You are on page 1of 10

Mô hình thuỷ lực

Công cụ quan trọng nhất để kiểm tra lại ý tưởng và hoàn thiện việc xây dựng
phương án của dự án quy hoạch thuỷ lợi chính là mô hình thuỷ lực. Trong báo cáo tóm
tắt đề cập đến việc sử dụng 3 mô hình thuỷ lực là MIKE 11, VRSAP và HYDROGIS
nhưng thực tế các kết quả hình vẽ chỉ có HYDROGIS. Các mô hình nói trên đều là mô
hình 1 chiều. Bài toán thuỷ lực rất phức tạp, độ tin cậy của tính toán đòi hỏi phải có các
chuyên gia chuyên sâu về mô hình cùng thảo luận, đánh giá lựa chọn sơ đồ và các điều
kiện biên thượng và hạ lưu cho tính toán. Hạn chế thấy rõ nhất là các tính toán thuỷ lực
đều sử dụng mô hình 1 chiều, mới chỉ dừng ở lại việc mô phỏng, đánh giá hệ thống kênh
cấp 1, chưa mô phỏng, đánh giá được vùng nội thị, nội đồng, hệ thống các đường
ống ngầm là một trong những nguyên nhân gây nên ngập lụt. Xin lưu ý, theo nghiên cứu
của Công ty CDM (Mỹ) và Black & Veatch cho lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và
Tân Hoá – Lò Gốm tính cho trường hợp biên mực nước ngoài cửa tiêu chỉ vào khoảng
0,8-1,0 m (gần tương đương với mực nước triều khống chế của dự án quy hoạch thuỷ lợi
chống ngập lụt TP.HCM đề xuất là 0,5 - 0,8 m) và hệ thống kênh, đường ống đã được cải
tạo nhưng một số khu vực vẫn phải chấp nhận ngập khoảng 20 cm. Như vậy, nếu chỉ
trông chờ vào hệ thống đê và cống không thể giải quyết hết việc chống ngập.
Báo cáo thuỷ lực của Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam tương đối cụ thể nhưng
việc đưa mô hình NAM và MIKE 11 để tính toán xây dựng bản đồ ngập lụt cho TP.HCM
chưa được hợp lý bởi vì:
- NAM: là mô hình mưa dòng chảy. Kết quả của NAM sẽ đưa vào MIKE 11
thông qua các mặt cắt, đoạn sông kênh, như vậy là không thực tế với TP. HCM do mưa
rơi trên diện rộng (trong các khu vực dân cư). Việc đưa mưa vào sông kênh sẽ làm nước
sông kênh dâng nhanh hơn, như vậy không thể phản ánh được mức độ ảnh hưởng gây
ngập, thời gian tồn đọng của mưa, sau đó mới thoát ra kênh mương qua bề mặt và cống
tiêu.
- MIKE 11: là mô hình một chiều trên sông kênh có kết hợp mô phỏng các ô
ruộng mà kết quả thuỷ lực trong các ô ruộng là “giả 2 chiều” (Thuật ngữ kỹ thuật). Tác
động của triều dâng, khả năng tiêu thoát của TP.HCM phụ thuộc nhiều vào mực nước
ngầm, hệ thống cống ngầm. Nhưng MIKE 11 không có khả năng mô phỏng khả năng tiêu
thoát của cống ngầm. Đây là một thiếu sót lớn khi sử dụng MIKE 11 trong mô tả ngập lụt
khu đô thị.
- MIKE FLOOD: Theo như tôi biết có 2 khả năng xây dựng bản đồ ngập lụt
TP.HCM bằng mô hình hiện có. Thứ nhất là từ kết quả của MIKE 11 sẽ được chuyển qua
MIKE FLOOD để xây dựng bản đồ ngập lụt. Thứ hai là xây dựng trực tiếp bản đồ ngập
lụt từ mô hình MIKE FLOOD. Tuy nhiên, nếu làm theo các cách này sẽ gặp những hạn
chế như sau:
+ MIKE FLOOD là mô hình hình thái, mới chỉ có thể xây dựng trên một đoạn
sông gắn với một khu vực ven sông rất nhỏ, khó có thể đáp ứng được yêu cầu là xây
dựng bản đồ ngập lũ cho toàn khu vực TP.HCM. Việc chuyển kết quả từ MIKE 11 qua
MIKE FLOOD để xây dựng bản đồ ngập lụt, có hạn chế vì bản thân kết quả MIKE 11 đã
chưa thoả đáng (như đã phân tích ở trên), nay thêm một lần “trung chuyển” thì kết quả
chắc chắn có sai lệch.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều phần mềm thuỷ lực 2 chiều phục vụ công tác
xây dựng bản đồ ngập lụt, như: SMS, FLO-2D, RMA 2 v.v… được áp dụng rộng rãi ở
Mỹ và Châu Âu. Tổ công tác cần nghiên cứu có thể áp dụng mô hình 2 chiều trong dự án
quy hoạch thuỷ lợi chống ngập lụt TP.HCM!. Tuy nhiên, việc này còn tuỳ thuộc vào
nguồn nhân lực, phần mềm và đặc biệt là số liệu đầu vào của mô hình. Trong trường hợp
