You are on page 1of 17

CORTICOID: Thuốc hay cần có thầy giỏi

Cách đây vài mươi năm, viên thuốc "hạt dưa" đã trở nên quen thuộc đến mức người dân - nhất
là ở các vùng quê - đau gì cũng mua dùng; Mà quả là hiệu nghiệm thật, uống vào thấy "hết bệnh"
ngay, nhưng khi ngưng dùng thì bệnh tái phát. Loại thuốc này chính là Dexamethasone, nhiều
người quen gọi là viên "đề xa", một loại thuốc corticoid. Tuy nhiên nếu sử dụng các thuốc
corticoid bừa bãi sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

CORTICOID LÀ THUỐC GÌ?

Ðó là những nội tiết tố (hormone) do vỏ nang thượng thận (cortico-surrénale) tiết ra, có cấu trúc
hóa học steroid nên được gọi tắt là nhóm thuốc corticoid. Ðến nay người ta đã tổng hợp được rất
nhiều nhóm thuốc steroid và sử dụng rộng rãi, đồng thời cũng kéo theo tình trạng lạm dụng thuốc
rất phổ biến.

THUỐC HAY VÌ CÓ NHIỀU CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH

Những tên khoa học của thuốc như Hydrocortison, Prednison, Betamethason, Dexamethason,
Prednisolon... cho thấy các nhóm thuốc này rất đa dạng, nhiều chủng loại và mỗi loại lại có rất
nhiều tên thương mại khác nhau.

Thuốc có nhiều công dụng điều trị:

- Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học,
nhiễm khuẩn, dị ứng. Chỉ riêng với đặc tính này, thuốc cũng đã trị được nhiều loại bệnh như viêm
khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do
chấn thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại (khoa da), trị viêm phần trước mắt (khoa mắt), trị viêm
mũi (khoa tai mũi họng)...

- Chống dị ứng: Dùng điều trị trong các bệnh dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn nặng...

- Ngoài ra còn nhiều chỉ định chuyên môn khác do tác dụng đa dạng của thuốc như bệnh da
pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán
huyết do tự miễn...

Chính vì đa công dụng như thế nên nhiều người đã lầm tưởng rằng thuốc corticoid là loại thần
dược trị được bá bệnh.

TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG THUỐC

Việc lạm dụng corticoid sẽ gây rất nhiều tác hại cho người dùng. Nhiều loại kem trị mụn chứa
corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt:

Dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (tưởng nhầm là thuốc rửa trong mắt, giúp mắt sáng long
lanh) sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể, thấy cảnh vật mờ mờ ảo ảo...

Những tai biến chính do lạm dụng corticoid:

- Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn như mặt trăng.

- Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
- Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.

- Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.

- Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.

- Làm loét dạ dày - tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

- Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.

- Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá,
tăng nhãn áp.

Ðấy là lý do vì sao thuốc corticoid nhất thiết cần có chỉ định điều trị của thầy thuốc.

"THUỐC HAY CẦN CÓ THẦY GIỎI"

Cách sử dụng corticoid rất đa dạng: từ uống, tiêm bắp, tiêm gân đến tiêm vào trong khớp, vùng
ngoại vi của khớp (khớp gối, khớp háng, khớp vai), hoặc tiêm vào các mô mềm, bao gân...

- Tùy theo từng loại bệnh để chọn loại corticoid thích hợp.

- Tùy tình trạng bệnh và tổng trạng bệnh nhân mà dùng liều lượng và thời gian thích hợp, vì có
những bệnh cần dùng liều cao tấn công rồi sau đó giảm liều từ từ; Có những bệnh lại cần khởi
đầu với liều thấp rồi tăng dần lên cho đến khi đáp ứng được hiệu năng trị liệu. Nếu cần thiết dùng
cho trẻ em thì liều dùng phải được kiểm soát chặt chẽ theo tỷ lệ phù hợp với tuổi hay cân nặng.
Ðặc biệt cần hết sức thận trọng với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

- Trong khi dùng thuốc cần theo dõi sát bệnh nhân để đề phòng các biến chứng liên quan đến
huyết áp, cân nặng, phân, lipid trong máu và theo dõi tái phát bệnh lao nếu người dùng có tiền
sử lao. Trong thời gian điều trị bằng corticoid, khẩu phần ăn cần giảm muối, giảm đường và tăng
lượng đạm.

