You are on page 1of 7

ĐÀO THỊ LIÊN

BÀI VIẾT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang là nhiệm vụ quan trọng của Đảng
và nhân dân ta trong thời kỳ hiện nay.
Để hiểu rõ tầm quan trọng và tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế quốc dân, trước hết chúng ta phải hiểu được thế nào là công nghiệp hoá,
hiện đại hoá? Tầm quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta, tại sao lại nói: công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân gắn liền với
phát triển nền kinh tế trí thức.
Trước tiên, hãy tìm hiểu về khái niệm và tính cấp bách của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Đảng ta đã nêu rõ: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội,
từ sự sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Như vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai
nội dung: công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy
không chỉ là phát triển công nghiệp, tăng trường mức sản lượng công nghiệp mà còn
phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực,
vùng miền kinh tế và toàn nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật công nghệ hiện
đại.
Quá trình đó không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin
học hoá mà còn phải kết hợp với kỹ thuật của các ngành thủ công truyền thống để có
thể kế thừa những kỹ thuật truyền thống đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại để
tăng hiệu quả.
Tính tất yếu và cấp bách của việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
nước ta?
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương thức sản xuất xã hội nhất định có một
cơ sở vật chất- kỹ thuật tương ứng.

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 1


ĐÀO THỊ LIÊN

Cơ sở vật chất- kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực
lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao
động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học và
công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Từ chủ nghĩa tư bản hay cả trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
xây dựng cơ sở- vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một yếu tố khách quan, một
quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Đối với những nước Tư bản, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho dù
họ có nền công nghiệp với những cơ sở vật chất- kỹ thuật tiến bộ thế nào thì cũng chỉ
là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội.
Muốn có cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nước này phải thực
hiện tuần tự các bước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp
thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học công nghệ vào sản
xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp
xếp lại nền kinh tế đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Đối với các nước kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây
dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật phải bắt đầu ngay từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến
ngọn thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mỗi bước tiến của công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là làm bước tăng cường
cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì?
Thư nhất, sẽ tạo điều kiện thay đổi về vật chất nền sản xuất xã hội, tăng sức
chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế,nâng cao đời sống

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 2


ĐÀO THỊ LIÊN

nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, góp phần quyết đinh thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, tạo điều kiện về vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế
của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất,
tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển toàn diện của
con người trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh, đạt
trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất- kỹ thuật cho quốc phòng,
an ninh…
Hay, nói cho cùng thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là để thực hiện xã hội hoá
về mặt kinh tế- kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng , ý nghĩa
quan trọng và toàn diện.
Đảng ta đã xác định: phát triển LLSX, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu:
Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự
điều tiết của nhà nước.
Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và
Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Vậy tại sao công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri
thức?
Để trả lời được câu hỏi trên, hãy tìm hiều xem: nền kinh tế tri thức là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế tri thức, nhưng dễ chấp nhận
nhất hiện nay là đinh nghĩa mà Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 3


ĐÀO THỊ LIÊN

năm 1995: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn, nền kinh tế tri thức chính là trình độ phát triển
cao của LLSX xã hội, theo đó trong quá trình lao động của từng người lao động của
từng người và toàn xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì
hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi
hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn.
Đặc điểm của nền kinh tế tri thức?
Thứ nhất, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành LLSX trực tiếp, là vốn
quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế.
Thứ hai, trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, trong đó các ngành kinh tế dựa vào
tri thức , dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng
và chiếm đa số.
Thứ ba,công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết
lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp cả nước, nối với hầu hết các tổ
chức, các gia đình. Thông tin là tài nguyên quan trọng nhất trong nền kinh tế.
Thứ tư, nguồn nhân lực nhanh chóng được được tri thức hoá, sự sáng tạo, đổi
mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên của đối với mọi người và phát triển con
người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
Thứ năm, trong nền kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề
toàn cầu hoá kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng đến nhiều mặt của
đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Nhận dạng nền kinh tế tri thức ở nước ta:
Trong bối cảnh chung toàn cầu của những chuyển dịch mang tính cơ cấu như
cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, những tiến bộ nhanh chóng và
vượt bậc của khoa học - công nghệ, làn sóng toàn cầu hoá kinh tế dâng mạnh thúc
đẩy cạnh tranh trên quy mô toàn cầu, những thay đổi trong nền kinh tế văn hoá, lối
BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 4
ĐÀO THỊ LIÊN