chưa thể áp dụng ngay trong dự án quy hoạch, cần p hải kiến nghị cơ quan chức năng cho
nghiên cứu áp dụng mô hình 2 chiều nói trên dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước hoặc cấp Bộ. Trong phạm vi hiểu biết của mình tôi xin nêu một số ưu điểm của
mô hình FLO-2D:
Mô hình FLO-2D: Urban Flood Mapping - Bản đồ ngập lụt đô thị
- FLO-2D là mô hình thuỷ động lực học mô phỏng lũ lụt thông qua mô phỏng dòng
chảy sông kênh, dòng chảy tràn và dòng chảy trong đô thị. Mô hình thể hiện mức độ ngập
lụt tương ứng với địa hình, địa vật phức tạp trong khi vẫn đánh giá được cân bằng thể
tích, đây là chìa khoá chính của việc đánh giá chính xác sự ngập lụt.
- Mô hình sử dụng phương trình động lượng sóng động đầy đủ, kết hợp giữa thuỷ
văn và thuỷ lực.
FLO-2D có thể được áp dụng tại các khu vực có các vấn đề phức tạp về ngập lụt
bao gồm:
 Ngập lụt ven sông
 Dòng chảy cửa sông và sự bồi lắng
 Bản đồ ngập lụt thành phố: mô phỏng dòng chảy trên đường phố, sự cản trở
dòng chảy và các khu vực bị ngập
 Sóng thần và sóng dâng do bão
 Dòng chảy bùn cát
 Trận mưa và lưu lượng mưa và đường thuỷ phân
 Giảm thiểu lũ lụt
 Lưu lượng gia nhập hoặc trận mư a
Lưu lượng gia nhập được gắn vào các đoạn hoặc mặt cắt sông kênh. Trận mưa
được phân phối trên các khu chảy ngập hoặc trong các dòng suối nhỏ và khe rãnh cho
đến khi nó chảy vào kênh chính.
 Tổn thất lưu lượng do thấm và bốc hơi
Tổn thất lưu lượng có thể được tính toán như là sự rỉ ra hoặc do bốc hơi. Thấm
trong kênh, khu ngập theo không gian, thời gian được mô tả qua mô hình thấm Green-
Ampt. Sự bay hơi bề mặt nước được tính toán cho khu ngập và kênh dựa vào sự biến đổi
thời tiết hằng ngày.
 Dòng chảy tràn và trên kênh, sự trao đổi nước giữa kênh và ô ngập
Với sự ngập lụt đô thị, mô hình mô phỏng: dòng chảy tràn từ sông kênh xuyên
qua nơi cư ngụ thông qua đường phố xung quanh và sự cản trở dòng chảy, sau đó mới
quay trở lại sông kênh.
 Đường phố
Trong đô thị thì đường phố đóng vai trò quan trọng tới phân phối luồng dòng chảy
và có ảnh hưởng một cách đáng kể đến vùng ngập lụt. Trong FLO-2D, đường phố được
mô tả như những kênh hình chữ nhật nông với một chiều cao chiều rộng hạn chế.
 Công trình
Mô hình có khả năng mô tả: Cầu, cống ngầm, những đập ngăn sông hoặc các
dạng công trình điều khiển khác.
 Đê, bờ sông
Được mô tả thông qua cao trình của đường hay bờ sông
 Nhà cửa, và sự cản trở dòng chảy
Những toà nhà, biến đổi địa hình... có ảnh hưởng đến sự thay đổi diện tích ngập
đều được thống nhất mô tả trong mô hình thông qua hệ số giảm diện tích.
 Suối nhỏ và khe rãnh
Mô phỏng dòng chảy bề mặt
Kết quả
Bao gồm: Độ sâu mực nước (H), lưu tốc (V), Lưu lượng (Q) và mực nước (Z)
với sự biến đổi theo không gian và thời gian. Kết quả H, Vmax, cùng với vùng lụt lội có
thể được xem bằng đồ thị trong bản đồ và MAXPLOT.
Bản đồ thể hiện một số tuỳ chọn của đầu ra bao gồm những đường đẳng trị H, Z,
V cùng với đó là hệ thống màu mô tả sự thay đổi của V, Z, H; Làm video mô phỏng ngập
lụt và những phép nội suy tính Z, H thông qua kết quả mô hình và hệ thống DEM.
 Mô hình lưu vực sông: MIKE BASIN, MIKE SHE, MITSIM, REBASIN.
 Mô hình thuỷ văn: SSARR, NAM, TANK, AR, ARIMA.
 Mô hình thuỷ lực: VRSAP(GS. Nguyễn Như Khuê), MIKE11, MIKE 11 GIS,
MIKE21, MIKE FLOOD, ISIS, SOBEK, WENDY, TELEMAC-2D.
 Hệ thống thông tin địa lý GIS: MAPINFO, ArcView...
 Mô hình chất lượng nước: QUALL2, MIKE BASIN-WQ, MIKE 11 WQ, MIKE
EcoLab
 Mô hình phân tích tối ưu trong quy hoạch, quản lý, vận hành hệ thống: GAMS.
 Mô hình tính toán nhu cầu nước cho cây trồng: CROPWAT, các mô hình quản lý
hệ thống tưới.

