 7 bi đỏ, 15 bi xanh. Hộp II chứa 10 bi trắng, 6 bi đỏ và 9 bi xanh. Lấy ngẫu
nhiên từ mỗi hộp 1 bi. Tìm xác suất để 2 bi lấy ra cùng màu.

6. Gieo đồng thời hai con xúc sắc cân đối và đồng chất. Tìm xác suất sao cho:
a. Tổng số chấm ở mặt trên hai con xúc sắc bằng 8.
b. Hiệu số chấm ở mặt trên hai con xúc sắc có trị tuyệt đối bằng 2.
c. Số chấm ở mặt trên hai con xúc sắc bằng nhau.
7. Một hộp thuốc có 5 ống thuốc tốt và 3 ống thuốc kém chất lượng. Từ hộp đó, chọn ngẫu nhiên lần
lượt không trả lại 2 ống. Tìm xác suất để:
a. Cả hai ống thuốc chọn được đều tốt.
b. Chỉ ống thuốc chọn ra trước là tốt.
c. Trong hai ống thuốc chọn được có ít nhất một ống thuốc tốt.

8. Một hộp gồm 5 bi đỏ, 4 bi trắng và 3 bi xanh có cùng kích thước và trọng lượng. Từ hộp ta rút ngẫu
nhiên không hoàn lại từng bi một cho đến khi gặp được bi đỏ thì dừng lại. Tìm xác suất để
a. Được 2 bi trắng, 1 bi xanh và 1 bi đỏ
b. Không có bi trắng nào được rút ra.

9. Một bộ bài tây có 52 quân. Trộn kỹ và rút ngẫu nhiên cùng lúc 6 quân. Tìm xác suất để trong 6 quân
rút được:
a. Có 4 quân đen.
b. Có 2 quân đen, một quân rô. c. Có 2 quân át.

10. Bắn ba viên đạn vào cùng một bia. Xác suất trúng đích của viên thứ nhất, viên thứ hai, viên thứ ba
tương ứng là 0,4; 0,5; 0,7.
a. Tìm xác suất sao có đúng một viên trúng đích.
b. Tìm xác suất để có ít nhất một viên trúng đích.

11. Một lô hàng gồm 150 sản phẩm có chứa 6% phế phẩm. Kiểm tra lần lượt 6 sản phẩm, nếu có ít nhất
1 trong 6 sản phẩm đó là phế phẩm thì loại lô hàng. Tìm xác suất để lô hàng được chấp nhận.

12. Bắn liên tiếp vào một mục tiêu cho đến khi nào có một viên đạn đầu tiên trúng mục tiêu thì ngừng
bắn. Tìm xác suất sao cho phải bắn đến viên thứ 6, biết rằng xác suất trúng đích của mỗi viên đạn là 0,2
và các lần bắn là độc lập.

13. Một lô hàng chứa 10 sản phẩm gồm 6 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm xấu. Khách hàng kiểm tra bằng
cách lấy ra từng sản phẩm cho đến khi nào được 3 sản phẩm tốt thì dừng lại.
a. Tính xác suất để khách hàng dừng lại ở lần kiểm tra thứ 3.
b. Tính xác suất để khách hàng dừng lại ở lần kiểm tra thứ 4.
c. Giả sử khách hàng đã dừng lại ở lần kiểm tra thứ 4. Tính xác suất để ở lần kiểm tra thứ 3 khách hàng
gặp sản phẩm xấu.

14. Một học sinh khi vào thi chỉ thuộc 18 trong 25 câu hỏi ôn thi. Tìm xác suất để học sinh trả lời được
3 câu hỏi mà học sinh đó rút được.

