You are on page 1of 25

Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


KHOA TOÁN TIN ỨNG DỤNG
----- -----

TIỂU LUẬN
Đề tài: Tìm nghiệm gần đúng của phương trình vi phân
bằng phương pháp Runghe – Kutta

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Điển


Sinh viên thực hiện : Cung Vĩnh Nam
Nguyễn Thị Bích Vân
Lớp: Toán-Tin 2-K51.

Hà Nội, tháng 11 năm 2009

-1-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Môc lôc

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4


NỘI DUNG........................................................................................................... 5
I. Giới thiệu sơ lược về Maple ...................................................................... 5
1. Maple là gì? ............................................................................................... 5
2. Chức năng ................................................................................................. 5
3. Kiến trúc..................................................................................................... 6
4. Cấu trúc tập hợp và danh sách trong Maple ........................................... 6
5. Ví dụ về ứng dụng của Maple trong giảng dạy........................................ 7
II. Mô phỏng thuật toán tìm nghiệm gần đúng của phương trình vi
phân bằng phương pháp Runghe – Kutta..................................................... 8
1. Trình bày bài toán ..................................................................................... 8
2. Thuật toán.................................................................................................. 9
III. Chương trình minh họa không sử dụng hàm RungheKutta có
sẵn trong Maple ............................................................................................. 11
1.Thủ tục giatrihamso để tính giá trị của hàm số đã cho.......................... 11
2. Cấu trúc for – do ..................................................................................... 11
3.Thủ tục RungheKutta dùng để mô tả thuật toán và cho ra kết quả ...... 12
4. Ví dụ áp dụng .......................................................................................... 13
IV. Chương trình minh họa sử dụng hàm RungheKutta có sẵn trong
Maple............................................................................................................... 15
1. Cấu trúc lệnh dsolve................................................................................ 15
2. Chương trình chạy và ví dụ minh họa ................................................... 15
V. So sánh chương trình không sử dụng hàm RungheKutta trong
maple và chương trình sử dụng hàm RungheKutta có sẵn trong
Maple............................................................................................................... 16
1. Xét các ví dụ............................................................................................. 16
2. So sánh..................................................................................................... 21

-2-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

VI. Giới hạn của thuật toán .......................................................................... 21


KẾT LUẬN ........................................................................................................ 22
I. Kết quả đạt được từ đề tài......................................................................... 22
II. Kết luận...................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 25

-3-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Lêi më ®Çu

Ngày nay, ở Việt Nam tất cả các kỳ thi cấp trung học trở lên đều được
phép dùng máy tính (không lập trình), điều đó có nghĩa là xã hội đã chấp
nhận cho các em miễn làm tính bằng tay, mà chẳng ai đặt vấn đề “mất tư
duy” Toán học cả. Lên đến bậc đại học, công cụ này còn trở nên tối cần
thiết hơn cho sinh viên khoa học tự nhiên. Bắt sinh viên tính các bước trong
phương pháp Runge-Kutta không máy tính là các em chịu thua ngay mặc
dù tất cả đều hiểu bài. Và lên cao hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn phải
hoàn toàn dựa vào những máy tính siêu mạnh với những phần mềm thích
ứng để hỗ trợ họ trong các bài toán phức tạp.

Tuy nhiên, cho dù có mạnh đến đâu đi chăng nữa, tất cả các máy tính
đều tính toán trên các con số. Chúng có thể tính một triệu số lẻ của Pi trong
nháy mắt những không tài nào tìm ra các ký hiệu quen thuộc như ln(Sin
(x2+1))….Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà khoa học nên họ
vẫn ao ước có một công cụ thích ứng để làm việc, một phần mềm không
chỉ thao tác các con số, mà phải làm được điều này trên các ký hiệu quen
thuộc. Đó là một phần mềm tính toán hình thức. Maple được viết ra từ đó.

Trong khuôn khổ bài báo cáo bài tập lớn môn học này, chúng em xin
trình bày một vài kết quả đạt được trong việc sử dụng Maple, cụ thể là
“Tìm nghiệm gần đúng của phương trình vi phân bằng phương pháp
Runghe – Kutta”.