Việc ngưng dùng corticoid cũng là cả một nghệ thuật nhằm giúp phục hồi chức năng nang
thượng thận của bệnh nhân. Có thể giảm liều mỗi ngày hoặc dùng một ngày, ngưng một ngày;
Hoặc dùng thuốc ban ngày không dùng ban đêm để nang thượng thận làm việc đều đặn trở lại
và tiếp tục tiết ra nội tiết tố corticoid thiên nhiên.

Tóm lại, corticoid là loại thuốc hay nhưng khó sử dụng và cần phải có thầy thuốc giỏi chỉ định.
Quan điểm dùng corticoid "trị bá bệnh" sẽ làm che mờ triệu chứng bệnh và để lại nhiều dư
chứng.

Phối hợp thuốc corticoid với các thuốc khác


Việc phối hợp thuốc corticoid với các thuốc trị bệnh khác cần hết sức cẩn trọng vì nếu
phối hợp không đúng, thiếu chú ý, vi phậm các điều cấm kỵ, sẽ làm hiệu lực của thuốc
phối hợp tăng lên hặoc giảm đi thái quá, gây nên những tác hại, tai biến nguy hiểm cho
người bệnh. Dưới đây là một số trường hợp cần lưu ý khi dùng thuốc có phối hợp
corticoid.
A. Đối với các corticoid nói chung: bao gồm glucocorticoid dùng theo đường tổng
quát, dùng tại chỗ (trong khớp, ngoài da, thụt trực tràng), mineracorticoid và
tetracosactid.
1. Khi phối hợp với thuốc hạ huyết áp: sẽ giảm tác dụng hạ huyết áp, do tác
dụng giữ muối- nước của các corticoid
2. Với Digitalin: sẽ làm hạ Kali huyết, dễ dẫn đến các tác dụng độc hại của
Digitalin. Do đó cần thận trọng khi phối hợp, phải theo dõi Kali huyết,
Amphetericin B…, nếu cần thiết phải kiểm tra trên điện tim đồ.
3. Với các thuốc gây hạ Kali huyết ( lợi tiểu hạ Kali huyết): sẽ làm tăng nguy
cơ hạ Kali huyết do cộng hợp tác dụng. Vì vậy cần thận trọng trong việc
phối hợp, theo dõi Kali huyết, điều chỉnh liều lượng điều trị nếu cần thiết.
4. Với thuốc gây xoắn đỉnh (amiodảone, astemizole, bepridil, bretylium,
disopyramide, ẻỷthomycine (IV), halofantrine, pentamidine, nhóm
quinidine, sotalol, sparfloxacine, sultỏpide, terfenadine, vincamine): sẽ
gây xoắn đỉnh (hạ Kali huyết là yếu tố thuận lợi cho việc xuất hiện xoắn
đỉnh, cũng như làm chậm nhịp tim và khoảng QT dài trước đó). Do đó: đối
với amidarone, bretylium, disopyramide, nhóm quinidine, sotalol phải
thận trọng khi phối hợp, đề phòng QT. Trong trường hợp bị xoắn đỉnh,
không được dùng thuốc chống loạn nhịp.
Đối vưói astemizole, bepridil, erythromycin (IV), halofanntrne, pentamidine,
sparfloxacine, sultopride, terfenadine, vincamine. Không nên phối hợp, mà sử
dụng các thuốc không gây xoắn đỉnh trong trường hợp bị hạ Kali huyết.
B. Đối với Glucocorticoid
1. Đối với ….nói chung: dùng theo đường tổng quát và đường tại chỗ (trong
khớp, ngoài da, thụt trực tràng)
1. Khi phối hợp với các acetyl salycylic: sẽ làm giảm salicylat trong máu
trong thời gian điều tri và gây nguy cơ quá liều salicylat sau khi ngưng
dùng corticoid, do corticoid gây tăng đào thải salicylat.
Do đó phải thận trọng kh phối hợp, điều chỉnh liều lượng acid salicylic trong quá trình
phối hợp và sau khi ngừng điều trị bằng thuốc corticoid.