15. Một hộp đựng 15 quả bóng bàn trong đó có 9 quả còn mới. Lần đầu lấy ngẫu nhiên 3 quả để tập,
sau đó trả lại vào hộp. Lần 2 lấy ngẫu nhiên 3 quả. Tìm xác suất để cả ba quả lấy lần hai đều là mới.
16. Giả sử có 3 kiện hàng, mỗi kiện có 20 sản phẩm; với số sản phẩm tốt tương ứng là 20, 15, 10. Lấy
ngâu nhiên 1 kiện hàng, rồi từ kiện hàng đó rút ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm.
a. Tìm xác suất để sản phẩm chọn ra là sản phẩm tốt.
b. Giả sử sản phẩm chọn ra là tốt. Tìm xác suất để sản phẩm đó thuộc kiện hàng thứ hai.

17. Người ta biết rằng một cặp trẻ sinh đôi có thể là một cặp sinh đôi cùng trứng hoặc một cặp sinh đôi
không cùng trứng. Một cặp sinh đôi cùng trứng những đứa trẻ bao giờ cũng cùng giới tính; còn sinh đôi
khác trứng thì xác suất để chúng cùng giới tính là 0,5. Giả sử cặp trẻ sinh đôi cùng trứng với xác suất là
p. Tìm xác suất để cặp trẻ sinh đôi cùng giới tính là cặp sinh đôi cùng trứng.

18. Trong một nhóm người mà số đàn ông bằng một nửa số phụ nữ. Xác suất để đàn ông bị bệnh bạch
tạng là 0,06 và xác suất để phụ nữ bị bệnh bạch tạng là 0,0036.
a. Tìm xác suất để một cá thể bất kỳ bị bệnh bạch tạng.
b. Tìm xác suất để một người bị bệnh bạch tạng trong nhóm đó là đàn ông.

19. Một nhà máy sản xuất bóng đèn. Máy A sản xuất 25% số bóng đèn, máy B sản xuất 35% số bóng
đèn; còn máy C sản xuất 40% số bóng đèn. Tỷ lệ sản phẩm hỏng của các máy đó trên tổng số sản phẩm
do nhà máy đó sản xuất tương ứng bằng 5% (máy A), 4% (máy B), 2% ( máy C). Lấy ngâu nhiên 1 sản
phẩm thì được sản phẩm xấu. Tìm xác suất để cho sản phẩm lấy ra là do:
a. Máy A sản xuất.
b. Máy B sản xuất. c. Máy C sản xuất.

20. Có 3 cửa hàng I, II, và III cùng kinh doanh sản phẩm Y. Tỉ lệ sản phẩm loại A trong 3 cửa hàng I,
II, III lần lượt là 70%, 75% và 50%. Một khách hàng chọn ngẫu nhiên 1 cửa hàng và từ đó mua một sản
phẩm.
a. Tính xác suất để khách hàng mua được sản phẩm loại A.
b. Giả sử khách hàng đã mua được sản phẩm loại A. Theo bạn, khả năng người khách hàng ấy chọn của
hàng nào là nhiều nhất.

21. Có hai hộp I và II, mỗi hộp chứa 12 bi, trong hộp I chứa 8 bi đỏ, 4 bi trắng; hộp II chứa 5 bi đỏ, 7 bi
trắng. Lấy ngẫu nhiên từ hộp I ba bi rồi bỏ sang hộp II; sau đó lấy ngẫu nhiên từ hộp II bốn bi.
a. Tính xác suất để lấy được ba bi đỏ và một bi trắng từ hộp II.
b. Giả sử đã lấy được ba bi đỏ và một bi trắng từ hộp II. Tìm xác suất để lấy được từ hộp I hai bi đỏ và
một bi trắng.

22. Có 10 sinh viên đi thi, trong đó có 3 thuộc loại giỏi, 4 khá và 3 trung bình. Trong số 20 câu hỏi thi
qui định thì sinh viên thuộc loại giỏi trả lời được tất cả. Sinh viên khá trả lời được 16 câu còn sinh viên
trung bình được 10 câu. Gọi ngẫu nhiên một sinh viên và phát một phiếu thi gồm 4 câu hỏi thì anh ta
trả lời được 4 câu hỏi. Tính xác suất để sinh viên đó thuộc loại khá.
Chương II: Biến ngẫu nhiên và hàm phân phối xác suất

1. Một lô sản phẩm gồm 100 sản phẩm trong đó có 90 sản phẩm tốt và 10 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên
ra 3 sản phẩm (chọn 1 lần). Gọi X là số sản phẩm tốt trong 3 sản phẩm lấy ra. Tìm phân phối xác suất
của X. Viết hàm phân phối của X. Tính E(X), Var(X). Tính xác suất P[X ≥ 1].

