You are on page 1of 3

ĐỀ SỐ 8 – ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN + TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ

Câu 1 Tính chất nào sau đây là sai khi đề cập đến một vật rắn quay không đều quanh một trục cố định:
A. Mọi điểm của vật rắn nằm ngoài trục, có quỹ đạo là đường tròn và quay không đều.
B. Vectơ vận tốc dài của mỗi điểm thay đổi cả hướng và độ lớn trên quỹ đạo của nó.
C. Véctơ gia tốc của mỗi điểm luôn luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại điểm đó, trên quỹ đạo của nó.
D. Vectơ gia tốc của mỗi điểm được phân thành hai thành phần vectơ gia tốc hướng tâm và vectơ gia tốc tiếp tuyến
tại điểm đó, trên quỹ đạo của nó.
Câu 2 Tác dụng một ngẫu lực lên thanh AB đặt trên sàn nằm ngang. Thanh AB không có trục quay cố định. Bỏ qua
ma sát giữa thanh và sàn. Nếu mặt phẳng chứa ngẫu lực song song với sàn thì thanh sẽ quay quanh trục đi qua
A. điểm bất kì và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
B. trọng tâm của thanh và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
C. điểm bất kì và song song với mặt phẳng ngẫu lực.
D. trọng tâm của thanh và song song với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 3 Một vật rắn có trục quay O chịu tác dụng một lực F, có điểm đặt không ở trên trục quay và có giá không cắt
trục quay. Điều nào sau đây là sai:
A. Momen của lực F là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. Độ lớn momen của lực F đo bằng tích số của lực và cánh tay đòn của nó.
C. Momen của thành phần lực F theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của điểm đặt mới làm cho vật rắn quay.
D. Momen của lực F là một đại lượng véctơ, có giá trị dương khi vật rắn quay theo chiều dương và giá trị âm khi
vật rắn quay theo chiều ngược lại.
Câu 4 Một vật cân bằng càng vững vàng khi:
A. Mặt chân đế càng rộng và trọng tâm càng cao. B. Mặt chân đế càng nhỏ và trọng tâm càng thấp.
C. Mặt chân đế càng rộng và trọng tâm càng thấp. D. Mặt chân đế càng nhỏ và trọng tâm càng cao.
Câu 5 Định lý về trục song song có mục đích dùng để:
A. Xác định momen động lượng của vật rắn quay quanh một trục đi qua trọng tâm của nó
D. Xác định động năng của vật rắn quay quanh một trục đi qua trọng tâm của nó
C. Xác định động năng của vật rắn quay quanh một trục không đi qua trọng tâm của nó
D. Xác định momen quán tính của vật rắn quay quanh một trục không đi qua trọng tâm của nó
Câu 6 Chọn câu không chính xác:
A. Mômen lực đặc trưng cho t/dụng làm quay vật của lực B. Mômen lực bằng 0 nếu lực có phương qua trục quay
C. Lực lớn hơn phải có mô men lực lớn hơn D. Mô men lực có thể âm có thể dương
Câu 7 Một vật rắn quay chậm dần đều quanh một trục cố định xuyên qua vật thì
A. vận tốc góc luôn có giá trị âm B. gia tốc góc luôn có giá trị âm
C. tích vận tốc góc và gia tốc góc là số âm D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là số dương
Câu 8 Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn không thuộc trục quay:
A. ở cùng thời điểm, có cùng vận tốc dài
B. ở cùng thời điểm, có cùng vận tốc góc
C. ở cùng thời điểm, không cùng gia tốc góc
D. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian
Câu 9 Phát biểu nào sai khi nói về moment quán tính của vật rắn đối với trục quay xác định
A. Moment quán tính của vật rắn được đặc trưng cho mức quán tính của vật trong chuyển động
B. Moment quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí quay
C. Moment quán tính của vật rắn có thể dương, có thể âm tùy thuộc vào chiều quay của vật.
D. Moment quán tính của vật rắn luôn luôn dương
