You are on page 1of 14

Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

BÀI 1: SẢN XUẤT DẦU DỪA

1. VẬT LIỆU:
1.1 Nguyên liệu:
 Cơm dừa tươi
 Nước
1.2 Hóa chất: không
1.3 Dụng cụ:
 Bếp ga (bếp điện)
 Nồi
 Chảo
 1 muỗng lớn
 Vải lọc, rây
 Chai chứa
2. PHƯƠNG PHÁP :
Dùng phương pháp nấu chảy ướt, sử dụng nước để lôi kéo dầu ra khỏi nguyên
liệu.
2.1 Quy trình:

Cơm dừa tươi

Gia nhiệt
Nước (100oC)(30p) 100oC / 30 phút

Lọc tách bã
bã

Gia nhiệt tách


nước

Lọc tách cặn Cặ


n

Dầu
dừa
thô
Hình 1- Sơ đồ công nghệ trích li dầu dừa tươi bằng phương pháp ướt

Trang 1
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

2.2 Thuyết minh công nghệ :

Cơm dừa tươi có độ ẩm W > 50%. Sau khi được nạo ta cho cơm dừa vào noi
cùng với nước theo tỉ lệ 1 dừa 2 nước, gia nhiệt 30 phút vớt cơm dừa nạo được ra
cho vào tấm vải thưa vắt lấy nước bỏ bã thu được nước cốt dừa . Nước cốt dừa
được đun trên bếp ở nhiệt độ 100oC. Sau một thời gian dung dịch nước cốt dừa
dần dần kết tụ tạo thành lớp váng màu trắng đục. Sau đó tan dần ta được dầu dừa.
Ta tiếp tục gia nhiệt tách nước ra khỏi dầu cho đến khi xuất hiện lớp cặn màu nâu
ở dưới chảo và lớp dầu nổi lên thì ta thu được dầu dừa có mùi thơm đặc trưng rất
dễ chịu.

3. KẾT QUẢ:

Hiệu suất thu hồi dầu: với 4kg cơm dừa tươi sau khi được khai thác dầu bằng
phương pháp ướt ta thu được 1 (l) dầu dừa thô.

4. KẾT LUẬN :
Khai thác dầu dừa bằng phương pháp ướt hiệu suất thu hồi không cao nhưng dụng
cụ đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.
Dầu có mùi vị đặc trưng của dầu dừa tươi.
Hàm lượng dầu còn sót lại trong bã thường 12-18% có thể dùng nó làm thức ăn
gia súc.

Bảng 1: Chất lượng dầu dừa tươi:


Chỉ tiêu AV(mgKOH/g) % W Tạp HLD/bã Màu Mùi
chất(%)
Dầu dừa 0,1 - 0,2 0,1 - 0,2 0,1- 0,2 12-18% Trắng Thơm
tươi vàng đặc
nhạt trưng

Trang 2
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

BÀI 2:TRUNG HÒA DẦU


1. VẬT LIỆU:

1.1 Nguyên liệu:


 dầu dừa thô
1.2 Hóa chất :
 KOH (rắn)
 NaOH(rắn)
 Cồn 96%
 Muối NaCl
 Phenolptalein 1%
1.3 Dụng cụ :
 Cốc thủy tinh
 Bình tam giác
 Nhiệt kế
 Đũa thủy tinh
 Ống đong
 Phễu chiết quả lê
 Burette
 Phểu
 Pipete(1ml,10ml)
 Quả bóp cao su
 Kẹp vòng tròn
 Giá
1.4 Thiết bị:
Bếp điện, cân đồng hồ ,cân điện tử

2. PHƯƠNG PHÁP :

2.1 Phương pháp :


Trung hòa dầu bằng phương pháp gián đoạn.,tác nhân được sử dụng là NaOH
Với mục đích loại bỏ các tạp chất không mong muốn có trong dầu ,các acid béo tự
do hay các tạp chất mong muốn khác và ít hao hụt dầu.

Trang 3
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

2.2 Quy trình công nghệ:

Dầu thô
(200g)

Kiểm tra AV
to(60oC – 65oC)

NaOH(5%, Trung hòa Khuấy nhẹ(20,40v/p)


10% ,15%)

NaCl bão Cho NaOH vào từ từ


hòa(80oC lắng gạn1(60 phút)
-90oC)

Xà phòng,nước,NaOH dư
Nước(80oC
Lắng gạn2(60 phút)
90oC)

Không màu(đạt),màu
Thử pp(1%) hồng(tiếp tục rửa)

Dầu
trung
hòa

Trang 4
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA
Hình 2- Sơ đồ trung hòa dầu bằng phương pháp gián đoạn

2.3 Thuyết minh quy trình công nghệ:

Trung hòa bằng dung dịch NaOH 5%.

