You are on page 1of 78

Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 1

Lời giới thiệu


Autodesk Revit Architecture là phần mềm giúp chúng ta thiết kế các công trình kiến
trúc – xây dựng với chất lượng tốt nhất với thời gian rất ngắn.
Revit Architecture đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới trong quá trình thiết kế kiến
trúc – xây dựng. Đó là BIM (Building Information Modeling) – mô hình thông tin xây dựng.
Phần mềm này dựa trên công nghệ mô hình xây dựng tham số. Sản phẩm là công trình được xây
dựng bằng các mô hình số hóa 3D gồm các thành phần ảo. Các thành phần này không chỉ chứa
các thông số hình học mà còn có các dữ liệu khác như vật liệu, năng lượng, giá thành, nhà sản
xuất, tính toán và rất nhiều các thông số khác nữa.
Với việc sử dụng BIM, các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu, chủ dự án và công trình có thể
dễ dàng tập hợp thông tin và tài liệu số hóa để xây dựng một mô hình thiết kế, dự đoán chính
xác về hình thức, hiệu năng sử dụng và chi phí của công trình. BIM và công nghệ thiết kế 3
chiều (3D) cho phép hình dung rõ ràng về thiết kế của công trình, ở mọi góc độ phức tạp nhất,
cũng như cách thức hoạt động của chúng trước khi được xây dựng, từ đó có những điều chỉnh
kịp thời, phát huy hiệu quả và chi phí tối đa, đồng thời bảo đảm được yêu cầu giữ môi trường
xanh, sạch.
Các thành phần tham số là linh hồn của Revit Architecture.
Revit Architecture thực tế đã cung cấp cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta cần
khi bắt tay vào thiết kế.
Các thành phần của toà nhà như tường (walls), cửa sổ (windows), cột (columns), cầu
thang (stairs), mái (roofs), và cửa ra vào ( doors) được liên kết với nhau một cách thông
minh. Chúng ta dễ dàng thay đổi, quan sát và thấy rõ các thay đổi một cách trực quan nhất.
Chúng ta cũng dễ dàng thiết kế các thành phần của ngôi nhà trong Revit Architecture 2009.
Phần Family Editor (biên ập t họ) thực sự là bước cách mạng trong Revit
Architecture 2009, ngoài các họ mẫu thư viện có sẵn trong phần mềm, chúng ta còn tạo ra
các họ mô hình thư viện của riêng mình một cách sinh động.
Parametric Change Engine (bộ thay đổi thông số) được kích hoạt tại bất cứ cửa sổ và
môi trường thiết kế nào. Nó là chìa khoá để chúng ta thay đổi thiết kế một cách uyển chuyển.
Các mô hình có thông số thay đổi ( parametric model) được cung cấp đầy đủ cho bất
kỳ khung nhìn và tất cả các tầng chúng ta cần trong dự án.
Với Revit Architecture, chúng ta có thể thiết kế và thay đổi tại bất cứ công đoạn nào
để cho ra một sản phầm hoàn hảo.Phiên bản mới nhất hiện nay là Revit Architecture 2010.
Với phiên bản nào thì các công cụ cơ bản đều giống nhau. Cuốn tài liệu này tôi biên soạn theo
giao diện của Revit Architecture 2009.
Trong tài liệu này, tôi trình bày theo từng bài của một khóa học cơ bản 12 buổi, mỗi buổi
2 giờ. Bài thực hành cũng bố trí theo các bài lý thuyết đã học.
Với cuốn sách này, các bạn có thể tự học lý thuyết và làm theo các bài tập kèm theo.
Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi sai sót, mong bạn đọc góp ý theo địa chỉ
Email: vanthiep50@gmail.com, website: th3d.blogspot.com.
Diễn đàn: th3d.forumotion.net
Tác giả
Nguyễn Văn Thiệp

Nguyễn Văn Thiệp


2 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

BÀI 1
Nội dung:

 Giới thiệu tổng quát.


 Giao diện của phần mềm.
 Cách quan sát.
 Cách chọn đối tượng.
 Tạo dự án mới.
 Tạo các cao độ.
 Vẽ các đường hình học.
 Tạo tường.
 Cho ràng buộc kích thước.

I.1 TỔNG QUÁT VỀ AUTODESK REVIT ARCHITECTURE


Trước khi bắt đầu công việc, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm Autodesk Revit
Architecturre 2009 dùng trong quá trình thiết kế một công trình kiến trúc.

I.1.1 THÀNH PHẦN CỦA MỘT DỰ ÁN - PROJECT


Trong Revit Architecturre, dự án là một bản kết hoạch xây dựng hoàn chỉnh và các tài
liệu có liên quan. Dự án quản lý toàn bộ dữ liệu thiết kế gồm: mô hình 3D của công trình và hồ
sơ thiết kế, các chi tiết thư viện. Thanh trình duyệt Project sẽ cho ta thấy các thành phần trong
một dự án.
Khi chúng ta thay đổi thiết kế tại mô hình, tất cả các hình chiếu, các bản vẽ kỹ thuật và
các bản liệt kê được tự động cập nhật.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 3

Chúng ta có thể tạo một dự án theo ý đồ và kế hoạch thiết kế cho riêng mình.
Khi chúng ta lưu trữ bản thiết kế chính là lưu trữ dự án. Phần mở rộng của tệp chứa dự án
là *.RVT.

I.1.1.1 Các yếu tố trong hồ sơ thiết kế


Các yếu tố cấu thành ( Elements) của một bản vẽ kiến trúc - xây dựng gồm: Model
Elements, View Elements và Annotation Elements.
1. Model Elements - các yếu tố vật thể (mô hình)
Trong này gồm Host và Component.
• Hosts - chủ thể gồm: tường (walls), nền (floors), mái (roofs) và trần (ceilings).
• Components - các phần hợp thành gồm: cửa sổ (windows), cửa ra vào (doors),
đồ nội thất (furniture) và các đồ khác (Specialty Item).
• Khi thiết kế chúng ta phải cho ra được các yếu tố này. Từ các yếu tố này, chúng ta sẽ
chuyển sang View để quan sát, chỉnh sửa hoặc thiết kế trên không gian 3D. Tiếp theo
dùng Annotation Elements để hoàn thành bản vẽ thiết kế.
2. View Elements - các khung nhìn
• Cho chúng ta quan sát các mô hình đã thiết kế dưới dạng 2D hoặc 3D.
• 2D gồm: mặt bằng tầng (floor plans), mặt bằng trần ( Ceiling Plans), mặt đứng
(Elevations), mặt cắt (Sections), bảng kê (Schedules).
• 3D là các khung nhìn mô hình dưới dạng không gian 3 chiều với các hướng nhìn khác
nhau. Tại đây vẫn có thể thiết kế, thêm hoặc sửa chi tiết.

3. Schedules - bảng liệt kê


Đây là bảng thống kê tất cả các thành phần tham gia vào đồ án thiết kế như các chi tiết
mô hình, vật liệu, giá thành v.v….
Hình dưới minh hoạ một bảng liệt kê.

Nguyễn Văn Thiệp


4 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

4. Annotations elements - các yếu tố ghi chú


Các yếu tố này gồm: Datum và Annotations.
• Datum: các yếu tố liên quan giúp chúng ta xây dựng một cách thống nhất.
• Annotations: các yếu tố kỹ thuật như kích thước, chú dẫn và các ký hiệu đặc biệt
khác.
Hình dưới minh hoạ sơ đồ quản lý một bộ bản vẽ thiết kế kiến trúc.

Một đồ án - Project sẽ quản lý tất cả các yếu tố này.

I.1.1.2 Chủng loại, họ, kiểu và cá thể trong dự án - Category,


Family, Type, Instance
Revit Architecture là phần mềm lập trình hướng đối tượng. Mỗi thành viên trong bản
thiết kế là một đối tượng. Mỗi đối tượng có một bộ thông số của riêng mình gọi là đặc tính –
Properties. Các đặc tính của đối tượng gồm kích thước hình học, vật liệu, giá thành (nếu là các
mô hình vật thể), kiểu đường nét v.v..., khi đưa vào bản vẽ còn có các ràng buộc và kích thước
liên quan đến các đối tượng khác.
Họ (Family) các đối tượng là thực thể hiện thân của BIM.
1. Các thành viên được quản lý theo chủng loại (categories), họ (families), kiểu (type),
cá thể (instances).
2. Category – chủng loại: là một nhóm các yếu tố mà bạn sử dụng để thiết kế mô hình
hoặc một tài liệu xây dựng. Ví dụ, thể loại của các yếu tố mô hình bao gồm tường và
dầm. Thể loại các yếu tố chú thích bao gồm thẻ và văn bản ghi chú.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 5

3. Family - họ: là một hạng trong thể loại. Họ là nhóm các đối tượng có chung các thông
số đặc trưng, cùng công năng và có hình dạng giống nhau nhưng có kích thước và chất
liệu khác nhau.
4. Type - kiểu: trong một họ lại có nhiều kiểu khác nhau. Các kiểu được phân biệt với
nhau bằng kích thước.
5. Instance – cá thể: là đối tượng đã được đưa vào bản vẽ. Mỗi cá thể nằm ở vị trí khác
nhau trong bản thiết kế. Ví dụ cửa sổ cùng cùng kiểu, cùng họ nhưng được gắn tại các
bức tường, các tầng khác nhau, mỗi cửa sổ là một cá thể.
Sơ đồ dưới đây cho chúng ta hình dung là sự phân cấp quản lý trong Revit.

Với các khái niệm trên, chúng ta có thể phân biệt những điểm khác biệt giữa các vật thể
một cách rõ ràng. Khi chúng ta thay đổi đặc tính của một họ, tất cả các cá thể cùng họ được cập
nhật và thay đổi theo một cách nhanh chóng.

I.1.2 GIAO DIỆN VÀ CÁC LỆNH XỬ LÝ NHANH


Giống như các phần mềm khác, các thao tác thực hiện công việc thông qua Trình đơn
(Menu), thanh thiết kế (Design Bar), thanh công cụ (Tools Bar). Cách làm cụ thể được giải
thích trong các lệnh. Dưới đây chúng tôi trình bày các qui tắc chung nhất trong mọi công việc.
I.1.2.1 Các thành phần giao diện
Khi bắt đầu khởi động, màn hình giao diện như sau:

Nguyễn Văn Thiệp


6 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Trên màn hình giao diện có các thành phần sau:


1. Title Bar - thanh tiêu đề

Trên này chứa tên dự án,và tên khung nhìn đang hoạt động.
2. Menu Bar - trình đơn
Chứa các tên các công việc (lệnh). Đằng sau công việc nào có mũi tên , nhấn chuột sẽ
hiện ra các nhánh tiếp theo.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 7

3. Toolbar - thanh công cụ


Chứa các nút hình ảnh tượng trưng cho các lệnh. Mỗi nút là một công việc (lệnh).

• Các thanh công cụ và các nút lệnh:

Tên thanh công cụ Tên các nút lệnh

New, Open, Save, Cut, Copy, Paste, Undo, and Redo – quản lý
Standard
tệp và sửa
View Zoom In, Thin Lines, Show Mass – quản lý màn hình
Edit Move, Rotate, Resize, and Group – quản lý đối tượng
Tools Tape Measure, Show Hidden Lines, and Join Geometry – trợ giúp
Worksets Active Workset, Editing Requests
Design Options Chọn các phương án thực hiện công việc

• Lệnh cho hiện hoặc ẩn thanh công cụ


o Trình đơn: Window  Toolbar.
o Khi ra lệnh, một danh sách đổ xuống để đánh dấu chọn. Muốn hiện thanh công
cụ nào, đánh dấu , ngược lại nhấn chuột để bỏ dấu .

4. Options Bar - thanh phương án


Thanh này chứa các công cụ chọn các thông số cho một loại đối tượng cụ thể nào đó.

5. Type Selector - bộ chọn kiểu

Nguyễn Văn Thiệp


8 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Tại đây có danh sách các kiểu của một loại đối tượng nào đó đổ xuống để người dùng
chọn.