 Mô hình đánh giá tác động đến môi trường RIAM

Xây dựng và phát triển Mô hình VRSAP

Xuất xứ: GS. Nguyễn Như Khuê.


Trong tính toán nguồn nước, tính toán lũ, kiệt... trong thiết kế quy hoạch thủy lợi, tính
toán thủy lực là một bài toán rất phức tạp nhưng bằng mọi cách phải được giải quyết.
Ngay từ khi công tác quy hoạch được chú ý thì phương pháp tính toán thủy lực đã được
nghiên cứu và phát triển. Nhất là từ những năm 80 của thế kỷ trước, bài toán thủy lực đã
được Viện quan tâm phát triển, và mô hình VRSAP đã được giáo sư Nguyễn Như Khuê
dày công nghiên cứu xây dựng

Đặc tính nổi bật: Mô hình thuỷ động lực học dòng chảy 1-chiều trong kênh hở, bãi ven

sông, vùng ngập lũ. VRSAP là mô hình thủy động lực học tiêu biểu của Việt Nam đã

được ứng dụng rộng rãi và thành công trong nước và quốc tế. VRSAP liên tục được cập

nhất nhiều chức năng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng như chạy

trong môi trường Windows, kết nối với GIS....

Ứng dụng thực tiễn: Đã được ứng dụng tính toán rộng rãi Việt Nam.
 Mô hình MIKE SHE
Xuất xứ: Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI).
Đặc tính nổi bật: Mô hình toán vật lý thông số phân bổ mô phỏng hệ thống tổng

hợp dòng chảy mặt- dòng chảy ngầm lưu vực sông.

Mô phỏng biến đổi về lượng và chất hệ thống tài nguyên nước. Bao gồm dòng

chảy trong lòng dẫn, dòng chảy tràn bề mặt, dòng chảy ngầm tầng không áp, dòng chảy

ngầm tầng có áp, dòng chảy tầng ngầm chuyển tiếp giữa tầng có áp và tầng không áp, bốc

thoát hơi từ tầng thảm phủ, truyền chất, vận chuyển bùn cát.

Ứng dụng thực tiễn: Đã được ứng dụng tính toán rộng rãi trên phạm vi toàn thế
giới. Ở Việt Nam MIKE SHE được ứng dụng mô phỏng dòng hệ thống dòng chảy ngầm-
mặt lưu vực sông Srêpôk.

 Mô hình MIKE 11
Xuất xứ: Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI).

Đặc tính nổi bật: Mô hình thuỷ động lực học dòng chảy 1-chiều trong kênh hở, bãi

ven sông, vùng ngập lũ.