-4-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Néi dung

I. Giới thiệu sơ lược về Maple


1. Maple là gì?
Maple là một gói phần mềm toán học thương mại phục vụ cho nhiều
mục đích. Nó phát triển lần đầu tiên vào năm 1980 bởi Nhóm Tính toán
Hình thức tại Đại học Waterloo ở Waterloo, Ontario, Canada.
Tên "Maple" không phải là tên viết tắt hoặc từ cấu tạo bằng chữ đầu,
mà chỉ đơn giản là để chỉ hình tượng Lá phong (tiếng Anh: maple) trên
Quốc kỳ Canada.
Maple là một hệ thống tính toán trên các biểu thức đại số và minh họa
toán học mạnh mẽ. Từ khi ra đời đến nay Maple đã phát triển qua rất nhiều
phiên bản, Maple có cách cài đặt đơn giản, chạy được trên nhiều hệ điều
hành, có cấu trúc linh hoạt để sử dụng một cách tối ưu cấu hình máy và có
trình trợ giúp rất dễ sử dụng.
Trải qua nhiều phiên bản, Maple cung cấp ngày càng nhiều các công
cụ trực quan, các gói lệnh giúp tính toán toán học phổ thông và đại học. Ưu
điểm đó làm cho nhiều người lựa chọn và sử dụng Maple cùng với các
phần mềm toán học khác áp dụng trong dạy toán và các công việc tính toán
đòi hỏi thực tiễn và sự phát triển của giáo dục.

2. Chức năng
• Người dùng có thể nhập biểu thức toán học theo các ký hiệu toán học
truyền thống và thực hiệc được hầu hết các phép toán cơ bản trong chương
trình toán đại học và sau đại học.
• Cung cấp các công cụ minh họa hình học thuận tiện gồm: Vẽ đồ thị
tĩnh và động của các đường và mặt được cho bởi các hàm tùy ý trong nhiều
hệ tọa độ khác nhau.
• Cho phép trích xuất ra các định dạng khác nhau như LaTex, Word,

-5-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

HTML,...
• Có thể dễ dàng tạo ra những giao diện người dùng tùy chọn. Maple
cũng có một ngôn ngữ lập trình cấp cao đầy đủ. Cũng có giao diện cho
những ngôn ngữ khác (C, Fortran, Java, MatLab, và Visual Basic). Cũng có
một giao diện dành cho Excel.
• Là một công cụ biên soạn giáo án và bài giảng điện tử, thích hợp với
các lớp học tương tác trực tiếp; là một trợ giáo hữu ích cho học sinh và sinh
viên trong việc tự học.

3. Kiến trúc
Phần lớn chức năng toán học của Maple được viết bằng ngôn ngữ
Maple, và được thông dịch bởi nhân Maple. Nhân Maple được viết bằng C.
Maple chạy trên tất cả các hệ điều hành chính.
Ngôn ngữ lập trình Maple là một ngôn ngữ kiểu động. Cũng giống như
các hệ thống đại số máy tính, các biểu thức hình thức được lưu trữ trong bộ
nhớ theo đồ thị không chu trình có hướng (DAG). Ngôn ngữ cho phép các
biến có phạm vi nhất định (lexical scoping). Ngôn ngữ có hình thức lập
trình hàm, nhưng cũng có hỗ trợ đầy đủ cho lập trình truyền thống, theo
kiểu mệnh lệnh.
Một điều lạ đối với chương trình thương mại, đa số mã nguồn đều có
thể xem tự do.

4. Cấu trúc tập hợp và danh sách trong Maple


Tập hợp của Maple được viết như một dẫy bao quanh bởi dấu { }, đây
là ký hiệu toán học cho tập hợp hữu hạn. Cũng như các đối tượng khác của
Maple tập hợp được gán giá trị như một biến, có thể làm đối số, kết quả của
phép tính hoặc một hàm.Maple cung cấp một số toán tử như lấy hợp, lấy
giao và hiệu trên tập hợp.