6. Design Bar - thanh thiết kế


Các thanh này chứa các lệnh để thiết kế. Nó nằm bên trái màn hình ngay dưới bộ chọn -
Selector.
Có 10 mục thiết kế:
• Basics - các lệnh để thiết kế các thành viên cơ sở của công trình.
• View - các lệnh để tạo các khung nhìn khác nhau trong dự án.
• Modelling - các lệnh tạo các phần tử thiết kế (tường, cửa, v.v....)
• Drafting - chứa các lệnh tạo thành hình vẽ chi tiết 2D.
• Rendering - các lệnh tạo ảnh thực trong không gian 3D.
• Site – địa hình và cảnh quan nơi đặt công trình.
• Massing - các lệnh tạo hình khối.
• Area Analysis - các lệnh tạo sơ đồ diện tích và các phòng.
• Structural - các lệnh thêm cấu trúc khung vào dự án.
• Construction - các lệnh tạo công nghệ xây dựng.
Lệnh cho hiện hoặc ẩn các mục của thanh thiết kế
Có hai cách:
• Thực hiện từ trình đơn:
o Nhấn Window  Design bars.
o Khi ra lệnh, hộp thoại hiện ra.
o Muốn hiện thanh nào, đánh dấu , ngược lại nhấn chuột để bỏ dấu .
o Nhấn OK, kết thúc lệnh.
• Nhấn phải chuột:
o Nhấn phải chuột vào vùng trống của thanh thiết kế, các mục hiện ra, muốn hiện
thanh nào, đánh dấu , ngược lại nhấn chuột để bỏ dấu .

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 9

7. Project Browser - trình duyệt của dự án


Thanh này nằm ngay bên phải thanh thiết kế.

Tại đây quản lý các đối tượng thiết kế, các khung nhìn v.v...
• Lệnh cho hiện hoặc ẩn Project Browser.
o Trình đơn: Window  Project Browser
o Thanh trình duyệt hiện ra.
8. Status Bar - thanh trạng thái
Thanh này nằm dưới đáy màn hình. Tại đây xuất hiện các thông báo tình trạng của công
việc và các dòng nhắc hướng dẫn cho người dùng biết bước tiếp theo để thực hiện công việc
đang tiến hành.
Ví dụ dưới đây minhh hoạ dòng nhắc: “Cho điểm đầu của bức tường”.

Nguyễn Văn Thiệp


10 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

9. View Control Bar - thanh kiểm soát khung nhìn


Thanh này nằm dưới đáy màn hình.

Các nút sắp theo thứ tự từ trái sang phải:

• Scale: tỷ lệ của kung nhìn.

• Detail Level: mức độ hiển thị chi tiết.


• Model Graphics Style: kiểu hiển thị mô hình.
• Shadows On/Off: có bóng đổ hoặc không.
• Crop Region On/Off: cho phép cắt xén khung nhìn.

• Show/Hide Crop Region: cho hiển thị vùng cắt xén.

• Temporary Hide/Isolate: tạm ẩn hiện các đối tượng.


• Reveal Hidden Elements: tìm các thành viên đang bị ẩn.
Nhấn vào nút cần dùng, các phương án hiện ra để chọn.
10. Drawing Area - vùng chứa hình vẽ
Vùng trống là nơi chứa hình vẽ thiết kế.

I.1.2.2 Cách ra lệnh


1. Đối với các lệnh vẽ, chúng ta dùng tại các mục sau:
Thanh công cụ (Toolbars): nhấn nút trên thanh công cụ.

Trình đơn (Menu): các mục khi nhấn trên trình đơn trên đỉnh màn hình.

Thanh thiết kế (Design Bar): nhấn chọn nút công cụ trên thanh thiết kế.

Bàn phím: gõ chữ cái từ bàn phím (không cần gõ Enter).

2. Đối với các đối tượng đã có trong bản vẽ:
• Nhấn chọn đối tượng. Tiếp theo thực hiện ra lệnh bằng các các nút lệnh trên thanh
công cụ hoặc trên trình đơn.
• Trình đơn động: các mục xuất hiện khi nhấn phím phải chuột.
• Trình duyệt: các mục xuất hiện khi nhấn phím phải chuột vào tên các đối tượng tại
vùng Browser.

I.1.2.3 Kết thúc một lệnh


Một lệnh trong AutoDesk Revit Architecture được thực hiện một cách lên tục cho
đến khi nào người dùng ra lệnh kết thúc bằng một trong các cách sau:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 11

1. Nhấn .
2. Nhấn phím ESC hai lần.

I.1.2.4 Lệnh Undo - hủy công việc vừa làm


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn:
• Thanh công cụ hoặc
• Bàn phím: Ctrl+Z
2. Khi ra lệnh, công việc vừa làm cuối cùng bị hủy bỏ.
3. Hủy bỏ nhiều công việc một lúc:
• Nhấn , danh sách các công việc đã làm hiện ra.

• Rê chuột dánh dấu các công việc cần hủy bỏ.


• Nhấn trái chuột, các công việc bắt đầu từ công việc được chọn đến công việc làm sau
cùng bị bỏ.

I.1.2.5 Lệnh Redo – khôi phục lại công việc đã làm vừa bị hủy
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn:
• Thanh công cụ hoặc
• Bàn phím: Ctrl+Y
2. Khi ra lệnh, công việc bị hủy bỏ cuối cùng được khôi phục lại.
3. Khôi phục nhiều công việc một lúc:
• Nhấn , danh sách các công việc đã hủy hiện ra.

• Rê chuột dánh dấu các công việc cần khôi phục.


• Nhấn trái chuột, các công việc đã đánh dấu được khôi phục.

I.1.2.6 Cách chọn đối tượng

Nguyễn Văn Thiệp


12 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Trong AutoDesk Revit Architecture, việc chọn đối tượng rất uyển chuyển và linh
hoạt.
1. Chọn các đối tượng đơn lẻ:
• Đưa con trỏ đến đối tượng, đối tượng được đổi màu và các trích ngang của nó hiện ra.
Hình dưới minh hoạ một bức tường khi con trỏ chạm vào.

• Nhấn trái chuột, đối tượng chuyển thành màu đỏ (màu này phụ thuộc vào thiết lập
ban đầu của dự án). Đồng thời các nút kiểm soát và thông số ràng buộc hiện ra như
kích thước của bản thân hoặc kích thước đế các đối tượng liên quan.

2. Chọn nhiều đối tượng:


• Giữ phím CTRL nhấn từng đối tượng một.
• Nhấn chuột tạo thành cửa sổ.
o Kéo từ trái sang phải, đối tượng nào nằm trong cửa sổ được chọn.
o Kéo từ phải sang trái, đối tượng nào nằm trong hoặc vắt qua cửa sổ đều được
chọn.
• Nhấn phím TAB, các đối tượng liên kết với nhau sẽ được đánh dấu, nếu nhấn trái
chuột, chúng sẽ được chọn.
• Nhấn phải chuột vào một đối tượng, nhấn trái chuột chọn Select All Instances. Tất
cả các đối tượng có đặc tính giống với đối tượng vừa nhấn chuột đều được chọn.
3. Chọn có phân loại:

• Nhấn chọn một lúc nhiều đối tượng, nút được kích hoạt.

• Nhấn trái chuột, hộp thoại hiện ra:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 13

• Loại đối tượng nào có đánh dấu  đã được chọn, nhấn bỏ dấu, loại đối tượng đó
không được chọn.
• Nhấn OK kết thúc chọn.
4. Chọn lại các đối tượng vừa chọn:
Sau khi đã dùng một số đối tương trong việc nào đó, muốn dùng lại cho việc khác, thực
hiện một trong 2 cách sau:
• Giữ phím CTRL, nhấn phím  .
• Nhấn phải chuột vào vùng trống của bản vẽ, nhấn trái chuột Select Previous.
5. Loại một số đối tượng ra khỏi danh sách chọn:
Sau khi chọn một số đối tượng, muốn loại trực tiếp trên màn hình, giữ phím Shift, nhấn
trái chuột vào đối tượng đã chọn cần loại ra.

I.1.2.7 Chọn kiểu đường nét cho hình vẽ


Các kiểu đường nét trong phần mềm là mặc định cho từng loại đối tượng thiết kế phù hợp
với tiêu chuẩn kỹ thuật. Song, người dùng vẫn có thể chọn kiểu cho nét vẽ của đối tượng.
1. Khi dùng công cụ Lines để vẽ các đối tượng thiết kế, thanh Options hiện ra.
2. Nhấn nút tại ô Selector, danh sách các kiểu đường hiện ra. Nhấn chọn kiểu đường
cần thiết như hình dưới.

Các kiểu đường như sau:

Nguyễn Văn Thiệp


14 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

• <Beyond> - đường thể hiện mô hình ở xa.


• <Centerline> - đường tim.
• <Demolished> - đường chỉ thị mô hình cần dỡ bỏ.
• <Hidden> - đường chỉ thị mô hình bị che khuất.
• Lines - đường bình thường.
• Medium Lines - đường đậm trung bình.
• Thin Lines - đường nét mảnh.
• Wide Lines - đường nét đậm.

I.1.2.8 Nhập số liệu


Khi vẽ hoặc hiệu chỉnh, có ô nhập số liệu. Nhấn đúp vào ô nhập liệu, con trỏ xuất hiện để
nhập giá trị.
Tại đây có thể thực hiện theo qui tắc sau:
1. Gõ số cần thiết.
2. Cho bằng biểu thức số.

• Đằng trước biểu thức phải có dấu =.


• Các hàm phải có đối số bằng số đặt trong ngoặc, ví dụ sin(30).
• Các phép tính và các hàm toán học được dùng:
+: phép cộng.
-: phép trừ.
*: phép nhân.
/: phép chia.
^: số mũ. (x^y).
log: lôgarit.
sqrt: căn bậc 2. ví dụ: sqrt(16)
sin: sin
cos: cô sin
tan: tang
asin: ac sin
acos: ac côsin.
atan: ac tang.
exp: luỹ thừa cơ số e.
abs: giá trị tuyệt đối.

I.1.3 TRỢ GIÚP BẮT ĐIỂM - SNAP


Trợ giúp bắt điểm luôn mặc định là thường trực khi người dùng sử dụng các công cụ vẽ
thiết kế.Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thay đổi các thiết lập để thực hiện công việc có hiệu quả
nhất. Tất cả những gì thiết lập ở đây có thể áp dụng khi thực hiện bất kỳ công việc nào trong
bản vẽ có nhu cầu.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 15

I.1.3.1 Thiết lập thông số


3. Ra lệnh:
• Trình đơn: Setting  Snaps
4. Hộp thoại hiện ra.

Tại hộp thoại này thiết lập các thông số sau:


5.  Snaps Off : bật tắt chế độ bắt điểm tự động. Nếu có bắt điểm tự động, khi đưa con
trỏ đến gần vị trí nào, ký hiệu đó phát sáng.
• ON (có đánh dấu) - tắt chế độ bắt điểm tự động cho toàn dự án.
• OFF (không đánh dấu) - bật chế độ bắt điểm tự động cho toàn dự án.
6.  Select Length dimension snap increments: chọ n giá trị gia tăn g th eo ch iều
dài để bắt điểm.
• ON (có đánh dấu) - bật chế độ bắt điểm theo tiêu chí này. Cho các giá trị vào ô bên
dưới. Con trỏ sẽ bắt vào các điểm có các giá trị gia tăng đã cho.
• OFF (không đánh dấu) - tắt chế độ bắt điểm tự động này.
7.  Angular dimension snap increments: chọn giá trị gia tăng góc nghiêng của
đối tượng để bắt điểm. Tương tự như bắt điểm theo độ dài.
8. Object Snaps: bắt vào các điểm đặc biệt của các đối tượng. Ô nào có đánh dấu ,
trợ giúp đó có hiệu lực. Công dụng của các trợ giúp được gảI thích tại phần "B - các
phím tắt và công dụng của các chế độ bắt điểm ".
• Nhấn nút Check On - chọn tất cả các trợ giúp.
• Nhấn nút Check None - bỏ tất cả các trợ giúp.
9. Nhấn OK kết thúc lệnh.

I.1.3.2 Các phím tắt và công dụng của các chế độ bắt điểm

Nguyễn Văn Thiệp


16 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Tên trợ giúp Phím tắt Công dụng

Endpoints SE Bắt vào đầu mút của đối tượng.