MIKE 11 có một số ưu điểm nổi trội so với các mô hình khác như: (i) liên kết với

GIS, (ii) kết nối với các mô hình thành phần khác của bộ MIKE ví dụ như mô hình mưa

rào-dòng chảy NAM, mô hình thuỷ động lực học 2 chiều MIKE 21, mô hình dòng chảy

nước dưới đất, dòng chảy tràn bề mặt và dòng bốc thoát hơi thảm phủ (MIKE SHE), (iii)

tính toán chuyển tải chất khuyếch tán, (iv) vận hành công trình, (v) tính toán quá trình

phú dưỡng…..

Ứng dụng thực tiễn: Đã được ứng dụng tính toán rộng rãi Việt Nam và trên phạm
vi toàn thế giới.

 Mô hình MIKE 21 & MIKE FLOOD


Xuất xứ: Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI).
Đặc tính nổi bật: Mô hình thuỷ động lực học dòng chảy 2-chiều bãi ven sông, vùng

ngập lũ.

Ứng dụng thực tiễn: Đã được ứng dụng tính toán rộng rãi Việt Nam và trên phạm vi
toàn thế giới.
 Công nghệ GAMS
Xuất xứ: Ngân hàng thế giới (WB).
Đặc tính nổi bật: Một ngôn ngữ máy tính bậc cao phục vụ mô phỏng hệ thống kinh

tế tối ưu trong quy hoạch, quản lý, vận hành hệ thống phân bổ các nguồn tài nguyên.

 Có khả năng mô phỏng hệ thống lớn, phức tạp.

 Có khả năng mô phỏng, giải bài toán tối ưu tuyến tính, tối ưu phi tuyến, tối ưu

động (quy hoạch động), tối ưu biến nguyên ….

Ứng dụng thực tiễn: Đã được có một số ứng dụng thành công trên thế giới. Ở Việt
Nam Công nghệ GAMS được ứng dụng tính toán phục vụ quy hoạch, quản lý và khai
thác lưu vực sông Đồng Nai, và vùng thượng du sông Thái Bình.

 Mô hình TANK
Xuất xứ: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (trên cơ sở lý thuyết phát triển năm 1974 bởi
Sugawara M., Nhật Bản).

Đặc tính nổi bật: Mô hình toán mưa rào dòng chảy dựa trên quá trình trao đổi
lượng ẩm giữa các tầng mặt, ngầm lưu vực, và bốc hơi. Ứng dụng tốt cho lưu vực vừa và
nhỏ với các ưu điểm chính:

 Mô hình mưa rào-dòng chảy điển hình cấu trúc dạng bể chứa.

 Khả năng mô phỏng dòng chảy tháng, dòng chảy ngày, dòng chảy lũ.

Ứng dụng thực tiễn: Đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên phạm thế giới.

 Mô hình BPNN (Backpropagation neural network)

Xuất xứ: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (trên cơ sở lý thuyết phát triển năm 1986 bởi
Rumelhart D.E., USA).
Đặc tính nổi bật: Mô hình toán dựa trên phép giải lan truyền ngược

(Backpropagation) của phương pháp mạng trí tuệ nhân tạo (Artificial neural network).

Ưu điểm chính:

 Công cụ mô hình toán dạng hộp đen đa năng.

 Khả năng thay thế mô hình mưa rào dòng chảy, mô hình thống kê…

 Khả năng ứng dụng mô phỏng nhiều quá trình tự nhiên.

 Khả năng dự báo các quá trình chưa được rõ ràng về mặt cấu trúc vật lý.

Ứng dụng thực tiễn: Dự báo mực nước, dự báo dòng chảy lũ, Dự báo dòng chảy
ngày/tháng, dự báo chất lượng nước mặt, dự báo chất lượng nước ngầm, dự báo xâm
nhập mặn, dự báo chỉ số chứng khoán, dự báo nhiệt độ lò luyện kim…

 Mô hình SOBEK

Giới thiệu mô hình

SOBEK là một gói tổng hợp các phần mềm sử dụng trong lĩnh vực phát triển và
quản lý nguồn nước. SOBEK được phát triển bởi Viện thuỷ lực Deflt Hà Lan (Delft
Hydraulic Institute).
SOBEK có 7 module và việc kết hợp các module này với nhau tạo ra ba sản phẩm
cơ bản của SOBEK đó là: SOBEK RURAL, SOBEK URBAN và SOBEK-RIVER, cụ thể
như sau:
Sản phẩm SOBEK SOBEK SOBEK