sống và thị yếu của người tiêu dùng khi thu nhập tăng lên, các quốc gia đang chuẩn bị
cho mình khung chính sách để thích ứng với bối cảnh mới đó.
Chúng ta thấy các ưu tiên chính sách chung sau: xây dựng một mạng viễn
thông phát triển, cước phí rẻ và hiệu quả; tăng năng suất thông qua các ngành kinh
doanh có hàm lượng thông tin và giá trị tăng thêm cao; tăng tính cạnh tranh của khu
vực công nghiệp và thương mại; hỗ trợ khu vực dịch vụ thông tin; đầu tư tập trung
cho giáo dục và đào tạo (đặc biệt là giáo dục kỹ thuật) kết hợp với các chương trình
học tập suốt đời và nâng cao kỹ năng; nâng cao mặt bằng dân trí, người dân được
thông tin tốt và tham gia sâu rộng hơn vào nền dân chủ, các chiến lược ủng hộ và
bảo tồn các giá trị văn hoá.
Ngày nay, các nước đi sau hoàn toàn có thể gặt hái những cơ may của làn sóng
công nghệ mới. Họ hoàn toàn có khả năng bắt kịp nhanh chóng các nước đi trước bởi
chính tính ưu việt của làn sóng công nghệ mới hiện nay. Là nước đi sau, chúng ta
không cần phải phát minh lại những gì sẵn có. Nhiệm vụ chính của các nước đi sau là
mở cửa tri thức và ý tưởng từ các nước đi trước. Vấn đề đặt ra ở đây là: Sản xuất ra
công nghệ mới là rất quan trọng song đối với vị thế của một nước đi sau năng lực
"bắt chước" và hấp thụ công nghệ là điều sống còn. Chính vì vậy, hai chính sách mở
cửa thị trường và đầu tư cho giáo dục phải là hai trụ cột của khung chính sách cho các
nước đang phát triển đón bắt xu thế kinh tế tri thức. Mở cửa thị trường giúp đẩy
nhanh quá trình chuyển giao tri thức còn giáo dục sẽ giúp nâng cao năng lực hấp thụ
tri thức của một quốc gia. Như vậy, trong thời đại kinh tế tri thức, lợi thế so sánh của
nước đi sau nằm trong khả năng ứng dụng công nghệ nguồn từ các nước đi trước chứ
không phải là khả năng phát minh ra các công nghệ đó.
Đối với nước ta, chính sách chưa hướng mạnh sang hình thành và phát triển nền
kinh tế tri thức.
Thứ nhất, môi trường chính sách vĩ mô của Việt Nam chưa khuyến khích các
ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao. Việt Nam chưa hình thành được một
cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới khoa học và giới doanh nghiệp.
Thứ hai, Việt Nam chưa có một hệ thống định chế tài chính đầu tư vào các
hoạt động nghiên cứu công nghệ và đổi mới. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn tài