Midpoints SM Bắt vào trung đểm.
Nearest SN Bắt vào điểm bất kỳ trên đối tượng.
Work Plane Grid SW Bắt vào các nút lưới của mặt phằng làm việc.
Quadrants SQ Bắt vào 4 điểm dặc biệt trên đường tròn hoặc cung tròn
Intersections SI Bắt vào giao điểm.
Centers SC Bắt vào tâm đường tròn hoặc cung tròn.
Perpendicular SP Bắt vuông góc với đối tượng.
Tangents ST Bắt tiếp tuyến với đường trong hoặc cung tròn.
Points SX Bắt vào một điểm.
Snap to Remote
SR Bắt vào đối tượng bị che khuất.
Objects
Turn Override Off SS Tắt chế độ phủ định
Phím
Cycle through snaps Phương án bắt điểm thành chu kỳ.
Tab
Force Horizontal and Phím
Bắt nằm ngang hoặc thẳng đứng.
Vertical Shift
Bật - tắt chế độ bắt điểm tự động. Đang bật, gõ chữ cái
Snaps Off SO
này sẽ tắt và ngược lại.

I.1.3.3 Một số ký hiệu trợ bắt điểm giúp hay dùng


Khi vẽ, đưa con trỏ đến gần điểm trong trợ giúp, ký hiệu điểm đó hiện ra. Nhấn trái
chuột, đối tượng đang vẽ sẽ bắt dính vào điểm đó bảo đảm độ chính xác cao.
1. Collinear — cùng nằm trên một đường thẳng với đối tượng đã có.

2. Midpoints - bắt vào trung điểm của đối tượng.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 17

3. Tangent - bắt tiếp tuyến với đường tròn hoặc cung tròn.

4. Centers - bắt vào tâm điểm của đường tròn hoặc cung tròn.

5. Endpoints - bắt vào đầu mút của đối tượng.

6. Horizontal, Vertical - bắt theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng.

Nguyễn Văn Thiệp


18 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

7. Parallel, Perpendicular - bắt song song và vuông góc với đối tượng đã có trong bản
vẽ.

8. Intersection - bắt vào giao điểm của hai đối tượng đã có trong bản vẽ.

I.1.4 CÁC LỆNH THAO TÁC VỚI MÀN HÌNH


I.1.4.1 Đặt màu cho màn hình vẽ
Màn hình có thể thay đổi màu bằng lệnh thiết lập phương án.
1. Ra lệnh:
• Trình đơn: Settings  Options Graphics
2. Hộp thoại xuất hiện, cho các thông số:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 19

•  Invert background color: đảo màu nền. ON (có đánh dấu) - nền có màu đen.
OFF (không đánh dấu) nền có màu trắng.
• Selection Color: màu của các đối tượng được chọn. Nhấn , bảng màu hiện ra,
chọn màu cần dùng.
• Alert Color: màu cảnh báo. Nhấn , bảng màu hiện ra, chọn màu cần dùng.
3. Nhấn OK, kết thúc lệnh.

I.1.4.2 Chuyển khung nhìn quan sát và thiết kế


Như đã giới thiệu tại phần View Elements, trong này có các loại khung nhìn quan sát
và thiết kế chính là:
1. Floor Plan - mặt bằng tầng. Cửa sổ này chứa mặt phẳng mặt bằng tầng, hướng nhìn
vuông góc với mặt phẳng thiết kế.
2. Ceiling Plan - mặt bằng trần. Cửa sổ này giống như mặt bằng tầng.
3. Elevations - mặt đứng. Cửa sổ này chứa mặt phẳng là mặt đứng của toà nhà. Hướng
nhìn cũng vuông góc với mặt phẳng thiết kế.
4. 3D - không gian 3 chiều . Cửa sổ này chứa hình vẽ dưới dạng không gian 3 chiều với
góc quan sát khác nhau.
Các không gian này có thể mở đồng thời hoặc đơn lẻ.
Hình dưới minh hoạ các cửa sổ khung nhìn của các không gian quan sát và thiết kế.

Nguyễn Văn Thiệp


20 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

5. Kích hoạt các khung nhìn làm việc


Để mở và kích hoạt các khung nhìn này, chúng ta làm như sau:
• Nhấn vào dấu + đầu tên loại khung nhìn.
• Nhấn đúp vào tên khung nhìn cần mở trong danh sách.

• Đang ở mặt đứng: nhấn đúp vào nút , mặt bằng tầng được mở ra.

• Đang ở mặt bằng tầng: nhấn đúp vào mũi tên chỉ hướng nhìn, khung nhìn mặt đứng
được mở ra.

• Nhấn nút trên thanh công cụ, mở khung nhìn 3D.


• Nhấn nút trên đỉnh của cửa sổ, đóng khung nhìn.

I.1.4.3 Chuyển chế độ hiển thị mô hình - Model Graphics Style


1. Nhấn nút , các kiểu hiển thị mô hình hiện ra:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 21

• Cho hiển thi dạng khung dây – Wireframe. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn chọn .
o Trình đơn: View  Wireframe.
o Phím tắt: WF.
• Không cho hiện nét khuất – HiddenLine. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn chọn .
o Trình đơn: View  Hiddenline.
o Phím tắt: HL.
• Hiển thị dạng tô bề mặt – Shading. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn chọn .
o Trình đơn: View  Shading.
• Hiển thị dạng tô bề mặt có đường viền – Shading with Edges. Ra lệnh bằng một
trong các cách sau:
o Nhấn chọn .
o Trình đơn: View  Shading With Edges.
o Phím tắt: SD.
2. Cho hiển thị bóng đổ. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Nhấn nút : không có bóng đổ.

• Nhấn nút : có bóng đổ.

I.1.4.4 Tạm ẩn, cô lập các đối tượng tại khung nhìn hiện hành
Các lệnh này cho phép tạm ẩn các đối tượng tại khung nhìn hiện hành, các khung nhìn
khác không bị ảnh hưởng . Chúng ta có thể thực hiện trên trình đơn hoặc bằng cách nhấn nút
, các lệnh hiện ra để chọn.

1. Cho ẩn đối tượng được chọn.


• Nhấn trái chuột vào đối tượng cần ẩn.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn nút , chọn Hidden Element .
o Trình đơn: View  Temporary Hide/Isolate  Hidden Element
o Phím tắt: HH.
• Các đổi tượng đã chọn bị ẩn đi.
2. Cho ẩn đối tượng theo loại.

Nguyễn Văn Thiệp


22 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

• Nhấn trái chuột vào đối tượng thuộc loại cần ẩn.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn nút , chọn Hidden Category.
o Trình đơn: View  Temporary Hide/Isolate  Hidden Category.
o Phím tắt: HC.
• Các đổi tượng cùng loại với đối tượng đã chọn bị ẩn đi.
3. Cho ẩn tất cả các đối tượng trừ các đối tượng được chọn.
• Nhấn trái chuột vào đối tượng cần hiển thị.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn nút , chọn Isolate Element .
o Trình đơn: View  Temporary Hide/Isolate  Isolate Element.
o Phím tắt: HI.
4. Cho ẩn tất cả các đối tượng trừ các đối tượng cùng chủng loại với đối tượng được
chọn.
• Nhấn trái chuột vào đối tượng cần hiển thị.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn nút , chọn Isolate Category .
o Trình đơn: View  Temporary Hide/Isolate  Isolate Category.
o Phím tắt: IC.
5. Cho hiện lại tất cả những đối tượng đã bị ẩn.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn nút , chọn Reset Temporary Hide/Isolate.
o Trình đơn: View  ResetTemporary Hide/Isolate.
o Phím tắt: HR.
• Tất cả những đối tượng bị ẩn được hiện lại.

I.1.4.5 Cho ẩn các đối tượng và hiện lại các đối tượng có kiểm
soát
Trong mục trước, chúng ta tạm ẩn một số đối tượng, nhưng khi cho hiện lại thì bắt buộc
phải cho hiện tất cả. Trong mục này, chúng ta có thể cho hiện đối tượng cần thiết.
1. Cho ẩn các đối tượng được chọn.
• Nhấn trái chuột vào đối tượng cần ẩn.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn phải chuột, chọn Hide in View  Elements.
o Trình đơn: View  Hide in View  Elements
o Phím tắt: EH.
2. Cho ẩn các đối tượng cùng chủng loại với đối tượng được chọn.
• Nhấn trái chuột vào đối tượng cần ẩn.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Nhấn phải chuột, chọn Hide in View  Category.
o Trình đơn: View  Hide in View  Category.
o Phím tắt: VH.
3. Tìm các thành viên đang bị ẩn.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Trình đơn: View  Reveal Hidden Elements.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 23

o Thanh công cụ: .


• Một khung màu nâu hiện ra. Những đối tượng bị ẩn có màu đậm, các đối tượng khác
bị mờ.

4. Cho hiện lại các thành viên đang bị ẩn.


• Sau khi đã phát hiện ra các thành viên bị ẩn, nhấn trái chuột vào thành viên nào cần
cho hiện lại.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Trình đơn: View  Unhide in View  Elements.

o Thanh công cụ: .


o Phím tắt: EU
• Các thành viên được chọn sẽ hiện lại.
5. Cho hiện lại các thành viên đang bị ẩn theo chủng loại.
• Sau khi đã phát hiện ra các thành viên bị ẩn, nhấn trái chuột vào thành viên nào cần
cho hiện lại. Nếu các thành viên bị ẩn theo chủng loại thì công cụ cho hiện lại theo
chủng loại được kích hoạt.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Trình đơn: View  Unhide in View  Category.

o Thanh công cụ: .


o Phím tắt: VU
• Các thành viên thuộc chủng loại của đối tượng đã chọn sẽ hiện lại.
6. Nhấn nút , kết thúc lệnh.

I.1.4.6 Lệnh Zoom - tăng gảm tầm nhìn


Lệnh này dùng cho tất cả các loại khung nhìn không gian làm việc.
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: View  Zoom

• Thanh công cụ: nhấn để chọn các phương án.

Nguyễn Văn Thiệp


24 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

• Trình đơn động:


2. Khi ra lệnh trên trình đơn cũng như trên thanh công cụ, có các phương án tiếp theo.

• Nhấn chọn một phương án cần dùng.


3. Đưa hình nằm trong cửa sổ do người dùng xác định vào tâm màn hình với tầm nhìn gần
nhất. Chọn cửa sổ bằng cách vẽ một hình chữ nhật qua hai điểm góc đối nhau qua
đường chéo:
• Zoom In Region.
• Phím tắt: ZZ.
4. Tăng khoảng cách quan sát lên 2 lần. Mỗi lần nhấn, hình cách xa người dùng một
khoảng gấp đôi khoảng đã có (hình nhỏ đi):
• Zoom Out 2X.
• Phím tắt: ZV.
5. Đưa hình vừa khít vào màn hình:
• Zoom to Fit.
• Phím tắt: ZX.
6. Đưa toàn bộ khung nhìn vào màn hình:
• Zoom All to Fit.
• Phím tắt: ZA.

I.1.5 SỬ DỤNG KHỐI LẬP PHƯƠNG QUAN SÁT HÌNH 3D


- VIEWCUBE
Khi chúng ta mở khung nhìn 3D, góc trên bên phải màn hình xuất hiện hình điều khiển
hướng nhìn.

Hình này để xoay hướng nhìn theo các hướng ghi trên hình lập phương và vòng tròn bên
dưới (vòng tròn bên dưới gọi là la bàn – Compass) .

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 25

Hình trên bên phải là hướng nhìn từ trên xuống (Top).

I.1.5.1 Cho ẩn, hiện công cụ ViewCube


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Window ViewCube. Nhấn ON - có hiện, nhấn OFF – không hiện.
• Trình đơn: Settings  Options.
2. Hộp thoại hiện ra. Nhấn mục ViewCube.
• Nhấn ON Show the ViewCube: có hiện, nhấn OFF – không hiện.
• Nhấn OK kết thúc lệnh.
3. Cho ẩn, hiện công cụ la bàn Compass:
• Nhấn phải chuột vào hình khối lập phương. Trình đơn động hiện ra.
• Nhấn ON Show the Compass: có hiện, nhấn OFF – không hiện.

I.1.5.2 Thiết lập các phương án của ViewCube


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Settings  Options.
• Nhấn phải chuột vào công cụ. Trình đơn động hiện ra. Nhấn chọn Options.
2. Hộp thoại hiện ra.