2. Một nhóm 10 người gồm 4 nam, 6 nữ. Chọn ngẫu nhiên ra 3 người. Gọi X là số nữ trong nhóm
người được chọn. Lập bảng phân phối xác suất của X và tính E(X), Var(X), mod(X).

3. Tung đồng xu 4 lần, nếu sấp thì được được 1 đồng, ngửa thì thua 1 đồng. Gọi X là số tiền thu được
sau 4 lần tung. Tính E(X), Var(X).

4. Một hộp có 5 bóng đèn trong đó có 2 bóng tốt và 3 bóng hỏng. Chọn ngẫu nhiên từng bóng đem thử
(Chọn không hoàn lại) cho đến khi thu được 2 bóng tốt. Gọi X là số lần thử cần thiết. Tìm phân phối
xác suất của X. Trung bình cần bao nhiêu lần thử?

5. Cho phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X là:
X -2 0 2

P[X = xi] 1/6 2/3 1/6

Viết hàm phân phối. Tính xác suất P[-1 ≤ X ≤ 1]. Tính E(X), Var(X).

6. Một thiết bị có 3 bộ phận hoạt động độc lập. Xác suất trong thời gian t các bộ phận bị hỏng tương
ứng là 0,1; 0,15; 0,2.
a. Tìm phân phối xác suất của số bộ phận bị hỏng X trong thời gian t.
b. Lập hàm phân phối của X.

7. Cho X và Y là hai biến ngẫu nhiên độc lập và có phân phối xác suất tương ứng là:
X -1 0 1 2
P[X=xi] 0.2 0.3 0.3 0.2

Y -1 0 1
P[Y=yi] 0.3 0.4 0.3
Tìm phân phối xác suất của X2, X + Y. Tính kỳ vọng, phương sai của X2, X + Y.

8. Cho biến ngẫu nhiên liên tục X (đv: tháng) là tuổi thọ của một loại thiết bị có hàm mật độ xác suất:
 − 2x
f ( x) = cxe x>0
0 x≤0

Tìm c.
9. Tuổi thọ của một loại côn trùng là một đại lượng ngẫu nhiên liên tục X (Đơn vị là tháng) có hàm
mật độ xác suất:

 kx 2 (4 − 2) , 0 ≤ x ≤ 4
f ( x) = 
0 , ≠
a. Tìm hằng số k.
b. Tìm mod(X).
c. Tính xác suất để côn trùng chết trước khi nó được 1 tháng tuổi.

10. Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất:

ax + bx 2 0 < x <1


f ( x) = 
0 x ≤ 0, x ≥ 1

 1
Nếu EX = 0, 6 . Hãy tính P  X <  và Var(X).
 2
11. Cho X là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm phân phối xác suất:

0 x<2
 2
F ( x) = ( x − 2 ) 2≤ x≤3
 1 x>3

a. Tìm hàm mật độ f(x).


b. Tính P (1 ≤ X < 1, 6 )

12. Cho biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ như sau:

0 x<2 ∨ x>4
f ( x) = 
 A( x − 2)(4 − x) 2≤x≤4

a) Tìm A
b) Xác định hàm phân phối của bnn X.

13. Cho hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục X là:
λ e − λ x , x > 0
f ( x) = 
0 , x≤0
Tìm hàm phân phối của X, tính kỳ vọng và phương sai của X.