Câu 10 Một bánh đà quay đều 300vòng/phút quanh một trục đi qua tâm, moment của bánh đà là 10kgm 2. Sau khi
hãm, bánh đad quay thêm được 30 vòng mới dừng lại hẳn. Moment hãm là:
A. -25π/3 Nm B. -50π Nm C. -25π Nm D. -50π/3 Nm
Câu 11 Một chất điểm quay quanh một trục cố định có mômen động lượng L. Nếu dịch chuyển vật ra xa trục quay
một khoảng bằng 6/5 khoảng cách ban đầu và vận tốc dài v giảm đi 3 lần thì mômen động lượng sẽ
A. tăng 3,6 lần B. giảm 3,6 lần C. tăng 2,5 lần D. giảm 2,5 lần
Câu 12 Một chất điểm quay quanh một trục cố định có động năng Wđ. Nếu dịch chuyển vật lại gần trục quay một
khoảng bằng một nửa khoảng cách ban đầu và giữ cho vận tốc dài của vật không thay đổi thì khi đó động năng của
vật sẽ
A. tăng gấp đôi B. giảm đi một nửa C. tăng 4 lần D. không thay đổi
Biªn so¹n vµ gi¶ng d¹y: L£ träng duy http://leduy.comze.com,
http://luyenthi.co.cc
Câu 13 Một đĩa tròn quay quanh trục với gia tốc γ = 0,349 rad/s2. Đĩa bắt đầu quay từ vị trí ϕ 0 = 0. Số vòng quay
được trong 18s đầu tiên là:
A. 4,5 vòng B. 9 vòng C. 18 vòng D. đáp án khác
2
Câu 14 Một momen lực 30Nm tác dụng lên bánh xe, có momen quán tính 2kgm . Nếu bánh xe quay từ trạng thái
đứng yên thì sau 10s nó quay được một góc:
A. 600rad B. 750rad C. 1500rad D. 6000rad.
Câu 15 Một chất điểm khối lượng 0,5kg chuyển động tròn đều với vận tốc góc 5rad/s quay quanh một trục cố định.
Chất điểm cách trục quay một khoảng 0,2m. Momen của hợp lực tác dụng lên chất điểm có độ lớn là:
A. 2,5Nm B. 0,5Nm C. 0 D. Kết quả khác
Câu 16 Một momen lực không đổi 60Nm tác dụng vào bánh đà có momen quán tính 12kgm2. Thời gian cần thiết để
bánh đà đạt tới tốc độ 75rad/s từ lúc đứng yên là:
A. 15s B. 25s C. 30s D. 60s
2
Câu 17 Một bánh xe ban đầu đứng yên có momen quán tính 0,135kgm được tăng tốc đến tốc độ 50rad/s thì công
để tăng tốc cho bánh xe là:
A. 169J B. 6,75J C. 100J D. 0
Câu 18 Một vật rắn quay quanh một trục cố định được một góc 3π trong 4s. Nếu vật rắn đó quay được một góc 4π
trong 5s thì động năng của vật thay đổi như thế nào?
A. tăng 1,067 lần B. giảm 1,067 lần C. tăng 1,138 lần D. giảm 1,138 lần
Câu 19 Một vành kim loại có đường kính 50cm, khối lượng m=500kg phân bố đều quay quanh trục đi qua tâm.
Tính năng lượng cung cấp bởi vành khi nó giảm tốc từ 40 vòng/s xuống còn 0,5 vòng/s?
A. 4937,5J B. 2450,8J C. 620455,5J D 986806,2J
Câu 20 Một bánh xe ban đầu có vận tốc góc ω 0 = 20π rad/s, quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian t = 20s.
Tính gia tốc góc và số vòng quay được cho đến khi dừng hẳn?
A. γ = π rad/s2; n=100vòng B. γ = -π rad/s2; n=100vòng C. γ = -π rad/s2; n=200vòng D. γ =π rad/s2;
n=200vòng
Câu 21 Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là
2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì động năng của bánh xe ở thời điểm t=10s là
A. Eđ = 45 kJ B. Eđ = 18,3 kJ C. Eđ = 20,2 kJ D. Eđ = 22,5 kJ
Câu 22 Cho vật rắn khối lượng m, với trục quay cố định đi qua tâm của nó, ban đầu vật đứng yên. Khẳng định nào
sau đây là đúng:
A. Nếu vật chịu tác dụng bởi cặp lực cùng phương, ngược chiều, nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và
không cắt trục quay thì vật vẫn luôn đứng yên.
B. Nếu vật chịu tác dụng bởi cặp lực cùng phương, ngược chiều, nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và
không cắt trục quay thì vật sẽ quay quanh trục.
C. Nếu thay đổi vị trí trục quay nhưng giữ nguyên phương của trục thì moment quán tính của vật sẽ tăng.
D. Nếu thay đổi vị trí trục quay nhưng giữ nguyên phương của trục thì moment quán tính của vật có thể tăng hoặc
giảm.