3. ViewCube Appearance: sự xuất hiện của khối lập phương. Chọn các phương án sau:
• On-screen Position : vị trí trên màn hình. Nhấn nút , chọn vị trí:
o Top Left: phía trên bên trái màn hình.
o Top Right: phía trên bên phải màn hình.
o Bottom Left: phía dưới bên trái màn hình.
o Bottom Right: phía dưới bên phải màn hình.
• Size: kích thước. Nhấn nút , chọn:
o Normal: bình thường.
o Small: nhỏ.

Nguyễn Văn Thiệp


26 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

o Large: lớn.
• Inactive Opacity: độ mờ khi không kích hoạt. Nhấn nút , chọn theo con số
phần trăm.
4. When Dragging the ViewCube: khi xoay khối lập phương, có phương án:
• Snap to Closest Orientation: ON – con trỏ bắt dính vào các ô chỉnh hướng trên
khối. trên khối có 26 ô nhỏ ở các đỉnh, các cạnh và các mặt của khối.

5. When Clicking on the ViewCube: khi nhấn vào khối, có các phương án:
• Fit-to-view on view change: ON – nếu một đối tượng mô hình trong khung nhìn
được chọn trước, khi thay đổi hướng nhìn, đối tượng này được đưa lên chiếm hết
khung nhìn.
• Use animated transition when switching views: ON – có hiện sự chuyển động
của khối khi thay đổi hướng nhìn.
• Keep scene upright: ON – khi nhìn theo cácướng h mặt bên của khối lập
phương, khung nhìn được đưa về tư thế chính tắc (mặt nền nằm ngang), OFF – mặt
nền nằm tư thế bất kỳ phụ thuộc vào hướng nhìn trước đó.
6. Nhấn OK kết thúc lệnh.

I.1.5.3 Định hướng nhìn tương ứng trên ViewCube và trên mô


hình 3D
Các hướng nhìn trong khung nhìn mô hình và trên khối lập phương có sự khác nhau.
Trong danh sách khung nhìn mặt đứng, chúng ta có 4 hướng chính là Đông, Tây, Nam,
Bắc, ngoài ra còn một số hướng nhìn do người dùng tự tạo và mặt cắt. Trong khung nhìn mặt
bằng có mặt bằng nền, mặt bằng trần. Khung nhìn 3D có rấ nhiều hướng nhìn theo vị trí
Camera.
Trên các mặt của khối lập phương có sáu hướng chính là:
Top: nhìn trên xuống.
Bottom: nhìn từ dưới lên.
Front: nhìn chính diện.
Back: nhìn từ phía sau.
Left: nhìn từ bên trái.
Right: nhìn từ bên phải.
Chúng ta có thể thiết lập đế các mặt của khối lập phương trùng với khung nhìn theo ý của
người dùng.
1. Nhấn phải chuột vào khối lập phương, trình đơn động hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 27

2. Nhấn chọn:
• Set Current View as Home: chọn khung nhìn hiện thời làm khung nhìn ban đầu
(home). Nhấn trái chuột, khung nhìn hiện thời được đặt làm khung nhìn ban đầu

(home). Khi nhấn nút , khung nhìn này được hiện ra.
• Set Front to View: chọn khung nhìn làm mặt chính diện. Hình chính diện (front)
có hướng nhìn mặc định là hướng Đông. Đưa con trỏ đến dòng này, các khung
nhìn mặt đứng trong dự án hiện ra, nhấn chọn.

• Reset Front: trở lại hướng nhìn chính diện mặc định.
• Lock to Current Selection: khóa tiêu điểm hiện thời. Sau khi nhấn chọn một đối
tượng mô hình trên khung nhìn, ra lệnh này, khi thay đổi hướng nhìn, vị trí của đối
tượng đã chọn trong khung nhìn không bị thay đổi.

I.1.5.4 Sử dụng ViewCube xoay hướng nhìn


1. Nhấn vào mặt khối lập phương, mặt có tên là gì thì hướng nhìn là hình chiếu hướng đó.
Các hình chiếu vuông góc gồm:
2. Khi nhìn hình chiếu vuông góc, tại bốn cạnh hình vuông có 4 mũi tên tương ứng với các
hướng nhìn vuông góc khác. Nhấn vào mũi tên sẽ chuyển sang hình chiếu tương ứng.

Nguyễn Văn Thiệp


28 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

3. Nhấn nút , trở lại khung nhìn ban đầu.

4. Nhấn mũi tên xoay hình trong khung nhìn.


5. Nhấn vào khối lập phương, giữ và rê chuột sẽ xoay hình theo phương bất kỳ.
6. Nhấn chuột vào vòng tròn la bàn, giữ và rê chuột, xoay hình xung quanh trục thẳng
đứng.

I.1.6 CHUYỂN HƯỚNG NHÌN VÀ LƯU TRỮ KHUNG


NHÌN – ORIENT TO VIEW
Công cụ này chỉ được kích hoạt tại khung nhìn 3D.
Chúng ta từ khung nhìn 3D, có thể chuyển hướng nhìn đến các khung nhìn khác để quan
sát, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ khung nhìn 3D. Có thể chuyển hướng nhìn từ nhiều công
cụ khác nhau. Trong phần này chúng tôi trình bày dùngệnh l trên trình đơn và dùng trong
ViewCube.

I.1.6.1 Dùng ViewCube


1. Nhấn phải chuột vào khối lập phương, trình đơn động hiện ra.

2. Orient to View: chuyển đến khung nhìn. Tiếp theo có các lựa chọn các khung nhìn:
• Floor Plans: mặt bằng tầng.
• Elevations: mặt đứng.
• 3D View: khung nhìn 3D.
• Đưa con trỏ vào mục nào, các khung nhìn của mục đó hiện ra. Nhấn chọn khung
nhìn cần chuyển đến.
• Khi khung nhìn đã chọn hiện ra, phần nhìn thấy của mô hình là giao giữa phạm vi
nhìn của nó với khung nhìn 3D hiện thời. Chúng ta có thể nhấn trái chuột, di
chuyển và co giãn khung để hai khung nhìn trùng nhau.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 29

3. Orient to a Direction: chuyển hướng nhìn. Đưa con trỏ vào đây, các hướng nhìn hiện
ra. Chọn hướng cần chuyển.

4. Save View: lưu trữ khung nhìn. Hộp thoại hiện ra.

• Cho tên khung nhìn, nhấn OK, kết thúc hộp lệnh.
• Tên khung nhìn được đưa vào trình duyệt.

I.1.6.2 Dùng trên trình đơn


1. Ra lệnh trên trình đơn: View  Orient
2. Chọn các hướng nhìn cần thiết.

Nguyễn Văn Thiệp


30 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

3. Các hướng nhìn giống như chọn trong hộp lập phương, tại đây, chúng ta tìm hiểu các
lựa chọn khác.
4. By Plane: nhìn theo hình mặt phẳng. Hộp thoại hiện ra để chọn mặt phẳng.

• Chọn mặt phẳng giống như mặt phẳng làm việc.


• Hướng nhìn sẽ vuông góc với mặt phẳng được chọn.
5. To Other View: chuyển sang khung nhìn khác. Hộp thoại hiện ra để chọn khung nhìn.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 31

• Chọn khung nhì cần thiết, nhấn OK.


6. Save View: lưu trữ khung nhìn. Giống như dùng ViewCube.

I.1.7 HỆ THỐNG BÁNH LÁI QUAN SÁT –


STEERINGWHEELS
Đây là công cụ dùng để qua sát màn hìn cho tất cả các khung nhìn 2D cũng như 3D.
Hệ thống bánh lái quan sát là một hình có nhiều phần, mỗi phần đảm trách một chức năng
riêng để lái hướng nhìn của người qua sát trong tất cả các khung nhìn.
Hình dạng đầy đủ của nó như hình dưới.

Có thể thu gọn hoặc tùy theo khung nhìn có những múi chức năng tương ứng.

I.1.7.1 Chọn hình dạng bánh lái


Khi bắt đầu khởi động dự án, bánh lái quan sát có dạng đầy đủ, khi đưa con trỏ vào nó,
các phương án hình dạng giao tiếp hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


32 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

1. Nhấn chọn một trong các hình thức giao tiếp.


2. Khi đang ở các hình dạng bất kỳ, nhấn phải chuột, chọn một trong các hình dạng trên
trình đơn động.

• Mini View Object Wheel: hình thu nhỏ, quan sát đối tượng. Trong này gồm
các công cụ:
o Pan: di chuyển màn hình.
o Zoom: tăng giảm tầm nhìn.
o Orbit: xoay hình.
o Rewind: cuộn hình.

• Mini Tour Building Wheel: hình thu nhỏ quan sát công trình . Trong này
gồm các công cụ:
o Up/Down: nhìn lên trên hoặc nhìn xuống dưới.
o Look: nhìn theo mọi hướng.
o Walk: nhìn theo bước đi.
o Rewind: cuộn hình.

• Mini Full Navigation Wheel: hình thu nhỏ đầy đủ. Trong này gồm các công
cụ của hai hình trên, có thêm công cụ:
o Center: lấy đối tượng làm trung tâm.
• Full Navigation Wheel: hình đầy đủ.

I.1.7.2 Thiết lập các phương án của SteeringWheels


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Settings  Options.
• Nhấn nút trên thanh công cụ.
• Nhấn phải chuột vào bánh lái, trình đơn động hiện ra. Nhấn chọn Options.

• Nhấn nút trên bánh lái, trình đơn động hiện ra. Nhấn chọn Options.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 33

2. Hộp thoại hiện ra.

3. Chọn các phương án.


• Steering Wheel Visibility: phương án hiện diện của bánh lái:
o  Show Tool Messages: hiện các dòng nhắc trợ giúp khu đưa con trỏ vào nút
công cụ của báng lái.
o  Always Show the Pinned Wheel on Startup: ON – luôn kích hoạt khi
khởi đông dự án.
• Size: kích thước của hình bánh lái rút gọn hoặc đầy đủ. Nhấn nút , chọn:
o Small: nhỏ.
o Normal: bình thường.
o Large: lớn.
• Opacity: độ mờ khi không kích hoạt, giống như ViewCube.
4. Các phương án khác sẽ giới thiệu tại chuyên mục tương ứng.
5. Nhấn OK, kết thúc lệnh.

I.1.7.3 Cho hiện và ẩn bánh lái


1. Cho xuất hiện: thực hiện bằng một trong các cáh sau:

• Thanh công cụ:


• Bàn phím: F8
2. Ẩn bánh lái: thực hiện bằng một trong các cáh sau:
• Nhấn ESC.
• Nhấn F8.
• Nhấn nút X trên bánh lái.

I.1.7.4 Sử dụng bánh lái trong khung nhìn 2D


Đối với các khung nhìn 2D, không gian làm việc là các mặt phẳng (Plans) hoặc mặt
đứng (Elevations), bánh lái có dạng như hình dưới.

Nguyễn Văn Thiệp


34 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Chúng ta dùng các chức năng sau:


1. Pan: chi chuyển màn hình.
• Nhấn vào chữ Pan trên bánh lái.
• Con trỏ có dạng như hình dưới.

• Giữ và rê chuột, màn hình được di chuyển.


2. Zoom: thay đổi tầm nhìn.
• Nhấn vào chữ Zoom trên bánh lái.
• Con trỏ có dạng như hình dưới.

• Giữ và rê chuột, màn hình được đưa ra xa hoặc kéo lại gần.
3. Rewind: quay lại các khung nhìn đã xuất hiện trước đó.
• Nhấn vào chữ Rewind trên bánh lái.
• Các khung hình đã xuất hiện trước đó hiện ra thành một dãy.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 35

• Giữ và rê chuột đến khung hìn cần xem lại, nhả chuột, khung hình đó được đưa lên
màn hình.