-6-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Việc sắp xếp thứ tự trong tập hợp không có qui tắc nào đưa ra, chúng ta
cố gắng sắp xếp dữ liệu khi đưa vào thì tập hợp sẽ dữ nguyên thứ tự đó.
Danh sách của Maple là một dẫy nhưng trong nó không có phần tử lặp
lại (mỗi phần tử là duy nhất). Những phần tử trùng nhau trong danh sách sẽ
bị loại bỏ chỉ để lại một. Danh sách không có toán tử hợp, giao và trừ. Danh
sách của Maple tạo ra bởi dẫy nằm trong dấu [ và ]. Phân biệt dẫy và danh
sách: khi viết [a,b],[b,c] thì Maple hiểu là hai danh sách , còn khi viết
(a,b),(b,c) thì chỉ là một dẫy mà thôi a,b,b,c.

5. Ví dụ về ứng dụng của Maple trong giảng dạy


Sau đây là ví dụ thể hiện tài năng ở khả năng minh họa xuất sắc đồ thị
hai chiều lẫn mặt cong trong không gian ba chiều, đồ thị toạ độ cực, tham
số, hàm ẩn của Maple.
¾ Vẽ x2 + y2 với x và y đi từ -1 đến 1
plot3d(x^2+y^2,x=-1..1,y=-1..1);

-7-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Đó chính là điểm nổi bật hơn, khả năng cho hình chạy sống động làm
cho việc học tập và giảng dạy trở nên rất thú vị.

II. Mô phỏng thuật toán tìm nghiệm gần đúng của phương trình vi
phân bằng phương pháp Runghe – Kutta
1. Trình bày bài toán
Trong lĩnh vực toán ứng dụng, chúng ta thường gặp rất nhiều bài toán
liên hệ với phương trình vi phân thường. Việc nghiên cứu nghiệm phương
trình vi phân thường đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết toán học.
Trong một số trường hợp đơn giản, nghiệm của nó được tìm bằng phương
pháp cầu phương, còn nói chung không tìm được nghiệm chính xác.
(Giáo trình giải tích số - Lê Trọng Vinh)
Một trong những phương pháp để tìm nghiệm gần đúng của phương
trình vi phân thường là phương pháp RungheKutta. Đây là phương pháp có
độ chính xác cao, thường được sử dụng trong kĩ thuật.
Trong bài tập này chúng ta chỉ nói về phương pháp RungheKutta bậc 4
vì đây là phương pháp có độ sai số nhỏ nhất 0(h5 ) trong cả 4 phương pháp
(RungheKutta bậc 1, RungheKutta bậc 2, RungheKutta bậc 3, RungheKutta
bậc 4).
Thuật toán Runghe – Kutta bậc 4 dùng để tìm nghiệm gần đúng của
phương trình vi phân cấp 1 như sau:

Cho hàm số y’=f(x,y) với y’ là đạo hàm của y theo x.

• Các yếu tố đầu vào:


X(0): Giá trị nhỏ nhất của x
X(n): Giá trị lớn nhất của x
N : Số điểm chia
Y(0) : Giá trị tại điểm x=0 của hàm số

-8-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

• Công thức:
k1 = hf ( xi , yi )
1 1
k2 = hf ( xi + h, yi + k1 )
2 2
1 1
k3 = hf ( xi + h, yi + k2 )
2 2
k4 = hf ( xi + h, yi + k3 )

Với yi+1 = yi + 1/6 ( k1 +2k2 + 2k3 + k4 )


Công thức trên được sử dụng nhiều trong kĩ thuật vì đạt được độ đúng
cấp cao.

2. Thuật toán
• Mô tả:
Để áp dụng công thức Runghe – Kutta, ta xuất phát từ điểm ban đầu
y(x0)= y0 . Sử dụng một trong các công thức trên, tính y1 tại điểm
x1 = x0 + h1 . Kế tiếp sử dụng y1 = y ( x0 + h1 ) để tính y2 tại điểm x2 = x1 + h2 … và

cứ thế tiếp tục.