14. Một xí nghiệp sản xuất máy tính có xác suất làm ra phế phẩm là 0,02. Chọn ngẫu nhiên 250 máy
tính để kiểm tra. Tìm xác suất để:
a. Có đúng 2 phế phẩm.
b. Có không quá 4 phế phẩm.
15. Xác suất một người gặp phản ứng khi tiêm huyết thanh là 0,001. Tìm xác suất sao cho trong 2000
người có:
a. Đúng 3 người bị phản ứng.
b. Có nhiều hơn 2 người.

16. Một lô hàng có 500 sản phẩm, trong đó có 400 sản phẩm loại A. Lấy ngẫu nhiên từ lô hàng đó 200
sản phẩm để kiểm tra. Gọi X là số sản phẩm loại A trong số 200 sản phẩm lấy ra. Tìm kỳ vọng và
phương sai của X.

17. Một trung tâm bưu điện nhận được trung bình 300 lần gọi điện thoại trong 1 giờ. Tìm xác suất để
trung tâm này nhận được đúng 2 lần gọi trong 1 phút.

18. Một bài thi trắc nghiệm gồm 30 câu, mỗi câu có 4 đáp án. Trong đó chỉ có 1 đáp án đúng. Muốn thi
đậu thí sinh phải trả lời đúng ít nhất 15 câu. Tính xác suất:
a. Thí sinh không biết gì mà đậu.
b. Thí sinh đậu khi biết 5 câu đầu.

19. Có 30 lỗi in sai trong một cuốn sách dày 300 trang. Tính xác suất để một trang nào đó có 8 lỗi in
sai.

20.
a) Trong một lô thuốc, tỉ lệ thuốc hỏng là 0.003. Kiểm tra 1000 ống thuốc, tính xác suất để gặp 3 ống
thuốc hỏng.
b) Giả sử xác suất tử vong của bệnh sốt xuất huyết là 0.7%. Tính xác suất để có đúng 5 người chết do
sốt xuất huyết trong một nhóm 400 bệnh nhân.

21. Tại một địa phương theo số liệu thống kê cho biết có 15% dân số bị bệnh sốt rét. Chọn ngẫu nhiên
10 người để xét nghiệm. Tính xác suất để có 4 người bị bệnh sốt rét.

22. Trong một lô hàng có 20 sản phẩm, trong đó có 15 sản phẩm loại A. Lây ngẫu nhiên 5 sản phẩm ra
để kiểm tra chất lượng.
a. Tìm xác suất để gặp toàn sản phẩm loại A khi kiểm tra.
b. Gọi X là số sản phẩm loại A gặp khi kiểm tra. Tìm phân phối xác suất của X.

23. Một lô hàng chứa rất nhiều sản phẩm trong đó tỉ lệ sản phẩm tốt là 60%. Chọn ngẫu nhiên từ lô
hàng ra 5 sản phẩm. Gọi X là số sản phẩm tốt trong 5 sản phẩm được chọn ra. Hãy tìm luật phân phối
của X. Xác định kỳ vọng và phương sai của X. Hỏi giá trị tin chắc nhất của X là bao nhiêu.
24. Trọng lượng của con cừu là một đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với giá trị trung bình là
25 kg và độ lệch tiêu chuẩn là 4 kg. Chọn ngẫu nhiên 1 con cừu. Tính xác xuất để con cừu được chọn
có trọng lượng:
a. Nặng hơn 30 kg.
b. Nhẹ hơn 18 kg.
c. Lớn hơn 20 kg và bé hơn 27 kg.

25. Chiều cao của 300 sinh viên là một đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với chiều cao trung
bình là 172 cm, và độ lệch tiêu chuẩn là 8 cm. Có bao nhiêu sinh viên có chiều cao:
a. Lớn hơn 184 cm.
b. Nhỏ hơn hoặc bằng 160 cm.
c. Giữa 164 cm và 180 cm.