MODULE RURAL URBAN -RIVER


Thuỷ lực (FLOW) X X X
Mưa dòng chảy (RR) X X
Chất lượng nước (WQ) X X
Vận hành thời gian thực (RTC) X X
Vận chuyển bùn cát (ST) X
Hình thái sông (MOR) X
Xâm nhập mặn (SI) X
Khả năng áp dụng

Trong dòng sản phẩm SOBEK RURAL, module thuỷ lực đã được tích hợp mô
hình 1 chiều và 2 chiều với nhau được gọi là SOBEK-Overland Flow. Mô hình này tính
toán thuỷ lực của vùng ngập lũ (Độ sâu dòng chảy, vận tốc…). Mô hình có thể ứng dụng
trong hầu hết các nghiên cứu về quản lý và phát triển nguồn nước:

- Quy hoạch phòng chống lũ


- Phân tích vỡ đập
- Quản lý thiên tai
- Quy hoạch tái định cư
- Phân tích thiệt hại do lũ
- Phân tích rủi ro
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn….
SOBEK được thiết kế tích hợp với giao diện GIS. Kết quả tính toán được xuất ra
ngay dưới dạng bản đồ ngập lụt hoặc phân bố trường vận tốc.

SOBEK đã được ứng dụng trong các nghiên cứu thuộc các lưu vực sông ở Hà
Lan, Bangladet, Australia… và mới đây (năm 2003) SOBEK đã được áp dụng cho hai
lưu vực sông Trà Bồng và Trà Khúc (Tỉnh Quảng Ngãi) cho kết quả được đánh giá rất
cao.

 Mô hình MIKE BASIN

Việc quy hoạch phát triển tài nguyên nước trong tương lai trên một lưu vực sông cần
phải có sự phân tích tổng hợp và kết quả tính toán cân bằng nước. MIKE BASIN là
một công cụ quản lý tài nguyên nước, hay nói đúng hơn MIKE BASIN là một công cụ
tính toán cân bằng giữa nhu cầu về nước và nước có sẵn theo cách tối ưu nhất, nó hỗ trợ
các nhà quản lý trong việc lựa chọn các kịch bản phát triển, khai thác và bảo vệ nguồn
nước phù hợp trong tương lai.

Mô hình MIKE BASIN do Viện thuỷ lực Đan Mạch (ĐHI) xây dựng và được
chuyển giao cho Viện Quy hoạch Thuỷ lợi trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ ngành nước của
Chính phủ Đan Mạch, nó là một mô hình toán học thể hiện một lưu vực sông bao gồm
hình thái của các sông chính và các sông nhánh, các yếu tố thuỷ văn của lưu vực theo
không gian và theo thời gian, các công trình và hệ thống sử dụng nước. Mô hình cũng
tính đến yếu tố tài nguyên nước ngầm và quá trình diễn biến nước ngầm, bên cạnh đó mô
đun Mike Basin WQ bổ sung thêm chức năng mô phỏng chất lượng nước.

MIKE BASIN được xây dựng theo kiểu mô hình mạng lưới, trong đó hệ thống
sông và các nhánh hợp lưu chính của nó được biểu diễn bằng một mạng lưới bao gồm các
nhánh và các nút. Các nhánh thể hiện các đoạn sông riêng biệt, còn các nút thể hiện các
tiểu hợp lưu hoặc các vị trí mà tại đó các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nước
có thể diễn ra như điểm của dòng chảy hồi quy từ các khu tưới, điểm chuyển dòng hoặc
là điểm hợp lưu giữa hai hoặc nhiều sông hoặc tại các vị trí quan trọng cần có kết quả của
mô hình.
Mô hình hoạt động trên cơ sở một mạng lưới sông được số hoá và các thông tin
về các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước được thiết lập trực tiếp trên màn hình
máy tính qua phần mềm ArcView GIS. Nhập liệu chủ yếu của mô hình bao gồm số liệu
theo thời gian của dòng chảy trên lưu vực của từng nhánh sông. Các tệp số liệu bổ trợ
gồm các đặc tính hồ chứa, các quy tắc vận hành của từng hồ chứa, liệt số liệu khí tượng
thuỷ văn và số liệu nhu cầu nước của các hộ dùng nước cùng c ác thông tin về dòng chảy
hồi quy.