• Sơ đồ khối mô tả thuật toán:

-9-
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

x0 , xn , n , y

y0 = Y0
xn − x0
h=
n

k1 = h f ( xi , y i )
1 1
k 2 = h f ( xi + h, yi + k1 )
2 2
1 1
k 3 = h f ( xi + h, yi + k2 )
2 2
k 4 = h f ( xi + h , yi + k 3 )

1
yi+1 = yi + (k1 + 2k2 + 2k3 + k4 )
6

Print

x = x0 + h

x > xn

Return

- 10 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

III. Chương trình minh họa không sử dụng hàm RungheKutta có sẵn
trong Maple

1.Thủ tục giatrihamso để tính giá trị của hàm số đã cho


¾ Nội dung thủ tục như sau:
> giatrihamso:=proc(x,y)
local f;
f:=x+y;
end;
¾ Kết quả chạy thủ tục:

Thủ tục trên sẽ tính giá trị hàm số đã nhập tại x và y đã biết. (Lấy ví dụ
phương trình đơn giản là y’=x+y). Khi hàm phương trình thay đổi chỉ việc
sửa lại hàm f trong thủ tục là được.

2. Cấu trúc for – do


¾ Cấu trúc vòng lặp đơn giản là:
for loop - index from start -value to last - value do block statements
od;
¾ Nguyên tắc sử dụng vòng lặp này như sau:
1) Loop - index là tên biên như là i,j.
2) Start - value và last - value có thể là các số, tên biến chứa số hoặc
một biểu thức có kết quả là số. Các số này là những số nguyên,
những số thập phân và phân số cũng chấp nhận.
3) Vòng lặp thực hiện theo cách sau đây:
(a) Gán start - value vào loop – index.
(b) So sánh loop - index với last - value, nếu loop - index >
last - value thì nhảy ra ngoài vòng lặp sau lệnh od; nguợc lại thì đi
vào thân vòng lặp để thực hiện.

- 11 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

(c) Sau khi đa xác định đuợc loop - index < last - value thì
block statements thực hiện.
(d) Thêm 1 vào loop - index và quay lại (b).
4) Nếu start - value=1, thì from start - value có thể bỏ qua.
5) Chỉ số loop - index mặc định buớc là 1. Để có các buớc khác đi ta
thêm lệnh by.
6) Không nên tự thay đổi giá trị của loop - index.
7) Đừng đặt dấu chấm phẩy sau lệnh do mà hãy đặt dấu chấm phẩy
hoặc hai chấm sau lệnh od.

3.Thủ tục RungheKutta dùng để mô tả thuật toán và cho ra kết quả


¾ Nội dung thủ tục:
> RungheKutta:=proc(a1,b1,c1,d1)
local
X:=array(1..30),Y:=array(1..30),a,b,n,h,k1,k2,k3,k4,j;
a:=a1;
b:=b1;
n:=c1;
Y[1]:=d1;
h:=(b-a)/n;
for j from 1 to n do
X[j]:=a + h * j;
k1:=h*giatrihamso(X[j],Y[j]);
k2:=h*giatrihamso(X[j]+h/2,Y[j]+k1/2);
k3:=h*giatrihamso(X[j]+h/2,Y[j]+k2/2);
k4:=h*(X[j]+h+Y[j]+k3);
Y[j+1] := Y[j] + (k1+2*k2+2*k3+k4)/6;
od;
print(`Nghiem gan dung`,Y[n]);
end;

Trong thủ tục trên có 4 tham số là a1,b1,c1,d1 tương ứng với các biến
đầu vào là x0 , xn , n, y0 .
¾ Kết quả chạy thủ tục:

- 12 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

4. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1: Tìm nghiệm gần đúng của phương trình vi phân sau
y'= x+ y
0≤ x≤5
Y0 = 1
n = 20
Kết quả:

> RungheKutta(0,0.5,20,1);

¾ Quá trình tính toán để giải phương trình vi phân trên trong Maple
như sau:

- 13 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

….