I.1.7.4.1 View Object Wheel – quan sát đối tượng trong không
gian 3D
Đối với khung nhìn 3D, có 3 bánh lái hướng nhìn là:
• View Object Wheel: quan sát đối tượng.
• Tour Building Wheel: quan sát công trình.
• Full Navigation Wheel: hình đầy đủ.
Trong mục này chúng ta nghiên cứu View Object Wheel: quan sát đối tượng. Hình dạng
của bánh lái như sau:

Hình thu nhỏ cũng có 4 phần, mỗi phần có một chứ c năng như trong hình to. Rê chuột
đển phần nào, tên chức năng hiện ra bên dưới.
Hai công cụ Zoom và Rewind đã được giới thiệu ở trên.
1. Center: chọn một đối tượng trong khung nhìn làm tiêu điểm (trung tâm màn hình).
• Đưa hình bánh lái đến đối tượng mô hình.
• Nhấn chữ Center hoặc nhấn vào chữ Center, giữ và rê chuột đến đối tượng, nhả
chuột. Đối tượng được đưa vào tâm màn hình.

2. Orbit: xoay hình theo mọi hướng.


• Nhấn vào chữ Orbit, giữ và rê chuột, hình bị xoay theo hướng rê chuột.

Nguyễn Văn Thiệp


36 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

I.1.7.4.2 Tour Building Wheels – quan sát công trình trong


không gian 3D
Hình dạng bánh lái như hình dưới.

Hình thu nhỏ cũng có 4 phần, mỗi phần có một chức năng như trong hình to. Rê chuột
đển phần nào, tên chức năng hiện ra bên dưới.
Công cụ Rewind đã được giới thiệu ở trên.
1. Forward: tiến lên.
• Nhấn vào chữ Forward, con trỏ có hình thanh trượt, nhấn giữ và rê chuột, thanh
trượt tiến lên, nhìn gần hơn, trượt xuống dưới, hình xa hơn.

2. Look: nhìn theo mọi hướng.


• Nhấn vào chữ Look, giữ và rê chuột, hình xoay theo hướng nhìn.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 37

3. Up/Down: nhìn lên, nhìn xuống.


• Nhấn chữ Up/Down, con trỏ có hình thanh trượt, nhấn giữ và rê chuột, thanh trượt
tiến lên, nhìn lên cao, trượt xuống dưới, nhìn xuống dưới.

4. Walk: vừa đi vừa quan sát. Đây là chức năng nằm trong hình thu nhỏ của
công cụ Tour Building Wheels. Nó chỉ có hiệu lực trong khung nhìn 3D phối cảnh
(Perspective).
• Nhấn vào chức năng này, giữ chuột, vòng tròn có tâm điểm hiện ra, rê chuột theo
hướng cần đến (có hình mũi tên kèm theo). Hình chuyển động theo.

I.1.7.4.3 Full Navigation Wheel – hình đầy đủ của bánh lái


Hình đầy đủ của bánh lái như hình dưới.

Các chức năng khác đã được giới thiệu ở các công cụ nói trên.
1. Pan: di chuyển màn hình.
• Nhấn vào chức năng này, giữ và rê chuột. Màn hình xê dịch theo hướng chuyển
động của con trỏ.

Nguyễn Văn Thiệp


38 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

2. Zoom: tăng giảm tầm nhìn.


• Nhấn vào chức năng này, giữ và rê chuột. Tầm nhìn thay đổi.

I.1.7.4.4 Các công dụng khác của bánh lái


Nhấn phải chuột vào bánh lái, trình đơn động hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 39

Các chức năng như Orient to View, Orient to Plane, Save View cũng được thực hiện
tại đây.

I.1.7.5 Các phím tắt trong Revit


Ngoài việc ghi phím tắt tại các lệnh cụ thể, chúng tôi gới thiệu bảng phím tắt tương đối
đầy đủ để các bạn tham khảo nhanh.
3. Cửa sổ màn hình:
"WC" - "Window-Cascade": cho các khung màn hình hiển thị ngang.
"WT" - "Window-Tile": cho các khung màn hình hiển thị trải đều.
4. Tệp - File:
"ER" - "File-Editing Requests"
"RL" - "File-Reload Latest"
5. Chỉnh sửa các đối tượng - Edit:
"RW" - "File-Reload Latest"
"DE" - "Edit-Delete": xóa các đối tượng.
"MD" - "Edit-Modify": lệnh Modify.
"SA" - "Edit-Select All Instances": chọn tất cả các đối tượng.
"MV" - "Edit-Move": di chuyển.
"CO" hoặc CC" - "Edit-Copy": sao chép.
"RO" - "Edit-Rotate": xoay hình.
"AR" - "Edit-Array": tạo dãy.
"MM" - "Edit-Mirror": lấy đối xứng.
"RE" - "Edit-Resize": thay đổi kích thước.
"GP" - "Edit-Group-Create Group": tạo nhóm.
"EG" - "Edit-Group-Edit Group": sửa nhóm.
"UG" - "Edit-Group-Ungroup":

Nguyễn Văn Thiệp


40 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

"LG" - "Edit-Group-Link Group"


"EX" - "Edit-Group-Exclude Member"
"MP" - "Edit-Group-Move Member to Project"
"RB" - "Edit-Group-Restore Excluded Member"
"RA" - "Edit-Group-Restore All"
"AP" - "Edit-Group-Add to Group"
"RG" - "Edit-Group-Remove from Group"
"AD" - "Edit-Group-Attach Detail"
"PG" - "Edit-Group-Group Properties"
"FG" - "Edit-Group-Finish Group"
"CG" - "Edit-Group-Cancel Group"
"PP" - "Edit-Pin Position"
"UP" - "Edit-Unpin Position"
"CS" - "Edit-Create Similar"
"PR" - "Edit-Properties"
6. Khung nhìn – View:
"ZR" - "View-Zoom-Zoom In Region"
"ZZ" - "View-Zoom-Zoom In Region"
"ZO" - "View-Zoom-Zoom Out (2x)"
"ZV" - "View-Zoom-Zoom Out (2x)"
"ZF" - "View-Zoom-Zoom To Fit"
"ZE" - "View-Zoom-Zoom To Fit"
"ZX" - "View-Zoom-Zoom To Fit"
"ZA" - "View-Zoom-Zoom All To Fit"
"ZS" - "View-Zoom-Sheet Size"
"ZP" - "View-Zoom-Previous Pan/Zoom"
"ZC" - "View-Zoom-Previous Pan/Zoom"
"VP" - "View-View Properties"
"VG" - "View-Visibility/Graphics"
"VV" - "View-Visibility/Graphics"
"HH" - "View-Temporary Hide/Isolate-Hide Element"
"HI" - "View-Temporary Hide/Isolate-Isolate Element"
"HC" - "View-Temporary Hide/Isolate-Hide Category"
"IC" - "View-Temporary Hide/Isolate-Isolate Category"
"HR" - "View-Temporary Hide/Isolate-Reset Temporary Hide/Isolate"
"EH" - "View-Hide in view-Elements"
"VH" - "View-Hide in view-Category"
"EU" - "View-Unhide in view-Elements"
"VU" - "View-Unhide in view-Category"
"WF" - "View-Wireframe"
"HL" - "View-Hidden Line"
"SD" - "View-Shading with Edges"
"AG" - "View-Advanced Model Graphics"
"RR" - "View-Rendering Dialog"
"TL" - "View-Thin Lines"
F5 - "View-Refresh"
7. Dựng mô hình – Modelling:
"WA" - "Modelling-Wall”: vẽ tường.
"DR" - "Modelling-Door"

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 41

"WN" - "Modelling-Window"
"CM" - "Modelling-Component"
"LI" - "Modelling-Lines"
"RP" - "Modelling-Ref Plane"
"RP" - "Drafting-Ref Plane"
"RP" - "Modelling-Ref Plane"
"DI" - "Drafting-Dimension"
"EL" - "Drafting-Spot Dimension-Spot Elevation"
"TX" - "Drafting-Text"
"GR" - "Drafting-Grid"
"LL" - "Drafting-Level"

"TG" - "Drafting-Tag-By Category"


"RM" - "Drafting-Room"
"RT" - "Drafting-Room Tag"
"DL" - "Drafting-Detail Lines"
F7 - "Tools-Spelling"
"MA" - "Tools-Match"
"LW" - "Tools-Linework"
"PT" - "Tools-Paint"
"SF" - "Tools-Split Face"
"AL" - "Tools-Align"
"SL" - "Tools-Split Walls and Lines"
"TR" - "Tools-Trim/Extend"
"OF" - "Tools-Offset"
"SU" - "Settings-Sun and Shadows Settings"
"UN" - "Settings-Project Units"
"SI" snapcode:"Intersections"
"SE" snapcode:"Endpoints"
"SM" snapcode:"Midpoints"
"SC" snapcode:"Centers"
"SN" snapcode:"Nearest"
"SP" snapcode:"Perpendicular"
"ST" snapcode:"Tangents"
"SW" snapcode:"Work Plane Grid"
"SQ" snapcode:"Quadrants"
"SX" snapcode:"Points"
"SR" snapcode:"Snap to Remote Objects"
"SZ" snapcode:"Close"
"SO" snapcode:"Snaps Off"
"SS" snapcode:"Turn Override Off"
"ZZ" - "View-Zoom-Zoom In Region"
"ZX" - "View-Zoom-Zoom To Fit"
"ZC" - "View-Zoom-Previous Pan/Zoom"
"ZV" - "View-Zoom-Zoom Out (2x)"
"VV" - "View-Visibility/Graphics"

Nguyễn Văn Thiệp


42 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

I.2 DỰ ÁN MỚI
Như chúng ta đã đ ược giới thiệu Dự án - Project làm nhiệm vụ quản lý toàn bộ quá
trình thiết kế và các tài liệu có liên quan, đồng thời nó cũng cho chúng ta đưa ra ý đồ, qui mô
của bản thiết kế.
Chúng ta có thể dùng các thiết lập mặc định của các dự án mẫu của phần mềm để tiến
hành thiết kế hoặc tạo dự án mới với các thiết lập mới.
Các dữ liệu của dự án này có thể được lưu giữ và dùng lại cho lần thiết kế tiếp theo, do đó
chúng ta nên tạo dự án cho riêng mình.

I.2.1 TẠO DỰ ÁN MỚI


Khi bắt đầu khởi động phần mềm, màn hình có dạng:

Projects: các dự án cũ đã làm việc. có thể nhấn đúp vào tên dự án để mở ra.
Nếu chúng ta cần tạo dự án mới, pjair thực hiện các bước như các mục được trình bày
dưới đây.

I.2.1.1 Ra lệnh tạo dự án


1. Ra lệnh: Trình đơn: File  New  Project
2. Hộp thoại hiện ra:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 43

• Template file - tệp mẫu.Trong này có 2 phương án:


o  None: không dùng tệp mẫu. Trong trường hợp này, khi kết thúc lệnh, hộp
thoại con hiện ra để chọn hệ đo lường:

Nhấn chọn một trong các nút trên.


Imperial: hệ Anh.
Metric: hệ mét.

o dùng ệpt mẫu mặc định


default.rte.
Trong phương án này có thể nhấn nút Browse để chọn các tệp mẫu khác đã được
lưu trữ. Hộp thoại hiện ra.

 Nhấn chọn tên tệp và nhấn Open trở lại hộp thoại chính. Dự án mới sẽ nhận
hệ đo lường và các thiết lập khác của tệp mẫu.
• Create new - tạo mới. Tại đây chọn một trong 2 phương án:
o  Project: tạo dự án để làm việc. Với phương án này, khi lưu trữ, tệp có đuôi
là *.rvt.
o  Project template: tạo dự án làm mẫu. Khi lưu trữ, tệp có đuôi là *.rte.
3. Nhấn OK kết thúc tạo dự án. Một cửa sổ mới được tạo ra để thiết kế.

Nguyễn Văn Thiệp


44 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

4. Màn hình hiện ra các thanh công cụ và trình duyệt.

I.2.1.2 Trình duyệt của dự án - PROJECT BROWSER


Trong bất kỳ bản thiết kế nào cũng có Trình duyệt dự án - Project Browser nằm
bên trái màn hình. Trong này có các thành phần chính như sau:
1. Views - các khung nhìn. Tại đây liệt kê các đối tượng như mặt bằng tầng, trần, hình
chiếu 3D, cao độ, tờ giấy chứa các khung nhìn tạo bản vẽ kỹ thuật v.v...
2. Families – họ đối tượng (chi tiết thư viện). Quản lý các đối tượng cấu tạo nên ngôi nhà
như tường, trần, cột, cầu thang v.v...
3. Groups - các nhóm chi tiết . Quản lý các đồ vật bài trí hoặc các đối tượng quản lý kỹ
thuật khác được gom vào thành các nhóm.

