You are on page 1of 7

Phần I: LÝ THUYẾT

Bình luận các câu sau:

Chương 1 + 2: Khái quát Kinh tế vĩ mô và Lý thuyết xác định sản lượng

1. Nếu các số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời quá trình xử lý số liệu
cũng chính xác và kịp thời thì ba phương pháp tính GDP phải cho cùng một kết quả.

2. GDP và GNP là những chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.

3. Muốn so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa hai năm khác nhau người ta thường dùng
chỉ tiêu GNP hoặc GDP danh nghĩa.

4. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được trong
điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát.

5. Khi tiền công và tiền lương của người lao động tăng thì cả đường AS trong ngắn hạn và
đường AD sẽ dịch chuyển.

6. Khi xu hướng tiêu dùng biên tăng lên sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển song song lên phía
trên.

7. Trong trường hợp thu nhập bao nhiêu cũng tiêu dùng hết thì đường tiêu dùng sẽ trùng với
đường tiết kiệm.

8. Khi tiêu dùng tự định tăng sẽ làm cho đường tổng cầu thay đổi độ dốc và sản lượng cân bằng
của nền kinh tế cũng tăng.

9. Khi tiêu dùng tự định giảm sẽ làm cho đường tổng cầu thay đổi độ dốc và sản lượng cân
bằng của nền kinh tế cũng giảm.

10. Khi xu hướng tiêu dùng cận biên tăng lên sẽ làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế
cũng tăng lên.

11. Một quốc gia có xu hướng nhập khẩu cận biên tăng lên sẽ làm cho thu nhập cân bằng của nền
kinh tế tăng lên.

12. Giá trị của chỉ số giá tiêu dùng giống với giá trị của chỉ số điều chỉnh GDP.

13. Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với nhau.

14. Tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nhau.

Chương 3: Chính sách tài khóa


15. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm.

16. Mức ngân sách Nhà nước tốt nhất phải là mức ngân sách được cân bằng hàng năm.

17. Khi ngân sách thâm hụt 100 tỷ, nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ thì ngân sách sẽ cân
bằng trở lại.

18. Cần bằng mọi cách giảm bớt thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái.

19. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 500 tỷ, đồng thời chính phủ cũng tăng
thuế thêm

500 tỷ (trong trường hợp thuế là thuế tự định) sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng 500 tỷ.

20. Để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng.

21. Để giảm thất nghiệp trong nền kinh tế, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng
và chính sách tiền tệ mở rộng.

22. Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng lên.

23. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng.

24. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá cao, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để
ổn định nền kinh tế.

25. Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ có tác động ngược chiều đến sản lượng cân
bằng của nền kinh tế.

26. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân
bằng của

nền kinh tế tăng lên một lượng như nhau.

27. Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có thể dẫn tới thoái lui đầu tư.

28. Các giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách tất yếu dẫn đến lạm phát.

29. Tăng thu, giảm chi là biện pháp duy nhất để chống thâm hụt ngân sách.

30. Vay nợ trong dân để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ gây ra những gánh nặng nợ nần trong
tương lai.

Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ


31. Khi NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền
kinh tế.

32. Khi NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền
kinh tế.

33. Nếu NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng dự trữ thực tế của các ngân hàng
thương mại và lãi suất có xu hướng giảm.

34. Khi NHTW giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm đi.

35. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

36. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.

37. Khi lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên.

38. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất
tăng.

39. Khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và
việc làm trong nền kinh tế.

40. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì chính phủ phải điều chỉnh bằng việc sử dụng chính
chính tài khóa nới lỏng phối hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng.

41. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì chính phủ cần phải điều chỉnh bằng việc áp
dụng phối

hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt.

42. Đường IS là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ liên kết giữa lãi suất và
thu nhập.

43. Đường LM là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ liên kết giữa lãi suất
và thu nhập.