Câu 23 Chuyển động quay của vật rắn được biểu diễn bởi phương trình: ϕ = π/3 – 3t + 3t2. Khẳng định nào sau
đây là sai:
A. vật quay nhanh dần đều B. ở thời điểm t=0, vận tốc góc của vật bằng -3rad/s
C. ở thời điểm t=10s, vận tốc góc của vật bằng 57rad/s D. gia tốc góc của vật bằng 6rad/s2.
Câu 24 Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Khi moment động lượng được bảo toàn thì vật đứng yên
B. Khi động năng được bảo toàn thì vật ở trạng thái cân bằng
C. Khi moment lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật đứng yên
D. Khi vật chịu tác dụng của cặp lực ngược chiều, cùng độ lớn thì vật đứng yên
Câu 25 Khẳng định nào sau đây là không chính xác:
A. Sự tiến hóa các ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng ban đầu của chúng
B. Hình thái cuối cùng trong quá trình tiến hóa các ngôi sao là sao chắt trắng, sao kềnh đỏ, punxa hoặc lỗ đen
C. Năng lượng của các ngôi sao là năng lượng tỏa ra từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân
D. Thiên hà là hệ thống các sao và các tinh vân quay quanh một tâm cuãng tuân theo định luật Kepler.
Câu 26 Khẳng định nào sau đây là sai
A. Trong hệ mặt trời, trái đất nằm giữa 2 hành tinh là Kim tinh và Hỏa tinh
B. Ngoài 8 hành tinh lớn, trong hệ mặt trời còn có rất nhiều hành tinh nhỏ, sao chổi và thiên thạch
C. Xung quanh các hành tinh còn có các vệ tinh hay còn gọi là hành tinh nhỏ
Biªn so¹n vµ gi¶ng d¹y: L£ träng duy http://leduy.comze.com,
http://luyenthi.co.cc
D. Vũ trụ hình thành từ một vụ nổ lớn (Big Bang)
Câu 27 Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Quang phổ mà ta thu được do các sao phát ra ngày càng dịch về phía đỏ, từ đó khẳng định vũ trụ đang giãn nở
B. Mặt trời được hình thành từ một đám tinh vân khí hiđro
C. Các hạt vi mô có kích thước dưới kích thước hạt nhân gọi là hạt cơ bản
D. A, B, C đều đúng
Câu 28 Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Các hạt photon, lepton, hadron được tạo bởi 6 qoác và 6 đối quác
B. Trong điều kiện bình thường, tương tác yếu có cường độ yếu nhất trong 4 loại tương tác
C. Các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời tuân theo các định luâth Keppler
D. A, B, C đúng
Câu 29 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đối với một trục quay nhất định, nếu mômen động lượng của vật tăng 4 lần thì mômen quán tính của nó cũng
tăng 4 lần
B. Mômen quán tính của vật đối với một trục quay là lớn thì mômen động lượng của nó đối với trục đó cũng lớn
C. Mômen động lượng của một vật bằng không khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
D. Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thẳng thì mômen động lượng của nó đối với một trục quay bất kỳ không
đổi
Câu 30 Khẳng định nào sau đây là sai
A. Các nucleon được cấu tạo bởi sự tổ hợp của 12 hạt quark và phản quark
B. Lực hạt nhân có cường độ lớn nhưng phạm vi tác dụng rất nhỏ
C. Ban đêm ta quan sát được các ngôi sao là vì các ngôi sao phản xạ ánh sáng do mặt trời chiếu tới
D. Lỗ đen hoặc punxa là hình thái cuối cùng trong quá trình tiến hóa của ngôi sao lớn hơn Mặt trời rất nhiều.
BL 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

DA 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

BL 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

DA 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐỀ SỐ 8 – Động lực học vật rắn+Từ vi mô đến vĩ mô

1C 2B 3D 4C 5D 6C 7C 8B 9C 10A
11D 12D 13B 14B 15C 16A 17A 18C 19D 20B
21D 22C 23A 24B 25B 26C 27D 28C 29D 30C

Biªn so¹n vµ gi¶ng d¹y: L£ träng duy http://leduy.comze.com,


http://luyenthi.co.cc

You might also like