2. Với thuốc chống đông máu đường uống: sẽ ảnh hưởng đến chuyển hoá
của thuốc cũng như của các yếu tố đông máu, gây nguy cơ xuất huyết đặc
thù của thuốc corticoid ở niêm mạc đường tiêu hoá, làm giòn tĩnh mạch
nếu dùng liều cao hay dài ngày (trên 10 ngày).
3. Với hepảin( đường tiêm) : sẽ tăng thêm nguy cơ xuất hiện đặc thù của
thuốc corticoid ở niêm mạc tiêu hoá, lmà gìm tĩnh mạch nếu dùng liều cao
hay dài ngày (trên 10 ngày).
4. Với Insulin – Metformine- Sulfamide hạ đường huyết: sẽ làm tăng
đuownfg huyết và có khi gây nhiễm ceton huyết, do corticoid gây giảm
dung nạp glucid. Phaỉ thận trọng khi phối hợp, báo cho bệnh nhân biết
trước để tự theo dõi máu và nước tiểu, nhất là trong thời gian điều trị. Nếu
cần thiết, phải điều chỉnh liều lượng thuốc chông tiểu đường trong thời
gian phối hợp và sau khi ngưng dùng corticoid.
5. Với Interferon alpha: sẽ ức chế tác dụng của Interfẻon alpha. Cần lưu ý
khi phối hợp.
6. Với các thuốc gây cảm ứng enzyme ( thuốc chống co giật: carbamazepine,
phenobarbital, phenyltoine, primidone, rifampicine): sẽ làm giảm hàm
lượng và hiệu lực của corticoid trong huyết tương do tăng chuyển hoá gan.
Đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng ở bệnh nhân bị bệnh Addison và bệnh
ghép cơ quan. Phải thận trọng khi phối hợp, theo dõi lâm sàng và sinh hoá,
điều chỉnh liều cortiocid trong thời gian phối hợp và sau khi ngừng dùng
thuốc gây cảm ứng men.
7. Vưói Isoniazide: sẽ làm gảim hàm lượng isoniazide trong huyết tương do
tăng chuyển hoá ở gan và giảm chuyển hoá glucocorticoid. Do đó cần theo
dõi trên lâm sàng và sinh học.
8. Với các thuốc băng tráng dạ dày, ruột sẽ làm giảm hấp thu glucocorticoid
bằng đường tiêu hoá. Do đó cần thận trọng, dùng thuốc băng tráng dạ dày,
ruột và thuốc glucocortiocid cách xa nhau trên 2h.
9. Với vaccine sống giảm độc: sẽ tạo nguy cơ gây bệnh lan rộng, nguy cơ
này tăng cao ở người đã bị giảm miễn dịch do một bệnh tiềm ẩn. Cần lưu
ý khi phối hợp, tôt nhất là dùng một vaccine mất hoạt tính nếu có ( ví dụ
bệnh viêm sốt bại liệt).
II. Riêng với Dexamethason:
- Với Praziquantel: sẽ làm giảm nồng độ Praziquantel trong huyết
tương.
III. Riêng với Methylprednisolone (đường tiêm IV)
- Với Ciclosporine: sẽ làm tăng nồng độ ciclosporine và creatinin
trong máu do giảm đào thải ciclosporine ở gan.
IV. Riêng với Prednisolone
- Với Ciclosporine: sẽ làm tăng tác dụng của Pednisolone, dạng
giống hội chứng Cushing, giảm dung nạp glucid, giảm thanh thải
prednisolone.
C. Đối với Mineralocorticoid
- Với thuốc gây cảm ứng men: ( thuốc chống co giật:
carbamazeoine, phenobarbital, phenyltioine, primidone,
rifampicine): sẽ làm giảm nồng độ và hiệu lực của coricoid trong
huyết tương do tăng chuyển hoá ở gan. Hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng ở bệnh nhân mắc bệnh Addison và bệnh nhân ghép cơ quan.

Prednisolon

Tên chung quốc tế: Prednisolone.

Mã ATC: A07E A01, C05A A04, D07A A03, D07X A02, H02A B06, R01A
D02, S01B A04, S01C B02, S02B A03, S03B A02.

Loại thuốc: Thuốc chống viêm corticosteroid; Glucocorticoid.

Dạng thuốc và hàm lượng


Viên nén hoặc viên nén bao tan trong ruột 2,5; 5; 10; 20; 50 mg
prednisolon.

Dung dịch tiêm: Prednisolon natri phosphat 20 mg/ml.

Hỗn dịch trong nước để tiêm: Prednisolon acetat 25 mg/ml.

Viên đặt trực tràng: 5; 20 mg prednisolon (dạng muối natri phosphat).