- 14 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

IV. Chương trình minh họa sử dụng hàm RungheKutta có sẵn trong
Maple
Phương pháp Runge-Kutta là một phương pháp khá nổi tiếng trong
việc tìm nghiệm số của phương trình và hệ phương trình vi phân. Trong
chương trình sử dụng cấu trúc lệnh như sau:
1. Cấu trúc lệnh dsolve
dsolve(odesys, numeric, method=rkf45, vars, options)
Trong đó:
• Odesys: Phương trình và hệ phương trình vi phân cùng với các điều
kiện ban đầu.
• Numeric: Tham số này cho phép tìm nghiệm dưới dạng số.
• Method=rkf45: Dùng phương pháp Runge-Kutta bậc 4.
• Vars: Các biến độc lập.

2. Chương trình chạy và ví dụ minh họa


™ Ví dụ 2
y' = x+ y
0 ≤ x ≤ 0.5
y(0) = 1
n = 20
Kết quả:
> dsol:=dsolve({diff(y(x),x)=x+y(x),y(0)=1},numeric, method=rkf45);

> dsol(0.5);

- 15 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

™ Ví dụ 3: Bài 12 trang 231 giáo trình giải tích số - Lê Trọng Vinh


x
y'= + 0. 5 y
y
0 ≤ x ≤ 0.5
y (0) = 1
n=5
Kết quả:
> dsol:=dsolve({diff(y(x),x)=x/y(x)+0.5*y(x),y(0)=1},numeric,
method=rkf45);

> dsol(0.5);

Kết quả trên hoàn toàn trùng khớp với kết quả trong Bài 12 trang 231
giáo trình giải tích số - Lê Trọng Vinh.

V. So sánh chương trình không sử dụng hàm RungheKutta trong


maple và chương trình sử dụng hàm RungheKutta có sẵn trong Maple
1. Xét các ví dụ
Ta xét ví dụ sau:
• Ví dụ 4 (Bài 12 trang 231 giáo trình giả tích số - Lê Trọng Vinh)
Tìm nghiệm gần đúng của phương trình sau bằng phương pháp Runghe
Kutta bậc 4
x
y ' = + 0.5 y
y
y(0) = 1
h = 0.1
Tính đến y(0.5)

- 16 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

™ Giải bằng chương trình không sử dụng các hàm trong Maple
được kết quả như sau:

- 17 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

™ Giải bằng chương trình có sử dụng các hàm có sẵn trong Maple

>dsol:=dsolve({diff(y(x),x)=x/y(x)+0.5*y(x),y(0)=1},numeric,
method=rkf45);

> dsol(0.5);

• Ví dụ 5: Giải phương trình sau bằng phương pháp RungheKutta bậc 4

- 18 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

y'= x+ y
0 ≤ x ≤ 0 .5
y (0) = 1
n = 20
™ Giải bằng chương trình không sử dụng các hàm có sẵn trong
Maple

- 19 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

- 20 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

™ Giải bằng chương trình có sử dụng các hàm có sẵn trong Maple
> dsol:=dsolve({diff(y(x),x)=x+y(x),y(0)=1},numeric, method=rkf45);

> dsol(0.5);

2. So sánh
• Cả 2 phương pháp giải trên đều ra kết quả như nhau và chính xác
giống đáp số trong Bài 12 trang 231 giáo trình giả tích số - Lê Trọng Vinh.
• Tuy nhiên, ta có thể thấy phương pháp sử dụng các hàm có sẵn trong
Maple nhanh hơn, thuận tiện hơn, chương trình đơn giản, ngắn gọn hơn rất
nhiều so với phương pháp không sử dụng các hàm có sẵn trong Maple.
• Mặt khác, nghiệm của phương pháp sử dụng hàm RungheKutta
chính xác đến từng số thập phân hơn rất nhiều do có sử dụng hàm evalf(x,n)
cho xấp xỉ đại lượng x cần tính với n chữ số thập phân.