26. Trọng lượng của một loại sản phẩm là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trọng lương
trung bình là 50 kg và phương sai 100 kg2. Một sản phẩm được xếp vào loại A nếu có trọng lượng từ
45 kg đến 55 kg. Tính tỉ lệ sản phẩm loại A của loại sản phẩm trên.

27. Trọng lượng của một loại sản phẩm được quan sát là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với
trung bình 50 kg và độ lệch tiêu chuẩn là 10 kg. Nhưng sản phẩm có trọng lượng từ 45 kg đến 70 kg
được xếp vào loại A. Chọn ngẫu nhiên 100 sản phẩm (trong rất nhiều sản phẩm). Tính xác suất để:
a. Có đúng 70 sản phẩm loại A.
b. Có không quá 60 sản phẩm loại A.
c. Có ít nhất 65 sản phẩm loại A.

28. Sản phẩm do một nhà máy sản xuất được đóng thành từng kiện. Mỗi kiện 10 sản phẩm, trong đó có
6 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm xấu. Khách hàng chọn cách kiểm tra như sau: từ mỗi kiện chọn ngẫu
nhiên 3 sản phẩm; nếu thấy có ít nhất 2 sản phẩm tốt thì nhận kiện đó, ngược lại thì loại kiện đó. Kiểm
tra 140 kiện hàng trong số rất nhiều kiện. Tính xác suất để có:
a. 93 kiện được nhận.
b. Từ 90 đến 110 kiện được nhận.

29. Xác suất sinh con trai là 0.51. Tìm xác suất để trong 1000 lần sinh (mỗi lần sinh 1 con), số con trai
ít hơn con gái.

30. Gieo 3200 hạt lúa. Gọi X là số hạt lúa nảy mầm trong 3200 hạt. Tìm xác suất sao cho giá trị của X
( )
nằm trong khoảng 1600 + 5 2,1600 + 10 2 . Biết xác suất này mầm của mỗi hạt là p = 0.5.
Chương III: Vectơ ngẫu nhiên

1. Cho vec tơ ngẫu nhiên rời rạc (X, Y) có phân phối đồng thời cho bởi bảng bên dưới. Xác định phân
phối lề của biến ngẫu nhiên X và Y.
1 2 3 4
X Y
1 16/136 3/136 2/136 13/136

2 5/136 10/136 11/136 8/136

3 9/136 6/136 7/136 12/136

4 4/136 15/136 14/136 1/136

2. Phân phối xác suất đồng thời của vectơ ngẫu nhiên rời rạc (X, Y) cho bởi bảng sau:

Y 0 1 2
X
-1 1/6 1/6 1/6

1 0 1/2 0

a. Tìm các bảng phân phối lề của biến ngẫu nhiên X và Y.


b. Xét tính độc lập giữa X và Y.
c. Xác định E(XY), Var(X + Y), Var(X – Y).

3. Phân phối xác suất đồng thời của vectơ ngẫu nhiên rời rạc (X, Y) cho bởi bảng sau:
Y 1 2
X
0,4 0,1 0,2
0,8 0,1 0,6

a. Tìm E(X |Y =1) và E(Y | X = 0,4).


b. Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan của X, Y.
4. Giả sử X và Y là hai biến ngẫu nhiên rời rạc có phân phối đồng thời là
Y 2 5 8
X
0,4 0,15 0,30 0,35
0,8 0,05 0,12 0,03
a. Tìm phân phối xác suất của X, Y.
b. Tìm E(X | Y = 5).
c. Tính Cov(X, Y) và ρ ( X , Y ) .

5. Giả sử vec tơ ngẫu nhiên (X, Y) có phân phối xác suất đồng thời
1 − e −2 x − e− y + e − (2 x + y ) khi x > 0, y > 0
F ( x, y ) = 
0 khi x < 0
a. Xác định hàm phân phối xác suất lề của các biến ngẫu nhiên X và Y.
b. Xác định hàm mật độ xác suất đồng thời của vectơ ngẫu nhiên (X, Y).
c. Xét tính độc lập giữa X và Y.