Dịch treo để thụt: Prednisolon 20 mg/100 ml (dạng prednisolon natri


metasulfobenzoat).

Dung dịch nhỏ mắt prednisolon natri phosphat 0,5%.

Siro prednisolon 15 mg/5 ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Prednisolon là một glucocorticoid có tác dụng rõ rệt chống viêm, chống


dị ứng và ức chế miễn dịch.

Prednisolon chỉ có tác dụng mineralocorticoid yếu, vì vậy nếu dùng


thuốc trong thời gian ngắn có rất ít nguy cơ giữ Na+ và phù. Tác dụng
chống viêm của prednisolon so với các glucocorticoid khác: 5 mg
prednisolon có hiệu lực bằng 4 mg methylprednisolon và bằng 20 mg
hydrocortison.

Chứng viêm, bất kỳ thuộc bệnh căn nào, đều đặc trưng bởi bạch cầu
thoát mạch và xâm nhiễm vào mô bị viêm. Các glucocorticoid ức chế
các hiện tượng này. Glucocorticoid dùng đường toàn thân làm giảm số
lượng các tế bào lymphô, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong
máu ngoại biên và giảm sự di chuyển của chúng vào vùng bị viêm.
Glucocorticoid còn ức chế chức năng của các tế bào lymphô và của các
đại thực bào của mô. Khả năng đáp ứng của chúng với các kháng
nguyên và các chất gây gián phân bị giảm. Tác dụng của
glucocorticoid đặc biệt rõ rệt lên các đại thực bào, làm hạn chế khả
năng thực bào của chúng, hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và hạn chế
việc sản sinh interferon - gama, interleukin - 1, chất gây sốt, các
enzym colagenase và elastase, yếu tố gây phá hủy khớp và chất hoạt
hóa plasminogen. Glucocorticoid tác dụng lên tế bào lympho làm giảm
sản sinh interleukin - 2.

Ngoài tác dụng trên chức năng của bạch cầu, glucocorticoid còn ảnh
hưởng đến đáp ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin
do ức chế phospholipase A2. Corticosteroid cũng làm tăng nồng độ
lipocortin, ức chế phospholipase A2. Cuối cùng, glucocorticoid làm giảm
sự xuất hiện cyclooxygenase ở những tế bào viêm, do đó làm giảm
lượng enzym để sản sinh prostaglandin.

Glucocorticoid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của
kinin và các nội độc tố vi khuẩn và do làm giảm lượng histamin giải
phóng bởi bạch cầu ưa base.

Tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid phần lớn do những tác
dụng nêu trên. Với liều thấp, glucocorticoid có tác dụng chống viêm;
với liều cao, glucocorticoid có tác dụng ức chế miễn dịch. Những liều
lớn thuốc có thể làm giảm sản sinh kháng thể, còn liều trung bình
không có tác dụng này (ví dụ, prednisolon 20 mg/ngày).

Trong một số trường hợp, glucocorticoid làm chết các tế bào lympho -
T. Những tế bào - T bình thường trong máu ngoại biên có tính đề kháng
cao đối với tác dụng gây chết tế bào của glucocorticoid. Tuy nhiên,
những tế bào lympho không bình thường, gồm cả một số tế bào ung
thư, có thể nhạy cảm hơn nhiều. Glucocorticoid liều cao có thể gây
chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Những tác dụng kháng
lympho bào này được sử dụng trong hóa trị liệu bệnh bạch cầu cấp thể
lympho cấp tính và bệnh u lympho.

Corticosteroid có hiệu lực trong hen phế quản nặng, chứng tỏ vai trò
của viêm trong sinh bệnh học miễn dịch của bệnh này. Bao giờ cũng
phải bắt đầu điều trị bằng thuốc kích thích bêta vì corticosteroid không
có tác dụng chống lại bệnh hen cấp tính. Trong những cơn hen nặng
phải nằm viện, điều trị tấn công bằng tiêm glucocorticoid là cơ bản.
Tuy nhiên những người bệnh hen này vẫn cần tiếp tục dùng
corticosteroid hít hoặc uống. Những cơn hen cấp tính ít nặng hơn
thường được điều trị bằng uống glucocorticoid đợt ngắn. Mọi ức chế
chức năng tuyến thượng thận thường hết trong vòng 1 đến 2 tuần.