VI. Giới hạn của thuật toán


Qua mỗi bước tính, sai số sẽ tích lũy dần dần, nếu như tính nghiệm gần
đúng tại điểm quá xa so với mốc xuất phát x0 có thể dẫn đến hiện tượng “
sai một li đi một dặm ” là do tích lũy sai số. Quá trình tính như vậy là
không ổn định. Đồng thời tính yi +1 chỉ cần biết yi . Phương pháp tính như

- 21 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

vậy gọi là phương pháp một bước. Vì vậy thường phương pháp trên chỉ sử
dụng để tính vài giá trị ở các mốc gần với x0 .
Ngoài ra công thức dạng RungheKutta bậc 4, như đã tính trong các ví dụ
ở trên, mỗi bước cần tính đến 4 giá trị của hàm f(x,y) tại các điểm khác
nhau, khối lượng tính vẫn còn lớn.
Để giảm được khối lượng tính tại các mốc kế tiếp người ta sử dụng
phương pháp khác, khối lượng tính ít hơn mà vẫn bảo đảm sai số đạt cấp
0(h5 ) .

KÕt luËn

I. Kết quả đạt được từ đề tài

- 22 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Như vậy, chúng ta có thể thấy Maple là một chương trình tính toán
mạnh mẽ, được nhiều người quan tâm, những thành tựu của Maple đang
được ứng dụng nhiều trong thực tế. Nó có khả năng làm việc với cả những
biểu thức toán học và các phép tính hình thức. Từ rút gọn, khai triển biểu
thức, tính giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm ở bậc phổ thông. Đến khai triển
Taylor, tìm nghiệm phương trình vi phân, tính định thức, giải hệ phương
trình tuyến tính có tham số… Maple xử lý trong tích tắc!

Môn học Giải tích số cung đa cung cấp cho sinh viên chúng em những
kiến thức căn bản rất cần thiết về một số phương pháp giải gần đúng dựa
trên dữ liệu số. Nhờ có Maple, em đã có cơ hội được nghiên cứu và thực
hành cách cài đặt thuật toán trên máy tính.

Ngoài ra, việc tìm hiểu về các ứng dụng của các phương pháp tính
trong điều kiện thực tế, tạo cơ sở để học tốt và nghiên cứu các ngành khoa
học kỹ thuật nói chung và Công nghệ thông tin nói riêng. Góp phần xây
dựng thế giới quan khoa học và tác phong khoa học cần thiết cho người kỹ
sư khoa học trong tương lai.

Do những hạn chế về khả năng cũng như trình độ nên đề tài của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên em hy vọng rằng chương
trình của em đã đáp ứng được phần nào cho việc hỗ trợ những công việc
tính toán bao gồm các tính toán thuần túy bằng ký hiệu toán học hay các
tính toán số, giúp ích cho việc giảng dạy toán, học toán trên giảng đuờng
cũng như ứng dụng thực tiễn toán học trong các ngành kỹ thuật, kinh tế,…
.
II. Kết luận

- 23 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Trong báo cáo trên em đã trình bày cơ bản về ứng dụng của maple
trong toán học và xây dựng chương trình có đề tài: “ Tìm nghiệm gần đúng
của phương trình vi phân bằng phương pháp Runghe – Kutta” .

Em đã hoàn thành một chương trình lập trình tính toán căn bản cũng
như tìm hiểu nghiên cứu những đặc tính cơ bản, các chức năng tính toán
chính của Maple.

Trong quá trình thực hiện đề tài do những hạn chế về kiến thức cũng
như kinh nghiệm có hạn nên chương trình của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế.. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý giá của thầy để nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và trau
dồi các kỹ năng của mình.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn thầy PTS. Nguyễn Hữu
Điển đã giúp chúng em hoàn thành bài báo cáo này !
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Sinh viên: Cung Vĩnh Nam
Nguyễn Thị Bích Vân
Lớp Toán tin 2 - K51 - ĐHBK Hà Nội

- 24 -
Bµi tËp lín LËp tr×nh TÝnh to¸n

Tµi liÖu tham kh¶o

[1] Giải tích số – Lê Trọng Vinh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[2] Hướng dẫn và sử dụng Maple V - Nguyễn Hữu Điển, Trung tâm
KHTN và công nghệ QG.
[3] Tài liệu lấy trên Internet:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Maple
http://dayvahoc.net
http://www.nhdien.wordpress.com
http://www.vinabook.com

- 25 -

You might also like