Tại Trình duyệt này chúng ta có thể thực hiện được các công việc với các đối tượng được
liệt kê tại đây.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 45

4. Nhấn nút + tại đầu mục, các mục con hiện ra, kích đúp chuột hoặc nhấn phím phải
chuột, trình đơn động hiện ra, chọn lệnh để thao tác.
5. Hiển thị Trình duyệt dự án
Nếu không xuất hiện Trình duyệt trên màn hình, có thể cho hiện lại bằng lệnh:
• Trình đơn: Windows  Project Browser

• Thanh công cụ:

I.2.1.3 Thiết lập đơn vị đo lường cho dự án mới


Việc thiết lập đơn vị đo lường cho dự án giúp người dùng xác định được các giá trị nhập
vào một cách chính xác.
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Settings  Project Units
• Bàn phím: UN
2. Hộp thoại hiện ra, chọn các thông số thiết lập.

• Discipline: qui tắc thiết lập.Nhấn nút chọn qui tắc. Trong này có:
o Common - dùng chung cho toàn dự án.
o Structural - dùng cho nhà khung.
Mặc định là Common.
• Slope: độ dốc. Nhấn nút chọn cách cho số liệu. Trong này có:
o Slope Angle: cho theo giá trị góc.
o Rise/1000: cho theo phần nghìn.
• Decimal symbol: ký hiệu thập phân. Nhấn nút chọn ký hiệu. Trong này có:
o . (point): dấu chấm.
o , (comma): dấu phẩy.
• Các loại đơn vị
Đối với Common có các đơn vị sau:
o Length: đơn vị dài. Nhấn vào ô của cột Format, hộp thoại hiện ra để chọn đơn
vị:

Nguyễn Văn Thiệp


46 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

 Units: đơn vị. Nhấn nút , danh sách các đơn vị hiện ra, nhấn trái chuột để
chọn.
 Rounding: làm tròn số. Nhấn nút , các phương án làm tròn số hiện ra:

Đối với milimet và Centimet có:


To the nearest 1000: làm tròn đến hàng nghìn đơn vị.
To the nearest 100: làm tròn đến hàng trăm đơn vị.
To the nearest 10: làm tròn đến hàng chục đơn vị.
0 decimal places: không lấy phần thập phân.
1 decimal places: không lấy một chữ số thập phân.
2 decimal places: không lấy 2 chữ số thập phân.
3 decimal places: không lấy 3 chữ số thập phân.
Custom: lấy tuỳ ý.

Với phương án này, ô được kích hoạt, tại đây


cho gia số làm tròn.
Đối với Meter và Centimet có:

 Units suffix: đơn vị ghi sau chữ số. Nhấn nút chọn cách ghi.
None: không ghi.
Còn lại tuỳ theo lựa chọn đơn vị đo, tại đây sẽ xuất hiện các ký hiệu để chọn.
3. Nhấn OK, kết thúc lệnh.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 47

I.2.1.4 Đặt tên (lưu trữ) dự án mới


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: File  Save.
• Bàn phím: Ctrl+S.
•Thanh công cụ:
2. Hộp thoại hiện ra, chọn các thông số thiết lập.

•Tại ô name, gõ tên tùy ý.


•Files of type: kiểu tệp. Mặc định là *.rvt (để nguyên đây là kiểu tệp quản lý dự án).
3. Nhấn Save.

I.2.2 CAO ĐỘ CÁC TẦNG


Việc tạo cao độ các tầng được thực hiện trong khung nhìn mặt đứng.
Khi bắt đầu tạo dự án mới, màn hình luôn mở ra giao diện của dự án mặc định.
Các hướng nhìn mặt đứng mặc định theo các hướng East (Đông), West (Tây), South
(Nam), North (Bắc). Các tên này có thể thay đổi tuỳ ý. Chúng ta có thể tạo các hướng nhìn mặt
đứng theo hướng tùy ý. Xem phần “Các khung nhìn trong dự án”.
Trong phần này, chúng ta dùng các hướng mặc định.
Trước hết phải mở khung nhìn mặt đứng theo hướng nhìn đã định.
Tiếp theo ra lệnh vạch cao độ.

I.2.2.1 Mở khung nhìn mặt đứng


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Nhấn vào tên hướng nhìn tại trình duyệt của mục Elevations (Bultding Elevation).

Nguyễn Văn Thiệp


48 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

• Nhấn đúp vào đầu mũi tên của ký hiệu hướng nhìn.

2. Khung nhìn mặt đứng hiện ra để tiếp tục công việc.

I.2.2.2 Vạch cao độ các tầng


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Drafting  Level
• Thanh thiết kế: Basic 
• Bàn phím: LL
2. Thanh công cụ có dạng:

3. Có 2 cách tạo cao độ.


• Vạch thủ công:
o Nhấn nút trên thanh công cụ.
o Đưa con trỏ vạch đường nằm ngang, theo cao độ tuỳ ý. Có thể nhấn trái chuột
vào ô kích thước và gõ số. Giá trị âm sẽ vẽ xuống dưới.
o Nếu tại ô Offset, có cho giá trị khác 0, đường cao độ thực sẽ cách đường vạch
của con trỏ một khoảng bằng giá trị đã cho.

o Nhấn trái chuột được một tầng.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 49

o Tiếp tục thêm tầng khác hoặc nhấn Esc hoặc phải chuột, chọn Cancel kết thúc
lệnh.
o Bắt điểm: Khi đưa con trỏ đến khu vực hai đầu mút của các cao độ có trước,
đường nét đứt hiện ra, nhấn chuột, phạm vi khung nhìn của cao độ mới sẽ bằng
với các cao độ khác.

• Dựa vào cao độ đã có:


o Nhấn nút trên thanh công cụ.
o Cho giá trị vào ô Offset: khoảng cách giữa cao độ được chọn và cao độ mới.
o Đưa con trỏ đến đường cao độ làm chuẩn, đường nét đứt (cao độ mới) hiện ra.
Thấy đúng hướng, nhấn trái chuột. Cao độ mới được tạo ra.

Tên của cao độ được đưa vào trình duyệt.

4. Các phương án khác:


•  Make Plan View: tạo khung nhìn mặt bằng kèm theo.
ON (có đánh dấu) – khi tạo xong một cao độ thì các khung nhìn mặt bằng nền
(Floor Plan) và mặt bằng trần (Ceiling Plan) của cao độ này được tự động tạo
ra.

Nguyễn Văn Thiệp


50 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

o Nút đượcc kích hoạt. Nhấn nút này, hộp thoại hiện ra để chọn
khung nhìn. Mặc định là cả 2, có thể chọn một.

o Nhấn OK kết thúc hộp thoại.


OFF (không đánh dấu) – không tạo ra các khung nhìn kèm theo.
5. Khoá giới hạn cao độ. Khi cao độ được vạch ra, các điểm đầu mút nếu dóng thẳng với
các ký hiệu cao độ đã có, hình chiếc khoá xuất hiện.
• Nhấn trái chuột vào hình chiếc khoá để khoá hoặc mở.
• Khoá đóng: khi dùng con trỏ thay đổi độ dài một đường ký hiệu cao độ (vùng nhìn),
các đường khác cũng thay đổi theo.
• Khoá mở: khi dùng con trỏ thay đổi độ dài một đường ký hiệ u cao độ (vùng nhìn),
các đường khác không thay đổi.

I.2.2.3 Thay đổi cao độ đã tạo


1. Thay đổi phạm vi quan sát của mặt bằng:
• Nhấn trái chuột vào độ cần thay đổi. Vạch chuyển màu (thường là màu đỏ).
• Nhấn trái chuột vào vạch cao độ, giữ và rê chuột theo phương ngang.

2. Thay đổi chiều cao của tầng: Có các cách thay đổi như sau:
• Nhấn trái chuột vào độ cần thay đổi. Vạch chuyển màu (thường là màu đỏ). Nhấn trái
chuột vào vạch cao độ, giữ và rê chuột theo phương thẳng đứng.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 51

• Nhấn trái chuột vào ô kích thước. Ô nhập liệu hiện ra, cho giá trị mới. Cách này
chính xác với giá trị tuỳ ý.

• Trên thanh công cụ, nhấn nút trên thanh công cụ, hộp thoại hiện ra.
Gõ số vào ô Elevation như hình dưới.

3. Đổi tên cao độ. Các cách thay đổi:


• Trên thanh công cụ, nhấn nút trên thanh công cụ, hộp thoại hiện ra.
Gõ tên mới vào ô Name (xem hình bên trên).
• Nhấn đúp vào tên cao độ, ô nhập liệu hiện ra, gõ tên mới.

4. Xoá cao độ:


Nhấn phải chuột vào vạch ký hiệu cao độ hoặc tên cao độ trên trình duyệt, chọn Delete.

I.2.2.4 Khung hiển thị ký hiệu cao độ - Crop Regions

Nguyễn Văn Thiệp


52 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Crop Regions: khung hiển thị - là một hình chữ nhật bao trùm lên các đối tượng tại
những khung nhìn theo mặt phẳng. Nó xác định phạm vi cho hiển thị các đối tượng. Trong
khung nhìn mặt bằng tầng cũng có khung này.
1. Cho ẩn – hiện khung hiển thị. Có các cách như sau:
• Nút cho ẩn, hiện khung hiển thị. Mặc định là đang ẩn. Nhấn trái chuột, nó sẽ hiện
ra.

• Nhấn phải chuột vào vùng trống của bản vẽ, nhấn chọn View Properties, Hộp thoại
hiện ra. Tìm dòng Crop Region Visible, thực hiện:
o ON (có đánh dấu) – khung hiển thị có hiện ra.

o OFF (không đánh dấu) – không hiện khung.


• Nhấn OK kết thúc hộp thoại.
• Nút - Crop Region On/Off: cho phép cắt xén khung nhìn hoạt động.
o ON (không có dấu gạch chéo) – khung hiển thị có công hiệu. Những đối tượng
nằm ngoài khung này không hiện ra.
o OFF (có dấu gạch chéo) – khung không có công hiệu. Tất cả các đối tượng đều
hiện ra.
Khi khung này có hiệu lực, nếu đường cao độ vạch ra bên ngoài khung, sẽ có cảnh báo:
“Những đối tượng tạo ra sẽ không nhìn thấy”. Nếu chúng ta nhấn lại nút bỏ công hiệu thì
các đường cao độ nằm ngoài khung lại nhìn thấy.

2. Sửa kích thước khung:


• Nhấn nút cho hiện khung.
• Nhấn trái chuột vào khung. Các nút kiểm soát hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 53

• Nhấn nút , giữ và rê chuột để thay đổi kích thước khung.
• Nhấn nút để cắt khung thành các khung nhỏ.

I.3 THIẾT KẾ TƯỜNG – WALLS


Hình ảnh bên dưới là các bức tường cần phải xây dựng của toà nhà.

Tường nhà được phân loại như sau:


Basic: tường cơ sở.
Curtain: tường treo, trường dựng trên kết cấu chịu lực.
Stacked: tường xây chồng.
Các chức năng của tường được phân ra:
Foundation: tường móng.

Nguyễn Văn Thiệp


54 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Exterior: tường bao ngoài.


Interior: tường bên trong.
Retaining: tường chắn.
Soffit: tường mặt dưới bao lơn hoặc mặt dưới vòm.
Các thuật ngữ này chúng ta sẽ gặp trong các phần tiếp theo, khi đó không phải giải thích
nữa.
Trong phần này chúng ta nghiên cứu các phần sau:

I.3.1 CÔNG CỤ DỰNG TƯỜNG CƠ BẢN


Việc tạo tường được thực hiện trên mặt bằng tầng, do đó phải kích hoạt màn hình mặt bằng
tầng trước khi dựng tường.
Muốn xây tường ở tầng nào, kích hoạt màn hình tầng đó bằng cách nháy đúp vào tên tầng tại
mục Floor Plan trên trình duyệt.

Cửa sổ màn hình có tên mặt bằng tầng hiện ra.


Có thể dùng cửa sổ không gian 3 chiều để quan sát và thiết kế.
Có các loại tường nằm trong mô đun Basic – tường cơ sở, Modelling – tường phụ do
đó có thể kích hoạt công cụ dựng tường từ các mô đun này.