Trong điều trị bệnh hen phế quản mạn tính, luôn luôn phải sử dụng
glucocorticoid dài ngày với những liều khác nhau theo thời gian tùy
theo bệnh biến chuyển nặng nhẹ khác nhau.

Glucocorticoid được dùng trong điều trị nhiều chứng bệnh thấp và
trong bệnh tự miễn như luput ban đỏ toàn thân và nhiều bệnh viêm
mạch như viêm quanh động mạch nút, bệnh u hạt Wegener, viêm động
mạch tế bào khổng lồ. Ðối với những rối loạn nặng này, liều
glucocorticoid bắt đầu phải đủ (cao hơn nhiều so với liều có tác dụng
chống viêm) để làm giảm bệnh nhanh chóng và để giảm thiểu các
thương tổn mô, sau đó là giai đoạn củng cố, với một liều duy nhất mỗi
ngày được giảm dần tới liều tối thiểu có tác dụng.

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, dùng liều bắt đầu tương đối thấp.
Trong đợt cấp tính, có thể dùng liều cao hơn, sau đó giảm dần, nhanh.
Có thể điều trị người có triệu chứng chính của bệnh khu trú ở một hoặc
một số ít khớp bằng cách tiêm corticosteroid trong khớp.

Ở trẻ em bị viêm khớp mạn tính với những biến chứng đe dọa tính
mạng thì prednisolon là thuốc hàng đầu và đôi khi còn dùng
methylprednisolon theo liệu pháp tấn công. Có thể tiêm corticosteroid
trong khớp như trong bệnh của người lớn, nhưng ở trẻ em những dấu
hiệu đặc trưng của hội chứng dạng Cushing, chứng loãng xương có xẹp
đốt sống và chậm lớn sẽ phát triển nhanh.

Glucocorticoid có tác dụng tốt ở một số người mắc bệnh viêm loét đại
tràng mạn tính, và bệnh Crohn. Có thể dùng prednisolon dưới dạng
thụt giữ trong bệnh viêm loét đại tràng nhẹ, và dùng dạng uống trong
những đợt cấp tính nặng hơn.

Có thể điều trị những biểu hiện của các bệnh dị ứng ngắn ngày, như
sốt cỏ khô, bệnh huyết thanh, mày đay, viêm da tiếp xúc, phản ứng
thuốc, ong đốt và phù thần kinh - mạch bằng glucocorticoid bổ sung
cho liệu pháp chính.

Dùng corticosteroid một mình hoặc phối hợp với những thuốc ức chế
miễn dịch khác để ngăn ngừa sự thải ghép và để điều trị những bệnh
tự miễn khác. Glucocorticoid thường được dùng nhất trong những chỉ
định này là prednisolon và prednison. Ðể chống thải ghép cấp, đòi hỏi
phải dùng liều cao corticosteroid trong nhiều ngày, và để ngăn ngừa
mảnh ghép chống lại chủ thể cấp, phải dùng liều corticosteroid hơi
thấp hơn, điều đó có thể xảy ra sau khi ghép tủy xương. Sử dụng
corticosteroid dài ngày để ngăn ngừa thải ghép thường gây ra nhiều
tác dụng không mong muốn, bao gồm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, loét
đường tiêu hóa, tăng glucose huyết và loãng xương.
Trong trường hợp viêm màng não, cần phải dùng glucocorticoid trước
khi dùng kháng sinh để giảm thiểu tác hại của viêm do đáp ứng diệt
khuẩn ở hệ thần kinh trung ương.

Glucocorticoid là liệu pháp hàng đầu điều trị hội chứng thận hư. Trong
bệnh viêm cầu thận màng có thể dùng liệu pháp glucocorticoid cách
nhật, trong 8 đến 10 tuần, sau đó giảm dần liều trong thời gian 1 đến 2
tháng.

Glucocorticoid rất có tác dụng trong điều trị bệnh tự miễn như viêm
gan mạn tính, hoạt động. 80% người bệnh điều trị với prednisolon liều
cao cho thấy có sự thuyên giảm về mô học. Những người có bệnh gan
nặng được chỉ định prednisolon thay prednison, vì prednison cần phải
chuyển hóa ở gan để thành dạng có tác dụng dược lý.