Đầu tiên đi xác định chỉ số acid:cân 2g dầu thô cho vào cốc thủy tinh đem hòa tan
trong 10ml cồn 96% lắc đều tay .Sau đó cho 3 giọt phenolptalein 1% vào tiếp tục
lắc đều rồi đem đi chuẩn độ bằng pipet 1ml trong dung dịch KOH 0,1N/cồn 96%
cho đến khi có màu hồng bền trong 10-15 giây .Rồi ghi lại lượng KOH dùng
chuẩn độ và tinh kết quả.
Cách pha dung dịch nồng độ KOH 0,1N dùng chuẩn độ:
Khối lượng KOH cần dùng:

M 100
m(g)= *Cn*V* với -M khối lượng phân tử
Z ŋ -Z số điện tích trao đổi(Z=1)
-V thể tích dung dịch cần pha(100ml)
-Cn nồng độ KOH(0,1N)
-ŋ nồng độ tinh khiết (82%)

56 100
m(g)= x 0.1x0.1x = 0.68
1 82

Lấy 0,68g KOH trên đem hòa tan trong(V< 100ml) cồn ở bình định mức ta
được dung dịch dùng để chuẩn độ .

Chỉ số AV là :


5,611*V 5,611*0,38
AVđầu = = =1,066 mgKOH/g
m(g) 2g
(với V là thể tích KOH tiêu tốn,m(g)lượng dầu đem đi xác định chỉ số
AV)
Lượng NaOH 5% dùng trung hòa:
0,714*AV*D*α 0,714*1,066*0,2*1,2
VNaOH = = = 0,0038(l)=3,8ml

η*ą 0,96*50

Trang 5
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

với: -AV là chỉ số acid.

D khối luợng dầu đem trung hòa

η nồng độ tinh khiết của NaOH


α hệ số kiềm dư(1,2)
-ą nồng độ NaOH(5%(50g/l),10%(100g/l),15%(150g/l))
Lượng NaOH 5% dùng để trung hòa:
Sau khi xác định xong chỉ số ạcid và tính được lượng NaOH cần dùng thi ta
bắt đầu tiến hành trung hòa:lấy dầu thô cho vào cốc thủy tinh đem đi cân 200g rồi
đun trên bếp điện,vừa đun vừa khuấy nhẹ đều tay với vận tốc 20-40 vòng/phút
duy trì nhiệt độ 60oC-65oC trong vòng 30 phút.Lượng NaOH cho vào từ từ bằng
pipet 1ml cho đến hết .Tiếp tục cho NaCl đã bảo hòa ở nhiệt độ 80oC-90oC vào và
quậy đều để thúc đẩy nhanh quá trình lắng(chú ý lượng NaCl cho vào bằng 10%
lượng dầu).Sau vài phút nhắc ra (to:60oC-65oC) rót vào phễu chiết quả lê và bắt
đầu lắng,đến khi thấy dung dịch tách lớp ta xả đáy bình loại cặn xà phòng ,nước
và NaOH dư ,tiếp tục dùng nước nóng (80oC-90oC) khoảng 10% so với lượng dầu
cho vào và tiếp tục lắng(ở đây ta dùng nước nóng và nước muối bởi vì xà phòng
NaOH dư tan trong nước ) đến khi tách lớp ta cũng xả đáy bình loại bỏ tạp chất
như trên.Sau 2 lần rửa ta lấy một ít dầu đem đi thử với pp1% xem còn cặn xà
phòng nữa không .Nếu pp không màu thì quá trình trung hòa đã xong ,còn màu
hồng thì ta tiếp tục rửa bằng nước nóng(80oC-90oC) như trên cho đến khi mất màu.

Dầu sau khi trung hòa xong ta đem đi sấy trên bếp điện cho đến khi hết nước còn
sót trong dầu(không thấy bọt khí trong dầu).Sau đó đi xác chỉ số AV và tính hiệu
suất thu hồi.
cách tính như lúc đầu là
AVsau=(5,611*V)/m = (5,611*0,07)/2 = 0,196 mgKOH/g.