I.3.1.1 Ra lệnh tạo tường


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Tại Basic:
Thanh lệnh: Basic  Wall
• Tại Model:
Trình đơn: Modelling  Wall
Thanh lệnh: Modelling  Wall

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 55

• Bàn phím: WA
2. Thanh công cụ tạo tường hiện ra.

3. Có các cách tạo ra một bức tường như sau:


- vẽ bằng công cụ vẽ phác.
- chọn các đường đã có để tạo thành tường.
- chọn mặt của hình khối để tạo thành tường.
Mỗi trường hợp có các thông số khác nhau. Các thông số chung cho tất cả các trường hợp
được giới thiệu dưới đây.

I.3.1.2 Chọn kiểu tường


1. Nhấn tại ô Type Selector – chọn kiểu của thanh công cụ để chọn kiểu tường.
Danh sách các kiểu tường hiện ra để chọn.

2. Các kiểu tường đặc trưng như sau:


Foundation: tường móng.
Exterior: tường bên ngoài.
Interior: tường ngăn bên trong.
Đây là các kiểu thuộc thư viện. Các kiểu này có bề dầy và chất chất liệu đã tạo ra từ
trước, chúng ta cũng có thể tạo ra kiểu tường của riêng mình (sẽ nghiên cứu ở phần sau).

I.3.1.3 Chọn đường định vị


1. Nhóm Loc Line - đường định vị. Tại đây xác định lấy đường chuẩn để vẽ tường.

Nguyễn Văn Thiệp


56 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

2. Nhấn nút , phương thức chọn đường định vị hiện ra.


Wall Centerline: tim tường.
Core Centerline: tim của lõi tường.
Finish Face: Exterior: mặt ngoài của tường.
Finish Face: Interior: mặt trong của tường.
Core Face: Exterior: mặt ngoài của lõi tường.
Core Face: Interior: mặt trong của lõ tường.
Các đường này được lấy làm chuần khi cho kích thước.

I.3.1.4 Vẽ bằng công cụ vẽ phác


1. Cho chiều cao tường. Trên thanh công cụ có nhóm Height - chiều cao.

• Nhấn nút , chọn phương thức cho chiều cao. Các phương thức đó là tên các cao
độ tầng:
Level 1: cao độ mặt bằng tầng 1.
Level 2: cao độ mặt bằng tầng 2. Thường tường được vẽ từ mặt bằng tầng dưới thì
chọn độ cao đến mặt bằng tầng trên.
Unconnected: không hạn chế . Nếu chọn phương án này, ô nhập chiều cao bên
cạnh được kích hoạt. Tại đây cho số tuỳ ý.
Các bức tường được vẽ ra sẽ nhận chiều cao đã cho.
• Nếu thay đổi chiều cao khác, các bức tường vẽ sau thời điểm này sẽ nhận chiều cao
mới, các bức tường đã vẽ không thay đổi.
2. Vẽ tường.
• Nhấn nút trên thanh công cụ. Con trỏ có dạng . Các công cụ vẽ hiện ra.

Nhấn chọn các công cụ vẽ:


• . Dùng các công cụ vẽ phác này để vẽ
các bức tường có biên dạng mặt bằng là hình bất kỳ.
• Cách vẽ xem phần “Sketch – vẽ hình phác”.
Hình dưới minh họa bức tường được dựng lên.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 57

I.4 SỬ DỤNG KÍCH THƯỚC VÀ CÁC RÀNG BUỘC –


DIMENSSIONS AND CONTSTRAINTS
Việc ghi kích thước và tạo ràng buộc giữa các kích thước của các đối tượng là không thể
thiếu trong các bản thiết kế. Với bất kỳ đối tượng nào trong bản thiết kế đều có kích thước bản
thân và kích thước ràng buộc với các đối tượng khác vì vậy chúng tôi đưa phần này vào chương
đầu tiên để chúng ta hiểu và áp dụng cho tất cả các đối tượng trong quá trình thết kế.
Khi chỉnh sửa đối tượng, các kích thước của các đối tượng phụ thuộc nhau sẽ bị thay đổi
theo dây chuyền.
Trong phần này chúng ta nghiên cứu việc cho kích thước các đối tượng thiết kế và tạo các
ràng buộc giữa chúng.

I.4.1 CÁC LOẠI KÍCH THƯỚC – DIMENSIONS


Một đối tượng có hai loại kích thước: kích thước tạm thời và kích thước cố định.

I.4.1.1 Kích thước tạm thời - Temporary dimensions


Khi chúng ta ạt o ra hoặc nhấn chọn đối tượng thiết kế, Revit Architecture cho hiện
kích thước tạm thời để chúng ta dễ dàng thay đổi và đặt đối tượng vào nơi thích hợp.
1. Thiết lập phương án ghi kích thước tạm thời.
• Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
o Trình đơn: Settings  Temporary Dimensions.
• Hộp thoại hiện ra.

• Nhấn chọn phương án lấy mốc chuẩn để đo.


o Walls: đo tường, chọn một trong các mốc chuẩn sau:

Nguyễn Văn Thiệp


58 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

 Centerlines: lấy các đường tim tường làm chuẩn.


 Center of Core: lấy tim phần lõi tường (phần chịu lực) làm chuẩn.
 Faces:lấy mặt ngoài cùng của tường làm chuẩn.
 Faces of Core: lấy lấy mặt phần lõi tường làm chuẩn.
o Doors and Windows: cửa và cử sổ, chọn mốc chuẩn:
 Centerlines: lấy các đường tim đối tượng làm chuẩn.
 Openings: lấy mép cửa làm chuẩn.
• Nhấn OK, kết thúc lệnh.
2. Xử lý đường dóng của kích thước tạm thời cũng như kích thước cố định.

Khi kích thước tạm thời hiện ra, có các nút kiểm soát màu xanh. Nút giữa đường dóng
cho phép di chuyển đường dóng bắt vào mặt tro ng, mặt ngoài, tim tường hoặc di chuyển đến
điểm chuẩn khác.

• Nhấn trái chuột lần 1, bắt vào mặt trong.


• Nhấn trái chuột lần 2, bắt vào mặt ngoài.
• Nhấn trái chuột lần 3, bắt vào tim tường.
• Nhấn phải chuột, trình đơn động hiện ra.
o Chọn Move Witness Line.
o Di chuyển đường dóng đến điểm chuẩn khác. Giá trị kích thước ghi theo các
điểm mốc mới.
3. Thay đổi giá trị đo được của kích thước.
• Nhấn trái chuột vào giá trị kích thước, ô nhập liệu hiện ra.
• Nhập giá trị mới. Các đối tượng mô hình thay đổi theo giá trị đã cho.

4. Chuyển kích thước tạm thời thành kích thước cố định

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 59

• Khi có kích thước tạm thời hiện ra, nhấn nút , kích thước tạm thời trở thành
kích thước cố định.

I.4.1.2 Kích thước cố định


1. Kích thước cố định là kích thước được ghi cho các đối tượng mô hình.
2. Kích thước này chỉ được ghi trong các khung nhìn đang kích hoạt chứ không ghi được
khi khung nhìn đã đưa vào tờ giấy.
Trong tờ giấy không ghi được bất kỳ kích thước của đối tượng nào. Đây là điểm khác biệt
với các phần mềm thiết kế 3D khác như Inventor hoặc SolidWorks.
3. Giá trị đo được trong kích thước cố định không thay đổi được. Muốn thay đổi giá trị
phải xóa kích thước cố định và làm việc với kích thước tạm.
4. Có hai cách tạo kích thước cố định:
• Chuyển kích thước tạm thời thành kích thước cố định.
• Ghi kích thước bằng lệnh Dimension.

I.4.2 CÁC RÀNG BUỘC – CONSTRAINTS


Khi nhấn vào một đối tượng trong bản thiết kế, các ràng buộc của nó với các đối tượng
liên quan hiện ra, chủ yếu là kích thước. Đây là kích thước tạm, chúng ta có thể thay đổi giá trị
như đã giới thiệu.

I.4.2.1 Khóa kích thước


Khi chúng ta thay đổi một kích thước trong một chuỗi kích thước, các kích thước khác có
thể thay đổi theo một cách thụ động không mong muốn. Để cố định những kích thước cần thiết,
chúng ta có thể khóa kích thước.
Công cụ khóa kích thước chỉ thực hiện được trên cụm kích thước cố định.
1. Ghi kích thước cố định.
2. Nhấn trái chuột vào cụm kích thước, các nút kiểm soát và hình chiếc khóa hiện ra.

3. Nhấn vào hình , khóa kích thước. kích thước này không bị thay đổi kéo theo khi kích
thước khác có liên quan bị thay đổi.
4. Nhấn vào hình , mở khóa kích thước.

Nguyễn Văn Thiệp


60 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

5. Khi kích thước cố định bị xóa, dùng kích thước tạm để thay đổi giá trị đ o được, nếu
trước đó nó bị khóa thì kích thước đó vẫn bị khóa. Có thể mở khóa như đã nêu trên hoặc
để nguyên, tránh bị thay đổi theo kích thước khác nếu nó không cần thay đổi.

I.4.2.2 Ràng buộc các kích thước bằng nhau


Khi một loạt các kích thước cố định được ghi hoặc được chọn, ký hiệu hiện ra cùng
với các nút kiểm soát khác.
1. Nhấn nút , cho các kích thước bằng nhau. Mô hình cũng thay đổi theo. Khi đó các
kích thước có ký hiệu EQ.

2. Nhấn vào chữ EQ, bỏ ràng buộc.


3. Cho hiển thị ký hiệu hoặc giá trị của các kích thước bằng nhau, có hai cách:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 61

• Nhấn phải chuột vào cụm kích thước có ràng buộc bằng nhau.
o Nhấn xóa dấu tại dòng EQ Display – hiển thị giá trị đo được.
o Đánh dấu tại dòng này – chỉ hiện ký hiệu.
• Nhấn trái chuột vào cụm kích thước, nhấn nút , hộp thoại hiện ra. Chọn tham
số tại Equality Display:

o Nhấn chọn Value – hiển thị giá trị đo được.


o Nhấn chọn EQ - chỉ hiện ký hiệu.

I.4.2.3 Cố định một đối tượng trong cụm kích thước bằng nhau
Khi cho một loạt các kích thước bằng nhau, muốn thay đổi giá trị của kích thước, các đố
tượng liên quan thay đổi vị trí có thể không như mong muốn. Để cố định một đối tượng nào đó,
chúng ta làm như sau:
1. Nhấn trái chuột vào một đối tượng mô hình có chuỗi kích thước bằng nhau.
2. Hình mỏ neo hiện ra tại đối tượng nào, đối tượng đó sẽ cố định vị trí khi kích thước
trong chuỗi thay đổi.

3. Nhấn chuột vào hình mỏ neo, giữ và rê chuột đến đối tượng cần cố định vị trí, nhả
chuột.

I.4.2.4 Cho hiển thị các ràng buộc

Nguyễn Văn Thiệp


62 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:


• Trình đơn: View  Visibility/Graphics
• Phím tắt: VG hoặc VV.
2. Hộp thoại hiện ra.

3. Nhấn mục Annotation Categories.


4. Nhấn xóa dấu tại dòng Constraints – không hiển thị ràng buộc.
5. Đánh dấu tại dòng này – có hiển thị ràng buộc.
6. Hình dưới minh họa có hiển thị và không hiển thị ràng buộc.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 63

I.5 THỰC HÀNH BÀI 1


Trong phần thực hành, chúng ta lấy ví dụ là một trường học như hình dưới. Các bài thực
hành của các bài tiếp theo sẽ tiếp tục trên tòa nhà này.

I.5.1 TẠO DỰ ÁN MỚI


1. Trên trình đơn File, nhấn New  Project. Hộp thoại mở ra.
2. Tại đây nhấn chọn  Project.
3. Nhấn OK.
4. Màn hình mở ra dự án mới.
5. Ra lệnh Save – lưu trữ dự án. Hộp thoại hiện ra.
6. Tại ô name, gõ tên: “baithuchanh_Revit” (hoặc tên khác tùy ý).
7. Files of type: kiểu tệp. Mặc định là *.rvt (để nguyên).
8. Nhấn Save.
9. Trở lại màn hình thiết kế.