Trong thiếu máu tan huyết tự miễn, nếu không chữa được nguyên nhân
chính hoặc nếu cần can thiệp khẩn cấp, thì glucocorticoid là thuốc điều
trị có hiệu quả. Ít khi chỉ định truyền máu vì có thể gây biến chứng
tăng tan huyết. Nếu tình trạng bệnh nguy hiểm đến tính mạng, cần
tiêm tĩnh mạch liều cao prednisolon trước khi truyền máu và theo dõi
chặt chẽ người bệnh.

Bệnh sarcoid được điều trị bằng corticosteroid. Do nguy cơ mắc bệnh
lao thứ phát tăng, nên người bệnh có biểu hiện mắc lao phải được điều
trị dự phòng chống lao.

Dược động học

Khả dụng sinh học theo đường uống của prednisolon xấp xỉ 82%. Nồng
độ đỉnh huyết tương đạt từ 1 - 2 giờ sau khi dùng thuốc. Prednisolon
liên kết với protein khoảng 90 - 95%. Ðộ thanh thải của prednisolon là
8,7 + 1,6 ml/phút/kg. Thể tích phân bố của thuốc là 1,5+ 0,2 lít/kg.

Prednisolon được chuyển hóa ở gan và những chất chuyển hóa là dạng
este sulfat và glucuronid được bài tiết vào nước tiểu. Nửa đời của
prednisolon xấp xỉ 1,7 - 2,7 giờ.

Chỉ định

Prednisolon được chỉ định khi cần đến tác dụng chống viêm và ức chế
miễn dịch:

Viêm khớp dạng thấp, lupút ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch;
viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh
sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm
bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ.

Ung thư, như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, ung thư vú và ung thư
tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.

Chống chỉ định

Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.

Ðã biết quá mẫn với prednisolon.

Nhiễm trùng da do virus, nấm hoặc lao.

Ðang dùng vaccin virus sống. Thận trọng

Sử dụng thận trọng ở những người bệnh loãng xương, người mới nối
thông (ruột, mạch máu), rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng,
đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và trẻ đang lớn.

Do nguy cơ có những tác dụng không mong muốn, nên phải sử dụng
thận trọng corticosteroid toàn thân cho người cao tuổi, với liều thấp
nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được.

Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau
thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.

Khi tiêm trong khớp cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng
vaccin.

Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với sự ức chế tuyến thượng thận khi điều
trị thuốc bôi tại chỗ.

Thời kỳ mang thai

Dùng corticosteroid toàn thân dài ngày cho người mẹ có thể dẫn đến
sự giảm cân của trẻ sơ sinh. Dùng corticosteroid liều cao theo đường
toàn thân cho người mẹ có thể gây ra nguy cơ nhỏ về giảm sản thượng
thận ở trẻ sơ sinh. Nói chung, sử dụng corticosteroid ở người mang thai
đòi hỏi phải cân nhắc lợi ích có thể đạt được so với những rủi ro có thể
xảy ra với mẹ và con.

Cần phải sử dụng corticosteroid cho người mang thai bị hen vì hen có
nguy hiểm là gây thiếu oxy cho bào thai. Dùng glucocorticoid trước khi
đẻ non còn thúc đẩy sự trưởng thành cho phổi của trẻ, ngăn ngừa hội
chứng suy giảm hô hấp.
Thời kỳ cho con bú

Prednisolon tiết vào sữa mẹ với lượng dưới 1% liều dùng và có thể
không có ý nghĩa lâm sàng. Nên cẩn thận khi dùng prednisolon cho
người cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi dùng
prednisolon liều cao và dài ngày.

Prednisolon ức chế tổng hợp prostaglandin và như vậy làm mất tác
dụng của prostaglandin trên đường tiêu hóa tức là làm mất tác dụng ức
chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhiều ADR có liên
quan đến tác dụng này của glucocorticoid.

Thường gặp, ADR >1/100

Thần kinh trung ương: Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.

Tiêu hóa: Tăng ngon miệng, khó tiêu.

Da: Rậm lông.

Nội tiết và chuyển hóa: Ðái tháo đường.

Thần kinh - cơ và xương: Ðau khớp.

Mắt: Ðục thủy tinh thể, glôcôm.


Hô hấp: Chảy máu cam.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh trung ương: Chóng mặt, cơn co giật, loạn tâm thần, giả u
não, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, sảng khoái.

Tim mạch: Phù, tăng huyết áp.

Da: Trứng cá, teo da, thâm tím, tăng sắc tố da.

Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, ức chế trục tuyến yên
- thượng thận, chậm lớn, không dung nạp glucose, giảm kali - huyết,
nhiễm kiềm, vô kinh, giữ natri và nước, tăng glucose huyết.

Tiêu hóa: Loét dạ dày - tá tràng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, viêm
loét thực quản, viêm tụy.

Thần kinh - cơ và xương: Yếu cơ, loãng xương, gẫy xương.

Khác: Phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Trong những chỉ định cấp, trừ bệnh bạch cầu và choáng phản vệ, nên
sử dụng glucocorticoid với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất
có hiệu lực lâm sàng.

Sau điều trị dài ngày với glucocorticoid, có khả năng xảy ra ức chế trục
hạ đồi - tuyến yên - thượng thận, do đó bắt buộc phải giảm liều
glucocorticoid từng bước một, thay vì ngừng đột ngột. Có thể áp dụng
qui trình giảm liều của prednisolon là: cứ 3 đến 7 ngày giảm 2,5 - 5
mg, cho đến khi đạt liều sinh lý prednisolon xấp xỉ 5 mg. Nếu bệnh xấu
đi khi giảm thuốc, tăng liều prednisolon và sau đó giảm liều
prednisolon từ từ hơn.

Áp dụng cách điều trị trách tiếp xúc liên tục với những liều thuốc có
tác dụng dược lý. Dùng một liều duy nhất trong ngày gây ít ADR hơn
dùng những liều chia nhỏ trong ngày, và liệu pháp cách nhật là biện
pháp tốt để giảm thiểu sự ức chế tuyến thượng thận và giảm thiểu
những ADR khác. Trong liệu pháp cách nhật, cứ hai ngày một lần dùng
một liều duy nhất, vào buổi sáng.

Theo dõi và đánh giá định kỳ những thông số về loãng xương, tạo
huyết, dung nạp glucose, những tác dụng trên mắt và huyết áp.

Dự phòng loét dạ dày và tá tràng bằng các thuốc kháng histamin hoặc
các thuốc ức chế bơm proton khi dùng liều cao corticosteroid toàn
thân.

Tất cả người bệnh điều trị dài hạn với glucocorticoid đều cần dùng
thêm calcitonin, calcitriol và bổ sung calci để dự phòng loãng xương.

Những người có khả năng bị ức chế miễn dịch do glucocorticoid cần


được cảnh báo về khả năng dễ bị nhiễm khuẩn.

Những người bệnh sắp được phẫu thuật có thể phải dùng bổ sung
glucocorticoid vì đáp ứng bình thường với stress đã bị giảm sút do sự
ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận.

Liều lượng và cách dùng


Ðường dùng và liều lượng prednisolon và các dẫn chất phụ thuộc
vào bệnh cần điều trị và đáp ứng của người bệnh. Tiêm bắp
hoặc tĩnh mạch thường dành cho người bệnh không thể
uống được thuốc hoặc dành cho các tình trạng cấp cứu.
Sau thời kỳ cấp cứu ban đầu, cần xem xét chuyển sang
dạng corticosteroid tiêm tác dụng kéo dài hoặc dạng
uống. Liều lượng đối với trẻ nhỏ và trẻ em phải dựa vào
tình trạng nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh
hơn là dựa một cách chính xác vào liều lượng chỉ dẫn theo
tuổi, cân nặng hoặc diện tích cơ thể. Sau khi đã đạt được
đáp ứng mong muốn, cần phải giảm liều dần dần tới mức
vẫn duy trì được đáp ứng lâm sàng thích hợp. Phải liên
tục theo dõi người bệnh để điều chỉnh liều khi cần thiết, thí
dụ bệnh thuyên giảm hoặc tăng lên hoặc stress (phẫu
thuật, nhiễm khuẩn, chấn thương). Khi cần phải điều trị
prednisolon uống thời gian dài, nên xem xét phác đồ
dùng thuốc cách nhật, một lần duy nhất vào buổi sáng
theo nhịp tiết tự nhiên trong 24 giờ của corticosteroid; như
vậy sẽ ít ADR hơn vì có thời gian phục hồi giữa 2 liều. Sau
khi điều trị dài ngày phải ngừng prednisolon dần từng
bước.

Prednisolon:

Prednisolon dùng uống. Liều dùng khởi đầu cho người


lớn có thể từ 5 đến 60 mg/ngày, tùy thuộc vào bệnh cần
điều trị và thường chia làm 2 - 4 lần mỗi ngày. Liều cho
trẻ em có thể từ 0,14 - 2 mg/kg/ngày hoặc 4 - 60
mg/m2/ngày, chia làm 4 lần.