44. Nếu cầu tiền càng kém nhạy cảm với sự thay đổi của thu nhập thì đường LM càng thoải.

45. Nếu đầu tư càng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất thì đường IS càng dốc.

46. Khi xu hướng tiêu dùng cận biên tăng thì đường IS sẽ càng trở nên dốc hơn.

47. Khi xu hướng nhập khẩu cận biên tăng thì đường IS càng trở nên thoải hơn.
48. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì đường IS càng trở nên dốc hơn.

49. Khi cầu tiền rất nhạy cảm với thu nhập thì đường LM càng trở nên thoải hơn.

50. Khi cầu tiền càng nhạy cảm với lãi suất thì đường LM càng trở nên dốc hơn.

51. Đường IS càng thoải điều này chỉ rõ chính sách tài khóa càng trở nên kém hiệu quả.

52. Đường LM càng dốc điều này chỉ rõ chính sách tiền tệ càng trở nên kém hiệu quả.

Chương 5: Lạm phát và thất nghiệp

53. Thất nghiệp là chỉ những người không có việc làm.

54. Lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.

55. Lạm phát chi phí đẩy là do tăng chi tiêu gây ra.

56. Nếu chính phủ tăng chi tiêu mà gây ra lạm phát thì đó là lạm phát cầu kéo.

57. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng nhanh.

58. Thất nghiệp tự nguyện được coi là thất nghiệp tự nhiên.

59. Thất nghiệp tạm thời là thất nghiệp tự nhiên.

60. Lạm phát cao luôn đi kèm với thất nghiệp thấp và ngược lại.

61. Khi thấy giá vàng và thịt bò tăng lên chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm
phát.

62. Khi giá xăng dầu trong nền kinh tế tăng, chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị
lạm phát.

63. Khi chi phí đầu vào của tất cả các doanh nghiệp đều tăng lên thì nền kinh tế sẽ bị lạm phát.

64. Lạm phát và thất nghiệp cao đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

65. Hàm số Phillips ban đầu cho thấy thất nghiệp – lạm phát không có mối quan hệ đánh đổi

CÂU 1:Cho biết những nhận định sau đúng hay sai và giải thích vì sao?
1. Nhận định “Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nhưỡng nghành có tỷ suất lợi nhuận cao” thuộc
phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô ,không thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ
mô.
2. Khi ngân sách Chính phủ thâm hụt 1.000 tỷ đồng, Chính phủ cần giảm chi tiêu 1.000 tỷ đồng
thì ngân sách sẽ cân bằng..
3. Sản kượng thưc tế và sản lượng cân bằng luôn bằng nhau vì sản lượng thực tế luôn diễn ra sản
lượng tại mức cân bằng.
4. GDP và GNP là thước đo hoàn hảo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.
5. Những quốc gia kém phát triển thường có tổng sản phẩm quốc nội lớn hơn tổng sản phẩm
quốc dân
6. Giảm chi tiêu chính phủ đi cùng với giảm thuế ròng một lượng tương ứng sẽ làm cho sản
lượng cân bằng giảm.
7. Mọi người sẵn sàng tiết kiệm nhiều hơn trong ngắn hạn thì đầu tư sẽ tăng và nền kinh tế sẽ có
mức sản xuất cao hơn .
8. Việc tăng thuế của chính phủ sẽ làm giảm tổng cầu vì thu nhập kả dụng giảm.
9. Điều kiện kinh tế Việt Nam trong năm 2009, chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa thu
hẹp.
10. Khi cung tiền giảm sẽ làm cho đường LM dịch chuyển sang trái (lên trên).

CÂU 2: Chọn câu trả lời đúng nhất:


1.Nhận định nào sau đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô :
a) Giá xăng dầu tăng làm cho việc tiêu thụ xe hơi chậm lại .
b) Dự kiến trong năm 2009 thất nghiệp ở mức khoảng 300.000 người
c)Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ thấp hơn năm trước
d)Câu b và c đúng.
2. Nhận định nào sau đây mang tính chuẩn tắc:
a)Giá dầu lửa những năm 2000 đã tăng gấp đôi so với những năm 90
b)Những người có thu nhập cao hơn sẽ được phân phối nhiều hàng hóa hơn .
c)chính phủ cần áp dụng những chính sách kinh tế để giảm tình trạng thất nghiệp.
d)Vào đầu những năm 90, tủ lệ thất nghiệp ở nước ta tăng đột biến.
3. Trong điều kiện sản lượng TIỀM NĂNG là 5.000, sản lượng THỰC TẾ là 4.850, thất nghiệp
tự nhiên là 6%, thất nghiệp thực tế sẽ là :
a)4,5% b)7,5% c)8,5% d)9,0%
4. Nếu chi chuyển nhượng gia tăng 10 tỷ và xu hướng tiêu dung biên của hộ gia đình là 0,8.
a)Tiết kiệm sẽ tăng them ít hơn 2 tỷ. b)Tiết kiệm sẽ tăng them nhiều hơn 2 tỷ
c) Tổng cầu sẽ tăng thêm 10 tỷ c)Không có câu nào đúng.
5. Trong mô hình IS-LM , khi thực hiện chính sách tài khóa hãm cầu cho tổng cầu giảm một
lượng ∆AD thì sản lượng cân bằng mới sẽ :
a) Giảm nhiều hơn một lượng ∆Y=k.∆AD
b) Giảm ít hơn một lượng ∆Y=k.∆AD
c)Giảm đúng bằng một lượng ∆Y=k.∆AD
d) Không có câu nào đúng.
CÂU 3: Nền kinh tế:
C= 400+0,75Yd I=800+0,15Y-80r G=900
T=200+0,2Y X=400 M=50+0,15Y
D=800-100r Yp=5.000 H=200
Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ chung trong ngân hàng là 20%
a. Xác định hàm cung tiền và tìm lãi suất cân bằng.
b. Tìm mức sản lượng cân bằng.
c. Nếu ngân hàng TW giảm dự trữ bắ buộc làm cho tỷ lệ dự trữ chung trong ngân hàng giảm
xuống còn 4% thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu.
d. Với kết quả câu b) cho biết ngân hàng TW càn phải mua vào hay bán ra lượng trái phiếu trị
giá bao nhiêu để nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
:wtf:

Chương 6
Thương mại quốc tế

Trong ngắn hạn, với nền kinh tế mở, dưới hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, tư bản vận động tự
do, tác động của chính sách tài khóa có hiệu lực tốt hơn chính sách tiền tệ.
Trong ngắn hạn, với nền kinh tế mở, dưới hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, tư bản vận động
tự do, tác động của chính sách tiền tệ có hiệu lực tốt hơn dưới hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.
Trong ngắn hạn, với nền kinh tế mở, dưới hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận động tự do,
tác động của chính sách tài khóa có hiệu lực tốt hơn chính sách tiền tệ
Nếu một nước có xuất khẩu tăng thì cầu tiền nước đó tăng và tỷ giá hối đoái đồng tiền nước đó
giảm.
Nếu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh hơn nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thì tỷ giá
của đồng Việt Nam tính theo USD sẽ tăng lên.
Phân tích hoạt động của chính sách tài khóa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận
động tự do.
Phân tích hoạt động của chính sách tài khóa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận
động tự do.
Phân tích hoạt động của chính sách tiền tệ trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận
động tự do
Phân tích hoạt động của chính sách tiền tệ trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, tư bản vận
động tự do.
Một nước có nhập khẩu (xuất khẩu) tăng thì tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó sẽ tăng.
Cán cân thương mại là yếu tố duy nhất tác động đến tỷ giá hối đoái.
Khi cán cân thương mại thặng dư sẽ làm cho tỷ giá của đồng nội tệ tăng.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách phá giá đồng tiền sẽ khuyến khích xuất khẩu.
Khi tiến hành thương mại quốc tế, một quốc gia chỉ cần căn cứ vào lợi thế tuyệt đối.
Thuế quan là công cụ duy nhất để hạn chế thương mại quốc tế
Tỷ lệ lạm phát tương đối là nhân tố duy nhất tác động đến tỷ giá hối đoái
Thuế quan là công cụ chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia khi tiến hành thương mại quốc tế.
Hạn ngạch là công cụ duy nhất để tiến hành bảo hộ mậu dịch.

You might also like