6. Giả sử hàm mật độ đồng thời của biến ngẫu nhiên X, Y là


 x + y khi 0 ≤ x ≤ 1, 0 ≤ y ≤ 1
f ( x, y ) = 
0 ≠
a. Tìm các hàm mật độ lề cho X và Y.
b. Tìm hệ số tương quan của X, Y.

7. Giả sử hai biến ngẫu nhiên X và Y là độc lập và có hàm mật độ tương ứng là
5e −5 x , x > 0 2e −2 y , y > 0
f X ( x) =  và fY ( y ) = 
0 ,x ≤0 0 ,y≤0
a. Tìm hàm mật độ đồng thời của X và Y.
b. Viết hàm phân phối đồng thời của X và Y.
c. Tính xác suất P ( 0 ≤ X ≤ 1, 0 ≤ Y ≤ 2 ) .
Chương IV: Ước lượng tham số thống kê

1. Quan sát chiều cao của 100 sinh viên ta tính được:
- Chiều cao trung bình X = 163, 28 cm.
- Độ lệch chuẩn Sˆ = 8, 25 cm.
Hãy tìm KTC cho chiều cao trung bình với độ tin cậy 90% và 95%.

2. Gọi X là sản lượng lúa tính bằng tạ/ha. Giả sử X có phân phối chuẩn. Lấy mẫu trên 10 thửa ruộng
cho kết quả ở bảng sau:

i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Xi 51 48 56 57 44 52 50 60 46 47
Hãy tìm khoảng tin cậy cho sản lượng lúa trung bình với độ tin cậy là 90%.

3. Quan sát trọng lượng của 1 nhóm thanh niên ta có bảng số liệu sau:
Trọng lượng 42,5 – 47,5 47,5 – 52,5 52,5 – 57,5 57,5 – 62,5 62,5 – 67,5
Số người 8 14 28 18 12
a. Tính các tham số mẫu.
b. Tìm KTC cho trọng lượng trung bình với độ tin cậy 95%.

4. Mức hao phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Xét
trên 25 sản phẩm ta thu được kết quả sau:
Xi 19,5 20 20,5
Ni 5 18 2
Hãy tìm KTC cho phương sai với độ tin cậy 90% trong các trường hợp sau:
a. Biết kỳ vọng µ = 20 g.
b. Chưa biết kỳ vọng.

5. Theo dõi số hàng bán được trong một ngày ở một cửa hàng, ta được kết quả cho bởi bảng sau:
Số hàng bán được (Kg/ngày) Số ngày

1900 – 1950 2
1950 – 2000 10
2000 – 2050 8
2050 – 2100 5

Hãy tìm KTC cho phương sai của lượng hàng bán được trong ngày với độ tin cậy 95%.
6. Đường kính của một mẫu ngẫu nhiên 200 viên bi được sản xuất bởi một máy trong một tuần có trung
bình là 20,9 mm và độ lệch tiêu chuẩn 1,07 mm. Hãy ước lượng trung bình đường kính của viên bi với
độ tin cậy:
a. 95% b. 99%

7. Bắn 10.000 viên đạn vào một mục tiêu thấy có 7000 viên trúng đích. Tìm KTC của xác suất trúng
đích p của mỗi viên đạn với độ tin cậy 95%.

8. Gieo 60 hạt đậu tương thấy có 15 hạt không nảy mầm. Tìm KTC cho xác suất không nảy mầm p với
độ tin cậy 95%.

9. Tại một vùng rừng nguyên sinh, người ta theo dõi 1 loài chim bằng cách đeo vòng cho chúng. Tiến
hành đeo vòng cho 1000 con. Sau một thời gian, bắt lại 200 con thì thầy 40 con có đeo vòng. Hãy ước
lượng số chim trong vùng rừng đó với độ tin cậy 99%.