Prednisolon acetat:
Prednisolon acetat có thể dùng tiêm bắp, tiêm trong
khớp hoặc mô mềm. Liều tiêm bắp khởi đầu cho người
lớn có thể từ 4 - 60 mg/ngày, tùy thuộc vào bệnh cần
điều trị. Thông thường, thuốc được tiêm bắp cứ 12 giờ 1
lần. Trẻ em có thể dùng 0,04 - 0,25 mg/kg hoặc 1,5 - 7,5
mg/m2 tiêm bắp, 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Trong trường
hợp đe dọa tính mạng, có thể dùng liều tiêm bắp rất
cao, gấp nhiều lần liều uống thường dùng. Tuy nhiên
trong các tình trạng nguy kịch nhất, thường dùng một
este hòa tan của prednisolon tiêm tĩnh mạch.

Prednisolon natri phosphat:

Prednisolon natri phosphat: Có thể dùng uống, tiêm bắp,


tiêm tĩnh mạch, tiêm trong khớp, trong các thương tổn,
hoặc mô mềm hoặc truyền tĩnh mạch. Khi truyền tĩnh
mạch, prednosolon natri phosphat có thể pha với các
dung dịch glucose hoặc natri clorid tiêm. Liều của
prednisolon natri phosphat được biểu thị theo
prednisolon phosphat. Liều khởi đầu cho người lớn khi
uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch có thể từ 4 - 60
mg/ngày, tùy thuộc vào bệnh cần điều trị. Liều tiêm bắp
hoặc tiêm tĩnh mạch prednisolon phosphat thường từ 10
- 400 mg/ngày. Trẻ em có thể dùng prednisolon
phosphat với liều 0,04 - 0,25 mg/kg hoặc 1,5 - 7,5
mg/m2 tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.

Ðể tiêm trong khớp, trong thương tổn hoặc mô mềm,


liều và số lần dùng prednisolon phosphat tùy thuộc vào
mức độ viêm, kích thước và nơi khu trú của vùng tổn
thương. Liều thường dùng từ 2 - 30 mg, lặp lại từ 3 ngày
đến 3 tuần một lần. Cần nhớ rằng tiêm trong khớp nhiều
lần có thể gây tổn hại mô khớp. Với những khớp lớn như
khớp gối, có thể dùng 10 - 20 mg prednisolon natri
phosphat. Với những khớp nhỏ hơn, 4 - 5 mg có thể
thích hợp. Liều dùng cho bao hoạt dịch là 10 - 15 mg,
cho hạch là 5 - 10 mg. Ðể tiêm vào mô mềm, liều thay
đổi từ 10 - 30 mg.

Tương tác thuốc

Prednisolon là chất gây cảm ứng enzym cytochrom P450,


và là cơ chất của enzym P450 CYP 3A, do đó thuốc này
tác động đến chuyển hóa của ciclosporin, erythromycin,
phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, ketoconazol,
rifampicin.

Phenytoin, phenobarbital, rifampicin và các thuốc lợi


tiểu giảm kali huyết có thể làm giảm hiệu lực của
prednisolon.

Prednisolon có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần


dùng liều insulin cao hơn.

Tránh dùng đồng thời prednisolon với thuốc chống viêm


không steroid vì có thể gây loét dạ dày.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản trong đồ đựng kín, ở nhiệt độ 15 - 250C. Tránh


ánh sáng.

Bảo quản dung dịch prednisolon đã pha ở nhiệt độ 15 -


300C và dùng trong vòng 48 giờ.

Hỗn hợp tiêm để ở nhiệt độ 250C và ở tủ lạnh (40C) bền


vững được 48 giờ.

Quá liều và xử trí

Những triệu chứng quá liều gồm biểu hiện hội chứng
dạng Cushing, yếu cơ, và loãng xương, chỉ xảy ra khi
dùng glucocorticoid dài ngày.

Trong những trường hợp này cần cân nhắc để có quyết


định đúng đắn tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng
glucocorticoid.

Thông tin qui chế

Prednisolon có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam


ban hành lần thứ 4 năm 1999.

Thuốc độc bảng B.

(Nguồn: Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2006)

You might also like