Hiệu suất thu hồi;


mdầu sau trung hòa 185
%H= = *100 = 92,5%
m dầu trước trung hòa 200

Trung hòa bằng dung dịch NaOH 10%.,NaOH 15%


Tương tự thực hiện các bước :
Sau khi chuẩn bị xong ta đi xác định chỉ số acid của dầu trước khi đem trung hòa.
Và tính lượng NaOH dùng để trung hòa.

Trang 6
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

+NaOH 10%:
5,611 * VKOH dùng 5,611* 0,38
AVđầu = = = 1,066 mgKOH/g
m(g) 2g

0,714*1,066*0,2*1,2
VNaOH = = 0,0019 = 1,9 ml
O,96*100

+ NaOH 15%:
5,611*VKOH 5,611* 0,43
AVĐầu = = =1,2 mgKOH/g
m(g) 2g

0,714*1,2*0,2*1,2
VNaOH dùng = = 0,0014 l = 1,4 ml
0,96*150

Sau khi trung hòa xong ta đem đi sấy dầu trên bếp điện cho đến khi không thấy bọt
khí ở trong dầu(không còn nước ở trong dầu).Sau đó cân khối lượng dầu để tính
hiệu suất thu hồi dầu và xác định chỉ số AV của dầu sau trung hòa.

+NaOH 10%:
5,611*VKOH dùng 5,611* 0,04
AV sau = = = 0,11 mgKOH/g
m(g) 2g

m sau 175
%H = *100 = *100 = 87,5 %
mtrước 200

+NaOH 15%:
5,611* 0,03
AVsau = = 0,08 mg KOH/g
2g

msau 180
%H = *100 = *100 = 90%
mtrước 200

Trang 7
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

3. KẾT QUẢ:

Bảng 2- Kết quả trung hòa dầu


Nồng độ NaOH 5% 10% 15%
AV dầu trước trung 1,066 1,066 1,2
hòa(mgKOH/g)
AV dầu sau trung hòa 0,196 0,11 0,08
(mgKOH/g)
%H(hiệu suất thu hồi) 92,5% 87,5% 90%

Nhận xét:
Chỉ số AV của dầu mỗi lần trung hòa có sự thay đổi.
Chỉ số AV dầu sau trung hòa giảm và có sự khác nhau giữa các nồng độ NaOH
dùng trung hòa .AV thấp nhất ở NaOH 15%(0,056) cao nhất ở NaOH 5%(0,!4).
Màu sắc,độ trong của dầu:ở nồng độ NaOH15%>NaOH10%>NaOH 5% .
Hiệu suất thu hồi chênh lệch nhau không đang kể.Tuy nhiên dựa vào bảng kết quả
trên ta có thể thấy loại dầu trung hòa ở nồng độ NaOH 15% tốt nhất loại bỏ được
gần như tối đa lượng acid tự do trong dầu và hiệu suất thu hồi cũng tương đối cao .

Giải thích :
Phản ứng trung hòa dầu:RCOOH +NaOH RCOO-Na + H2O
Chỉ số AV mỗi lần trung hòa thay đổi là do thời gian thực hiện trung hòa khác
nhau do đó chất lượng,tính chất của dầu cũng thay đổi vì thế chỉ số AV cũng thay
đổi theo.Dầu sau khi trung hòa thì chỉ số AV giảm (NaOH 5%>NaOH
10%>NaOH 15%)do lượng acid tự do trong dầu đã được loại bỏ bớt trong quá
trình trung hòa.Tùy vào nồng độ NaOH mà chúng ta sử dụng trung hòa mà khả
năng loại bỏ được lượng acid tự do trong dầu nhiều hay ít và chất lượng dầu thu
được đạt hay không đạt ,hiệu suất thu hồi cao hay thấp.Nồng độ càng cao thì phản
ứng giữa acid béo tự do có trong dầu với dung dịch soude càng mạnh dẫn đến khả
năng lôi kéo acid béo tự do và tạp chất trong dầu ra càng nhiều vì thế chỉ số acid
sẻ giảm đồng thời màu dầu cũng sáng hơn.Ở nồng độ NaOH 5% tuy hiệu suất thu
hồi cao nhưng đồng thời chỉ số AV của nó cũng cao nhất vì thế chất lượng dầu thu
được không đạt yêu cầu vì mục đích của trung hòa dầu là loại bỏ acid béo tự do có