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 5


ĐÀO THỊ LIÊN

chính là điều kiện tiên quyết để biến ý tưởng thành tri thức, thành công nghệ, do đó
Việt Nam cần xây dựng được các mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động sản sinh ra tri
thức, đặc biệt là loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm.
Thứ ba, các nước đi sau đang trông chờ vào mô hình khu công nghệ cao hay
vườn ươm doanh nghiệp công nghệ như là cứu cánh trong làn sóng cách mạng công
nghệ hiện nay. Việc xây dựng thành công một khu công nghệ cao không chỉ là vấn đề
hạ tầng cơ sở hay một vài chính sách ưu đãi ngành manh mún. Trên thế giới có rất
nhiều khu công nghệ cao hay các vườn ươm doanh nghiệp song thành công không
nhiều vì tính đồng bộ của môi trường thể chế, chính sách cũng như các điều kiện văn
hoá - xã hội chưa cao. Yếu tố quyết định thành công của một khu công nghệ cao là
mối quan hệ hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu triển khai và doanh nghiệp,
nguồn tài chính đầu tư, môi trường văn hoá trong kinh doanh và tính hiệu lực của quá
trình chuyển giao công nghệ, tri thức… chứ không phải là diện tích đất rộng hay một
vài ưu đãi ban đầu.
Thứ tư,trong thời đại kinh tế tri thức, lợi thế cạnh tranh chuyển từ tài nguyên
thiên nhiên, đất đai, lao động nhiều sang tri thức, kỹ năng và tính sáng tạo. Tất cả các
yếu tố này chỉ có thể tìm thấy trong con người, do đó con người trở thành tài sản quý
nhất của xã hội, miễn là tạo ra của cải cho xã hội đó. Công nhân tri thức, vì thế, trở
thành yếu tố sản xuất hàng đầu quyết định sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Đất nước
nào thu hút được nhiều công nhân tri thức sẽ dẫn đầu trong quá trình chuyển dịch sang
nền kinh tế tri thức. Ở đây, chính sách nhập cư đóng vai trò quyết định. Đối với Việt
Nam, giữ được "chất xám" đã khó, thu hút được "chất xám" thế giới còn khó gấp bội.
Nếu làm được điều này, Việt Nam sẽ rút ngắn đáng kể quá trình Công nghiệp hoá,
Hiện đại hoá nền kinh tế, tiếp cận nhanh hơn vào nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, Tăng cường công tác bảo hộ quyền tác giả và phát triển nhanh các
ngành kinh tế dựa vào quyền tác giả. Việt Nam đã tham gia Công ước Bern về quyền tác
giả từ ngày 26-10-2004. Tuy nhiên, vấn đề là phải thực thi có hiệu lực, hiệu quả làm cơ
sở phát triển các ngành dựa vào tri thức.
Trong nền kinh tế tri thức toàn cầu các ngành công nghiệp dựa trên quyền tác
giả không những đóng góp phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân mà còn cung

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 6


ĐÀO THỊ LIÊN

cấp "nguyên liệu trí tuệ, đầu vào cho khoa học, giáo dục, truyền bá kiến thức, thúc
đẩy tiến bộ xã hội. Thông qua hỗ trợ sáng tạo, các ngành này thúc đẩy sản xuất gia
tăng mạnh mẽ và tạo ra nhiều việc làm. Quyền tác giả đã nổi lên như một phương tiện
quan trọng nhất để điều chỉnh thị trường các sản phẩm trí tuệ trên phạm vi quốc tế.
Quyền tác giả kích thích sự sáng tạo, tạo ra khả năng thúc đẩy phát triển văn
hoá và kinh tế tri thức tại các nước đang phát triển. Quyền tác giả không chỉ mang lại
sự giàu có cho những cá nhân tài năng tại các nước đang phát triển, đóng góp nguồn
thu nhập nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước mà trong một số trường hợp, nhờ tham
gia các công ước quốc tế về quyền tác giả, nhiều nước đang phát triển đã gặt hái được
những thành công đáng kính nể, mà tiêu biểu là ngành công nghiệp phần mềm của
Ấn Độ.
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế tri thức toàn cầu,
nắm giữ sở hữu quyền tác giả sẽ có được ưu thế đáng kể để cạnh tranh và phát triển.
Quyền tác giả mang lại cơ hội phát triển lành mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh
quốc tế của các ngành công nghiệp dựa trên quyền tác giả. Tại các nước đang phát
triển, việc bảo hộ quyền tác giả tại thị trường trong nước sẽ tạo ra cơ may để các nhà
kinh doanh phát huy tài năng nhằm phát triển lành mạnh các ngành công nghiệp dựa
trên quyền tác giả, như các ngành xuất bản, điện ảnh, âm nhạc và công nghiệp phần
mềm có địa vị quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Việc bảo hộ quyền tác giả có thể
giúp kích thích phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành
công nghiệp dựa trên cơ sở quyền tác giả tại các nước đang phát triển.
Qua những phân tích trên, đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn , ở mức cao
hơn và phổ biến hơn những thành tựu hiện đại và tri thức mới . Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá phải gắn liền với kinh tế tri thức, phát triển mạnh mẽ các ngành và sản
phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hơp việc sử dụng sử
dụng nguồn vốn tri thức của con người VN với tri thức mới nhất của nhân loại; kết
hợp quá trình phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu , từng bước phát triển kinh tế tri
thức, để vừa phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững rút ngắn được khoảng cách với
các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Page 7

You might also like