I.5.1.1 Thêm cao độ (tầng) – levels

Nguyễn Văn Thiệp


64 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Chúng ta phải tạo cao độ tầng có tên và kích thước như hình dưới.

1. Tại trình duyệt nhấn + Views (all), tiếp theo nhấn + Elevations (Building
Elevation), các cao độ được hiện ra, nháy đúp vào North (hướng Bắc).
Động tác này để tạo hường nhìn mặt đứng theo hướng Bắc.

Các cao độ tầng 1 (Level 1) và tầng 2 (Level 2) được hiện ra như hình bên phải.
Tại đây chúng ta phải thêm cao độ và điều chỉnh cao độ các tầng cho phù hợp.
2. Trên thanh lệnh Design Bar, chọn mục Basics , nhấn Level, ra lệnh tạo cao độ.

3. Trên thanh Options, thực hiện các việc sau:

• Nhấn nút , cho phép tạo ra cao độ mới từ đường cao độ đã có và cách đường
nó một khoảng bằng giá trị tại ô Offset.
• Gõ 4000 mm vào ô Offset.
• Đánh dấu ON tại ô Make Plan View.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 65

4. Đưa con trỏ đến đường Level 2, đường mới hiện ra.

5. Nhấn trái chuột vào Level 2, cao độ tầng 3 (Level 3) được tạo ra.

Tại khung nhìn này, chúng ta thấy:

• Có ký hiệu hiển thị 3D tại điểm đầu và điểm cuối của đường cao độ. Nút ký hiệu
3D dùng để thay đổi khung nhìn 3D. Nếu nhấn trái chuột vào ký hiệu này sẽ
chuyển thành 2D (khung nhìn 2D).
• Hai đầu mút của các đường cao độ ngang bằng nhau và có ký hiệu cái khoá. Nếu
khoá, khi co dãn một đường, các đường khác di chuyênr theo. Nếu mở, các đường
không ảnh hưởng đến nhau.
• Trên trình duyệt, trong mục floor plan (nền) và ceiling plan (trần) có thêm cáo
độ tầng 3 - Level 3.
6. Nhấn vào đường Level 3 để thêm cao độ tầng 4 (Level 4).

7. Trên thanh lệnh Design Bar, chọn mục Basics , nhấn Modify, kết thúc tạo cao độ.
8. Thay đổi tên Level 4 (cao độ 4) trên trình duyệt thành Roof (mái nhà). Có 2 cách:
• Nhấn phải chuột, chọn Rename.

Nguyễn Văn Thiệp


66 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

• Nhấn thẳng vào tên của cao độ tại đầu mút bên phải.
• Gõ Roof và gõ Enter. Hộp thoại hiện ra, nhấn Yes.

9. Trên mặt đứng, tên Level 4 được thay bằng Roof (mái nhà).

10. Các cao độ tầng được đưa vào trình duyệt như hình dưới.

11. Lưu trữ dự án bằng lệnh Save để thực hiên các bài tiếp theo.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 67

I.5.2 DỰNG TƯỜNG


Chúng ta tạo tường bao và tường bên trong của tầng 1 như hình dưới.

Mặt đứng cánh tây như hình dưới.

Trước khi tạo tường, để cho kích thước được chính xác, phải kiểm tra việc thiết lập
phương án ghi kích thước tạm thời.
1. Ra lệnh: Trình đơn: Settings  Temporary Dimensions
Hộp thoại hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


68 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

2. Nhấn chọn phương án lấy mốc chuẩn để đo.Walls: đo tư


ờng, chọn mốc chuẩn:
Centerlines - lấy các đường tim tường làm chuẩn.
3. Nhấn OK, kết thúc lệnh.

I.5.2.1 Vẽ biên dạng tường bao bên ngoài


1. Trên trình duyệt, tại mục Floor Plans, nháy đúp Level 1 - trở về mặt bằng tầng 1.

2. Màn hình vẽ hiện ra với các mốc hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
3. Đưa con trỏ vào ký hiệu nào, tại đó hiện ra tên mốc. H ình dưới là mốc phía Tây
(West).

4. Nhấn trái chuột vào mũi tên của ký hiệu hướng Tây (West).
5. Trên ký hiệu này xuất hiện đường liền màu xanh, hai đầu có hai nút tròn. Đường này
chính là vị trí và bề rộng tầm quan sát.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 69

• Nếu đường này không bao quát hết công trình, một phần công trình sẽ không nhìn
thấy.
• Có thể nhấn vào đường thẳng, rê chuột để thay đổi vị trí. Nhấn chuột vào dấu tròn,
rê chuột để thay đổi bề rộng tầm nhìn.
6. Ra lệnh vẽ tường.
7. Tại ô Type Selector, nhấn nút ểu tường hiện ra. Nhấn chọn
, danh sách các ki
Basic Wall: Exterior - Brick on Mtl.Stud (tường bao ngoài bằng gạch).

8. Trên thanh Options, chọn các tham số sau:


• Height: chiều cao tường. Nhấn , chọn Roof (chiều cao đến cao độ của mái
nhà).
• LocLine: đường chuẩn. Nhấn , chọn Wall Centerline (lấy tim đường làm
chuẩn).
9. Chọn công cụ vẽ (hình chữ nhật).
• Vẽ hình chữ nhật. Vị trí hình chữ nhật nằm gần ký hiệu hướng Tây. Nhấn trái
chuột vào ô kích thước và gõ các giá trị 12000 mm và 24000 mm như hình dưới.

Nguyễn Văn Thiệp


70 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

10. Nhấn nút Modify, kết thúc vẽ một biên dạng.


11. Nhấn chọn cạnh trái của hình chữ nhật. Cạnh này biến thành màu đỏ và có hai mũi tên
ngược chiều hiện ra. Ký hiệu này ở phía nào thì phía đó là mặt ngoài của tường. Có thể
nhấn và đây để thay đổi (hình bên phải).

12. Trên thanh công cụ View, nhấn , nhìn không gian 3D. Bức tường hiện ra như hình
dưới.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 71

13. Nhấn vào tường cạnh bên phải dài 24000 mm.

14. Tại đây xuất hiện các mũi tên và các nút tròn màu xanh. Đây là các điểm mốc của
tường. Có thể nhấn chuột vào các điểm này, giữ và rê chuột để thay đổi kích thước
chiều cao, chiều sâu, chiều dài của bức tường.
15. Tại thanh View Control dưới đáy màn hình, nhấn nút Graphics Style, chọn
Shading with Edges. Bề mặt bức tường hiện ra theo vật liệu đã chọn ở phần trước. Cụ
thể ở đây là các viên gạch được hiện ra.

16. Nhấn phải chuột vào vùng trống, chọn Zoom in Region nhìn vào một khu vực nhỏ
của bản vẽ. Kéo chuột bao quanh một góc của hình tường. Hình góc tường chiếm hết
màn hình và hình các viên gạch hiện rõ hơn.

Nguyễn Văn Thiệp


72 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

17. Gõ ZX trên bàn phím. Đây là phím tắt của Zoom to Fit đưa toàn bản vẽ vào màn hình
18. Trên thanh View Control, nhấn nút Model Graphics Style, và chọn Hidden Line
đưa hình ảnh tường trở lại màu xám như trước.

I.5.3 VẼ TƯỜNG NGĂN BÊN TRONG


Các tường ngăn bên trong được bố trí như hình vẽ dưới đây.

I.5.3.1 Vẽ hành lang chính


1. Trên trình duyệt tại mục Floor Plans, nháy đúp vào Level 1.
2. Trên thanh Design Bar, chọn Basics, nhấn Wall - công cụ vẽ biên dạng tường .
Thanh công cụ tạo tường hiện ra.
3. Tại ô Type Selector, nhấn nút ểu tường hiện ra. Nhấn chọn
, danh sách các ki
Basic Wall: Interior - 135mm Partition (2-hr) (tường ngăn chịu lực dày 135mm).

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 73

4. Trên thanh Options, chọn các tham số sau:


• Height: chiều cao tường. Nhấn , chọn Level 2 (chiều cao đến mặt bằng của
tầng 2).
• Loc Line: đường chuẩn. Nhấn , chọn Wall Centerline (lấy tim đường làm
chuẩn).
5. Chọn công cụ vẽ Line - (vẽ đoạn thẳng).
6. Đưa con trỏ cách tim tường bên trái 5000 mm, vẽ đoạn thẳng nối hai bức tường như
hình dưới.

7. Tiếp theo đưa con trỏ cách bức tường vừa vẽ 2500 mm, vẽ tiếp đường thứ 2. Hình trên
bên phải.
• Nếu kích thước chưa đúng có thể nháy đúp vào ô kích thước để cho lại.
8. Nhấn Modify kết thúc lệnh vẽ.
9. Để cho 2 bức tường dọc hành lang cách đều hai tường bao hai bên có thể chọn hai đối
tượng này và cho kích thước. Có thể dùng một trong các cách sau để chọn đối tượng:
• Chọn từng bức tường một với sự trợ giúp của phím CTRL (nhấn phím này sẽ chọn
được nhiều đối tượng).
• Nhấn, giữ và rê chuột kéo thành một hình chữ nhật từ phải qua trái vắt qua hai bức
tường (hình bên trái).
• Nhấn, giữ và rê chuột kéo thành một hình chữ nhật từ trái qua phải bao trùm lên
qua hai bức tường (hình bên phải).

Nguyễn Văn Thiệp


74 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

10. Hai đối tượng được chọn, đồng thời thanh công cụ Options hiện ra. Nhấn nút
Activate Dimensions để sửa kích thước.
• Nếu đường dóng không đúng tim tường, kiểm tra lại thiết lập kích thước tạm thời,
chọn phương án: Centerlines - lấy các đường tim tường làm chuẩn.
11. Nhấn đúp vào ô kích thước và gõ 4750 mm. Kết quả hai bức tường ngăn sẽ cách đều
hai bức tường bao.

12. Nhấn Modify kết thúc lệnh.

I.5.3.2 Vẽ các bức tường ngăn còn lại

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 75

1. Trên thanh Design Bar, chọn Basics, nhấn Wall - công cụ vẽ biên dạng tường .
Thanh công cụ tạo tường hiện ra.
2. Tại ô Type Selector, nhấn nút ểu tường hiện ra. Nhấn chọn
, danh sách các ki
Basic WalI nterior - 79mm Partition (1-hr). (tường ngăn chịu lực dày 79mm).
3. Vẽ các bức tường bên trái, mỗi bức cách nhau 4800 mm như hình dưới (bên trái).
4. Vẽ các bức tường bên phải hành lang cách nhau như hình dưới (bên phải).

5. Thêm các bức tường khác như trong hình dưới.

I.5.3.3 Chỉnh sửa các bức tường


Trong phần này chúng ta dùng tiếp các công cụ của phần mềm để chỉnh sửa, nối, cắt các
bức tường để tạo ra không gian bên trong như ý muốn.
1. Nhấn Modify trên thanh Design.
2. Gõ ZR (Zoom in Region), vẽ hình cửa sổ bao quanh góc tường như hình dưới để quan
sát gần hơn.

Nguyễn Văn Thiệp


76 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

3. Trên thanh công cụ Tools, nhấn nút - split, cắt tách bức tường làm 2 đoạn.
4. Đưa con trỏ đến nơi cần cắt, nhấn trái chuột. Nhấn Modify kết thúc lệnh. Bức tường
được cắt làm hai phần.

5. Nhấn vào đoạn đã cắt, gõ Delete trên bàn phím hoặc nhấn nút , xoá đoạn đã chọn.
Bức tường được xóa, hành lang thông sang bên phải như hình dưới.

6. Làm tương tự với phần còn lại của hành lang và các bức tường khác. Các bước thực
hiện và kết quả như hình dưới.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 – Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường 77

7. Gõ ZF (Zoom To Fit) đưa toàn bản vẽ vào màn hình.


8. Trên thanh công cụ View, nhấn , nhìn không gian 3D. Bức tường hiện ra như hình
dưới.

Nguyễn Văn Thiệp


78 Autodesk Revit Architecture Bài 1 – Giới thiệu tổng quát, tạo tường

Hết bài 1

Nguyễn Văn Thiệp

You might also like