10. Kiểm tra 100 sản phẩm trong lô hàng thấy có 20 phế phẩm.
a. Hãy tìm KTC 95% cho tỉ lệ phế phẩm.
b. Nếu độ chính xác là 0,04 thì độ tin cậy của ước lượng là bao nhiêu.
c. Nếu muốn có độ tin cậy 99% và độ chính xác 0,04 thì phải kiểm tra bao nhiêu sản phẩm.
Chương V: Kiểm định giả thiết thống kê

1. Gieo 300 hạt đậu tương. Kết quả là có 261 hạt nảy mầm. Người ta nói rằng: tỷ lệ nảy mầm của hạt
đâu tương là 90%. Điều nhận định đó có đúng không? Tại sao? Cho mức kiểm định α = 5%.

2. Người ta cho biết tỷ lệ phế phẩm trong một lô hàng là 0,02. Kiểm tra ngẫu nhiên 480 sản phẩm thấy
có 12 phế phẩm. Hãy xét xem tỷ lệ phế phẩm đã công bố có đúng không? Tại sao? Cho mức kiểm định
là α = 5%.

3. Tại một đợt khám sức khỏe của trẻ em ở nhà trẻ, người ta khám ngẫu nhiên 100 cháu thấy có 20
cháu có hiện tượng còi xương do suy dinh dưỡng. Gọi p là xác suất để bắt gặp 1 trẻ mắc bệnh còi
xương. Hãy kiểm định giả thiết H0: p = 0,15 ở mức α = 5%.

4. Người ta cân ngẫu nhiên 10 trẻ em hai tuổi. Kết quả được cho ở bảng sau (đv: Kg)
Trọng lượng (Xi) 12,3 12,5 12,8 13,0 13,5
Tần số ni 1 2 4 2 1
Giả sử trọng lượng của trẻ em tuân theo phân phối chuẩn. Hãy kiểm định xem trọng lượng trung bình
của trẻ có phải là 12 kg hay không? α = 5%.

5. Cho mẫu quan sát đối với biến ngẫu nhiên X từ phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn σ = 0,52 và kích
thước mẫu n = 100. Trung bình mẫu X = 27,56 . Hãy kiểm định giả thiết H 0 : µ = 26 (đối thiết
H1 : µ ≠ 26 ) với α = 5%.

6. Sau một đợt bồi dưỡng sư phạm, người ta kiểm tra ngẫu nhiên 70 học viên. Kết quả cho bởi bảng sau
(thang điểm là 10):
Điểm (Xi) 5 6 7 8 9 10
Tần số (ni) 5 10 15 20 12 8

Giả sử điểm số của các học viên tuân theo phân phối chuẩn. Có ý kiến cho rằng điểm số trung bình là
8. Hãy kiểm tra ý kiến trên ở mức α = 5%.

7. Tuổi thọ trung bình của một mẫu gồm 100 bóng đèn sản xuất ở một nhà máy là 1570 giờ với độ lệch
tiêu chuẩn là 120 giờ. Gọi µ là tuổi thọ trung bình của tất cả những bóng đèn mới được sản xuất ra.
Với mức ý nghĩa α = 5%. Hãy kiểm tra giả thiết H 0 : µ = 1600 với đối thiết H1 : µ < 1600 .

8. Trong một nhà máy sản xuất chi tiết máy, nếu máy móc làm việc bình thường thì các sản phẩm làm
ra sẽ tuân theo phân phối chuẩn với σ = 0, 25 . Nghi ngờ máy làm việc không bình thường, người ta
tiến hành đo thử 28 sản phẩm và thu được kết quả ở bảng sau:
Kích thước (cm) 19 19,5 19,8 20,4 20,6
Số sản phẩm 2 4 5 12 5

Với mức ý nghĩa α = 2%. Hãy kết luận về điều nghi ngờ nói trên?

9. Trọng lượng của các quả táo trong một vườn cây cho bởi bảng sau:
Trọng lượng (g) 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3
Sổ quả (ni) 1 2 9 7 4 2

Giả sử trọng lượng của các quả táo tuân theo phân phối chuẩn. Với mức ý nghĩa α = 5%, hãy kiểm
định giả thiết H 0 : σ = 0,12 (Đối thiết H 0 : σ ≠ 0,12 ).