Trang 8
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA
trong dầu.Tương tự ở nồng độ NaOH 10% cũng vậy.Còn ở nồng độ NaOH 15%
hiệu suất thu hồi cũng cao(90%)đồng thời chỉ số AV nhất lai nhỏ,và loại bỏ được

gần như tối đa lượng acid béo và tạp chất có trong dầu vì thế khi trung hòa tốt
nhất nên chọn nồng độ NaOH 15%.Tuy nhiên khi đánh giá hiệu suất thu hồi cũng
phải dữa vào quá trình trung hòa dầu có thể thất thoát do nhiều lý do như:dầu dính
vào các dụng cụ thủy tinh ,lượng NaOH cho vào quá nhiều,dầu đem trung hòa để
quá lâu ,trong quá trình đun và sấy dầu với nhiệt độ cao với thời gian dài…cho

nên đôi lúc hiệu suất thu hồi cao nhưng chất lượng dầu không tốt do lượng acid tự
do trong dầu còn nhiều .

4. KẾT LUẬN
Trung hòa dầu bằng phương pháp gián đoạn là phương pháp thường áp dụng cho
các thiết bị có năng suất thấp ,sản xuất thủ công ,công nghệ thực hiện đơn giản
,vốn đầu tư thiết bị thấp.
Nồng độ NaOH dùng để trung hòa tốt nhất là ở 15% ,với hiệu suất thu hồi 90% chỉ
số AV là 0,056 mgKOH/g.Hàm lượng cặn xà phòng còn sót lại trong dầu
<0,0005ppm

BÀI 3: TẨY MÀU DẦU


1. VẬT LIỆU:

1.1 Nguyên liệu:


 dầu thô hoặc dầu đã trung hòa.
1.2 Hóa chất:
 than hoạt tính.
1.3 Dụng cụ:
 Cốc thủy tinh

Trang 9
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA
 Bình tam giác
 Nhiệt kế
 Đũa thủy tinh
 Pipet
 Quả bóp cao su
 Giấy lọc
 Máy lọc chân không
 Bếp điện

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ


2.1. Phương pháp:
Tẩy màu dầu bằng phương pháp vật lý:thực hiện bằng các chất hấp phụ bề mặt và
chất được sử dụng là than hoạt tính.
Mục đích loại bỏ các chất màu khỏi dầu thô để nâng cao chất lượngdầu,tránh hư
hỏng dầu.Ngoài ra còn giúp loại bỏ các ion kim loại có trong dầu.

2.2 Qui trình: Dầu thô (dầu


trung hòa)

Gia nhiệt (100oC-


110oC)

Than hoạt tính Duy trì 100oC


nghiền Tẩy màu Khuấy nhẹ:20-40
nhỏ(3%,5%,7%) vòng/phút
30 phút
Than hoạt
tính dã sử
Lọc chân không dụng
Chất màu

Dầu tẩy
màu

Trang 10
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

Hình 3 - Qui trình tẩy dầu thô

2.3 Thuyết minh :


Dầu được cân 200g trong cốc thủy tinh ,sau đó tính lượng than hoạt tính cần
dùng tẩy màu hòa tan vào 20g dầu trước khi cho vào dung dịch tổng.Khi đổ vào
phải quậy đều cho than tan hết rồi đem đi gia nhiệt trên bếp điện đến nhiệt độ tẩy
màu mong muốn(100oC - 110oC) giữ nguyên nhiệt độ trong vòng 30 phút,tránh
dầu phải tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu ,trong quá trình đun khuấy nhẹ đều tay
với vận tốc 20 – 40 vòng/phút .Sau khi gia nhiệt xong ta nhắc xuống để giảm nhiệt
độ xuống 70oC – 80oC rồi đem đi lọc chân không.Lọc ta có thể lọc nhiều lần cho
đến khi được màu dầu như mong muốn ,lọc lần 1 ta lọc một lớp giấy,và tăng dần
số giấy lọc lên để thúc đẩy nhanh quá trình lọc.Sau khi lọc đạt được màu như
mong muốn ta thu được dầu tẩy màu.
Quá trình tẩy màu ta sử dụng 3 nồng độ than hoạt tính với lượng khác nhau.

3 x 200
Than hoạt tính 3%:mthan= = 6g
100

5 x 200
Than hoạt tính 5%: mthan= = 10 g
100

7 x 200
Than hoạt tính 7%:mthan = = 14
100

3. KẾT QUẢ:
Bảng 3- Kết quả tẩy màu dầu:
Nồng độ than 3% 5% 7%

mthan 6g 10g 14g


%H 75% 68% 85%

Trang 11
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

3.1 Nhận xét :


Màu sắc:dầu sau khi tẩy màu có màu sáng trong và có sự thay đổi ở các
nồng độ của than hoạt tính.
Hiệu suất cao nhất ở nồng độ than 7%.(85%).