Phần mềm MIKE BASIN với giao diện tiện dụng và thân thiện là một công cụ
mạnh để giải quyết các bài toán cân bằng nước trong quy hoạch phát triển và sử dụng
tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Kể từ khi được c huyển giao, mô hình đã
được áp dụng rộng rãi để tính toán cân bằng nước trong các dự án quy hoạch phát triển
tài nguyên nước ở Viện quy hoạch Thuỷ lợi như: Dự án Quy hoạch phát triển tài nguyên
nước các lưu vực sông ven biển Quảng Ninh, Quy hoạch phát triể n tài nguyên nước lưu
vực sông Vũ Gia - Thu Bồn, Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông
Hồng-Thái Bình…kết quả đã đưa ra được các kịch bản phát triển tài nguyên nước bền
vững trên các lưu vực sông. Một số sinh viên thạc sĩ cũng đã ứng dụng thành công mô
hình MIKE BASIN để giải quyết các bài toán tưới tiêu trong các đề tài luận án thạc sĩ kỹ
thuật như luận án của thạc sĩ Trần Thị Nhung về “Hạn hán ở lưu vực sông Vũ Gia- Thu
Bồn và các giải pháp giảm thiểu thiệt hại”, luận án của thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ về “Xác
định phương án quy hoạch phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông
Cả sử dụng phần mềm MIKEBASIN”.

Như vậy với khả năng ứng dụng rộng rãi của mô hình MIKEBASIN, việc đánh

giá nguồn nước các lưu vực sông, ảnh hưởng của các hệ thống lấy nước lên nguồn nước

hiện trạng và các giai đoạn phát triển thuỷ lợi trong tương lai sẽ được thực hiện một cách

toàn diện và hiệu quả hơn.

 Mô hình MITSIM

Giới thiệu mô hình

MITSIM là một mô hình tính toán cân bằng nước trên một lưu vực do Học viện kỹ
thuật Massachusetts (Hoa Kỳ) phát triển. Phiên bản gốc được phát triển bằng ngôn ngữ
lập trình FORTRAN, hiện nay MITSIM đã được Viện Quy hoạch Thuỷ lợi cải tiến cả về
nội dung và giao diện người sử dụng, ngôn ngữ lập trình được sử dụng là Visual Basic.

Khả năng ứng dụng

Đây là mô hình mô phỏng, một công cụ để đánh giá, định hướng việc quy hoạch và
quản lý một lưu vực sông. Mục đích chung của mô hình là đánh giá về mặt thuỷ văn và
kinh tế của các phuơng án khai thác nguồn nước. Đặc biệt mô hình có thể đánh giá các
tác động của các phương án khai thác nguồn nước của các hệ thống tưới, hồ chứa (gồm
cả nhà máy thuỷ điện), cấp nước sinh hoạt và công nghiệp tại nhiều vị trí khác nhau.
Ngoài ra mô hình còn xem xét đến việc khai thác nước ngầm.

Tính năng nổi bật

- Mô phỏng nhiều phương án phát triển nguồn nước trong thời gian ngắn
- Cân đối và lựa chọn các phương án với các mục tiêu khai thác nguồn nước khac
nhau: Chống lũ, phát điện, tưới…
- Lựa chọn phương án điều tiết hồ chứa
- Lựa chọn công trình ưu tiên theo trình tự quy hoạch… vv
 Các mô hình/công nghệ khác được sử dụng trong quy hoạch và quản lý
nguồn nước tại Viện QHTL

- Mô hình lưu vực SSARR (Công binh Mỹ)

- Bộ mô hình HEC trong quy hoạch và quản lý nguồn nước (Công binh Mỹ)

- Hệ thống thông tin dữ liệu HYMOS trong quy hoạch và quản lý nguồn nước
(Anh)

- Mô hình CROPWAT tính toán nhu cầu nước cây trồng (FAO)

- Các mô hình tính tưới hệ thống dùng nước trồng trọt.

- Các mô hình thống kê thuỷ văn AR, ARIMA…(Viện QHTL)

- Các mô hình vận hành hồ chứa (Viện QHTL)

- Các công nghệ dữ liệu bản đồ (GIS)

- Các số liệu ảnh chụp vệ tinh, ảnh cao độ số (DEM)….

You might also like