10. Năng suất lúa trung bình ở vụ trước là 4,5 tấn/ha. Vụ lúa năm nay người ta áp dụng biện pháp kỹ
thuật mới cho toàn bộ diện tích lúa trồng trong vùng. Theo dõi năng suất lúa ở 100 ha ta có bảng số liệu
sau:
Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha)
30 – 35 7
35 – 40 12
40 – 45 18
45 – 50 27
50 – 55 20
55 – 60 8
60 – 65 5
65 – 70 3
Hãy cho kết luận về kỹ thuật mới này? α = 5%.

11. Người ta điều tra ngẫu nhiên 250 người ở xã A thấy có 140 nữ và điều tra 160 người ở xã B thấy có
80 nữ. Hãy so sánh tỉ lệ nữ ở hai xã với mức α = 5%.

12. Áp dụng hai phương pháp gieo hạt. Theo phương pháp A gieo 180 hạt thì có 150 hạt nảy mầm;
theo phương pháp B gieo 256 hạt thì thấy có 160 hạt nảy mầm. Hãy so sánh hiệu quả của hai phương
pháp với mức ý nghĩa α = 5%.

13. Để so sánh năng lực học toán và vật lý của học sinh, người ta kiểm tra ngẫu nhiên 8 em bằng hai
bài toán và vật lý. Kết quả cho bởi bảng dưới đây (X là điểm toán, Y là điểm lý):
X 15 20 16 22 24 18 20 14
Y 15 22 14 25 19 20 24 16

Giả sử X và Y đều có phân phối chuẩn. Hãy so sánh điểm trung bình giữa X và Y, mức ý nghĩa 5%.
14. Để nghiên cứu ảnh hưởng của một loại thuốc, người ta cho 10 bệnh nhân uống thuốc. Lần khác họ
cũng cho bệnh nhân uống thuốc nhưng là thuốc giả. Kết quả thí nghiệm thu dược như sau:
Bệnh nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số giờ ngủ có
6,1 7,0 8,2 7,6 6,5 8,4 6,9 6,7 7,4 5,8
thuốc
Số giờ ngủ với
5,2 7,9 3,9 4,7 5,3 5,4 4,2 6,1 3,8 6,3
thuốc giả
Giả sử số giờ ngủ của bệnh nhân tuân theo phân phối chuẩn. Với mức ý nghĩa 5%, hãy kết luận về ảnh
hưởng của loại thuốc trên.

15. Trong kỳ thi đại học, hai nhóm thí sinh sau: nhóm I(nông thôn) và nhóm II(thành phố) đã đạt các
kết quả sau đây:
Nhóm I Nhóm II
Đỗ 92 119
Trượt 127 108
Hãy kiểm định giả thiết H0: “ Kết quả ở hai nhóm I và II là như nhau”. Với mức ý nghĩa α = 5%.

16. Để nghiên cứu sự phụ thuộc giữa việc chia học sinh theo các nhóm để dạy với tình trạng kiến thức
học sinh về môn thể dục, người ta chia 30 học sinh làm 3 nhóm. Nhóm I gồm những em có năng khiếu
đặc biệt; nhóm II gồm những em học khá; nhóm III gồm những em có học lực trung bình. Sau một đợt
huấn luyện, người ta tiến hành kiểm tra trên 30 học sinh ở 3 nhóm đó. Kết quả kiểm tra cho bởi bảng
sau:
Tình trạng kiến thức Trung bình Khá Giỏi Tổng
I 3 3 4 10
Nhóm II 4 4 2 10
III 2 8 0 10
Tổng 9 15 6 30
Có ý kiến cho rằng sự phân nhóm theo trình độ này không ảnh hưởng đến tình trạng kiến thức của học
sinh. Hãy kiểm tra ý kiến này với mức ý nghĩa α = 5%.

You might also like