3.2 Giải thích:


Ở đây hiệu suất ngoài phụ thuộc vào nồng độ than hoạt tính dùng tẩy màu dầu
nó còn phụ thuộc vào quá trình tẩy màu.Do trong quá trình làm có một lượng dầu
hao hụt do dính vào dụng cụ và thời gian tẩy màu(khi ta hòa tan than vào trong
dầu rồi nhưng chưa kịp tẩy màu).Vì thế hiệu suất thu hồi dầu khác nhau.Nồng độ
than càng cao thì chất lượng dầu thu được càng cao do khả năng hấp thụ các tạp
chất màu than nhiều dẫn đến màu sẻ trong hơn ,chất lượng tốt hơn.Tuy nhiên có
những trường hợp sử dụng nồng độ than cao thì khả năng lôi kéo chất màu tốt
đổng thời nó cũng lôi kéo một phần dầu dẫn tới hiệu suất thu hồi dầu giảm.
Dầu tẩy màu đạt tiêu chuẩn về màu,màu tùy thuộc vào loại dầu khác nhau.

4. KẾT LUẬN:
Tẩy màu bằng phương pháp gián đoạn tuy hiệu suất không cao nhưng cho
phép thực hiện ở thiệt bị đơn giản,nguyên liệu dùng tẩy màu rẻ tiền dễ kiếm.
Quá trình tẩy màu sử dụng than hoạt tính (than hoạt tính là chất có cấu trúc xốp
,có các đường mao dẫn trên bề mặt do đó nó có khả năng hút các phân tử nhỏ
vào,đồng thời nó có khả năng hấp thụ các chất màu cao,nhưng hấp phụ dầu lại ít
mà không góp phần mùi hay vị lạ vào trong dầu đã tẩy màu và lai chất này không
độc không làm biến tính chất lượng của dầu rẻ tiền dễ kiếm ).Vì thế tẩy màu bằng
than hoạt tính cũng là biện pháp tốt để loại bỏ các chất ,màu không mong muốn
trong dầu,theo như kết quả trên thì sử dụng nồng độ than 7% để tẩy màu là tốt
nhất.

BÀI 4: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BƠ ĐẬU PHỘNG


1. VẬT LIỆU:
1.1 Nguyên liệu:
 Đậu phộng
 Sữa đặc
 Muối
 Vani
 Bơ thực vật (margarine)

Trang 12
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA
1.2 Dụng cụ:
 Chảo rang
 Đũa tre
 Cối
 Chày

1.3 Thiết bị:


 Máy xay
 Bếp điện (bếp ga)

2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ: Đậu phộng


nhân
2.1 Qui trình:

Lựa chọn Sâu mọt hạt


lép,mốc

Rang

Bóc vỏ lụa
Vỏ

Xay

Vani, sữa đặc,


muối, magarine Phối trộn

Gia nhiệt

Rót hũ

Dán nhãn

Sản
phẩm
Trang 13
Bài báo cáo GV: MẠC XUÂN HÒA

Hình 4: Sơ đồ công nghệ sản xuất bơ đậu phộng

2.2 Thuyết minh công nghệ :

Đậu phộng nhân được lựa chọn kĩ loại bỏ các hạt sâu, mọt, lép và các tạp chất.
Sau đó đem rang lên, trong quá trình rang chú ý không để đậu phộng bị cháy ảnh
hưởng đến chất lượng của bơ. Sau khi rang xong để nguội đem đi bóc vỏ lụa thật
sạch rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó gia nhiệt. Bắc chảo lên cho magarine vào cho
đến khi chảy ra ta cho đậu phộng đã xay nhuyễn vào chảo rồi cho vani, sữa, muối
vào với lượng vùa đủ, phối trộn đều rồi nhắc xuống, rót hũ rồi úp ngược hũ để
thanh trùng. Dán nhãn ta được sản phẩm cuối cùng là bơ đậu phộng.

3. KẾT QUẢ :
- Cảm quan sản phẩm có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng của bơ đậu
phộng.
- Bơ đậu phộng dùng để ăn với bánh mì, …

Trang 14

You might also like